Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI MARITIME BANK LONG BIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.39 KB, 13 trang )

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI MARITIME
BANK LONG BIÊN
3.1. Định hướng phát triển cho vay tiêu dùng
3.1.1. Định hướng chung của ngân hàng TMCP Hàng Hải
Dưới áp lực cạnh tranh về cung cấp dịch vụ ngân hàng và sự phát triển
nhanh chóng của công nghệ thông tin, 2010 được đánh giá là năm “bùng nổ”
về dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tăng cường tiếp cận với nhóm khách hàng cá
nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đẩy
mạnh hiện đại hóa, ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào khai
thác thị trường bán lẻ, tăng cường tiếp cận với khách hàng là cá nhân, doanh
nghiệp nhỏ và vừa. Khi chuyển sang bán lẻ, các ngân hàng sẽ có thị trường
lớn hơn, tiềm năng phát triển tăng lên và có khả năng phân tán rủi ro trong kinh
doanh.
Trong tình hình đó, Maritime Bank đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ và
chiến lược cụ thể để nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng cung cấp
dịch vụ của ngân hàng :
- Nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng, tiếp tục tăng vốn điều lệ từ
3.000 tỷ lên 5.000 tỷ đồng thông qua việc bán cổ phần cho vác Cổ đông hiện
hữu thời hạn 1-2 năm.
- Nâng cao năng lực quản trị, điều hành, hòa thiện cơ cấu tổ chức ngân
hàng theo quy định của Nhà nước và tư vấn MC Kinsey.Thành lập các Ủy ban
tham mưu của HĐQT, điều chỉnh lại cơ cấu, các Khối nghiệp vụ trực thuộc
Tổng giám đốc, bảo đảm Ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả trên cơ sở
khoa học, tiết kiệm chi phí và phù hợp với thực tế của ngân hàng.
- Tiếp tục tăng trưởng tín dụng trên cơ sở quản lý tập trung, khai thác tiềm
năng hiện có của Maritime Bank, phát triển các loại hình nghiệp vụ kinh doanh
mời nhằm tạo sự ổn định lâu dài cho ngân hàng. Bên cạnh đó, Maritime Bank
sẽ đa dạng hóa ngành kinh tế trong cơ cấu đầu tư tín dụng doanh nghiệp, tập
trung vào phân khúc thị trường bán lẻ, khách hàng cá nhân và doanh nghiệp
vừa, nhỏ.


- Nghiên cứu, triển khai các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ mới, độc
đáo chuyên biệt, từ đó góp phần nâng cao hình ảnh của Ngân hàng và thu hút
thêm khách hàng cá nhân, khuyến khích cho vay tiêu dùng, tăng thêm lợi
nhuận cho ngân hàng.
- Maritime Bank triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2010
Chỉ tiêu kế hoạch năm 2010
Đơn vị: tỷ đồng
STT Chỉ tiêu
Kế hoạch
2010
Tỷ lệ %
so với
2009
1 Tổng tài sản 92.000 144%
2 Vốn huy động từ thị trường I và trái phiếu huy động vốn 49.000 138%
3 Dư nợ cho vay tổ chức KT và dân cư 35.050 147%
4 Nợ xấu(nhóm 3-5) <1,5% 190%
5 Số điểm giao dịch mới 40
6 Lợi nhuận trước thuế 1.200 119%
7 Tổng số lao động 3.001 159%
8 Quỹ lương CBNV 297,64 133%
9 Phương án tăng vốn
-GĐ1:Tăng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ lên 5.000 tỷ 5.000
-GĐ2:Phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi 2.000
3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Maritime Bank Long Biên
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ gắn liền với tăng cường năng lực
cung cấp dịch vụ ngân hàng trên cơ sở đổi mới toàn diện và đồng bộ hệ thống
ngân hàng, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và mở cửa thị trường
tài chính trong nước.
Trong chiến lược phát triển chung của hệ thống, Maritime Bank Long Biên

đã đặt ra định hướng phát triển trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại khu
vực Hà Nội. Công tác mở rộng tín dụng cá nhân luôn được chi nhánh quan tâm
và ưu tiên.
Maritime Bank Long Biên cung cấp nhiều sản phẩm cho vay tiêu dùng:
cho vay mua nhà, nền nhà và sửa chữa nhà, cho vay tín chấp, cho vay mua xe,
du học…Ngân hàng luôn nỗ lực để nâng cao độ tin cậy, chất lượng phục vụ và
hiệu quả hoạt động.
Đối tượng khách hàng Maritime Bank hướng tới ngày càng được mở
rộng, đó là các cá nhân có thu nhập cao, vừa và thấp, các hộ gia đình, hộ kinh
doanh cá thể…Ngoài việc cung cấp các sản phẩm tín dụng tiêu dùng, MSB
Long Biên còn có sự phối hợp giữa các phòng ban để thực hiện bán chéo sản
phẩm, cung cấp thêm tiện ích cho khách hàng.
Đề ngày càng mở rộng và phát triển loại hình cho vay tiêu dùng, trong thời
gian tới chi nhánh sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác cho vay tiêu dùng bằng các
biện pháp cụ thể:
- Đa dạng hóa sản phẩm cho vay tiêu dùng
- Thời hạn cho vay: phù hợp với mức thu nhập thực tế và khả năng chi trả
của khách hàng.
- Điều kiện và thủ tục: theo hướng đơn giản hóa nhưng vẫn đảm bảo các
quy định của NHNT Việt Nam.
- Thời gian giải quyết hồ sơ nhanh.
3.2 Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng
Ngoại thương Ba Đình
Việt Nam với dân số khoảng 85 triệu người và mức thu nhập ngày càng
tăng là thị trường đầy tiềm năng của các NHTM, thị trường này sẽ phát triển
mạnh trong tương lai do tốc độ tăng thu nhập và sự tăng trưởng của các loại
hình doanh nghiệp. Các NHTM đang có xu hướng chuyển sang bán lẻ, tăng
cường tiếp cận với khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khi
chuyển sang bán lẻ, các ngân hàng sẽ có thị trường lớn hơn, tiềm năng phát
triển tăng lên và có khả năng phân tán rủi ro trong kinh doanh.

Các khách hàng sẽ có xu hướng tiếp cận với nhiều ngân hàng và chọn
sản phẩm dịch vụ của ngân hàng có mức giá rẻ, đòi hỏi các ngân hàng phải
cung cấp sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cho khách hàng, giảm thiểu chi
phí và đổi mới công nghệ nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh.
Cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt, nhất là tại các đô thị loại 1
và loại 2, nơi tập trung khách hàng có tiềm năng tài chính lớn và mật độ ngân
hàng tăng mạnh. Trước áp lực cạnh tranh và nhiều ngân hàng nước ngoài
đang có ý định thâm nhập vào thị trường Việt Nam dưới hình thức ngân hàng
100% vốn nước ngoài, các NHTM Việt Nam cần chủ động hơn nữa trong việc
phát triển dịch vụ ngân hàng, trong đó có dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
Trước tình hình đó, Maritime Bank Long Biên cần có những giải pháp để
khắc phục những hạn chế, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân
hàng, tạo nên sự khác biệt của ngân hàng:
3.2.1. Mở rộng mạng lưới ngân hàng
Đối với các ngân hàng, việc mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao
dịch là điều kiện tiên quyết để tăng thị phần trong bối cảnh cạnh tranh trên thị
trường tài chính - ngân hàng ngày càng gay gắt.
Hoạt động cho vay tiêu dùng là hoạt động cho vay đối với khách hàng cá
nhân, đòi hỏi phải có một hệ thống cung ứng sản phẩm, dịch vụ rộng khắp mới
có thể cung cấp đầy đủ cũng như đưa tiện ích của dịch vụ ngân hàng tới người
tiêu dùng.
Hà Nội là một thị trường vốn rất tiềm năng: dân cư đông đúc, trình độ dân
trí cao, liên tục mở rộng ...nhưng cũng vì thế mà cạnh tranh giữa các ngân
hàng cũng trở nên rất ngay gắt. Một trong các biện pháp để chiến thắng trong
cạnh tranh và thu hút tối đa số lượng khách hàng có thể là mở rộng mạng lưới
hoạt động của ngân hàng trên địa bàn.
Tuy nhiên, việc mở rộng mạng lưới ngân hàng cần phải tính toán cân
nhắc kỹ lưỡng các yếu tố thuận lợi và khó khăn trước mắt để việc mở thêm chi
nhánh hay điểm giao dịch là đảm bảo tính an toàn và hiệu quả, không mở rộng
một cách tràn lan.

3.2.2. Nâng cao chất lượng tín dụng
Nâng cao chất lượng tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lượng thẩm định
với từng khoản vay, hạn chế nợ quá hạn phát sinh. Cán bộ tín dụng cần thực
hiện thẩm định chắc chắn với các món vay, thường xuyên kiểm tra, giám sát
trong và sau khi cho vay. Món vay phải kiểm soát nhiều lần để có thể xử lý kịp
thời khi xảy ra rủi ro.
Maritime bank Long Biên phải thực hiện đúng và đầy đủ quy trình cho vay
theo văn bản chế độ tín dụng của ngành, cũng như của ngân hàng TMCP
Hàng Hải, các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phòng ngừa rủi
ro tín dụng. Bên cạnh đó, Ngân hàng phải làm tốt công tác thẩm định khách
hàng cá nhân vay tiêu dùng. Để làm tốt công tác thẩm định KHCN, Ngân hàng
cần thực hiện tốt các nội dung:
- Phải nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin. Các thông tin phải
được xác minh tính chính xác trước khi phân tích. Muốn vậy, các thông tin cần
được lấy từ nhiều nguồn khác nhau để so sánh, đối chiếu.
- Tăng cường công tác kiểm tra tín dụng: ngân hàng luôn đảm bảo chắc
chắn được tình hình hoạt động của khách hàng vay vốn cũng như mục đích sử
dụng của khoản vay đã đúng chưa? Điều này có ý nghĩa quan trọng đến sự an
toàn và hiệu quả của khoản vay, giúp giảm nợ quá hạn, nợ khó đòi của khách
hàng.

×