Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Kết quả công tác chăm sóc điều dưỡng và luyện tập phục hồi chức năng sau mổ thay khớp háng bán phần ở người cao tuổi tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.78 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2013

KẾT QUẢ CƠNG TÁC CHĂM SĨC ĐIỀU DƯỠNG VÀ
LUYỆN TẬP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU MỔ THAY
KHỚP HÁNG BÁN PHẦN Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI BỆNH
VIỆN TƯQĐ 108
Nguyễn Thị Thanh Điều
và CS.
Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện
TWQĐ 108
Email:
hoangkolpinghauss1
@yahoo.com

Ngày nhận: 06 - 9 - 2014
Ngày phản biện: 20 - 9 -2014
Ngày in: 08 - 10 - 2014

TĨM TẮT
Đặt vấn đề: Điều dưỡng, chăm sóc, tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp
háng có vai trò rất quan trọng. Nghiên cứu này nhằm đánh giá công tác điều dưỡng ở
bệnh nhân sau phẫu thuật thay khớp háng bán phần..
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 45 bệnh nhân được phẫu thuật thay khớp
háng bán phần Bipolar tại Viện Chấn thương - Chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương
Quân đội 108, (9 nam và 36 nữ). Tuổi trung bình thời điểm phẫu thuật là 77,6 (từ 61
tuổi đến 90 tuổi). Các bệnh nhân đã được chăm sóc, luyện tập phục hồi chức năng sau
mổ theo một quy trình thống nhất.
Kết quả: Theo dõi kết quả xa được 44 bệnh nhân, với 45 khớp. Thời gian theo dõi từ
4 tháng đến 13 tháng, trung bình là 9 tháng. Chăm sóc điều dưỡng đã góp phần quan
trọng cho kết quả của phẫu thuật. Kết quả xa đạt 92,8% tốt và rất tốt.
Kết luận: Chăm sóc và hướng dẫn luyện tập phục hồi chức năng vận động của điều


dưỡng với người bệnh sau phẫu thuật thay khớp háng Bipolar có vai trò rất quan trọng
đối với kết quả phẫu thuật.

THE RESULTS OF NURSING HEALTH CARE AND FUNCTION
RECOVERY AFTER SURGERY FOR PARTIAL HIP REPLACEMENT OF
THE ELDERLY AT 108 MILITARY CENTRAL HOSPITAL
Nguyen Thi Thanh Dieu
et all

Abstract
Background: This nursing health care and function recovery after surgery for Bipolar
partial hip replacement is very important. This research was on nursing health care and
function recovery after surgery for Bipolar partial hip replacement of 45 patients at
Military Institute of Trauma and Orthopaedics, 108 Military Central Hospital.
Material and methods: There were 45 patients (9 males and 36 females) were operated
for Bipolar partial hip replacement at Military Institute of Trauma and Orthopaedics,
108 Military Central Hospital. Their average age at time of surgery is 77.6 (from 61 to
90 years old). All patients were under the nursing health care and post-surgery function
recovery following proper procedure.
The results: The research kept track of 44 patients with 45 joints. The tracking period
lasts 9 months on average, from 4 months to 13 months. The research shows the results
of 92.8% of Good and Very Good.
Conclusions: The nursing health care and function recovery after surgery for Bipolar
partial hip replacement make a great contribution to the operation results.
Phản biện khoa học: TS. Đinh Ngọc Sơn

320


I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Thay khớp háng bán phần Bipolar là phương pháp đem
lại hiệu quả cao trong điều trị tổn thương thoái hoá khớp do
nhiều nguyên nhân cũng như đối với gãy cổ xương đùi. Đây
là loại phẫu thuật đặc biệt, có những đặc điểm riêng biệt, đòi
hỏi phải thực hiện tốt công tác theo dõi săn sóc điều dưỡng
và tập luyện phục hồi chức năng sau mổ. Ở Việt Nam, hàng
năm có rất nhiều bệnh nhân cao tuổi được phẫu thuật thay
khớp háng bán phần Bipolar. Theo nhiều nghiên cứu trong
nước, kết quả điều trị phẫu thuật này rất khả quan.
Tại Viện Chấn thương Chỉnh hình của Bệnh viện viện
Trung ương Quân đội 108 (TƯQĐ 108), loại phẫu thuật
thay khớp háng bán phần Bipolar đã được tiến hành từ
năm 1991 và ngày càng phát triển. Tại đây, có nhiều bệnh
nhân được phẫu thuật thay khớp háng bán phần Bipolar và
được chăm sóc, luyện tập vận động phục hồi chức năng
sau mổ đạt chất lượng cao, giảm tiểu tàn phế, kéo dài tuổi
thọ cho bệnh nhân cao tuổi.
Trong báo cáo này, chúng tôi xin trình bày về kết quả
và những kinh nghiệm công tác điều dưỡng trong theo
dõi săn sóc, luyện tập phục hồi chức năng ở 45 bệnh nhân
(BN) sau phẫu thuật thay khớp háng bán phần Bipolar
trong thời gian từ tháng 1/2013 đến 2/2014.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
45 BN được thay khớp háng bán phần tại Viện Chấn
thương Chỉnh hình (CTCH), Bệnh viện TƯQĐ 108 từ
tháng 1/2013 đến tháng 2/2014. Thời gian theo dõi kết quả
từ 4 tháng đến 13 tháng, trung bình là 9 tháng

Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:
- BN có chỉ định thay khớp háng, được phẫu thuật thay
khớp háng Bipolar (qua ý kiến hội chẩn, thông qua mổ của
Viện Chấn thương Chỉnh hình).
- Sức khoẻ cho phép phẫu thuật được.
- Tự nguyện xin được tham gia nghiên cứu và cam
đoan hợp tác tốt sau phẫu thuật

2.2. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu tiến cứu, không đối chứng.
Các BN được chăm sóc, theo dõi luyện tập phục hồi
chức năng dưới sự hướng dẫn của điều dưỡng trưởng theo
quy trình thống nhất. Nội dung nghiên cứu bao gồm những
nội dung như sau:
2.2.1. Lập sổ đăng ký số bệnh nhân

Đặc biệt chú trọng địa chỉ chính xác khi cần liên lạc
với bệnh nhân.
2.2.2. Lập kế hoạch theo dõi và chăm sóc bệnh nhân
toàn diện sau phẫu thuât
Bao gồm các nội dung sau:
2.2.2.1 Theo dõi, săn sóc sau mổ
+ Vận chuyển BN từ bàn mổ sang cáng, từ cáng sang
giường và ngược lại đúng kỹ thuật, không để hai chân
khép. Đặt gối mềm để dạng 2 chân với góc từ 40º- 45º. Kê
đệm gối dưới gót chân để căng cơ tứ đầu đùi.
+ Theo dõi toàn thân: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nước
tiểu, cảm giác đau...
+ Theo dõi tại chỗ: băng vết mổ, dẫn lưu ổ mổ, màu sắc
và hồi lưu mao mạch cũng như vận động, cảm giác ở các

ngón chân của chi bên mổ.
+ Theo dõi chế độ dinh dưỡng: chế độ ăn, số lượng
nước uống, dịch truyền.
+ Tiêm truyền thuốc theo y lệnh, thực hiện 3 kiểm tra,
5 đối chiếu.
+ Theo dõi chăm sóc đề phòng tai biến, biến chứng sau
phẫu thuật như: trật khớp, tắc mạch chi dưới, nhiễm khuẩn
nông hay sâu ở vết mổ, viêm phổi, loét điểm tỳ, táo bón,
teo cơ, cứng khớp, suy dinh dưỡng…
Cần chú ý đối với những BN có bệnh nội khoa mãn tính.
2.2.2.2. Hướng dẫn tập vận động, phục hồi chức năng
sau mổ
+ Ngày thứ nhất: Bất động tại giường, sau 6 tiếng, điều
dưỡng viên hướng dẫn BN tự căng trương lực cơ tứ đầu
đùi và gấp duỗi cổ bàn chân, luyện tập các khớp tự do và
được tập ngồi dậy sau khi đã có kết quả chụp x quang
+ Ngày thứ 2: Tập đứng dậy, tập đi với sự trợ giúp của 2
nạng nách và người giúp đỡ. Ban đầu đứng tại chỗ, ngẩng
cao đầu và hít sâu thở đều. Nếu BN không hoa mắt chóng
mặt có thể cho tập đi ngay. Lần đầu chỉ đi từ 5-7 bước.
+ Ngày thứ 3, thứ 4: Tập đi với 2 nạng nách, chân đi
giày vải có buộc dây. Đi trong buồng bệnh, khoảng cách
từ 10-15 mét và từ 2-3 lần trong ngày.
+ Ngày thứ 5 trở đi: Hướng dẫn BN tập lên xuống cầu
thang và tập các động tác sinh hoạt hàng ngày: Tập lấy các
dị vật dưới thấp; tập lên giường và xuống giường; tiếp tục
tập đi trong hành lang của khoa với khoảng cách tăng dần
tùy theo sức khỏe của từng BN. Thường ngày thứ 7 khi
BN tự đi lại với sự trợ giúp của 2 nạng nách, và cho BN
xuất viện.

Ngoài ra tiếp tục yêu cầu BN tập tăng trương lực cơ,
tập gấp duỗi khớp cổ chân và cả khớp gối tại giường trong
suốt quá trình luyện tập tại nhà.
Phần 5: Điều dưỡng
321


TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2014

2.2.2.3 Hướng dẫn tập phục hồi chức năng, có
chế độ lao động và sinh hoạt phù hợp khi ra viện

nhưng điều dưỡng thực hiện việc gọi BN, tham gia
cùng bác sỹ khám và đánh giá kết quả.

- Sau 3 tuần: bỏ 1 nạng và bắt đầu tập các bài tập
nâng cao (tập với dây co giãn, tập trên xe đạp tĩnh).

Kết quả phục hồi chức năng được đánh giá theo
thang điểm Mele d’Aubigné chia làm 4 loại như sau:

Tập đi bộ với sự hỗ trợ của 1 nạng khi BN lấy lại
được thăng bằng thì bỏ nạng, đi dần đoạn đường từ
ngắn đến dài, đi thường xun 20- 30 phút, 3-4 lần
trong tuần.

Rất tốt: Khớp háng khơng đau khi đi lại tỳ nén biên
độ gấp trên 90 độ, dạng tối đa. BN có thể tự mang dày,
cởi tất, có thể mang xách nặng như trước phẫu thuật.
Tốt: Cũng giống như trên nhưng khi đi bộ thỉnh

thoảng cần một nạng để hỗ trợ.

- Các động tác khơng nên làm sau phẫu thuật thay
khớp háng:

Vừa: Chức năng vận động thụ động của khớp tốt
nhưng BN ln phải có một nạng hỗ trợ, đau vừa khi
đi lại.

+ Khơng gấp khớp háng q 90 độ
+ Khơng bắt chéo chân thay khớp sang chân lành.

Xấu: Đau thường xun phải dùng thuốc giảm
đau, khơng đi lại được hoặc rất khó khăn, cần người
trợ giúp.

+ Khơng xoay bàn chân vào trong q mức để
tránh xoay ngồi khớp nhân tạo
+ Các mơn thể thao BN sau khi thay khớp háng
được chơi là: đi bộ, đạp xe tại chỗ, bơi lội, tập thể dục
và chèo thuyền.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

- Tái khám theo hẹn của phẫu thuật viên và điều
dưỡng phục hồi chức năng. Nếu có biểu hiện bất
thường như đau, sưng nề vùng khớp háng, buốt các
đầu chi… thì phải đến bệnh viện kiểm tra ngay.

3.1. Đặc điểm đối tượng:

- 45 bệnh nhân, có 28 BN được thay khớp háng
T, 15 BN được thay khớp háng P, có 01 bệnh nhân
thay khớp háng P trên bệnh nhân đã thay khớp háng
trái sau 4 năm, 01 BN thay 2 khớp. Tổng số ổ khớp
được thay là 46.

2.2.3. Kiểm tra và đánh giá kết quả
Cơng việc hẹn bệnh nhân do bác sỹ đảm nhiệm

Bảng1: Tuổi, giới. (n= 45)
Tuổi

61 - 70

71 - 80

>80

Tổng

Tỷ lệ%

Nam

3

4

2


9

20

Nữ

3

20

13

36

80

Tổng

6

24

15

45

100

13,3


53,4

33,3

100

Giới

Tỷ lệ%

- Tuổi từ 61 đến 90 (TB:77,6), lứa tuổi gặp nhiều nhất là từ 71-80 tỷ lệ 24/45 BN (53,4% )..
- BN nam là 9/45 (20%), BN nữ là 36/45 (80%), tỷ lệ nam/nữ là 1/3 lần
Bảng 2: Các bệnh lý và chấn thương khớp háng tính theo tuổi (n=45)
Tuổi

61 - 70

71- 80

>80

Tổng

Tỷ lệ%

6

18

12


36

80

Thoái hóa khớp háng

3

2

05

11,1

Khớp giả, tiêu cổ chỏm

2

1

3

6,7

Hoại tử vô khuẩn chỏm xương

1

1


2,2
100

Bệnh lý chấn thương
Gãy cổ chỏm xương đùi

Tổng
Tỷ lệ%

322

6

24

15

45

13,3

53,4

33,3

100


Quan sát bảng 2 ta thấy ngun nhân chủ yếu trong chỉ định phẫu thuật thay khớp háng bán phần là gãy cổ chỏm

xương đùi và thối hóa khớp 41/45 (91,1%). Ngồi ra, có các nguyễn nhân khác như: Khớp giả, tiêu cổ chỏm, hoại tử
vơ khuẩn khớp háng.

3.2. Thực hiện quy trình chăm sóc điều dưỡng
Bảng3. Các bệnh lý nội khoa kết hợp (n=45).
Bệnh lý

Tăng
huyết áp

Tăng huyết
áp có BMMN

Tiểu
đường

Tim
mạch

Lao
phổi

Cộng

8

2

5


3

1

18

17,7%

4,4%

12,2%

6,7%

2,2%

22,2

Số lượng
Tỷ lệ%

Số liệu bảng trên cho thấy tổng số BN có bệnh nội khoa kết hợp là 18/45 BN (40%). Trong đó: số BN mắc bệnh cao
huyết áp chiếm tỷ lệ 10/45 BN (22,2%). Tồn bộ số BN này đều được điều trị ổn định trước khi phẫu thuật và được theo
dõi mạch, huyết áp rất chặt chẽ trong thời gian nằm viện cũng như hướng dẫn khi ra viện về gia đình.
Bảng 4: Thực hiện quy trình theo dõi, chăm sóc sau phẫu thuật (n= 45)
Quy trình theo dõi, chăm sóc sau mổ

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %


Được đặt gối mềm giữa 2 khớp gối

44

97,7%

Vận chuyển đúng kỹ thuật

43

95,5%

Theo dõi toàn thân: mạch, nhiệt độ, huyết áp, xét nghiệm máu, cảm
giác đau sau mổ…

45

100%

Theo dõi tại chỗ: băng, dẫn lưu, màu sắc, hồi lưu mao mạch, cảm giác,
vận động chi bên mổ…

43

94,4%

Theo dõi tai biến, biến chứng: trật khớp, tắc mạch, nhiễm khuẩn, loét,
táo bón…


41

91,1%

Tỷ lệ bệnh nhân được theo dõi các biến chứng như trật khớp, tắc mạch, nhiễm khuẩn và táo bón sau phẫu thuật thấp
hơn theo dõi các biến chứng khác.
Bảng 5: Kết quả dẫn lưu vết mổ trong 24 giờ đầu (n= 45)
Dẫn lưu (ml)

Số lượng

Tỷ lệ %

Ghi chú

80 - 100

24

53,4

5

100 - 150

15

33,3

12,2%


150 - 200

6

13,3

Cộng

45

100

Số liệu bảng trên cho thấy phần lớn BN sau phẫu thuật
có lượng dịch dẫn lưu khoảng từ 80 đến 100 ml trong 24h
đầu (53,4%)
* Kết quả xét nghiệm máu sau mổ (n=45)

* Hướng dẫn tập vận động sau phẫu thuật (n= 45):
+ 45 BN được luyện tập thụ động ngay sau mổ.
+ 43 BN (95,5%) được luyện tập chủ động giờ thứ 7
sau mổ.

Có 6 BN (13,3%) Huyết sắc tố <100 g/l cần phải
truyền máu

+ 1 BN (2,2%) được luyện tập chủ động từ ngày thứ 2
sau mổ (sau mổ về BN có cao HA 190/100) ).

Có 39 BN (96,7%) Huyết sắc tố > 100g/l chưa cần phải

truyền máu

+ 1 BN (2,2%) được luyện tập chủ động từ ngày thứ 21
sau mổ. Thời gian nằm viện, tất cả 45 BN được kỹ thuật
Phần 5: Điều dưỡng
323


TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2014

viên trực tiếp hướng dẫn và luyện tập 3 lần/ngày, mỗi
lần từ 30 phút - 1 giờ. Sau đó BN tiếp tục tự luyện tập
với sự hỗ trợ của 2 nạng nách hoặc khung tập đi và
ra viện từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 22 sau mổ.
* Hướng dẫn tập tỳ nén (n= 45):
+ 43 BN (95,5%) được hướng dẫn tập tỳ nén sau
mổ 3 - 4 tuần, có sử dụng 1 nạng. Sau 6 đến 8 tuần có
thể bỏ nạng.
+ 1 BN cho tập tỳ nén chậm hơn sau 3 - 4 tuần vì
lý do: BN bị gãy nứt thành xương đùi, phải buộc ổ
gãy bằng các vòng đai thép khi tiến hành thay khớp.
+ 1 BN cho tập tỳ nén sau 6 tuần vì lý do BN có
kèm tổn thương khớp cổ chân và sức cơ yếu

3.3. Kết quả gần

Tất cả các BN đều đạt biên độ vận động khớp háng và
gối trong giới hạn cho phép. Các BN chưa tự đi lại được
là những BN gãy rạn thân xương đùi, và sức cơ yếu.
- Các BN đều được ra viện từ ngày thứ 7 đến ngày

thứ 22, trung bình là 10,4 ngày

3.4. Kết quả xa
Đánh giá kết quả dựa vào khám lâm sàng đánh
giá chức năng vận động của khớp háng nhân tạo theo
mức độ hồi phục các hoạt động sinh hoạt.
Kiểm tra đánh giá kết quả xa được thực hiện ở 44
BN với 45 ổ khớp. Kết quả cho thấy:
- 42/44 BN (95,4%) đạt biên độ gấp khớp háng
đạt từ 900 trở lên. Các NB này đi lại, sinh hoạt gần
như bình thường.

Được đánh giá dựa vào lâm sàng, X quang và tập
vận động:

- 41/44 BN (93,2%) khơng đau hoặc đau ít nhưng
khơng ảnh hưởng đến sinh hoạt.

- 4 BN có mất máu nhiều sau mổ đều được điều
dưỡng phát hiện sớm, báo bác sỹ xử trí kịp thời.

- 41/44 BN (93,2%) đi lại vững hoặc hơi khập
khiễng.

- 1 BN bị tắc dẫn lưu ổ mổ đều được phát hiện và
xử trí sớm.

- 36/44 BN (82%) có thể lên xuống cầu thang bình
thường, khơng cần vịn tay; 7 BN lên xuống cầu thang
được nhưng phải vịn tay, các BN này tuổi cao, sức cơ

yếu, thay hai khớp; 01 BN lên xuống cầu thang rất
khó khăn, phải dùng khung hỗ trợ.

- 9 BN bí đái đều được phát hiện sớm và xử trí
kịp thời.
- 45 BN được chụp X.quang ngay sau mổ , tất cả
khơng có biến chứng trật khớp.
- 2 BN có viêm tắc tĩnh mạch sâu, được phát hiện
sớm và báo cáo bác sỹ điều trị.
- 44 BN được cắt chỉ sau mổ 14 ngày, vết mổ liền
sẹo kỳ đầu.
- 1 BN nhiểm khuẩn sâu, gây viêm rò kéo dài.
- Có 43/45 bệnh nhân có thể tự đi lại trên nạng
trước khi xuất viện.

- 41/44 BN (93,2%) BN đi giầy, tất dễ dàng; 03
BN đi giầy, tất khó khăn do đau
- 10/44 BN (22,7%) BN đi lại thỏa mái, khoảng
1 km; 33/44 BN (75%) có thể đi lại trong phạm vi
100-500m.; 01/44 BN (2,3%) chỉ đi lại trong phòng,
khơng có BN nào phải nằm tại chỗ.
* Đánh giá kết quả chung
Dựa vào chỉ số của Merle D’ Aubigné- Postel
chúng tơi đánh giá kết quả chung như sau:

Bảng 1: Tuổi, giới. (n= 45)
Kết quả

Rất tốt


Tốt

Trung bình

Xấu

Cộng

Số lượng

23

18

2

1

44

52,3

40,9

4,5

2,3

100


Tỷ lệ %

Kết quả kiểm tra 44 BN với thời gian theo dõi
trung bình là 9 tháng:
Rất tốt và tốt là 41 BN chiếm 93,2 %; trung bình
là 2 BN chiếm 4,5 %; xấu là 01 BN chiếm 2,3%.
Biến chứng:
- Có 01 BN sai khớp chỏm bật ra ngồi hõm ngày
324

thứ 10 sau mổ, khi bệnh nhân xuất viện ngày thứ 2.
BN phải vào viện mổ đặt lại khớp. Hiện tại BN này
đạt kết quả tốt .
- Có 01 BN nhiễm khuẩn vết mổ sau 2 tháng
(2,7%), bị phá rò, nhiễm khuẩn rộng phải tháo bỏ
khớp nhân tạo sau 6 tháng thì vết mổ liền sẹo


IV. BÀN LUẬN
4.1 Đặc điểm của đối tượng: tuổi, giới, nguyên
nhân phải thay khớp.
Theo nhiều tác giả nước ngoài, nói đến thay khớp háng
nói chung, thay khớp háng bán phần nói riêng, tuổi của
BN được thay chỏm Bipolar xương đùi trung bình là 7080 tuổi và tỷ lệ nữ > nam. Nghiên cứu của chúng tôi cũng
tương đồng như các tác giả. Nghiên cứu của chúng tôi:
tuổi trung bình 77,6 tuổi, tuổi thấp nhất là 61 và tuổi cao
nhất là 90 tuổi.
Bệnh nhân nam và nữ chênh nhau rõ rệt; với nữ là 80%,
nam chỉ chiếm 20%, tỷ lệ nam/nữ là 1/3. Ở người cao tuổi,
nhóm BN thay khớp do gãy cổ xương đùi và thoái hóa

khớp khá cao. Theo các tác giả trên thế giới ở BN trên 60
tuổi do tình trạng thưa xương, loãng xương nhất là ở phụ
nữ tiến triển nhanh hơn vì vậy gãy cổ xương đùi ở nữ cao
tuổi nhiều hơn nam cao tuổi 4-5 lần vậy nghiên cứu của
chúng tôi là phù hợp. Đây cũng là nội dung cần quan tâm
để có thể động viên phụ nữ ở tuổi này nên đi khám bệnh,
đo độ loãng xương và có kế hoạch bổ xung can xi và dùng
thuốc dự phòng loãng xương nhằm hạn chế tỷ lệ thay khớp
bán phần do gãy cổ xương đùi hoăc thoái hóa khớp...

4.2. Công tác theo dõi, săn sóc sau mổ
Phẫu thuật thay khớp háng đòi hỏi phải tuyệt đối vô
khuẩn trong mổ. Do vậy, việc chuẩn bị trước mổ để đảm
bảo toàn thân và vùng mổ sạch sẽ là rất quan trọng, ảnh
hưởng nhiều đến đảm bảo vô khuẩn trường mổ. Đây là
một trong những yếu tố quyết định thành công của phẫu
thuật, nhiều tác giả đã nhấn mạnh vấn đề này [4],[5].
Về phần mình, chúng tôi luôn thực hiện chặt chẽ chế
độ giữ vô khuẩn vùng mổ bằng tắm rửa, đánh chải kỹ
da, băng vô khuẩn. Do đó, kết quả sau mổ cho thấy tỷ lệ
nhiễm khuẩn vết mổ là thấp (01/45 BN). Điều này phần
nào cho thấy vai trò rất quan trọng của công tác chuẩn bị
BN trước mổ.
Những tai biến, biến chứng thường xảy ra trong 48 giờ
đầu sau mổ. Các biến chứng thường gặp là: Trật khớp,
mất máu, suy hô hấp ở những bệnh nhân có tiền sử bệnh
lý phối hợp, tắc mạch chi, nhiễm trùng vết mổ… Trong
những giờ đầu sau phẫu thuật, việc theo dõi chảy máu là
rất cần thiết [2], [3]. Trong nghiên cứu này, có 4 BN được
phát hiện chảy máu nhiều sau mổ dựa trên quan sát màu

sắc xanh của da và niêm mạc mắt, tần số mạch nhanh,
huyết áp thấp dần, máu chảy nhiều qua ống dẫn lưu ổ
mổ. Khi xét nghiệm huyết học, hồng cầu, huyết sắc tố và
hematocrit đều thấp. Về xử trí, chúng tôi đã băng ép vùng
mổ, kịp thời báo cáo bác sỹ cho truyền máu và dung dịch

thay thế máu... nên đã nhanh chóng giải quyết tình trạng
thiếu máu có kết quả.
Kỹ thuật vận chuyển BN để phòng trật khớp cũng rất
quan trọng. Chúng tôi luôn cần có 3 người để làm nhiệm
vụ này, phân công như sau: 1 người đỡ phần đầu và vai, 1
người đỡ phần khớp háng và chậu hông, 1 người đỡ 2 chân
BN. Như vậy, khi di chuyển bệnh nhân (từ bàn mổ sang
cáng, từ cáng sang giường bệnh), tư thế BN luôn luôn
được giữ thẳng, 2 chân luôn dạng và có gối mềm đi kèm.
Đề phòng tắc mạch chi, tất cả các BN của chúng tôi đều
được tập cử động khớp cổ chân, các ngón chân, xoa bóp
lý liệu từ các đầu chi dọc lên khớp háng. Nếu BN có hiện
tượng chi nề, lạnh, đau buốt báo bác sỹ cho dùng thuốc
dự phòng tắc mạch. Chúng tôi gặp 2 BN có viêm tắc tĩnh
mạch sâu, do được phát hiện và điều trị sớm nên đã nhanh
chóng điều trị với kết quả tốt.
Việc theo dõi và điều trị những bệnh lý kèm theo cũng
hết sức quan trọng, góp phần vào sự thành công của phẫu
thuật. BN của chúng tôi đều lớn tuổi, nhiều BN mắc các
bệnh mạn tính như lao phổi, tăng huyết áp, đái tháo đường,
tim mạch... Do đó, mặc dù các bệnh kèm theo đã được điều
trị ổn định từ trước mổ nhưng vẫn luôn được phối hợp với
các chuyên khoa để theo dõi và điều trị duy trì sau mổ kết
hợp nếu cần nhằm đề phòng bệnh tái phát hoặc bùng phát.


4.3. Hướng dẫn luyện tập phục hồi chức năng
Chúng tôi thực hiện cho bệnh nhân dùng thuốc giảm
đau theo giờ. Trong ngày đầu và ngày thứ 2 dùng thuốc
đường tiêm, từ ngày thứ 3 trở đi dùng đường uống. Quy
trình dùng thuốc như vậy giúp bệnh nhân thấy đỡ đau rất
nhiều, vì vậy thuận lợi cho việc luyện tập và phục hồi sức
khỏe sau mổ.
Có 43/45 BN với diễn biến sau mổ được đánh giá là
tốt, vết mổ liền sẹo kỳ đầu, cắt chỉ sau mổ từ 14 ngày và
thời gian nằm viện trung bình là 10,4 ngày. Tất cả các BN
đều được chúng tôi hướng dẫn luyện tập sau mổ. Ngay sau
mổ, chúng tôi giữ khớp háng BN ở tư thế dạng 400 bằng
đặt gối ôm giữa 2 chân, đặt một gối mềm ở dưới gót chân
bên phẫu thuật để căng trương lực cơ và chi luôn được
kê cao. Sau mổ 6 giờ, BN được hướng dẫn tập chủ động
với các động tác lên gân cơ tứ đầu đùi, các cơ cẳng chân,
gấp duỗi cổ chân và nhất là phải tập nhấc gót lên khỏi mặt
giường và thẳng gối.
Từ ngày thứ 2 trở đi, BN được tập đứng lên và đi với
sự trợ giúp của nạng nách, khung tập đi hay sự hỗ trợ của
người khác. Chân bên phẫu thuật được tỳ nén tăng dần,
việc cho BN tập đi và tỳ nén sớm phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như: tai biến trong mổ, tình trạng toàn thân của BN,
Phần 5: Điều dưỡng
325


TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2014


ngưỡng chịu đau của BN... Nếu như có biến chứng
gãy xương đùi hoặc sức cơ yếu thì việc tập đi và tỳ
nén cũng cần chậm lại. Ở những BN có tình trạng
toàn thân yếu hoặc mắc các bệnh mãn tính thì việc
tập luyện phải nhẹ nhàng và có người luôn trợ giúp.
Chúng tôi thấy tập vận động ngay sau mổ sẽ đem lại
kết quả tốt nhất vì hầu hết các BN trước khi mổ thay
khớp háng đều bị hạn chế hay mất vận động. Do vậy,
nếu để nằm bất động lâu có thể xảy ra nhiều biến
chứng như: viêm phổi ứ đọng, viêm đường tiết niệu,
loét các điểm tỳ v.v…
Tập vận động sớm sẽ làm cho BN thoát khỏi tình
trạng bất động lâu ngày, làm cho tinh thần thoải mái
hơn, ăn, ngủ ngon hơn và chóng hồi phục hơn. Tuy
nhiên, với BN gặp tai biến trong phẫu thuật như nứt
vỡ xương đùi thì chúng tôi chỉ cho tập vận động sau
phẫu thuật 4 - 6 tuần. Với một số BN khác, chúng
tôi cũng cho tập vận động chậm lại khi có tình trạng
chảy máu sau mổ nhiều hơn bình thường...

4.4. Biến chứng
Sai khớp sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật, khớp háng phải được bất động ở
tư thế duỗi háng, dạng và xoay ngoài để phòng tránh
sai khớp. Đội ngũ điều dưỡng viên phải có kiến thức
chuyên khoa sâu và thực hiện đúng phương pháp khi
vận chuyển bệnh nhân thay khớp cũng như tư vấn
dặn dò bệnh nhân về những điều không được làm sau
thay khớp.
Trong lô nghiên cứu có một bệnh nhân sai khớp

sau mổ ngày thứ 10, bệnh nhân bị bật khớp ra khỏi
ổ khớp khi ra viện được 2 ngày sau khi bệnh nhân

đi ngoài ngồi hố xí bệt thấp. Bệnh nhân được nhập
viện và được mổ đặt lại khớp háng, sau 10 ngày bệnh
nhân ổn định, kết quả tốt. Qua tìm hiểu thấy nguyên
nhân sai khớp là do bệnh nhân không tuân thủ hướng
dẫn của thầy thuốc, mặt khác việc hướng dẫn dặn dò
bệnh nhân khi ra viện còn qua loa đại khái, thiếu tỷ
mỉ. Đây là vấn đề cần rút kinh nghiệm về việc tư vấn
hướng dẫn kỹ bệnh nhân và gia đình bệnh nhân trước
khi người bệnh xuất viện.

V- KẾT LUẬN
Nghiên cứu đánh giá kết quả công tác điều dưỡng:
Theo dõi, chăm sóc, luyện tập phục hồi chức năng
ở 45 bệnh nhân được phẫu thuật thay khớp háng
Bipolar tại Viện Chấn thương - Chỉnh hình, Bệnh
viện Trung ương Quân đội 108: 92,8% bệnh nhân
được đánh giá kết quả phục hồi chức năng sau phẫu
thuật đạt kết loại tốt và rất tốt.
Qua kết quả trên chúng tôi nhận thấy công tác theo
dõi chăm sóc và hướng dẫn luyện tập phụ hồi chức
năng vận động của điều dưỡng với người bệnh sau
phẫu thuật thay khớp háng Bipolar có vai trò rất quan
trọng đối với kết quả phẫu thuật. Do vậy, yêu cầu
khi bệnh nhân được phẫu thuật thay khớp háng cần
theo dõi, chăm sóc sau mổ chặt chẽ để kịp thời phát
hiện và xử trí những biến chứng. Đồng thời, hướng
dẫn BN tập luyện tích cực, đúng quy trình, quy cách

nhằm nhanh chóng hồi phục sức khoẻ chung và chức
năng của chi thể. Mối quan hệ giữa điều dưỡng với
bác sỹ, giữa điều dưỡng với BN là mối quan hệ hiệp
đồng trong công tác theo dõi, chăm sóc và tập vận
động phục hồi chức năng sau mổ.

Tài liệu tham khảo
1.

Điều dưỡng Ngoại khoa, Chăm sóc bệnh nhân mổ
xương khớp. Bộ y tế - Vụ khoa học và đào tạo. 1996; 170
-175.

2.

Adelin Chu Yee Mei, Vai trò của y tá trong thay khớp
háng, khớp gối toàn phần. Lớp tập huấn chăm sóc y tế
phục hồi sau mổ thay khớp háng, khớp gối. Bệnh viện
Việt Đức, Hà Nội.

3.

326

Adeline Chu Yee Mei, Đào tạo và chuẩn bị bệnh nhân
trước mổ thay khớp háng. Lớp tập huấn chăm sóc y tế
phục hồi sau mổ thay khớp háng, khớp gối. Bệnh viện
Việt Đức, Hà Nội.

4.


Nguyễn Tiến Bình, Nguyễn Văn Nhân, Nguyễn Ngọc
Liêm, Nguyễn Văn Tín, Lưu Hồng Hải, Nguyễn Quốc
Dũng, Kinh nghiệm 10 năm phẫu thuật thay khớp háng
tại Bệnh viện TWQĐ 108, Y học Việt Nam.2003, số đặc
biệt;75-80.

5.

Vũ Đức Lưu, Kết quả phẫu thuật thay khớp háng bán
phần BiPola có xi măng ở người cao tuổi tại Bệnh viện
Trương Quân đội 108. Luận văn chuyên khoa II, Học viện
Quân y. 2008.



×