Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đặc điểm mảnh ghép gân đồng loại sử dụng cho phẫu thuật tạo hình dây chằng chéo trước khớp gối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.84 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ 1/2012

ĐẶC ĐIỂM MẢNH GHÉP GÂN ĐỜNG LOẠI
SỬ DỤNG CHO PHẪU TḤT TẠO HÌNH DÂY
CHẰNG CHÉO TRƯỚC KHỚP GỚI
Trần Trung Dũng*,
Ngơ Duy Thìn**
*Viện chấn thương
chỉnh hình Bệnh viện
HN Việt Đức
**Labo bảo quản mơ
phơi thai - Trường
Đại học Y Hà Nội

TĨM TẮT
Đặt vấn đề: Tính an toàn của mảnh ghép đồng loại sử dụng cho phẫu thuật tạo hình
dây chằng chéo trước khớp gối. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Đánh giá các thay đổi siêu
cấu trúc của mảnh ghép đồng loại sau xử lý và bảo quản; 2. Mô tả các thay đổi mô học
quanh mảnh ghép đồng loại trong ghép gân đồng loại thực nghiệm; 3. Xác đònh tỷ lệ
nhiễm khuẩn của mảnh ghép đồng loại qua xử lý và bảo quản.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực nghiệm mô tả thay đổi siêu
cấu trúc mảnh ghép trên cơ sở 6 mẫu bệnh phẩm mảnh ghép của gân Achille được thu
nhận và xử lý theo qui trình. Thực hiện ghép gân cho 10 con thỏ bằng ghép đồng loại
và 2 con bằng gân tự thân (chứng). Đánh giá kết quả ở các thời điểm 4 và 8 tuần.
Kết quả nghiên cứu: Có sự biến đổi siêu cấu trúc mảnh ghép đồng loại nhưng không
làm thay đổi sự sắp xếp của chúng. Không có biểu hiện thải ghép và nhiễm trùng
mảnh ghép, có các biểu hiện của sự liền mảnh ghép như xuất hiện mạch máu tân tạo,
các nguyên bào sợi và mô xương mới.
Kết luận: Có thể sử dụng mảnh ghép đồng loại cho phẫu thuật trên bệnh nhân.
Từ khóa: gân đồng loại, dây chằng chéo trước, tạo hình


The characters of allograft tendon using in anterior
cruciate ligament reconstruction surgery
Tran Trung Dung,
Ngo Duy Thin

Abstract
Introduction: The safety of allograft tendon using in anterior cruciate ligament
reconstruction surgery. Objectives: 1. Evaluate the ultrastructures of allograft tendon;
2. Describe the histologic changing around the allograft tendon in experimental tendon
transplantation; 3. Evaluate the infection rate of allograft tendon after procurement,
processing and sterilization.
Material and Method: Experimental study describingthe the ultrastucture and the
histologic changing around the allograft tendon . Evaluate the infection rate at 4th and
8th week after procurement, processing and sterilisation
Results: There is only changing in ultrastructure but not in macrostructure. There is no
evidence of infection and rejection, revascularization, appearance of fibroblast and new
bone tissue in tendon tissue can be seen.
Conclusion: Allograft tendon can be used for surgery.
Key words: Allograft tendon, anterior cruciate ligament (ACL),reconstruction.

26


Đặt vấn đề
Sử dụng mảnh ghép đồng loại để tạo hình các dây
chằng trong phẫu thuật chấn thương chỉnh hình đã trở nên
thường quy ở một số nước trên thế giới. Tại Việt Nam, việc
sử dụng mảnh ghép đồng loại để tạo hình dây chằng được
thực hiện lần đầu tiên tại bệnh viện Việt Đức và sau đó
triển khai ra một số bệnh viện tại khu vực Hà nội, trong đó

tính đến hiện nay riêng tại bệnh viện Việt Đức đã thực hiện
được khoảng 100 bệnh nhân tạo hình dây chằng chéo trước
khớp gối bằng mảnh ghép đồng loại với hai loại mảnh ghép
chính được sử dụng là mảnh ghép gân Achille và mảnh
ghép gân bánh chè. Đối với việc sử dụng mảnh ghép đồng
loại thì vấn đề quan tâm hàng đầu là sự an toàn của mảnh
ghép, trong đó những vấn đề cần quan tâm như nguy cơ
nhiễm trùng, nguy cơ thải loại mảnh ghép và sự giảm chất
lượng mảnh ghép qua xử lý và bảo quản. Để đảm bảo sự
an toàn nhất cho phẫu thuật sử dụng mảnh ghép, trước khi
phẫu thuật trên bệnh nhân chúng tôi tiến hành các nghiên
cứu đánh giá các yếu tố nguy cơ cũng như chất lượng mảnh
ghép đồng loại được xử lý và bảo quản tại Labo Bảo quản
Mô phôi thai, trường Đại Học Y Hà Nội nhằm mục tiêu:
- Đánh giá các thay đổi siêu cấu trúc của mảnh ghép
đồng loại sau xử lý và bảo quản.
- Mô tả các thay đổi mô học quanh mảnh ghép đồng
loại trong ghép gân đồng loại thực nghiệm.
- Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn của mảnh ghép đồng loại
qua xử lý và bảo quản.

Đối tượng và phương pháp
nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Để đánh giá sự thay đổi siêu cấu trúc mảnh ghép, chúng
tôi sử dụng 6 mảnh ghép gân Achille đồng loại xử lý theo
quy trình và 1 mảnh ghép gân Achille tươi, không qua xử
lý và bảo quản để làm nhóm chứng. Để đánh giá sự thay
đổi mô học quanh mảnh ghép đồng loại trên thực nghiệm,
chúng tôi tiến hành ghép gân đồng loại thực nghiệm trên

10 con thỏ và ghép gân tự thân cho 2 con thỏ để làm nhóm
chứng. Để đánh giá tỷ lệ nhiễm khuẩn mảnh ghép đồng
loại, chúng tôi tiến hành cấy khuẩn thường quy 2 lần cho
38 mảnh ghép.

Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu thay đổi siêu cấu trúc mảnh ghép: 6 mẫu
bệnh phẩm mảnh ghép của gân Achille được thu nhận và
xử lý theo quy trình Thu nhận, xử lý và bảo quản mô ghép

của Labô Bảo quản Mô, Bộ Môn Mô học-Phôi thai học,
trường Đại Học Y Hà Nội. Một mảnh ghép gân Achille
được thu nhận như qui trình nhưng không qua xử lý tia xạ
để làm chứng. Các mảnh ghép được rã đông theo quy trình
thông thường trước khi ghép về tới nhiệt độ thường, sau
đó được xử lý để đánh giá cấu trúc sợi collagen dưới kính
hiển vi điện tử quét và kính hiển vi điện tử truyền qua.
Nghiên cứu ghép gân thực nghiệm: Lấy gân vùng gót
thỏ, bảo quản theo quy trình bảo quản gân đồng loại của
người sau đó ghép cho thỏ theo quy trình của tác giả Hideo
Kawakami cải tiến [7]. Thực hiện cho 10 con thỏ bằng gân
đồng loại và 2 con bằng gân tự thân để làm nhóm chứng.
Đánh giá kết quả ở các thời điểm 4 tuần và 8 tuần cho 5
con ghép đồng loại và 1 con ghép tự thân ở mỗi thời điểm.
Xác định các bằng chứng mô học trên tiêu bản và so sánh
giữa nhóm đồng loại và nhóm tự thân.
Nghiên cứu cấy khuẩn mảnh ghép: 38 mảnh ghép được
thu nhận, xử lý và bảo quản theo quy trình. Lấy bệnh phẩm
cấy vi khuẩn bằng 2 tăm bông trước khi xử lý. Cấy khuẩn
tăm bông thứ nhất ngay, tăm bông thứ hai được tiệt khuẩn

bằng tia Gamma cùng với mảnh ghép và đem cấy trước
khi đưa mảnh ghép vào bảo quản.

Kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu siêu cấu trúc mảnh ghép
Ở các mẫu gân đã chiếu xạ nhận thấy: về cơ bản mất
cấu trúc các sợi collagen gân, với biểu hiện: mất hoàn
toàn hình ảnh vân sáng tối đặc trưng dọc theo các sợi
collagen, ở một số nơi các sợi các thành phần cấu trúc
của sợi đông vón lại tạo nên các cục nhỏ dọc đường đi
của sợi. Có những nơi tổn thương này còn xuất hiện ở
các sợi collagen nằm sâu trong các khe kẽ giữa các bó
sợi. Điều này chứng tỏ với liều chiếu 25kGrays đã làm
thay đổi sự sắp xếp của các đại phân tử tropocollagen ở
bề mặt tất cả các microfibrin của collagen gân đã bị thay
đổi, chúng không còn sắp xếp theo trình tự bình thường
nữa. Ngoài ra, trên các vi trường nghiêu cứu còn gặp
nhiều hình ảnh các sợi collagen bị đứt và mất đoạn, hình
ảnh này gặp nhiều ở các sợi collagen riêng lẻ được tách
ra từ các bó sợi để nhập vào bó sợi kế bên.Tuy nhiên trên
hầu hết các vi trường thì dấu tích về sự sắp xếp của các
sợi cũng như các bó sợi tạo nên cấu trúc collagen gân
không hề bị thay đổi. Khoảng trống giữa các sợi cũng
như các bó sợi không bị thay đổi. Tóm lại, chiếu xạ với
liều 25 kGrays đã làm tổn thương các sợi collagen ở bề
mặt mẫu gân nhưng không làm thay đổi sự sắp xếp của
chúng (hình 1).

Đặc điểm mảnh ghép gân đồng loại sử dụng cho phẫu thuật tạo hình dây chằng chéo trước khớp gối
27



TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ 1/2012

Ở các mẫu gân chưa bị chiếu xạ nhận thấy: cấu
trúc của gân là các sợi collagen, hầu hết các sợi
collagen chạy song song dọc theo trục của gân. Trên
đường đi của mình các sợi gần nhau thường chạy sát
nhau tạo nên các bó sợi có kích thước khác nhau, đơi
chỗ gặp các sợi soắn vặn vào nhau. Dọc theo đường
đi các bó sợi lại tách ra các sợi hay bó sợi nhỏ hơn

nhập vào các bó sợi kế bên để tăng sự liên kết ngang
giữa các bó, tạo sự vững chắc cho collagen mơ gân.
Các sợi collagen gân có kích thước tương đối đồng
đều. Nghiên cứu ở độ phóng đại từ khoảng 20.000
lần trở lên thấy rõ cấu trúc vân sáng - tối đều đặn dọc
theo tất cả các sợi collagen (hình 1).

A

B

H1. Cấu trúc sợi collagen dưới kính hiển vi điện tử
A: Collagen gân mẫu chiếu xạ liều 25kGrays độ phóng đại 35000 lần kính hiển vi điện tử qt. Hình
ảnh các cục nhỏ dọc theo các sợi collagen. Khơng quan sát được hình ảnh vân sáng tối dọc đường đi
của các sợi. 1- Hình ảnh sợi collagen bị đứt. 2- Hình ảnh mất đoạn sợi collagen. B: Collagen gân mẫu
khơng chiếu xạ kính hiển vi điện tử qt độ phóng đại 35000 lần: Vân sáng - tối chạy dọc sợi collagen.
1- Khoảng trống giữa các bó sợi collagen. 2 - Sợi collagen liên kết giữa các bó.


Kết quả nghiên cứu ghép gân thực nghiệm:
Bảng 1: Kết quả nghiên cứu ghép gân thực nghiệm
Kết quả
Số lượng tiêu bản

Tự thân
Đồng loại

10
100

Nhiễm trùng

Tự thân
Đồng loại

0%
0%

Hiện tượng tăng sinh mạch ở mảnh ghép thời
điểm 4 tuần

Tự thân
Đồng loại

10/10 tiêu bản
95/100 tiêu bản

Sự xuất hiện các nguyên bào sợi ở vùng
ranh giới


Tự thân
Đồng loại

100/100 tiêu bản
100/100 tiêu bản

Sự xuất hiện của mô xương mới và tập trung
của tạo cốt bào

Tự thân
Đồng loại

100/100 tiêu bản
98/100 tiêu bản

Theo bảng 1, trên các tiêu bản sau 4 t̀n, đã x́t
hiện các mạch máu tân tạo của mảnh ghép và sự x́t
hiện dày đặc của các ngun bào sợi tập trung ở vùng
giáp ranh, khơng thấy sự xt hiện các tế bào viêm
ở cả thời điểm 4 t̀n và 8 t̀n. X́t hiện các sợi
28

collagen ở vùng ranh giới, sự hình thành mơ xương
mới xâm nhập mơ gân và các hình ảnh mạch máu tân
tạo ở mơ gân đờng loại. Các hình ảnh này cũng quan
sát thấy trên cả mảnh ghép tự thân cũng như đờng
loại (hình 2).



A

B

H2. Hình ảnh mơ xương mới mọc lan vào mơ gân ở mảnh ghép tự thân (A) và mảnh ghép đồng loại (B) ở thời điểm
8 tuần (nhuộm HE x 100).

Kết quả nghiên cứu cấy kh̉n mảnh ghép:
Bảng 2: Kết quả nghiên cứu cấy khuẩn mảnh ghép
Số mẫu mô ghép (n=38)

Kết quả

n

Kết quả cấy vi khuẩn tăm
bông thứ nhất

Dương tính
Âm tính

1
37

Kết quả cấy vi khuẩn tăm
bông thứ hai

Dương tính
Âm tính


0
38

Bàn ḷn
Trong vấn đề xử lý và bảo quản mơ ghép đồng loại
có sử dụng tia Gamma để tiệt trùng, vấn đề mà các nhà
bảo quản mơ cũng như các phẫu thuật viên băn khoăn là
các đặc tính vật lý của mẫu mơ bảo quản có bị ảnh hưởng
khơng? Với liều chiếu tia Gamma 25kGrays, việc ảnh
hưởng là chắc chắn do cơ chế tác dụng của tia Gamma
là cắt mạch liên kết của các phân tử collagen. Tuy nhiên,
quan sát trên kính hiển vi điện tử qt thì tổn thương các
sợi collagen chủ yếu là các sợi nhánh, sợi nối giữa các bó
collagen chứ khơng quan sát thấy tổn thương của các sợi
thuộc bó(hình 1). Các thương tổn quan sát được trên kính
hiển vi điện tử qt cho thấy thương tổn chủ yếu ở các
sợi nhánh, đơn độc, nối giữa các bó chính và tổn thương
cũng quan sát thấy rời rạc trên các vi trường. Khi quan sát
ở vùng rìa của gân thấy một số sợi thuộc bó chính bị ảnh
hưởng về sự phân bố của các vân sáng tối nhưng khơng có
thay đổi về cấu trúc đại thể hoặc là liên quan giữa các sợi
trong bó. Cấu trúc cơ sở đảm bảo cho các đặc tính vật lý
của gân là các bó sợi collagen và sự giảm độ bền cơ học
của gân xảy ra khi các cấu trúc cơ sở này bị ảnh hưởng. Tia
Gamma gây cắt mạch liên kết của các sợi collagen nhưng
chỉ ở các sợi nhánh là chủ yếu, khơng gặp ở các sợi trong

%
2,6%
97,4%

0%
100%

bó và khơng làm thay đổi sự sắp xếp của các sợi trong bó
và giữa các bó do đó làm giảm sức bền cơ học của gân
khơng đáng kể. Với liều chiếu tia Gamma thấp và trung
bình(< 28kGrays) Colleen Balsly thấy rằng khơng có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê về đặc tính vật lý của mảnh
ghép [5].
Các biểu hiện về mơ học trên tiêu bản thời điểm 4 tuần
và 8 tuần đều khơng có biểu hiện của thải ghép. Theo Trịnh
Bình, cấu trúc của mảnh ghép gân đồng loại chỉ bao gồm
chủ yếu là các sợi collagen và một số ngun bào sợi [2].
Theo Vũ Dương Q và Phạm Mạnh Hùng, kháng ngun
hòa hợp mơ chỉ có trên bề mặt của các tế bào có nhân và tế
bào của hệ thống miễn dịch, khơng có trên các sợi collagen
[3]. Khi được xử lý bằng tia Gamma các tế bào này bị tiêu
diệt hồn tồn đồng thời q trình bảo quản lạnh sâu cũng
làm giảm tính kháng ngun của mảnh ghép. Cơ chế làm
giảm tính kháng ngun được cho là do các tế bào bị tiêu
diệt, các kháng ngun bám trên bề mặt của tế bào bị phá
hủy và biến tính nên tính kháng ngun giảm hoặc mất
hồn tồn [6]. Sự liền của mảnh ghép đồng loại trong đường
hầm xương tương tự như liền mảnh ghép tự thân. Có 3 hiện
tượng có thể quan sát thấy rõ ràng ở cả mảnh ghép đồng
loại và mảnh ghép tự thân là: sự tăng sinh mạch máu trong

Đặc điểm mảnh ghép gân đờng loại sử dụng cho phẫu tḥt tạo hình dây chằng chéo trước khớp gới
29



TẠP CHÍ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VIỆT NAM - SỐ 1/2012

mảnh ghép, sự tập trung nguyên bào sợi và hình thành
sợi collagen, sự phát triển của mô xương mới với sự
xuất hiện của các tế bào dạng sụn. Theo Rodeo [9],
quá trình liền gân trong đường hầm xương không đơn
thuần như một quá trình liền mô gân hoặc mô xương
điển hình mà nó là sự phối hợp cả hai quá trình đó bao
gồm: sự tập trung tế bào và tăng sinh mạch; sự phát
triển của mô xương mới (bao gồm cả quá trình hủy
xương và tái tạo xương) trong đó sự phát triển của mô
xương mới đóng vai trò quan trọng, đảm bảo sự vững
chắc của mối liên kết. Sự xuất hiện của mô xương
mới, đặc biệt là sự có mặt của các tế bào dạng sợi là
minh chứng cho quá trình liền mảnh ghép. Quá trình
liền mảnh ghép này, theo nghiên cứu của Grassman
[8] thì sự xuất hiện của mô xương mới tương tự như
hình thành can trong gãy xương do đó cũng tương đối
đa dạng về hình thái. Với sự xuất hiện của mô xương
mới, sự tập trung các nguyên bào sợi và hình thành
sợi collagen tạo nên mối liên kết giữa mô gân và mô
xương gồm 4 vùng tương đối rõ rệt: gân, mô sụn chưa
khoáng hóa, mô sụn khoáng hóa và mô xương. Vai trò
quan trọng của việc hình thành mô xương mới trong
việc liền mảnh ghép đã được chứng minh qua nhiều
nghiên cứu và cũng là cái đích của nhiều nghiên cứu
để thúc đẩy quá trình liền mảnh ghép sau phẫu thuật
như nghiên cứu sử dụng tế bào gốc của Michael YH
Soon [7] nghiên cứu sử dụng chất ức chế hủy xương

của SA Rodeo [10].
Tỷ lệ cấy vi khuẩn mẫu mô ghép gân đồng loại
trước khi xử lý và bảo quản là 2,6%. Số liệu này thấp
hơn số liệu của các tác giả khác đánh giá trên mảnh
ghép xương sọ tự thân cũng tại Labô bảo quản mô
trường Đại Học Y Hà Nội với kết quả cấy vi khuẩn
dương tính là 5% [4]. Điều này có thể được lý giải là
đây là những mô ghép đầu tiên được thu nhận, được
trực tiếp do các tác giả và những đồng nghiệp nắm
chắc về quy trình thực hiện do đó các khâu của quy
trình được đảm bảo chặt chẽ hơn. Các yếu tố thuận
lợi cho nhiễm khuẩn đã được các tác giả khác khẳng
định như thời gian từ khi lấy mô ghép đến khi xử lý
dài, bảo quản mảnh ghép sau khi lấy mô ghép không
đúng quy cách, mô ghép chưa được làm sạch tốt,…
[2,4]. Xem xét lại 1 trường hợp cấy khuẩn dương
tính này thấy rằng, mẫu mô này có đầy đủ các yếu
tố nguy cơ đó như thời gian từ khi lấy mô ghép đến
khi xử lý trên 24h do mẫu mô được lấy vào ngày
nghỉ cuối tuần, mô ghép được lấy tại khoa Giải phẫu
bệnh, bệnh viện Việt Đức. Việc lấy mô ghép được
30

thực hiện tại hai địa điểm là tại phòng mổ hoặc tại
khoa Giải phẫu bệnh. Việc lấy mô ghép tại phòng
mổ được thực hiện ngay trên bàn mổ, sau khi thực
hiện xong phẫu thuật cắt cụt chi do đó điều kiện vô
trùng tương tự như phẫu thuật. Tại khoa Giải phẫu
bệnh, việc lấy mô ghép cũng được thực hiện trong
điều kiện vô trùng về dụng cụ, toan áo, sát trùng tại

chỗ, tuy nhiên điều kiện môi trường( phòng, không
khí,…) thì không thể được như phòng mổ do đó nguy
cơ nhiễm khuẩn sẽ cao hơn. Việc lấy mô tại phòng
mổ là tốt nhất, tuy nhiên, do áp lực của phẫu thuật
cấp cứu nên không phải lúc nào cũng có thể thực
hiện được vì vậy, đa số các trường hợp (73,7%) mẫu
mô ghép được lấy tại khoa Giải phẫu bệnh. Tỷ lệ cấy
khuẩn dương tính nếu tính riêng cho các trường hợp
lấy mô ghép tại khoa Giải phẫu bệnh là 1/28 (3,6%).
Tỷ lệ mô ghép được xử lý sau 24h là 21,1%, thấp
hơn rất nhiều so với xử lý các mô ghép xương sọ
tự thân (76,6%) [4]. Điều này có được là do sự chủ
động xử lý sớm cho các trường hợp này vì đây là
những ca mô mềm đầu tiên được xử lý và bảo quản.
Các yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn khác được đảm bảo
triệt để như đựng bệnh phẩm đúng quy cách, chuyển
bệnh phẩm về Labô sớm do đó đã giảm thiểu đáng kể
nguy cơ nhiễm khuẩn do quá trình thu nhận mô ghép.
Điều này có được là do những người tham gia vào
quá trình lấy bệnh phẩm đều hiểu và nắm rất rõ về
quy trình, vai trò quan trọng của các khâu trong quá
trình thu nhận mô ghép, qua đó cho thấy vai trò quan
trọng của khâu tập huấn cho những người tham gia.
Tỷ lệ cấy khuẩn sau khi tia xạ là 0%. Với liều chiếu
tia Gamma 25kGrays thì mức độ đảm bảo vô khuẩn
(SAL) là 10-6 do đó khả năng vi khuẩn còn tồn tại
trên mô ghép sau xử lý tia Gamma gần như không
có [1,5]. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào việc xử lý mô
ghép bằng tia Gamma mà coi nhẹ các khâu vô khuẩn
trong quá trình thu nhận và bảo quản thì cũng không

được vì sau khi xử lý bằng tia Gamma, vi khuẩn có
thể bị tiêu diệt nhưng xác vi khuẩn vẫn còn đó. Xác
vi khuẩn chính là nội độc tố, yếu tố này có thể gây
sốt và các phản ứng bất lợi ảnh hưởng đến ca ghép và
có thể gây thất bại cho ca phẫu thuật, đặc biệt là các
phẫu thuật ghép mô đồng loại. Chính vì vậy, mặc dù
cấy khuẩn mảnh ghép sau khi xử lý cho kết quả âm
tính nhưng mảnh ghép vẫn bị loại, không sử dụng
cho bệnh nhân để đảm bảo kết quả tốt nhất. Như vậy,
việc thu nhận và xử lý đảm bảo được vô khuẩn mảnh
ghép là lý tưởng nhất và quá trình này không thể xem
nhẹ được.


Kết luận
Đảm bảo tính an toàn của mảnh ghép đồng loại là yêu
cầu quan trọng nhất của quy trình thu nhận, xử lý và bảo
quản mảnh ghép. Bên cạnh vấn đề sàng lọc người cho
mô để loại trừ các bệnh truyền nhiễm thì việc xử lý và
bảo quản mảnh ghép đóng vai trò quyết định để loại trừ
các nguy cơ khác như nhiễm khuẩn, thải ghép và thay đổi

cấu trúc. Qua các nghiên cứu cơ bản của Labo, bước đầu
cho thấy các mảnh ghép được thu nhận và bảo quản đảm
bảo được các yếu tố về vấn đề nhiễm trùng, thải ghép
cũng như mức độ thay đổi siêu cấu trúc chấp nhận được.
Những kết quả này đã được chứng minh qua thực tế lâm
sàng với kết quả phẫu thuật tốt cho khoảng 100 bệnh nhân
tại bệnh viện Việt Đức trong hơn 3 năm qua.


Tài liệu tham khảo
1. Trịnh Bình (2007): “Mô liên kết chính thức”. Bài
giảng Mô-Phôi Phần Mô Học. Nhà xuất bản Y
học,
tr 39-52.
2. Nguyễn Thị Thúy Hằng (2007): “Khảo sát tình
trạng nhiễm khuẩn của các mảnh xương sọ trước
bảo quản lạnh sâu”, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ
đa khoa, Trường Đại Học Y Hà Nội.
3. Lê thị Hồng Nhung, Ngô Duy Thìn (2010): “Ảnh
hưởng của tia Gamma lên cấu trúc mô xương sọ
bảo quản lạnh sâu”. Tạp chí Nghiên Cứu Y Học
66(1), 55-59
4. Vũ Dương Quý, Phạm Mạnh Hùng ( 2006):
”Miễn dịch ghép”. Miễn dịch học. Nhà Xuất Bản Y
Học, tr 277-290.
5. Colleen R. Balsly, Andrew T. Cotter, Lisa A.
Williams, Barton D. Gaskins, Mark A. Moore
and Lloyd Wolfinbarger Jr(2008): “Effect of low
dose and moderate dose gamma irradiation on
the mechanical properties of bone and soft tissue
allografts”. Cell Tissue Banking (2008) 9:289-298
6. Grassman S.R.M, D.B. McDonald, G.M.
Thornton, N.G. Shrive, C.B. Frank(2002): “Early
healing processes of free tendon grafts within
bone tunnels is bone-specific: a morphological

study in a rabbit model”. The Knee 9(2002):21-26.
7. Hideo Kawakami, Konsei Shino, Masayuki
Hamada, Ken Nakata, Shigeto Nakagawa,

Norimasa Nakamura, Yukiyoshi Toritsuka,
Hideki Yoshikawa,Takahiro Ochi (2004): “Graft
healing in a bone tunne bone-attached graft
with screw fixationl versus bone-free graft with
extra-articular suture fixation”. Knee Surg Sports
Traumatol Arthrosc(2004) 12 : pp 384–390
8. Konsei Shino, Takao Kawasaki, Hitoshi Hirose,
Ippei Gotoh, Masahiro Inoue, Keiro Ono(1984):
“Replacement of the anterior cruciate ligament by
an allogeneic tendon graft: An experimental study
in the dog”. J bone Joint Surg Br, Vol. 66-B, No. 5,
November, 672-682.
9. Luis Sierra Suarez and John C. Richmond
(2007): ”Overview of procurement processing
and sterilization of soft tissue allografts for sports
medicine”. Sports Med Arthrosc Rev 2007;
15:106-113
10. Rodeo S.A, Arnoczky S.P, Torzilli P.A,
Hidaka C and Warren R.F(1993): “TendonHealing in a Bone Tunnel: A biomechanical and
histological study in dog”. J Bone Joint Surg Am.
1993;75:1795-1803.

Đặc điểm mảnh ghép gân đồng loại sử dụng cho phẫu thuật tạo hình dây chằng chéo trước khớp gối
31



×