Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh trường THCS nguyễn trãi qua một số di tích lịch sử địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.32 MB, 46 trang )

UBND HUYỆN KRÔNG ANA
PHÒNG GIÁO GD-ĐT KRÔNG ANA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
GIÁO DỤC TINH THẦN YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS
NGUYỄN TRÃI QUA DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

Lĩnh vực: Môn Lịch sử
Họ và tên: Nguyễn Thị Tài
Đơn vị công tác: Trường THCS Nguyễn Trãi

Krông Ana, tháng 3 năm 2018

Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana

1


I.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nước ta đang phấn đấu
tiến lên bắt kịp bạn bè khắp năm châu để khẳng định vị trí Việt Nam trên trường
quốc tế. Đảng và nhà nước ta một mặt vừa xây dựng phát triển kinh tế, nâng cao
mức sống người dân, xây dựng nền quốc phòng an ninh bảo vệ vững chắc tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mặt khác Đảng và nhà nước ta luôn xem giáo dục và
đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng, là bệ phóng để đưa dân tộc ta bước vào
kỉ nguyên mới, kỉ nguyên của văn minh truyền thông và tin học. Đây là phương
hướng quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ, kế tục và phát triển sự nghiệp cách
mạng để đưa đất nước đi lên theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Bác Hồ
kính yêu của chúng ta đã lựa chọn.


Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, nền kinh tế tri thức có
tính toàn cầu thì nhiệm vụ của ngành giáo dục vô cùng to lớn. Giáo dục không chỉ
truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải giúp học sinh vận dụng kiến thức
khoa học vào cuộc sống vừa mang tính giáo dục, vừa mang tính giáo dưỡng, cao
hơn là giáo dưỡng hướng đến nguồn gốc cội nguồn của tổ tiên, của dân tộc.
Trong giáo dục phổ thông, các môn xã hội nói chung, môn lịch sử nói riêng có
vai trò quan trọng trong việc khơi nguồn, bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách, bản lĩnh
và tư duy của con người. Bác Hồ kính yêu từng dạy “Dân ta phải biết sử ta. Cho
tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, do vậy dạy lịch sử không chỉ giúp học sinh
nắm được lịch sử hình thành của một quốc gia, dân tộc mà còn hình thành ở các em
lòng tự hào để từ đó các em thêm tình yêu đối với quê hương, đất nước mình hơn.
Có thể nói, lịch sử dân tộc hay lịch sử địa phương đều là dựng lại quá khứ về lòng
yêu nước, về truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc ta trong dựng nước và
giữ nước, ghi lại những nét văn hóa truyền thống, tinh thần nhân đạo sâu sắc của
dân tộc Việt Nam trong quá trình hình thành và phát triển. Do đó, giáo dục đạo đức
cho học sinh thông qua môn học lịch sử sẽ rất đa dạng và phong phú. Bởi qua mỗi
bài học, mỗi sự kiện lịch sử, học sinh sẽ có thêm niềm tin vững chắc vào lý tưởng
Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana

2


cách mạng. Từ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong quá trình dựng
nước và giữ nước, các em sẽ tự hào và ý thức hơn về tình yêu quê hương, đất nước.
Qua đó, các em ra sức học tập, rèn luyện để trở thành những con người có ích góp
phần xây dựng quê hương, đất nước trong thời kì mới.
Môn lịch sử từ lâu chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong chương trình
giáo dục phổ thông với nội dung vô cùng phong phú và có tác dụng to lớn trong
việc góp phần phát triển hoàn thiện nhân cách của học sinh, bởi nó chính là bức
tranh tái hiện sinh động về cuộc sống lao động, sản xuất, chiến đấu của xã hội loài

người trong quá khứ. Đối tượng của lịch sử là quá khứ đã diễn ra, không thể tái
hiện, không thể trực quan sinh động, cũng không thể trực tiếp quan sát được. Lịch
sử được phản ánh qua các nguồn sử liệu. Thông qua bộ môn lịch sử không chỉ cho
học sinh thấy được quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc mà còn giáo dục
cho các em lòng yêu nước, biết ơn các tiền nhân, biết ơn các anh hùng đã hy sinh
quên mình cho Tổ Quốc, giáo dục hoài bão và ý chí xây dựng đất nước cho thế hệ
trẻ. Tuy nhiên trong thời kì hiện nay thì quá trình xuống cấp về đạo đức của học
sinh ngày càng trầm trọng, trong đó có một phần sự bao dung vô lối của các bậc
phụ huynh, sự thờ ơ của gia đình đối với con em mình, sự lệch lạc về tư tưởng
ngày càng nhiều trong thời đại công nghệ thông tin, những tệ nạn xã hội thâm nhập
sâu vào lứa tuổi học đường, sự suy thoái về đạo đức ở lứa tuổi học sinh ngày càng
trầm trọng. Đó là hồi chuông báo động quá trình tha hóa về đạo đức, nhân cách, sự
hủy hoại các giá trị truyền thống tốt đẹp mà cha ông ta đã gây dựng bao đời nay.
Xuất phát từ thực tế đó, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch
sử nói chung và bộ môn lịch sử địa phương nói riêng, giáo dục cho học sinh lòng
biết ơn đối với những người đã hy sinh quên mình cho đất nước,. Bản thân tôi đã
chọn đề tài“Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh trường THCS Nguyễn
Trãi qua một số di tích lịch sử địa phương”trong chương trình lịch sử địa phương
nhằm giúp cho học sinh hiểu sâu sắc hơn về quá trình đấu tranh của thế hệ ông cha
ta, đồng thời giúp học sinh hướng đến sự biết ơn vô hạn đối với những người anh
hùng đã ngã xuống vì sự bình yên của đất nước.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana

3


- Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh trường THCS Nguyễn Trãi thông qua
một số nội dung trong chương tình lịch sử địa phương tỉnh Đăk Lăk.
- Giúp học sinh biết được ông cha ta đã bị kẻ thù đàn áp, chèn ép, áp bức và tinh

thần chiến đấu anh dũng của thế hệ cha ông, từ đó giáo dục các em lòng căm thù
đối với giặc ngoại xâm.
- Thể hiện lòng biết ơn với những người có công với dân tộc, với đất nước bằng
những việc làm và hành động cụ thể tại địa phương. Đồng thời xác định rõ vai trò
trách nhiệm của mình với đất nước quê hương.
- Góp phần thực hiện việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập đối với bộ
môn lịch sử nói chung và lịch sử địa phương nói riêng tại trường THCS Nguyễn
Trãi.
3. Đối tượng nghiên cứu.
- Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh trường THCS Nguyễn Trãi qua quá
trình trải nghiệm, tham quan một số di tích lịch sử tại Nhà đày Buôn Ma Thuột và
Bảo tàng Đăk Lăk.
4. Giới hạn của đề tài
- Để thực hiện được đề tài này, bản thân tôi đã nghiên cứu một số nội dung bài học
trong chương trình Lịch sử địa phương khối 6,7,8,9.
- Đối tượng là học sinh khối 6,7,8,9 trường THCS Nguyễn Trãi
- Thời gian nghiên cứu: Năm học 2015-2016, 2016-2017.
5. Phương pháp nghiên cứu
a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu (đọc tài liệu, sách giáo khoa phân tích
nội dung từng phần, từng bài để phát hiện ở nội dung nào có thể giáo dục cho học
sinh)
- Nghiên cứu lịch sử địa phương, lịch sử Đảng bộ của Đăk Lăk
b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana

4


- Phương pháp quan sát, trải nghiệm thực tế tại nhà đày Buôn Ma Thuột, bảo tàng

Đăk Lăk
c. Phương pháp thống kê toán học
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận.
Bác Hồ chúng ta đã từng nói: “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích
nước nhà Việt Nam” Đó là lời căn dặn và cũng là tâm huyết của Bác luôn mong
muốn thế hệ trẻ không chỉ hiểu Lịch sử mà còn phải “tường” hiểu sâu sắc Lịch sử
truyền thống của ông cha ta. Tuy nhiên việc dạy và học bộ môn Lịch sử ở trường
phổ thông của nước ta hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của người học, cũng
như chưa làm tròn trách nhiệm của một bộ môn tưởng chừng như đơn giản nhưng
rất quan trọng đối với học sinh. Trong quá trình giảng dạy giáo viên chưa mạnh
dạn trong việc đổi mới phương pháp dạy học chính vì vậy mà giờ học luôn cứng
nhắc, khô khan. Giáo viên luôn có tâm lí làm sao cho hết được nội dung bài học,
chưa hướng học sinh đến việc chủ động học tập mà học sinh tiếp thu kiến thức một
cách thụ động. Giáo viên cũng không dám mạnh dạn đổi mới phương pháp trong
dạy học Lịch sử. Chính vì vậy mà trong những năm gần đây chất lượng bộ môn
Lịch sử rất thấp, học sinh thậm chí thờ ơ với lịch sử nước nhà. Đặc biệt trong
chương trình lịch sử địa phương thì hầu như chúng ta còn xem nhẹ, chưa tổ chức
học tập một cách chu đáo như chương trình học thông thường, do vậy kiến thức về
lịch sử địa phương của đa số học sinh cũng như một bộ phận nhỏ giáo viên còn mơ
hồ, mong manh. Thông qua chương trình lịch sử địa phương cho học sinh thấy
được vai trò cũng như tinh thần đấu tranh của đồng bào địa phương trong quá trình
đấu tranh, xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, giáo dục đến học sinh lòng tự
hào dân tộc về mảnh đất quê hương nơi mình sinh ra và lớn lên, ý thức được tinh
thần trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ quê hương trong giai đoạn hiện nay.
Vì thế ngoài việc tổ chức dạy kiến thức cho học sinh trên lớp thì cho học sinh
tham quan, thực địa nơi những di tích lịch sử địa phương là phương pháp dạy học
đem lại hiệu quả nhất bởi tại nơi đây học sinh được nhìn thấy những hiện vật lịch
Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana


5


sử, những dấu tích lịch sử còn lưu lại, học sinh được trải nghiệm những điều mình
đã học và các em có thể cảm nhận về lịch sử đã diễn ra như thế nào trong quá khứ.
Học sinh thấy được trong thời chiến thế hệ cha ông ta đã trải qua muôn vàng khó
khăn gian khổ, đấu tranh kiên trì bền bỉ, hy sinh xương máu của mình để đổi lấy sự
bình yên mà chúng ta có được như hôm nay.
Lịch sử địa phương là một bộ phận hợp thành và làm phong phú lịch sử dân
tộc, việc nghiên cứu tìm hiểu lịch sử địa phương sẽ góp phần tích cực bổ sung sử
liệu cho việc dạy học lịch sử dân tộc, làm phong phú lịch sử đất nước, làm nổi rõ
mối quan hệ hữu cơ giữa các địa phương. Lịch sử địa phương là một bộ phận của
chương trình dạy học lịch sử ở trường THCS. Đây là một trong những nguồn quan
trọng làm phong phú tri thức của học sinh về quê hương mình.
Giảng dạy lịch sử địa phương có tác dụng to lớn trong việc giáo dục tư tưởng
đạo đức tình cảm và ý thức lao dộng của học sinh, góp phần hình thành lòng yêu
nước, bởi lẽ nguồn gốc yêu nước bắt đầu từ lòng yêu quê hương của tuổi ấu thơ.
Học sinh tự hào về đất nước, dân tộc Việt Nam cũng bắt nguồn từ lòng tự hào về
những chiến công của cha ông mình đã làm nên ở ngay trong làng xóm thân yêu.
Hơn nữa việc dạy học lịch sử địa phương trong giảng bộ môn lịch sử sẽ góp phần
rèn luyện kỹ năng sưu tầm tư liệu, đam mê nghiên cứu tìm tòi về tư liệu lịch sử địa
phương.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
* Thực trạng học tập bộ môn Lịch sử hiện nay ở trường phổ thông:
Bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông với nhiệm vụ cung cấp khối lượng kiến
thức tương đối phong phú về lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc cần đặt ra yêu cầu
cao mới thực hiện được nhiệm vụ đó, mặt khác do đặc trưng của bộ môn lịch sử nó
gây ra nhiều khó khăn cho quá trình nhận thức của các em học sinh. Vì đối tượng
lịch sử là quá khứ đã diễn ra, không thể tái hiện, không thể “trực quan sinh động”,
cũng không thể trực tiếp quan sát được. Lịch sử được phản ánh qua các nguồn sử

liệu, vấn đề đặt ra là làm sao để các em nhận thức được lịch sử một cách chính xác,
chân thực như nó đã tồn tại. Chất lượng dạy học môn lịch sử hiện nay đặt ra vấn đề
Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana

6


cần suy nghĩ, số lượng học sinh yêu thích môn lịch sử rất ít, nhiều phụ huynh, học
sinh coi lịch sử là môn học “phụ”, nhận thức của các em về môn lịch sử sai lệch,
các em không nhớ hoặc nhớ không chính xác thời gian, địa điểm, tính chất của các
sự kiện và hiện tượng lịch sử.
Trong những năm gần đây, chất lượng bộ môn lịch sử rất thấp. Theo tôi nguyên
nhân của những tình trạng trên có thể được xác định là do:
+ Một là: Trình độ giáo viên chưa đều và thật sự không phải giáo viên nào cũng
tâm huyết với nghề nghiệp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giảng
dạy và chất lượng giáo dục nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng.
+ Hai là Giáo viên chưa mạnh dạn trong quá trình đổi mới phương phương pháp
dạy học.
+ Ba là: Trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy bộ môn ở nhà trường còn thiếu,
không đủ lược đồ, bản đồ để phục vụ cho tiết học, bài học.
+ Bốn là: Giáo viên chưa bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng bộ môn do Bộ Giáo dục
ban hành dẫn đến sai lệch về kiến thức.
+ Kiến thức lịch sử địa phương chưa được đưa vào sách giáo khoa, tài liệu biên
soạn viết rất khó dạy, nội dung còn sơ sài và nói chung chung, nội dung chưa
phong phú, chưa có sự bổ sung, điều chỉnh cập nhật điều này cũng khiến cho giáo
viên và học sinh ít có sự hiểu biết về địa phương nơi mình sinh sống.
Đối với học sinh ý thức học tập môn sử chưa cao, đa phần các em chưa xác
định rõ ràng mục tiêu học tập, chưa thực sự cố gắng trong học tập và làm bài tập,
đang còn đối phó, chưa dám mạnh dạn khi giáo viên yêu cầu trả lời câu hỏi, chỉ
lược đồ, bản đồ. Đặc biệt quan niệm ăn sâu trong tiềm thức của phụ huynh và học

sinh môn sử chỉ là môn học phụ, không quan trọng nên có thái độ thờ ơ với lịch sử
dẫn đến một thực tế đau lòng là học sinh không hiểu gì về lịch sử Việt Nam, hàng
ngàn bài thi lịch sử của học sinh những năm vừa qua bị điểm 0. Qua tìm hiểu của
bản thân tôi và đồng nghiệp trên địa bàn huyện tôi nhận thấy một số nguyên nhân
chủ yếu sau:
Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana

7


- Môn sử có đặc thù riêng, nhiều sự kiện, khó nhớ.
- Học sinh luôn quan niệm là môn phụ, không có sự hướng nghiệp rõ ràng khi lựa
chọn ôn thi.
- Phụ huynh thờ ơ và hướng con em mình học các môn tự nhiên.
- Giáo viên chưa có phương pháp phù hợp nên không thu hút được các em trong
giờ học.
Việc vận dụng đề tài này vào việc giảng dạy lịch sử tại trường THCS Nguyễn
Trãi bản thân tôi đã có những thành công nhất định, học sinh giờ đây đã ý thức
được truyền thống yêu nước, kiên quyết đấu tranh chống giặc ngoại xâm là truyền
thống lâu đời cần phải gìn giữ phát huy, chúng ta có được cuộc sống bình yên ấm
no như hôm nay là nhờ sự hy sinh cao cả, chiến đấu ngoan cường của thế hệ cha
ông trong thời chiến, từ đó giáo dục các em lòng biết ơn vô hạn đối với cha ông ta.
Học sinh yêu thích hơn trong học tập bộ môn lịch sử, các em đã hình thành được kĩ
năng mới trong học tập, có tư duy sáng tạo và cảm nhận lịch sử một cách sâu sắc
hơn, đặc biệt là chúng ta may mắn được sinh ra trên mảnh đất đầy thành quả cách
mạng như nơi đây.Thông qua hoạt động dã ngoại, tham quan các khu di tích lịch sử
của dân tộc học sinh hình thành được nhiều kĩ năng như hoạt động tập thể, giúp các
em thân thiện hơn, đoàn kết hơn trong học tập, hạn chế vi phạm về đạo đức như
gây gỗ, đánh nhau,.vv
- Chất lượng học tập bộ môn nâng cao rõ rệt, học sinh hứng thú hơn trong học tập.

Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm thì đề tài trên còn có những hạn chế nhất
định,hiện nay đại đa số các em học sinh cho rằng bộ môn lịch sử chỉ là một môn
học phụ, các em chỉ cần học tốt những môn như Toán,Văn, Tiếng Anh hay Lí, Hóa
là được, còn những môn học như Địa lí, Lịch sử hay Giáo dục công dân là môn học
phụ nên không cần học nhiều, không cần tìm tòi học hỏi thậm chí không thèm đọc
sách nữa. Vì vậy các em còn xem nhẹ đối với việc học bộ môn này. Do đó kết quả
học tập cũng như sự hiểu biết của các em về lịch sử chưa cao.Và thực tế hiện nay
chúng ta cũng đã thấy rõ trong kì thi Tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia
trong những năm vừa qua có rất ít thí sinh thi môn Lịch sử, thậm chí cả trường gần
Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana

8


1000 học sinh mà chỉ duy nhất có 3 học sinh thi môn sử và một hội đồng thi 26
người giám thị phục vụ cho một thí sinh…vv
- Nhận thức về lịch sử của đại đa số học sinh còn mơ hồ, chưa có sự đam mê mà
chủ yếu học để đối phó.
- Một số giáo viên còn bị động lúng túng, chưa đầu tư đối với bộ môn lịch sử địa
phương .
- Trong những năm vừa qua nhà trường chỉ lựa chọn một số đối tượng học sinh khá
giỏi để tham quan thực địa chứ không thể tổ chức đại trà. Do đó việc đem lại hiệu
quả chưa tuyệt đối.
- Nguồn kinh phí tổ chức dã ngoại còn hạn hẹp, do đó cũng gặp nhiều khó khăn
trong việc cho học sinh tiếp cận cũng như tham quan các di tích lịch sử địa
phương.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp
*Tầm quan trọng của các di tích lịch sử đối với quá trình nhận thức của học
sinh.

Di tích lịch sử cách mạng là một trong những bộ phận quan trọng nhất của
nguồn sử liệu vật chất, là chứng tích gốc, các di tích cách mạng nói lên một cách
sâu sắc trình độ phát triển kinh tế, chính trị và trình độ kĩ thuật của từng thời đại,
từng dân tộc. Di tích lịch sử là phương tiện quan trọng góp phần tạo biểu tượng
cho học sinh, di tích được xem là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. Di tích lịch sử
cách mạng là cơ sở để học sinh khôi phục quá khứ, làm cơ sở cho việc hình thành
những biểu tượng cụ thể, chính xác về các sự kiện lịch sử.
*Tầm quan trọng của các di tích lịch sử đối với việc giáo dục truyền thống đạo
đức cho học sinh
+Về giáo dưỡng: Di tích lịch sử giáo dục cho học sinh lòng kính yêu, khâm phục
các anh hùng chiến sĩ yêu nước. Di tích lịch sử địa phương cũng như cả nước phản
ánh các sự kiện lịch sử làm cho học sinh tự hào, yêu quý về truyền thống anh hùng
Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana

9


trong cuộc đấu tranh bảo vệ quê hương đất nước. Học sinh sẽ có những nhận xét
của mình về quá trình đấu tranh kiên cường, bất khuất của ông cha ta trong thời
chiến. Từ đó sẽ nhận thức được chúng ta có được cuộc sống bình yên và hạnh phúc
như hôm nay là nhờ có tinh thần yêu nước chiến đấu chống kẻ thù xâm lược của
thế hệ cha ông. Tóm lại việc sử dụng các di tích lịch sử địa phương cũng như cả
nước trong quá trình dạy học lịch sử là phát huy ưu thế, sở trường của bộ môn lịch
sử, góp phần giáo dục thế hệ trẻ truyền thống đạo đức, giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa của địa phương nói riêng và của cả dân tộc nói chung.
*Về giáo dục:
- Giáo dục cho các em lòng căm thù đối với bọn đế quốc xâm lược, yêu nền độc
lập, yêu quê hương đất nước.
- Giáo dục lòng biết ơn, khâm phục đối với cha ông ta trong cuộc kháng chiến, họ
đã không quản ngại hy sinh, đấu tranh kiên cường gian khổ để giành độc lập.

- Giáo dục cho các em lòng tự hào, tự tôn dân tộc, cố gắng vươn lên trong học tập
để xây dựng quê hương đất nước, tiếp bước truyền thống cha ông ghi thêm những
trang sử vẻ vang trong thời kì mới.
* Về phát triển:
- Bồi dưỡng cho các em năng lực nhận thức phục vụ cho việc học tốt các bộ môn
nói chung và lịch sử nói riêng như tư duy, phân tích, so sánh, nhận định các sự kiện
lịch sử.
- Phát triển kĩ năng thực hành như đọc bản đồ, vẽ sơ đồ, sư tầm tài liệu, tranh ảnh,
phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
- Tổ chức cho học sinh tham quan thực địa tại nhà đày Buôn Ma Thuột và Bảo
tàng Đăk Lăk thông qua chương trình lịch sử điạ phương.
- Những giải pháp nói trên của đề tài nhằm giúp học sinh thoát ra khỏi phương
pháp học tập theo lối truyền thống và phát huy phương pháp học tập mới đó là tư
duy, sáng tạo, biết phân tích, nhận định, đánh giá vấn đề, liên hệ những vấn đề đã
Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana

10


học vào thực tế một cách sinh động. Đặc biệt là tạo cho các em học sinh một tâm lí
thoải mái, hứng thú và thích học tập đối với bộ môn Lịch sử. Đặc biệt là chương
trình lịch sử địa phương giúp các em hiểu được những hy sinh to lớn của ông cha
ta,những khó khăn gian khổ mà cha ông ta đã phải chịu đựng, tinh thần thép và ý
chí đấu tranh ngoan cường để dành độc lập trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại
xâm.
- Giúp học sinh thay đổi hình thức, phương pháp học tập trước đây, làm cho giờ
học bớt căng thẳng, không còn nặng nề, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, học sinh
lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng.
- Tạo cho học sinh sự tìm tòi, sáng tạo, rèn luyện cho học sinh cơ hội rèn luyện bản

thân
- Kích thích học sinh vận dụng kiến thức năng động, rèn luyện trí nhớ, phát triển
khả năng phán đoán, suy luận, từ đó phát triển tư duy độc lập, học cách xử lý thông
minh và các tình huống phức tạp. Tăng cường khả năng vận dụng cuộc sống để
thích nghi với điều kiện xã hội mới. Ngoài ra còn giúp học sinh phát triển được
nhiều phẩm chất đạo đức như tính nhanh nhẹn, tình đoàn kết thân ái, sự phối hợp
nhịp nhàng, sự trung thực và tinh thần trách nhiệm lẫn nhau.
- Giúp học sinh có năng lực cảm nhận lịch sử qua tranh ảnh, hiện vật lịch sử.
- Giáo dục cho học sinh ý chí đấu tranh ngoan cường, tinh thần đấu tranh thép của
chiến sĩ cách mạng tại nhà đày Buôn Ma Thuột thông qua tranh ảnh, hiện vật được
lưu giữ tại nhà đày.
- Giáo dục đến học sinh lòng biết ơn đối với những anh hùng liệt sĩ, người có công
với cách mạng, với dân tộc, đặc biệt là đồng bào dân tộc sinh sống tại địa phương.
Trong những năm trước đây, vì nhiều lý do khác nhau mà nhà trường ít có điều
kiện để tổ chức cho học sinh tham quan thực tế đối với các di tích lịch sử tại địa
phương, vì vậy khi dạy chương trình lịch sử địa phương( phần nội dung về nhà
Đày Buôn Ma Thuột) thì giáo viên cũng chỉ cho các em quan sát một số tranh ảnh ,
học sinh không thể quan sát được những hiện vật lịch sử vì vậy việc hiểu biết của
các em học sinh về các di tích lịch sử còn rất mơ hồ, chưa thể cảm nhận cũng như
11
Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana


hình dung được do đó trong quá trình học lịch sử các em nhàm chán, không thích
học hay là học đối phó…vv, vì vậy trong những năm gần đây chúng tôi là những
giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn lịch sử đã đề nghị nhà trường tạo điều kiện tốt
nhất để cho học sinh có điều kiện tham quan những di tích lịch sử tại địa phương
nhằm nâng cao chất lượng môn học. Được nhà trường tạo điều kiện cho phép tổ
chức tham quan thì tiếp tục phối hợp với TPT Đội, Đoàn thanh niên, giáo viên chủ
nhiệm, cha mẹ học sinh được lựa chọn đi tham quan.

Trong năm học 2016-2017, 2017-2018 được sự cho phép của BGH trường
THCS Nguyễn Trãi, chúng tôi đã tổ chức cho các em học sinh tham quan di tích
lịch sử tại nhà đày Buôn Ma Thuột và Bảo tàng Đăk Lăk với số lượng học sinh
tham quan khá lớn, đây cũng là một điều đáng mừng đối với chúng tôi.
* Học sinh tham quan thực địa tại Di tích lịch sử nhà Đày Buôn Ma Thuột
Giáo dục đến học sinh tinh thần đấu tranh kiên cường, ý chí thép của ông cha
ta qua di tích lịch sử “ Nhà đày Buôn Ma Thuột”

Học sinh trường THCS Nguyễn Trãi đến tham quan tại nhà đày Buôn Ma Thuột

Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana

12


Hình ảnh nhà đày Buôn Ma Thuột
Nhà đày Buôn Ma Thuột (nhà tù Buôn Ma Thuột) là nơi từng giam giữ, đày ải
tù nhân chính trị chủ yếu của các tỉnh Trung Kỳ. Nhà đày được nhiều người biết
đến không những vì kết cấu kiến trúc hay vì đòn roi tra tấn tàn bạo của địch, mà
còn ở phong trào đấu tranh kiên cường của các thế hệ tù nhân chính trị. Từ năm
1980, Nhà đày Buôn Ma Thuột đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia,
và trở thành điểm tham quan du lịch tại tỉnh Đăk Lăk.
Nhà đày Buôn Ma Thuột vào khoảng năm 1900, một nhà lao đã được thực
dân Pháp xây dựng lên ở Cao nguyên Đắk Lắk dùng để giam giữ tù nhân chính trị,
bởi địa hình nơi đây lúc bấy giờ bị bao vây giữa bốn bề núi rừng rậm rạp, nhiều thú
dữ, khí hậu khắc nghiệt, ít người lui tới nên tù nhân khó bề trốn thoát.
Đến những năm 1930-1931, số lượng tù nhân tăng cao theo phong trào chống thực
dân tại Đông Dương, do đó Pháp thiết lập Nhà đày Buôn Ma Thuột trên cơ sở mở
rộng nhà lao cũ, nhằm lưu đày biệt xứ và giam giữ những đảng viên cộng sản bị xử
án nặng ở các tỉnh Trung Kỳ, gồm nhiều người đi đầu trong phong trào Xô Viết

Nghệ Tĩnh.
Cuối năm 1941, một tổ chức bí mật có tên “lực lượng trung kiên” được thành
lập trong nhà đày, lan tỏa tinh thần cách mạng. Năm 1954, chiến thắng Điện Biên
Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana

13


Phủ đã kết thúc 9 năm kháng chiến chống Pháp. Đến lượt Mỹ nhảy vào thế chân
Pháp âm mưu thôn tính nước ta, nhà đày Buôn Ma Thuột tiếp tục được sử dụng và
mở rộng thêm. Thời Pháp, nhà đày Buôn Ma Thuột được xây dựng trên diện tích
gần 2ha, với 4 bức tường bao quanh, cao 4m, dày 40cm, 4 góc đều có vọng gác và
lính canh túc trực. Phía trong có 6 dãy lao tập thể giam giữ tù nhân. Bên cạnh cổng
chính ở phía Nam là dãy xà lim, giam giữ tù nhân chính trị được cho là nguy hiểm.
Ngoài ra còn có nhà xưởng, bàn giấy, nhà kho và bếp ăn, đây là kiểu bố trí nhà tù
truyền thống của thực dân Pháp, mục đích tạo không gian khép kín để giám sát tù
nhân

.
Thời Mỹ, nhà đày Buôn Ma Thuột được xây thêm một bức tường ngăn đôi,

một bên làm trung tâm cải huấn và một bên làm kho quân nhu, đồng thời mở hai
cổng mới ở phía Tây của nhà đày, xây thêm nhà Quốc thái dân an, nhà Nguyện,
phòng biệt giam, nhà lao nữ…phục vụ cho các mục đích giam giữ và tra khảo.
Trong thời gian hoạt động, Nhà đày Buôn Ma Thuột đã giam giữ nhiều chiến sỹ
yêu nước, nhiều người về sau đảm nhận những vị trí quan trọng của chính phủ như
các đồng chí Võ Chí Công, Phan Đăng Lưu, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Chí Thanh, Tố
Hữu. Nhà đày còn là một trong những nơi ươm mầm cho hạt giống cách mạng ở
Đắk Lắk. Vượt lên trên tất cả sự tàn bạo của địch là tinh thần đấu tranh bền bỉ, kiên
trung của những người tù Cộng sản. Những năm tháng đấu tranh oanh liệt của họ

tại Nhà đày Buôn Ma Thuột đã viết thành một bản anh hùng ca về chủ nghĩa yêu
nước, ý chí quyết tâm giải phóng dân tộc, bảo vệ nền độc lập nước nhà thoát khỏi
xiềng xích.
Nhà đày Buôn Ma Thuột, đây là một trong những di tích lịch sử quan trọng
nhất của tỉnh ĐăkLăk, nơi biểu trưng tội ác dã man của bọn thực dân đế quốc xâm
lược, đồng thời cũng là nơi phản ánh ý chí kiên cường bất khuất của các chiến sĩ
cách mạng không sợ hy sinh gian khổ, trung thành với lí tưởng của Đảng, quyết
đấu tranh giành độc lập tự do cho Tổ Quốc.

Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana

14


Hình ảnh nhà đày nhìn từ trên cao và hình ảnh học sinh trường THCS Nguyễn
Trãi đang nghe hướng dẫn viên nhà đày thuyết trình(2016-2017)

Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana

15


Tại đây thực dân Pháp thi hành chính sách tra tấn hết sức tàn bạo, tất cả tù
nhân đều bị đóng dấu trên lưng, bị đánh đập tàn nhẫn, lao động khổ sai, hàng ngày
họ phải đi lao dịch nặng nề như đi xây cây cầu Krông Ana, xây các đồn bốt cho
giặc, làm đường 14 đia Sài Gòn..vv. Bữa ăn hàng ngày chỉ có cơm hẩm với muối,
bất cứ lúc nào tù nhân cũng có thể bị phạt vạ vô căn cứ hoặc bị thủ tiêu giết chết.

Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana


16


Hình ảnh tù nhân bị bắt đi lao độngtrên công trường làm đường 14 đi Sài Gòn và
bị đánh đập dã man
Cũng chính trong hoàn cảnh đó nổi bật hàng loạt tấm gương đấu tranh anh
dũng của các chiến sĩ cách mạng như Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Chí Thanh.
Cũng tại đây năm 1940 một chi bộ Đảng cộng sản Đông Dương ra đời đã lãnh đạo
phong trào đấu tranh của tù nhân chống lại chính sách dã man của bọn thực dân đối
với các chiến sĩ cách mạng, nhà đày cũng là nơi bồi dưỡng cơ sở cách mạng,
truyền bá chủ nghĩa yêu nước của đồng bào Đăklăk.
Nhà Đày Buôn MaMT được thực dân Pháp xây dựng xong vào năm 1930
-1931 trong khi các nhà tù của nước ta đã chật ních, nhưng vẫn còn dư ra hàng
nghìn tù nhân. Chúng chọn Đăk Lăk làm nơi xây dựng nhà Đày nhằm làm lung lạc
ý chí đấu tranh của nhân dân ta. Bởi lẽ Đăklăk là nơi có khí hậu khắc nghiệt, dân
cư thưa thớt chủ yếu là người bản địa, giao thông lại khó khăn. Thực dân Pháp sử
dụng những người dân bản địa nơi đây để làm cai ngục nhằm thực hiện thủ đoạn
dùng người Việt để trị người Việt. Tù nhân ở đây bị tra tấn hết sức dã man, thường
xuyên phải lao động khổ sai, ăn uống thì bẩn thỉu, thiếu thốn gây ra rất nhiều bệnh
tật.
Ví dụ: Ngày ăn700 g gạo, gạo trộn lẫn sạn, chúng dùng báng súng, roi có quất dây
thép ở đầu để tra tấn..vv. Mặc dù vậy tinh thần đấu tranh của nhân dân ta trong các
Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana

17


nhà đày trong đó có nhà Đày Buôn Ma Thuột là vô cùng quyết liệt, các đồng chí
vẫn không lùi bước, tìm mọi cách để đấu tranh và bí mật hoạt động cách mạng.
Hình thức đấu tranh rất phong phú, đa dạng nhưng lúc đầu thì gặp rất nhiều khó

khăn. Thực dân Pháp đưa những người bản địa là đồng bào dân tộc thiểu số làm
quản ngục để lợi dụng sự bất đồng về ngôn ngữ để ngăn chặn không cho tù nhân
liên lạc ra bên ngoài. Nhưng bọn chúng đâu có biết chính âm mưu của chúng lại
càng thúc đẩy tinh thần cho các tù nhân quyết tâm học tiếng bản địa với phương
châm, người biết nhiều dạy người biết ít, người biết ít dạy người không biết. Tù đó
nhà Đày được coi như một trường học. Cũng nhờ học tiếng bản địa mà các tù nhân
đã cảm hóa được một số quản ngục là người Ê đê như ông Y Blốc Ê ban, Y Jônh, Y
Bun Knông, Y Bih Alê ô, Y Som Ê ban,…

Y Blốc Êban
(Hình ảnh trưng bày tại nhà Đày)

Ban chỉ huy quân sự đầu tiên của Đăk Lăk
Từ trái sang phải:Y Wung Niê Kdăm,
YNgông Niê,Y Blôk Êban

Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana

18


Y Som Ê Ban -Y tá trong nhà đày

Ông Y Jonh là lính khố xanh

Thời kỳ năm 1930 -1945, người dân tộc

trong nhà đày Buôn Ma Thuột

Êđê đầu tiên được giác ngộ cách mạng


giác ngộ cách mạng

Đ
ây là hình ảnh các tù nhân bàn cách đấu tranh chống lại bọn thực dân Pháp

Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana

19


Ngoài ra các tù nhân còn đấu tranh bằng hình thức tuyệt thực tập thể để phản
đối việc thực dân Pháp ngược đãi tù nhân. Cuối cùng thì bọn thực dân phải nhượng
bộ và tăng khẩu phần ăn lên cho tù chính trị. Tinh thần bất khuất luôn được các tù
nhân đề cao. Mặc dù bị đánh đập tra tấn rất dã man: chân tay xây xước, mặt mũi
toàn là máu, toàn thân tím đen, mỗi tuần chỉ được tắm nắng có 15 phút nhưng là
lúc giữa trưa (12h), ăn uống bẩn thỉu thiếu thốn, nơi giam cầm thì tối tăm, chật hẹp,
bẩn thỉu, tù nhân khát nước nhưng cũng không có nước để uống mà có khi phải
uống cả nước tiểu của mình .

Hình ảnh các chiến sĩ cách mạng bị giam tại nhà đày, hai ống tre một ống đựng
nước uống và một ống đựng nước tiểu, chúng tra tấn bằng cách một tuần mới cho
một ống nước vì vậy tù nhân buộc phải uống nước tiểu của mình để duy trì sự
sống.
Thử hỏi ngày nay nếu chúng ta, những con người khoẻ mạnh bình thường,
phải chịu những nỗi khổ như vậy chúng ta có chịu đựng nổi không? Hay là tìm đến
cái chết để giải thoát. Nhưng không, các tù nhân vẫn kiên cường chịu đựng vì họ
có niềm tin tuyệt đối vào sự nghiệp cách mạng, họ cố chịu đựng để nuôi hi vọng
được sống và được trở về hoạt động cách mạng dù là hy vọng rất mong manh.
Một trong những nhân chứng lịch sử của tỉnh ĐăkLăk là vị tướng YBlôk Êban

Vị tướng đầu tiên của các dân tộc Tây Nguyên.
Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana

20


Y Blốk Êban sinh năm 1920, tại buôn Chư Dluê, Buôn Ma Thuột trong một
gia đình có 7 anh chị em. Là con trai út cho nên Y Blốk Êban là người chịu nhiều
thiệt thòi nhất khi mới được 2 tuổi thì cha mình, ông Y Chăm Byă qua đời. Có lẽ
do được “Yàng” ban phước nên từ nhỏ Y Blốk Êban rất thông minh và ham học
hỏi. Học hết tiểu học khi chưa tròn 15 tuổi, Y Blốk Êban bị Pháp bắt vào lính khố
xanh làm phục dịch và sau đó làm gác tù tại Nhà đày Buôn Ma Thuột. Ngay sau
khi đặt chân lên mảnh đất Tây Nguyên, chính sách chia rẽ dân tộc ở đây được thực
dân Pháp áp dụng một cách triệt để kể cả trong chốn lao tù. Tại nhà đày Buôn Ma
Thuột, bên cạnh các sỹ quan người Pháp, thực dân Pháp sử dụng hầu hết cai tù là
người Êđê bản địa. Với âm mưu lấy người Việt trị người Việt, thực dân Pháp nghĩ
rằng, mối liên kết giữa người Kinh với người Thượng, giữa người Êđê với các dân
tộc khác sẽ bị chia cắt. “Nhưng chúng không ngờ rằng, tại nơi được mệnh danh là
“địa ngục trần gian” này lại chính là trường học cách mạng của những người yêu
nước”, ông nhớ lại. Trong những lần đưa tù nhân đi lao động khổ sai, Y Blốk Êban
đã được những chiến sỹ cách mạng đang bị giam cầm tại đây giác ngộ. Ông đã tận
mắt chứng kiến sự kiên trung bất khuất của những chiến sỹ cách mạng đang bị
giam cầm tại đây. Vì thế, khi được tuyên truyền giác ngộ, ông đã nhanh chóng đi
theo lý tưởng cách mạng.

Bộ trưởng Trần Đại Quang đến thăm Thiếu tướng Y Blốk Êban nhân kỷ niệm 40
năm Ngày giải phóng Buôn Ma Thuột.
Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana

21



Sau khi được giác ngộ lý tưởng, ông được giao nhiệm vụ vận động những
người lính gác ngục bỏ hàng ngũ đi theo cách mạng, và Y Blốk Êban đã âm thầm
xây dựng lực lượng trong lòng địch để chờ thời cơ. Ngày 20/8/1945, ông đã dẫn
đầu trung đội lính khố xanh biến buổi chào cờ của Trần Trọng Kim do phát xít
Nhật dựng lên thành cuộc mít tinh ủng hộ cách mạng và giành chính quyền về tay
nhân dân. Hành động táo bạo, bất ngờ và bí mật của Y Blốk Êban dưới sự chỉ đạo
của Tỉnh bộ Việt Minh và Ban lãnh đạo lâm thời tỉnh Đắk Lắk đã khiến cho chính
quyền Trần Trọng Kim không kịp trở tay. Với chiến công đầu tiên này, đã đưa Y
Blốk Êban đứng hẳn vào hàng ngũ cách mạng, ông được tham gia vào Ủy ban lâm
thời của tỉnh Đắk Lắk. Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, hầu hết cán bộ ở Tây
Nguyên nói riêng và miền Nam nói chung đều tập kết ra Bắc. Trong khi đó, Liên
khu V lại muốn Y Blốk Êban ở lại để hoạt động trong lòng địch, giữ vững cơ sở
cách mạng ở Đắk Lắk. Tư lệnh Liên khu V lúc bấy giờ là đồng chí Nguyễn Chánh
đã ký quyết định bổ nhiệm Y Blốk Êban làm Trung đoàn Trưởng Trung đoàn 120
để đưa ra Bắc huấn luyện. Trong suốt quãng thời gian học tập ở miền Bắc đã giúp
ông trưởng thành rất nhiều. Ở đó, ông được gặp Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên
Giáp; được bồi dưỡng thêm về lý tưởng cách mạng, nhất là tinh thần đại đoàn kết
dân tộc. Nhờ có tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm chống kẻ thù xâm
lược của các bậc tiền bối, những anh hùng dân tộc mà ngày nay chúng ta được
sống trong hòa bình, cơm no áo ấm, chúng ta không thể nào quên được sự hy sinh
to lớn mà ông cha ta đã trải qua. Đến ngày 13/1/2018 do tuổi cao nên tướng Y Blốk
Êban đã qua đời trong niềm tiếc thương vô hạn của nhân dân Đăk Lăk nói riêng và
nhân dân cả nước nói chung.

Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana

22



Toàn cảnh học sinh trường THCS Nguyễn Trãi đang tham quan tại khu trưng bày
của nhà đày Buôn Ma Thuột và nghe thuyết trình từ hướng dẫn viên của nhà đày
Buôn Ma Thuột(2016-2017). Hình ảnh bên phải là tên Moshin, một trong những
tên quản ngục độc ác nhất lúc bấy giờ. Y dùng roi có đóng đinh để tra tấn tù nhân,
y đánh vào đầu, vào lưng tù nhân đến khi nào hả dạ mới thôi. Đặc biệt y được
mệnh danh là tên khát máu người, ngày nào y không đánh đập tù nhân và không
đâm chém thì như rằng ngày đó y ăn không ngon ngủ không yên.

Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana

23


Đây là hình ảnh các chiến sĩ của ta bị thực dân Pháp giam trong một phòng giam
tập thể, các chiến sĩ bị còng một chân, thực dân Pháp dùng đòn roi tra trấn một
cách dã man và tàn bạo.

Tù nhân bị bắt phải làm việc
.
Khi đến Nhà đày, mỗi tù nhân được phát một bộ quần áo vải xanh, một chăn
mỏng. Những thứ đó không đủ ấm trong những đêm lạnh thấu xương giữa miền
núi rừng âm u. Tù nhân không có màn phải chịu cực hình của nạn muỗi mòng, bọ
chó. Không những bị giam cầm, cùm kẹp, bị đánh đập dã man, tù nhân ở Buôn Ma
Thuột còn phải đi lao dịch khổ sai. Ngoài việc tận dụng sức lực của tù nhân vào
mục đích kinh tế, chúng còn nhằm hành hạ họ cả về thể xác lẫn tinh thần, làm cho
tù nhân kiệt sức mà rã rời ý chí đấu tranh, từ bỏ lý tưởng cách mạng. Trên công
trường, cứ 5m có một lính khố xanh canh giữ. Tù nhân nào vì ốm yếu, mệt mỏi,
không đủ sức làm việc theo lệnh chúng, đều bị lính dùng roi trúc, gậy gỗ đánh vào
lưng, vào đầu. Ở Nhà đày chính, mỗi ngày tù nhân được ăn 700 gram gạo; còn đi

lao dịch trên công trường được ăn hơn một chút (800 gram gạo), thức ăn thì có cá
khô mục và bí đỏ đưa từ Nha Trang lên hoặc đưa từ Cam-pu-chia sang. Bữa ăn của
tù nhân chỉ được quy định trong mấy phút, nếu vì lý do nào đó mà bữa ăn quá giờ
quy định thì họ bị đánh.
Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana

24


Trong tình cảnh của chế độ Nhà đày như thế, tù nhân chỉ có hai con đường:
hoặc là chết mòn trong yên lặng, trong sự nhục nhã ê chề, hoặc là đoàn kết tổ chức
nhau lại để đấu tranh đòi bọn thống trị phải thực hiện các yêu cầu của họ trong
khuôn khổ chế độ tù chính trị và cuối cùng các tù nhân chọn con đường đấu tranh.

Năm 1930, khi quyết định xây Nhà đày Buôn Ma Thuột, thực dân Pháp ở Đắc
Lắc dự tính, hàng năm tỉ lệ tù nhân chết ít nhất là 10%, nhưng sang năm 1931,
chúng ước tính tỉ lệ đó tới 25%. Trong hai năm 1931-1932 đã có tới hơn 100 tù
nhân chết, nhiều người trong số đó chôn ở nghĩa địa Lạc Giao (tài liệu lưu trữ tại
Viện lịch sử Đảng).Theo đó thì chỉ trong khoảng 5 năm, số tù nhân ở Đắc Lắc sẽ
chết hết. Năm 1935, theo các báo chí công khai ở Huế tổng kết, trong số 100 tù
nhân chết ở Buôn Ma Thuột thì có 24 người bị sốt rét đái ra máu. Trong 100 tù
nhân thì 99 người có ký sinh trùng sốt rét trong máu. Có những bệnh nhân sốt gần
40 độ liên tục trong 4-5 ngày mà không được một viên thuốc nào và vẫn phải đi lao
dịch trên công trường. Trong tình cảnh Nhà đày như thế, tù nhân chỉ có hai con
đường: Hoặc là chết mòn trong yên lặng, trong mọi sự nhục nhã ê chề, hoặc đoàn
kết tổ chức nhau lại để đấu tranh đòi bọn thống trị phải thực hiện các yêu cầu của
họ trong khuôn khổ chế độ tù chính trị, giữ vững khí tiết và giành lấy sự sống.
Cuộc đấu tranh phản đối khủng bố, đánh đập, bắn giết tù nhân càng ngày càng
Nguyễn Thị Tài- Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi- Huyện Krông Ana


25


×