Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Thực trạng hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.3 KB, 19 trang )

Thực trạng hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại PGD NHCSXH
huyện Giao Thuỷ
2.1. Thực trạng hộ nghèo ở huyện Giao Thuỷ:
Giao Thuỷ là một huyện đồng bằng ven biển nằm phía Đông của
tỉnh Nam Định, có diện tích tự nhiên 232,5 km
2
, trong đó 10.050 ha đất
nông nghiệp, 32 km bờ biển, 3.580 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ, hải sản.
Toàn huyện có 20 xã và 2 thị trấn, dân số trên 200 nghìn người trong
đó dân số nông thôn là 194 nghìn người (chiếm 97%), dân số thị trấn 6
nghìn người (chiếm 3%) với 115 nghìn lao động (chiếm 55% dân số). Điều
kiện tự nhiên nơi đây thuận lợi cho việc phát triển đa dạng các ngành
nghề: sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ, hải sản, làm
muối, nước mắm…
Trong những năm gần đây, nhờ đường lối đổi mới của Đảng và Nhà
nước, định hướng phát triển kinh tế của địa phương nông nghiệp nông
thôn huyện Giao Thuỷ đã có bước chuyển biến, đời sống nhân dân từng
bước được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần, nhiều hộ gia đình đã xây
dựng được nhà cửa khang trang, sắm sửa được những tiện nghi đắt tiền.
Tuy nhiên, qua điều tra tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giai đoạn 2006-
2010 của Giao Thuỷ vẫn còn 6.565 hộ chiếm tỷ lệ 12,32% so với tổng dân
số. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xoá đói giảm nghèo, vì vậy trong
Nghị quyết lần thứ 22 của Đại Hội Đảng bộ huyện Giao Thuỷ quán triệt:
“Tích cực đổi mới cơ cấu lao động xã hội, tạo nhiều việc làm cho lao động
phổ thông, giảm tỷ lệ lao động thiếu việc làm. Tích cực thực hiện chương
trình xoá đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2010 xuống còn
7%. Tăng tỷ lệ hộ giàu, cải thiện đời sống của nhân dân…”
Qua nghiên cứu tình hình cụ thể trên địa bàn huyện Giao Thuỷ thì hộ
nghèo chủ yếu do những nguyên nhân sau:
Thiếu vốn sản xuất: Đây là nguyên nhân chính, bởi vì khi thiếu vốn
hộ nghèo thường rơi vào vòng luẩn quẩn, sản xuất kém, làm không đủ ăn,


phải đi làm thuê, phải đi vay để đảm bảo cuộc sống tối thiểu hàng ngày
không phát triển được sản xuất.
Thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn: Phương pháp canh tác cổ
truyền đã ăn sâu vào tiềm thức, hộ nghèo không thể nâng cao trình độ kiến
thức, không có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác,
thiếu kinh nghiệm và trình độ sản xuất kinh doanh dẫn đến năng suất thấp,
không hiệu quả.
Do sinh đẻ nhiều, sức khoẻ yếu, không đủ sức làm kinh tế. Bình
quân nhân khẩu trong gia đình lớn nhưng lao động ít.
Đất đai canh tác ít, thiếu việc làm, không năng động tìm việc làm,
lười biếng, mắc các tệ nạn xã hội, gặp những rủi ro trong cuộc sống.
Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như: thiên tai, lũ lụt, hạn hán, dịch
bệnh, đất đai cằn cỗi, diện tích canh tác ít… đã ảnh hưởng tới sản xuất của
hộ nghèo.
Theo số liệu điều tra nông hộ một số địa phương trong huyện thì hơn
80% số hộ thuộc hộ nghèo do nguyên nhân thiếu vốn sản xuất. Do vậy vốn
tín dụng ngân hàng đối với hộ nông dân nghèo là một vấn đề cấp thiết hiện
nay, phục vụ mục tiêu xoá đói giảm nghèo tạo điều kiện thúc đẩy nền nông
nghiệp của huyện phát triển.
2.2. Giới thiệu về PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ:
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển:
PGD NHCSXH Giao Thuỷ thuộc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách
xã hội tỉnh Nam Định được thành lập theo Quyết định số: 474/QĐ-HĐQT
ngày 10 tháng 5 năm 2003 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách
xã hội và chính thức khai trương đi vào hoạt động ngày 07 tháng 7 năm
2003.
Những ngày đầu tiên tách ra khỏi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ gặp rất nhiều khó khăn
như: Về trụ sở làm việc, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, công tác tổ
chức cán bộ, mạng lưới hoạt động…trong khi đó phải triển khai một khối

lượng lớn công việc từ nhận bàn giao các nguồn vốn đến tiếp tục thực hiện
nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn
huyện.
Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, được sự chỉ đạo sát sao của Ban
giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh, Ban đại diện Hội đồng quản trị, huyện
uỷ, HĐND, UBND huyện, của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương,
sự phối kết hợp chặt chẽ của các tổ chức chính trị-xã hội huyện cùng với
sự nỗ lực phấn đấu của tập thể CBCNV, PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ
đã đoàn kết, phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm vượt khó khăn đi vào
hoạt động ổn định và thực hiện thắng lợi các mục tiêu, đánh dấu một bước
quan trọng tạo tiền đề cho sự phát triển những năm tiếp theo.
2.2.2. Các hoạt động cơ bản của PGD NHCSXH:
2.2.2.1. Công tác huy động vốn:
Thực hiện sự chỉ đạo của NHCSXH Việt Nam, PGD NHCSXH
huyện Giao Thuỷ đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn
tham gia gửi tiết kiệm vì người nghèo với số tiền gửi các loại kỳ hạn là
1.295 triệu đồng. Trong đó PGD đã tận dụng mạng lưới hoạt động của các
tổ vay vốn để mở rộng hình thức thông qua 1.180 tổ với số tiền là 1.187,4
triệu đồng (Song việc thu tiết kiệm qua Tổ TK&VV đã xảy ra nhiều bất cập,
vì vậy từ ngày 26/9/2006 Tổng giám đốc NHCSXH có công văn yêu cầu tạm
dừng thu tiết kiệm qua Tổ TK&VV).
Số dư tiết kiệm các loại kỳ hạn tại PGD NHCSXH Giao Thuỷ đến
31/12/2006 như sau:
- Loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: 1.188,8 triệu đồng.
- Loại tiền gửi tiết kiệm 3 tháng: 20 triệu đồng.
- Loại tiền gửi tiết kiệm 6 tháng: 45 triệu đồng.
- Loại tiền gửi tiết kiệm 12 tháng: 41,2 triệu đồng.
Tổng cộng: 1.295 triệu đồng.
2.2.2.2. Cho vay các chương trình:
Ngoài nhiệm vụ cho vay hộ nghèo, cho vay giải quyết việc làm, cho

vay xuất khẩu lao động, PGD được giao thêm nhiệm vụ cho vay Chương
trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VS MTNT), cho
vay học sinh - sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Được sự giúp đỡ, tạo điều
kiện của chính quyền địa phương, sự phối kết hợp chặt chẽ của các Hội
đoàn thể, sự lỗ lực của cán bộ PGD các chương trình đã được triển khai
nhanh chóng, hiệu quả, đúng đối tượng.
* Cho vay hộ nghèo:
PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ đã uỷ thác từng phần cho các tổ
chức CT-XH như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh huyện.
Đến ngày 31/12/2006 PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ đã có dư nợ
là 34.196 triệu đồng, với 9.766 hộ vay, dư nợ trung bình là 3,5 triệu
đồng/hộ.
* Cho vay giải quyết việc làm:
Thực hiện cho vay quỹ Quốc gia giải quyết việc làm theo Quyết định
số 71/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, PGD NHCSXH huyện
Giao Thuỷ đã phối kết hợp chặt chẽ với Phòng nội vụ &TBXH, với các cơ
quan thực hiện chương trình ở địa phương nhanh chóng hoàn thành hồ sơ
thủ tục vay vốn, thẩm định và giải ngân kịp thời khi có Quyết định cho vay
của cấp có thẩm quyền không để tồn đọng vốn.
Đến ngày 31/12/2006 PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ đã có dư nợ
là 5.244 triệu đồng với 672 khách hàng và 204 dự án.
* Cho vay xuất khẩu lao động:
Để thực hiện nhiệm vụ này, PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ đã
tiến hành tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và
thông báo trong các cuộc họp giao ban tổ trưởng về chính sách tín dụng ưu
đãi của Nhà nước đối với các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn
ở nước ngoài.
Đến ngày 31/12/2006 PGD NHCSXH huyện Giao Thuỷ đã có dư nợ
là 492 triệu đồng với 57 lao động.
* Cho vay Chương trình NS&VSMT:

Thực hiện Quyết định 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/4/2004 của Thủ
tướng Chính phủ và văn bản hướng dẫn số 1411/NHCS-KHNV ngày
03/8/2004 của Tổng giám đốc NHCSXH về việc cho vay chương trình
NS&VSMTNT, được sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương các
xã, sự nhiệt tình ủng hộ của nhân dân PGD đã cùng các tổ chức đoàn thể
nhận uỷ thác thành lập được 133 tổ trên 18 xã, dư nợ 5.497 triệu đồng,
1.601 hộ vay, 328 công trình nước sạch và 293 công trình vệ sinh.
* Chương trình cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn:
Ngày 19/9/2006 Tổng giám đốc NHCSXH đã có công văn hướng
dẫn số: 2162/NHCS -TD về nghiệp vụ cho vay đối với học sinh, sinh viên
có hoàn cảnh khó khăn. Với nguồn vốn được phân bổ PGD NHCSXH
huyện Giao Thuỷ đã uỷ thác qua HND cho vay thí điểm trên 2 xã Giao Hải
và Giao Tiến với số tiền là 100 triệu đồng với 58 hộ gia đình có học sinh,
sinh viên được vay vốn.
2.3. Thực trạng hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại huyện giao
thuỷ:
2.3.1. Thực trạng cho vay đối với hộ nghèo:
2.3.1.1. Cơ chế tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH:
a- Mục đích cho vay: NHCSXH cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo
nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm và ổn
định xã hội.
b- Đối tượng áp dụng:
Sở giao dịch, các chi nhánh, đơn vị thuộc hệ thống NHCSXH và tổ
chức nhận uỷ thác cho vay của NHCSXH (gọi tắt là bên cho vay).
Khách hàng vay vốn là hộ nghèo.
c-Nguyên tắc cho vay:
Hộ nghèo vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Sử dụng vốn đúng mục đích xin vay.
Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong

hợp đồng tín dụng.
d- Điều kiện vay vốn:
Bên cho vay xem xét và quyết định cho vay khi hộ nghèo có đủ các
điều kiện sau:
Có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn tại địa
phương nơi cho vay.
Có tên trong danh sách hộ nghèo ở xã (phường, thị trấn) sở tại theo
chuẩn nghèo do Bộ lao động - Thương binh và xã hội công bố từng thời
kỳ.
Hộ vay không phải thế chấp tài sản và được miễn lệ phí làm thủ tục
vay vốn nhưng phải là thành viên tổ tiết kiệm và vay vốn, được tổ bình
xét, lập danh sách đề nghị vay vốn có xác nhận của UBND cấp xã.
Chủ hộ hoặc người thừa kế được uỷ quyền giao dịch là người đại
diện hộ gia đình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với bên cho vay, là
người trực tiếp ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ ngân hàng.
e- Sử dụng vốn vay:
Đối với cho vay sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:
+ Mua sắm các loại vật tư, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón,
thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc, gia cầm…phục vụ cho các ngành trồng trọt,
chăn nuôi.
+ Mua sắm các công cụ nhỏ như: cày, bừa, cuốc, thuổng, bình phun
thuốc trừ sâu…
+ Các chi phí thanh toán cung ứng lao động như: thuê làm đất, bơm
nước, dịch vụ thú y, bảo vệ thực vật…
+ Đầu tư làm các nghề thủ công trong hộ gia đình như: mua nguyên
vật liệu sản xuất, công cụ lao động thủ công, máy móc nhỏ…
+ Chi phí nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thuỷ, hải sản như: đào đắp
ao hồ, mua sắm các phương tiện ngư lưới cụ…
+ Góp vốn thực hiện dự án sản xuất kinh doanh do cộng đồng người
lao động sáng lập và được chính quyền địa phương cho phép thực hiện.

Cho vay làm mới, sửa chữa nhà ở:
+ Cho vay làm mới nhà ở thực hiện theo từng chương trình, dự án
của Chính phủ.

×