Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Một vài kinh nghiệm tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học văn bản bộ môn ngữ văn THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.44 MB, 24 trang )

Một vài kinh nghiệm tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học văn bản bộ môn Ngữ văn THCS

I. Phần mở đầu:
1. Lí do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đang là
vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của toàn xã hội. Thực tế hiện nay cho thấy
nhà trường – nơi được coi là môi trường tốt để giáo dục đạo đức cho học sinh,
nhưng giờ đây ở đâu đó trong một số trường học, đó lại là nơi đang xảy ra những
hiện tượng tiêu cực trong xã hội như: đánh nhau, vô lễ, các tệ nạn xã hội....điều này
khiến nhiều người không chỉ bất ngờ, mà còn thấy thất vọng, và giảm niềm tin vào
môi trường giáo dục.
Thực hiện theo chỉ đạo của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh trong các trường học, đội ngũ giáo viên đã tích cực đổi mới
phương pháp giảng dạy nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của mục tiêu giáo dục đặt ra là
hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Giúp các em thích nghi tốt
với xu hướng phát triển của xã hội trong giai đoạn mới. Hiện nay các môn học nói
chung và môn Ngữ văn nói riêng đã và đang thực hiện các chủ đề về hoạt động trải
nghiệm sáng tạo. Thông qua các hoạt động trải nghiệm bản thân học sinh sẽ rút ra
được những kinh nghiệm, hình thành các kĩ năng cần thiết để giúp các em có những
ứng xử phù hợp trong cuộc sống học tập và trong lao động.
Tuy nhiên việc làm này ở một số giáo viên vẫn còn mang tính hình thức làm cho có, đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đạo đức của học sinh
bị xuống cấp.
Với nhiệm vụ là giáo dục học sinh cách làm người, bộ môn Ngữ văn nói
chung, và phần văn bản nói riêng đang giữ một vai trò quan trọng trong việc giáo
dục kĩ năng sống cho các em học sinh. Mỗi giáo viên đều có ý thức và tích cực giáo
dục kĩ năng sống cho các em qua từng bài học, tiết học, nhằm giúp các em hiểu
được ý nghĩa của văn bản. Từ đó hình thành những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp cần
có trong cuộc sống cho các em.
Do lượng kiến thức trong một tiết nhiều, cùng với tư tưởng “biết là được”
mà không quan tâm đến xem học sinh sẽ làm như thế nào của một số giáo viên,
nên khi thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh còn cứng nhắc, chỉ giáo dục


theo kiểu vấn đáp. Điều này thể hiện rõ ở việc học sinh biết nhưng khi làm thì khó
thực hiện vì thiếu kĩ năng trải nghiệm thực tế.
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy việc kết hợp nhiều cách để giáo dục
kĩ năng sống cho học sinh trong tiết giảng dạy văn bản bộ môn Ngữ văn là vô cùng
cần thiết, và đem lại hiệu quả khá tốt. Đặc biệt nó giúp các em có cơ hội để trình
bày những quan điểm tư tưởng của mình một cách sâu sắc. Với cách giáo dục này
giáo viên sẽ biết học sinh hiểu vấn đề đến đâu, mặt khác các em hiểu vấn đề đặt ra
trong bài học sâu sắc hơn. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một vài kinh nghiệm
GV: Nguyễn Thị Bích Hảo - Trường THCS Lê Văn Tám - Năm học 2017-2018
1


Một vài kinh nghiệm tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học văn bản bộ môn Ngữ văn THCS

tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học văn bản bộ môn Ngữ văn THCS” với
mong muốn chia sẻ một vài kinh nghiệm để các giáo viên cùng tham khảo.
Khi dạy một văn bản thông thường chúng ta có thể giáo dục cho học sinh
nhiều kĩ năng sống, nhưng một kĩ năng sống vô cùng quan trọng nó giúp giáo viên
thực hiện đúng mục tiêu giáo dục kĩ năng sống theo các trụ cột mà UNESCO đề ra
đó là “Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung
sống”. Ở đề tài này tôi nghiêng về giáo dục cho học sinh các cách trải nghiệm thực
tế. Từ những vấn đề trong bài học tôi liên hệ với những vấn đề đang xảy ra trong
đời sống để các em trình bày quan điểm của mình. Từ đó tôi định hướng cho học
sinh có cách giải quyết đúng đắn và tích cực hơn cho phù hợp với thực tế.
Những cách tôi thực hiện chỉ là những kinh nghiệm mang tính cá nhân trong
quá trình giảng dạy. Chính vì vậy không thể tránh được những hạn chế, tôi mong
nhận được nhiều sự đóng góp kinh nghiệm của các đồng chí để đề tài này được
hoàn chỉnh hơn.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
Đề tài đưa ra là tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học văn bản bộ

môn Ngữ văn THCS nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, sáng tạo của
học sinh trong giảng dạy. Qua những hoạt động trải nghiệm, các em yêu thích hơn
và có hứng thú hơn với môn học. Từ đó cải thiện chất lượng môn Ngữ văn nói
riêng và kết quả học tập của các em nói chung.
Khi đặt ra đề tài: “Một vài kinh nghiệm tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong
dạy học văn bản bộ môn Ngữ văn THCS”, tôi muốn các đồng nghiệp chia sẽ cùng
tôi những kinh nghiệm giảng dạy, trao đổi bàn luận để tìm ra biện pháp thiết thực,
khả thi nhất, giúp các em yêu thích môn học và đạt kết quả cao trong học tập. Các
em vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn một cách hiệu quả, đồng thời
giúp các em phát triển nhân cách một cách toàn diện.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Một vài kinh nghiệm tích hợp kĩ năng sống trong dạy học văn bản môn Ngữ
văn trong trường THCS.
4. Giới hạn của đề tài:
Trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi chỉ tích hợp giáo dục một số kĩ năng
sống trong quá trình dạy học văn bản bộ môn Ngữ văn.
Phạm vị nghiên cứu: Học sinh các khối lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 9 tại trường
THCS Lê Văn Tám xã Bình Hòa huyện Krông Ana tỉnh Đắc Lắc.
Thời gian nghiên cứu trong vòng 3 năm từ năm 2016 đến năm 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu:
GV: Nguyễn Thị Bích Hảo - Trường THCS Lê Văn Tám - Năm học 2017-2018
2


Một vài kinh nghiệm tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học văn bản bộ môn Ngữ văn THCS

Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu cơ sở lí luận: Tìm hiểu các thông tin về các
phương pháp giáo dục kĩ năng sống thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
và thông qua các buổi tập huấn bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ.

- Phương pháp quan sát: Thông qua các tiết học ở trên lớp, tôi quan sát hứng
thú học tập của học sinh, đồng thời kết hợp so sánh với các phương pháp khác để từ
đó chọn ra phương pháp phù hợp đem lại hiểu quả cao.
- Phương pháp đàm thoại: Tôi thường xuyên trao đổi với học sinh, lắng nghe
ý kiến của các em về các phương pháp mình đưa ra có phù hợp không để có sự điều
chỉnh cho phù hợp
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Dựa vào kết quả kiểm tra nói và viết
của học sinh để đánh giá phương pháp mình đưa ra sau đó đánh giá ưu điểm, nhược
điểm của từng phương pháp.
II. Phần nội dung
1. Cơ sở lí luận:
Trong chiến lược phát triển giáo dục năm 2009-2020 (Dự thảo lần thứ 14,
ngày 30/12/2008 của Bộ giáo dục và Đào tạo) nêu rõ: Giáo dục và đào tạo có sứ
mạng đào tạo con người phát triển toàn diện góp phần xây dựng nền văn hóa tiên
tiến của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, đồng thời tạo lập nền tảng và động
lực cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Giáo dục và đào tạo phải góp
phần tạo nên một thế hệ người lao động có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh trung
thực, có tư duy phê phán, sáng tạo, có kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ
năng nghề nghiệp để làm việc hiệu quả ở môi trường toàn cầu hóa: vừa hợp tác,
vừa cạnh tranh. Có thể khẳng định rằng giáo dục kĩ năng sống được coi là nhiệm vụ
quan trọng của mục tiêu giáo dục nước nhà. Giáo dục kĩ năng sống còn góp phần
vào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa kĩ năng sống là "Khả năng thích
nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu
cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày". Trong giáo dục tiểu học và giáo
dục trung học, kĩ năng sống có thể là một tập hợp những khả năng được rèn luyện
và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hóa; ví dụ cuộc sống bao
gồm quản lý tài chính (cá nhân), chuẩn bị thức ăn, vệ sinh, cách diễn đạt, và kỹ
năng tổ chức…
Cũng theo WHO, kĩ năng sống được chia thành 2 loại là kĩ năng tâm lí xã hội

và kĩ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy, với 10 yếu tố như: tự nhận thức, tư duy sáng
tạo, giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng phó với các
tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận và phê phán,
cách quyết định, giao tiếp hiệu quả và cách thương thuyết.
GV: Nguyễn Thị Bích Hảo - Trường THCS Lê Văn Tám - Năm học 2017-2018
3


Một vài kinh nghiệm tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học văn bản bộ môn Ngữ văn THCS

Kĩ năng sống thực chất là “Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định
mình và học để cùng chung sống”. Kĩ năng sống được hình thành không chỉ trong
ngày một ngày hai mà nó là một quá trình từ nhận thức - hình thành thái độ - thay
đổi hành vi. Chính vì thế giáo dục kĩ năng sống giúp học sinh thay đổi thái độ, dẫn
đến thay đổi nhận thức và hành vi, hoặc hành vi thay đổi tạo nên sự thay đổi nhận
thức và thái độ.
Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cần phải được thực hiện linh hoạt
không nên cứng nhắc, hoặc ép buộc bắt người học phải nghe và làm theo như một
mệnh lệnh. Điều này dẫn đến hiệu quả sẽ không cao và không bền vững. Cần cho
người học có cơ hội trình bày quan điểm của mình, được trải nghiệm qua các tình
huống thực tế, từ đó các em có thể dễ dàng sử dụng và điều chỉnh các kĩ năng phù
hợp với thực tế cuộc sống, để thích nghi và cùng chung sống.
Thực tiễn cho thấy người có kĩ năng sống tốt sẽ ứng phó tốt với những vấn
đề nảy sinh trong cuộc sống, ngược lại nếu chúng ta không có kĩ năng sống cơ bản
sẽ dẫn đến những hạn chế trong giao tiếp, hành xử với mọi người và nghiêm trọng
hơn nó còn dẫn đến những hậu quả xấu làm con người hoang mang, thụ động, cùng
quẫn...không tự tin vào bản thân.
2. Thực trạng:
Nhiều năm học trước, tôi dự giờ nhiều tiết dạy của giáo viên môn Ngữ văn
và nhận thấy rằng: Tuy các giáo viên đều thực hiện tốt phần liên hệ giáo dục để

giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nhưng chỉ dừng lại ở phần lí thuyết như: “Qua
tình huống trên em cần phải làm gì”? hay “Học xong văn bản trên em rút ra bài học
gì cho mình?”. Với cách hỏi này của giáo viên học sinh trả lời đúng như suy nghĩ
của giáo viên là đã hoàn thành tốt phần kiểm tra của mình. Chính vì vậy học sinh ít
được tham gia vào những hoạt động trải nghiệm cụ thể. Học sinh khi được giáo
dục kĩ năng sống chỉ dừng lại ở mức độ biết, vì vậy khi gặp những tình huống phát
sinh trong cuộc sống các em thường rất lúng túng.
Mặt khác trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều. Một số vấn đề đặt
ra trong bài học còn xa, khó với nhận thức ở lứa tuổi của các em. Vì vậy các em
chưa biết giải quyết thế nào cho thỏa đáng, phù hợp với tình huống đặt ra, nên việc
giáo dục kĩ năng sống còn bị hạn chế.
Đứng trước thực trạng đó đòi hỏi người giáo viên phải có hướng dạy mới. Từ
đó tôi mạnh dạn áp dụng phương pháp này để tạo cho các em có những suy nghĩ
đúng đắn, tích cực khi đưa ra nhận xét về các vấn đề mà bài học muốn đề cập tới.
Biết vận dụng những bài học vào trong thực tiễn cuộc sống, để từ đó sống tích cực
hơn, đúng đắn hơn, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực
xã hội, cùng chung sống với mọi người, xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháu
ngoan Bác Hồ, không ngừng học tập rèn luyện để trở thành công dân có ích của xã
hội.
GV: Nguyễn Thị Bích Hảo - Trường THCS Lê Văn Tám - Năm học 2017-2018
4


Một vài kinh nghiệm tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học văn bản bộ môn Ngữ văn THCS

3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp:
Những giải pháp, biện pháp được nêu trong sáng kiến nhằm giúp học sinh
được trực tiếp tham gia vào các hoạt động khác nhau của nhà trường cũng như
ngoài xã hội với tư cách là chủ thể, qua đó phát triển năng lực thực tiễn và tiềm

năng sáng tạo của mình góp phần hình thành và phát triển nhân cách hài hòa, toàn
diện cho học sinh.Vì vậy giáo dục kĩ năng sống cho học sinh mà đặc biệt là thông
qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào nội dung chương trình dạy học văn bản
môn Ngữ văn là việc làm cần thiết. Thông qua các hoạt động trải nghiệm bản thân
học sinh sẽ rút ra được những kinh nghiệm, hình thành các kĩ năng cần thiết để
giúp các em có những ứng xử phù hợp trong cuộc sống học tập và trong lao động.
b. Nội dung và hình thức của thực hiện giải pháp:
Bản thân tôi tự nhận thấy muốn hình thành kĩ năng sống cho người học thì
mỗi giáo viên cần có những kĩ năng sống cơ bản và hoàn thiện. Mỗi chúng ta phải
không ngừng trau dồi về mặt nhân cách, đạo đức, lối sống, phẩm chất chính trị,
theo đúng chuẩn mực xã hội, để luôn xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh
noi theo. Giáo dục kĩ năng sống không chỉ là dạy học sinh biết, mà còn phải cho
học sinh sự thuyết phục từ chính những việc làm, nhân cách của mình. Có như vậy
thì hiệu quả giáo dục mới cao.
Qua dự giờ giáo viên trong trường cũng như thực tế kinh nghệm giảng dạy
của bản thân tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm về giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh trong quá trình giảng dạy văn bản cụ thể như sau:
b.1. Đặt câu hỏi vấn đáp
Đây là cách giáo viên hay sử dụng trong quá trình giảng dạy hiện nay. Sử
dụng phương pháp này giáo viên sẽ dựa vào nội dung của bài rồi đặt câu hỏi và
yêu cầu học sinh trả lời.
* Ví dụ 1 : Khi dạy bài “Quê hương” của Tế Hanh( SGK –NV8- tập II).
GV: Có thể đặt câu hỏi như sau: Sau khi học xong văn bản em nhận thức
được điều gì?
HS có thể trả lời: Qua văn bản giúp em hiểu được tình yêu quê hương tha
thiết, trong sáng của nhà thơ. Qua đây nhắc nhở chúng ta tình yêu quê hương đất
nước là tình cảm không thể thiếu được đối với mỗi con người. Mỗi chúng ta cần
trân trọng phát huy tình cảm đó bằng những hành động cụ thể để góp phần xây
dựng quê hương mình ngày càng phát triển. Là học sinh em sẽ thể hiện tình cảm
của mình bằng cách học thật giỏi để góp phần xây dựng quê hương đất nước đẹp

giàu. Em sẽ luôn ghi nhớ quê hương là cái nôi sinh ta ra, và nuôi ta khôn lớn trưởng
thành nên không được quên tình cảm đó.
GV: Nguyễn Thị Bích Hảo - Trường THCS Lê Văn Tám - Năm học 2017-2018
5


Một vài kinh nghiệm tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học văn bản bộ môn Ngữ văn THCS

* Ví dụ 2: Khi dạy văn bản “Tức cảnh Pác Bo” của Hồ Chí Minh ( SGK
Ngữ văn 8- tập II)
Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Qua văn bản giúp em hiểu được
điều gì về Bác? Em học tập được gì từ Bác?
Học sinh: Qua văn bản giúp em hiểu được tinh thần lạc quan, yêu đời, tình
yêu thiên nhiên thiết tha của Bác. Đặc biệt bài thơ còn cho em thấy tình yêu nước
thiết tha của Bác. Bác đang toàn tâm, toàn ý lo cho sự nghiệp cứu nước của dân tộc.
Bác luôn vượt lên chính mình, vượt lên hoàn cảnh để chiến thắng, để lo cho nước
cho dân.
Qua đây em nhận thức được cuộc sống của chúng ta luôn có những thuận lợi
và khó khăn. Mỗi chúng ta phải sống bằng tinh thần lạc quan, và luôn giữ vững
niềm tin, ý chí, phải có tình yêu với quê hương, đất nước, nhân loại. Có như vậy
thì dù cuộc sống có khó khăn đến đâu chúng ta cũng sẽ vượt qua được. Cũng giống
như Bác được hy sinh vì nước, vì dân là nguyên nhân chính để Bác thấy cuộc đời
mình thật là vui, và có ý nghĩa, giúp Bác vượt qua những khó khăn về vật chất.
Ưu điểm của cách này là dễ thực hiện và có thể áp dụng rộng rãi cho nhiều
đối tượng học sinh, kể cả học sinh yếu kém. Giáo viên sẽ không cần chuẩn bị
nhiều. Học sinh chỉ cần nắm chắc nội dung của bài là có thể liên hệ được. Với cách
này giáo viên cũng sẽ hình thành cho học sinh những kĩ năng sống nhất định
Hạn chế của cách này là dễ gây nhàm chán cho học sinh, vì chưa kích thích
được sự thích thú, sự tìm tòi, khám phá, nên với cách này thường không khắc sâu
kiến thức cho học sinh.

b.2. Sử dụng hình ảnh
Với cách này tôi sẽ sử dụng một số hình ảnh có liên quan đến nội dung của
bài để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh giúp học sinh được tương tác. Các em sẽ
được thể hiện ý tưởng của mình và xem xét ý tưởng của người khác. Được đánh giá
và xem xét lại những kinh nghiệm sống của mình trước đây theo một cách nhìn
nhận khác thông qua việc trình bày quan điểm của mình qua các hình ảnh minh họa
cho nội dung của bài. Từ đó mà thay đổi hành vi của mình cho phù hợp
*Ví dụ 1: Khi dạy văn bản “Mẹ tôi” của Et- môn- đô A- mi-xi ( SGK Ngữ
văn 7- tập I) đến phần liên hệ giáo dục tôi sẽ cho học sinh quan sát một số hình ảnh
sau:

GV: Nguyễn Thị Bích Hảo - Trường THCS Lê Văn Tám - Năm học 2017-2018
6


Một vài kinh nghiệm tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học văn bản bộ môn Ngữ văn THCS

Hình 1: Khiêng mẹ và đồ đạc vứt ra đường

Hình 2: Bà mẹ đi nhặt phế liệu sau ba ngày bị nhốt và bỏ đoi

GV: Nguyễn Thị Bích Hảo - Trường THCS Lê Văn Tám - Năm học 2017-2018
7


Một vài kinh nghiệm tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học văn bản bộ môn Ngữ văn THCS

Hình 3:

Co ba đứa con trai bố mẹ vẫn phải ra chùa ở nhờ


Hình 4: Tranh biếm họa về lòng bất hiếu của con với bố mẹ
Giáo viên: Những hình ảnh trên cho em thấy điều gì?
Học sinh: Qua những hình ảnh trên cho ta thấy hoàn cảnh khốn khổ, đáng
thương của những người làm bố làm mẹ cả một đời tần tảo nuôi con nhưng lúc về
già lại bị đối xử tệ bạc. Qua đây cũng cho thấy những đứa con thật là bất hiếu, sống
GV: Nguyễn Thị Bích Hảo - Trường THCS Lê Văn Tám - Năm học 2017-2018
8


Một vài kinh nghiệm tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học văn bản bộ môn Ngữ văn THCS

không có tình người. Mỗi chúng ta không khỏi cầm xót xa và căm phẫn khi được
chứng kiến những hình ảnh này.
Giáo viên: Từ nội dung của văn bản và qua những bức tranh đo em co suy
nghĩ gì?
Học sinh: Hành động của bạn En-ri-cô và những đứa con đối xử với cha mẹ
như trong hình ảnh là những hành động đáng lên án và bị pháp luật trừng trị. Mỗi
chúng ta cần phải hiểu rằng cha mẹ là những người đã sinh ra ta, và hy sinh cả
cuộc đời vì chúng ta. Nếu không có cha mẹ thì không có chúng ta. Bổn phận của
chúng ta là phải phụng dưỡng, biết ơn cha mẹ suốt đời đó mới đúng là đạo lí làm
người, đúng với truyền thống của dân tộc ta. Chúng ta luôn phải ghi nhớ câu nói
của tác giả “Tình yêu thương và kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn
cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đo”.
Ông bà ta xưa cũng từng dạy ta rằng:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Ví dụ 2 . Khi dạy văn bản “Sông núi nước Namv” (SGK Ngữ văn 7- tập I)

Giáo viên: Sau khi học xong văn bản đến phần liên hệ giáo dục tôi sẽ cho
học sinh quan sát các hình ảnh sau:
Em hãy quan sát các hình ảnh sau và trả lời câu hỏi

GV: Nguyễn Thị Bích Hảo - Trường THCS Lê Văn Tám - Năm học 2017-2018
9


Một vài kinh nghiệm tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học văn bản bộ môn Ngữ văn THCS

Hình 5: Hình ảnh các bạn trẻ biểu tình đòi Trung Quốc rút khỏi giàn khoan

HD981 trả lại Trường Sa, Hoàng Sa cho Việt Nam

Hình 6: Buổi chào cờ của các bạn học sinh thể hiện lòng yêu nước
Giáo viên : Những hình ảnh đó nói lên điều gì?
Học sinh: Các bạn trẻ đang thể hiện tình yêu tổ quốc khi Trung Quốc muốn
xâm chiếm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
Giáo viên: Vậy em sẽ làm gì sau khi học xong văn bản này và xem những
hình ảnh đó?
Học sinh: Đất nước ta đã được đã được độc lập, chúng ta có lãnh thổ riêng,
điều đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định trong “Tuyên Ngôn Độc Lập”,
và được cả thế giới công nhận không thể chối cãi được. Dù kẻ thù vẫn luôn tìm mọi
cách để phá hoại nền hòa bình của chúng ta nhưng chúng ta không chịu khuất phục,
không chịu khoan nhượng. Là chủ nhân tương lai của đất nước chúng em sẽ bảo
vệ nền hòa bình để xứng đáng với sự hy sinh xương máu của cha anh đi trước như
các bạn trẻ đã làm. Chúng em sẽ không khuất phục bất cứ kẻ thù nào, để bảo vệ
toàn vẹn lãnh thổ quê hương Việt Nam
Với cách giáo dục kĩ năng sống cho học sinh bằng những hình ảnh thực tế sẽ
tác động vào nhận thức của các em một cách sâu sắc, cho các em thấy được nội

dung giáo viên muốn truyền đạt qua bài học là gì.
GV: Nguyễn Thị Bích Hảo - Trường THCS Lê Văn Tám - Năm học 2017-2018
10


Một vài kinh nghiệm tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học văn bản bộ môn Ngữ văn THCS

b3. Trải nghiệm thực tê
Đây là cách giáo viên sẽ cho học sinh trải nghiệm vào những tình huống cụ
thể trong đời sống thông qua hoạt động ngoại khóa. Với cách này giáo viên sẽ phối
hợp với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường tổ chức chương trình ngoại khóa.
Với cách giáo dục này tôi sẽ cho học sinh thực hiện bằng hai cách:
Cách 1: Học sinh sẽ dựng lại các văn bản đã được học bằng những vở kịch
cụ thể: Sau khi học xong một số văn bản giáo viên sẽ phân công cho các nhóm,
thuộc các lớp cùng khối, mỗi lớp dựng lại một văn bản bằng vở kịch. Giáo viên có
thể lưu ý học sinh không cần phải tuân theo nội dung của văn bản hoàn toàn. Với
một số văn bản có thể biến tấu đi một vài chi tiết theo quan điểm của các em để nó
có tính nhân văn hơn, phù hợp hơn với thực tế xã hội ngày nay.
*Ví dụ: Tôi cho học sinh dựng lại văn bản Trong lòng mẹ (SGK Ngữ văn
8 ) , Cuộc chia tay của những con búp bê (SGK Ngữ văn 7) , hay văn bản Cô be
bán diêm (SGK Ngữ văn 8) , văn bản Thạch Sanh (SGK Ngữ văn 6) …
Khi xem các em biểu diễn tôi đã thấy được tính sáng tạo mang đậm chất
nhân văn trong từng tác phẩm. Như văn bản “Trong lòng mẹ” trong truyện nhân vật
người cô là người luôn gieo vào đầu bé Hồng những điều không tốt về mẹ của
Hồng. Nhưng khi các em dựng lại văn bản lại có một kết thúc có hậu đó là người
cô khi thấy thái độ của Hồng với mẹ người cô đã ân hận vô cùng, xin lỗi bé Hồng
và mẹ bé Hồng, và hứa sẽ luôn yêu thương Hồng như con của mình.
Hay khi dựng lại văn bản “Cô Be Bán Diêm” trong văn bản cô bé bán diêm
chết trong giá lạnh và trong sự vô tâm của mọi người. Nhưng khi đóng kịch các em
lại biến tấu đi cho một kết thúc có hậu hơn đó là: thấy cô bé bán diêm một mình

trong đêm giao thừa như vậy, một nhóm bạn đang đi dạo cùng bố mẹ đã xúm lại hỏi
thăm rồi xin tiền mua hết diêm cho cô bé, có bạn còn xin bố mẹ giúp đỡ để cô bé có
quần áo mới, được ăn uống đầy đủ trong đêm giao thừa, và có một người mẹ cùng
đi với con còn nhận nuôi cô bé, cho cô được đi học như bao đứa trẻ khác.
Với cách giáo dục này tôi nhận thấy được sự sáng tạo, và gây được bất ngờ
từ học sinh. Dù có thể các vở kịch không đúng với nguyên bản của truyện, nhưng
cái tôi thấy được đó chính là những tình cảm mang đầy tính nhân văn của các em
được gửi gắm trong đó. Đây cũng là cách để hình thành cho các em những tình cảm
tốt đẹp trong cuộc sống của mình.
Cách 2: Tôi còn áp dụng cách giáo dục trải nghiệm thực tế khi dạy về chủ đề
“Người lính”:
Hoạt động 1: Giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị cho chủ đề “ Người lính”
* Thời gian chuẩn bị: 2 tuần
- Phân công nhóm, tìm kiếm thông tin
GV: Nguyễn Thị Bích Hảo - Trường THCS Lê Văn Tám - Năm học 2017-2018
11


Một vài kinh nghiệm tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học văn bản bộ môn Ngữ văn THCS

+ Nhóm 1: Vẽ tranh về đề tài người lính.
+ Nhóm 2: Thực hiện một số tiết mục văn nghệ hát - múa ca ngợi người
lính.
+ Nhóm 3: Tiểu phẩm kịch: “Chiếc lược ngà” (chuyển thể từ tác phẩm cùng
tên của nhà văn Nguyễn Quang Sáng)
+ Nhóm 4: Sưu tầm phim tư liệu: Người lính qua các thời kì và lồng thuyết
minh.
- Xử lí thông tin
- Xây dựng ý tưởng và hoàn thiện sản phẩm
Hoạt động 2: Học sinh báo cáo sản phẩm

• Cách thức tiên hành
Học sinh tiến hành “báo cáo” các hoạt động đã chuẩn bị theo kịch bản như
sau:
Kính thưa quý thầy cô giáo!
Thưa toàn thể các bạn học sinh.
Những năm gần đây, hoạt động dạy và học trong nhà trường không ngừng
được đổi mới. Trong quá trình học tập, chúng em không chỉ được thầy cô giảng dạy
những kiến thức bổ ích từ những bài học hàng ngày trên lớp mà bên cạnh đó chúng
em còn được tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Đây là một trong những
hoạt động quan trọng giúp chúng em được trải nghiệm thực tế, được trực tiếp thể
hiện quan điểm của mình với những điều mà chúng em học được từ các bài học
trên lớp.
Trong chương trình môn học Ngữ văn 9, chúng em đã được tìm hiểu nhiều
tác phẩm viết về người lính – những con người mà trước kẻ thù họ luôn đoàn kết
chiến đấu gan dạ, dũng cảm, vững chắc tay súng ( như trong “Đồng chí”, trong Bài
thơ về tiểu đội xe không kính”) nhưng khi về với cuộc sống đời thường họ vẫn
luôn thể hiện được sự mộc mạc, giản dị, tình cảm (như trong bài “Ánh trăng”,
“Chiếc lược ngà”..vv..
Với sự hướng dẫn của các thầy cô giáo bộ môn, hôm nay chúng em tiến hành
hoạt động trải nghiệm sáng tạo chủ đề về Người lính với các nội dung sau đây:
+ Sưu tầm phim tư liệu (HS lồng tiếng thuyết minh)
+ Hoạt động văn nghệ: hát- múa về chủ đề người lính
+ Vẽ tranh : Người lính qua các thời kì
+ Tiểu phẩm kịch : Chiếc lược ngà
GV: Nguyễn Thị Bích Hảo - Trường THCS Lê Văn Tám - Năm học 2017-2018
12


Một vài kinh nghiệm tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học văn bản bộ môn Ngữ văn THCS


Kính thưa quý thầy cô giáo!
Thưa toàn thể các bạn học sinh.
1/ Để mở đầu cho chương trình hôm nay kính mời các thầy cô giáo cùng các
bạn học sinh xem một đoạn phim tư liệu do các bạn học sinh Nhóm 1 sưu tầm và
lồng tiếng.
Xin mời đại diện nhom 1.
Đoạn phim tư liệu vừa rồi đã phần nào cho chúng ta cảm nhận được những
kho khăn gian khổ mà những người chiến sĩ cách mạng đã trải qua để làm nên
những mốc son choi lọi trong công cuộc kháng chiến chống lại kẻ thù xâm lược
bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân ta.
2/ Tiếp theo chương trình là phần biểu diễn của các bạn học sinh Nhóm 2 với
tiết mục tốp ca “Lá xanh”, kính mời các thầy cô và các bạn cùng theo dõi.
3/ Hình ảnh đẹp về người lính không chỉ đi vào thơ văn, trong các tác phẩm
âm nhạc mà ngày hôm nay đây chúng em cũng đã thể hiện những cảm nhận riêng
của mình, niềm tự hào về người lính qua một số tác phẩm tranh vẽ do các bạn học
sinh Nhóm 3 thực hiện. Xin mời đại diện nhom 3.
Kính thưa quý thầy cô giáo!
Thưa toàn thể các bạn học sinh.
4/ Dù trong chiến tranh hay trong thời bình, trong bất cứ hoàn cảnh nào
người chiến sĩ vẫn phải chắc tay súng bảo vệ từng tấc đất của quê hương, chủ
quyền của quốc gia dân tộc. Em đang nói đến hình ảnh những người chiến sĩ đang
ngày đêm làm nhiệm vụ ngoài đảo xa. Tiếp theo chương trình kính mời các thầy cô
giáo và các bạn cùng đến với tiết mục đơn ca “ Nơi đảo xa” do bạn Thanh Hào thể
hiện.
5/ Quay lại với đất nước trong những năm 1960, khi đất nước bị chia cắt,
những người lính ra trận phải bỏ lại sau lưng là mẹ già, con thơ. Thời gian và chiến
tranh không chỉ làm cho họ phải chịu những nỗi đau về thể xác mà còn đưa họ vào
những hoàn cảnh éo le ngang trái, nỗi đau về tâm hồn.
Anh Sáu ra đi chiến đấu khi đứa con chưa đầy một tuổi, 8 năm sau, khi anh
trở về thì bé Thu đã lớn… bao nhiêu trông mong chờ đợi được ôm đứa con yêu vào

lòng nhưng….. bé Thu đã không nhận cha…, câu chuyện đã làm lay động biết bao
trái tim về tình cha con sâu sắc.
Tiếp theo chương trình kính mời các thầy cô giáo và các bạn cùng đến với
tiểu phẩm kịch “ Chiếc lược ngà” chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn
Nguyễn Quang Sáng. Xin mời phần thể hiện của Nhom 4

GV: Nguyễn Thị Bích Hảo - Trường THCS Lê Văn Tám - Năm học 2017-2018
13


Một vài kinh nghiệm tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học văn bản bộ môn Ngữ văn THCS

6/ Những bài học trong chương trình Ngữ văn lớp 9, đã cho chúng em có
được những hiểu biết về người lính, chúng em rất tự hào và biết ơn về những
người chiến sĩ cách mạng – những người đã phải chịu những mất mát hy sinh để
đất nước chúng ta tươi đẹp được như ngày hôm nay. Chúng em hôm nay nguyện
phấn đấu để viết tiếp những trang sử vẻ vang của dân tộc mà các thế hệ cha anh đã
để lại.
Tiếp theo chương trình là tiết mục múa “Linh thiêng Việt Nam” do các bạn
học sinh Nhóm 2 biểu diễn.
Kính thưa quý thầy cô giáo!
Thưa toàn thể các bạn học sinh.
Phần hoạt động trải nghiệm sáng tạo của chúng em đến đây là hết. Chúng em
xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo và các bạn đã về dự hôm nay
Hải Lý

Hình ảnh 7: Học sinh nhom 2 múa: “Linh thiêng Việt Nam”

GV: Nguyễn Thị Bích Hảo - Trường THCS Lê Văn Tám - Năm học 2017-2018
14



Một vài kinh nghiệm tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học văn bản bộ môn Ngữ văn THCS

Hình ảnh 8: Học sinh nhom 1 thuyết trình sản phẩm vẽ.

Hình ảnh 9: Học sinh nhom 3 thực hiện tiểu phẩm kịch “Chiếc lược ngà”
(chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Quang Sáng).
Tôi áp dụng cách giáo dục trải nghiệm thực tế khi dạy các văn bản nhật
dụng. Ví dụ khi dạy văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000”
Để tiến hành các hoạt động dạy- học tôi tổ chức theo tiến trình sau :
GV: Nguyễn Thị Bích Hảo - Trường THCS Lê Văn Tám - Năm học 2017-2018
15


Một vài kinh nghiệm tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học văn bản bộ môn Ngữ văn THCS

Bước 1. Giáo viên giao nhiệm vụ: (học sinh tiên hành trong hai tuần)
Tôi tiến hành phân nhóm và giao việc cho từng nhóm học sinh như sau:
* Nhom 1: Tìm hiểu thông tin từ Internet. Gồm các thông tin sau:
- Lịch sử Ngày Trái Đất
- Thực trạng việc sử dụng bao bì ni lông ở Việt Nam và thế giới
* Nhom 2: Điều tra thực tế sử dụng bao bì ni lông ở địa phương (xã Bình
Hòa– huyện Krông Ana – tỉnh Đăk Lăk) – Yêu cầu các em chụp ảnh những hình
ảnh mà các em cho là quan trọng và cần thiết.
* Nhom 3: Tra cứu tài liệu, vận dụng các kiến thức liên môn Hóa học, Sinh
học, Vật lí để viết bản tổng hợp về tác hại của bao bì ni lông
* Nhom 4: Nghiên cứu văn bản, tài liệu, thực tế cuộc sống … để đề xuất giải
pháp cho việc sử dụng bao bì ni lông.
Bước 2. Báo cáo sản phẩm trên lớp :

Hoạt động 1 : Giáo viên giới thiệu bài, mục đích, yêu cầu và phương pháp
của bài học. Hướng dẫn HS đọc –tìm hiểu chung về văn bản.
Hoạt động 2 :
Giáo viên: yêu cầu đại diện học sinh nhóm 1 trình bày về lịch sử Ngày Trái
Đất và thực trạng việc sử dụng bao bì ni lông ở Việt Nam và thế giới.
Học sinh: Thuyết trình và kết hợp các thao tác các hình ảnh trên máy chiếu
cho phù hợp với nội dung.

GV: Nguyễn Thị Bích Hảo - Trường THCS Lê Văn Tám - Năm học 2017-2018
16


Một vài kinh nghiệm tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học văn bản bộ môn Ngữ văn THCS

Hình ảnh 10: Học sinh nhom 1 trình bày về lịch sử Ngày Trái Đất và thực trạng
việc sử dụng bao bì ni lông ở Việt Nam và thế giới
Hoạt động 3 : Đại diện học sinh nhóm 2,3 trình bày về thực trạng sử dụng bao bì ni
lông ở địa phương và tác hại của bao bì ni lông.

Hình 11: Học sinh nhom 2,3 trình bày về thực trạng sử dụng bao bì ni lông ở địa
phương và tác hại của bao bì ni lông
Hoạt động 4 : Hoạt động cả lớp: trao đổi, thảo luận về những biện pháp hạn
chế việc sử dụng bao bì nilông và lời kêu gọi bảo vệ môi trường Trái Đất được nêu
ra trong văn bản.

GV: Nguyễn Thị Bích Hảo - Trường THCS Lê Văn Tám - Năm học 2017-2018
17


Một vài kinh nghiệm tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học văn bản bộ môn Ngữ văn THCS


Hình 12: Lớp thảo luận nhom
Hoạt động 5 : Các nhóm thảo luận về ý nghĩa của bài học và đề xuất ý tưởng
cho hoạt động ứng dụng; tôi đã hướng các em tới hai hoạt động ứng dụng sau:
1. Hoạt động ứng dụng tại gia đình: Vận động những người thân trong gia
đình, làng xóm hạn chế sử dụng bao bì ni lông và hướng tới sử dụng bao bì thay thế
bao bì ni lông, các loại bao bì thân thiện với môi trường.
2. Hoạt động ứng dụng hướng tới cộng đồng: vẽ tranh cổ động, làm tờ rơi,
làm túi bằng giấy báo, lịch treo tường cũ … Tổ chức ngoại khóa phát tờ rơi, bao bì
bằng giấy cho các hộ kinh doanh nhỏ lẻ.
Bước 3: Hoạt động ứng dụng : Tổ chức 01 buổi cổ động “ Một ngày không
sử dụng bao bì ni lông” ở địa phương: Phát tờ rơi, bao bì được làm từ lịch treo
tường và giấy báo cũ cho một số hộ kinh doanh nhỏ lẻ.

GV: Nguyễn Thị Bích Hảo - Trường THCS Lê Văn Tám - Năm học 2017-2018
18


Một vài kinh nghiệm tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học văn bản bộ môn Ngữ văn THCS

Hình 13: Học sinh phát tờ rơi tuyên truyền mọi người hạn chế sử dụng bao bì
nilong
Qua bài học này chúng tôi còn hướng dẫn học sinh cách vận dụng kiến thức
liên môn(các kiến thức từ các em đã học từ các môn học khác như: Hóa học, Vật lí,
Sinh học, Giáo dục công dân để chủ động tích cực, sáng tạo trong việc tiếp nhận
các tri thức khoa học; giáo dục cho các em ý thức học đi đôi với hành; rèn cho các
em các kĩ năng sống cơ bản đặc biệt là kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc
sống và ứng dụng các kiến thức được học từ sách vở vào thực tế đời sống của bản
thân, gia đình, xã hội…
b4. Sử dụng số liệu thống kê

Phương pháp này giáo viên sẽ sử dụng một vài con số biết nói để liên hệ giáo
dục học sinh
*Ví dụ : Khi dạy văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” ( SGK Ngữ
văn 9– tập I) phần liên hệ giáo dục tôi sẽ cho học sinh quan sát một vài số liệu sau:
Theo số liệu của Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, Thành phố Hồ Chí Minh
trong vòng một năm (từ tháng 5/2007 - 5/2008), bệnh viện này tiếp nhận 310 ca tự
tử dưới 16 tuổi, trong đo 4 ca tử vong. Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, Thành phố Hồ
Chí Minh trong vòng một tháng đã phải cấp cứu cho 4 trường hợp trẻ tự tử bằng
thuốc diệt cỏ. Số liệu thống kê của Bệnh viện Nhi đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh
cũng cho thấy, co đến 47 trường hợp trẻ tìm đến cái chết trong năm 2008. Những
số liệu trên đã giong lên hồi chuông báo động về nạn tự tử vị thành niên..
Co thể nhận thấy, hiện tượng thanh thiếu niên tự tử cũng như học sinh tự tử
ở Việt Nam đã và đang diễn ra hết sức phức tạp. Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2012,
theo thống kê của một số trang Internet, cả nước đã co khoảng 10 vụ học sinh tự
tử.
Giáo viên: Những con số trên nói lên điều gì?
Học sinh: Những con số trên cho thấy số vụ tự tử ngày càng gia tăng, chủ
yếu tập trung vào tuổi vị thành niên.
Giáo viên: Em có suy nghĩ gì khi học xong văn bản và khi xem các con số?
Học sinh: Truyện tuy kết thúc có hậu. Nàng Vũ Nương đã được giải oan
nhưng vẫn để trong lòng mỗi chúng ta sự nuối tiếc cho thân phận của một con
người đẹp người, đẹp nết mà phải rời xa cuộc đời mãi mãi. Cách giải quyết của Vũ
Nương và một số trường hợp tự tử của các bạn trẻ như trên là cách giải quyết bế
tắc, cần phải phê phán. Cách giải quyết của Vũ Nương có thể phù hợp với xã hội
xưa khi người nông dân, những người phụ nữ là những người thấp cổ bé họng, còn
trong xã hội ngày nay chúng ta cần biết đấu tranh để bảo vệ lẽ phải. Mỗi chúng ta
cần nhận ra một thực tế rằng cuộc sống rất phức tạp mỗi chúng ta cần rèn luyện cho
GV: Nguyễn Thị Bích Hảo - Trường THCS Lê Văn Tám - Năm học 2017-2018
19



Một vài kinh nghiệm tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học văn bản bộ môn Ngữ văn THCS

mình một bản lĩnh vững vàng, một tư duy sáng suốt để lựa chọn cho mình con
đường đi đúng đắn. Em sẽ lấy đây là một bài học để không bao giờ lựa chọn cách
giải quyết như họ đã làm. Vì theo em chết là hết, chỉ có sống mới làm được nhiều
điều tốt đẹp hơn cho cuộc đời.
Đây là phương pháp sử dụng số liệu thực tế nên sẽ cho học sinh thấy được
thực trạng tính cấp thiết của vấn đề đặt ra trong bài học đang diễn ra trong cuộc
sống hiện tại như thế nào để từ đó có những suy nghĩ và hành động đúng đắn.
b.5. Sử dụng phim ngắn:
Với phương pháp này sau khi học xong bài học tôi sẽ cho học sinh coi
những thước phim ngắn trên các chương trình: Quà tặng cuộc sống, Thông điệp
cuộc sống, Sống hay sống đẹp, Danh ngôn cuộc sống, để các em thấy được những
hành động đẹp những suy nghĩ đúng đắn trong cuộc sống.
*Ví dụ : Khi dạy văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ của tác giả Phạm Văn
Đồng ( SGK Ngữ văn 7- tập II) phần liên hệ giáo dục tôi sẽ cho học sinh xem một
đoạn clip trong chương trình Thông điệp cuộc sống có nội dung là Sành điệu nội
dung câu chuyện như sau:
Lan sinh ra trong một gia đình cha mất sớm mẹ phải một mình nuôi ba anh
em ăn học. Thương em nên anh trai đã quyết định bỏ học đi làm nuôi em ăn học
cùng mẹ
Lan vốn có bản tính hiền lành nhưng lại hay thích thể hiện nên thấy bạn bè
có gì là Lan về đòi bằng được, và thường dọa sẽ bỏ học nếu như gia đình không
đáp ứng những nhu cầu của mình. Vì thương em và không muốn em phải dở dang
con đường học hành nên anh trai thường chiều theo ý Lan để Lan đi học thực hiện
ước mơ của mình.
Một hôm Lan về nhà đòi mua váy và quần áo mới như một số bạn con nhà
giàu trong lớp để mặc đến trường. Vì nhà nghèo nên mẹ và anh không đáp ứng
được. Thấy vậy Lan vừa khóc, vừa trách móc:

- Mẹ và anh không thương con như đã nói, con ghét mọi người, con không
đi học nữa.
Rồi sau đó liền hai hôm Lan không đi học nữa. Anh và mẹ đã phải cố gắng
làm thêm mới có đủ số tiền cho Lan mua quần áo mới.
Lan mặc bộ quần áo mới thấy rất hãnh diện và tự hào về mình. Lan luôn tỏ ra
mình là người sành điệu. Hàng ngày đến lớp nhìn Lan ăn mặc không ai bảo Lan là
con nhà nghèo. Các bạn trong lớp mỗi lần nhìn Lan người thì trầm trồ khen Lan
sành điệu, người thì bĩu môi “đúng là nhà nghèo mà còn học làm sang không biết
xấu hổ”. Lan chẳng cần biết họ nói gì, và cũng chẳng cần biết anh làm thế nào để
có số tiền đó cho Lan mua quần áo.
GV: Nguyễn Thị Bích Hảo - Trường THCS Lê Văn Tám - Năm học 2017-2018
20


Một vài kinh nghiệm tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học văn bản bộ môn Ngữ văn THCS

Giáo viên: Đến đây tôi có thể hỏi học sinh: Em co đồng ý với cách suy nghĩ
của bạn Lan không?
Học sinh: Không, vì: Thứ nhất bạn ăn mặc không phù hợp với quy định
chung của nhà trường. Thứ hai: Cái đẹp của bạn là cái đẹp về hình thức, không phải
đẹp về nhân cách
Giáo viên : Vậy nếu là em, em sẽ làm gì?
Học sinh: Em sẽ ăn mặc tuân thủ theo đúng quy định của nhà trường, và
không đua đòi theo các bạn vì gia đình còn khó khăn, mẹ và anh đã rất thương em
thì em cần phải tiết kiệm để mẹ và anh đỡ vất vả. Theo em cái đẹp nhất không phải
là mới, là mốt mà cái đẹp là cái phù hợp, giản dị, mà vẫn thanh cao. Cái đẹp phải là
cái hài hòa giữa hình thức bên ngoài và phẩm chất bên trong.
Với cách giáo dục này tôi thấy học sinh rất hứng thú và phát biểu sôi nổi, qua
đó tôi và các em sẽ cùng tìm ra được kĩ năng sống tốt nhất, phù hợp với mình, với
cái chung của toàn xã hội .

c. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy, trong những năm đầu do thường hay
sử dụng cách hình thành kĩ năng sống cho học sinh theo cách vấn đáp nên ít gây
hứng thú cho các em trong các tiết dạy. Điều này còn ảnh hưởng đến kết quả bài
kiểm tra, đặc biệt là đối với cách ra đề mở theo hướng phát triển năng lực học sinh
như hiện nay. Học sinh không phát huy được năng lực của mình. Bài làm của các
em thường rập khuôn, máy móc, ít có tính sáng tạo. Một số em học sinh có lực học
trung bình, yếu, kém điểm thường thấp do khả năng vận dụng kém.
Qua dự giờ của các đồng nghiệp và đúc kết từ kinh nghiệm của bản thân, tôi
nhận thấy nguyên nhân chính của tình trạng trên không phải do học sinh không biết
mà do các em không tự tin vào bản thân mình. Các em thường có tâm lí nói không
trúng ý của giáo viên thì sẽ bị điểm kém. Cách dạy như vậy sẽ hạn chế khả năng tư
duy và sáng tạo của học sinh. Các em chỉ học để biết mà không phải học để làm, để
chung sống.
Với mong muốn sẽ tạo cho học sinh những kĩ năng sống cần thiết trong cuộc
sống. Trong những năm gần đây tôi đã mạnh dạn đưa vào một vài phương pháp
mới như trên và đã thấy có những hiệu quả nhất định. Cụ thể như sau:
Những lớp tôi giảng dạy, tôi chọn ngẫu nhiên 100 học sinh để đánh giá:
Khối/ lớp

Trước đây
Không
thú

Lớp 6

80

Hiện nay


hứng Hứng thú
20

Không
thú

hứng Hứng thú

20

80

GV: Nguyễn Thị Bích Hảo - Trường THCS Lê Văn Tám - Năm học 2017-2018
21


Một vài kinh nghiệm tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học văn bản bộ môn Ngữ văn THCS

Lớp 7

60

40

15

85

Lớp 8


65

35

10

90

Lớp 9

75

25

10

90

Kết quả này cho thấy rõ sự thay đổi trong tâm lí của các em với bộ môn
Ngữ văn. Trong tiết dạy tôi luôn nhận được sự hợp tác tích cực của học sinh, và
không gây tâm lí lo lắng cho học sinh. Từ tâm thế học tập đến thái độ học tập và
chất lượng bài kiểm tra cũng dần được nâng cao qua từng năm. Điều tôi thấy khác
biệt nhất là các em dám tự tin trình bày những quan điểm về những vấn đề mà giáo
viên đưa ra. Qua đó giúp tôi phát hiện kịp thời những hạn chế, những sai lệch trong
suy nghĩ của học sinh, để từ đó đưa ra những định hướng đúng đắn, giúp các em
điều chỉnh hành vi, ý thức của mình phù hợp với thực tế xã hội và chuẩn mực đạo
đức xã hội.
Với các cách tổ chức trên, giáo viên các bộ môn khác cũng có thể vận dụng
khi hình thành kĩ năng sống cho học sinh. Ngoài ra cũng từ những cách trên sẽ giúp
mỗi đồng chí sẽ có nhiều ý tưởng khác để tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học.

III. Phần kêt luận, kiên nghị:
1. Kết luận :
Qua nhiều năm giảng dạy tôi thiết nghĩ sản phẩm cuối cùng của người giáo
viên phải là những con người có nhân cách đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và
ý thức công dân. Tuy nhiên để làm được điều đó không phải nói là được mà chúng
ta cần phải nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề. Là những người tâm huyết với
nghề chúng ta sẽ luôn trau dồi về chuyên môn nghiệp vụ, để có những kiến thức
tốt, những phương pháp hay truyền đạt cho học sinh. Những cách truyền đạt của tôi
trên đây chưa hẳn là tốt nhất nhưng bản thân tôi đã nhận thấy sự thay đổi trong
cách học, trong nhận thức của học sinh. Các em sẽ được trải nghiệm thực tế nhiều
hơn. Với cách dạy này tôi cũng có cơ hội nắm bắt học sinh mình nhận thức vấn đề
đến đâu, để từ đó có cách giáo dục kĩ năng sống cho phù hợp, tránh gây nhàm chán,
sáo rỗng cho học sinh.
Qua một số kinh nghiệm trên tôi thấy chúng ta có thể kết hợp nhiều cách
trong một bài với từng lớp khác nhau. Từ đó có thể nắm bắt được tâm lí của học
sinh xem các em hứng thú với phương pháp nào. Điều cơ bản trong giáo dục kĩ
năng sống theo quan điểm của cá nhân tôi là chúng ta nên đưa học sinh vào những
tình huống có tính mới mẻ, thực tế nhưng không xa nội dung của bài để các em
thấy được tính thực tế của vấn đề, qua đó giúp các em biết được mình cần làm gì
khi học xong văn bản này.

GV: Nguyễn Thị Bích Hảo - Trường THCS Lê Văn Tám - Năm học 2017-2018
22


Một vài kinh nghiệm tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học văn bản bộ môn Ngữ văn THCS

Giáo dục kĩ năng sống cũng giống như hiện tượng mưa dầm thấm lâu chúng
ta cần kiên trì và không ngừng tìm ra những cái mới mẻ phù hợp, giúp học sinh
thích nghi với cuộc sống tốt nhất.

2. Kiến nghị:
- Đối với giáo viên:
Mỗi giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của nền giáo dục nước nhà là gì, để
từ đó không ngừng đổi mới về phương pháp và nâng cao chất lượng giảng dạy.
Không nóng vội hay áp đặt với học sinh. Giáo viên cần chú ý vào đặc điểm
tâm sinh lí học sinh mà không ngừng tìm tòi sáng tạo các phương pháp khác nhau,
nhằm có được một giờ học thực sự bổ ích và thú vị, giúp học sinh nắm được bài
một cách toàn diện.
Tăng cường hoạt động dự giờ, thăm lớp học hỏi kinh nghiệm hoặc tìm ra
những phương pháp mới mẻ từ tiết dạy của giáo viên khác, cùng nhau trao đổi kinh
nghiệm rút ra những phương pháp tối ưu cho bản thân mình.
- Đối với các cấp lãnh đạo:
Thường xuyên dự giờ thăm lớp, hoặc tổ chức những chuyên đề để đóng góp
ý kiến và tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
Đầu tư cơ sở vật chất nhất là công nghệ thông tin tạo điều kiện cho giáo viên
và học sinh được mở rộng hiểu biết bằng nhiều kênh thông tin khác nhau.
Tăng cường chỉ đạo tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh để rèn
luyện kĩ năng sống cho các em.

* TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị
quyết số 29 – NQ/TW) về Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo.
2. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Sách giáo khoa giáo dục kĩ năng sống trong môn
Ngữ văn ở trường THCS (Tài liệu dành cho giáo viên)
3. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Sách giáo khoa Ngữ văn ( 6,7,8,9 )
4. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai
đoạn 2009-2020( Dự thảo lần thứ mười bốn 30/12/2008)
5. Một số hình ảnh trên mạng internet.
Bình Hòa, ngày 1 tháng 3 năm 2018
GV: Nguyễn Thị Bích Hảo - Trường THCS Lê Văn Tám - Năm học 2017-2018

23


Một vài kinh nghiệm tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong dạy học văn bản bộ môn Ngữ văn THCS

Người viêt

Nguyễn Thị Bích Hảo
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
…..................................................................................................................................
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
(Ký tên, đong dấu)

GV: Nguyễn Thị Bích Hảo - Trường THCS Lê Văn Tám - Năm học 2017-2018
24



×