Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

KINH tế QUỐC tế 1 1 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.19 KB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
BỘ MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ

BÀI TẬP NHÓM
HỌC PHẦN KINH TẾ QUỐC TẾ
Đề tài: VẬN DỤNG LÝ THUYẾT LỢI THẾ QUY MÔ,
GIẢI THÍCH XUẤT KHẨU GIÀY DÉP CỦA VIỆT NAM

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài tập này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các phần trích dẫn và tài liệu


GVHD : PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng

sử dụng trong bài tập hoàn toàn trung thực, được trích nguồn và đảm bảo độ chính xác cao nhất
2
trong phạm vi hiểu biết của tôi. Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin chịu trách nhiệm về
bài tập của mình.
Hà Nội ngày 08 tháng 07 năm 2020
Sinh viên thực hiện

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho em xin được cảm ơn sâu sắc tới các giảng viên trường Đại học Kinh tế
quốc dân nói chung và các giảng viên thuộc Viện Thương Mại và Kinh tế quốc tế nói riêng đã
tận tình giảng dạy, truyền đạt cho chúng em những kiến thức và kinh nghiệm quý báu.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng, người đã trực tiếp
hướng dẫn em trong suốt quà trình thực hiện bài tập. Trong khoảng thời gian được làm việc với
thầy, em đã không ngừng học tích lũy nhiều kiến thức bổ ích cho mình mà còn được học tập
được tinh thần làm việc nghiêm túc, hiệu quả, đây là những điều rất cần thiết cho em trong quá
trình học tập và công tác sau này


Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và bạn bè đã luôn động viên, đóng
góp ý kiến và giúp đỡ trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành bài tập này.
Hà Nội, ngày 08 tháng 07 năm 2020
Sinh viên thực hiện

MỤC LỤC


GVHD : PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
3


GVHD : PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ST
T

CHỮ VIẾT
TẮT

1
2

IMF

NIEs


3
4
5

FDI
FTA
CPTTP

6

EVFTA

7

VN-EAEU
FTA

8
9
10

WTO
EU
LEFASO

11

ASEAN

12


TPP

13
14
15

WEF
TFP
USAID

16

EBA

17

XHCN

NGHĨA ĐẦY ĐỦ
TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT

International Monetary Fund
Newly Industrialized
Economics
Foreign Direct Investment
Free Trade Agreement
Comprehensive and

Progressive Agreement for
Trans-Pacific Partnership
European-Vietnam Free Trade
Agreement
Vietnam-Eurasian Economic
Union Free Trade Agreement

Quỹ tiền tệ quốc tế
Các nước công nghiệp mới
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hiệp định thương mại tự do
Hiệp định đối tác toàn diện và
tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
Hiệp định thương mại tự do liên
minh châu Âu- Việt Nam
Hiệp định thương mại tự do giữa
Việt Nam và liên minh kinh tế Á
- Âu
Tổ chức thương mại thế giới
Liên minh châu Âu
Hiệp hội da giày Việt Nam

World Trade Organization
European Union
Vietnam Leather, Footwear and
Handbag Association
Association of South-east Asian Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Nations
Á
Trans-Pacific Partnership

Hiệp định Đối tác xuyên Thái
Agreement
Bình Dương
World Economic Forum
Diễn đàn kinh tế thế giới
Total Factor Productivity
Năng suất nhân tố tổng hợp
United States Agency for
Cơ quan phát triển quốc tế của
International Development
Hoa Kỳ
Everything but Arms
Chương trình miễn thuế nhập
khẩu hàng hóa từ các nước kém
phát triển vào EU
Xã hội chủ nghĩa


GVHD : PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng

18

5

GSP

General System of Preference

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ
cập



GVHD : PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
6

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Tính tất yếu lựa chọn đề tài
Giày dép là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Năm
2019 được xem là năm thành công của xuất khẩu giày dép khi kim ngạch đạt 18,3 tỷ
USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước.Ngày nay thị trường tiêu thụ sản phẩm giày
dép và nhu cầu về những sản phẩm này ngày càng lớn ,điển hình là Mỹ ,EU , Ấn độ …
trung bình mỗi người sở hữu 6-7 đôi/năm ở thị trường EU,và theo số liệu thống kê Mỹ là
một trong những thị trường tiêu thị sản phẩm này lớn nhất thế giới và đa số là nhập khẩu
.Đây là lợi thế cho Việt Nam.
Hơn nữa trong những năm gần đây, Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều Hiệp định
thương mại với các tổ chức quốc tế và các quốc gia trên thế giới như: Hiệp định thương
mại tự do (FTA) giữa Việt Nam – Nhật Bản, Việt Nam – Hàn Quốc, Việt Nam – Liên
minh Á Âu, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) và
gần đây nhất là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng như Việt Nam đã
tham gia vào cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Các FTA gần như lập tức mở cửa thị
trường cho các doanh nghiệp nước ngoài tiến vào thị trường Việt Nam, nhưng cũng
được coi là “tấm vé” thông hành để các doanh nghiệp Việt Nam tiến sâu hơn vào các thị
trường lớn như Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).Cơ hội lớn nhất mà các FTA thế hệ mới
mang lại là mở rộng thị trường nhờ cắt giảm thuế và dỡ bỏ rào cản thương mại để hàng
hóa của Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Trong đó,
các đối tác FTA của Việt Nam đều là các đối tác thương mại quan trọng, thể hiện ở giá
trị thương mại lớn và tỷ trọng cao trên tổng số thương mại với thế giới của Việt Nam
hằng năm.


6


GVHD : PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
7

Với những điều kiện thuận lợi và lợi thế có sẵn Việt Nam nên đẩy mạnh Việt sản

xuất xuất khẩu giày dép , theo số liệu thống kê cho thấy dấu hiệu rất khả quan trong thị
trường này khi chứng kiến kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh và tương lai có khả năng tiến
xa hơn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia . Vì thị trường rất tiềm năng này
nên nhóm đã chọn phân tích về đề tài “ thị trường xuất khẩu giày dép “

2. Tổng quan nghiên cứu
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu
Trên cơ sở dựa trên các lý thuyết kinh tế , phân tích thực trạng đánh giá những kết
quả đạt được cũng như các hạn chế , từ đó đưa ra giải pháp khắc phục những hạn chế và
mở rộng thị trường xuất khẩu sang nhiều nước đặc biệt các thị trường lớn như Mỹ và
EU.
3.2 Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài sẽ thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Thứ nhất, giới thiệu về cơ sở thực tập
Thứ hai, phân tích thực trạng xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang một số nước
những năm gần đây, rút ra những đánh giá về kết quả đạt được và những tồn tại.
Thứ ba, đề xuất định hướng và giải pháp mở rộng xuất khẩu rau quả của Việt Nam
sang một số nước
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng: xuất khẩu sản phẩm giày dép Việt Nam
4.2 Phạm vi: xuất khẩu sản phẩm giày dép Việt Nam sang một số nước và định


7


GVHD : PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng

hướng đến năm 2025.
8

5. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu và sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp so sánh …

6.Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết thúc, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được
trình bày trong 3 chương:
Chương 1:

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GIÀY DÉP VIỆT NAM
Chương 3:

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GIÀY DÉP

CỦA VIỆT NAM

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Lý thuyết “ lợi thế theo quy mô ”
1.1.1 Khái niệm
Lợi thế kinh tế nhờ quy mô ( Economies of Scale ) là lợi thế chi phí được các công

ty đạt được khi sản xuất trở nên hiệu quả. Các công ty có thể đạt được lợi thế kinh tế
nhờ quy mô bằng cách tăng sản xuất và giảm chi phí. Điều này xảy ra bởi vì chi phí
được phân bổ cho một số lượng lớn hàng hóa. Chi phí ở đây bao gồm cả chi phí cố định
(fixed cost) và chi phí biến đổi (variable cost).
Quy mô của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn khi nói đến lợi thế kinh tế nhờ
quy mô. Doanh nghiệp càng lớn, chi phí tiết kiệm được càng nhiều.
8


GVHD : PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
9

Lợi thế kinh tế nhờ quy mô có thể là nội sinh (internal) hoặc ngoại sinh (external).

Quy mô kinh tế nội sinh (internal economies of scale) dựa trên các quyết định quản lí,
trong khi các yếu tố ngoại sinh (external economies of scale) có liên quan tới các yếu tố
bên ngoài.

1.1.2 Bản chất lợi thế kinh tế nhờ quy mô
Lợi thế kinh tế nhờ quy mô là một khái niệm quan trọng đối với mọi doanh nghiệp
trong bất kì ngành nào và thể hiện lợi thế tiết kiệm chi phí và lợi thế cạnh tranh mà các
doanh nghiệp lớn có được so với các doanh nghiệp nhỏ hơn.
Hầu hết người tiêu dùng không hiểu tại sao một doanh nghiệp nhỏ đòi giá cao hơn
cho một sản phẩm tương tự được bán bởi một công ty lớn hơn. Đó là bởi vì chi phí phụ
thuộc vào số lượng sản phẩm công ty sản xuất. Các công ty lớn có thể sản xuất nhiều
hơn bằng cách phân bổ chi phí sản xuất trên số lượng hàng hóa lớn hơn.
Có một vài lí do mà lợi thế kinh tế nhờ quy mô giúp chi phí trên mỗi đơn vị thấp
hơn. Thứ nhất, chuyên môn hóa lao động và công nghệ tích hợp tăng khối lượng sản
xuất. Thứ hai, các đơn đặt hàng số lượng lớn từ các nhà cung cấp giúp giảm chi phí
nguyên liệu, hoặc chi phí vốn thấp hơn. Thứ ba, phân bổ chi phí nội bộ trên nhiều sản

phẩm giúp giảm chi phí đơn vị.

1.1.3 Hạn chế của lợi thế kinh tế nhờ quy mô
Khả năng tận dụng kinh tế nhờ quy mô có thể bị hạn chế bởi nhiều lý do :

9


GVHD : PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
10

+ Đối với một số ngành, bản chất của sản phẩm và quá trình chế biến hay công

nghệ có thể làm giảm kinh tế quy mô ngay cả khi sản lượng còn ở mức khiêm tốn. Về
phía cầu, tổng thu cầu thị trường thì có thể không đủ một công ty đạt được quy mô tối
thiểu có hiệu quả hoặc tỷ trọng thị trường của nó có thể quá nhỏ.
+ Trong tất cả các ngành mà người tiêu dùng đòi hỏi đó chính là phải có nhiều sản
phẩm khác nhau (tính đa dạng của nhu cầu), chính vì điều này đã làm giảm khả năng
tiêu chuẩn hoá và sản xuất trong một thời gian dài.
+ Sản xuất vi mô, sản xuất siêu tập trung và sản xuất bồi đắp có thể làm giảm cả chi
phí thiết lập và chi phí sản xuất. Thương mại toàn cầu và ngành logistics đã giúp giảm
chi phí cho các nhà máy riêng lẻ, không kể quy mô.

1.2. Khái quát ngành xuất khẩu giày dép Việt Nam
1.2.1 Lý thuyết xuất khẩu
Khái niệm xuất khẩu là một khái niệm có từ rất lâu và không thể thiếu trong lĩnh
vực kinh tế của nước ta. Xuất khẩu hay xuất cảng, trong lý luận thương mại quốc tế là
việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán
quốc tế theo IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài. Nói cách khác, trong thương mại
quốc tế, xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ ( có thể là hữu hình hoặc vô hình)

cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm cơ sở thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể
là tiền của một trong hai nước hoặc cũng có thể là tiền dùng trong thanh toán quốc tế của
một nước thứ ba nào đó.
Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới thì xuất khẩu là hoạt động đóng vai
trò vô cùng quan trọng và rất cần thiết. Xuất khẩu chính là hoạt động giúp các quốc gia

10


GVHD : PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng

có tham gia gắn kết và phụ thuộc vào nhau nhiều hơn. Tùy vào lợi thế mà mức độ
11

chuyên môn hóa sẽ khác nhau, trình độ chuyên môn hoá cao hơn, làm giảm chi phí sản
xuất và các chi phí khác từ đó làm giảm giá thành. Mục đích chung của mọi quốc gia khi
tiến hành việc xuất khẩu chính là thu được một lượng ngoại tệ lớn để có thể nhập khẩu
các loại máy móc, trang thiết bị hiện đại… nhằm tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập
và nâng cao mức sống cho người dân. Đây cũng là điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát
triển, giúp rút ngắn sự chênh lệch giữa các nước trên thế giới. Hơn nữa, trong nền kinh
tế thị trường, các quốc gia không thể tự mình đáp ứng mọi nhu cầu, nếu muốn đáp ứng
thì phải tốn rất nhiều chi phí, vì vậy bắt buộc họ không thể đứng ngoài mà phải tham gia
vào hoạt động xuất khẩu để xuất khẩu những gì mà mình có lợi thế hơn các quốc gia
khác, đồng thời có thể nhập những gì mà trong nước không sản xuất được hoặc có sản
xuất được thì chi phí quá cao.
Do đó, tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu chính là hoạt động kinh tế có lợi,
giúp tiết kiệm được nhiều chi phí, tạo được nhiều việc làm, giảm được các tệ nạn xã hội,
tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào
xây dựng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Xuất khẩu dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau như:



Nếu chi phí sản xuất xuất khẩu ở trong nước không thay đổi, giá trị xuất khẩu sẽ
phụ thuộc vào thu nhập của nước ngoài và vào tỷ giá hối đoái.



Nếu tăng trưởng kinh tế của nước ngoài tăng lên thì giá trị xuất khẩu cũng có thể
theo đó mà tăng lên.



Khi tỷ giá hối đoái tăng (tức là tiền tệ trong nước mất giá so với ngoại tệ), thì giá
trị xuất khẩu cũng có thể tăng nhờ giá hàng tính bằng ngoại tệ thu được và quy đổi
về tiền trong nước trở nên cao hơn.

11


GVHD : PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
12

1.2.2 Tổng quan về ngành giày dép Việt Nam
Ngành Da giày Việt Nam với ưu thế là một ngành kinh tế kỹ thuật thu hút được
nhiều lao động, góp phần tạo ra công ăn việc làm cho xã hội, tham gia vào quá trìn
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước thông qua việc
đẩy mạnh xuất khẩu. Vì vậy, nó có vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu cả quá trình
phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, hiện nay đang được Chính phủ quan tâm và coi là
ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển hàng công nghiệp tiêu dùng hướng ra xuất
khẩu.

Ngay từ thế kỷ thứ 15 ngành giày dép Việt Nam đã được hình thành dựa trên sự
kiên trì học hỏi kinh nghiệm của người trung quốc cùng với sự sáng tạo của người dân
việt nam. Trải qua bao thời gian và biến động của lịch sử ngành giày dép Việt Nam đã
khẳng định mình và trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn trong công nghiệp. Cách đây
hơn 30 năm, ngày 11/10/1986, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính
phủ) đã ký quyết định số 1261/HĐBT thành lập Liên hiệp các Xí nghiệp Da – Giày Việt
Nam, tổ chức tiền thân của Tổng công ty Da – Giày Việt Nam ngày nay.
Trước năm 1992 ngành Da Giày Việt Nam chủ yếu thực hiện các hợp đồng gia
công mũ giày cho Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu. Khi khối này tan rã, ngành
Da Giày đã phải trải qua một thời kỳ khó khăn do thiếu đơn đặt hàng. Tuy nhiên giai
đoạn này kéo dài không lâu.
Bắt đầu từ năm 1993, ngành Da Giày đã khởi sắc trở lại nhờ làn sóng di chuyển
sản xuất của các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động từ các nước công nghiệp
phát triển và các nước công nghiệp mới (NIEs) sang các nước đang phát triển. Ngành Da
Giày Việt Nam đã bắt đầu tiếp nhận sự chuyển giao công nghệ từ các nước thông qua

12


GVHD : PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng

đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), đặc biệt là các NIEs trong khu vực. Cùng với nó là
13

sự dịch chuyển các đơn đặt hàng từ những nước có truyền thống về sản xuất Da Giày
như Đài Loan, Hàn Quốc sang Việt Nam.
Lefaso dự báo, năm 2020 chỉ số sản xuất công nghiệp trung bình của ngành tăng
khoảng 11%, tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm 60%, tổng kim ngạch xuất khẩu da giày năm
2020 sẽ tăng 10%, xuất khẩu giày dép sẽ đạt kim ngạch 20 tỷ USD, xuất khẩu vali- túiví-cặp các loại đạt 4 tỷ USD.
Các đơn hàng gia công giày dép, túi xách vẫn tiếp tục xu hướng chuyển dịch từ

Trung Quốc sang Việt Nam tận dụng ưu đãi thuế quan từ các hiệp định FTA, thay thế
cho sự sụt giảm xuất khẩu của Trung Quốc.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cho rằng, để
giữ vững được tốc độ phát triển của ngành, Chính phủ và Bộ sẽ tiếp tục quan tâm, sát
cánh cùng doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong
việc tìm kiếm mở rộng thị trường cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực
sản xuất. Bộ Công Thương đang triển khai xây dựng chiến lược phát triển ngành da đến
năm 2030, tầm nhìn 2035 để tiếp tục đưa ngành da giày trở thành mũi nhọn trong sản
xuất và xuất khẩu.
Bước sang năm 2020, ông Hưng cho rằng, tình hình thế giới và khu vực dự báo
tiếp tục có những diễn biến phức tạp và khó lường, doanh nghiệp da giày cần lưu tâm.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do FTA, những điều
này sẽ mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp nhưng cũng tạo ra nhiều thách thức.
Do đó, theo lãnh đạo Bộ Công Thương, các doanh nghiệp cần phải tích cực
nghiên cứu, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và chủ động hơn trong việc
phát triển thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh.

13


GVHD : PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
14

Lefaso tiếp tục làm cầu nối tích cực giữa Chính phủ với doanh nghiệp, doanh

nghiệp với doanh nghiệp; tham mưu tích cực cho Chính phủ trong việc ban hành các văn
bản pháp lý liên quan đến ngành da giày và phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương xây
dựng chiến lược phát triển ngành da giày đến năm 2030 - tầm nhìn 2035.

1.2.3 Vị thế ngành xuất khẩu giày dép trong bối cảnh mới nền kinh tế Việt Nam

Thế giới giai đoạn 2010-2020 đã chứng kiến những sự thay đổi mang tính căn bản
so với những thập niên trước đây. Đó là sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cuộc cách mạng đang hàng ngày, hàng giờ làm thay đổi một cách triệt để cách thức sản
xuất, phân phối và tiêu dùng.
Thêm vào đó, tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới (2008, 2012), sự leo
thang của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung (2018 - 2019), sự lên ngôi của chủ
nghĩa bảo hộ, sự chuyển dịch các chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu trong thời
gian qua đã và đang có những ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển của các quốc
gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Đây vừa là thách thức nhưng cũng là thời cơ lớn đối với các mặt hàng xuất khẩu
của Việt Nam, trong đó có mặt hàng giày da và việc phát triển thị trường xuất khẩu theo
hướng tham gia sâu hơn vào các khâu ở thượng nguồn của chuỗi giá trị toàn cầu.
Trong giai đoạn tới, phát triển thị trường xuất khẩu đối với mặt hàng giày da của
Việt Nam trên thế giới sẽ chịu ảnh hưởng bởi một số xu thế mới như sau.
Thứ nhất, xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế vẫn là xu hướng chủ
đạo trên thế giới trong tương lai. Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã và đang đàm
phán, kí kết, thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) “thế hệ mới” như CPTPP,

14


GVHD : PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng

EVFTA, VN-EAEU FTA… với nhiều đối tác thương mại quan trọng trên thế giới. Các
15

hiệp định này sẽ giúp gỡ bỏ cơ bản các rào cản về thuế quan, từ đó có nhiều cơ hội để
mở rộng, tiếp cận các thị trường xuất khẩu truyền thống và tiềm năng, tạo điều kiện cho
nhiều ngành và các mặt hàng, sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu phát triển.
Thứ hai, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại sự thay đổi rất mạnh về năng
suất, quy mô và mô hình quản lý, ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực trong công nghiệp,

trong đó có ngành Da giày Việt Nam.
Về cơ hội, Việt Nam là nước đi sau nên nếu như chúng ta tận dụng tốt cơ hội này,
nhanh chóng trải qua cách mạng công nghệ 3.0 về tư động hóa và cơ khí hóa thì có thể
tiết kiệm được thời gian so với các nước. Bên cạnh đó, Việt Nam có thể thay đổi mô
thức quản lý, mô thức phát triển nền kinh tế và có cơ hội bứt phá nhanh trong thời gian
tới.
Thứ ba, do hệ luỵ của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, các nước đang có
xu hướng chuyển nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc đến các nước láng giềng. Đây là
cơ hội để Việt Nam tận dụng, tiếp nhận các nhà máy có công nghệ mới và có nhiều điều
kiện tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Ngành Da giày là một trong những ngành đang
được hưởng lợi, đặc biệt trong việc thâm nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị, tạo nên những
bước thay đổi dần về chất và tìm kiếm những thị trường tiềm năng.
Bên cạnh những cơ hội đó, hiện nay đã xuất hiện những thách thức to lớn đòi hỏi
Nhà nước, Hiệp hội và doanh nghiệp da giày Việt Nam phải tập trung tháo gỡ, phát triển
các nguồn cung về nguyên phụ liệu, từng bước tạo dựng thương hiệu sản phẩm “Việt”
và hạn chế các doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư vào các khu công nghiệp, chỉ sản
xuất công đoạn cuối để lấy xuất xứ hàng hóa “Made in Vietnam” nhằm hưởng lợi thuế
nhập khẩu khi xuất hàng đi các thị trường trên thế giới.

15


GVHD : PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
16

Thứ tư, trong thập niên trở lại đây, thế giới đang phải đối mặt với chủ nghĩa bảo

hộ thương mại ngày càng leo thang do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Theo
WTO, các quốc gia nhập khẩu có xu hướng sử dụng nhiều hơn các rào cản thương mại
phi thuế quan nhằm hạn chế xuất khẩu của các nước để bảo hộ thị trường nội địa. Việt

Nam phải tìm ra những giải pháp để chống lại chủ nghĩa bảo hộ và phi thuận lợi hóa
thương mại. Ngành Da giày nói chung và mặt hàng giày da của Việt Nam nói riêng
không phải là trường hợp ngoại lệ.

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GIÀY DÉP
VIỆT NAM
2.1. Lợi thế của Việt Nam
2.1.1 Quy mô xuất khẩu giày dép của Việt Nam
Theo thống kê của Hiệp hội Da - giày - túi xách Việt Nam (Lefaso), tính đến hết
năm 2018, ngành Da giày Việt Nam đã có thị trường tiêu thụ rộng khắp với hơn 100
quốc gia, trong đó có 72 nước có kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD. Mỹ, EU, Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là 5 thị trường lớn nhất, chiếm trên 82,3% tổng kim ngạch
xuất khẩu da giày năm 2018. Đáng lưu ý là, giá xuất khẩu da giày của Việt Nam cao gấp
khoảng 1,6 lần giá trung bình của thế giới, điều này cho thấy, Việt Nam có khả năng sản
xuất các mặt hàng cao cấp, chất lượng sản phẩm mang tính cạnh tranh cao và được thế
giới công nhận.
Tuy nhiên, hiện nay sản xuất của ngành Da giày vẫn chủ yếu theo hình thức gia
công xuất khẩu (có tới 60 - 70% doanh nghiệp trong tổng số doanh nghiệp da giày sản
16


GVHD : PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng

xuất theo hình thức gia công) với nguồn cung ứng nguyên phụ liệu đầu vào theo chỉ định
17

của khách hàng nhập khẩu, do đó, giá trị gia tăng của sản phẩm thấp và phụ thuộc nhiều
vào nguồn cung cấp từ nước ngoài. Số liệu Tổng điều tra kinh tế 2017 đã cho thấy: Năm
2016, hoạt động gia công giày dép thu về 2,7 tỷ USD, chỉ chiếm 32% tổng phí gia công
của Ngành, như vậy, hàng năm, Việt Nam tiêu tốn hàng tỷ USD để nhập khẩu nguyên

phụ liệu sản xuất da giày. Tỷ lệ nội địa hóa ngành Da giày của Việt Nam mới ở mức
50%, chưa đủ để đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu của các FTA (hầu hết là 55%) đã ký kết
và đang trong quá trình đàm phán. Đối với sản phẩm giày dép da, tỷ lệ nội địa hóa thậm
chí còn thấp hơn do phụ thuộc vào nguồn da thuộc nhập khẩu.
Theo kết quả 2017, các FTA đã có tác động không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Cụ thể: 81,1% số doanh nghiệp được đánh giá có ảnh hưởng
bởi FTA với cộng đồng kinh tế ASEAN, con số này với FTA Việt Nam - Nhật Bản là
69,1%, FTA Việt Nam - Hàn Quốc là 62,4%; FTA Việt Nam - Liên minh châu Âu là
61%, FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu 57,6% và các hiệp định khác là 5,6%.
Bằng các chủ trương, chính sách, quyết sách đúng đắn, kịp thời và hiệu quả được
đưa ra, năm 2019, nền kinh tế Việt Nam phát triển đạt những kết quả ấn tượng. Các biến
số của nền kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2019 được đánh giá rất cao. Trong đó, tăng
trưởng GDP đạt 7,02%, thuộc nhóm tăng trưởng hàng đầu khu vực và trên thế giới, chất
lượng tăng trưởng được nâng lên, hiệu quả đầu tư được cải thiện, năng suất lao động
tăng 6,2%, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đạt 46,11%; lạm phát
kiểm soát thấp dưới 4%; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 517 tỷ USD, tăng 7,6% so
với năm 2018 và là năm thứ tư liên tiếp Việt Nam xuất siêu (năm 2019 xuất siêu 9,9 tỷ
USD); vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI thực hiện đạt kỷ lục 20,4 tỷ USD; xếp hạng
năng lực cạnh tranh của Việt Nam tăng 3,5 điểm và 10 bậc theo đánh giá của WEF...

17


GVHD : PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
18

Kết quả nêu trên đã đưa Việt Nam vào TOP 30 quốc gia có mức tăng trưởng xuất

nhập khẩu tốt nhất trên thế giới. Riêng về xuất khẩu, Việt Nam trở thành nền kinh tế có
qui mô xuất khẩu đứng thứ 22 trên thế giới. Lần đầu tiên Việt Nam đã vươn lên ở nửa

trên của bảng xếp hạng về kinh tế thế giới với vị trí 67/141 nền kinh tế được xếp hạng.
Theo giới phân tích, cơ hội xuất khẩu ngành này của Việt Nam còn rất lớn. Trung
Quốc hiện đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu giày dép trên thế giới. Khi chi phí nhân
công của Trung Quốc cao, các tập đoàn đa quốc gia có xu hướng dịch chuyển nhà máy
sang các nước lân cận để tiết kiệm chi phí mà vẫn thuận lợi trong việc tìm kiếm nguyên
liệu.
Việt Nam là điểm đến thay thế trong bài toán này. Ngoài ra, nhiều hiệp định
thương mại tự do (FTA) đã, đang được ký kết với Liên minh kinh tế Á - Âu, Hàn Quốc,
EU, CPTPP… cũng đang mở ra cơ hội cho xuất khẩu da giày Việt Nam. Dù chi phí nhân
công của Việt Nam tăng lên nhưng vẫn thấp hơn so với Trung Quốc, Thái Lan, nên cơ
hội để các thương hiệu lớn quan tâm tới thị trường Việt và doanh nghiệp Việt là rất lớn.

2.1.2 Lợi thế quy mô xuất khẩu giày của Việt Nam khi chưa thông qua TPP
Thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy các thị trường nhập khẩu giầy dép
các loại của Việt Nam trong quý I/2017 chủ yếu gồm: Thị trường Hoa Kỳ với 1,07 tỷ
USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước; thị trường EU (28 nước) đạt 988 triệu
USD, tăng 9,9%; thị trường Trung Quốc đạt 240 triệu USD, tăng 28,5%.
Với số liệu của 3 tháng đầu năm, các thị trường nhập khẩu “truyền thống” và tăng
trưởng xuất khẩu của ngành giày dép của Việt Nam vẫn duy trì ổn định, thậm chí ngành
hàng này còn được đánh giá là sẽ còn nhiều khởi sắc với mục tiêu nhắm đến kim ngạch
18 tỷ USD. Trong năm 2016, nhóm mặt hàng này đạt giá trị xuất khẩu cao thứ tư (đạt
18


GVHD : PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng

khoảng 16,2 tỷ USD, bao gồm các mặt hàng da), sau nhóm mặt hàng diện thoại và linh
19

kiện (đạt khoảng 34 tỷ USD), nhóm mặt hàng dệt may (đạt hơn 23,84 tỷ USD) và nhóm

mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt gần 19 tỷ USD).
Tiềm năng của thị trường giày dép Việt Nam, trong mắt các nhà đầu tư, cũng thể
hiện qua các động thái đổ vốn đầu tư vào thị trường. Phía doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài, trong 2 năm 2015 -2016, nhiều doanh nghiệp đã chuyển dịch từ thị
trường Trung Quốc sang chọn Việt Nam làm nơi sản xuất, một phần vì giá thành sản
xuất và chi phí nhân công lao động Việt Nam rẻ hơn, phần quan trọng là đón đầu Hiệp
định Kinh tế Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP.
Tuy nhiên, việc TPP chưa thông qua dường như đã không ảnh hưởng đến sức
khỏe của ngành giày dép. Theo ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da – Giày
– Túi xách Việt Nam (LEFASO), với việc không có TPP, da giày Việt vẫn phải tiếp tục
duy trì cạnh tranh. Chính sức khoẻ của nền kinh tế Mỹ mới là điều quan trọng, là yếu tố
quyết định cho xuất khẩu da giày chứ không chỉ là TPP. Điều quan trọng vẫn là thị
trường, nếu nó không tốt thì các FTA cũng không có ý nghĩa.
Còn theo ông Andrew Yen, Giám đốc Marketing khu vực châu Á Thái Bình
Dương của Dow Elastomers, một thành viên của Tập đoàn Dow đến từ Mỹ với doanh số
bán hàng xấp xỉ 50 tỷ USD, qua quan sát thị trường giày dép Việt Nam ông nhận thấy
ngành hàng này đã duy trì được sự tích cực trong việc gia tăng mở rộng thị trường; đặc
biệt nhân công lao động ngành đã được nâng cao tay nghề sản xuất lên mức ngang thậm
chí vượt nhân công lao động của Trung Quốc, quy trình sản xuất bài bản, quy cũ hơn...
“Chúng ta đã từng chứng kiến các nhà đầu tư Nhật, Hàn, Thái Lan dịch chuyển đến
Trung Quốc để chọn nơi gia công sản xuất và giờ đây, họ đã chuyển hướng sang thị
trường Việt, góp phần vào làn sóng đầu tư ở Việt Nam. Trên quan điểm đó, tôi cho rằng

19


GVHD : PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng

có TPP thì rất tốt, chưa có, ngành giày dép Việt Nam vẫn “sống khỏe” và xuất khẩu
20


mạnh”, ông Andrew Yen nói.
Được biết, Dow Elastomers đã thành lập công ty Dow Chemical Việt Nam LLC
với 100% vốn nước ngoài, đi vào cung cấp các sản phẩm đầu vào quan trọng cho nhiều
ngành sản xuất bán thành phẩm, ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam. Dow
Elastomers cũng giới thiệu vật liệu tiên tiến thế hệ mới trong sản xuất đế giữa giày dép
nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam cho ra đời những sản phẩm giày thể thao, dép lê
và dép xăng đan có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu về độ bền, độ êm, bảo vệ chân cho
người dùng.
2.1.3 Lợi thế quy mô xuất khẩu giày của Việt Nam khi thông qua TPP và các hiệp
định thương mại.
- Đánh giá một cách khái quát, TPP có thể mang lại những cơ hội rất lớn cho Việt
Nam trong việc phát triển kinh tế; đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sang thị
trường của các nước thành viên tham gia hiệp định này, đặc biệt là thị trường Mỹ, với
thuế suất ưu đãi chỉ 0-5%. Theo GS Peter Petri, ĐH Brandeis - cố vấn cao cấp của Dự án
Hỗ trợ Thi hành pháp luật về Hội nhập Kinh tế (USAID/STAR Project, do là nước kém
phát triển nhất trong số các nước đang tham gia đàm phán TPP, Việt Nam được kỳ vọng
là nước sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng này. Nói
cách khác, GDP năm 2025 của Việt Nam có tham gia TPP sẽ hơn GDP khi Việt Nam
không tham gia TPP chừng 7,7% (hay 10,5%).
Cắt giảm thuế là lợi ích lớn nhất, trực tiếp và rõ ràng nhất từ việc Việt Nam
tham gia TPP . Thực tế cho thấy, bất kỳ cuộc đàm phán về hiệp định thương mại tự do
nào cũng đều xoay quanh biểu thuế. Tuy nhiên, đối với TPP, yêu cầu đặt ra rất cao là xóa
toàn bộ thuế nhập khẩu ngay từ khi Hiệp định có hiệu lực (trừ nhóm các mặt hàng có lộ
trình từ 3-5 năm, một số ít có lộ trình 10 năm). TPP được kỳ vọng sẽ mang lại ưu đãi về
20


GVHD : PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng


thuế suất cho các nhóm hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam như dệt may, giày dép đặc
21

biệt là đối với thị trường Hoa Kỳ. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 2 sau Trung Quốc về
xuất khẩu giày dép vào thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, giày dép Việt Nam
mới chỉ chiếm được 6% về số lượng và 8% về giá trị. Khi TPP được ký kết, mức thuế
suất nhập khẩu bình quân 14,3% hiện nay (thị trường Mỹ) sẽ giảm xuống còn 0%. Đó
cũng sẽ là cơ hội lớn để Việt Nam tiếp cận được các thương hiệu giày dép, túi xách lớn
của thế giới. Bên cạnh đó, cũng sẽ có một số lợi ích từ việc giảm thuế hàng nhập khẩu từ
các nước TPP như người tiêu dùng và các ngành sản xuất sử dụng nguyên liệu nhập
khẩu từ các nước này làm nguyên liệu đầu vào sẽ được hưởng lợi từ hàng hóa, nguyên
liệu giá rẻ, giúp giảm chi phí sinh hoạt và sản xuất, từ đó có thể giúp nâng cao năng lực
cạnh tranh của những ngành này.
TPP sẽ tạo cơ hội lớn để Việt Nam thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Trong tương quan với các “đối thủ” trong khu vực hiện nay như Thái Lan, Indonesia,
Mianma, với tư cách quốc gia thành viên TPP, Việt Nam ít nhiều có lợi thế hơn trong
cuộc đua thu hút FDI. Các quốc gia tham gia đàm phán TPP – đều là các nhà đầu tư
hàng đầu tại Việt Nam và rất có thể giới doanh nghiệp thuộc các quốc gia này sẽ tiếp tục
dốc vốn vào Việt Nam để tận dụng lợi thế nhân công rẻ, thị trường xuất khẩu rộng mở.
Tất nhiên, sẽ không chỉ là các quốc gia thành viên TPP, các nhà đầu tư khác cũng sẽ
quan tâm nhiều hơn đến Việt Nam vì những lợi thế mà TPP mang lại, trong đó có Hàn
Quốc, Trung Quốc. Cộng thêm những lợi thế về giá nhân công rẻ, cần cù, khéo léo, Việt
Nam sẽ có thể thu hút FDI được nhiều hơn. Trên thực tế, những lĩnh vực các nhà đầu tư
quan tâm cũng chính là những ngành sản xuất mà Việt Nam có nhiều thế mạnh xuất
khẩu, đặc biệt là dệt may, da giày.
Từ góc độ quản lý nhà nước, tiếp nối những gì mà WTO đã mang lại, TPP có
thể đưa đến một làn sóng cải cách về thể chế và hành chính mới, hiệu quả và phù
hợp với thông lệ quốc tế hơn. Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, “việc gia nhập TPP sẽ thúc
21



GVHD : PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng

đẩy các cải cách tại Việt Nam”. Một trong những cải cách sẽ là về quyền của người lao
22

động. Trong TPP, người lao động sẽ được tự do thành lập nghiệp đoàn, tự do thương
thảo hợp đồng với chủ sử dụng lao động. Điều này có thể mâu thuẫn với Luật Công

đoàn tại Việt Nam, buộc Việt Nam phải điều chỉnh để phù hợp với các cam kết quốc tế.
Với công nghệ, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phong phú hơn và giá thấp hơn, những
mô hình, phương thức quản lý mới, doanh nghiệp sẽ làm ăn hiệu quả hơn. Cùng với đó
là kỳ vọng về những lợi ích từ việc mở rộng đầu tư nước ngoài, trong đó có gia tăng sản
xuất, công ăn việc làm, tăng nguồn thu từ thuế.
Ngoài ra, việc Việt Nam tham gia TPP cũng chính là cơ hội để giúp tạo ra sự
cân bằng trong giao thương kinh tế với nhiều thị trường lớn, trong đó có việc giải bài
toán nhập siêu quá cao trong quan hệ làm ăn với Trung Quốc. Xét về lợi ích tổng thể cho
nền kinh tế khi Việt Nam tham gia TPP, cho dù có những bất lợi nhất định như được
trình bày dưới đây, các lợi ích (ít nhất là trên lý thuyết) mà Nhà nước, doanh nghiệp và
người dân Việt Nam thu được vẫn lớn hơn là không tham gia TPP.

22


GVHD : PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
23

- “Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) sẽ là động

lực tốt cho tăng trưởng của ngành da giày Việt Nam”- theo lời bà Phan Thị Thanh Xuân.

Thông tấn xã Việt Nam cho biết ngành da giày Việt Nam vẫn duy trì được lợi thế cạnh
tranh tại các thị trường truyền thống. Chẳng hạn tại thị trường Mỹ, việc dỡ bỏ chính sách
ưu đãi với giày dép xuất khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ đang tạo cơ hội cạnh tranh thuận
lợi hơn cho giày dép xuất khẩu của Việt Nam. Mặt khác, khi EVFTA có hiệu lực, hoạt
động xuất khẩu da giày vào EU sẽ có nhiều thuận lợi và theo đó, thuế suất giảm sẽ về
0%. Trong đó, mức thuế sản phẩm chủ lực là giày thể thao (chiếm 2/3 tổng lượng giày
xuất khẩu vào EU) sẽ giảm ngay chứ không chịu mức bảo hộ 7 năm như giày da.
So với các đối thủ cạnh tranh khác, sản phẩm giày, dép của Việt Nam sẽ được
hưởng chênh lệch thuế từ 3,5-4,2% khi xuất khẩu vào EU nên tạo lợi thế cạnh tranh rất
lớn. Cùng với đó, quy tắc xuất xứ áp dụng như hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) cũng khá
thuận lợi nên chắc chắn dòng đơn hàng dịch chuyển về Việt Nam sẽ rất nhiều và vấn đề
sẽ phụ thuộc vào việc doanh nghiệp trong nước sẽ đón nhận cơ hội từ EVFTA như thế
nào.
Bà Phan Thị Thanh Xuân cho rằng điều quan trọng được các doanh nghiệp ngành
da giày quan tâm và chờ đợi nhiều khi EVFTA có hiệu lực chính là phần lớn các dòng
thuế giảm về 0% trong vòng 7 năm. Việc này tạo đà tốt hơn cho xuất khẩu giày dép vào
EU. Đặc biệt, về phần điều kiện, nếu như dệt may gặp khó do quy tắc xuất xứ “từ vải trở
đi”, thì những yêu cầu của EU trong EVFTA lại giúp cho da giày “rộng cửa” hơn.
EVFTA cho phép các doanh nghiệp da giày Việt Nam sử dụng nguyên liệu nhập khẩu để
sản xuất và chỉ yêu cầu từ khâu giặt, may, lắp ráp, đóng gói là phải thực hiện tại Việt
Nam.
Mặt khác, khi EVFTA có hiệu lực, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đầu tư phát triển
sản xuất nguyên phụ liệu để hưởng ưu đãi theo xuất xứ. Nhờ đó, Việt Nam có thể cải

23


GVHD : PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng

thiện được nguồn cung nguyên phụ liệu trong nước, tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm.

24

Như vậy cơ hội từ EVFTA cũng đồng nghĩa với nỗ lực để đón nhận hưởng lợi từ phía
doanh nghiệp da giày Việt Nam.
Về những cơ hội mà Hiệp định EVFTA mang lại cho ngành da giày của Việt Nam,
đại diện Cục Xuất nhập khẩu nhận định, mặc dù một số nước khác có lợi thế về ưu đãi
EBA (có 49 nước thuộc chương trình EBA - chương trình miễn thuế nhập khẩu đối với
tất cả hàng hóa từ các nước kém phát triển nhập khẩu vào EU trừ vũ khí), GSP (chương
trình ưu đãi thuế quan mới EU dành cho các nước đang phát triển) nhưng với EVFTA,
Việt Nam có thế mạnh rất lớn. Các nước có FTA với EU rất ít, ở khu vực châu Á, EU chỉ
ký hiệp định hợp tác với Hàn Quốc, Singapore, tuy nhiên, hai nước này lại không có cơ
cấu sản xuất giống Việt Nam. Do vậy, về lâu dài, Hiệp định sẽ tạo ra lợi thế ổn định cho
xuất khẩu của Việt Nam.
Đặc biệt, EVFTA cũng tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn trong ngắn hạn và trung hạn
cho Việt Nam so với các nước ASEAN tại thị trường EU. EU cũng là đối tác thương mại
lớn với nhiều nước ASEAN. Với vị thế là quốc gia thứ 2 tại ASEAN có FTA với EU, các
doanh nghiệp có thể tận dụng lợi thế này để thâm nhập thị trường, xây dựng thương hiệu
cho hàng hóa Việt Nam tại thị trường EU, làm bước đệm để tiếp cận các thị trường phát
triển khác.

2.2 Thực trạng xuất khẩu giày dép ở Việt Nam
2.1 Thực trạng xuất khẩu ở Việt Nam năm 2019
Từ Năm 2018, cơ cấu thị trường xuất khẩu của ngành đã có sự thay đổi rõ rệt.
Hiện Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm giày dép tới trên 100 nước, trong đó có 72 nước

24


GVHD : PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng


có kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD. 5 thị trường có kim ngạch lớn nhất, chiếm trên
25

82,3% tổng kim ngạch xuất khẩu bao gồm: Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Hiện nay, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc về sản lượng xuất khẩu giày dép ra
thị trường thế giới với khoảng hơn 1 tỷ đôi các loại mỗi năm. Đáng lưu ý, giá xuất khẩu
trung bình của thế giới là 9,81 USD/đôi, trong khi đó giá của Việt Nam là 15 USD/đôi,
cao gấp 1,6 lần so với giá trung bình của thế giới. Như vậy, chất lượng sản phẩm giày
dép của Việt Nam đã được cải thiện và ghi nhận.

Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gia tăng, bắt đầu tác
động đến xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Thúc đẩy đầu tư của doanh nghiệp FDI trong
lĩnh vực da giày tăng lên trong năm 2018 - 2019, tránh tác động của chiến tranh thương
mại Mỹ - Trung và đón đầu các FTA có hiệu lực trong năm 2019. Do đó, xuất khẩu da
giày của năm 2019 tiếp tục tăng nhờ xuất khẩu của khối FDI tăng.

Từ đầu năm đến nay nhìn chung xuất khẩu giày dép của việt nam sang phần lớn
các thị trường trong 5 tháng đầu năm 2019 tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm trước;
trong đó, xuất khẩu sang Indonesia tăng mạnh nhất 60,1%, đạt 30,79 triệu USD; bên
cạnh đó, xuất khẩu sang Ukraine cũng tăng mạnh 51,5%, đạt 4,59 triệu USD; Nga tăng
50,4%, đạt 61,62 triệu USD; U.A.E tăng 49%, đạt 56,71 triệu USD.

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×