MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
NỘI DUNG.............................................................................................................1
1.
2.
Tóm tắt nội dung bài viết trong khoảng 1200 từ...........................................1
Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau trong quan điểm về mối quan hệ giữa
pháp luật và đạo đức của tác giả bài viết trên với tác giả Nguyễn Văn Năm
trong bài viết: “Nhận thức về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức” (Tạp
3.
chí Luật học, số 4/2006)................................................................................4
a. Giống nhau...............................................................................................4
b. Khác nhau................................................................................................5
Nhận xét về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức ở Việt Nam hiện nay. .7
KẾT LUẬN.............................................................................................................8
1
MỞ ĐẦU
Pháp luật là phương tiện không thể thiếu đảm bảo cho sự tồn tại,vận hành
bình thường của xã hội nói chung cũng như trong từng lĩnh nói riêng. Trong đó,
pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc hình thành và phát triển của ý
thức đạo đức. Pháp luật và đạo đức đều là những bộ phận của hình thái ý thức xã
hội. Giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau, thường xuyên tác động, ảnh
hưởng qua lại lẫn nhau mặc dù bản thân chúng có những đặc thù riêng biệt. Để làm
rõ hơn về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, em xin chọn đề tài: thông qua
bài viết: “Một số suy nghĩ về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong hệ
thống điều chỉnh xã hội” của tác giả Hoàng Thị Kim Quế ( Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật số 7/1999), em hãy:
1.
Tóm tắt nội dung bài viết trong khoảng 1200 từ (không quá 3 trang A4).
Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau trong quan điểm về mối quan hệ giữa
pháp luật và đạo đức của tác giả bài viết trên với tác giả Nguyễn Văn Năm trong
bài viết: “Nhận thức về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức” (Tạp chí Luật học,
số 4/2006).
2.
Nhận xét về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức ở Việt Nam hiện nay.
NỘI DUNG
1.
Tóm tắt nội dung bài viết trong khoảng 1200 từ.
Bài viết “Một số suy nghĩ về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong hệ
thống điều chỉnh xã hội” của GS-TS Hoàng Thị Kim Quế đã nêu lên mối quan hệ
giữa pháp luật và đạo đức thông qua vị trí, vai trò của pháp luật và đạo đức trong
hệ thống các quy phạm điều chỉnh xã hội và sự thống nhất, sự khác biệt, sự tác
động qua lại giữa pháp luật và đạo đức.
2
Thứ nhất là vị trí, vai trò của pháp luật và đạo đức trong hệ thống các quy
phạm điều chỉnh xã hội: hệ thống các quy phạm xã hội ở nước ta bao gồm: quy
phạm pháp luật, quy phạm đạo đức, tập quán phong tục, luật tục, hương ước, quy
phạm của các cộng đồng dân cư, quy phạm của các tổ chức xã hội và các tổ chức
tôn giáo và khái quát vị trí vai trò của các quy phạm xã hội này. Tác giả khẳng định
trong hệ thống các quy phạm điều chỉnh xã hội thì pháp luật và đạo đức giữ vụ trí
trung tâm, có vai trò quan trọng nhất. Cả pháp luật và đạo đức đều có phạm vi điều
chỉnh rộng, bao quát tất cả các lĩnh vực quan hệ xã hội. Các yếu tố của đạo đức ở
những mức độ khác nhau được thể hiện tỏng tất cả các quy phạm xã hội, đặc biệt là
ở phong tục, tập quán, luật tục, hương ước. Dưới dạng phổ biến nhất, đạo đức là
tổng thể những nguyên tắc, quan niệm, chuẩn mực xã hội về điều thiện, điều ascm
về danh dự, lương tâm, lẽ công bằng, vinh, nhục…Ở đâu có con người thì ở đó có
đạo đức, có quan hệ đạo đức. Trong xã hội phổ biến là con người luôn có nhu cầu
hướng tới các giá trị đạo đức, hướng tới cái thiện, nhân đạo, lẽ công bằng. Xã hội
càng phát triển, càng hiện đại thì vai trò của những yếu tố đạo đức càng được đề
cao. Mọi hành vi của con người đều phải được đánh giá từ tiêu chí pháp luật và đạo
đức. Yếu tố tích cực, sự tác động trực tiếp lên hành vi của con người là một trong
những khác nhau có bản giữa pháp luật, đạo đức với các bộ phận khác của thượng
tầng kiến trúc xã hội. Pháp luật, bằng những thuộc tính- sức mạnh riêng có của
mình mà các loại quy phạm xã hội khác không có được, có ảnh hưởng tích cực tới
các quy phạm xã hội, trong chừng mực nhất định sẽ làm thay đổi nội dung của
những quy phạm xã hội đó. Khi cần thiết, pháp luật sẵn sàng hỗ trợ, bảo vệ các lợi
ích khác nhau mà các quy phạm xã hội khác điều chỉnh. Mỗi loại quy phạm xã hội
đều có ưu thế và hạn chế, nhưng pháp luật và đạo đức tỏ ra có ưu thế hơn.
Thứ hai là về sự thống nhất giữa pháp luật và đạo đức. Pháp luật và đạo đức
đều có chức năng chung là điều chỉnh hành vi của con người và các mối quan hệ xã
3
hội. Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ hữu cơ, bổ sung, hỗ trợ cho nhau, tạo nên
sự điều chỉnh mạnh mẽ nhất đối với hành vi của con người. Khác với những hình
thái ý thức xã hội khác, pháp luật và đạo đức tác động trực tiếp đến hành vi của
con người, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá các hành vi đó theo những tiêu chí nhất
định. Tính thống nhất của pháp luật và đạo đức cũng được thể hiện trong quy định
của chúng đối với cái thiện và cái ác. Các phạm trù của đạo đức như lẽ sống, hạnh
phúc, lương tâm…có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động xây dựng và áp dụng
pháp luật của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tính thống nhất của pháp luật
và đạo đức còn được thể hiện ở thái độ, sự đánh giá, sự cảm nhận và cách xử lí đối
với những hành vi của con người.
Thứ ba là sự khác biệt giữa pháp luật và đạo đức. Về phạm vi điều chỉnh của
pháp luật và đạo đức không hoàn toàn trùng hợp nhau. Có những lĩnh vực mà pháp
luật điều chỉnh nhưng lại không thuộc phạm vi điều chỉnh của đạo đức và ngược
lại. Pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng, ít nhiều mang ý nghĩa
quốc gia. Đạo đức có thể điều chỉnh những quan hệ xã hội mà pháp luật không
điều chỉnh như tình bạn, tình yêu, tình hàng xóm…Đạo đức chỉ điều chỉnh những
quan hệ xã hội trực tiếp thể hiện rính chất hành vi của con người. Đạo đức có phạm
vi điều chỉnh rộng hơn pháp luật nếu đứng trên phương diện xem đạo đức là một
yếu tố tinh thần không tác rời bản thân hành vi con người. Về hình thức, mức độ
thể hiện, so với đạo đức thì pháp luật có mức độ thể hiện cụ thể, chi tiết hơn. Pháp
luật dưới dạng các văn bản được thể hiện thành quyền và nghĩa vụ cùng với những
chế tài nhất định. Đạo đức được thể hiện đa dạng, phổ quát hơn và chủ yếu tồn tại
dưới dạng bất thành văn, cũng gồm nghĩa vụ và quyền nhưng nghĩa vụ được đề cập
nhiều hơn. Về các phương pháp đảm bảo thực hiện, đạo đức nhờ vào yếu tố kích
thích nội tâm con người- sức mạnh bên trong, từ lương tâm, từ những thói quen xử
dự và từ sức mạnh bên ngoài- dư luận xã hội. Pháp luật được bảo đảm thực hiện
4
bằng hoạt động của các tổ chức, thuyết phục và cưỡng chế của Nhà nước, và cả sự
tự giác.
Thứ tư, sự tác động qua lại giữa pháp luật và đạo đức. Pháp luật và đạo đức
có sự tác động biện chứng thể hiện ở vai trò của pháp luật đối với đạo đức và
ngược lại. Pháp luật dựa trên một cơ sở đạo đức nhất định, pháp luật vừa khẳng
định vừa bảo vệ và phát huy những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức truyền thống,
vừa hạn chế đi đến loại bỏ những quan điểm, chuẩn mực đạo đức tiêu cực, phản
tiến bộ. Pháp luật không tạo ra bản thân các giá trị đạo đức. Còn đạo đức là cơ sở,
là môi trường thuận lợi để tiếp thu, cảm nhận và thực hiện pháp luật, trong lĩnh vực
pháp luật thiếu đạo đức sẽ làm cho xử phạt người ngay, tha bổng kẻ phạm tội.
Trong công tác xây dựng pháp luật, nhà làm luật luôn phải xuát phát từ quan điểm:
đảm bảo sự phù hợp cỉa quy phạm pháp luật đó với đạo đức xã hội trong từng thời
kì lịch sử. Đạo đức là phương tiện quan trọng bổ sung, hỗ trợ cho pháp luật.
Tóm lại, pháp luật và đạo đức có mối liên hệ mất thiết, phát huy tác dụng khi
được bổ sung, hỗ trợ nhau. Qủan lí xã hội bằng pháp luật kết hợp đạo đức là một
tất yếu khách trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ra.
2.
Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau trong quan điểm về mối quan hệ
giữa pháp luật và đạo đức của tác giả bài viết trên với tác giả Nguyễn
Văn Năm trong bài viết: “Nhận thức về mối quan hệ giữa pháp luật và
a.
đạo đức” (Tạp chí Luật học, số 4/2006).
Giống nhau.
Hai tác giả đều nêu ra những điểm giống nhau, khác nhau và sự tác động qua
lại giữa pháp luật và đạo đức. Cả hai bài viết đều nêu lên vị trí và vai trò của
pháp luật và đạo đức là quan trọng nhất đối với các quan hệ xã hội.
5
Về điểm giống nhau (sự thống nhất): pháp luật và đạo đức đều thuộc kiến
trúc thượng tầng , đều là những hình thái ý thức xã hội. Có phạm vi điều chỉnh
rộng, bao quát tất cả các lĩnh vực quan hệ xã hội
Về điểm khác nhau (sự khác biệt): hai tác giả đều cho rằng hình thức biểu
hiện của pháp luật và đạo đức là khác nhau. Đạo đức có hình thức biểu hiện ở dạng
thành văn và bất thành văn, và càng ngày càng phổ biến dưới hình thức các quy
phạm pháp luật. Pháp luật và đạo đức đều xác định quyền và nghĩa vụ (bổn phận),
tuy nhiên quyền ở đạo đức rất ít được đề cập mà chủ yếu là đề cập đến bổn phận.
Đạo đức không tồn tại hay tồn tại ít các biện pháp chế tài. Về các phương pháp
đảm bảo thực hiện, đạo đức nhờ vào yếu tố kích thích nội tâm con người- sức
mạnh bên trong và từ sức mạnh bên ngoài- dư luận xã hội. Pháp luật được bảo đảm
thực hiện bằng các biện pháp của Nhà nước.
Về sự tác động qua lại, cả hai tác giả đều nhận định pháp luật được xây dựng
trên cơ sở đạo đức. Pháp luật hạn chế để loại bỏ đi những quan điểm, chuẩn mực
đạo đức tiêu cực, lạc hậu, trái thuần phong mĩ tục. Bảo vệ, phát huy những chuẩn
mực đạo đức tốt đẹp. Ghi nhận những giá trị đạo đức phù hợp, cần thiết vào trong
các quy phạm pháp luật. Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ tác động qua lại, bổ
sung cho nhau.
b.
Khác nhau
Tiêu chí
Bài viết của tác giả Hoàng Thị
Kim Quế
Hình thức thành văn
biểu hiện
của pháp
luật
Phạm
vi - Phạm vi điều chỉnh của pháp
điều chỉnh luật và đạo đức không hoàn toàn
trùng nhau. Nếu xét trên phương
6
Bài viết của tác giả Nguyễn Văn
Năm
thành văn và bất thành văn
- Phạm vi điều chỉnh của đạo
đức rộng hơn của pháp luật
diện xem đạo đức là một yếu tố
tinh thầm không tác rời bản thân
hành vi của con người, thì đạp
đức có phạm vi điều chỉnh rộng
hơn pháp luật
- Đạo đức điều chỉnh các quan
hệ xã hội trực tiếp thể hiện tính
chất hành vi của con người,
những hành vi có thể đánh giá
từ phương diện, theo quan điểm
đạo đức
Điểm khác
nhau giữa
pháp luật
và đạo đức
Sự tác động
qua lại giữa
pháp luật
và đạo đức
2.
- Đạo đức điều chỉnh tất cả các
quan hệ xã hội mà chủ thể là
con người có ý chí, lí trí, tình
cảm, là yếu tố tinh thần không
thể tách khỏi hành vi của con
người
Xây dựng pháp luật do Nhà
nước tiến hành, còn đạo đức do
nhiều chủ thể khác nhau
Làm rõ hơn vai trò của đạo đức
đối với pháp luật, như: đạo đức
tác động đến việc thực hiện
pháp luật của các chủ thể, ý thức
cá nhân giữ vai trò quan trọng
trong việc thực hiện pháp luật
và áp dụng pháp luật.
Nhận xét về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức ở Việt Nam hiện
nay.
Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, pháp luật và đạo đức có sự đan xen tác
động qua lại lẫn nhau, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Pháp luật là công cụ để
truyền bá những quan điểm, quan niệm, tư tưởng, chuẩn mực đạo đức, nhờ đó
chúng nhanh chóng trở thành những chuẩn mực mang tính bắt buộc chung đối với
tất cả mọi người1. Các chuẩn mực đạo đức được đưa vào quy phạm pháp luật ngày
càng nhiều, đa dạng. Khi một chuẩn mực đạo đức đã có trong xã hội, đi vào nếp
sống của mọi người, thì việc thực hiện, chấp hành, sử dụng và áp dụng pháp luật sẽ
1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luân về nhà nước và pháp luật năm, 2016, Nxb. Tư pháp.
7
trở nên tự giác, đạt hiệu quả cao hơn. Ví dụ như khoản 2 Điều 7 Luật hôn nhân và
gia đình năm 2014 quy định quyền và nghĩa vụ của con: “Có bổn phận yêu quý,
kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống
tốt đẹp của gia đình.”, chính trong lịch sử từ xa xưa, con cái phải yêu thương, kính
trọng, hiếu thảo,…cha mẹ mình, đó là chính là đạo đức, và chuẩn mực đó đã được
đưa vào quy phạm pháp luật cụ thể. Việc thực hiện quy phạm pháp luật này chắc
chắn sẽ được mọi người tự giác hơn là việc chấp hành Luật giao thông, ví dụ như
cấm vượt đèn đỏ.
Nói chung nước ta nhận thức rõ về mối liên hệ giữa pháp luật và đạo đức,
vậy nên việc tận dụng mối liên hệ này đã đạt được hiệu quả cao, và ngày càng hoàn
thiện hơn nữa, về hệ thống pháp luật, cũng như về đạo đức, chuẩn mực nào tốt đẹp
đã đang và sẽ được pháp luật nước riêng và xã hội nói chung gìn giữ, phát huy,
chuẩn mực đạo đức nào lạc hậu đang dần được xóa bỏ. Ví dụ như thời xưa, phụ nữ
có đạo tam tòng: chưa lấy chồng thì theo cha, lấy chồng thì theo chồng, chồng chết
thì theo con. Hiện nay pháp luật đã quy định con người có quyền tự do, bình đẳng,
không phân biệt nam hay nữ, điều này đã bảo vệ được người phụ nữ trong các
quan hệ xã hội.
Để phát huy tối đa hiệu quả của mối quan hệ này chúng ta cần phải tiến hành
áp dụng rất nhiều các biện pháp khác nhau từ việc giáo dục, nâng cao ý thức đạo
đức, trình độ pháp lí, phát triển kinh tế- xã hội, phát huy dân chủ nhằm tiến tới đạt
được một nền văn hóa đạo đức- pháp luật hoàn thiện hơn nữa.
KẾT LUẬN
Tóm lại, để phát huy tối đa vai trò của pháp luật đồng thời phát huy tối đa
các giá trị đạo đức trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng
ta cần có một hệ thông pháp luật hoàn chỉnh và phù hợp với đặc điểm phát triển
8
phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó chính là điều
kiện tiên quyết để xây dựng một đất nước phồng thịnh, kỉ cương
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
“Một số suy nghĩ về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong hệ thống
điều chỉnh xã hội”, Hoàng Thị Kim Quế, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số
3.
7/1999;
“Nhận thức về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức”, Nguyễn Văn
Năm, Tạp chí Luật học, số 4/2006;
4.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật
năm, 2016, Nxb. Tư pháp.
9