Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Một vài kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ nhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (641.3 KB, 19 trang )

UBND HUYỆN KRÔNG ANA
PHÒNG GIÁO GD-ĐT KRÔNG ANA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
Một vài kinh nghiệm
MỘT
giảiSỐ
quyết
KINH
cácNGHIỆM
tình huống sư phạm thường
TRONG
gặp
CÔNG
trong TÁC
công CHỦ
tác chủ
NHIỆM
nhiệm LỚP 6

Lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm
Lĩnh
chủ
Họ vàvực:
tên:Công
Phạmtác
Thu
Hànhiệm
Họ vàvịtên:
Trịnh


Hằng
Đơn
công
tác: Thị
Trường
THCS Nguyễn Trãi
Đơn vị công tác: Trường THCS Nguyễn Trãi

Krông Ana, tháng 2 năm 2018
Krông Ana, tháng 3 năm 2018


THƯ MỤC NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT
1. Giáo viên chủ nhiệm: GVCN.
2. Giáo viên bộ môn: GVBM.
3. Cha mẹ học sinh: CMHS
4. Trung học cơ sở: THCS.
5. Học sinh: HS.


Một vài kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ nhiệm

I. Phần mở đầu:
1. Lí do chọn đề tài.
Nghị quyết số 29/NQ-TW khóa XI một lần nữa đã nhấn mạnh luận điểm
“Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu ”, coi đó là sự phát triển cho tầm nhìn
chính sách, tư duy chiến lược và hành động kế hoạch để triển khai Nghị quyết vào
thực tiễn có hiệu quả. Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng, là nhân tố chìa
khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà ở các
quốc gia trên thế giới đề coi giáo dục là quốc sách.

Nhân dân ta vẫn có câu “Giáo tử anh hài ” ( Chăm sóc con người ngay từ khi
còn trong bụng mẹ). Ngày nay sự “ trồng người” không chỉ ở nước ta mà ở các
nước trên thế giới cũng đều gặp khó khăn chung vì khủng hoảng về đạo đức, lối
sống, thay thế nét đẹp của nền văn hóa vốn có bằng thị hiếu thẩm mĩ mới. Chính vì
vậy, muốn “ đào tạo” được một công dân tốt trước hết là phải có được sự kết hợp
giáo dục từ gia đình nhà trường và xã hội. Trong Nhà trường, người giáo viên là
người giữ vai trò quyết định trong việc dạy – và việc học của người học sinh bởi
giáo viên là người trực tiếp hướng dẫn học sinh trong các hoạt động cụ thể. Hiện
nay Bộ giáo dục Đào tạo đã và đang triển khai “Xây dựng trường học thân thiệnhọc sinh tích cực” đó cũng chính là khẩu hiệu của trường THCS Nguyễn Trãi
trong những năm vừa qua.
Người giáo viên là người được đào tạo bài bản về tri thức để hướng dẫn học
sinh lĩnh hội được kiến thức và người giáo viên cũng là người hoàn thiện về nhân
cách để giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường. Trong việc hình thành
nhân cách, giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh thì người quan trọng ngoài cha mẹ
đó là giáo viên và có vai trò quan trọng, nhất là giáo viên chủ nhiệm. Tuy đã được
đào tạo bài bản nhưng mỗi giáo viên có năng khiếu có sở trường riêng. Về chuyên
môn phần lớn đáp ứng nhu cầu giảng dạy, nhưng về kỹ năng quản lý giáo dục học
sinh trong công tác chủ nhiệm thì mỗi người có một cách giáo dục học sinh riêng.
Từ khi ra trường đến nay ngoài tham gia giảng dạy bộ môn Hóa trong Nhà
trường tôi còn được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp. Đặc biệt, trong năm
học 2016-2017 tôi được Ban giám hiệu phân công làm công tác chủ nhiệm một lớp
có nhiều học sinh “cá biệt ”. Trong quá trình công tác tôi cũng đã giải quyết được
một số tình huống xảy ra ở học sinh. Từ kinh nghiệm của bản thân, tôi viết sáng
kiến kinh nghiệm với đề tài “Một vài kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư
phạm thường gặp trong công tác chủ nhiệm ”. Khi xây dựng đề tài này tôi hi
vọng được chia sẻ một số kinh nghệm ít ỏi của mình trong công tác chủ nhiệm lớp
có nhiều học sinh cá biệt với các thầy cô khác.
2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài.
Mục tiêu:
Trên cơ sở trải nghiệm thực tiễn và tham gia công tác là giáo viên chủ nhiệm

lớp là người trực tiếp quản lí học sinh, giúp các em hình thành và phát triển nhân
cách, giáo dục đạo đức cho các em. Nghiên cứu đề tài “Một vài kinh nghiệm giải
Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà - Đơn vị trường THCS Nguyễn Trãi

Trang 1


Một vài kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ nhiệm

quyết các tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ nhiệm” tôi muốn
hướng đến mục tiêu nghiên cứu phương án xử lí các trường hợp HS vi phạm bội
quy nhà trường. Giải quyết các vấn đề giáo dục đạo đức theo định hướng của khoa
học giáo dục. Từ đó giúp các em hình thành, phát triển nhân cách tốt, hoàn thành
nhiệm vụ giáo dục. Bản thân tôi đã giúp duy trì sĩ số trong lớp, giúp các em hình
thành nhân cách, giúp các em hiểu được vai trò quan trọng của việc học, kết quả
học tập của lớp đạt được kết quả cao hơn so với năm học trước.
Nhiệm vụ:
- Qua việc trải nghiệm là giáo viên chủ nhiệm, bản thân rút kinh nghiệm để
giải quyết những tình huống cụ thể như thế nào nhằm phát huy tính tích cực của
học sinh, nâng cao đạo đức của các em.
- Bản thân đã rút ra được những bài học kinh nghiệm gì từ việc trải nghiệm
trong công tác chủ nhiệm.
3. Đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu trong quá trình chủ nhiệm lớp (dẫn chứng năm học 20162017) ở trường THCS Nguyễn Trãi.
- Nghiên cứu lý luận về công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
Trong đề tài này tôi chỉ dẫn ra một số tình huống sư phạm tôi đã gặp phải
trong năm học làm công tác chủ nhiệm lớp học: Lớp 9A3 trường THCS Nguyễn
Trãi năm học 2016- 2017.
5. Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp thu thập và xử lí thông tin: Thu thập những thông tin về vai
trò của người GVCN lớp trong việc giải quyết các tình huống.
- Thu thập thông tin, lý lịch cụ thể của các em học sinh trong lớp chủ nhiệm.
- Quan sát hoạt động học tập và sinh hoạt tập thể của học sinh.
- Trao đổi trò chuyện với giáo viên bộ môn, học sinh, tình cảm bạn bè và cha
mẹ học sinh.
- Ghi chép những việc tôi đã làm được và mang lại kết quả khả quan trong
quá trình làm công tác chủ nhiệm.
- Thu nhập những số liệu cụ thể để làm minh chứng cho kết quả trong quá
trình công tác.
II. Phần nội dung:
1. Cơ sở lí luận.
a. Khái niệm GVCN lớp:
- GVCN lớp là người thực hiện nhiệm vụ quản lý lớp học, là nhân vật chủ
chốt, là người tập hợp, dìu dắt giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trò
giỏi, bạn tốt, công dân tốt và xây dựng một tập thể lớp vững mạnh. GVCN còn là
cầu nối giữa Nhà trường với gia đình.

Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà - Đơn vị trường THCS Nguyễn Trãi

Trang 2


Một vài kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ nhiệm

- GVCN là người thứ hai sau gia đình kịp thời nắm rõ tâm tư, hiểu được tâm
lý của các em, là chỗ dựa vững chắc để các em được giãi bày tâm sự từ đó giúp đỡ
các em vượt qua những khó khăn.
Tóm lại, theo tôi GVCN là nhân tố quyết định, lực lượng quan trọng góp phần
rất to lớn trong việc giáo dục HS. Vì vậy ngoài kiến thức chuyên môn, tinh thần

trách nhiệm, tâm huyết và tình thương, GVCN phải khéo léo và có lòng kiên trì.
b. Vai trò của GVCN
Đối tượng học sinh lớp tôi chủ nhiệm là ở bậc THCS. Ở lứa tuổi này nhân
cách các em chưa được hoàn thiện và trong suy nghĩ của các em là luôn chứng tỏ
mình là người lớn. Chính vì vậy, khi một vấn đề xảy ra các em tự giải quyết theo
hướng của mình, có trường hợp không nghe lời thầy cô, cha mẹ, người lớn tuổi dẫn
đến trở thành học sinh cá biệt. Do đó vai trò của người giáo viên là:
- Thay mặt hiệu trưởng quản lý và giáo dục toàn diện học sinh trong một lớp
học. Việc quản lý và giáo dục học sinh thống nhất mật thiết với nhau. Để giáo dục
tốt phải quản lý tốt, quản lý tốt sẽ cho kết quả giáo dục tốt hơn. Thực tế cho thấy:
Nếu không thống nhất được hai mặt này thì kết quả giáo dục cho từng tập thể hay
từng cá nhân học sinh đều không mang lại hiệu quả mong muốn.
- GVCN là người thay mặt và đại diện cho quyền lợi chính đáng của tập thể
học sinh, giải quyết một số vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các em.
- GVCN cố vấn hoạt động tập thể của lớp, phát triển phong trào tập thể lớp
ngày càng vững mạnh.
- GVCN đóng vai trò chủ đạo trong việc tổ chức, phối hợp và thống nhất các
lực lượng tác động tới việc giáo dục học sinh.
Vì vậy, để thực hiện tốt những vai trò trên của GVCN thì bản thân mỗi người
cần phải nắm rõ hoàn cảnh, hiểu được cá tính của từng em học sinh. Và trong mỗi
trường hợp cụ thể đưa ra cách giải quyết tình huống thật đúng đắn để học sinh
“ tâm phục khẩu phục” mình. Có như vậy, mới trở thành chỗ dựa vững chắc và dìu
dắt các em ngày càng tiến bộ về mọi mặt cũng như hạn chế tình trạng chán học dẫn
đến suy giảm về sĩ số..
c. Tình huống sư phạm
Tình huống là toàn thể những sự việc xảy ra tại một địa điểm, trong một thời
gian cụ thể, buộc người ta phải suy nghĩ, hành động, đối phó, tìm cách giải quyết.
Trong quá trình giáo dục nảy sinh vô vàn những tình huống và gọi đó là tình
huống sư phạm. Tình huống sư phạm có thể là xảy ra giữa học sinh với học sinh,
hay giữa học sinh với giáo viên… và xảy ra ở trong Nhà trường hay trong cộng

đồng. Và dù xảy ra ở đâu hay xảy ra như thế nào, với ai thì những tình huống ấy
đều rất bất ngờ. Và người GVCN sẽ là người trực tiếp cùng với các bộ phận giáo
dục khác giải quyết tình huống ấy. Nhưng để giải quyết tình huống thì không có
một tài liệu hay sách vở nào hướng dẫn cho người GVCN thực hiện điều đó cả mà
chỉ bằng kinh nghiệm, kỹ năng họ đưa ra cách giải quyết vấn đề. Vì tình huống sư
phạm nảy sinh từ thực tế dạy học nên trong các trường đào tạo sư phạm chỉ nêu lý
Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà - Đơn vị trường THCS Nguyễn Trãi

Trang 3


Một vài kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ nhiệm

thuyết và hướng giải quyết chung chứ không đặt ra tình huống cụ thể. Nói như vậy
có nghĩa là mỗi GVCN sẽ có cách để giải quyết một vấn đề theo hướng khác nhau.
…Vì thế, “Tình huống sư phạm là những câu chuyện ẩn chứa trong mình những
thông điệp. Đó không phải là những câu chuyện đơn thuần mà là những câu
chuyện để giáo dục”.
d. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ của lứa tuổi học sinh trung học cơ sở
Ở lứa tuổi này các hoạt động thay đổi nhiều về:
+ Tri giác: Các em đã có khả năng phân tích, tổng hợp các sự vật, hiên tượng
phức tạp hơn khi tri giác sự vật, hiện tượng. Khối lượng tri giác tăng lên, tri giác trở
nên có kế hoạch, cơ trình tự và hoàn thiện hơn.
+ Trí nhớ của thiếu niên cũng được thay đổi về chất: Đặc điểm cơ bản của
trí nhớ ở lứa tuổi này là sự tăng cường tính chấtchủ định, năng lực ghi nhớ có chủ
định được tăng lên rõ rệt, cách thức ghi nhớ được cải tiến, hiệu suất ghi nhớ cũng
được nâng cao.
Học sinh Trung học Cơ sở có nhiều tiến bộ trong việc ghi nhớ tài liệu trừu
tượng, từ ngữ. Các em có những kỹ năng tổ chức hoạt động tư duy, biết tiến hành
các thao tác như so sánh, hệ thống hóa, phân loại nhằm ghi nhớ tài liệu. Kỹ năng

nắm vững phương tiện ghi nhớ của thiếu niên được phát triển ở mức độ cao, các em
bắt đầu biết sử dụng những phương pháp đặc biệt để ghi nhớ và nhớ lại. Tốc độ ghi
nhớ và khối lượng tài liệu được ghi nhớ tăng lên. Ghi nhớ máy móc ngày càng
nhường chỗ cho ghi nhớ logic, ghi nhớ ý nghĩa. Hiệu quả của trí nhớ trở nên tốt
hơn. Các em thường phản đối các yêu cầu của giáo viên bắt học thuộc lòng từng
câu, từng chữ có khuynh hướng muốn tái hiện bằng lời nói của mình.
+ Tư duy :
Hoạt động tư duy của học sinh trung học cơ sở có những biến đổi cơ bản:
- Tư duy nói chung và tư duy trừu tượng nói riêng phát triển mạnh là một đặc
điểm cơ bản của hoạt động tư duy ở thiếu niên. Nhưng thành phần của tư duy hình
tượng - cụ thể vẫn được tiếp tục phát triển, nó vẫn giữ vai trò quan trọng trong cấu
trúc của tư duy.
- Các em hiểu các dấu hiệu bản chất của đối tượng nhưng không phải bao giờ
cũng phân biệt được những dấu hiệu đó trong mọi trường hợp. Khi nắm khái niệm
các em có khi thu hẹp hoặc mở rộng khái niệm không đúng mức.
- Ở tuổi thiếu niên, tính phê phán của tư duy cũng được phát triển, các em biết
lập luận giải quyết vấn đề một cách có căn cứ. Các em không dễ tin như lúc nhỏ,
nhất là ở cuối tuổi này, các em đã biết vận dụng lí luận vào thực tiễn, biết lấy những
điều quan sát được, những kinh nghiệm riêng của mình để minh họa kiến thức.
2. Thực trạng của vấn đề.
Do đặc thù địa phương có cả thôn, buôn cả người Kinh và người dân tộc thiểu
số nên lượng học sinh vào học tại trường có một số đối tượng không ngang bằng
nhau về học lực và hạnh kiểm, có một số học sinh không màng đến việc học mà chỉ
về xếp lớp, với hình thức đại trà, số lượng học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu
Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà - Đơn vị trường THCS Nguyễn Trãi

Trang 4


Một vài kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ nhiệm


số tương đối nhiều... Sự giao thoa văn hóa giữa người kinh và người Ê đê tạo điều
kiện để tâm lí muốn thể hiện mình, tập làm người lớn của HS THCS phát triển. Về
phía gia đình, có một số gia đình vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên phải gửi con
cho ông bà, người thân để đi làm ăn xa ở Sài Gòn, Đồng Nai… vì vậy các em được
“thả lỏng ” nên dễ bị sa ngã. Bố mẹ không dạy bảo con ngay từ nhỏ trong gia đình,
không có mặt bên cạnh con trong thời gian chuyển từ trả con sang người lớn. Các
em dễ mang tâm lí bị bỏ rơi hoặc không ai quản lí nên sa ngã. Về học sinh sau một
thời gian các em nắm được đặc điểm, tính cách của giáo viên một số em bắt đầu có
sự phân biệt qua cách giảng dạy kiểm tra của từng giáo viên. Từ đó những học sinh
này có những biểu hiện học tập đối phó. Dần dần sa sút về học lực lẫn hạnh kiểm
do nhiều tác động dẫn đến những tình trạng như: thường xuyên không học bài,
không làm bài tập, bỏ học cúp tiết, mê chơi game, không chấp hành nội quy trường
học, quậy phá trong giờ học… gọi chung là “học sinh cá biệt ”, từ đó dẫn đến
những tiêu cực khác. Hoặc do trong quá trình học tập do tiếp cận với cuộc sống
không lành mạnh dẫn đến việc các em bị sa ngã. Những đối tượng nêu trên mặc dù
không nhiều nhưng đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm đây là vấn đề không
ít khó khăn trong công tác quản lý lớp, nếu làm không tốt sẽ ảnh hưởng đến học
sinh khác, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chung của nhà trường. Hướng giải
quyết những tình huống sư phạm quá khắt khe và áp đặt sẽ khó phù hợp vì độ tuổi
học sinh THCS khá đặc biệt- thay đổi nhiều về tâm sinh lý. Vì vậy, giáo viên ngoài
kiến thức chuyên môn giỏi đòi hỏi phải có kỹ năng trong công tác chủ nhiệm, kịp
thời giáo dục học sinh cá biệt, đưa các học sinh nghỉ học trở lại trường lớp, tạo môi
trường giáo dục thân thiện, tích cực, đầy ý nghĩa.
Năm 2016 – 2017 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 9A3 nhưng qua tìm hiểu
ở năm học trước (2015 – 2016 ) tôi nhận thấy lớp khá nhiều học sinh cá biệt và học
lực khá yếu.
Về học lực Giỏi: 0 học sinh; Khá: 7 học sinh; Trung bình: 8 học sinh ; Yếu:5
học sinh ; Kém: 3 học sinh.
Về hạnh kiểm Tốt: 15 ; Khá: 5; Trung bình: 3; Yếu: 0 học sinh. Tỷ lệ học sinh

bỏ học: 3 học sinh.
Về phía học sinh trong lớp một trong những yếu tố sau làm ảnh hưởng đến kết
quả học tập cũng như rèn luyện hạnh kiểm của các em dẫn đến việc các em trở
thành học sinh cá biệt:
- Một số em vì hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn nên bố mẹ phải đi làm ăn
xa, gửi các em cho ông bà, họ hàng nuôi dưỡng.
- Có những em bố mẹ li dị dẫn đến không có điều kiện quan tâm chăm sóc
con cái.
- Những gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, các em phải nghỉ học
thường xuyên để đi làm thuê kiếm tiền dẫn đến kết quả học tập sa sút, chán học.

Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà - Đơn vị trường THCS Nguyễn Trãi

Trang 5


Một vài kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ nhiệm

- Một số gia đình người đồng bào dân tộc thiểu số nhận thức còn hạn chế
muốn con nghỉ học sớm lập gia đình dẫn đến các em chán học và trở thành học sinh
cá biệt.
- Một bộ phận các em đua đòi theo bạn bè, a dua theo những thói hư, tật xấu.
- Có em gia đình khá giả nhưng bố mẹ lo làm ăn, chỉ biết dùng tiền để giáo
dục con.
- Về phía GVCN lớp: Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp tôi gặp
những tình huống sau đây: Học sinh chán học, lười học, bỏ học đi chơi; học sinh
nghiện game; học sinh đánh nhau vì nhiều nguyên nhân; học sinh đua đòi bắt bố
mẹ mua xe máy; học sinh không chấp hành nội quy của lớp, của nhà trường; học
sinh tham gia vào các buổi lao động không nhiệt tình; học sinh bỏ nhà đi… Đứng
trước mỗi vấn đề người GVCN cần phải thật sáng suốt để giải quyết vấn đề có như

vậy chúng ta mới giành được niềm tin từ phía học sinh và phụ huynh, và khi đã có
niềm tin chúng ta sẽ thành công trong việc giáo dục các em. Và để làm tốt những
việc ấy thì bản thân tôi thiết nghĩ bản thân cần phải:
+ Nhìn nhận vấn đề từ nhiều phía khác nhau, tránh những suy nghĩ áp đặt.
+ Cởi mở, chân thành với các em cho dù khi các em có vi phạm khuyết điểm
cũng kiềm chế bản thân không la mắng, trách móc nhưng phải giữ thái độ nghiêm
khắc.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a. Mục tiêu
Giáo dục ý thức đạo đức học sinh, nâng cao chất lượng học tập trong lớp chủ
nhiệm có nhiều học sinh cá biệt.
b. Nội dung
- Ngay từ khi nhận lớp GVCN cần nắm được lý lịch của học sinh, trao đổi
với thầy (cô ) GVCN lớp ở năm học trước để hiểu thêm về từng hoàn cảnh học
sinh.
- Phân loại học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu và học sinh ngoan, chưa ngoan
để có sự sắp xếp chỗ ngồi hợp lý. Tránh tạo điều kiện những em hay nói chuyện,
hay nghịch ngồi gần nhau gây ảnh hưởng những em khác.
- Đầu năm khi họp phụ huynh trao đổi thẳng thắn về tình hình lớp, tiếp thu ý
kiến của phụ huynh để đưa ra cách giải quyết tình huống có hiệu quả.
- Thông báo cho phụ huynh về việc sử dụng phiếu liên lạc hàng tuần để phụ
huynh tiện theo dõi.
- Chọn ra đội ngũ ban cán sự lớp, tổ trưởng, tổ phó có tinh thần trách nhiệm
cao.
- Tạo điều kiện cho những em có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn bằng
cách trích quỹ lớp, hoặc đưa lên liên đội để đề nghị được tặng quần áo, sách vở hay
được mượn xe đạp…
- Có mối liên hệ chặt chẽ giữa GVCN và cha mẹ học sinh.
- Có hình thức xử lí kịp thời với những em vi phạm nội quy.
Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà - Đơn vị trường THCS Nguyễn Trãi


Trang 6


Một vài kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ nhiệm

- Thường xuyên lắng nghe ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường, Tổng phụ
trách Đội, Ban nề nếp, giáo viên bộ môn về tình hình lớp.
- Xây dựng tiết sinh hoạt lớp có nội dung phong phú để tránh suy nghĩ của
các em đó là: “Giờ sinh hoạt lớp là giờ xử tội ” mà thay vào đó là tổ chức các trò
chơi, lồng ghép nội dung giáo dục.
- Luôn sâu sát, lắng nghe và phân tích cho các em về việc làm của bản thân
dù tốt, dù xấu để phát huy hay sửa chữa.
- Động viên kịp thời cho dù đó là tiến bộ nhỏ để các em có động lực cố gắng
hơn trong học tập và tu dưỡng đạo đức.
- Trong các hoạt động phong trào mà lớp tham gia GVCN cũng nên “hòa
mình “vào với các em để các em cảm thấy được quan tâm nên sẽ cố gắng và sẽ đạt
kết quả cao.
c. Hình thức của giải pháp ( Giải quyết một số tình huống thường gặp trong
công tác chủ nhiệm)
Tình huống 1: Khi tôi được phân công chủ nhiệm lớp 9A3 thì việc đầu
tiên là tôi tìm hiểu tình hình lớp thông qua GVCN cũ, qua tìm hiểu tôi biết được
trong lớp có một số em hay cúp tiết, nghỉ học để đi chơi game.

 Giải quyết: Đầu năm học, khi được nhận lớp tôi sẽ tìm hiểu để tìm được
một số em ngoan, có ý thức tốt là nguồn thông tin kịp thời để tôi nắm bắt tình hình
lớp nhanh chóng. Vào buổi họp phụ huynh đầu tiên, tôi sẽ yêu cầu CMHS cho số
điện thoại thật chính xác, địa chỉ nhà và yêu cầu khi con em họ nghỉ học ngoài việc
viết giấy xin phép thì cần phải gọi điện trực tiếp cho GVCN để tránh trường hợp
HS giả mạo chữ ký. Tôi cũng ghi rõ lịch học trái buổi cũng như thời khóa biểu trên

lớp để CMHS quản lí con em họ chặt hơn. Ngoài ra tôi còn triển khai việc dùng sổ
liên lạc để liên lạc với gia đình hàng tháng, đánh giá hai mặt giáo dục của con em
trong tháng. Hơn nữa, bất kì một sự việc nào xảy ra tôi cũng tìm cách giải quyết kịp
Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà - Đơn vị trường THCS Nguyễn Trãi

Trang 7


Một vài kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ nhiệm

thời chứ không cộng dồn vào tiết sinh hoạt lớp. Trong tiết sinh hoạt lớp, tôi cũng
lồng ghép giảng giải giúp HS hiểu việc chơi game hay sử dụng mạng xã hội là cuộc
sống ảo, có ý kiến thì nói chơi game là cách tiếp cận sự tiến bộ của công nghệ
thông tin nhưng ta đừng nên giành quá nhiều thời gian cho nó, mà chỉ dùng để giải
trí và thời gian còn lại nên sử dụng cho việc học và làm việc…
Tình huống 2: Không chỉ lớp 9A3 mà ở các lớp mà tôi đã từng chủ nhiệm
hay ở những lớp khác, khi lớp tổ chức buổi lao động thì số học sinh nhiệt tình tham
gia là số ít còn lại đa số các em đều lẩn tránh, đùn đẩy việc cho các em khác .

 Giải quyết: Thông qua buổi lao động mục đích là giáo dục học sinh ý thức
tự giác, làm chủ tập thể, xem thành tích của lớp cũng là của bản thân vì vậy để khắc
phục tình trạng trên trước tiên cần phân công hợp lý giữa các em học sinh. Phân
công về dụng cụ lao động, về công việc trong buổi lao động cụ thể. Có một số em
học sinh cá biệt nhưng trong lao động thì rất nhiệt tình nên tôi mạnh dạn đưa em ấy
vào làm lớp phó lao động phần vì khích lệ em, phần vì những em ấy chỉ đạo thì các
em khác sẽ chấp hành. Ngoài ra, trong buổi lao động ấy GVCN cùng các em thực
hiện công việc, có như vậy thì các em ấy mới “noi gương” và làm theo.
Tình huống 3: Có trường hợp em học sinh ấy không được gia đình quan
tâm nhiều, tuy bản thân có bản chất tốt nhưng lại không quá xuất sắc về mọi mặt
nên vì muốn gây sự chú ý, muốn “nổi” trong mắt bạn bè em ấy không chấp hành

nội quy, tỏ thái độ ngang bướng.
 Giải quyết: Trong trường hợp này, vì được biết em học sinh ấy là người có
bản chất tốt nên để giải quyết vấn đề này tôi sẽ tuyệt nhiên không để ý đến em
trong khoảng thời gian nhất định mặc cho em tỏ thái độ ngang bướng. Sau đó em
lại quay sang phát biểu nhiều hơn trong giờ học của tôi…để gây sự chú ý từ tôi.
Đến lúc này, tôi sẽ gặp riêng em nói về việc em không chấp hành nội quy là không
Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà - Đơn vị trường THCS Nguyễn Trãi

Trang 8


Một vài kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ nhiệm

tốt và đã vi phạm vào bản cam kết kí từ đầu năm học. Sau đó tôi còn đến gặp gia
đình với mong muốn gia đình nên quan tâm đến em hơn vì đội tuổi các em đang có
sự thay đổi nhiều về tâm sinh lý!
Tình huống 4: Đầu năm học 2016-2017 em Võ Phúc Lộc Nghĩa lấy lí do
nhà xa trường, đi học vất vả đòi gia đình mua xe máy để đi học nếu không thì em
sẽ nghỉ học.
 Giải quyết: Gặp riêng em để nói chuyện, phân tích cho em thấy được sự vất
vả của gia đình em đã cố gắng lao động dành dụm mua được chiếc xe máy phục vụ
cho cuộc sống của gia đình như thế nào đó là vị mặn của mồ hôi, là vị đắng chát
của nước mắt bố mẹ trong đó và tôi cũng phân tích cho em thấy được trách nhiệm
quyền lợi và niềm vui của em khi đi học. Cho em thấy được sự đồng cảm, quan tâm
của GVCN với em. Sau đó em hứa sẽ cố gắng học tốt và không đòi gia đình mua
xe.
Tình huống 5: Bước vào lớp, tôi thấy không khí lớp hôm ấy thật lạ. Các em
mất trật tự và cười nghiêng ngả. Thì ra trong giờ giải lao các em đùa nghịch nhau
và em Lợi bị rách đũng quần.Trong khi em Lợi thì đang đỏ mặt túm lấy quần, thì
em Kiều lại cứ theo chọc bạn cho xem bên trong mặc quần màu gì (dù là nữ nhưng

em này rất nghịch ).
 Giải quyết: Đứng trước tình huống này bản thân tôi cũng rất tức cười tuy
nhiên tôi vẫn giữ thái độ nghiêm túc sau đó yêu cầu HS ổn định chỗ ngồi và giữ
trật tự. Tôi tiến về chỗ em Lợi cởi áo khoác ra và buộc xuống dưới che phần quần
bị rách và cho em về thay quần tiết sau lên học tiếp. Khi em Lợi ra về tôi phê bình
cả lớp, khuyên các em nên tế nhị, ý tứ hơn, cười trên sự đau khổ, khó khăn của
người khác là hành động đáng lên án. Ông bà ta đã có câu: “Cười người hôm trước
hôm sau người cười ”!
Tình huống 6: Lớp tôi chủ nhiệm có em Nguyễn Đức Khánh là một học
sinh nghiện game, vì bố mẹ lo làm ăn, không có thời gian quan tâm đến con cái nên
em còn thường xuyên tụ tập tập chơi với bạn bè xấu hay nghỉ học không lí do. Bình
thường mỗi khi em nghỉ học tôi gọi điện là phụ huynh hay nghe máy hoặc gọi lại
cho tôi. Nhưng hôm đó sau cả ngày không liên lạc được, đến tối gọi lại thì nhận
được tin nhắn “cảm ơn cô giáo đã quan tâm, tôi sẽ nhắc nhở em đi học đều đặn”.
 Giải quyết: Sau khi nhận được tin nhắn thì tôi đã đóan ra người nhắn tin
cho tôi không phải là phụ huynh của em mà chính là em đã nhắn tin cho tôi. Ngay
lập tức tôi nhắn tin lại nghiêm khắc nói về việc em đã giả danh bố mẹ và đã nghỉ
học không lí do. Em xin lỗi tôi và thừa nhận em đã nghỉ học để đi chơi game và bố
mẹ em đi làm chưa về nên em lấy điện thoại trả lời tôi. Tôi yêu cầu em nói bố mẹ
gọi điện để tôi trao đổi khi bố mẹ về . Gặp phụ huynh tôi đã trao đổi về việc em giả
danh, em nghỉ học đi chơi game và mong gia đình nên quan tâm tới em hơn đặc
biệt giữ mối liên hệ mật thiết với GVCN để em không có cơ hội giả danh như vừa
rồi.

Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà - Đơn vị trường THCS Nguyễn Trãi

Trang 9


Một vài kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ nhiệm


Tình huống 7: Giờ ra chơi khi tôi đang nghỉ giải lao trong phòng hội đồng
thì cô giáo bộ môn Toán (đang còn rất trẻ mới ra trường ) đến gặp tôi và có trao đổi
về việc khi cô ấy chuẩn bị bước vào lớp thì em Khánh đi ngang qua mặt với thái độ
ngông nghênh và lấy tay vuốt qua má của cô. Giờ học ấy cô cho lớp giờ C và đề
nghị tôi xử lý.
 Giải quyết: Nghe sự việc xảy ra dù biết rằng em Khánh là một em học sinh
cá biệt không chỉ ở trong lớp mà là học sinh cá biệt của trường nhưng tôi vẫn cảm
thấy shock. Tiết học sau tôi trống tiết nên tôi gọi ngay em ấy lên phòng hội đồng.
Biết tôi gặp lên vì chuyện gì nên em không dám nhìn thẳng vào mắt tôi. Tôi hỏi:
“Em biết lý do vì sao cô gặp em rồi chứ ? Cô yêu cầu em tường trình lại toàn bộ sự
việc ”. Em kể lại sự việc như trao đổi của cô giáo bộ môn. Tôi tiếp tục nói: Em nghĩ
gì về hành động của mình? Em lí nhí xin lỗi tôi nhưng tôi đáp. Khánh ạ! Cô không
phải là người để em xin lỗi mà người em cần xin lỗi là cô giáo dạy bộ môn Tóan
kia em ạ. Ông bà ta vẫn có câu “ Không thầy đố mày làm nên”. Cô ấy tuy là một
giáo viên trẻ nhưng khi đã đứng trên bục giảng thì các em phải tuyệt đối kính trọng
coi như cha, như mẹ, như người anh, người chị của mình. Dù hành động ấy của em
thật sự là vô tư nhưng đó là biểu hiện của sự thiếu tôn trọng. Ngay bây giờ cô yêu
cầu em viết bản kiểm điểm sau đó xin lỗi cô ấy. Và nhắc em phải biết sửa chữa lỗi
lầm của mình bằng cách thay đổi thái độ với tất cả thầy cô chứ không riêng gì cô
ấy! Hôm sau đến lớp, tôi phê bình hành động của Khánh trước lớp và thông báo sẽ
hạ một bậc hạnh kiểm của em vào học kì ấy. Trường hợp này là do tâm lí muốn thể
hện mình của tuổi mới lớn. GVCN giải thích cho HS hiểu các em không còn trẻ
con nhưng chưa phải là người lớn, cần học cách sống lịch sự, tôn trọng người khác.
Thể hiện mình bằng cách sống có trách nhiệm với tập thể, gia đình và với chính
bản thân mình.
Tình huống 8: Em H’ Ngơn là một trong những học sinh dân tộc thiểu số
trong lớp, lực học của em yếu hơn nhiều so với các bạn trong lớp và khoảng thời
gian từ tuần 10 tôi thấy em nghỉ học nhiều, không có giấy xin phép, tôi có gọi cho
phụ huynh thì chỉ nhận được một số lí do không cụ thể. Nhận thấy em có nguy cơ

bỏ học cao nên tôi phải giải quyết vấn đề kịp thời.
 Giải quyết: Tôi nhờ một bạn trong lớp đưa đến gặp gia đình em, trước mắt
tôi là một ngôi nhà sàn nhỏ, tạm bợ với 3 thế hệ chung sống. Mẹ tôi tiếp chuyện tôi
bằng những giọt nước mắt kể về những khó khăn trong gia đình và dự định sẽ cho
em nghỉ học để theo mẹ sang Gia Lai làm thuê. Trong hoàn cảnh ấy, tôi đã phân
tích cho gia đình hiểu: Thứ nhất, em H’ Ngơn không phải học yếu vì em không có
khả năng tiếp thu bài mà bởi vì em chưa có điều kiện học như các bạn về quỹ thời
gian… Thứ hai, trong gia đình em mấy thế hệ đều không học hết cấp 2, cuộc sống
chỉ dựa vaò sức lao động bằng cách cày thuê cuốc mướn vì thế gia đình hãy tạo
điều kiện cho em học ít nhất là lấy được bắng tốt nghiệp THCS để sau này em có
cơ hội tìm một việc làm nào đó mà không phải là đi cày thuê cuốc mướn thêm vào
đó tôi cũng phân tích về những chính sách ưu tiên dành cho người DTTS nên gia
Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà - Đơn vị trường THCS Nguyễn Trãi

Trang 10


Một vài kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ nhiệm

đình cần có hi vọng khi em tiếp tục tới trường. Sauk hi chia tay gia đình em, tôi có
đề nghi với đồng chí Tổng phụ trách đội tạo điều kiện cho em mượn chiếc xe đạp
từ quỹ heo đất của Nhà trường. Nhận được xe và dường như thấu hiểu những điều
mà tôi trao đổi, gia đình em tiếp tục cho đến trường.

Gia đình em H’ Ngơn

Em H’ Ngơn được tặng xe đạp

Tình huống 9: Em Nguyễn Quốc Đạt là một học sinh có học lực khá trong
lớp nhưng những tuần cuối học kì I tôi nhận thấy có sự thay đổi ở em, em “ giao

du”với những học sinh có ý thức đạo đức kém nhiều hơn. Và vào ngày thứ 3 của
tuần 15 khi lên lớp kiểm tra sĩ số học sinh tôi thấy em nghỉ học. Ngay lập tức tôi có
gọi điện cho phụ huynh và trao đổi thì được bố em kể lại là em có lấy cắp của bố
mẹ một số cà phê để đem đi chơi cùng bạn. Thấy vậy, nên bố em giận và bắt em
nghỉ học.
 Giải quyết: Khi nhận được thông tin trên, ngay chiều hôm ấy tôi đã đến nhà
để gặp phụ huynh em Đạt và em. Bố mẹ em kể lại sự việc em đã lấy cắp cà phê của
gia đình và thể hiện sự tức giận với em, dự định sẽ không cho e đi học. Nhận thấy
sự tức giận của gia đình là có cơ sở, tôi cũng trao đổi thêm về việc những tuần gần
đây em thường xuyên “ giao du” với những học sinh có ý thức kém trong trường.
Bố mẹ em gọi em lên nhà để nói chuyện cùng với tôi, chia sẻ thẳng thắn về sự việc.
Nhìn thấy tôi, em đỏ bừng mặt. Tôi vờ đi như chưa biết chuyện, tôi nói với em về
lịch học kiểm tra trong tuần này và dặn em đi học để không bị lỡ bài kiểm tra. Nghe
tôi nói vậy, em òa khóc và kể lại sự việc. Tôi nghiêm khắc nói với em: Hành vi ăn
cắp là rất xấu, em làm như vậy không những là đã vi phạm nội quy mà còn làm bố
mẹ em mất đi niềm tin vào em vì chẳng mấy ai lại ăn cắp của chính người trong gia
đình mình cả. Sau đó, tôi cũng khuyên em về việc “chọn bạn mà chơi ” vì ông bà ta
có câu “ đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”. Dường như đã biết được
lỗi của mình, em cúi mặt lí nhí xin lỗi bố mẹ, rồi quay sang tôi hứa sẽ không bao
giờ tái phạm và cũng không a dua theo các bạn nữa. Về phần bố mẹ em, khi không
ở trước mặt Đạt tôi cũng khuyên bố mẹ em nên cho em quay trở lại trường học, vì
Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà - Đơn vị trường THCS Nguyễn Trãi

Trang 11


Một vài kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ nhiệm

đó là nơi em học những điều tốt từ thầy cô và bạn bè hơn nữa nó rất cần cho tương
lai của em sau này. Hành động ấy của em chỉ là phút bồng bột, nên bỏ qua nhưng

cũng không quên dám sát em thật chặt để hành vi ấy không tái phạm nữa. Khi em
quay trở lại trường, tôi đã phê bình em trước lớp, yêu cầu em viết bản kiểm điểm và
hi vọng sẽ không có học sinh nào trong lớp có hành vi tương tự.
* Tình huống 10: Đầu học kì II, tôi có thông báo là sẽ sắp xếp lại chỗ ngồi thì
em Tuấn Anh giơ tay xin được ngồi cùng em Linh với lý do để kèm bạn học vì
trong lớp, Tuấn Anh cũng được xếp vào là một trong những em học tốt. Quay sang
nhìn Linh tôi thấy em đỏ mặt, còn có một số em thì nhìn Linh và tủm tỉm cười. Tôi
nhận thấy có điều gì đó không bình thường nên giờ ra chơi tôi bí mật gặp riêng
Duyên là bạn thân của Linh. Qua tìm hiểu thì tôi biết được: Linh và Tuấn Anh có
tình cảm đặc biệt với nhau.
 Giải quyết: Tâm sinh lí của HS THCS rất phức tạp, là giai đoạn chuyển từ
trẻ con sang người lớn. Các em luôn muốn thể hiện mình là người lớn nhưng thẳm
sâu trong tâm hồn vẫn rất hồn nhiên, vô tư. Và rung động đầu đời cũng xảy ra
không ít. Dưới tác động nhiều của phim ảnh, mạng xã hội và đặc biệt là các em
đang trong lứa tuổi dậy thì nên việc thể hiện tình cảm của các em cũng rất đáng lo.
Khi biết được tình cảm hai em dành cho nhau, ngay sau buổi học tôi đã gặp riêng
hai em và nói về việc tôi đã biết chuyện. Tôi nói với hai em rằng: Tình cảm học trò
của các em cô sẽ không cấm, và cô cũng sẽ không có quyền cấm. Nhưng các em
hãy cùng nhau cố gắng học tập để sau này cùng bước vào cổng Đại học thì tốt hơn
vì tương lai của các em còn rất dài phía trước. Đừng vì một phút dại dột mà làm
hỏng tương lai của nhau... Sau đó tôi liên hệ ngay với gia đình hai em, lên gặp tôi
trực tiếp và tôi trao đổi thẳng thắn về vấn đề này. Tôi cũng yêu cầu hai gia đình
quản lý giờ giấc của các em thật chặt, quản lý việc sử dụng mạng xã hôi...của các
em. Tôi cũng tham mưu phía Đoàn trường tổ chức hoạt động ngoại khóa về chủ đề:
Giáo dục giới tính trẻ vị thành niên.

Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà - Đơn vị trường THCS Nguyễn Trãi

Trang 12



Một vài kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ nhiệm

d. Kết quả thu được
Những tình huống ở trên là một trong những tình huống mà tôi gặp và giải quyết
mà theo tôi cũng mang lại kết quả khả quan của lớp có nhiều học sinh cá biệt. Và nó đã
góp phần giúp cho lớp học ngày một nâng cao cả về chất lượng học tập, duy trì sĩ số và
hạnh kiểm học sinh ngày một tốt lên. Đây là số liệu thống kê về kết quả trong quá trình
làm công tác chủ nhiệm năm học 2016- 2017.
- Kết quả thi đua các phong trào Nhà trường:
Tham gia và đạt thành tích tốt chào mừng ngày 20/11: đoạt giải nhất cuộc thi “ Giai
điệu tuổi hồng ”.
- Có 2 em đạt học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý.
- Đạt giải ba “ Hội chợ Ẩm thực”.
- Lớp đạt danh hiệu là Chi đội Xuất sắc cuối năm học
Kết quả học tập:
Năm
học


số

Bỏ học
(chuyển
trường)

Học lực

G : 0 HS


Hạnh kiểm


lại
lớp

Kết quả thi
đua toàn
trường
Hoạt
Nề
động
nếp
phong
trào

GVCN

T : 15 HS

Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà - Đơn vị trường THCS Nguyễn Trãi

Trang 13


Một vài kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ nhiệm

2015 - 26
2016


2016
- 2017

23

03

0

K : 7 HS
Tb: 8 HS
Y : 5 HS
Kém: 3HS
G : 2 HS
K : 13 HS
Tb: 5 HS
Y: 3 HS
Kém: 3 HS

K : 5 HS
Tb : 3 HS
Y : 0 HS
T : 18 HS
K : 2 HS
Tb : 3 HS
Y : 0 HS

03

03


17/25

9/ 25

19/25

07/25

Hoàng
Thủy
Hạnh
Phạm
Thu


III. Phần kết luận, kiến nghị:
1. Kết luận.
- Làm công tác chủ nhiệm là một công việc khó khăn nhưng hết sức thú vị cì
nó có điều kiện gần guic, hiểu được tâm lí và sở nguyện của các em học sinh. Và để
“gặt hái được những quả ngọt ” thì bản thân người giáo viên phải nhận được sự tin
yêu từ chính cha mẹ học sinh cũng như học sinh, có như vậy ta mới thành công
trong việc “dạy chữ, dạy người ”.
- Trong thời gian làm công tác chủ nhiệm một lớp học có khá nhiều học sinh
chưa ngoan tôi cũng có nhiều mối lo lắng, trăn trở, gặp không ít khó khăn đôi khi
cũng bế tắc. Nhưng tôi lại nhận được rất nhiều tình cảm từ các em học sinh, sự tin
yêu của các bậc phụ huynh. Và giờ dù các thế hệ học sinh đã ra trường nhưng có
dịp các em vẫn ghé thăm tôi, hay thăm hỏi qua các trang mạng xã hội, điện thoại…
để rồi chúng tôi lại có dịp ôn lại chuyện cũ. Tôi rất là vui khi thấy các em đã trưởng
thành và có trách nhiệm với bản thân.

Trên đây là một số tình huống tôi đã gặp phải và đã có những hướng giải
quyết hiệu quả trong quá trình làm công tác chủ nhiệm trong năm học 2016 - 2017.
Tôi xin viết nên đề tài SKKN này để cho đồng nghiệp trong trường cùng tham
khảo. Cũng như xin ý kiến đóng góp của đồng nghiệp làm công tác chủ nhiệm để
cho công tác chủ nhiệm của tôi ngày một tốt hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn.!
2. Kiến nghị.
- Để phát huy được vai trò của người GVCN trước hết nhà trường nên có sự
quan tâm hơn nữa đối với GVCN.
- Đầu các năm học nhà trường nên tổ chức tập huấn cho giaó viên làm công
tác chủ nhiệm cũng như giao lưu học hỏi giữa các đồng nghiệp với nhau, cùng nhau
bàn bàn bạc để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
- Có biện pháp khen thưởng kịp thời đối với giáo viên làm công tác chủ
nhiệm tốt nhằm động viên khuyến khích họ.
Kính mong nhà trường có tiêu chí đánh giá riêng cho GV làm công tác chủ
nhiệm và cần linh hoạt khi đưa kết quả của lớp chủ nhiệm vào xét thi đua của GV.
Bởi vì so với GV không chủ nhiệm, trách nhiệm của GVCN nặng nề hơn. GVCN
vừa giảng dạy chuyên môn vừa điều hành lớp như một nhà quản lý.
Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà - Đơn vị trường THCS Nguyễn Trãi

Trang 14


Một vài kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ nhiệm

Người viết

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
(Ký tên, đóng dấu)

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
(Ký tên, đóng dấu)

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm.
- Một số bài viết tham luận trên Intertet về công tác chủ nhiệm.
- Sổ chủ nhiệm, sổ điểm các năm học 2015-2016.

Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà - Đơn vị trường THCS Nguyễn Trãi

Trang 15


Một vài kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ nhiệm

MỤC LỤC
Nội dung
I. Phần mở đầu

1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Giới hạn của đề tài
5. Phương pháp nghiên cứu
II. Phần nội dung:
1. Cơ sở lí luận
2. Thực trạng
3.Nội dung và hình thức của giải pháp

Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà - Đơn vị trường THCS Nguyễn Trãi

Trang
1
1
2
3
3
3
3
3
6
9
Trang 16


Một vài kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm thường gặp trong công tác chủ nhiệm

III. Phần kết luận, kiến nghị
1. Kết luận

2. Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Mục lục

Giáo viên thực hiện: Phạm Thu Hà - Đơn vị trường THCS Nguyễn Trãi

19
19
20
22
23

Trang 17



×