Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẤU THẦU LẮP ĐẶT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.66 KB, 23 trang )

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẤU THẦU LẮP ĐẶT
I. Đấu thầu và đấu thầu lắp đặt:
1. Giới thiệu khái quát về đấu thầu
Ngày nay, đấu thầu đã trở thành một hoạt động kinh tế quan trọng và không thể
thiếu được đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, nó góp phần đáng kể trong việc giúp
làm tăng tính sôi động, làm lành mạnh hoá hoạt động kinh doanh và đem lại sự tăng
trưởng cho nền kinh tế. Qua đấu thầu ta có thể khai thác triệt để lợi thế so sánh của mỗi
doanh nghiệp. Nhờ tính hữu ích của nó mà hầu hết các nước trên thế giới đã và đang
tích cực áp dụng vào hoạt động kinh tế. Ở Việt Nam cũng vậy, quy chế đấu thầu được
ban hành kèm theo nghị định số 43/CP ngày 16 tháng 7 năm 1996 của Chính Phủ nhằm
thống nhất quản lý hoạt động đấu thầu trong cả nước, bảo đảm tính đúng đắn, khách
quan, công bằng và có tính cạnh tranh trong đấu thầu, để thực hiện các dự án đầu tư
trên lãnh thổ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo đó, thuật ngữ “Đấu thầu”
được hiểu như sau:
- Đấu thầu là một quá trình chủ đầu tư lựa chọn được một nhà thầu đáp ứng các
yêu cầu của mình. Trong nền kinh tế thị trường, người mua tổ chức đấu thầu để người
bán (các nhà thầu) cạnh tranh nhau.
- Mục tiêu của người mua là có được hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu
của mình về kỹ thuật, chất lượng và chi phí thấp nhất.
- Mục đích của nhà thầu là giành được quyền cung cấp hàng hóa dịch vụ đó với
giá đủ bù đắp các chi phí đầu vào và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể.
Các hình thức lựa chọn nhà thầu:
- Đấu thầu rộng rãi
- Đấu thầu hạn chế
- Chỉ định thầu
- Chào hàng cạnh tranh
- Mua sắm trực tiếp
- Tự thực hiện
- Mua sắm đặc biệt
Đấu thầu bao gồm các loại sau:
- Đấu thầu dự án hoặc từng phần dự án đầu tư


- Đấu thầu tuyển chọn tư vấn
- Đấu thầu mua sắm vật tư, thiết bị
- Đấu thầu thi công xây lắp
Đấu thầu dự án hoặc từng phần dự án đầu tư được áp dụng đối với những dự án
không cần chia thành các gói thầu, dự án thực hiện theo phương thức xây dựng chuyển
giao (BT), dự án thực hiện theo phương thức xây dựng vận hành chuyển giao (BOT).
Trong đấu thầu, hồ sơ mời thầu và các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu phải bao gồm
đủ các nội dung về đấu thầu tuyển chọn tư vấn, vật tư, thiết bị, xây lắp, vận hành và
chuyển giao (nếu có). Đấu thầu dự án thực hiện theo chỉ dẫn được quy định trong một
văn bản riêng do bộ kế hoạch và đầu tư chủ trì soạn thảo trình Thủ tướng Chính phủ
ban hành.
Đấu thầu tuyển chọn tư vấn bao gồm tư vấn chuẩn bị đầu tư, tư vấn thực hiện đầu
tư và các tư vấn khác. Với loại hình này, đòi hỏi nhà tư vấn đầu tư và xây dựng phải có
chứng chỉ xác định trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của dự án. Phải chịu trách
nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về tính đúng đắn, chính xác, khách quan về chuyên
môn và hoàn thành công việc theo đúng tiến độ của hợp đồng.
Đấu thầu mua sắm vật tư, thiết bị cũng có quy trình gần giống với các loại hình
đấu thầu khác. Tuy nhiên, với loại hình này hồ sơ dự thầu sơ tuyển chỉ áp dụng đối với
những thiết bị có công nghệ phức tạp, nếu có thì chỉ nêu các yêu cầu chính để lựa chọn
nhanh các nhà thầu có đủ điều kiện tiếp tục tham gia đấu thầu. Bên mời thầu phải có
trách nhiệm hướng dẫn để các nhà thầu hiểu rõ các yêu cầu của bên mình, các thủ tục sẽ
được áp dụng trong quá trình đấu thầu. Những nội dung chủ yếu gồm: mô tả tóm tắt dự
án, nguồn vốn thực hiện dự án, năng lực, kinh nghiệm và địa vị pháp lý của nhà thầu,
các chứng chỉ, những thông tin liên quan đến nhà thầu trong thời gian từ 5 đến 10 năm
trước thời điểm dự thầu, tổ chức thăm hiện trường (nếu có) và giải đáp các câu hỏi của
nhà thầu.
Đấu thầu thi công xây lắp là một phương thức đấu thầu được áp dụng rộng rãi với
hầu hết các dự án xây dựng cơ bản. Đối với các dự án thuộc nhóm A (theo điều lệ quản
lý đầu tư và xây dựng) Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương và thủ trưởng cơ quan thuộc thẩm quyền thực hiện

công tác xét duyệt hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, phê duyệt kết quả
lựa chọn nhà thầu, kiểm tra, theo dõi chỉ đạo bên mời thầu thực hiện đúng quy chế đấu
thầu.
2. Khái niệm đấu thầu lắp đặt
Đây là một hình thức đấu thầu thuộc đấu thầu mua sắm vật tư thiết
bị, bởi lẽ hoạt động lắp đặt chỉ được tiến hành khi đã hoàn tất công việc mua sắm.
Hình thức đấu thầu này được áp dụng rất rộng rãi, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường
hiện nay, khi mà ngày càng có nhiều đơn vị kinh doanh có khả năng đáp ứng nhu cầu
của cùng một khách hàng, điều này đồng nghĩa với việc khách hàng luôn có quyền chủ
động trong lựa chọn nhà thầu có khả năng nhất, phù hợp với những yêu cầu của mình,
nhằm đảm bảo tính kinh tế của dự án. Tuy nhiên, đứng ở các góc độ khác nhau sẽ có
các cách nhìn khác nhau về loại hình này.
- Về phía chủ đầu tư với cương vị như một người đi mua hàng thì đấu thầu là một
cách thức tập hợp tất cả các nhà thầu (người bán) có khả năng, để từ đó lựa chọn được
nhà thầu phù hợp nhất. Đồng thời buộc nhà thầu phải có trách nhiệm hơn đối với sản
phẩm của mình, cả trước và sau khi hoàn tất công việc đấu thầu (mua bán).
- Về phía các nhà thầu: Đấu thầu là một hình thức cạnh tranh lành mạnh trong
kinh doanh, mà thông qua đó nhà thầu có được cơ hội để thể hiện được những ưu thế
của mình với chủ đầu tư. Từ đó, bán được sản phẩm và tăng dần uy tín của mình trên
thị trường.
- Đứng dưới góc độ quản lý nhà nước: Đấu thầu là một hình thức hợp tác bảo đảm
tính pháp lý cao, nó gắn chặt hơn trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi bên khi tham gia
hợp đồng đấu thầu. Tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước trong quản lý các hoạt động
buôn bán.
Như vậy, đấu thầu cũng giống như việc mua bán. Ở đây người bán là các nhà thầu còn
người mua là các chủ đầu tư, họ thực hiện giao dịch “mua – bán ” này ngoài việc phải
tuân theo một quy định chung của nhà nước, còn phải tuân theo các thoả thuận chung
của hai bên. Khi tham gia và giao dịch này, mỗi bên đều cố gắng tìm kiếm những mục
đích của riêng họ, Với chủ đầu tư thì họ mong sao sẽ có được những thiết bị có công
nghệ hiện đại, có chất lượng tốt để thoả mãn nhu cầu thực tại mà chỉ mất một lượng chi

phí tối thiểu. Còn với nhà thầu, họ mong sao sẽ thu được nhiều lợi nhuận nhất từ dự án
đồng thời tạo điều kiện để đạt được các mục tiêu marketing tiếp theo.
Có thể khái quát nội dung chung của đấu thầu lắp đặt bằng sơ đồ sau:
CHỦ ĐẦU TƯ
(Bên mua)
CÁC NHÀ THẦU
(Bên bán)

HỢP ĐỒNG
(Trao đổi)
Các yêu cầu
Năng lực
đánh giá
CHỌN NHÀTHẦU
(Sản phẩm)
Như vậy thực chất của đấu thầu lắp đặt chính là một giao dịch “mua - bán” đặc
biệt giữa nhà thầu và bên mời thầu.
3. Nguyên tắc cơ bản được quy định trong tham gia đấu thầu lắp đặt
Cũng như bất cứ một phương thức kinh doanh nào, phương thức kinh doanh theo
hình thức đấu thầu đòi hỏi cũng phải có những quy tắc chung cần phải tuân thủ. Những
nguyên tắc này, chi phối đồng thời cả hai bên (chủ đầu tư và nhà thầu). Nó bao gồm:
- Nguyên tắc công bằng:
Nguyên tắc này thể hiện quyền bình đẳng như nhau của các bên tham gia đấu thầu, nó
yêu cầu bên mời thầu phải có nghĩa vụ đối xử bình đẳng gắn với quyền lợi của các nhà
thầu, được cung cấp lượng thông tin như nhau từ phía chủ đầu tư, được trình bày một
cách khách quan ý kiến của mình trong quá trình chuẩn bị hồ sơ cũng như trong buổi
mở thầu. Nguyên tắc này là rất quan trọng, nó mang lại lợi ích cho không chỉ nhà thầu
mà cả với chủ đầu tư, bởi lẽ nó giúp cho chủ đầu tư lựa chọn được đúng nhà thầu có
khả năng thực tế.
- Nguyên tắc bí mật:

Nguyên tắc này áp dụng chủ yếu với chủ đầu tư, họ phải có nghĩa vụ tuyệt đối giữ bí
mật về số liệu, thông tin cho nhà thầu như: Mức giá có thể chấp nhận của chủ đầu tư,
mức giá dự thầu (đến khi mở thầu), các trao đổi của các nhà thầu với chủ đầu tư… Bởi
nó có liên quan trực tiếp tới quyền lợi của nhà thầu, giả sử như thông tin về mức giá dự
thầu hay các điều kiện thực hiện thầu của một nhà thầu nào đó bị bại lộ thì các nhà thầu
khác có thể dự thầu với mức giá thấp hơn hoặc cung cấp hơn một dịch vụ nào đấy để
tăng khả năng trúng thầu. Mục đích của nguyên tắc này là đảm bảo lợi ích và tránh thiệt
hại cho mỗi bên về sau, dù là họ có trúng thầu hay không.
- Nguyên tắc công khai:
Nguyên tắc này mang tính bắt buộc. Ngoài một số công trình đặc biệt mang tính bí
mật quốc gia, còn lại với hầu hết các công trình khác khi có áp dụng đấu thầu chủ đầu
tư phải có nghĩa vụ đảm bảo tính công khai về những thông tin liên quan đến dự án
trong khi mời thầu và giai đoạn mở thầu, tuy nhiên mức độ công khai rộng hay hẹp tuỳ
thuộc vào quy mô của gói thầu. Mục đích của nguyên tắc này cũng là nhằm thực hiện
nguyên tắc công bằng (các nhà thầu đều có cơ hội nhận biết thông tin về cuộc đấu thầu
như nhau) và thu hút được nhiều hơn các nhà thầu với phương châm tất cả các nhà thầu
có khả năng đều có quyền được tham gia, từ đó nâng cao chất lượng của công tác đấu
thầu.
- Nguyên tắc có đủ năng lực và trình độ
Nguyên tắc này đòi hỏi các bên phải có đủ năng lực thực tế về kinh tế, kĩ thuật và tài
chính để thực hiện những cam kết khi tham gia đấu thầu, họ phải có nghĩa vụ thể hiện
được khả năng thực sự của mình cho chủ đầu tư để họ có những đánh giá sơ bộ về năng
lực nhà thầu, một mặt nhằm đảm bảo cho quyền lợi của chủ đầu tư mặt khác để hợp
đồng được thực hiện đầy đủ, tránh tình trạng phải dừng lại giữa chừng, làm mất tính
hiệu quả của công tác đấu thầu,
gây thiệt hại cho bên chủ đầu tư và cho nhà nước.
- Nguyên tắc bảo đảm cơ sở pháp lý
Nguyên tắc này yêu cầu các bên tham gia đấu thầu trước hết phải
có nghĩa vụ tuân thủ đầy đủ các quy định của nhà nước, bên cạnh đó còn phải chấp
hành nghiêm chỉnh các quy ước chung mà hai bên đã xây dựng trong quá trình đàm

phán trên cơ sở những quy định pháp lý đã được ban hành và các thoả thuận chung. Vì
nó có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của mỗi bên. Nếu có một sự vi phạm nào đấy thì
hai bên hoặc là có thể tự gíải quyết hoặc là có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền đứng
ra làm trung gian đại diện cho pháp luật giải quyết những vi phạm đó nhằm bảo đảm lợi
ích cho bên bị vi phạm. Qua đó hoặc là bên vi phạm phải bồi thường cho bên bị vi
phạm hoặc là buộc phải chấm dứt hợp đồng.
4. Hình thức dự thầu và phương thức đấu thầu
4.1 Hình thức dự thầu:
Việc thực hiện dự thầu có thể được thực hiện theo theo ba hình thức sau đây(theo
quy định tại điều 4 của nghị định số 88/1999/NĐ - CP ngày 01 tháng 09 năm 1999):
- Đấu thầu rộng rãi
Là hình thức không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Bên nhà thầu phải thông
báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng tối thiểu là 10 ngày trước khi
phát hành hồ sơ mời thầu và ghi rõ các điều kiện, thời gian dự thầu. Đối với những gói
thầu lớn, phức tạp về công nghệ và kĩ thuật, bên mời thầu phải tiến hành sơ tuyển để
lựa chọn nhà thầu có đủ tư cách và năng lực tham gia đấu thầu. Với hình thức này, bên
mời thâu sẽ có nhiều cơ hội hơn trong lựa chọn nhà thầu do số lượng nhà thầu tham gia
nhiều. Đối với công ty Cát Lâm thì hình thức đấu thầu này vừa thể hiện mặt tích cực
vừa thể hiện mặt tiêu cực. Mặt tích cực thể hiện ở chỗ đó là giúp công ty dễ dàng nhận
biết được thông tin, vừa có thể dễ dàng tham gia vào đấu thầu, còn mặt tiêu cực đó là
tính rộng rãi của loại hình đấu thầu này đã tạo ra một sự cạnh tranh rất gay gắt bởi có
rất nhiều đơn vị cùng tham gia vào đấu thầu, điều này cũng có nghĩa là cơ hội trúng
thầu của công ty là nhỏ, họ thực sự phải nỗ lực hết sức để tạo ra sức hấp dẫn đối với
chủ đầu tư hơn hẳn các đối thủ khác về nhiều mặt.
- Đấu thầu hạn chế
Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ mời một số nhà thầu
có khả năng đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Danh sách nhà thầu tham dự phải
được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp nhận. Hình thức này có tần
suất xuất hiện rất ít, tuy nhiên khi tham gia đấu thầu thành công thì những dự án như
thế này sẽ mang lại danh tiếng cho công ty. Vì có tính hạn chế nên đòi hỏi nhiều từ

chính bản thân công ty một sự nỗ lực rất lớn trong việc hoàn thiện năng lực của mình
nhất là các mặt như tài chính, kĩ thuật, phải thường xuyên tự bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
công nhân để từng bước nâng cao kiến thức chuyên môn. Hình thức đấu thầu này chỉ
được xem xét áp dụng khi có một trong các điều kiện sau:
+ Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời
thầu.
+ Các nguồn vốn sử dung yêu cầu phải đấu thầu hạn chế
+ Do tình hình cụ thể của đấu thầu mà việc đấu thầu hạn chế sẽ mang lại nhiều lợi
ích. Ví dụ như với những dự án mà các nhà thầu địa phương có khả năng đáp ứng thì
chủ đầu tư sẽ giới hạn phạm tham gia là các nhà thầu địa phương nhằm mục đích giảm
đáng kể các khoản chi phí không cần thiết có liên quan đến vận chuyển và công tác bảo
trì, bảo dưỡng, duy trì hoạt động sau này.
- Chỉ định đấu thầu
Chỉ định đấu thầu là hình đặc biệt, được áp dụng theo quy định của điều lệ về
quản lý đầu tư và xây dựng đối với các gói thầu sử dụng vốn nhà nước được phép chỉ
định thầu. Bên nhà thầu chỉ thương thảo hợp đồng với một nhà thầu, do người có thẩm
quyền quyết định đầu tư chỉ định, nếu không đạt được yêu cầu mới thương thảo với nhà
thầu khác. Hình thức này chỉ được áp dụng cho các trường hợp đặc biệt sau:
+ Trường hợp bất khả kháng do thiên tai, được phép chỉ định ngay đơn vị có đủ
năng lực để thực hiện công việc kịp thời. Sau đó phải báo cáo Chính phủ về nội dung
chỉ định thầu để xem xét phê duyệt.
+ Gói thầu có tính chất nghiên cứu thử nghiệm, bí mật quốc gia, do Thủ tướng
Chính phủ quyết định.

×