Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tỉ lệ sa sút trí tuệ và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ở người cao tuổi tại xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.81 KB, 4 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020

Nghiên cứu Y học

TỈ LỆ SA SÚT TRÍ TUỆ VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC SỨC KHỎE
Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI XÃ THẠNH PHÚ, HUYỆN MỸ XUYÊN,
TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2019
Sơn Thị Hằng*, Lê Thị Diễm Trinh*, Lê Văn Tâm*, Nguyễn Thanh Bình*

TÓM TẮT
Mục tiêu: nhằm đánh giá, sàng lọc các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến tỉ lệ sa sút trí tuệ và nhu cầu chăm
sóc sức khỏe ở người cao tuổi tại cộng đồng.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu cắt ngang được tiến hành chọn ngẫu nhiên trên
354 đối tượng người cao tuổi đang sinh sống tại 3 ấp của xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng năm
2019 tham gia phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi soạn sẵn và đánh giá tình trạng sa sút trí tuệ bằng trắc
nghiệm đánh giá nhận thức GPCOG.
Kết quả: Cho thấy người cao tuổi có nguy cơ mắc sa sút trí tuệ ngoài cộng đồng tại xã Thạnh Phú, huyện
Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng là 37%, trong đó những người tuổi càng cao thì càng gia tăng nguy cơ mắc sa sút trí
tuệ, những người có trình độ học vấn thấp có nguy cơ mắc sa sút trí tuệ cao hơn những người có trình độ học
vấn cao. Tỉ lệ nhu cầu chăm sóc sức khỏe ở người cao tuổi tại địa điểm này là 82,5% trong đó, những người có
nhu cầu chăm sóc sức khỏe có tỉ lệ sa sút trí tuệ là 36,3%.
Conclusions: Việc nâng cao trình độ học vấn sẽ góp phần cải thiện được tình trạng sa sút trí tuệ trong
tương lai, cơ sở y tế cần truyền thông giáo dục sức khỏe cho đối tượng người cao tuổi. Trắc nghiệm GPCOG có
thể sử dụng để sàng lọc tình trạng sa sút trí tuệ tại cộng đồng.
Từ khóa: sa sút trí tuệ, người cao tuổi

ABSTRACT
THE RATE OF DEMENTIA AND HEALTH CARE NEEDS IN THE ELDERLY
IN THANH PHU COMMUNE, MY XUYEN DISTRICT, SOC TRANG PROVINCE 2019
Son Thi Hang, Le Thi Diem Trinh, Le Van Tam, Nguyen Thanh Binh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 24 - No. 1 - 2020: 151 - 154


Objective: To evaluate, screen the risk factorsaffect the rate of dementia and health care needs for amon the
elderly in the community.
Methods: A cross-sectional study was conducted randomly on 354 the elderly living in 3 hamlets of Thanh
Phu commune, My Xuyen district, Soc Trang province in 2019 they had participated in directly interviews by
questionnaires and assess the dementia status by assessing CPCOG awareness.
Results: As the result, the risks of dementia in the elderly in the community of Thanh Phu commune, My
Xuyen district, Soc Trang province is 37%. In particular, the higher the ages are, the higher the risk of dementia
is, people with low levels of education have higher risk of dementia than those with high levels of education. The
proportion of health care needs in the elderly in this location is 82.5%, to those with dementia health care needs
are 36.3%.
Conclusions: Improving education will contribute to improving the status of dementia in the future,
medical centers need to transmit health education programmes for the elderly. GPCOG tests can be used to screen
for dementia in the community.
*Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Sơn Thị Hằng

Email:

151


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020

Nghiên cứu Y học

Keywords: dementia, elderly

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sa sút trí tuệ hiện nay đang trở thành một
vấn đề y tế công cộng, ngày càng phổ biến trên

toàn cầu. Theo thống kê của tổ chức y tế thế
giới, trên toàn thế giới có khoảng 50 triệu
người bị sa sút trí tuệ, trong đó gần 60% tập
trung chủ yếu ở các nước có thu nhập trung
bình. Mỗi năm có gần 10 triệu trường hợp mới
được phát hiện, dự đoán đạt 152 triệu vào năm
2050, tương đương cứ 3 giây sẽ có một người
mắc chứng sa sút trí tuệ. Sa sút trí tuệ đã tác
động rất nhiều đến nền kinh tế của thế giới,
tổng chi phí ước tính trên toàn thế giới về tình
trạng sa sút trí tuệ là 818 tỷ USD trong năm
2015, chiếm 1,09% GDP toàn cầu. Đến năm
2018, chi phí toàn cầu liên quan đến tình trạng
sa sút trí tuệ tăng lên trên 1000 tỷ USD(1).
Tại Việt Nam, sức khỏe tâm thần mặc dù đã
được quan tâm đến, tuy nhiên các nghiên cứu
liên quan đến tình trạng sa sút trí tuệ ở người
cao tuổi vẫn nhiều hạn chế. Xã Thạnh Phú,
huyện Mỹ Xuyên của tỉnh Sóc Trăng là một xã
có đông đồng bào dân tộc Khmer, đời sống vẫn
còn nhiều khó khăn, trình độ học vấn của người
dân còn thấp, kiến thức chăm sóc sức khỏe vẫn
còn nhiều hạn chế, đặc biệt là về sức khỏe tâm
thần. Hiện chưa có nghiên cứu nào được thực
hiện trên đối tượng người cao tuổi tại xã Thạnh
Phú liên quan đến tình trạng sa sút trí tuệ. Vì
thế, tôi lựa chọn thực hiện đề tài Tỉ lệ sa sút trí
tuệ và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ở người cao
tuổi tại xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh
Sóc Trăng năm 2019.


Tiêu chí loại ra
Những đối tượng vắng nhà quá 2 lần, đang
mắc bệnh nặng hoặc các bệnh truyền nhiễm cấp
trong thời gian diễn ra nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Cỡ mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện trên 354 người cao
tuổi đang sinh sống tại xã Thạnh Phú, huyện Mỹ
Xuyên, tỉnh Sóc Trăng năm 2019.
Kĩ thuật chọn mẫu
Cách chọn mẫu: chọn mẫu cụm kết hợp
ngẫu nhiên đơn
Công cụ và phương pháp thu thập dữ liệu:
đối tượng được phỏng vấn trực tiếpbằng bộ câu
hỏi được soạn sẵn và bài trắc nghiệm đánh giá
tình trạng nhận thức GPCOG(2).
Phân tích và xử lí số liệu
Số liệu được làm sạch và nhập liệu bằng
phần mềm Epidata 3.1. Sử dụng phần mềm Stata
14 để phân tích số liệu.
Y đức
Nghiên cứu đã được thông qua khoa YTCC
Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh số
225/ĐHYD-HĐĐĐ kí ngày 24/4/2019.
Nghiên cứu này đã được báo cáo và được sự
đồng ý của Ủy Ban Nhân Dân Xã Thạnh Phú,

huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.

KẾT QUẢ

ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU

Tỉ lệ sa sút trí tuệ và nhu cầu chăm sóc sức
khỏe ở người cao tuổi

Đối tượng nghiên cứu

Bảng 1. Tỉ lệ sa sút trí tuệ

Người cao tuổi đang sinh sống tại xã Thạnh
Phú, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng từ
15/10/2018-20/5/2019.

Tiêu chuẩn lựa chọn
Người dân từ 60 tuổi trở lên đang sống tại xã
Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.
Đồng ý tham gia nghiên cứu.

152

Đặc tính
Tình trạng sa sút trí tuệ

Không

Tần số


Tỉ lệ (%)

131
223

37,0
63,0

Tỉ lệ sa sút trí tuệ (thang đo GPCOG) chung
cho mẫu nghiên cứu là (37,0%). Kết quả chỉ
mang tính sàng lọc không mang tính chẩn đoán
(Bảng 1).


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020

Nghiên cứu Y học
Bảng 2. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe ở người cao tuổi
Đặc tính
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe

Không
Nhận được dịch vụ chăm sóc sức
khỏe

Không

Tần số


Tỉ lệ (%)

292
62

82,5%
17,5%

190
2

99,3%
0,7%

Trong tổng số 354 người cao tuổi tham gia
nghiên cứu, có tới 292 người cần đến nhu cầu
chăm sóc sức khỏe trong 1 năm qua (82,5%).
Trong đó, có (99,3%) nhận được dịch vụ chăm
sóc sức khỏe. Những nguyên nhân khiến người
cao tuổi cần đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe đa
số là về bệnh tăng huyết áp (36,3%), viêm dạ dày
(23%), viêm khớp (21,6%) (Bảng 2).
Mối liên quan giữa tỉ lệ sa sút trí tuệ với đặc
tính mẫu

Nhóm tuổi
Từ 60 đến 69 tuổi: (57 => 30,8%); từ 70 đến 79
tuổi: (43=> 40,5%); từ 80 tuổi trở lên: (31=> 49,2%)
Nghề nghiệp trước đây
Nông dân (116=> 39,5%). Công nhân, viên

chức (7=>19,4%). Buôn bán (3=>20,0%). Nội trợ
(4=> 50%). Khác (1=>50%).
Trình độ học vấn
Không biết chữ (63=>54,8%). Cấp 1
(54=>33,5). Cấp 2 (11=>17,2%). Cấp 3 (3=>21,4%).
Bảng 3. Mối liên quan giữa tình trạng sa sút trí tuệ
và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ở người cao tuổi
Đặc điểm

Sa sút trí tuệ %
Giá trị p

Không



36,3

63,7

Không

40,3

59,7

0,551

PR
(KTC95%)

0,90
(0,65-1,26)
1

Những người có nhu cầu chăm sóc sức khỏe
có nguy cơ mắc sa sút trí tuệ thấp hơn những
người không có nhu cầu chăm sóc sức khỏe là
(27,4%) (Bảng 3).

BÀNLUẬN
Tỉ lệ sa sút trí tuệ và nhu cầu chăm sóc sức
khỏe ở người cao tuổi
Tỉ lệ sa sút trí tuệ (thang đo GPCOG) chung

cho mẫu nghiên cứu là (37,0%). Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu
của tác giả Võ Hùng Chí thực hiện tại Bà RịaVũng Tàu năm 2015(3).
Tỉ lệ cần nhu cầu chăm sóc sức khỏe của
người cao tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi
có tỉ lệ khá cao (99,3%). Những lý do họ cần dịch
vụ y tế thường xuyên bởi một số vấn đề về bệnh
tăng huyết áp (65%), viêm dạ dày (23%), viêm
khớp (21,6%), và một số bệnh khác. Kết quả này
phù hợp với những nghiên cứu khác liên quan
đến mô hình bệnh tật của người cao tuổi, mặc dù
kết quả nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ cao
hơn, như nghiên cứu của tác giả Hoàng Ngọc
Vân và cộng sự nghiên cứu về mô hình bệnh tật
người cao tuổi tại khoa nội tổng hợp B1 bệnh
viện Thống Nhất với kết quả trong 10 bệnh

thường gặp ở nhóm người cao tuổi thì bệnh tăng
huyết áp chiếm tỉ lệ nhiều nhất (64,8%).
Mối liên quan giữa tỉ lệ sa sút trí tuệ với đặc
tính mẫu
Tìm thấy mối liên quan giữa sa sút trí tuệ với
độ tuổi, nghề nghiệp trước đây, và trình độ học
vấn của người cao tuổi. Ở những nhóm tuổi từ
80 tuổi trở lên có nguy cơ sa sút trí tuệ gấp 2,2
lần KTC: 2,20 (1,252-3,870) so với những người
trong nhóm từ 60-69 tuổi. Điều này cho thấy, khi
tuổi càng cao thì nguy cơ mắc sa sút trí tuệ càng
cao và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
(p=0,006).
Ở nghề nghiệp trước đây của đối tượng
nghiên cứu chúng tôi chỉ tìm thấy mối liên quan
có ý nghĩa thống kê (p=0,023) giữa nghềnghiệp
trước đây ở nhóm công nhân, viên chức với tình
trạng sa sút trí tuệ.
Tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê
(p <0,001) giữa trình độ học vấn với tình trạng sa
sút trí tuệ của đối tượng nghiên cứu. Những
người có trình độ học vấn càng thấp thì nguy cơ
mắc sa sút trí tuệ càng. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi phù hợp với kết quả của một số tác giả
thực hiện nghiên cứu trên đối tượng người cao
tuổi, mặc dù nghiên cứu của tác giả Võ Hùng
Chí chỉ xét trình độ học vấn ở 2 mức dưới cấp 2

153



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020
và trên cấp 2, nhưng so về kết quả thì không có
nhiều khác biệt(3), một nghiên cứu của Ricardo
Nitrini và công sự được thực hiện ở Mỹ đã chỉ ra
rằng tỉ lệ sa sút trí tuệ ở những người mù chữ
cao hơn 4,6 lần so với người không mù chữ và tỉ
lệ mù chữ ở người cao tuổi trong nghiên cứu là
(10,3%)(1).Việc nâng cao trình độ học vấn, nâng
cao kiến thức cho người dân sẽ góp phần hạn
chế nguy cơ sa sút trí tuệ trong tương lai.
Những ông bà không có nhu cầu chăm sóc
sức khỏe có nguy cơ mắc sa sút trí thấp hơn 0,1
lần so với những người không có nhu cầu
chăm sóc sức khỏe (KTC 95%: 0,65-1,26), tuy
nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống
kê (p >0,05).

KẾT LUẬN
Nghiên cứu “Tình trạng sa sút trí tuệ và nhu
cầu chăm sóc sức khỏe ở người cao tuổi tại xã
Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng
năm 2019”, theo phương pháp chọn mẫu cụm
kết hợp ngẫu nhiên đơn, kết quả thu được từ
nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 354 người cao
tuổi từ 60 tuổi trở lên cho phép rút ra một số kết
luận sau:
Tỉ lệ sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại xã
Thạnh Phú, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng là 37,1%.
Trong tổng số 354 người tham gia nghiên

cứu có (17,5%) người cao tuổi không cần đến
dịch vụ chăm sóc sức khỏe, (82,5%) dân số mẫu
cần đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Trong tổng số 292 người cao tuổi có nhu cầu
cần đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe, có (99,3%)
người cao tuổi nhận được dịch vụ chăm sóc sức
khỏe, chỉ có (0,7%) không nhận được dịch vụ
chăm sóc sức khỏe.
Những yếu tố liên quan đến nguy cơ mắc
sa sút trí tuệ có ý nghĩa thống kê ở người cao

154

Nghiên cứu Y học
tuổi tại xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh
Sóc Trăng:
Yếu tố tuổi (p=0,006).
Yếu tố trình độ học vấn (p <0,001).
Yếu tố nghề nghiệp trước đây (Côngnhân,
viênchức(p=0,023)).

KIẾN NGHỊ
Bản thân và gia đình người cao tuổi cần
quan tâm đến sức khỏe của mình, đặc biệt là
sức khỏe tâm thần, chủ động tìm hiểu và nâng
cao kiến thức liên quan đến sa sút trí tuệ ở
người cao tuổi.
Y tế cơ sở cần xác định được mô hình bệnh
tật ở nhóm người cao tuổi tại địa phương là gì để
lên kế hoạch đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức

khỏe của người dân tại địa phương một cách tốt
nhất. Đồng thời liên hệ với hội người cao tuổi
địa phương thực hiện những buổi truyền thông
chăm sóc sức khỏe cho đối tượng người cao tuổi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

Alzheimer Disease International (2018). World Alzheimer
Report 2018: The state of the art of dementia research: New
frontiers. URL: />Brodaty H, Connors MH, Loy C, Teixeira-Pinto A, Stocks N,
Gunn J, Mate KE, Pond CD (2016). Screening for dementia in
Primary Care: A Comparison of the GPCOG and the MMSE.
Dement Geriatr Cogn Disord, 42(5-6):323-330.
Võ Hùng Chí (2015). Tình trạng sa sút trí tuệ, hạn chế sinh hoạt
và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại huyện Đất
Đỏ, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu năm 2015. Đại học Y Dược TP. Hồ
Chí Minh, pp.61.
Nitrini R, Albala C, Bottino CMC, et al (2008). "P4-045:
Prevalence of dementia in Latin America: A collaborative study
of population-based cohorts". Alzheimer's & Dementia. Journal
of the Alzheimer's Association, 4(4):T681.

Ngày nhận bài báo:


02/10/2019

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

18/12/2019

Ngày bài báo được đăng:

10/03/2020



×