Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đánh giá kết quả phẫu thuật gãy xương cánh tay bằng kết xương kín, sử dụng định đàn hồi Metaizeau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (750.4 KB, 5 trang )

TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2014

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT GÃY XƯƠNG CÁNH
TAY BẰNG KẾT XƯƠNG KÍN, SỬ DỤNG ĐINH ĐÀN HỒI
METAIZEAU
Nguyễn Thái Sơn,
Trần Tuấn Anh
BV ĐK Đức Giang HN.
Email:


Ngày nhận: 28 - 8 - 2014
Ngày phản biện: 20 - 9 -2014
Ngày in: 08 - 10 - 2014

TĨM TẮT
Gãy xương cánh tay trước đây được biết đến với 2 phương pháp kết xương nẹp vis
và đóng đinh nội tủy, đặc biệt là với gãy cổ xương cánh tay chủ yếu là phẫu thuật
kết xương nẹp vis. Tuy nhiên, hai phương pháp này để lại nhược điểm lớn là làm tổn
thương phần mềm, mất các yếu tố liền xương ban đầu. Khoảng 10 năm gần đây, kỹ
thuật ít xâm nhập với việc không mở ổ gãy khi kết xương nhờ sử dụng đinh đàn hồi
đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Tại khoa CTCH Bệnh viện đa khoa Đức Giang
từ tháng 11/2010 – 11/2013 có 70 BN gãy xương cánh tay được phẫu thuật bằng đinh
Metaizeau dưới màn tăng sáng. Với phương pháp sử dụng 2 đinh Metaizeau, việc kết
xương đã áp dụng cho các BN ở nhiều lứa tuổi, các hình thái ổ gãy khác nhau. Kết quả
bước đầu: 70 BN bao gồm 32 nam, 45,75% và 38 nữ, 54,3%, độ tuổi hay gặp dưới 40
chiếm 32/70, 45,7% và trên 60 tuổi 26/70 BN, 37,1%. Nguyên nhân chủ yếu là do tai
nạn giao thông 51,4% và tai nạn sinh hoạt 42,9%. Liền vết mổ kỳ đầu 100%, Theo dõi
xa sau mổ 62/70 bệnh nhân kết quả rất tốt và tốt 88,57%. Kết quả cho thấy đây là một
phương pháp điều trò đơn giản, phù hợp với đa số bệnh nhân.
Từ khóa: Kết xương mổ kín, gãy xương cánh tay, Metaizeau.



Nguyen Thai Son,
Tran Tuan Anh

SUMMARY
Osteosynthesis for humerus fracture has been indicated for the fractures with severe
displacement or unsuccessful bone reduction or conservative treatment. Osteosynthesis
with screw-plate has occupied an important role in the past. Recently, along with miniinvasive surgery, intra-medullary nailing with flexible wire has been known as a good
method for humerus fracture.
Since November 2010 to November 2013, in Duc giang general hospital, 70 humerus
fractures have been osteosynthesed with flexible nailing. In which, there are 32 male,
45,75% and 38 female, 54,3%. The ages of patients varies from 15 to 90. Patients under
40 y.d were 32/70, 45,7% and over 60 y.d occupied 26/70 patients, 37,1%. The main
causes of fracture are traffic accident (51,4%) and home accident (42,9%). The shortterm follow-up showed a good result with 100% initial good scar, no infection, good
bone reduction and internal fixation. Long-term evaluation done in 62 patients noted
a good bone healed in 100% and good function of the shoulder and elbow in 88,57%.
The result of study confirming that intra-medullary nailing with flexible wires is the best
option in osteosynthesis for humerus fractures.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc phẫu thuật kết xương cho gãy xương cánh
tay trước đây được biết đến với 2 phương pháp phổ
biến là kết xương nẹp vis và đóng đinh nội tủy. Riêng
đối với gãy cổ xương cánh tay thì chủ yếu là phẫu
thuật nẹp vis. Để thực hiện được cả hai kỹ thuật kết
226

xương trên thì phẫu thuật viên đều phải mổ mở, bộc
lộ ổ xương gãy, nắn chỉnh bên trong sau đó mới thực
hiện hoặc là kết xương nẹp vis hoặc là đóng đinh

nội tủy. Cả hai kỹ thuật kết xương trên đều có nhiều
nhược điểm.
Phản biện khoa học: PGS. TS. Nguyễn Xn Thùy


Gần đây, kỹ thuật ít xâm nhập ngày càng được phổ
biến. Một trong những phương pháp kết xương cánh tay
theo xu hướng trên đó là xuyên đinh đàn hồi Metaizeau
theo nguyên lý 3 điểm tỳ dưới sự kiểm soát của màn tăng
sáng. Phương pháp này đã cho thấy các ưu điểm: Ít mất
máu, thẩm mỹ, hạn chế sử dụng kháng sinh, ngày điều trị
ngắn, tăng khả năng liền xương, sớm phục hồi chức năng.
Tuy nhiên đóng đinh đàn hồi Metaizeau cho xương cánh
tay còn là kỹ thuật khá mới cho nhiều phẫu thuật viên, đặc
biệt là gãy cổ xương cánh tay.
Tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang Hà Nội, kỹ thuật
kết xương cánh tay bằng đinh đàn hồi dưới màn tăng sáng
đã được thực hiện từ 11/2010- 11/2013. Đề tài nghiên cứu
này nhằm mục tiêu đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật
của 70 bệnh nhân bị gãy xương cánh tay điều trị bằng
phương pháp này. Từ đó rút ra những nhận xét về chỉ định,
kỹ thuật mổ…

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2. 1. Đối tượng:
70 Bệnh nhân gãy xương cánh tay không phân biệt tuổi,
giới tính, được kết xương bằng đinh đàn hồi Metaizeau
với đường mổ tối thiểu và màn tăng sáng.
* Tiêu chuẩn lựa chọn: Bệnh nhân bị gãy kín xương

cánh tay (gãy thân xương và gãy cổ xương cánh tay), gãy
hở độ I, độ II đến sớm.
* Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân bị gãy xương cánh
tay do các nguyên nhân về bệnh lý như nang xương, u
xương...Các bệnh nhân gãy hở độ I, II đến muộn hay các
gãy hở độ III.

2. 2. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu
mô tả cắt ngang, thử nghiệm lâm sàng không đối chứng 35
bệnh nhân gãy xương cánh tay.
2. 3. Kỹ thuật mổ:
Kỹ thuật mổ bao gồm 2 thì chính:
- Thì kéo nắn. Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn chỉnh
hình. Vai bên xương cánh tay gãy được kê cao khoảng
10 cm và có cọc đối lực đặt ở nách. Cách nắn: Kéo theo
chiều dọc để chữa di lệch chồng, thao tác bên để chữa gấp
góc, kiểm tra kết quả trên màn hình tăng sáng. Chuẩn bị
dụng cụ phẫu thuật gồm đinh Metaizeau đường kính 3mm
dài 35-40 cm và hệ thống dùi chia làm ba loại đường kính
khác nhau dùi 3mm, dùi trung gian và dùi 6mm.
- Thì phẫu thuật. Vị trí xuyên đinh phụ thuộc vị trí
xương gãy:
+ Với gãy 1/3 trên và 1/3 giữa thân xương cánh tay thì
vị trí xuyên đinh vào ống tủy tử đầu dưới xương cánh tay.
+ Với gãy đầu trên xương cánh tay thì vị trí xuyên đinh
cũng giống như gãy 1/3 giữa và trên.
+ Với gãy 1/3 dưới thân xương cánh tay thì xuyên từ
1/3 trên trước ngoài xương cánh tay. Kỹ thuật mổ cho từng
trường hợp có thể chia thành 3 thì nhỏ:
Thì I: Rạch da: Chúng tôi rạch da 1- 1,5cm sau trên khe

khớp khuỷu 2cm hoặc mặt ngoài 1/3 trên xương cánh tay.
Thì II: Tạo đường hầm qua thành xương cánh tay:
Dùng dùi các cỡ để tạo lỗ vào trên thành xương ĐK 6mm
là vừa đủ cho 2 đinh Metaizeau đi qua.
Thì III: Kết xương: Bằng luồn 2 đinh Metaizeau vào
ống tuỷ, đi qua ổ gãy và đầu đinh đến chốt vào đầu xương
bên đối diện tạo được một hệ thống cân đối lực.

Ảnh: Minh hoạ các thì luồn đinh và kiểm soát dưới màn tăng sáng.
Sau mổ bệnh nhân thường được cố định bằng một
băng treo vai- cánh tay trong vòng 3-5 ngày. Trường hợp
xương gãy nhiều mảnh có thể bổ sung bằng một nẹp bột
vai- cánh- cẳng tay để chống xoay trong vòng 3- 4 tuần
đầu. Dựa vào mức độ vững chắc của ổ gẫy sau khi đã được
kết xương, vào tình trạng toàn thân của bệnh nhân mà tập

vận động bắt đầu ngay khi có thể. Thường cho tập tĩnh cơ
ngay những ngày sau phẫu thuật, tập vận động của khớp
vai, khuỷu, cổ tay và bàn tay. Từ tuần thứ 2, tăng dần biên
độ vận động của các khớp vai và khớp khuỷu. Bệnh nhân
được đánh giá kết quả theo tiêu chuẩn của Neer C. S [8] và
Jupiter J [9]. B với 4 mức: rất tốt, tốt, trung bình và kém.
Phần 3: Phẫu thuật chấn thương chung
227


TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2014

III. KẾT QUẢ


Bảng 4: Thương tổn phối hợp (n = 70 BN).

3. 1. Đặc điểm bệnh nhân.
Từ tháng 11/2010 - 11/2013 đã có 70 bệnh nhân
được phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang
với chẩn đốn gãy xương cánh tay.
- Tuổi: hay gặp dưới 40; 32/70; 45,7% và trên 60
tuổi 26/70 BN; 37,1%. Trong đó bệnh nhân nhỏ tuổi
nhất là 15 tuổi và bệnh nhân cao tuổi nhất 90 tuổi.
- Giới tính: 32 nam; 45,75% và 38 nữ; 54,3%.
- Vị trí gãy:
Bảng 1: Ví trí gãy xương của xương cánh tay
(n= 70 BN).
Vò trí gãy

Số lượng

Tỷ lệ %

Cổxương cánh tay

20

28,6

1/3 Trên

16

22,8


1/3 Giữa

28

40,0

1/3 Dưới

6

8,6

Như vậy vị trí gãy chủ yếu là 1/3 giữa với 14 BN,
40,0%, gãy 1,3 dưới chỉ gặp 3 trường hợp, chiếm
8,6%
- Ngun nhân:
Bảng 2: Ngun nhân của gãy xương của xương
cánh tay (n= 70 BN).

Số lượng

Tỷ lệ %

Bại thần kinh quay

2

2,8


Gãy xương sườn

1

1,4

Gãy xương trụ

2

2,8

Gãy xương quay

2

2,8

10

14,3

Bệnh nội khoa
(Đái tháo đường, THA)

Như vậy, trong số 70 bệnh nhân thì chỉ có 2
trường hợp là có bại dây thần kinh quay trước mổ.
Có 10 bệnh nhân có tuổi có bệnh nội khoa như đái
tháo đường, tăng huyết áp trước khi bị gãy tay.
- Thời gian mổ trung bình cho một cuộc mổ

thường từ 25 phút đến 60 phút, trung bình 40 phút.
- Trong mổ có một biến chứng khơng mong muốn
là xun thủng thành xương bên đối diện do khoan
xun qua mà khơng kiểm sốt được. Khơng có
trường hợp nào phải thay đổi phương pháp mổ do có
diễn biến bất thường.
3.2. Kết quả điều trị:
- Kết quả gần:
+ Liền vết mổ kỳ đầu 100%, khơng có BN nào
nhiễm khuẩn vết mổ.
+ Kết quả kết xương:

Nguyên nhân

Số lượng

Tỷ lệ %

TNGT

36

51,4

Kết quả kết xương

Số lượng

Tỷ lệ%


TNLĐ

4

5,7

Hết di lệch

62

88,6

TNSH

30

42,9

Di lệch ít

8

11,4

Di lệch lớn

0

0


Ngun nhân của gãy xương chủ yếu là TNGT
với cơ chế gián tiếp ngã chống tay xuống đất. Số BN
bị gãy xương do TNGT là 36 BN, chiếm 51,4%.
- Tính chất đường gãy:
Bảng 3: Tính chất đường gãy của gãy xương
cánh tay (n = 70 BN)
Tính chất ổ gãy

Số lượng

Tỷ lệ %

Gãy ngang, chéo vát ngắn

54

77,1

Gãy chéo vát dài

6

8,6

Gãy có mảnh rời

10

14,3


Như vậy, loại gãy ngang và gãy chéo vát ngắn
thường gặp với tần số cao hơn 54 BN, 77,1%. Gãy có
mảnh rời chỉ gặp ở 10 BN với tỷ lệ 14,3%.
- Thương tổn phối hợp.
228

Nguyên nhân

Bảng 5: Kết quả kết xương (n = 70 BN).

- Kết quả xa (sau 6 tháng): Theo dõi được 62 BN
trên tổng số 70 BN.
+ Liền xương: 100% bệnh nhân. Khơng có BN
nào chậm liền xương, khớp giả. Thời gian liền xương
trung bình 3,5 tháng.
+ Kết quả phục hồi chức năng: 62 bệnh nhân có
đủ thời gian theo dõi xa và đánh giá kết quả theo
Jupiter J. B [9]:
+ Đau khi nghỉ khơng gặp ở bệnh nhân nào sau
mổ 3 tháng. Đau khi vận động với những biên độ lớn
như dạng vai, quay vai gặp ở 6/62 BN.
+ Khả năng sử dụng cánh tay trong hoạt dộng
hàng ngày: Đa số bệnh nhân sau 3 tháng đều có thể
sử dụng cánh tay được mổ để phục vụ cho sinh hoạt
hàng ngày.


Bảng 6: Kết quả PHCN của khớp vai theo tiêu chuẩn
của Jupiter J.B (n = 31 BN).
PHCN của khớp vai


Số lượng

Tỷ lệ%

Tốt (> 89 điểm)

56

90,4

Khá (80 – 89 điểm)

4

6,4

Trung bình (70 – 79 điểm)

2

3,2

0

0

Kém (<70 điểm)

IV. BÀN LUẬN

4. 1. Về tuổi bệnh nhân: Trong chỉ định điều trị cũng
như số bệnh nhân được áp dụng phẫu thuật có tuổi từ
15 đến 90 tuổi. Tại sao tuổi chỉ định lại rộng rãi và có
vẻ như khơng hạn chế? Theo J.P Metaizeau [6] và Pierres
Lascombes [10] trước hết vì 2 lý do: Một là phẫu thuật
xun đinh kín thuộc loại phẫu thuật ít xâm lấn, ít can
thiệp, ít ảnh hưởng đến chức năng của cơ thể bệnh nhân
nói chung và của từng cơ quan chức năng trong cơ thể
người nói riêng. Vậy, với phẫu thuật tối thiểu thì chỉ khác
là vẫn có các bước nắn chỉnh nêu trên và thay vì cố định
ở bên ngồi thì xun đinh bên trong. Đây là phẫu thuật
nhưng được coi như khơng phẫu thuật vì ít rạch da, ít bóc
tách can thiệp phần mềm, thời gian mổ ngắn, ngày điều
trị ngắn. Đa số phẫu thuật thuộc loại này đều có thể thực
hiện được nhờ vơ cảm vùng kết hợp an thần hoặc gây mê
ngắn nên ít ảnh hưởng đến cơ quan hơ hấp. Đấy là lý do vì
sao thủ thuật xun đinh kín có thể chỉ định được cho mọi
lứa tuổi.
4. 2. Về lựa chọn bệnh nhân và chỉ định điều trị:
Theo các tác giả ở ngồi nước như J.P Metaizeau [6] và
Pierres Lascombes [10], chỉ định xun đinh kín cho các
xương dài nhỏ như xương cánh tay, cẳng tay…ít có giới
hạn. Nghĩa là có thể chỉ định cho khơng chỉ gãy xương kín
mà còn có thể gãy xương hở độ I, II đến sớm. Chỉ định còn
khơng hạn chế nếu tính đến vị trí gãy xương. Trong nhóm
bệnh nhân điều trị của đề tài này thì chỉ định có thể áp
dụng cho gãy chỏm xương cánh tay, cả đầu trên, đầu dưới
và giữa thân xương. Đây thực sự là một ưu thế của phương
pháp kết xương này.
Theo J.P Metaizeau [6] khả năng đàn hồi của đinh là

ưu điểm lớn nhất của phương pháp, ổ gãy được cố định
tương đối vững chắc và kích thích tạo can xương mạnh do
những di động nhỏ tại ổ gãy.

4. 3. Các khó khăn và biến chứng có thể xảy ra trong
và sau phẫu thuật.
Xun thủng thành xương bên đối diện. Đinh luồn
khơng vào được ống tủy của đoạn xương bên đối diện.
Đầu đinh chọc thủng chỏm xương cánh tay. Trường hợp
có biểu hiện liệt dây thần kinh quay.
Đây là những khó khăn và biến chứng có thể xảy ra do
kỹ thuật mổ chưa tốt, phẫu thuật viên thiếu kinh nghiệm.
Có thể khắc phục những vấn đề này nhờ được huấn luyện,
đào tạo và cẩn thận tỷ mỉ trong khi làm thủ thuật và phẫu
thuật.
4. 4. Bàn luận về tính ưu việt của phương pháp:
Đây là phương pháp điều trị ít xâm lấn, khơng làm
tổn thương các thành phần xung quanh ổ gãy như: Màng
xương, mạch máu và thần kinh quay; Hạn chế tối đa nguy
cơ nhiễm khuẩn do khơng phải mở ổ gãy; Thao tác đơn
giản, dễ thực hiện với độ chính xác cao; Áp dụng được với
nhiều hình thái gãy xương, kể cả những gãy phức tạp, gãy
ở người già, trẻ em; Vết mổ nhỏ, đảm bảo tính thẩm mỹ;
Giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân do đinh được chế tạo
trong nước.
V. KẾT LUẬN
Qua kết quả 70 bệnh nhân đầu tiên được phẫu thuật kết
hợp xương bằng đinh đàn hồi metaizeau dưới màn tăng
sáng chúng tơi thấy rằng:
1. Kết quả: 100% BN liền vết mổ kỳ đầu, 62/70 bệnh

nhân khám lại với tỷ lệ xếp loại tốt và rất tốt 88,57%, trung
bình chiếm 3.2%.
Kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện, giá thành rẻ hơn.
Khơng phải bộc lộ ổ gãy, ít xâm lấn, khơng phải cắt cơ,
khơng gây tổn hại phần mềm, hạn chế mất máu, ít sử dụng
kháng sinh, ngày điều trị ngắn, sớm phục hồi chức năng,
tăng khả năng liền xương.
2. Về chỉ định cho kỹ thuật thì khá rộng và thuận tiện
cho hầu kết các loại gãy xương cánh tay, các vị trí của gãy
xương kể cả gãy cổ xương cánh tay, gãy kín, hở. Các bệnh
nội khoa mãn tính khơng phải là chống chỉ định. Kỹ thuật
đơn giản, dễ thực hiện và phải tn thủ các thì của phẫu
thuật. Vì vậy, kỹ thuật này chỉ nên áp dụng ở tuyến chun
khoa, nơi có đầy đủ trang thiết bị và phẫu thuật viên có
kinh nghiệm.

Phần 3: Phẫu thuật chấn thương chung
229


TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2014

Tài liệu tham khảo
1.

Trần Đình Chiến (2006), “Gãy xương cánh tay”, bệnh học
chấn thương chỉnh hình, NXB Quân đội, Hà Nội, tr. 41-45.

2.


Nguyễn Quang Long (2005), “Các khuynh hướng hiện đại
về phục hồi gãy thân xương dài”, kỷ yếu hội nghị thường niên
chấn thương chỉnh hình lần thứ XII, tr 39-48.

3.

Nguyễn Thái Sơn, Đinh Metaizeau và các khả năng ứng
dụng trên lâm sàng Hội nghị khoa học Hội chấn thương chỉnh
hình toàn quốc lần thứ III 3/2003 tr 66 – 77.

6.

J.P.METAIZEAU. Traitement des fractures diaphysaires de l'
enfance par embrochage centro-medullaire élastique stable.
Cahiers d'enseignement de la SOFCOT: Enclouage centromédullaire des os long, 67-81.

7.

RONALD MC RAE. Pratical fracture treatment. Churchill
livingstone, third editon 1994, p: 273-285.

8.

NEER C. S. Displaced proximal humeral fracture. J Bone Joint
Surg. 52A; 1970: 1077-1089.
JUPITER J. B, NEFF U. R. S: Intercondylar fractures of the
humerus. J Bone Joint Surg. 67A; 1985: 226-239.

4.


M.A. JAFAR, Fractures and dislocations, Sushree Printer,
Dhaka-1100. Bangladesh, p: 216-223.

9.

5.

KLENERMAN LESLIE. The evolution of orthopaedic surgery.
British library cataloguing in publication data, 1998 p: 229236.

10. LASCOMBES Pierre. Flexible Intramedullary Nailing in
Children: The Nancy University Manual. Springer, 03-02-2010
- 317 p.

230



×