Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đánh giá sự thay đổi chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật thay khớp háng tại Bệnh viện Việt Đức năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (918.54 KB, 9 trang )

ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
CỦA NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT THAY KHỚP
HÁNG TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC NĂM 2014
Trần Thị Vân Anh,
Nguyễn Thanh Hương
Bệnh viện Việt đức
Email:
neigh_anh @yahoo.com

Ngày nhận: 06 - 9 - 2014
Ngày phản biện: 22 - 9 -2014
Ngày in: 08 - 10 - 2014

TĨM TẮT
Nghiên cứu chất lượng cuộc sống (CLCS) của 115 người bệnh, mắc bệnh khớp háng
được phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo thông qua sử dụng bảng điểm SF36 (Bao
gồm 08 lónh vực cuộc sống) tại bệnh viện Việt Đức năm 2014. Bằng thiết kế nghiên
cứu dọc, kết hợp đònh lượng với đònh tính. Kết quả cho thấy: CLCS của người bệnh
đã tăng lên đáng kể giữa 3 thời điểm, nhập viện: 26,4; ra viện: 39,5 và khám lại sau 1
tháng: 61,6 (p<0.0001). Một số yếu tố liên quan với CLCS gồm: nam giới có sự thay
đổi CLCS cao hơn nữ (p<0.001); so với nhóm gãy cổ xương đùi nhóm bò hoại tử chỏm
xương đùi có sự thay đổi CLSC cao hơn (p<0.0001); nhóm người bệnh có BHYT có sự
thay đổi CLCS tốt hơn nhóm không có (p<0.001). Nghiên cứu đònh tính cũng khẳng
đònh các kết quả trên đồng thời còn đề cập đến những yếu tố khác có thể liên quan
đến sự thay đổi CLCS như: Tuổi người bệnh, hỗ trợ phục hồi chức năng và tinh thần,
dòch vụ cung cấp bữa ăn trong bệnh viện, tư vấn của cán bộ y tế.

Assessment of quality of life of patient after THA in Viet
Duc Hospital in 2014
Tran Thi Van Anh,
Nguyen Thanh Huong



Abstract
Research on quality of life (QoL) of 115 patients who suffered from hip osteoarthritis and
carrried out THA by using SF36 scoring (consists of 8 domains: physical functioning;
role limitations due to physical health; role limitations due to emotional problems;
energy/fatigue; emotional well-being; social functioning; pain; general health) in
Viet Duc Hospital in 2014. By Longitudinal research design combined qualitative
and quatitative method and show findings: QoL of patient significantly increase at 3
stages: Hospitalization: 26,4; Discharging from hospital: 39,5 and re-examination
after 1 month: 61,6 (p<0.0001). Some factors related to QoL, include: Changes in Qol
in men is higher than in women (p<0.001); Compared with femur-cervical fracture
group, changes in QoL avascular necrosis (osteonecrosis) of the head of the femur is
higher (p<0.0001); patients with health insurance goup make better changes in QoL
than group without health insurance (p< 0.001). Research results also affirm above
results and refer to other factors which concerned with changes in QoL, such as: patient
age, rehabilitation and emotional resolution support, food supply service in hospital,
consultancy of medical staff.

I ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay cùng với sự già hóa của dân số tồn cầu
thì các bệnh lý ở khớp háng gặp ngày càng nhiều, trong
đó gãy cổ xương đùi (GCXĐ) và thối hóa khớp háng

là những bệnh hay gặp nhất. Thống kê khác ở Mỹ, tỷ
lệ người mắc bệnh thối hóa khớp háng từ 80 đến 150
người/100.000 dân [1]. Ở Úc (2006) có hơn 16000 người
bệnh GCXĐ bị lỗng xương (Tỷ lệ 175 trên 100.000 dân)
Phản biện khoa học: PGS. TS. Nguyễn Xn Thùy
359



TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2014

trong đó nữ giới bị GCXĐ chiếm 3/ 4 so với nam
giới [2]. Tỷ lệ GCXĐ tăng lên đáng kể ở lứa tuổi trên
70 [3] [4]. Hiện nay ở Việt Nam rất tiếc là chưa có
thống kê chính thức về vấn đề này. Phẫu thuật thay
khớp háng (PTTKH) là chỉ định tối ưu cho những
người bệnh (NB) bị chấn thương hay mắc bệnh lý ở
chỏm hoặc cổ xương đùi mà mọi phương pháp điều
trị không đạt kết quả.
Cuộc sống và chất lượng sống của những NB này
bị ảnh hưởng trầm trọng do bị mất hoặc giảm chức
năng vận động, đau triền miên hoặc rất đau khi bị
GCXĐ và phải phụ thuộc vào thuốc giảm đau. Ngoài
ra mọi sinh hoạt cá nhân của họ đều phải phụ thuộc
vào người khác, tinh thần lo lắng, mệt mỏi, sức khỏe
giảm sút và chi phí cho điều trị, chăm sóc cũng rất
tốn kém. Mặt khác, khi được khám và có chỉ định
phẫu thuật rất nhiều NB e ngại và lo sợ sau phẫu thuật
chưa chắc đã hồi phục và đi lại được, nhiều người
cam chịu sống với bệnh tới cuối đời.
Tại viện Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện
Việt Đức, hàng năm phẫu thuật khoảng gần 500 ca
thay khớp háng [5]. Kỹ thuật thay khớp háng được
thực hiện theo hai phương pháp: Thay khớp háng
toàn phần cho những người bệnh tuổi còn trẻ và khả
năng vận động tốt hơn người cao tuổi và thay khớp
háng bán phần dành cho những người bệnh cao tuổi
[4]. Các phẫu thuật viên (PTV) quan tâm và nghiên

cứu khá nhiều về kỹ thuật - phương pháp - kết quả
sau PTTKH. Tuy nhiên nghiên cứu về chất lượng
cuộc sống ( CLCS) của người bệnh lại chưa được
thực hiện nhiều ở Việt Nam nói chung và chưa có
ở bệnh viện Việt Đức (BVVĐ) nói riêng. Trong khi
đó trên Thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu đánh
giá sự thay đổi CLCS của người bệnh sau thay khớp
háng, thay khớp gối như Veljko Santie (2012) thực
hiện tại Croatia đánh giá CLCS cho 74 người bệnh
sau PTTKH bằng bộ công cụ SF36, kết quả có sự
cải thiện đáng kể CLCS sau 01 năm kể từ khi phẫu
thuật [6]. Nghiên cứu CLCS của người bệnh trước
và sau PTTKH là rất quan trọng để đưa ra những
bằng chứng cụ thể với mục đích: (1) Giúp cho người
bệnh và bác sỹ lựa chọn những quyết định phù hợp
cho điều trị; (2) Đánh giá được hiệu quả sau phẫu
thuật và chăm sóc người bệnh; (3) Xác định những

360

biện pháp hỗ trợ cho điều trị, phục hồi chức năng và
chăm sóc cho người bệnh PTTKH .

Nghiên cứu này sẽ cung cấp những bằng
chứng mới, cụ thể và khoa học làm cơ sở để đưa ra
những đề xuất hướng đến cải thiện chất lượng trong
điều trị và chăm sóc người bệnh thay khớp háng tại
bệnh viện Việt Đức nói riêng và các bệnh viện khác
có thực hiện PTTKH nói chung.


II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng; thời gian và thời điểm
nghiên cứu:
NB thay khớp háng, phẫu thuật viên, điều dưỡng.
Thu thập số liệu trong 03 tháng (Từ tháng 02- 05
năm 2014). Thời điểm: thu thập thông tin trước phẫu
thuật lần 1(Khi người bệnh mới nhập viện) và sau
phẫu thuật lần 2 và lần 3 tương ứng (khi xuất viện và
sau 01 tháng người bệnh đến khám lại).

2.2 Thiết kế nghiên cứu dọc: kết hợp
nghiên cứu định lượng và định tính.
2.3 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu:
Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng 115 người
bệnh đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn lựa chọn, đồng ý
tham gia nghiên cứu và đảm bảo phỏng vấn đủ 03 lần.
Cỡ mẫu phỏng vấn cho định tính: Thực hiện 03
cuộc phỏng vấn sâu (PVS): Người bệnh, phẫu thuật
viên và nhóm điều dưỡng chăm sóc.

2.4 Xử lý số liệu:
Số liệu định lượng nhập bằng phần mềm Epi
Data 3.1, xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 và phần
mềm STATA 12.0. Sử dụng kiểm định t ghép cặp
(Paired – Samples T test) để so sánh điểm trung
bình thay đổi CLCS. Mô hình GEE để kiểm soát
yếu tố nhiễu, yếu tố cụm, yếu tố đo lường lặp lại và
tìm các yếu tố liên quan.
Số liệu định tính: Được quản lý, tiến hành gỡ

băng, mã hóa và phân tích theo chủ đề

2.5 Cách tính điểm CLCS:
Cấu trúc bảng câu hỏi SF-36 [7]


Lónh vực

Sức khỏe
thể chất

Sức khỏe
tinh thần

Vấn đề

Số câu hỏi

Số thứ tự câu hỏi

Chức năng thể lực

10

3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12

Những hạn chế hoạt động do thể lực

4


13, 14, 15, 16

Những hạn chế hoạt động do vấn đề tinh thần

3

17, 18, 19

Sức sống

4

23, 27, 29, 31

Sự thoải mái về tinh thần

5

24, 25, 26, 28, 30

Hoạt động xã hội

2

20,32

Cảm giác đau

2


21, 22

Tình trạng sức khỏe chung

6

1, 2, 33, 34, 35 và 36

Nguồn: The RAND 36 - Item Health Survey, Version 1.0
Bảng câu hỏi đánh giá CLCS người bệnh trước và sau PTTKH được xây dựng theo bộ cơng cụ SF-36, gồm 36 câu
hỏi được qui đổi thành điểm định lượng đề cập đến 8 chủ đề sức khỏe. Mỗi lĩnh vực CLCS được đánh giá từ 0- 100
điểm. Tổng số điểm CLCS bằng điểm trung bình cộng của 8 lĩnh vực cuộc sống, đánh giá CLCS theo các mức sau: 0
- 25 điểm: CLCS kém. 26- 50 điểm: CLCS trung bình kém; 51 - 75 điểm: CLCS trung bình khá; 76 - 100 điểm: CLCS
khá tốt, tốt.

III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1 Thơng tin chung về đối tượng nghiên cứu:
Bảng 3.1 Thơng tin về đặc điểm cá nhân (tuổi, giới) của các đối tượng ( n=115)
Nội dung

Tần số

Tỉ lệ %

Tuổi
< 30 tuổi

08

7,0


30 - 49 tuổi

32

27,8

50 - 69 tuổi

55

47,8

# 70 tuổi

20

17,4

Trung bình tuổi (Mean ± SD)

54,5 ± 11,98

Tuổi thấp nhất và cao nhất

19 - 87

Giới
Nam


80

69,6

Nữ

35

30,4

Thành thò

71

61,7

Nông thôn

44

38,3

Có BHYT

107

93,0

Tự chi trả


08

7,0

Nơi ở

Bảo hiểm y tế

Phần 5: Điều dưỡng
361


TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2014

Nhóm đối tượng nghiên cứu có ở hầu hết mọi lứa
tuổi từ tuổi trưởng thành (19 tuổi) đến cao nhất là 87
tuổi, độ tuổi trung bình là 54,5 ± 11,98 tuổi. Trong cơ
cấu tuổi của tồn bộ đối tượng nghiên cứu nhóm người
bệnh có độ tuổi từ 50- 69 chiếm nhiều nhất 47,8%.
Độ tuổi này tương đối trẻ so với thế giới: Nghiên cứu
Anakwe (Anh 2010) là 68, Tshonga (Hy lạp 2011)
72,6 và Veljiko Santie (Croatia 2012) 74,8…[6][8].
Phân bổ giới tính nghiêng về nam giới, nam giới
đơng gần gấp đơi nữ chiếm
60,6%. Tỷ lệ này tương đương với nghiên cứu
Veljiko Santie (Croatia 2012) 64,8% [6]. Một trong
những ngun nhân chênh lệch về tỷ lệ này có thể là
do đặc tính giới “Phụ nữ Việt Nam nói chung cam
chịu cho nên khi đến với chúng tơi thường là nặng
hơn là đàn ơng (PVS PTV). Đối tượng NB chủ yếu

sống ở nơng thơn chiếm 67% và người làm ruộng
chiếm tỷ lệ cao nhất (61,7%) “… gần đây tơi thấy ở

nơng thơn người ta bắt đầu có nhu cầu rồi. Trước đây
mình cứ bảo rằng chắc phải những người thành phố
thì người ta mới có điều kiện để TKH, bởi vì chi phí
cho TKH khơng phải là nhỏ” (TLN điều dưỡng). Mặc
dù chi phí cho phẫu thuật này là tương đối nhiều tiền.
Chi phí cho một bộ khớp háng nhân tạo dao động từ
45 triệu đến 80 triệu đồng chưa kể các khoản viện phí
và chi phí khác phải trả. Mức chi trả này là tương đối
cao so với thu nhập của người nơng dân. Tuy nhiên
nhờ có chính sách BHYT rất linh động, những người
có BHYT đã giảm bớt phần nào gánh nặng chi trả
cho điều trị. Chính vì thế mà tỷ lệ có BHYT rất cao
tới 93%. Như vậy nếu khơng có BHYT, việc tiếp cận
với PTTKH là rất khó khăn. Vì vậy, tham gia BHYT
là có lợi cho người dân theo ngun tắc “Người khỏe
hỗ trợ cho người ốm”. Do đó việc tun truyền để
người dân hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của
BHYT rất cần thiết cho nghành y tế.

Bảng 3.2 Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu (n=115)
Nội dung

Tần số

Tỉ lệ %

Chẩn đoán

Gãy cổ xương đùi

35

30,4

Hoại tử chỏm xương đùi

33

28,7

Bệnh lý cổ xương đùi

04

3,5

Thoái hóa khớp háng

43

37,4

< 01 tháng

24

20,9


Từ 1-> dưới 06 tháng

14

12,2

Từ 06-> 12 tháng

15

13,0

>12 tháng

62

53,9

Thay khớp háng toàn phần

99

86,1

Thay khớp háng bán phần

16

13,9


Thời gian mắc bệnh

Phương pháp phẫu thuật

Bệnh lý về thối hóa khớp háng chiếm nhiều nhất
là 37,4%. Gãy cổ xương đùi cũng chiếm một tỷ lệ rất
lớn là 30,4% và ít nhất là nhóm bệnh lý ở cổ xương
đùi chỉ có 3,5%. Nhóm người bệnh có thời gian mắc
bệnh từ một năm trở lên chiếm tới hơn 1/2 tổng số
đối tượng nghiên cứu (53,9%). Nhóm đối tượng có
thời gian mắc bệnh < 01 tháng chỉ gặp ở đối tượng
GCXĐ chiếm 20%. Bệnh thối hóa khớp háng là
bệnh tiến triển một cách từ từ chính vì thế mà người
362

bệnh phải chịu đựng đau đớn trong khoảng thời gian
rất dài, một số người bệnh có quan niệm khơng đúng
về bệnh, nên khơng đến cơ sở y tế mà lại đến gặp thầy
Lang để chữa trị “Em mắc bệnh này cách đây 3 năm
rồi, đầu tiên thấy cứ đau âm ỉ, râm ran, bứt dứt. Đi
điều trị ơng Lang, cắt thuốc nam, bắc rồi châm cứu
nữa đủ các kiểu rồi, chẳng khỏi mà bệnh ngày càng
nặng lên” (PVS người bệnh - 02). Rồi lại quan niệm
cổ hủ cho rằng phẫu thuật xong khơng đi lại được,


nhiều người bệnh đến bệnh viện thì đã quá lâu và muộn
“Khi tôi chưa được tiếp cận và chưa được đi mổ thì mọi
xung quanh cứ bảo là không thì người ta cứ bảo cái bệnh
này không mổ được đâu, cứ thế mà sống chung với lũ,

chính vì thế mà cứ chần chừ mãi (PVS người bệnh). Quan
điểm của PTV thì cho rằng “Đặc thù của người Việt Nam
mình là chịu đựng tốt ở chỗ khi nào người ta thấy bị bệnh
đến mức họ không làm ăn gì được, phải nằm một chỗ thì
họ mới đi khám bệnh, chứ còn gợn gợn đau một chút có
thể họ tặc lưỡi”. Mặt khác nguyên nhân người bệnh đến
khám muộn còn do sự thiếu hiểu biết về thông tin “Cái
tuyên truyền của ngành y tế mình chưa được tốt lắm, nó
chỉ tập chung ở các trung tâm y tế lớn mới làm được những
phẫu thuật này. Ở xa xa một chút nữa, đồng bằng bắc bộ

thôi thì họ cũng quan niệm chuyện TKH là ghê gớm lắm.
Họ nghĩ bây giờ lấy một cái khớp của họ ra, thay vào một
cái khớp nhân tạo thì không hiểu có đi được hay không.”
(PVS PTV).
Ngày điều trị trung bình: là 9,8 ± 3,26 ngày. Nhóm
GCXĐ nằm điều trị trung bình (11,8 ± 4,15 ngày) lâu nhất.
Nhóm TKHBP có số ngày nằm điều trị (13,3 ± 5,02) nhiều
hơn nhóm TKHTP.

3.2 Đánh giá sự thay đổi điểm CLCS sau
PT TKH
3.2.1 Mô tả điểm chất lượng cuộc sống của người
bệnh TKH

100
80
61.6

60

40
20

39.5
26.4

0

Biểu đồ 3.1 Điểm trung bình CLCS trước và sau phẫu thuật
Kết quả cho tổng thấy điểm trung bình CLCS tổng thể
của người bệnh TKH có sự cải thiện rõ rệt qua các thời
điểm đánh giá: Thời điểm nhập viện điểm trung bình CLCS

(Mean ± SD) chỉ đạt 26,4 ± 1,28, lúc ra viện là 39,5 ± 0,99
và tăng lên đáng kể sau một tháng 61,6 ±1,52 điểm.
3.2.2 Đánh giá sự thay đổi điểm trung bình CLCS

100
72,6

80
60
40
20
0

54,5

51,3
43,5


35,8
25,5

15,7
1,1 0,2
**H

19,7
5 0,9
**H

thần
Biểu đồ 3.2 Điểm trung bình CLCS theo lĩnh vực sức khỏe thể chất
Phần 5: Điều dưỡng
363


TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2014

Ở lĩnh vực sức khỏe về thể chất, nhìn chung điểm
CLCS các vấn đề sức khỏe đều tăng có ý nghĩa thống
kê ở thời điểm khám lại. Tuy nhiên, điểm chức năng
thể lực bao gồm khả năng đi lại,mang vác đồ vật...
giảm đi 10,3 điểm ở thời điểm trước ra viện so với khi
vào viện, có ý nghĩa thống kê p<0,001. Nguyên nhân
gây giảm thể lực ngoài lý do trải qua một cuộc phẫu
thuật lớn, mất máu mất sức nhiều, mà còn do nguyên
nhân khách quan nữa “Kỹ thuật mổ thì tôi không có
điều gì để nói rồi, tuy nhiên bệnh nhân đông quá, có

những hôm mới mổ xong đã phải nằm ghép rồi, vừa
bị đau, lại chật trội quá chẳng dám vận động, mà
bước xuống giường bệnh lại chạm phải cáng bênh
nhân khác, sợ vướng, sợ ngã, sợ nó trật cái khớp mới
thay nữa thì khổ” (PVS người bệnh). Khoa CTCH
2 có 70 giường bệnh vậy mà số lượng người bệnh
thường xuyên 80 đến 100, có khi vào những ngày
nghỉ con số này còn nhiều hơn nữa. Lượng người
bệnh phải nằm ghép tương đối nhiều, buồng bệnh thì
chật chội, phải đặt thêm cáng cho bệnh nhân nằm ở
cả lối đi nên không còn chỗ để người bệnh tập đi.
Đây là một nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng tới chất
lượng điều trị, chăm sóc và PHCN sau phẫu thuật,
hơn nữa nó còn ảnh hưởng tới tâm lý người bệnh và

100
80
60
40
20

dễ dàng nảy sinh phản ứng tiêu cực tới nhân viên y tế.
Nguyên nhân khác là việc hướng dẫn tập luyện của
nhân viên y tế chưa hợp lý, người bệnh được mổ đầu
tuần thường tập vận động, đi lại tốt hơn nhưng những
người mổ vào cuối tuần. Lý do thông thường sau 02
ngày phẫu thuật, người bệnh đã được bác sĩ hoặc kỹ
thuật viên PHCN hướng dẫn tập vận động. Tuy nhiên
vào ngày mổ vào ngày cuối tuần thì những ngày kế
tiếp lại vào ngày nghỉ nên việc hướng dẫn tập vào

những ngày này là không thể. Lực lượng điều dưỡng
chăm sóc trực tiếp cũng có tham gia vào hướng dẫn
người bệnh tập vận động, tuy nhiên công việc này
còn diễn ra lẻ tẻ, không thường xuyên, phương pháp
hướng dẫn chưa thống nhất và chỉ đa phần những
điều dưỡng có kinh nghiệm lâu năm mới hướng dẫn
người bệnh.
Vấn đề dinh dưỡng của người bệnh cũng bị hạn
chế. Bệnh viện chưa thực hiện được khẩu phần ăn
dành cho người bệnh phẫu thuật CTCH. Dinh dưỡng
phụ thuộc vào gia đình người bệnh, phụ thuộc vào
khả năng kinh tế của từng người bệnh nên việc nên
việc bổ sung dinh dưỡng cho phù hợp với bệnh lý là
chưa đầy đủ

88,5

81,9
76,5

68,7
56,5

54,8

19,7
6,1

74,6
61,7

28,9

15,5

0

Biểu đồ 3.3 Điểm trung bình CLCS theo lĩnh vực sức khỏe tinh thần
Về lĩnh vực sức khỏe tinh thần, ngoại trừ vấn
đề khả năng tham gia các hoạt động xã hội bị giảm
xuống còn 6,1 điểm ở thời điểm nằm viện, điểm
CLCS các vấn đề sức khỏe tinh thần khác đều tăng
và đạt mức cao nhất ở thời điểm khám lại. Đặc biệt
364

triệu chứng đau được cải thiện đáng kể (điểm SF36
tăng 73). Sự thay đổi điểm CLCS trong từng khía
cạnh đề có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Mặc dù
kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi về điểm lĩnh
vực đau là rất khả quan, nhưng quả kết quả nghiên


cứu định tính chúng tơi thấy rằng vấn đề điều trị giảm đau
cho người bệnh cũng chưa thật hợp lý, người bệnh còn
phàn nàn vì thuốc giảm đau khơng đủ nên rất đau “Đến
mức muốn chết” (PVS người bệnh). Thực tế cũng cho
thấy sau phẫu thuật 2 đến 3 ngày, triệu chứng đau đã giảm
hẳn, tuy nhiên lượng thuốc giảm đau cho bệnh nhân vẫn
khơng được thay đổi, trong khi nhu cầu dùng thuốc giảm
đau của người bệnh giảm, thậm trí có người bệnh còn u
cầu khơng dùng thuốc giảm đau cho họ nữa, trả lại thuốc

cho họ. Vì vậy có người bệnh còn phàn nàn là “Lúc cần thì
thiếu và lúc khơng cần thì lại thừa”. Ở một số PTV, việc
chỉ định cho thuốc giảm đau nhiều khi còn cứng nhắc và
ngun tắc phải đúng đủ ngày mà khơng quan tâm nhiều

đến nhu cầu của người bệnh. Để giải quyết vấn đề này,
chúng tơi mạnh dạn đưa ra giải pháp sau: Đối với bác sĩ
điều trị nên phối hợp với điều dưỡng theo dõi và kiểm sốt
đau cho người bệnh từ đó đưa ra chỉ định giảm đau phù
hợp với thời điểm và tình trạng người bệnh. Kết hợp với
các biện pháp tâm lý, phục hồi chức năng… Làm thế nào
để triệu chứng đau sau mổ thấp nhất (Cảm giác đau của
người bệnh ít nhất), tránh lãng phí thuốc giảm đau khi
người bệnh khơng còn nhu cầu, hạn chế tối đa chi phí cho
người bệnh. Đó cũng là một trong những biện pháp làm
giảm gánh nặng chi trả cho BHYT.

3.3 Một số yếu tố liên quan đến sự thay đổi
CLCS sau phẫu thuật

Bảng 3.3 Mơ hình GEE (Generalized estimating equations) xác định yếu tố liên quan đến
thay đổi điểm CLCS (n=115, số lần phỏng vấn =339)
Các biến số

Hệ số hồi qui

p

Khoảng tin cậy 95%


Thời điểm
Nhập viện*
Ra viện
Khám lại sau 01 tháng

12,92
34,81

0,000

(10,08 - 15,76)
( 31,49 – 38,12)

8,97
0,14
3,18

0,000
0,951
0,188

(4,27 -16,67)
(-4,27- 4,55)
(-0,80- 7,17)

-

-

Chẩn đoán bệnh

GCXĐ*
Hoại tử chỏm xương đùi
Bệnh lý cổ xương đùi
Thoái hóa khớp háng
Phương pháp phẫu thuật
TKHBP*

-

TKHTP

3,01

0,255

(-2,82 – 8,20)

Tuổi

0,41

0,548

(-0,18 – 0,09)

5,71

0,001

(2,34 – 9,08)


-

-

0,001

(3,03 – 11,98)

Giới
Nữ*
Nam
BHYT
Không có BHYT*

-

Có BHYT
*Nhóm so sánh

11,48
Wald

χ2 = 595.36l; p<0.001

Phần 5: Điều dưỡng
365


TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ ĐẶC BIỆT - 2014


Bằng bộ số liệu đo lường lặp lại tại 03 thời điểm,
chúng tôi đã áp dụng mô hình GEE để phân tích. Mô
hình cuối cùng được lựa chọn gồm các biến độc lập
là thời gian đo lường tại 03 thời điểm: chẩn đoán
trước phẫu thuật (GCXĐ, hoại tử chỏm xương đùi,
thoái hóa khớp háng, bệnh lý cổ xương đùi), phương
pháp phẫu thuật (TKHTP và TKHBP), có hay không
BHYT, tuổi, giới của người bệnh được PTTKH. Kết
quả cho thấy rõ ràng là thời điểm đo lường có mối
liên quan giữa bệnh hoại tử chỏm xương đùi, giới)
tính và BHYT với sự thay đổi CLCS người bệnh sau
PTTKH với p<0,001 có ý nghĩa thống kê (Các yếu tố
trong mô hình là giống nhau. Với cách áp dụng mô
hình phân tích tương đối cập nhật này đã tính đến
được cả yếu tố cụm và đo lường lặp lại và vì vậy
khắc phục được hạn chế của phương pháp phân tích
truyền thống trước đây áp dụng phân tích phương sai
cho đo lường lặp lại.
Bệnh hoại tử chỏm xương đùi có điểm thay đổi
CLCS tốt hơn GCXĐ. Ở nhóm người bệnh GCXĐ,
trên lâm sàng, người bệnh mất khả năng vận động ở
chi gãy, rất đau (đau cấp tính và phải điều trị thuốc
giảm đau kịp thời), sinh hoạt cá nhân hoàn toàn phụ
thuộc vào chăm sóc của gia đình và nhân viên y tế.
Trong khi đó đối với nhóm bệnh hoại tử chỏm xương
đùi, thoái hóa khớp háng…, đa phần NB còn khả
năng tự đi lại nhẹ nhàng hoặc bằng sự trợ giúp của
nạng, NB có đau nhưng đó là đau mạn tính, dai dẳng
chịu đựng từ lâu, sinh hoạt cá nhân của những nhóm

này gần như không phải phụ thuộc người khác. Giai
đoạn hậu phẫu, khả năng phục hồi của nhóm GCXĐ
cũng chậm hơn các nhóm bệnh khác. Với các nhóm
bệnh khác đa phần ngày thứ 3 sau phẫu thuật, nhóm
người bệnh khác đã đứng dậy, tập đi bằng sự trợ
giúp của khung tập. Trong khi đó, nhóm người bệnh
GCXĐ phải mất từ 5 đến 7 ngày sau phẫu thuật mới
bắt đầu tập đứng dậy. Chính vì hồi phục chậm hơn
nên thời gian nằm viện của nhóm GCXĐ dài hơn các
nhóm khác.
Vấn đề giới tính, phù hợp với kết quả đánh giá sự
thay đổi CLCS người bệnh với giới tính, có mối liên
quan đến sự thay đổi với giới tính. Nhóm NB là nam
giới có sự thay đổi CLCS tốt hơn nữ giới. Kết quả
này cũng phù hợp với nhận định của các cán bộ y tế
qua kết quả thảo luận với các điều dưỡng chăm sóc
và PVS phẫu thuật viên. Cán bộ y tế đều nhận định
rằng nhóm người bệnh là nam giới có thể lực tốt hơn,
họ đến bệnh viện thường là sớm hơn nữ giới vì vậy
366

được phẫu thuật sớm hơn nên khả năng hồi phục sẽ
tốt hơn nữ giới. Phải chăng điều này có liên quan đến
vấn đề phân biệt giới như một số cán bộ y tế chia sẻ
quan điểm rằng vì nữ giới trong gia đình thường là
những người cam chịu, hy sinh và có thể không chịu
đi khám sớm hay đến khám thì quá nặng, đặc biệt
PTTKH cũng khá tốn kém. Vì vậy vấn đề bình đẳng
giới trong tiếp cận dịch vụ y tế vẫn là vấn đề được
quan tâm lâu dài để tiếp tục cải thiện thiện vấn đề này

ở Việt Nam.
BHYT Có mối liên quan tới thay đổi điểm CLCS.
Có BHYT là đỡ đi một phần nào gánh nặng chi phí
cho NB mà không phải NB nào cũng có thể dễ dàng
chi trả, đồng thời cũng giảm cả áp lực tâm lý cho họ
trong quá trình điều trị. Trong nghiên cứu này có tới
61,7% NB sinh sống ở nông thôn và có tới 93,0% có
thẻ BHYT điều này chứng tỏ người dân đã ý thức
được tầm quan trọng và lợi ích mà BHYT mang lại.

IV KẾT LUẬN
Đã có sự thay đổi đáng kể và có ý nghĩa thống kê
(p<0.0001).Điểm trung bình CLCS tại 3 thời điểm
lần lượt là nhập viện 26,4; ra viện; 39,5 và khám lại
sau 1 tháng; 61,6 điểm.
8 vấn đề CLCS đều tăng ở thời điểm khám lại.
Riêng hạn chế hoạt động do thể lực và do tinh thần
có điểm trung bình ở thời điểm ra viện giảm hơn khi
nhập viện, sau đó có cải thiện hơn ở mức thấp tại
thời gian khám lại (15,7 và 19,7 điểm).
Vấn đề chức năng giảm thể lực giảm đi ở thời
điểm ra viện đạt 25,5 điểm so với lúc vào viện 35,8
(P<0,001) và kết quả định tính thì ngoài nguyên nhân
do phẫu thuật thì còn do yếu tố khách quan như vấn
đề quá tải, dinh dưỡng và PHCN sau phẫu thuật.
Có mối liên quan về giới tính với sự thay đổi
CLCS (Nam thay đổi tốt hơn nữ giới với p< 0,001).
Nhóm người bệnh bị hoại tử chỏm xương đùi thay
đổi CLCS tốt hơn nhóm GCXĐ (p<0,0001) và nhóm
có BHYT có sự thay đổi CLCS tốt hơn nhóm không

có BHYT (p<0,001).

V KHUYẾN NGHỊ
Đối với bệnh viện
- Theo dõi, phục hồi chức năng thể lực và giảm
đau sau phẫu thuật một cách hợp lý cho người bệnh,
bằng cách phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ điều trị,


kỹ thuật viên PHCN với điều dưỡng chăm sóc tại khoa
phòng. Mở các lớp huấn luyện cho điều dưỡng về hướng
dẫn PHCN cho người bệnh.
- Khoa phẫu thuật CTCH phối hợp cùng với khoa dinh
dưỡng nghiên cứu, xây dựng bữa ăn phù hợp cho người
bệnh nằm điều trị tại khoa PTCTCH, tiến tới đưa bữa ăn
đến từng giường bệnh nhằm giảm bớt áp lực cho người
bệnh và gia đình người bệnh.

khỏe phù hợp với nhóm tuổi cho người bệnh
- Tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ đội ngũ bác sĩ và điều
dưỡng đặc biệt là cán bộ trẻ tham gia các hoạt động nghiên
cứu nói chung và đặc biệt là áp dụng cách đánh giá toàn
diện (đánh giá CLCS) để cung cấp bằng chứng cho việc
cải tiến công tác điều trị và chăm sóc người bệnh.
- Tiếp tục nghiên cứu này với thời gian sau phẫu thuật
dài hơn nữa (6,12,24 tháng...)

- Xây dựng phiếu tư vấn, hướng dẫn và giáo dục sức

Tài liệu tham khảo

1

Wazir NN và et al (2006), "Early results of prothetic hip
replacement for femoral neck fracture in active elderly patients",
Journal of orthopaedic surgergy.

5

Bệnh viện Việt Đức (2013), Báo cáo hoạt động chuyên môn
khoa phẫu thuật Chấn thương Chỉnh hình bệnh viện Việt Đức,
Hà Nội.

2

Australian Government (2010), The problem of osteoporotic
hip fracture in Australia, Buletin, (76), pg 1-32.

6

3

Đoàn Việt Quân và Đoàn Lê Dân (2003), "Tình hình hiện nay
về thay toàn bộ khớp háng và phục hồi chức năng sau mổ", Đề
tài nghiên cứu khoa học, Hội nghị chấn thương chỉnh hình toàn
quốc lần thứ ba, Hà Nội, tr 196-208.

Veljiko Santie' và et al (2012), "Measuring improvement
following total hip and knee arthroplasty using the SF - 36
health survey", Original scientific paper. 36, pg 202-212.


7

Regence Rx(RAND 36-Item Short Form Health Survey (SF36) 1.0 Questionnaire Items, tại trang web s.
org/DrAlShaikh/SF36.pdf, date accessed 18/12/2013.

8

Th. Tsonga et al (2011), Evaluation of Improvement in Quality
of Life and Physical Activity After total knee and hip Arthroplasty
in Greek Elderly Women, The Open Orthopaedics Journal, (5),
pg 343-347.

4

Nguyễn Mạnh Khánh, Đoàn Việt Quân và Nguyễn Xuân Thùy
(2011), "Thay khớp háng bán phần ở bệnh nhân gãy liên mấu
chuyển không vững", Tạp chí Chấn thương chỉnh hình Việt
Nam(1), tr 35-38.

Phần 5: Điều dưỡng
367



×