Tải bản đầy đủ (.docx) (214 trang)

Hoa kỳ với quá trình kiểm soát và cắt giảm vũ khí hạt nhân trong thời kỳ chiến tranh lạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (722.38 KB, 214 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

Trang
1

CHƯƠNG 1. NHỮNG CƠ SỞ CỦA QUÁ TRÌNH KIỂM SOÁT VÀ
CẮT GIẢM VŨ KHÍ HẠT NHÂN (1945-1962)

14
14
1.1. CỤC DIỆN THẾ GIỚI VÀ VẤN ĐỀ VŨ KHÍ HẠT NHÂN
1.1.1. Khái quát về việc sản xuất và sử dụng bom nguyên tử của Hoa Kỳ
trong Chiến tranh thế giới thứ hai
14
1.1.2. Cục diện thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai và bước đầu
của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân trên thế giới
18
29
1.2. QUAN ĐIỂM CỦA MỸ VỀ KIỂM SOÁT VŨ KHÍ HẠT NHÂN
1.2.1. Những kiến nghị của người Mỹ về vấn đề vũ khí hạt nhân
29
1.2.2. Quan điểm của chính quyền Mỹ về kiểm soát vũ khí hạt nhân
34
47
1.3. CUỘC KHỦNG HOẢNG TÊN LỬA CUBA
1.3.1. Tiền đề và diễn biến của cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba
47
1.3.2. Hệ quả của cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba
54


58
1.4. NHẬN XÉT
CHƯƠNG 2. HOA KỲ VỚI VẤN ĐỀ KIỂM SOÁT VÀ HẠN CHẾ
VŨ KHÍ HẠT NHÂN (1963-1976)
2.1. TÌNH HÌNH QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ VŨ KHÍ HẠT NHÂN

2.1.1. Tình hình quốc tế và chính sách đối ngoại của Mỹ
2.1.2. Thực trạng của sự phổ biến vũ khí hạt nhân trên thế giới
2.1.3. Chính sách hạt nhân của các chính quyền Mỹ
2.2. HOA KỲ VỚI NHỮNG HIỆP ƯỚC BAN ĐẦU CỦA QUÁ TRÌNH
THƯƠNG LƯỢNG VỀ KIỂM SOÁT VŨ KHÍ HẠT NHÂN

2.2.1. Hiệp ước hạn chế thử vũ khí hạt nhân (LTB) năm 1963
2.2.2. Hiệp ước về không gian vũ trụ (OST) năm 1967
2.2.3. Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) năm 1968
2.3. HOA KỲ VÀ CÁC HIỆP ƯỚC THEN CHỐT VỀ HẠN CHẾ VŨ KHÍ
HẠT NHÂN CHIẾN LƯỢC

61
61
61
72
76
82
82
89
95
102

2.3.1. Hiệp ước hạn chế hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo

(ABM) năm 1972
102
2.3.2. Hiệp định tạm thời về hạn chế vũ khí chiến lược giai đoạn I
năm 1972
105
2.3.3. Một số văn kiện quan trọng khác về vũ khí hạt nhân sau SALT I 110
113
2.4. NHẬN XÉT


CHƯƠNG 3. HOA KỲ VỚI VẤN ĐỀ CẮT GIẢM VŨ KHÍ
HẠT NHÂN CHIẾN LƯỢC (1977-1991)
3.1. TÌNH HÌNH QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ VŨ KHÍ HẠT NHÂN

118
118
118

3.1.1. Tình hình quốc tế và chính sách đối ngoại của Mỹ
3.1.2. Thực trạng của sự phổ biến vũ khí hạt nhân và phong trào
chống chạy đua vũ trang hạt nhân trên thế giới
3.1.3. Chính sách hạt nhân của các chính quyền Mỹ

128
138

3.2. HOA KỲ VỚI CÁC HIỆP ƯỚC THEN CHỐT VỀ CẮT GIẢM VŨ KHÍ
HẠT NHÂN CHIẾN LƯỢC

149


3.2.1. Hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược giai đoạn II (SALT II)
năm 1979
3.2.2. Hiệp ước hủy bỏ vũ khí hạt nhân tầm trung và tầm ngắn (INF)
năm 1987
3.2.3. Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược giai đoạn I (START I)
năm 1991

149
156

3.3. NHẬN XÉT

166
173

KẾT LUẬN

179

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

188

TÀI LIỆU THAM KHẢO

189

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Một số thuật ngữ về vũ khí hạt nhân và các vấn đề
liên quan đến năng lượng hạt nhân
Phụ lục 2: Một số hình ảnh minh họa

199
199
203


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ABM
ASBM
BPRUSA-USSR
CHDC
CHLB
CIA
CND
COCOM
CSCE
CTBT
DCCH
ExCom
GKO
IAEA
ICBM
INF
KLK
LTB
MIRV
MTCR

NATO
NPT
NWEP
OAS
OST
PNET
PNW
PRO-SALT
SACT
SALT
SDI
SIPRI
SLBM
START
TTBT
USD

Hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo
Máy bay chiến lược mang tên lửa đạn đạo không đối đất
Hiệp định về những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa
Hoa Kỳ và Liên Xô
Cộng hòa Dân chủ (Đức)
Cộng hòa Liên bang (Đức)
Cơ quan tình báo Mỹ
Phong trào đấu tranh giải trừ vũ khí hạt nhân (Anh)
Ủy ban phối hợp kiểm soát xuất khẩu đa phương
Hội nghị An ninh và Hợp tác ở châu Âu
Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện
Dân chủ Cộng hòa
Ủy ban điều hành Hội đồng An ninh Quốc gia (Mỹ)

Ủy ban Quốc phòng Nhà nước (Liên Xô)
Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa
Hiệp ước hủy bỏ vũ khí hạt nhân tầm trung và tầm ngắn
(Phong trào) Không liên kết
Hiệp ước hạn chế thử vũ khí hạt nhân
Tên lửa mang đầu đạn tự tách
Cơ chế kiểm soát kỹ thuật tên lửa
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân
Chính sách sử dụng vũ khí hạt nhân mới (Mỹ)
Tổ chức các nước châu Mỹ
Hiệp ước về không gian vũ trụ
Hiệp ước hạn chế các vụ nổ hạt nhân ngầm dưới đất
Hiệp định về ngăn ngừa chiến tranh hạt nhân
Hiệp định hạn chế các hệ thống chống tên lửa đạn đạo
Hiệp ước phi quân sự dưới đáy đại dương
Hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược
Sáng kiến phòng thủ chiến lược (Mỹ)
Viện Nghiên cứu Hòa bình Stockholm (Thụy Điển)
Bệ phóng tên lửa đạn đạo đặt trên tầu ngầm
Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược
Hiệp ước hạn chế thử hạt nhân ngầm dưới đất
Đô la Mỹ


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Bước đầu của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân Mỹ – Xô


27

Bảng 1.2 Số lượng vũ khí hạt nhân trên thế giới (1945-1962)

28

Bảng 2.1 Số lượng vũ khí hạt nhân của năm nước (1963-1976)

73

Bảng 2.2 Tương quan lực lượng vũ khí hạt nhân chiến lược giữa
Hoa Kỳ và Liên Xô (1968-1972)

74

Bảng 2.3 Số lượng các vụ thử hạt nhân của năm cường quốc hạt nhân
từ 1945 đến 1963 (trước khi ký Hiệp ước LTB)
Bảng 3.1 Số lượng vũ khí hạt nhân của năm nước (1977-1991)

82
130

Bảng 3.2 Lực lượng vũ khí hạt nhân chiến lược của Hoa Kỳ và
Liên Xô cuối những năm 70 đầu những năm 80

141

Bảng 3.3 Số lượng đầu đạn hạt nhân dùng cho các loại vũ khí
hạt nhân chiến lược của Hoa Kỳ và Liên Xô năm 1990


168


MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hoa Kỳ là nước đầu tiên chế tạo được vũ khí hạt nhân năm 1945 và cũng
là nước đầu tiên sử dụng loại vũ khí này trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Những năm sau đó khi còn độc quyền về vũ khí hạt nhân, chính quyền Mỹ đã
sử dụng nó như một “con bài” để đe dọa các nước khác trong khung cảnh của
cuộc Chiến tranh Lạnh và sự đối đầu giữa hai khối Mỹ - Xô. Để chống lại sự
đe dọa về quân sự của Hoa Kỳ và các nước tư bản phương Tây, Liên Xô,
cường quốc đứng đầu phe xã hội chủ nghĩa, cũng tăng cường nghiên cứu kỹ
thuật hạt nhân và chế tạo vũ khí hạt nhân. Kết quả là Liên Xô đã phá vỡ sự
độc quyền về vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ sau khi thử thành công quả bom
nguyên tử đầu tiên năm 1949. Từ đó, cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân giữa
hai siêu cường từng bước tăng tốc. Ngoài Hoa Kỳ và Liên Xô, một số quốc
gia phát triển như Anh, Pháp và một số nước đang phát triển như Trung Quốc
và Ấn Độ cũng nghiên cứu kỹ thuật hạt nhân và chế tạo vũ khí hạt nhân. Đến
giữa thập niên 60 của thế kỷ XX,* thế giới đã có năm cường quốc hạt nhân là
Hoa Kỳ, Liên Xô, Anh, Pháp và Trung Quốc. Từ thập niên 70, về cơ bản Liên
Xô đã đạt được mức cân bằng tương đối về lực lượng vũ khí hạt nhân so với
Hoa Kỳ. Trong khi đó ngoài năm cường quốc hạt nhân, ngày càng có nhiều
nước khác nắm được kỹ thuật hạt nhân và có khả năng chế tạo vũ khí hạt
nhân. Sự phổ biến của kỹ thuật hạt nhân và vũ khí hạt nhân phát triển mạnh
trong thập niên 80. Tổng số vũ khí hạt nhân của các nước đã lên đến con số
vài chục nghìn với nhiều chủng loại và rất hiện đại. Vấn đề chạy đua vũ trang

* Để thuận tiện cho việc trình bày, tác giả xin phép không nhắc lại cụm từ “của thế kỷ XX” khi đề cập đến
các thập niên khác của thế kỷ này trong những phần tiếp theo của luận án.


1


hạt nhân, chủ yếu giữa Hoa Kỳ và Liên Xô, là một bộ phận quan trọng của
cuộc Chiến tranh Lạnh.
Song song với chạy đua vũ trang hạt nhân, ngay từ năm 1945 Hoa Kỳ đã
chú ý tới vấn đề kiểm soát năng lượng nguyên tử và vũ khí hạt nhân. Từ năm
1946, chính quyền Mỹ chính thức đưa ra các kế hoạch đối với vấn đề này. Khi
Liên Xô chế tạo được vũ khí hạt nhân và từng bước đạt được những tiến bộ
lớn về kỹ thuật hạt nhân, Hoa Kỳ đẩy mạnh các cuộc đàm phán với Liên Xô
về vấn đề kiểm soát vũ khí hạt nhân. Từ sau cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba
năm 1962 cho đến năm 1991, Hoa Kỳ đã ký một số hiệp ước và văn kiện quan
trọng, chủ yếu với Liên Xô, về kiểm soát và cắt giảm vũ khí hạt nhân. Những
hiệp ước và văn kiện này, ở những mức độ khác nhau, không chỉ ảnh hưởng
trực tiếp tới quan hệ song phương Mỹ - Xô mà còn có ý nghĩa đối với vấn đề
hòa bình và an ninh của thế giới cũng như các vấn đề trong quan hệ quốc tế
trong suốt mấy thập kỷ của cuộc Chiến tranh Lạnh. Đáng chú ý là sau khi ký
những hiệp ước và văn kiện này, Hoa Kỳ trên thực tế vẫn giữ được ưu thế về
vũ khí hạt nhân.
Cho đến nay có nhiều công trình nghiên cứu, chủ yếu là của các học giả
nước ngoài, về hoạt động của Hoa Kỳ trong quá trình kiểm soát và cắt giảm
vũ khí hạt nhân thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, những công trình này
mới chỉ đề cập đến từng vấn đề riêng lẻ hoặc ở một số giai đoạn nhất định. Có
một vài công trình của các học giả nước ngoài trình bày khái quát một số sự
kiện lớn trong quá trình thương lượng về kiểm soát và cắt giảm vũ khí hạt
nhân giữa Hoa Kỳ và Liên Xô. Các công trình đó chưa đánh giá một cách hệ
thống về động cơ và vai trò của Hoa Kỳ đối với quá trình này trong suốt thời
kỳ Chiến tranh Lạnh. Mặc dù cuộc chiến tranh này đã qua đi nhưng những tác
động của vấn đề vũ khí hạt nhân đối với tình hình an ninh chính trị quốc tế
chưa chấm dứt. Những bài học của Chiến tranh Lạnh vẫn còn có ý nghĩa đối

2


với các vấn đề trong quan hệ quốc tế ngày nay, trong đó có vấn đề kiểm soát
và cắt giảm vũ khí hạt nhân.
Với những lý do trên, cần có một công trình nghiên cứu có tính hệ thống
về hoạt động của Hoa Kỳ trong lĩnh vực kiểm soát và cắt giảm vũ khí hạt
nhân thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Việc nghiên cứu này nhằm đáp ứng nhu cầu
tìm hiểu động cơ và vai trò của Hoa Kỳ trong quá trình này và tác động của
nó đối với tình hình an ninh chính trị và quan hệ quốc tế. Đồng thời, kết quả
của công trình nghiên cứu góp phần tìm hiểu một lĩnh vực quan trọng của
cuộc Chiến tranh Lạnh, đó là vấn đề vũ trang hạt nhân và giải trừ quân bị.
Qua đó có thể rút ra một số bài học cho các vấn đề đang đặt ra hiện nay đối
với tình hình an ninh chính trị quốc tế có liên quan đến vũ khí hạt nhân. Ngoài
ra, công trình nghiên cứu này nhằm góp phần hoàn thiện chương trình nghiên
cứu và giảng dạy về Hoa Kỳ học của Khoa Quốc tế học, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Với những lý do
trên, việc nghiên cứu đề tài „Hoa Kỳ với quá trình kiểm soát và cắt giảm vũ
khí hạt nhân trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, 1945-1991‟ vừa có tính khoa
học, vừa có tính thực tiễn.
LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Trong số các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề kiểm soát và cắt
giảm vũ khí hạt nhân của các học giả nước ngoài có thể kể đến một số công
trình tiêu biểu như sau. Tập sách „Toward Nuclear Disarmament and Global
Security: A Search for Alternatives‟ do Burns H. Weston chủ biên được nhà
xuất bản Westview, Boulder, Colorado, phát hành năm 1984. Những bài viết
trong tập sách này đề cập đến cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mà Hoa Kỳ đã
tham gia và ý nghĩa của vấn đề giải trừ quân bị nói chung và vũ khí hạt nhân
nói riêng đối với hòa bình và an ninh của thế giới trong thời
3



kỳ Chiến tranh Lạnh. Hoặc cuốn sách khác cùng chủ đề là „Arms Control and
National Security: An Introduction‟ do Hiệp hội kiểm soát vũ trang Mỹ xuất
bản năm 1989. Có một số công trình nghiên cứu quan điểm của Hoa Kỳ về
vai trò của vũ khí hạt nhân đối với vấn đề an ninh - chính trị. Cuốn sách „The
Nuclear Dilemma in American Strategic Thought‟ của tác giả Robert E.
Osgood, xuất bản năm 1988, là một ví dụ. Trong sách, Osgood đã trình bày
hai quan điểm nổi bật của chính giới Mỹ: 1) Hòa bình và an ninh phụ thuộc
chủ yếu vào tính chất ngăn chặn của vũ khí hạt nhân; 2) Việc sử dụng vũ khí
hạt nhân có rất nhiều khả năng dẫn đến tự hủy diệt ở mức độ không lường hết
được. Tác giả cho rằng hai quan điểm này đã chi phối việc sản xuất và tàng
trữ vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ. Chúng còn là cơ sở cho việc đàm phán của
các chính quyền Mỹ với các cường quốc hạt nhân khác về vấn đề kiểm soát và
cắt giảm vũ khí hạt nhân. Hai quan điểm này cũng đồng thời phản ánh vấn đề
nan giải của vũ khí hạt nhân đối với Hoa Kỳ từ sau Chiến tranh thế giới thứ
hai.
„Nuclear Weapons: A Comprehensive Study‟ là một báo cáo tổng quan
của Ban Giải trừ quân bị của Liên hợp quốc về tình hình vũ khí hạt nhân trên
thế giới được công bố năm 1991. Bản báo cáo dày trên 140 trang tóm tắt
chiến lược hạt nhân của các nước lớn, quá trình giải trừ vũ khí hạt nhân, mối
liên hệ giữa vũ khí hạt nhân và an ninh thế giới. Các vấn đề trình bày trong
báo cáo này mang tính khái quát cao. Tuy nhiên, những nội dung liên quan
đến Hoa Kỳ chiếm một tỉ lệ hạn chế (khoảng 15 trang). Trong cuốn sách
„Modern American Diplomacy‟ do John M. Carroll và George C. Herring chủ
biên được Nhà xuất bản SR Books phát hành năm 1996 có một chương của
tác giả Walter L. Hixson viết về „Nuclear Weapons and Cold War diplomacy‟
(Vũ khí hạt nhân và ngoại giao Chiến tranh Lạnh). Trong chương này, Hixson
đã khái quát quá trình phát triển vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ qua các đời tổng
4



thống Mỹ, từ Franklin D. Roosevelt đến Ronald Reagan. Hixson cũng tóm tắt
các hiệp ước quan trọng về kiểm soát và cắt giảm vũ khí hạt nhân mà Hoa Kỳ
đã ký với Liên Xô qua các đời tổng thống này. Tuy nhiên, nội dung nghiên
cứu vấn đề còn mang tính tổng quan và dung lượng còn hạn chế.
Những thông tin về cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân giữa hai siêu cường
Mỹ - Xô và quá trình đàm phán để cắt giảm kho vũ khí hạt nhân của hai nước
trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh có thể tìm thấy trong cuốn sách „America,
Russia, and the Cold War, 1945-1996‟. Tác giả của cuốn sách là Walter LaFeber.
Sách được The McGraw-Hill Companies, Inc., tái bản lần thứ 8 năm 1997. Vì
đây là một cuốn lịch sử quan hệ Mỹ - Xô nên vấn đề vũ khí hạt nhân được trình
bày rải rác, xen kẽ với với nhiều sự kiện khác trong quan hệ song phương giữa
hai nước theo dòng thời gian. Mặc dù vậy, cuốn sách đã cung cấp nhiều thông tin
về vấn đề kiểm soát và cắt giảm vũ khí hạt nhân. Đây là một trong những vấn đề
nổi bật trong quan hệ song phương giữa hai siêu cường Mỹ - Xô trong suốt thời
kỳ Chiến tranh Lạnh. Một công trình khác là „American Foreign Policy: Past,
Present, Future‟ do Glenn P. Hastedt chủ biên và được Nhà xuất bản Prentice
Hall tái bản lần thứ 5 năm 2003. Toàn bộ chương 16 và chương 17 của cuốn sách
đã trình bày một cách tổng quát quá trình phát triển của vũ khí hạt nhân và các
cuộc đàm phán giữa Hoa Kỳ và Liên Xô về cắt giảm vũ khí hạt nhân từ sau
Chiến tranh thế giới thứ hai cho đến thập niên đầu tiên của thời kỳ sau Chiến
tranh Lạnh. Do dung lượng hạn chế nên công trình này chưa phản ánh đầy đủ
những quan điểm của hai cường quốc hạt nhân và tác động của quá trình kiểm
soát và cắt giảm vũ khí hạt nhân đối với tình hình an ninh chính trị thế giới trong
suốt giai đoạn đó. Tuy có những hạn chế nhất định, các công trình nghiên cứu
của học giả nước ngoài là nguồn tư liệu tốt cho việc thu thập thông tin và tìm
hiểu các quan điểm khác

5



nhau ở Hoa Kỳ và trên thế giới về chính sách đối ngoại và chính sách hạt
nhân của các chính quyền Mỹ.
Nguồn tài liệu bằng tiếng Việt về chủ đề kiểm soát và cắt giảm vũ khí hạt
nhân nhìn chung còn ít. Có một số công trình của các tác giả Việt Nam về
cuộc đấu tranh đòi giải trừ quân bị và chống chiến tranh hạt nhân. Đó là „Đấu
tranh đòi triệt để cấm vũ khí nguyên tử‟ của Tạ Quang Bửu, do Ủy ban bảo vệ
hòa bình Việt Nam xuất bản năm 1955. Một ấn phẩm đáng chú ý của Nhà
xuất bản Sự Thật - Hà Nội là „Tăng cường đoàn kết bảo vệ hòa bình, phá tan
âm mưu chuẩn bị chiến tranh hạt nhân của đế quốc Mỹ‟ xuất bản năm 1963.
Cuốn sách đã vạch trần âm mưu và kế hoạch của đế quốc Mỹ lợi dụng hiệp
ước cấm thử vũ khí hạt nhân từng phần để đẩy mạnh việc thử vũ khí hạt nhân
dưới mặt đất, gây chia rẽ giữa Liên Xô và Trung Quốc trong phong trào hòa
bình thế giới. Năm 1984, Nhà xuất bản Sự Thật phát hành ấn phẩm „Đẩy lùi
nguy cơ chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hòa bình và sự sống‟ của Hoàng Tùng.
Ngoài ra còn một vài ấn phẩm tương tự của các tác giả khác. Năm 1985, Hãng
Thông tấn Novosti của Liên Xô xuất bản cuốn „Vì an ninh ở châu Á: Những
sáng kiến hòa bình của các nước xã hội chủ nghĩa‟. Đây là một tập văn kiện
về tình hình quốc tế và quan điểm của các nước xã hội chủ nghĩa trong việc đề
ra những biện pháp giải quyết các vấn đề ở Đông Nam Á và giảm bớt nguy cơ
chiến tranh hạt nhân ở Viễn Đông. Cùng chủ đề này, năm 1986 Nhà xuất bản
Lao động - Hà Nội phát hành ấn phẩm „Ngăn chặn thảm họa hạt nhân: khả
năng và hiện thực‟ của tác giả Phạm Dương.
Một tác phẩm đáng chú ý khác của Nhà xuất bản Sự Thật được phát hành
năm 1988 là „Một bước mở đầu tốt đẹp của cuộc đấu tranh loại trừ vũ khí hạt
nhân‟. Cuốn sách đã trình bày tổng quát quá trình chạy đua vũ trang của các
thế lực đế quốc và cuộc đấu tranh của các lực lượng hòa bình và tiến bộ trong
thời kỳ Chiến tranh Lạnh chống chạy đua vũ trang, đặc biệt là vũ
6



trang hạt nhân. Cuốn sách cũng nêu rõ nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi to
lớn của cuộc đấu tranh loại trừ vũ khí hạt nhân qua việc ký kết Hiệp ước Mỹ Xô năm 1987 về hủy bỏ các tên lửa tầm trung và tầm ngắn. Đồng thời, cuốn
sách thể hiện quan điểm của chính phủ Việt Nam hoan nghênh việc ký kết
hiệp ước này, coi đó là bước ngoặt quan trọng trong việc mở đường đi tới loại
bỏ vũ khí hạt nhân và tạo bầu không khí hòa hoãn trong quan hệ quốc tế.
Các học giả Việt Nam cũng đã có một số công trình nghiên cứu bước đầu
về chủ đề vũ khí hạt nhân và an ninh - chính trị thế giới. Võ Như Dũng có hai
bài đăng trong tạp chí Lịch sử quân sự số 2-1990 là „Những quả bom nguyên
tử đầu tiên của Mỹ‟ và „Làm việc cho ma quỷ‟. Hai bài viết cung cấp tư liệu
về việc chế tạo quả bom nguyên tử đầu tiên ở Hoa Kỳ và quan điểm của các
nhà khoa học Mỹ về vấn đề này. Lê Vinh Quốc có bài nghiên cứu về „Bom
nguyên tử và sự kết thúc cuộc chiến tranh Thái Bình Dương‟, đăng trên tạp
chí Lịch sử quân sự số 4-1996. Bài viết phân tích mưu toan chính trị của chính
quyền Mỹ trong việc ném bom nguyên tử ở Nhật Bản năm 1945 có liên quan
đến quan hệ Mỹ - Xô. Nguyễn Chung Tú có công trình mang tên „Bạn biết gì
về vũ khí hạt nhân‟ do Nhà xuất bản Trẻ TP. Hồ Chí Minh xuất bản năm
1996. Cuốn sách tìm hiểu sơ lược lịch sử phát triển bom hạt nhân trên thế
giới, đề cập tới mối quan hệ giữa chính trị và vấn đề sử dụng các loại bom hạt
nhân của một số cường quốc hạt nhân.
Một tác phẩm có nhiều thông tin bổ ích và lý thú về quan hệ Mỹ - Xô nói
chung và vấn đề vũ trang hạt nhân nói riêng là cuốn hồi ký của Anatoly
Dobrynin. Dobrynin là cựu Đại sứ Liên Xô ở Hoa Kỳ từ năm 1962 đến năm
1986 và sau đó là Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Cuốn hồi ký
mang tên „Đặc biệt tin cậy: Vị đại sứ ở Oasinhtơn qua sáu đời Tổng thống
Mỹ‟. Cuốn sách được Nhà xuất bản Tác giả của Nga xuất bản năm 1997 và
được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia dịch sang tiếng Việt và xuất bản năm
7



2001. Cuốn hồi ký đã trình bày gần như toàn bộ các sự kiện quan trọng trong
quan hệ Xô - Mỹ từ năm 1962 đến năm 1991. Ngoài ra, tác giả cũng trích dẫn
những quan điểm của chính phủ Liên Xô và chính phủ Mỹ về các vấn đề
trong quan hệ quốc tế và quan hệ song phương Xô - Mỹ, kể cả vấn đề kiểm
soát và cắt giảm vũ khí hạt nhân trong giai đoạn này. Theo Đại sứ Dobrynin,
vấn đề vũ khí hạt nhân luôn luôn là một trong những vấn đề quan trọng, chi
phối lớn mối quan hệ song phương Xô - Mỹ cũng như mối quan hệ giữa Liên
Xô - Hoa Kỳ - Tây Âu trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Với trên 1.000 trang
sách, cuốn hồi ký của một quan chức cao cấp Liên Xô là một nguồn tư liệu
quan trọng và đáng tin cậy cho việc nghiên cứu của đề tài.
Trong cuốn „Chiến tranh Lạnh và di sản của nó‟ của tác giả Trương
Tiểu Minh, một học giả Trung Quốc, có một chương nói về vũ khí hạt nhân và
Chiến tranh Lạnh. Cuốn sách được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia dịch và
xuất bản năm 2002. Theo Trương Tiểu Minh, cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân
“là nội dung và phương thức chủ yếu của cuộc đấu tranh giữa Đông - Tây”.
Như vậy, Trương Tiểu Minh cũng khẳng định vấn đề vũ trang hạt nhân là một
nội dung quan trọng của cuộc Chiến tranh Lạnh. Ngoài ra, tác giả cũng phân
tích vai trò của vũ khí hạt nhân trong quan hệ Đông - Tây và hòa bình thế giới
cả trong và sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Nhìn chung, số lượng các công trình của các học giả Việt Nam về vấn đề
vũ trang hạt nhân có liên quan tới các vấn đề trong quan hệ quốc tế và an ninh
chính trị thế giới chưa nhiều. Hơn nữa, nội dung nghiên cứu chưa chuyên sâu
và chưa có tính hệ thống. Ngoài ra, số lượng các công trình nghiên cứu của
học giả nước ngoài về chủ đề này được dịch sang tiếng Việt cũng còn ít. Vì
vậy, đây là mảng nghiên cứu và tư liệu cần bổ sung.
MỤC TIÊU VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

8



Động cơ và vai trò của Hoa Kỳ trong quá trình kiểm soát và cắt giảm vũ
khí hạt nhân là gì? Những hiệp ước về kiểm soát và cắt giảm vũ khí hạt nhân
mà Hoa Kỳ tham gia có ý nghĩa gì đối với quan hệ đối ngoại của Hoa Kỳ
cũng như đối với vấn đề an ninh - chính trị của thế giới trong khung cảnh của
cuộc Chiến tranh Lạnh? Trả lời những câu hỏi này là mục tiêu nghiên cứu
chính của luận án. Ngoài ra, luận án góp phần luận giải về cuộc chạy đua vũ
trang hạt nhân, một nội dung quan trọng của cuộc Chiến tranh Lạnh. Luận án
cũng bước đầu nghiên cứu quan điểm của Việt Nam đối với vấn đề vũ trang
hạt nhân cũng như phong trào đấu tranh chống chạy đua vũ trang, chống vũ
khí hạt nhân và chiến tranh hạt nhân trên thế giới. Trên cơ sở đó luận án rút ra
những bài học cho các vấn đề có liên quan đến kiểm soát và cắt giảm vũ khí
hạt nhân hiện nay.
Về giới hạn, đề tài chọn thời điểm cho vấn đề nghiên cứu bắt đầu từ năm
1945 vì một số lý do sau. Ngay từ năm 1945, đặc biệt sau khi Hoa Kỳ ném
bom nguyên tử xuống Nhật Bản (8-1945), đã xuất hiện những dấu hiệu của
cuộc Chiến tranh Lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên Xô. Cũng từ năm 1945, vấn đề
kiểm soát và hạn chế vũ khí hạt nhân đã được chính người Mỹ đặt ra. Đó là
những kiến nghị của các nhà khoa học và của Bộ trưởng Quốc phòng Henry
L. Stimson dưới chính quyền Truman. Chính quyền Mỹ đã có những phản
ứng tiêu cực đối với những khuyến nghị này. Tuy nhiên từ năm 1946, Hoa Kỳ
đã chính thức đưa ra một số kế hoạch đầu tiên về kiểm soát năng lượng
nguyên tử và vũ khí hạt nhân. Sau đó Hoa Kỳ tiếp tục đưa ra những đề nghị
mới cho vấn đề kiểm soát và cắt giảm vũ khí hạt nhân. Trong thời kỳ Chiến
tranh Lạnh, Hoa Kỳ ký một số văn kiện quan trọng về lĩnh vực này, chủ yếu là
với Liên Xô. Ngày 31-7-1991, Hoa Kỳ ký Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân
chiến lược giai đoạn I (START I) với Liên Xô, 5 tháng trước khi Liên Xô
hoàn toàn sụp đổ. Hiệp ước START I đã đặt cơ sở cho việc tiếp tục đàm
9



phán giữa Hoa Kỳ và Liên bang Nga, nước thừa kế Liên Xô, để ký các hiệp
ước khác nhằm cắt giảm hơn nữa kho vũ khí hạt nhân của hai nước. Vì thế, đề
tài chọn năm 1991 là điểm dừng của vấn đề nghiên cứu.
Do đây là một đề tài thuộc chuyên ngành Lịch sử, các vấn đề nghiên cứu
có liên quan đến vũ khí hạt nhân không đi sâu vào lĩnh vực khoa học và kỹ
thuật quân sự. Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình Hoa Kỳ tham gia vào các
vấn đề chạy đua vũ trang, kiểm soát và cắt giảm vũ khí hạt nhân trên phương
diện lịch sử quan hệ quốc tế và tác động của nó đối với các vấn đề an ninh chính trị và hòa bình thế giới. Do khuôn khổ hạn chế của luận án, việc nghiên
cứu giới hạn ở vấn đề vũ khí hạt nhân, không mở rộng phạm vi nghiên cứu
đối với các loại vũ khí khác như vũ khí qui ước (hay vũ khí thông thường), vũ
khí hóa học và vũ khí sinh học.
NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các tài liệu tham khảo chính là các văn bản hiệp ước song phương và đa
phương về các vấn đề kiểm soát và cắt giảm vũ khí hạt nhân mà các chính
quyền Mỹ đã tham gia ký kết. Việc nghiên cứu sẽ tập trung vào một số hiệp
ước quan trọng hàng đầu như: Hiệp ước hạn chế thử vũ khí hạt nhân (LTB,
1963), Hiệp ước về không gian vũ trụ (OST, 1967), Hiệp ước không phổ biến
vũ khí hạt nhân (NPT, 1968), Hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược giai đoạn I
(SALT I, 1972), Hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược giai đoạn II (SALT II,
1979), Hiệp ước hủy bỏ các vũ khí hạt nhân tầm trung và tầm ngắn (INF,
1987) và Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược giai đoạn I (START I, 1991).
Nguồn tài liệu tham khảo chính khác là các bản tuyên bố của các nhà lãnh đạo
Hoa Kỳ và các cường quốc hạt nhân có liên quan. Có nhiều tập văn kiện có
thể tham khảo. Ví dụ cuốn „The American Atom: A Documentary History of
Nuclear Policies from the Discovery of Fission to the Present, 1939-1984‟, do
10


Robert C. Williams và Philip L. Cantelon biên soạn, được University of

Pennsylvania Press, Philadelphia xuất bản năm 1984. Một tập văn kiện khác
là „Major Problems in American Foreign Relations‟, Volume II: Since 1914,
Documents and Essays, do Thomas G. Paterson và Dennis Merrill chủ biên,
D. C. Heath and Company xuất bản năm 1995. Đề tài cũng tham khảo các
công trình nghiên cứu và các bài viết trong các tạp chí nghiên cứu chuyên
ngành. Đây cũng là nguồn tư liệu quan trọng để trích dẫn. Ngoài ra những
thông tin từ một số báo trong nước và nước ngoài cũng như thông tin từ các
trang web điện tử cũng sẽ được lựa chọn để tham khảo.
Vì những vấn đề nghiên cứu trong luận án mang tính liên ngành nên
phương pháp nghiên cứu sẽ là sự kết hợp của phương pháp khoa học lịch sử
và phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế. Việc nghiên cứu được thực hiện
trên cơ sở tập hợp những nguồn thông tin đáng tin cậy kết hợp với hai phương
pháp nghiên cứu trên. Những thông tin này sẽ được phân tích và tổng hợp để
đưa ra những nhận định và đánh giá cho vấn đề được nghiên cứu trong luận
án.
ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần hệ thống hóa các vấn đề có
liên quan đến lĩnh vực vũ trang hạt nhân trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Đồng thời luận án góp phần luận giải về thực chất vai trò của Hoa Kỳ trong
lĩnh vực kiểm soát và cắt giảm vũ khí hạt nhân cũng như tác động của nó đối
với các vấn đề trong quan hệ quốc tế và an ninh chính trị thế giới. Từ đó rút ra
những bài học cho vấn đề kiểm soát và cắt giảm vũ khí hạt nhân hiện nay.
Ngoài ra, luận án tổng hợp quan điểm của thế giới và Việt Nam đối với vấn đề
vũ trang hạt nhân, đấu tranh đòi hủy bỏ vũ khí hạt nhân, chống chiến tranh

11


hạt nhân, giữ gìn sự ổn định về an ninh - chính trị và hòa bình trong khu vực
cũng như trên toàn thế giới.

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ được sử dụng trong nội dung giảng
dạy về quan hệ đối ngoại của Hoa Kỳ trong khuôn khổ của chương trình giảng
dạy và nghiên cứu về Hoa Kỳ học của Khoa Quốc tế học, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận án đóng góp
vào nguồn tư liệu tham khảo còn hạn chế bằng tiếng Việt về quan hệ đối ngoại
của Hoa Kỳ nói chung và về các vấn đề có liên quan đến vũ trang hạt nhân
nói riêng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận án được trình
bày trong ba chương. Chương 1 nghiên cứu những vấn đề liên quan đến vũ
khí hạt nhân từ năm 1945 đến năm 1962. Năm 1945 là thời điểm Hoa Kỳ chế
tạo thành công vũ khí nguyên tử đầu tiên và cũng là lần đầu tiên vũ khí này
được sử dụng trong chiến tranh. Việc Hoa Kỳ ném bom nguyên tử ở Nhật Bản
năm 1945 đã để lại những hậu quả nghiêm trọng. Một trong những hậu quả đó
là gây ra cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân trên thế giới, chủ yếu giữa Hoa Kỳ
và Liên Xô. Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba tháng 10-1962 chính là một biểu
hiện của cuộc chạy đua giữa hai siêu cường Mỹ - Xô và đặt thế giới trước
nguy cơ của một cuộc chiến tranh hạt nhân. Từ sau sự kiện này, các cuộc đàm
phán Mỹ - Xô về vũ khí hạt nhân bước sang một giai đoạn mới. Các sự kiện
liên quan đến vũ khí hạt nhân trong giai đoạn 1945-1962 đã đặt cơ sở cho quá
trình kiểm soát và cắt giảm vũ khí hạt nhân trong những giai đoạn tiếp theo.
Chương 2 nghiên cứu động cơ và vai trò của Hoa Kỳ trong quá trình
kiểm soát và bước đầu hạn chế vũ khí hạt nhân từ năm 1963 đến 1976. Năm
12


1963 là thời điểm Hoa Kỳ ký hiệp ước đa phương đầu tiên về hạn chế thử vũ
khí hạt nhân, một phần do hậu quả của cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm
1962. Tiếp sau đó, Hoa Kỳ tham gia ký kết những hiệp ước đa phương và
song phương khác về lĩnh vực kiểm soát vũ khí hạt nhân trong khung cảnh

của sự hòa dịu trong quan hệ Mỹ - Xô từ đầu thập niên 70. Năm 1976 là năm
cuối cùng của chính quyền Ford. Đồng thời trong tình hình chính trị nội bộ
Mỹ lúc này xuất hiện quan điểm chống lại sự hòa dịu Mỹ - Xô. Sự kết thúc
của chính quyền Ford cũng là khởi đầu của một giai đoạn mới trong quan hệ
Mỹ - Xô và ảnh hưởng trực tiếp tới các cuộc đàm phán giữa hai nước về vấn
đề kiểm soát và cắt giảm vũ khí hạt nhân trong giai đoạn này.
Chương 3 nghiên cứu các hoạt động của Hoa Kỳ trong lĩnh vực cắt giảm
vũ khí hạt nhân chiến lược từ năm 1977 đến năm 1991. Năm 1977 là thời
điểm bắt đầu của một chính quyền mới ở Mỹ, chính quyền Carter, đồng thời
cũng là lúc sự hòa dịu trong quan hệ Mỹ - Xô từng bước bị phá vỡ. Trong khi
đó cục diện thế giới có nhiều biến động lớn. Những thực tế này ảnh hưởng
không nhỏ tới vấn đề kiểm soát và cắt giảm vũ khí hạt nhân. Mặc dù vậy
trong giai đoạn này Hoa Kỳ và Liên Xô đã ký được một số văn kiện quan
trọng về cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược trước khi Liên Xô sụp đổ tháng
12-1991. Những văn kiện này không chỉ ảnh hưởng đến quan hệ song phương
Mỹ - Xô mà còn tác động đến những vấn đề quan trọng trong quan hệ quốc tế
và tình hình an ninh chính trị thế giới.
Những vấn đề đã trình bày trong luận án được kết luận thành bốn điểm
chính: 1) Nhận xét chung về vấn đề vũ khí hạt nhân và quá trình kiểm soát và
cắt giảm vũ khí hạt nhân trong thời kỳ 1945-1991; 2) Tổng hợp và đánh giá
các hoạt động của Hoa Kỳ trong cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân và quá trình
kiểm soát và cắt giảm vũ khí hạt nhân trong giai đoạn 1945-1991; 3) Nhận xét
về phong trào chống chạy đua vũ trang hạt nhân và chống chiến tranh hạt
13


nhân; 4) Tổng hợp quan điểm của Việt Nam đối với vấn đề vũ khí hạt nhân
nói chung và các văn kiện về kiểm soát và cắt giảm vũ khí hạt nhân nói riêng
từ 1963 đến 1991.
Phần „Danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án‟

có sáu bài viết đăng trên các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành. Mục tài liệu
tham khảo có trên 170 đầu sách và bài báo bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Phần
phụ lục có một bảng giải thích các thuật ngữ về vũ khí hạt nhân và năng lượng
hạt nhân. Ngoài ra, phần phụ lục có một số hình ảnh minh họa liên quan đến
vũ khí hạt nhân cũng như các loại vũ khí hạt nhân chiến lược của Mỹ.

14


CHƯƠNG 1
NHỮNG CƠ SỞ CỦA QUÁ TRÌNH KIỂM SOÁT VÀ
CẮT GIẢM VŨ KHÍ HẠT NHÂN (1945-1962)
1.1. CỤC DIỆN THẾ GIỚI VÀ VẤN ĐỀ VŨ KHÍ HẠT NHÂN
1.1.1. Khái quát về việc sản xuất và sử dụng bom nguyên tử của Hoa Kỳ
trong Chiến tranh thế giới thứ hai
Từ cuối thập niên 30, những kỹ thuật nguyên tử đầu tiên được các nhà
khoa học vật lý gốc Âu du nhập vào Hoa Kỳ khi họ đến định cư ở tân thế giới.
Ngay trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, một số nhà khoa học vật lý
hàng đầu ở Hoa Kỳ, trong đó có Albert Einstein, đã cảnh báo chính phủ Mỹ
về sự nguy hiểm của vũ khí hạt nhân và khả năng nước Đức phát xít của
Adolf Hitler có thể chế tạo và sử dụng loại vũ khí này trong chiến tranh. Sự
cảnh báo của họ lúc đó chưa được chính quyền Mỹ thật sự chú ý. Những diễn
biến khốc liệt của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt sự kiện Nhật Bản
tấn công Hoa Kỳ ở Trân Châu Cảng tháng 12-1941 gây tổn thất lớn về người
và phương tiện quân sự cho Hoa Kỳ, đã có ảnh hưởng lớn tới chính sách hạt
nhân của chính quyền Mỹ. Sau sự kiện Trân Châu Cảng, Tổng thống F. D.
Roosevelt quyết định tài trợ cho việc nghiên cứu và chế tạo bom nguyên tử.
Roosevelt cũng như nhiều quan chức chính phủ Mỹ lúc đó cho rằng bom
nguyên tử sẽ nhanh chóng chấm dứt cuộc chiến tranh ác liệt đang xảy ra. Họ
cũng nhằm mục tiêu đầu tiên của quả bom là Nhật Bản. [119, tr. 226; 140, tr.

25].
Ngày 23-8-1942, Tổng thống Roosevelt phê chuẩn “Dự án Manhattan”
về nghiên cứu và chế tạo bom nguyên tử. Dự án Manhattan trị giá 2 tỷ đô la
Mỹ (USD) với sự tham gia của nhiều nhà khoa học nổi tiếng và đặt dưới sự
14


chỉ đạo trực tiếp của nhà vật lý lừng danh Julins Robert Oppenheimer. Một số
nhà khoa học Anh và Canada cũng được mời tham gia dự án. Trong khi đó,
những thông tin về dự án được giữ bí mật đối với Liên Xô vì chính quyền Mỹ
quyết định không chia sẻ kỹ thuật hạt nhân với Liên Xô. Đầu năm 1945, dự án
Mahattan đã thành công. Ngày 16-7-1945, Hoa Kỳ tiến hành vụ thử vũ khí hạt
nhân đầu tiên mang mật danh Trinity tại Alamogordo, bang New Mexico. Vụ
thử đã thành công và Hoa Kỳ độc quyền sở hữu một thứ vũ khí mới - bom
nguyên tử. Theo các học giả Mỹ, chính quyền Truman đã nhanh chóng lợi
dụng sự kiện này để tạo lợi thế về ngoại giao trong việc đàm phán với Liên
Xô về các vấn đề sau chiến tranh tại Hội nghị Potsdam tháng 7-1945. [119, tr.
228; 140, tr. 25]. Nhận xét này có những cơ sở thực tế là Tổng thống Truman
đã trì hoãn chuyến đi đến Potsdam để tham dự hội nghị cho đến sát ngày Hoa
Kỳ dự định thử quả bom nguyên tử. Và ngày Hoa Kỳ thử quả bom cũng là
ngày Hội nghị Potsdam khai mạc. Tại Hội nghị, Truman đã thông báo với
Joseph Stalin - người đứng đầu Đảng và Nhà nước Liên Xô - về việc Hoa Kỳ
đã có một thứ vũ khí mới với sức mạnh khủng khiếp. Sự thông báo của
Truman có thể nhằm gây sức ép với Stalin để phía Liên Xô nhượng bộ Hoa
Kỳ trong một số vấn đề ở Hội nghị. [118, tr. 272].
Ngay sau khi Hội nghị Potsdam kết thúc, chính quyền Truman quyết
định sử dụng thứ vũ khí mới sản xuất trong chiến tranh. Ngày 6-8-1945, Hoa
Kỳ ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima của Nhật
Bản, giết chết khoảng 250.000 người, làm hàng nghìn người khác bị thương,
phá hủy hàng loạt nhà cửa và công trình công cộng. Ngày 9-8-1945, Hoa Kỳ

ném quả bom nguyên tử thứ hai xuống thành phố Nagasaki của Nhật Bản, làm
chết và bị thương khoảng 200.000 người, hàng trăm nghìn người khác bị
nhiễm phóng xạ và gây tổn thất lớn về cơ sở vật chất.

15


Lý do mà chính quyền Truman bào chữa cho việc ném bom nguyên tử
xuống Nhật Bản là để nhanh chóng chấm dứt chiến tranh và tránh hy sinh
thêm sinh mạng của lính Mỹ trong cuộc chiến tranh với người Nhật. Trong
khi đó, nhiều người Mỹ, kể cả các nhà khoa học đã trực tiếp tham gia chế tạo
quả bom nguyên tử đầu tiên, đã lên tiếng phản đối việc chính quyền Mỹ sử
dụng bom nguyên tử giết hại dân thường. Họ cho rằng Hoa Kỳ không nhất
thiết phải sử dụng bom nguyên tử vào cuộc chiến vì chính quyền Mỹ có
những lựa chọn khác cho việc kết thúc chiến tranh. Theo họ những lựa chọn
này bao gồm: 1) Tranh thủ sự ủng hộ của những người Nhật yêu hòa bình; 2)
Phong tỏa và ném bom thông thường ở Nhật Bản; 3) Để Liên Xô tuyên chiến
với Nhật Bản; 4) Cảnh báo Tokyo về quả bom nguyên tử và đe dọa sử dụng
nó; 5) Cho nổ quả bom nguyên tử ở khu vực không có người sinh sống với sự
chứng kiến của quan sát viên quốc tế và Nhật Bản; 6) Đổ bộ lên đảo Kyushu
của Nhật Bản. [119, tr. 226]. Những lựa chọn này mang tính răn đe đối với
Nhật Bản và có tính khả thi đối với Hoa Kỳ. Mặc dù vậy, chính quyền Truman
vẫn quyết định dùng bom nguyên tử để giải quyết chiến tranh với Nhật Bản.
Theo nhận xét của các học giả Mỹ, có ba động cơ chính trong việc chính
quyền Truman quyết định ném bom nguyên tử ở Nhật Bản tháng 8-1945. Thứ
nhất, Hoa Kỳ muốn trả thù Nhật Bản vì vụ Trân Châu Cảng năm
1941. Thứ hai, chính quyền Mỹ tin rằng bằng cách ném bom Nhật Bản, Hoa
Kỳ sẽ không phải tiến hành cuộc chiến tranh trên bộ với Nhật Bản vì thế sẽ
hạn chế thương vong lớn cho lính Mỹ, đồng thời sẽ sớm chấm dứt chiến tranh
với Nhật Bản. Thứ ba, đây là cách để Hoa Kỳ tranh giành chiến thắng về

ngoại giao với Liên Xô và tạo lợi thế chính trị cho Hoa Kỳ sau Chiến tranh
thế giới thứ hai. [31, tr. 111-113; 118, tr. 266; 119, tr. 226-227].
Khi xem xét các sự kiện quan trọng liên tiếp xảy ra trong mấy ngày liền
vào đầu tháng 8-1945 sẽ thấy được dụng ý của chính quyền Mỹ trong việc sử
16


dụng bom nguyên tử. Ngày 6-8-1945 Hoa Kỳ ném quả bom nguyên tử đầu
tiên xuống Hiroshima, hai ngày trước khi Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản
(8-8-1945). Ngày 9-8-1945 Hoa Kỳ ném quả bom thứ hai xuống Nagasaki,
ngày 10-8-1945 chính phủ Nhật chấp nhận “tuyên cáo Postdam” và chính
thức tuyên bố đầu hàng Đồng minh ngày 15-8-1945. Tuy nhiên, việc Nhật
Bản nhanh chóng tuyên bố đầu hàng sau khi Hoa Kỳ ném quả bom nguyên tử
thứ hai không có nghĩa là sự đầu hàng của Nhật Bản do hậu quả của vụ ném
bom nguyên tử của Hoa Kỳ. Chính người Mỹ cũng thừa nhận rằng sự tuyên
chiến của Liên Xô với Nhật Bản ngày 8-8-1945 làm cho chính phủ Nhật Bản
lo sợ hơn là sự kiện Hoa Kỳ ném quả bom nguyên tử đầu tiên ở Hiroshima.
[119, tr. 228]. Thực tế là ngay sau khi tuyên chiến với Nhật Bản, Liên Xô đã
sử dụng ba phương diện quân bao gồm hơn 1,5 triệu quân tấn công Nhật Bản


Đông Bắc Trung Quốc, Triều Tiên, các đảo Kuril và Sakhalin. Trước sức
mạnh như vũ bão của quân đội Xô viết, sự thất bại của quân đội Nhật là điều
không thể tránh khỏi. Hơn nữa lúc này nhiều thành phố lớn của Nhật Bản đã
bị máy bay của quân đội Mỹ tàn phá nặng nề. Những thất bại về quân sự cùng
với những tổn thất to lớn về người và của cải vật chất chính là nguyên nhân
quan trọng làm cho Nhật Bản phải nhanh chóng đầu hàng quân Đồng minh.
Việc Hoa Kỳ ném bom nguyên tử ở Nhật Bản về thực chất chính quyền Mỹ
muốn răn đe thế giới bằng thứ vũ khí mà lúc đó Hoa Kỳ đang độc quyền sở
hữu, đó là bom nguyên tử.

Ngoài ra, việc chính quyền Truman sử dụng bom nguyên tử trong chiến
tranh không chỉ gây ra những tổn thất lớn về con người và vật chất cho Nhật
Bản mà còn để lại hậu quả trong lĩnh vực an ninh chính trị quốc tế. Đó là đã
gây ra một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân. Trên thực tế, ngay từ năm 1943
khi phát hiện Hoa Kỳ tiến hành nghiên cứu và sản xuất bom nguyên tử, chính
phủ Liên Xô đã quyết định xây dựng chương trình nghiên cứu kỹ thuật hạt
17


nhân. Tuy nhiên, phải mất hai năm sau, khi điều kiện cho phép Liên Xô mới
có thể nghiên cứu sản xuất bom nguyên tử. Ngày 20-8-1945, Chủ tịch Joseph
Stalin, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Nhà nước Liên Xô (GKO),
đã ký quyết định thành lập một “Ủy ban Đặc biệt” gồm 9 người trực thuộc
GKO. Ủy ban này có các nhiệm vụ chính là: 1) Phát triển việc nghiên cứu
khoa học về năng lượng nguyên tử từ chất uranium; 2) Tìm kiếm và khai thác
các nguồn quặng uranium ở cả bên ngoài Liên Xô (đặc biệt là ở Bungari và
Tiệp Khắc); 3) Tổ chức chế biến uranium và sản xuất các thiết bị đặc biệt và
nguyên liệu phục vụ cho việc sử dụng năng lượng nguyên tử; 4) Xây dựng các
cơ sở năng lượng nguyên tử và nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử. [106, tr.
269]. Những nỗ lực của Ủy ban GKO đã đưa đến kết quả. Ngày 29-8-1949
Liên Xô đã thử thành công quả bom nguyên tử đầu tiên, phá vỡ sự độc quyền
vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ. Cũng từ đây, cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân
giữa hai siêu cường bắt đầu diễn ra quyết liệt và kéo dài trong suốt mấy thập
kỷ sau đó. Cuộc chạy đua này trở thành một bộ phận quan trọng của cuộc
Chiến tranh Lạnh, đồng thời chi phối lớn các vấn đề trong quan hệ song
phương Mỹ - Xô cũng như quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ
hai.
1.1.2. Cục diện thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai và bước đầu của
cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân trên thế giới
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, tạo ra một cục diện thế giới mới

trong đó Hoa Kỳ và Liên Xô đóng vai trò chủ đạo. Hoa Kỳ đứng đầu khối tư
bản chủ nghĩa còn Liên Xô đứng đầu phe xã hội chủ nghĩa. Sự đối đầu giữa
hai khối trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh còn gọi là sự đối đầu Đông - Tây.
Những diễn biến xung quanh trục quan hệ Mỹ - Xô và hai khối đứng sau hai
siêu cường đã chi phối tình hình thế giới trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

18


Trong quan hệ song phương Mỹ - Xô, sự liên minh của Hoa Kỳ với Liên
Xô trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít chỉ là một sự liên minh do
tình thế bắt buộc. Theo cách nói của một sử gia Mỹ, Giáo sư Walter LaFeber,
đó là “cuộc hôn nhân không có tuần trăng mật”. [109, tr. 6]. Ngay trước khi
chiến tranh kết thúc, hai nước có nhiều bất đồng lớn trong việc sắp đặt lại trật
tự thế giới sau chiến tranh. Cũng theo các sử gia Mỹ, những bất đồng với Liên
Xô đã làm cho cuộc Chiến tranh Lạnh trên thực tế đã ngự trị trong đời sống
chính trị nước Mỹ ngay từ năm 1945. [109, tr. 1]. Vì vậy, sau khi Chiến tranh
thế giới thứ hai kết thúc, chính quyền Mỹ đã bộc lộ thái độ thù địch với Liên
Xô. Điều này thể hiện rất rõ trong các văn kiện về an ninh chính trị của chính
quyền Mỹ. Đặc biệt trong bức điện của George F. Kennan, Tham tán Sứ quán
Mỹ tại Moscow, gửi cho chính quyền Truman ngày 22-2-1946, Kennan đã phê
phán các nhà lãnh đạo Liên Xô. Đồng thời, Kennan đưa ra những kiến nghị về
chính sách “ngăn chặn” đối với Liên Xô trong giai đoạn trước mắt và đối với
việc xóa bỏ chủ nghĩa cộng sản trong giai đoạn lâu dài. [118, tr. 238-241].
Những kiến nghị của Kennan sau đó đã trở thành cơ sở cho việc xây dựng
chiến lược “ngăn chặn”, chiến lược toàn cầu của chính quyền Mỹ. Chiến lược
“ngăn chặn” được cụ thể hóa qua Học thuyết Truman và chủ trương ngăn
chặn sự mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô cũng như chủ nghĩa cộng
sản ở bất cứ đâu trên thế giới. Vì vậy, chiến lược này đã gây ra sự đối đầu gay
gắt giữa hai khối do Hoa Kỳ và Liên Xô đứng đầu. Nó cũng gây ra tình hình

căng thẳng trong quan hệ quốc tế, tạo nên một cục diện thế giới hai cực mà sử
sách gọi là “Cục diện Yalta” trong khung cảnh của một cuộc chiến tranh lạnh.
Trong cuộc đối đầu Mỹ - Xô, cả hai siêu cường cùng ra sức xây dựng và
củng cố sức mạnh của khối mình để làm đối trọng với khối kia trên mọi
phương diện. Về phía Hoa Kỳ, sự hùng mạnh về kinh tế và quân sự của nước
19


Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã thúc đẩy tham vọng bá chủ thế giới
của chính quyền Mỹ. Trong bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ ngày 12-3-1947,
Tổng thống Truman cho rằng Hoa Kỳ không được do dự trong việc đảm
đương vai trò lãnh đạo thế giới. Đồng thời Truman đe dọa Hoa Kỳ sẽ can
thiệp ở bất cứ nơi nào trên thế giới dưới danh nghĩa đảm bảo tự do và hòa
bình cho các dân tộc trên thế giới. [94, tr. 403-407]. Bài phát biểu sau đó được
nâng lên thành học thuyết, gọi là “Học thuyết Truman”. Học thuyết Truman là
nội dung cụ thể của chiến lược toàn cầu - chiến lược ngăn chặn - sau Chiến
tranh thế giới thứ hai của chính quyền Mỹ. Một trong những mục tiêu cơ bản
của chiến lược này là chống Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân và phong
trào cộng sản quốc tế, đồng thời ngăn chặn và chống phá phong trào giải
phóng dân tộc trên thế giới. [45, tr. 22].
Thực hiện chiến lược ngăn chặn, chính quyền Mỹ đã can thiệp ở khắp
nơi trên thế giới. Sự can thiệp của Hoa Kỳ ở châu Âu được thể hiện trước hết
là việc Hoa Kỳ tiến hành “Kế hoạch Marshall” từ năm 1947 nhằm cung cấp
viện trợ, tái thiết châu Âu. Về thực chất, Kế hoạch Marshall là giải quyết hàng
ế

thừa của Mỹ sang châu Âu cũng như xuất khẩu tư bản vào khu vực này. Đồng
thời Kế hoạch Marshall chính là cơ hội tốt để Hoa Kỳ từng bước khống chế
về kinh tế và chính trị các nước Tây Âu. Cùng với việc thực hiện Kế hoạch
Marshall, Hoa Kỳ lập ra khối quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)

năm 1949. Đối với Hoa Kỳ, NATO vừa nhằm mục đích quân sự vừa nhằm
mục đích chính trị. Về bản chất, NATO chính là một sự mở rộng của Học
thuyết Monroe của Mỹ sang châu Âu. Chính quyền Mỹ muốn mượn bàn tay
NATO để can thiệp trước hết vào châu Âu và sau đó là những khu vực khác
trên thế giới. Ngoài ra, NATO còn là công cụ để Hoa Kỳ khống chế các đồng
minh Tây Âu về quân sự, đe dọa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông
Âu. Vì thế ngày 14-5-1955, Liên Xô đã thành lập khối quân sự Vácsava
20


×