Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Điều trị bệnh lý khuyết eo trượt đốt sống nặng vùng thắt lưng với cấu hình ốc chân cung và hàn liên thân đốt qua lối sau: Nhân 02 trường hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (736.68 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ 1/2012

ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ KHUYẾT EO TRƯỢT ĐỐT
SỐNG NẶNG VÙNG THẮT LƯNG VỚI CẤU HÌNH
ỐC CHÂN CUNG VÀ HÀN LIÊN THÂN ĐỐT QUA
LỐI SAU: NHÂN 02 TRƯỜNG HỢP
Ngơ Minh Lý,
Lê Minh Trí,
Phạm Văn Nên
Bệnh viện CTCH
thành phố
Hồ Chí Minh

TĨM TẮT
Đặt vấn đề: Điều trò bệnh lý khuyết eo trượt phụ thuộc vào mức độ nhẹ hay nặng.
Phẫu thuật thường chỉ đònh cho những trường hợp bệnh nặng hoặc điều trò bảo tồn thất
bại. Báo cáo này nhằm giới thiệu 2 trường hợp bệnh khuyết eo trượt nặng đốt sống
vùng thắt lung, điều trò nội không kết quả đã được mổ thành công tại bệnh viện CTCH
thành phố HCM.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả 2 trường hợp bệnh nhân bò khuyết eo
trượt đốt sống vùng thắt lung được phẫu thuật nắn chỉnh qua cấu hình ốc chân cung và
hàn liền than đốt qua lối sau (PLIF). Mô tả kỹ thuật và đánh giá kết quả,
Kết quả: Hai bệnh nhân gồm một nữ 31 tuổi và một nam 42 tuổi, đều có các tiêu
chuẩn lâm sàng và Xquang điển hình của bệnh khuyết eo trượt đốt sống vùng thắt
lung, giai đoạn IV (theo phân loại Myerding). Cả hai bệnh nhân này đều được mổ nắn
chỉnh qua cấu hình ốc chân cung và hàn liền thân đốt qua lối sau; thời gian mổ là 180
phút-400 phút, lượng máu mất là 400ml-600ml. Sau mổ có cải thiện rõ rệt về dấu hiệu
lâm sàng và chức năng vận động, góc còng giảm từ 450 và 480 xuống còn 100 và 160.
Kết luận: Phẫu thuật nắn chỉnh khuyết eo trượt đốt sống vùng thắt lưng với cấu hình
ốc chân cung và hàn liền thân đốt qua lối sau (PLIF) là lựa chọn thích hợp, an toàn và
hiệu quả cho các trượng hợp bệnh nặng


Từ khóa: trượt đốt sống, ốc chân cung, hàn xương liên thân đốt lối sau (PLIF)

Management of High Grade of The Lumbar Spine with
Pedicle Screw Construct and PLIF: A Report of Two Cases
Ngo Minh Ly,
Le Minh Tri,
Pham Van Nen

Abstract
Introduction: Lumbar and lumbosacral spondylolisthesis has been grouped into lowgrade spondylolisthesis (≤50% slip, forward translation of the vertebral body) and highgrade spondylolisthesis (>50% slip, forward translation of the vertebral body). The former
commonly respond to nonsurgical treatment. Whereas the later much more reliably to surgial
treatment. The ideal surgical management of high-grade spondylolisthesis is controversial.
This paper aims to report two cases of severe spondylolisthesis at lumbar region who were
treated by us at the Hospital of Orthopaedy and Traumatology, HCM City
Material and Methods: We report two patients with high-grade spondylolisthesis who
underwent surgical treatment through posterior approach for wide decompression,
reduction by using pedicle screws, and posterior lumbar interbody fusion (PLIF) by
using PEEK cages with good outcomes in our Department.

12


Results: Clinical cases presentation: 1) A 31-year-old lady having history of low back pain for more than 10 years
admitted our Department with severe low back pain and intermittent claudication in less than 50m. The patient
was diagnosed to have partial paralyses in the lower limbs due to high-grade spondylolisthesis at L4-L5 with 450 of
lumbocacral kyphosis (slip angle). Surgical treatment was carried out through posterior approach for Gill procedure
added wide decompression for L4, L5 nerve roots, reduction by using pedicle screws at L4-L5, and PLIF with PEEK
cages. The patient shows a good clinical outcomes after surgery and a markedly correction of lumbosacral kyphosis
from 450 to 100; 2) A 42-year-old gentleman sustained low back pain for more than 7 years prior to admittion, came
to our deparment for treatment of lumbar problem with severe low back pain and intermittent claudication in less

than 20m. Diagnosis was L5-S1 high-grade spondylolisthesis with 480 of lumbosacral kyphosis (slip angle) causing
partial paralyses in the lower limbs. The patient was surgically treated with Gill procedure added L5-S1-root wide
decompression, reduction by using pedicle screws at L4, L5, S1, and L5-S1 PLIF with PEEK cages. The good
clinical outcomes were achieved with lumbosacral kyphosis corrected from 480 to 160.
Conclusion: Fusion and reduction with pedicle-screw construct and PLIF with PEEK cages is a treatment of
choice for high-grade spondylolisthesis. Wide decompression of the adjacent nerve roots at the involved level
plays a key role in advoiding the neurologic deficits. Reduction of lumbosacral kyphosis (slip angle) reduces
contracture of Hamstring muscles thus resulting in a better gait for patient.
Key words: spondylolisthesis, pedicle screws, PLIF

Đặt vấn đề
Bệnh lý khuyết eo trượt đốt sống thắt lưng được
phân thành 2 nhóm. Khuyết eo trượt đốt sống mức độ
nhẹ (Low-grade spondylolisthesis) với độ trượt ≤50%
và khuyết eo trượt đốt sống mức độ nặng (High-grade
spondylolisthesis) với độ trượt >50% theo phân loại của
Meyerding(8). Điều trị phẫu thuật chỉ đặt ra cho khuyết eo
trựơt đốt sống mức độ nhẹ khi thất bại với điều trị bao tồn.
Trong khi đó phẫu thuật là chỉ định cho hầu hết các trường
hợp khuyết eo trượt đốt sống mức độ nặng. Phương pháp
điều trị lý tưởng cho bệnh lý khuyết eo trượt đốt sống nặng
vẫn còn là vấn đề bàn cải. Mục tiêu: Báo cáo này nhằm
giới thiệu 2 trường hợp bệnh lý khuyết eo trượt đốt sống
nặng vùng thắt lưng thành công với điều trị phẫu thuật nắn
chỉnh qua cấu hình ốc chân cung và hàn liên thân đốt qua
lối sau (PLIF).

50m đôi khi chỉ 30m, tuy nhiên không ảnh hưởng vấn đề
tiêu tiểu. Bệnh nhân phải ưởn người ra trước và hơi gập
gối khi đứng, đi lại. Co rút nhóm cơ Hamstrings hai bên

ghi nhận rõ khi khám, yếu 2 chân với lực cơ tứ đầu đùi và
cơ duỗi dài ngón cái là 3/5. Giảm cảm giác rõ khoảng 60%
vùng trước và ngoài cẳng chân hai bên khi kích thích bằng
kim. Phản xạ gân xương bất thường với giảm phản xạ gân
cơ tứ đầu hai chân.
X-quang cho thấy hình ảnh khuyết eo đốt sống thắt lưng
4 (TL4) kèm trựợt nặng độ IV (phân loại Myerding(8)) đốt
sống thắt lưng 4 trên thắt lưng 5 (TL4/TL5). Góc còng
vùng thắt lưng cùng theo Lindholm và cộng sự(8) là 45°.
Trựợt TL4/TL5 thay đổi không rõ trên X-quang ngang
động (cúi, ngữa) (hình 1).

Trường hợp 1
Bệnh nhân nữ, 31 tuổi, làm nghề buôn bán tạp phẩm,
nhập viện điều trị tại Khoa cột sống A, Bv Chấn thương
Chỉnh Hình Tp. Hồ Chí Minh vào ngày 19 tháng 8 năm
2009 với mã số nhập viện 663CSA/09 do đau thắt lưng
làm bệnh nhân không thể đi lại quá 30m – 50m, ảnh hưởng
đến sinh hoạt hàng ngày. Bệnh nhân đau thắt lưng khoảng
trên 10 năm với điều trị nhiều đợt bằng thuốc nhưng diển
tiến không thuận lợi với những đợt đau thắt lưng nặng
và lập lại nhiều lần nổi bật khoảng gần 2 năm trước nhập
viện. Đau thắt lưng lan 2 chân, tê 2 chân nặng lên rõ rệt
mỗi khi đi lại làm bệnh nhân không thể đi liên tục hơn

L4
L4

a


b

H1. X-quang động của trường hợp 1: (a) X-quang
ngang cúi, (b) X-quang ngang ngữa cho thấy trượt
nặng đốt sống TL4/TL5 (độ IV Myerding) và thay đổi
không đáng kể trên X-quang động (đường kẻ không
liên tục). Ghi nhận khuyết eo đốt sống TL4 (mũi)

Điều trị bệnh lý khuyết eo trượt đốt sống nặng vùng thắt lưng với cấu hình ốc chân cung ...
13


TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ 1/2012

Thoái hoá mấu khớp TL4-TL5, khuyết eo đốt sống TL4, trượt TL4/TL5 thấy rõ trên X-quang điện toán
cắt lớp tái tạo (Reconstructive CT scans) (hình 2).

*
a

b

*

H2. Hình ảnh trên CT của trường hợp 1: (a) trượt độ IV của đốt sống TL4/TL5 kèm hình ảnh khuyết eo
đốt sống TL4 (mũi tên) trên lát cắt dọc; (b) lát cắt ngang cho thấy khuyết eo đốt sống (đầu mũi tên) và
mấu khớp thoái hoá (dấu hoa thị).

H3. Các rễ thần kinh trên và dưới tầng trượt đốt
sống (mũi tên) được giải ép rộng ra đến vùng lổ

liên hợp hai bên.

Hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) cho thấy thoái
hoá nặng, hẹp đĩa đệm TL4-TL5, hẹp ngách bên
TL4-TL5 hai bên do thoái hóa mấu khớp và dầy dây
chằng vàng, đồng thời cho thấy khoảng cách rất xa
(>3/4 chiều dài thân đốt sống) giửa động mạch chủ
bụng và nơi dính thân đốt sống TL4-TL5 phía trước
do trượt TL4/TL5 (hình 3).
Bệnh nhân được chẩn đoán khuyết eo cột sống
TL4 kèm trượt nặng TL4/TL5 gây liệt một phần hai
chân và đi cách hồi khoảng 30m – 50m.
Điều trị Phẫu thuật kéo dài khoảng 2 tiếng 55
phút, với lượng máu mất cho cuộc mổ khoảng 600ml
để thực hiện (1) lấy phần cung sau TL4 và giải ép
rộng rễ thần kinh TL4, TL5 ra đến vùng lổ liên hợp
hai bên (PT Gill + giải ép rộng rễ thần kinh) (hình 2);
(2) nắn chỉnh cố định qua dụng cụ ốc chân cung lối
14

sau (ốc chân cung đơn trục, Titanium); (3) hàn liên
thân đốt TL4-TL5 qua lối sau (PLIF với nêm PEEK
được nhồi xương ghép tự thân).
Bớt tê hai chân, phục hồi lực cơ ở hai chân là
những cải thiện bước đầu được bệnh nhân ghi nhận
sau phẫu thuật. Bệnh nhân bắt đầu đi lại không cần
mang nẹp vào ngày thứ 3 sau mổ khi vết mổ bớt đau.
Lần tái khám gần nhất khoảng 9 tháng sau phẫu thuật,
bệnh nhân thoả mãn với cuôc mổ, hết đau thắt lưng,
không còn ưởn lưng khi đi lại, không còn dấu hiệu

co rút nhóm cơ Hamstrings hai bên. X-quang kiểm
tra cho thấy trựơt đốt sống không thay đổi so với sau
mổ, không có biểu hiện gãy sút dụng cụ, không có
hiện tượng tiêu xương ghép trong nêm PEEK, và góc
còng vùng thắt lưng cùng (lumbosacral kyphosis,
slip angle) 100 (hình 4).


450

a

a1

100

b1

b

H4. X-quang trước và sau phẫu thuật (t/h 1): (a)X-quang thẳng trước mổ: hình ảnh “Napoleon’s hat” của
bản sống (mũi tên). (a1)X-quang thẳng sau mổ: 2 PEEK cages (đầu mũi tên) đặt liên thân đốt TL4-TL5. (b)
X-quang ngang trước mổ và (b1)X-quang ngang sau mổ: trượt đốt sống được nắn chỉnh từ độ IV sang độ I
(đường kẻ không liên tục) và góc còng vùng thắt lưng cùng cải thiện từ 450 còn 100

Trường hợp 2
Bệnh nhân nam , 42 tuổi, làm ruộng, nhập viện điều
trị tại Khoa Cột Sống A, Bv Chấn thương Chỉnh Hình Tp.
Hồ Chí Minh vào ngày 01 tháng 10 năm 2009, mã số nhập
viện 754CSA/09 do đau thắt lưng làm bệnh nhân không thể

đi lại quá 20m, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Bệnh
nhân đau thắt lưng khoảng trên 7 năm, tự điều trị với thuốc
tự mua, thuốc nam, thuốc bắc. Đau lan chân phải khoảng
1 năm trước nhập viện kèm tê 2 chân gây khó khăn khi đi
lại. Bệnh nhân không thể đi liên tục hơn 20m do đau thắt

lưng lan 2 chân. Triệu chứng giảm khi ngồi nghỉ. Vấn đề
tiêu tiểu không ghi nhận có than phiền từ bệnh nhân. Đau
thắt lưng tăng khi cúi, Bệnh nhân luôn phải ưởn người ra
trước và hơi gập gối khi đứng, đi lại. Nhóm cơ Hamstrings
hai bên co rút rõ khi khám, Liệt một phần 2 chân bên phải
nặng hơn bên trái với lực cơ duỗi dài ngón cái dài (P) 1/5,
(T) 3/5; lực cơ dạng cổ chân (P) 2/5, (T) 3/5. Khám bằng
kim ghi nhận giảm cảm giác rõ khoảng 70% vùng trước và
ngoài cẳng chân hai bên và vùng sau đùi đến cẳng chân.
Giảm phản xạ gân xương ở gân gót hai chân.

480
**

a

a1

160

b

b1


H5. X-quang trước và sau phẫu thuật của trường hợp 2: (a) thẳng trước mổ: hình ảnh “Napoleon’s hat” của
bản sống (mũi tên); (a1) thẳng sau mổ: 2 PEEK cages (đầu mũi tên) đặt liên thân đốt TL5-Thg1; (b) ngang
trước mổ và (b1) ngang sau mổ: trượt đốt sống được nắn chỉnh từ độ IV sang độ I (đường kẻ không liên tục) và
góc còng vùng thắt lưng cùng cải thiện từ 480 còn 160

Điều trị bệnh lý khuyết eo trượt đốt sống nặng vùng thắt lưng với cấu hình ốc chân cung ...
15


TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ 1/2012

X-quang cho thấy hình ảnh khuyết eo đốt sống
thắt lưng 5 (TL5) kèm trựợt nặng độ IV (phân loại
Myerding) đốt sống thắt lưng 5 trên thiêng 1 (TL5/
Thg1). Trựợt TL5/Thg1 thay đổi không đáng kể trên
X-quang ngang động (cúi, ngữa). Hình ảnh cộng
hưởng từ (MRI) cho thấy thoái hoá nặng, hẹp đĩa đệm
TL5-Thg1, hẹp ngách bên TL5-Thg1 hai bên do thoái
hóa mấu khớp và dầy dây chằng vàng, đồng thời cho
thấy khoảng cách rất xa (>3/4 chiều dài thân đốt sống)
giửa động mạch chủ bụng và nơi tiếp xúc thân đốt
sống TL5-Thg1 phía trước do trượt TL5/Thg1. Bệnh
nhân được chẩn đoán khuyết eo cột sống TL5 kèm
trượt nặng TL5/Thg1 gây liệt một phần hai chân và đi
cách hồi khoảng 20m.
Điều trị Phẫu thuật kéo dài khoảng 4 tiếng 30
phút, với lượng máu mất cho cuộc mổ khoảng 400ml
để thực hiện (1) lấy phần cung sau TL5 và giải ép
rộng rễ thần kinh TL5, Thg1 ra đến vùng lổ liên hợp
hai bên (PT Gill + giải ép rộng rễ thần kinh); (2) nắn

chỉnh cố định qua dụng cụ ốc chân cung lối sau vào
TL4-TL5-Thg1 (ốc chân cung đơn trục, Titanium);
(3) hàn liên thân đốt TL5-Thg1 qua lối sau (PLIF với
nêm PEEK được nhồi xương ghép tự thân.
Bệnh nhân cảm nhận bớt tê hai chân, phục hồi lực
cơ ở hai chân là những cải thiện trong 24 giờ sau mổ,
bắt đầu đi lại không cần mang nẹp vào ngày thứ 3
sau mổ khi vết mổ bớt đau. Lần tái khám gần nhất
khoảng 7 tháng sau phẫu thuật, bệnh nhân hài lòng
với cuôc mổ, bớt đau thắt lưng nhiều, không còn ưởn
lưng khi đi lại, không còn dấu hiệu co rút nhóm cơ
Hamstrings hai bên. X-quang kiểm tra cho thấy trựơt
đốt sống không thay đổi so với kết quả ngay sau mổ,
không có biểu hiện gãy sút dụng cụ, không có hiện
tượng tiêu xương ghép trong nêm PEEK, góc còng
vùng thắt lưng cùng (lumbosacral kyphosis) là 16º so
với 480 trước phẫu thuật (hính 5).

Bàn luận
Thất bại do không hàn xương trong trường hợp
chỉ áp dụng phẫu thuật hàn xương tại chổ và không
nắn chỉnh cho những trường hợp khuyết eo trượt đốt
sống mức độ nặng đã được nhiều tác giả báo cáo
(1,7). Tỉ lệ không hàn xương này đặc biệt tăng cao
trong những trường hợp cần giải ép rộng cho bệnh
lý rễ vùng thắt lưng, có mất vững cột sống thắt lưng,
thay đối hình dạng thân đốt sống như đốt sống thắt
lưng 5 có hình quả trám và biến đổi tròn nhẵn của
vòm xương thiêng(1,7,8). Việc mang nẹp thân hay
16


phải nằm trên giường từ 8 đến 12 tuần sau mổ là vấn
đề rất khó khăn cho bệnh nhân(3,12). Các nhận định
trên cho thấy tính hợp lý của việc chọn lựa phương
pháp điều trị phẫu thuật nắn chỉnh với cấu hình ốc
chân cung và hàn liên thân đốt cho các trường hợp
khuyết eo trượt đốt sống nặng trong báo cáo của
chúng tôi.
Nhiều phương pháp nắn chỉnh và hàn xương cho
bệnh lý khuyết eo trượt đốt sống thắt lưng nặng đã
được báo cáo. Nắn chỉnh qua dụng cụ lối sau và hàn
xương sau bên đã được Lenke và Bridwell (7) báo
cáo. Tuy nhiên phương pháp này không đảm bảo cho
việc chống đở phía trước ở tầng hàn xương dẫn đến
thất bại điều trị do gãy, sút dụng cụ lối sau. Nắn chỉnh
với hai đường mổ giải phóng lối trước và cố định
dụng cụ lối sau cũng đă được báo cáo với những biến
chứng liên quan đến đường mổ lối trước như: Cảm
giác nóng lạnh khác biệt ở hai chân do tổn thương
hệ hạch giao cảm, ảnh hưởng hoạt động sinh dục,
tổn thương mạch máu lớn. Và đôi đòi hỏi phải thực
hiện hai cuộc mổ cách nhau từ 5 đến 7 ngày(2,6). Hai
bệnh nhân trong báo cáo này được điều trị chỉ với
một đường mổ lối sau. Với kết quả nắn chỉnh khá
tốt từ độ IV trước phẫu thuật về độ I sau phẫu thuật
đạt được ở cả hai bệnh hân, và việc hàn liên thân
đốt với nêm PEEK được thực hiện an toàn không
biến chứng thần kinh. Chúng tôi nhận thấy việc giải
phóng mô xơ dính giửa bờ sau dưới của đốt sống trên
và bờ trước trên của đốt sống dưới có thể được thực

hiện một cách thoả đáng và an toàn qua đường mổ
lối sau. Điều này giúp tránh được những biến chứng
liên quan đến đường mổ lối truớc. Đồng thời phương
pháp điều trị của chúng tôi cũng tạo được sự chống
đở phía trước do đó có thể khắc phục được biến
chứng gãy sút dụng cụ.
Giải ép rộng rễ thần kinh tại tầng bệnh, đặc biệt rễ
thần kinh ngay trên tầng đĩa sống bệnh (ví dụ rễ thần
kinh TL5 cho tầng đĩa bệnh TL5-TH1) là việc rất quan
trọng nhằm tránh biến chứng thần kinh khi thực hiện
nắn chỉnh, đồng thời mang lại kết quả phục hồi thần
kinh cho bệnh sau phẫu thuật. Cả hai trường hợp trong
nghiên cứu của chúng tôi, các rễ thần kinh ngay trên
tầng đĩa sống bệnh đều được giải ép rộng bộc lộ rõ rễ
thần kinh ra đến vùng lổ liên hợp hai bên nhằm tránh
tình trạng rễ thần kinh có thể bị chèn ép trong phần
xương và mô xơ quanh rễ. Quan niệm này của chúng
tôi cũng phù hợp với rất nhiều tác giả khác. Dù quan
niệm điều trị giữa các tác giả có khác nhau như: Chỉ
hàn xương đề nghị bởi Smith và Bohlman(11), nắn


chỉnh kết hợp với hàn xương phía sau(1,7,8,10), nắn
chỉnh và hàn xương qua hai đường mổ trước sau(4)
nhưng các tác giả trên đều đưa ra chung một khuyến
cáo là cần giải ép rộng rễ thần kinh khi phẫu thuật.
Biến dạng còng vùng nối cột sống Thắt lưng Thiêng (Lumbosacral kyphosis) được đánh giá qua
góc trượt (Slip angle)(5) là yếu tố quan trọng liên
quan đến sự co rút của nhóm cơ Hamstring ảnh
hưởng đến dáng đi của bệnh nhân bị trượt đốt sống

nặng. Trong nghiên cứu của chúng tôi, độ còng cột

sống Thắt lưng - Thiêng (biểu hiện qua góc trượt)
đều cải thiện rõ rệt sau phẫu thuật ở cả hai bệnh nhân.
Điều này giải thích lý do của việc đạt kết quả tốt trong
việc cải thiện dáng đi làm hài lòng cả hai bệnh nhân
sau phẫu thuật. Từ kết quả trên, chúng tôi cho rằng
cải thiện biến dạng còng là vấn đề quan trọng trong
phẫu thuật nắn chỉnh trượt đốt sống nặng vùng Thắt
lưng - Thiêng. Việc sửa chửa di lệch trước sau của
thân đốt sống chỉ nên thực hiện trong phạm vi an toàn
nhằm tránh biến chứng thần kinh sau phẫu thuật.

Tài liệu tham khảo
1. Boxall D, Bradford DS, Winter RB, Moe JH:
Management of severe spondylolisthesis in
children and adolescents. J Bone Joint Surg Am
1979;61:479-495.

7. Lenke LG, Bridwell KH: Evaluation and surgical
treatment of high-grade isthmic dysplastic
spondylolisthesis. Instr Course Lect 2003;
52:525-532.

2. Bradford DS, Boachie-Adjei O: Treatment of
severe spondylolisthesis by anterior and posterior
reduction and stabilization: A long-term follow-up
study. J Bone Joint Surg Am 1990;72:1060-1066.

8. Lindholm TS, Ragni R, Ylikovski M, Poussa M:

Lumbar isthmic spondylolisthesis in children and
adolescents: Radiographic evaluation and result
of operative treatment. Spine 1990;
15:1350-1355.

3. Burkus JK, Lonstein LE, Winter RB, Denis
F: Long-term evaluation of adolescents treated
operatively for spondylolisthesis: A comparison
of in situ arthrodesis and reduction followed by
immobilization in a cast. J Bone Joint Surg Am
1992;74:693-704.
4. Dick WT, Schnebel B: Severe spondylolisthesis:
Reduction and internal fixation. Clin Orthop Relat
Res 1988;232:70-79.
5. Herman MJ, Pizzutillo PD, Cavalier R:
Spondylolysis and spondylolisthesis in a child
and adolescent athlete. Orthop Clin Noth Am
2003;34:461-467.
6. Lehmer SM, Steffee AD, Gaines RW Jr:
Treatment of L5-S1 spondyloptosis by staged L5
resection with reduction and fusion of L4 onto S1
(Gaines procedure). Spine 1994;19:1916-1925.

9. Meyerding HW: Spondylolisthesis. Surg Gynecol
Obstet 1932;54:371-377.
10. Petraco DM, Spivak JM, Cappadona JG,
Kummer FG, Neuwirth MG: An anatomic
evaluation of L5 nerve stretch in spondylolisthesis
reduction. Spine 1996;21:1133-1138.
11. Smith MD, Bohlman HH: Spondylolisthesis

treated by a single stage operation combining
decompression with in situ posterolateal and
anterior fusion: An analysis of eleven patients
who had
long-term follow-up. J Bone Joint Surg Am
1990;72:415-421.
12. Wiltse LL: The paraspinal sacrospinalis-splitting
approach to the lumbar spine. Clin Othop Relat
Res 1973;91:48-57.

Điều trị bệnh lý khuyết eo trượt đốt sống nặng vùng thắt lưng với cấu hình ốc chân cung ...
17



×