Tải bản đầy đủ (.docx) (185 trang)

Vai trò của ý thức pháp luật trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (904.8 KB, 185 trang )

Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

5

ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Tình hình nghiên cứu về ý thức pháp luật và một số đánh giá chung

5

1.1.1. Tình hình nghiên cứu về ý thức pháp luật

5

1.1.2. Một số đánh giá chung

8

1.2. Tình hình nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp và một số đánh giá

10

chung
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp

10



1.2.2. Một số đánh giá chung

16

1.3. Tình hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa ý thức pháp luật với đời

19

sống văn hóa và với văn hoá doanh nghiệp - một số đánh giá chung
1.3.1. Tình hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa ý thức pháp luật với

19

đời sống văn hóa và với văn hóa doanh nghiệp
1.3.2. Một số đánh giá chung

21

Chương 2: VAI TRÕ CỦA Ý THỨC PHÁP LUẬT TRONG VIỆC XÂY

23

DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

2.1. Văn hóa doanh nghiệp và xây dựng văn hóa doanh nghiệp

23

2.1.1. Văn hóa doanh nghiệp


23

2.1.2. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

32

2.2. Ý thức pháp luật

36

2.2.1. Khái niệm, cấu trúc ý thức pháp luật

36

2.2.2. Những đặc trưng cơ bản của ý thức pháp luật trong hoạt động

39

của doanh nghiệp hiện nay
2.3. Vai trò của ý thức pháp luật trong việc xây dựng văn hóa doanh

41

nghiệp - một số biểu hiện chủ yếu
2.3.1. Ý thức pháp luật xây dựng văn hóa pháp luật cho các chủ thể
doanh nghiệp

4


42


2.3.2. Ý thức pháp luật xây dựng môi trường kinh doanh và điều chỉnh

46

các mối quan hệ cơ bản của doanh nghiệp nhằm hướng tới
những giá trị văn hóa doanh nghiệp
2.3.3. Ý thức pháp luật thúc đẩy các chủ thể doanh nghiệp sáng tạo sản

51

phẩm mang ý nghĩa văn hóa
2.3.4. Ý thức pháp luật tham gia xây dựng triết lý kinh doanh và các

56

giá trị văn hóa của doanh nghiệp
Chương 3: VAI TRÕ CỦA Ý THỨC PHÁP LUẬT TRONG VIỆC XÂY

63

DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.1. Thực trạng vai trò của ý thức pháp luật trong việc xây dựng văn

64


hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
3.1.1. Vai trò của ý thức pháp luật trong việc xây dựng văn hóa pháp

64

luật cho các chủ thể doanh nghiệp
3.1.2. Vai trò của ý thức pháp luật trong việc xây dựng môi trường

71

kinh doanh và các mối quan hệ cơ bản của doanh nghiệp
3.1.3. Vai trò của ý thức pháp luật trong quá trình sản xuất sản phẩm

84

của doanh nghiệp
3.1.4. Vai trò của ý thức pháp luật trong việc sáng tạo các giá trị văn

87

hóa, triết lý kinh doanh và hệ thống giá trị của doanh nghiệp
3.2. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng vai trò của ý thức pháp luật

95

trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
3.2.1. Một bộ phận chủ thể doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về

95


tầm quan trọng của ý thức pháp luật trong xây dựng văn hóa
doanh nghiệp
3.2.2. Ý thức pháp luật chưa phát huy đầy đủ vai trò tích cực trong quá

98

trình tạo lập các giá trị văn hóa doanh nghiệp
3.2.3. Thể chế thiếu và yếu, vai trò của Nhà nước trong xây dựng văn
hóa doanh nghiệp còn mờ nhạt

5

100


Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ

105

CỦA Ý THỨC PHÁP LUẬT TRONG VIỆC XÂY DỰNG VĂN
HÓA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

4.1. Quan điểm

105

4.1.1. Phát huy vai trò của ý thức pháp luật trong việc xây dựng văn

105


hóa doanh nghiệp phải thông qua quá trình hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và lành mạnh
hóa đời sống xã hội
4.1.2. Phát huy vai trò của ý thức pháp luật trong việc xây dựng văn

107

hóa doanh nghiệp là trách nhiệm của toàn xã hội mà trước hết là
trách nhiệm của bản thân doanh nghiệp và cần được các chủ thể
doanh nghiệp tiến hành thường xuyên, liên tục
4.2. Giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của ý thức pháp luật

109

trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
4.2.1. Nhóm giải pháp thứ nhất: Nâng cao nhận thức của các chủ thể

109

doanh nghiệp và toàn xã hội về tầm quan trọng của ý thức pháp
luật trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiện nay
4.2.2. Nhóm giải pháp thứ hai: Đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật

120

để tạo khuôn khổ pháp lý cho các doanh nghiệp tiếp tục xây
dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp
4.2.3. Nhóm giải pháp thứ ba: Xử lý nghiêm minh những hành vi vi

130


phạm pháp luật của doanh nghiệp, khuyến khích những doanh
nghiệp tuân thủ pháp luật và biết theo đuổi các giá trị văn hóa
doanh nghiệp
KẾT LUẬN

138

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN

141

LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

6

142


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DNNN

: Doanh nghiệp nhà nước

KTTT

: Kinh tế thị trường


VHDN

: Văn hóa doanh nghiệp

VHKD

: Văn hóa kinh doanh

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

YTPL

: Ý thức pháp luật

7


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Doanh nghiệp là nhân tố cấu thành quan trọng trong hệ thống hữu cơ nhà nước doanh nghiệp - thị trường của nền kinh tế thị trường (KTTT). Trong dòng luân chuyển
kinh tế vĩ mô, doanh nghiệp với tính cách là chủ thể của hoạt động sản xuất kinh doanh,
tạo ra giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội. Trong nền KTTT định hướng xã hội chủ
nghĩa (XHCN) ở nước ta, doanh nghiệp là lực lượng vật chất đặc biệt, thúc đẩy quá trình
hiện thực hóa các mục tiêu kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, chăm lo xây
dựng, phát triển hệ thống doanh nghiệp là trách nhiệm của toàn xã hội mà trước hết là
trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các chủ thể doanh nghiệp. Tuy nhiên, để doanh
nghiệp phát triển bền vững, vấn đề cần đặc biệt quan tâm là xây dựng, phát huy các yếu
tố văn hóa của doanh nghiệp, hình thành văn hóa doanh nghiệp (VHDN). Đối với sự vận

động phát triển của các doanh nghiệp, VHDN có vai trò nền tảng, củng cố sự bền vững,
trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển và khẳng định vị thế doanh nghiệp trong đời
sống kinh tế - xã hội. Có nhiều nhân tố dẫn đến sự hình thành và phát triển VHDN,
trong đó nhân tố ý thức pháp luật (YTPL) giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Việc nâng cao,
phát huy vai trò của YTPL ở các chủ thể doanh nghiệp có thể giải quyết những vấn đề
nảy sinh từ thực tiễn hoạt động kinh doanh, thúc đẩy sự ra đời và hoàn thiện môi trường
VHDN - tạo nên "tính cách", " bản sắc" độc đáo, hiện đại gắn với "trách nhiệm xã hội"
của các doanh nghiệp.
Quá trình xây dựng VHDN ở Việt Nam phải phù hợp quy luật khách quan, trên
nền tảng KTTT định hướng XHCN. Tuy nhiên, thực tiễn tái cấu trúc các doanh nghiệp ở
nước ta hiện nay cho thấy tính văn hóa trong các hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp chưa cao, xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là ý thức tuân thủ pháp luật trong
kinh doanh còn thấp. Biểu hiện như tư tưởng "phép vua thua lệ làng", tâm lý kinh
doanh, buôn bán kiểu tự phát, "chụp giật", "lách luật", "hư vô pháp luật" cùng các vi
phạm về môi trường, trốn thuế, mua bán hạn ngạch, chạy dự án, vi phạm luật lao động,
làm hàng giả, hàng kém chất lượng, không giữ chữ tín trong kinh doanh, cạnh tranh
không lành mạnh, tung tin nói xấu đối thủ, xâm phạm bí mật kinh doanh, bán thông tin
cá nhân của khách hàng, bán hàng đa cấp bất chính, "duy lợi ích"... Những vi phạm pháp
luật xảy ra ở các doanh nghiệp trong thời gian gần đây như vụ: Vinashin, Vinalines,

8


"bầu Kiên", Lý Xuân Hải ở ngân hàng ACB…đang cho thấy những hạn chế, yếu kém
trong YTPL của các chủ thể doanh nghiệp, dẫn đến kìm hãm sự phát triển của VHDN.
Điều này tỷ lệ thuận với sự mờ nhạt của VHDN và văn hóa doanh nhân. YTPL của
doanh nhân, doanh nghiệp có mối quan hệ biện chứng với văn hóa kinh doanh (VHKD),
VHDN. Muốn xây dựng các quan hệ văn hóa và các giá trị VHDN, trước hết các doanh
nghiệp cần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật bằng cách trau dồi tri thức pháp luật, văn
hóa pháp luật…Đồng thời, YTPL là tiền đề cho sự ra đời các quan hệ văn hóa và các

nhân tố của VHDN. Các yếu tố "hữu hình" và "vô hình" của VHDN ra đời nhanh chóng
khi được YTPL "vạch đường đi", "tạo lực đẩy". Do đó, lấy YTPL làm tiền đề, là điều
kiện tối thiểu ban đầu cho mỗi doanh nghiệp nước ta biết điều chỉnh hành vi cho cả quá
trình hình thành bản sắc văn hóa riêng biệt đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay có ý
nghĩa vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu vấn đề này từ góc độ lý luận trong
thời gian qua ở nước ta chưa nhiều. Mặt khác, quá trình hình thành những giá trị văn hóa
của doanh nghiệp hiện nay mang tính "tự phát", chạy theo "phong trào". Đa số các
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta chưa có ý thức về VHDN và xây dựng VHDN; chưa
tạo ra được hình ảnh, bản sắc văn hóa riêng. Chúng ta cũng chưa xây dựng được bảng
thang giá trị cụ thể làm tiêu chí của VHDN Việt Nam.

Với mong muốn góp phần xây dựng VHDN nhằm thúc đẩy doanh nghiệp
phát triển theo hướng bền vững, tác giả lựa chọn đề tài "Vai trò của ý thức pháp
luật trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay" làm đề tài
nghiên cứu luận án tiến sĩ triết học chuyên ngành Chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử. Hy vọng từ tên đề tài, với những kết quả nghiên cứu sẽ
góp phần phát hiện các giải pháp nhằm phát huy vai trò của YTPL đối với việc xây
dựng VHDN ở Việt Nam hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích của luận án
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vai trò của YTPL trong việc xây dựng
VHDN để đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò của YTPL đối với việc xây
dựng VHDN ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
- Làm rõ khái niệm VHDN, xây dựng VHDN, YTPL và vai trò của YTPL
trong việc xây dựng VHDN.

9



- Khảo sát và đánh giá thực trạng vai trò của YTPL trong việc xây dựng
VHDN ở Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của YTPL
trong việc xây dựng VHDN ở nước ta hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án là vai trò của YTPL trong việc xây
dựng VHDN Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án là thực trạng các doanh nghiệp Việt
Nam hiện nay (thông qua khảo sát trực tiếp cũng như kế thừa các kết quả nghiên cứu,
đánh giá của những công trình trước đó về thực trạng hoạt động, xây dựng VHDN ở
một số doanh nghiệp nhà nước (DNNN), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và
doanh nghiệp tư nhân).
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về
pháp luật, YTPL, văn hóa và xây dựng văn hóa.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử với
các phương pháp cụ thể như: trừu tượng hóa, logic - lịch sử, phân tích, tổng hợp…
- Luận án sử dụng phương pháp điều tra xã hội học (dùng "Phiếu trưng cầu ý
kiến" và phỏng vấn sâu đối với chủ doanh nghiệp, người lao động, khách hàng) để
đưa ra kết quả (xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS) về trình độ hiểu biết pháp luật, ý
thức chấp hành pháp luật, lối sống theo pháp luật…của chủ doanh nghiệp cũng như
người lao động trong một số DNNN, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và
doanh nghiệp tư nhân ở nước ta hiện nay.
- Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành (phương pháp tiếp cận
của văn hóa học, kinh tế học, luật học…). Tuy nhiên, để đạt được kết quả nghiên
cứu, luận án sử dụng phương pháp tiếp cận đặc thù - phương pháp tiếp cận triết học
nhằm đánh giá VHDN, văn hóa doanh nhân thông qua các hành vi của doanh nghiệp,

doanh nhân trong đời sống xã hội.

10


5. Đóng góp mới của luận án
5.1. Về mặt khoa học
Dưới góc độ triết học, luận án góp phần làm rõ một số vấn đề như VHDN, nội
dung xây dựng VHDN, các nhân tố dẫn đến sự hình thành VHDN, trong đó có nhân tố
YTPL. Từ đó, luận án làm rõ vai trò đặc biệt quan trọng của YTPL trong việc xây dựng
VHDN cũng như thực trạng và những vấn đề đặt ra từ thực trạng vai trò của YTPL trong
việc xây dựng VHDN ở Việt Nam hiện nay, làm cơ sở kiến nghị các giải pháp nhằm phát
huy vai trò YTPL trong xây dựng VHDN ở nước ta hiện nay.

5.2. Về mặt thực tiễn
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ việc học tập, nghiên cứu về
YTPL và VHDN cho học sinh, sinh viên, các nhà nghiên cứu... Luận án cũng là tài
liệu tham khảo cho các nhà quản lý doanh nghiệp, quản lý xã hội khi giải quyết các
vấn để nảy sinh từ thực tiễn quản trị doanh nghiệp và xây dựng VHDN ở Việt Nam
hiện nay.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
án gồm 4 chương, 10 tiết:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Chương 2: Vai trò của ý thức pháp luật trong việc xây dựng văn hóa doanh
nghiệp - một số vấn đề lý luận.
Chương 3: Vai trò của ý thức pháp luật trong việc xây dựng văn hóa doanh
nghiệp ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và những vấn đề đặt ra.
Chương 4: Quan điểm và giải pháp nhằm phát huy vai trò của ý thức pháp
luật trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.


11


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Vấn đề YTPL cũng như việc xây dựng VHDN nảy sinh đã lâu trong thực tiễn
phát triển kinh tế từ trước cho đến nay. Tuy nhiên, đây là vấn đề luôn mới về mặt lý
luận, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập từ các góc độ triết học, luật học,
văn hóa học, quản trị học... Do đó, việc xem xét tổng quan tình hình nghiên cứu từng
lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài luận án.
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ
ĐÁNH GIÁ CHUNG

1.1.1. Tình hình nghiên cứu về ý thức pháp luật
Ý thức pháp luật là một hiện tượng xã hội phức tạp và có vai trò quan trọng
trong đời sống tinh thần của xã hội. Do đó, việc bàn về khái niệm YTPL, mối quan
hệ giữa YTPL với đời sống xã hội, vấn đề nâng cao YTPL ở nước ta hiện nay… đã
được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu về
YTPL ở nước ta như:
"Xây dựng và củng cố ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội" của tác giả Tạ Như Khuê (Tạp chí Luật học, số 7, 1974) đã
làm rõ nội hàm khái niệm YTPL. Tác giả khẳng định YTPL gồm hai yếu tố: yếu tố
nhận thức pháp lý và yếu tố tình cảm pháp lý. Đồng thời, tác giả cũng vạch ra những
đặc trưng riêng của YTPL ở nước ta - quá trình chuyển biến từ YTPL dân tộc sang
YTPL XHCN từ năm 1930.
"Ý thức pháp luật với cuộc xây dựng nền pháp chế xã hội chủ nghĩa của ta"
của Tân Chi (Tạp chí Luật học, số 1, 1975). Tác giả đã làm rõ YTPL là gì? Vai trò
của YTPL là điều kiện tiên quyết để xây dựng nền pháp chế XHCN và giải pháp xây

dựng pháp chế XHCN trong cuộc cách mạng XHCN ở miền Bắc. Ở đây, YTPL tiếp
tục được làm rõ trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật lịch sử, trở thành cơ sở cho việc
nghiên cứu về khái niệm này về sau.
"Nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính nhà
nước
ở nước ta hiện nay" (1996) - Luận án phó tiến sĩ Luật học của Lê Đình Khiên. Tác
giả chỉ ra những đặc điểm, thực trạng YTPL của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính ở
nước ta. Từ đó tác giả vạch ra những biện pháp nhằm giáo dục YTPL cho đội ngũ

12


cán bộ quản lý hành chính nhà nước. Điểm mới là tác giả đã tiếp cận YTPL từ phía
chủ thể mang YTPL để chỉ ra YTPL của bộ phận cán bộ quản lý hành chính ở nước
ta. Từ góc độ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi thấy rằng có thể kế thừa được khái
niệm về YTPL cũng như đặc điểm YTPL của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính ở
nước ta hiện nay. Đây là căn cứ để chỉ ra những hạn chế trong văn hóa pháp luật của
đội ngũ cán bộ quản lý trong các DNNN hiện nay.
"Những đặc điểm của quá trình hình thành ý thức pháp luật ở Việt Nam hiện
nay" (2000), Luận án tiến sĩ Triết học của Đào Duy Tấn. Tác giả Đào Duy Tấn cũng
có cuốn sách "Sự hình thành ý thức pháp luật và giải pháp nâng cao ý thức pháp
luật
ở nước ta thời kỳ đổi mới", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003. Bằng việc chỉ ra
khái niệm, chức năng, vai trò của YTPL và những nhân tố tác động đến sự hình
thành YTPL, tác giả đã chỉ ra những đặc điểm của sự hình thành YTPL ở Việt Nam
như: ảnh hưởng của "lệ làng", tư tưởng phong kiến, thực dân, cơ chế hành chính
quan liêu... Từ đó, tác giả đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao YTPL ở nước
ta hiện nay. Có thể khẳng định điểm mới trong công trình là tác giả tìm ra các nhân tố
hình thành của YTPL ở nước ta hiện nay.
Tác giả Nguyễn Thúy Vân với "Một số đặc điểm của ý thức pháp luật Việt

Nam", Tạp chí Triết học số 5 năm 2000 đã tiếp cận sự hình thành và phát triển YTPL Việt
Nam từ điều kiện kinh tế - xã hội nước ta qua các quá trình lịch sử, đồng thời tác giả cũng
chỉ ra một số đặc điểm của YTPL Việt Nam như tâm lý thờ ơ coi thường pháp luật trong một
bộ phận nhân dân, ý thức sợ hãi pháp luật…Vì vậy cần có các chính sách đổi mới, xây
dựng, thực thi, phổ biến pháp luật. Trong Luận án tiến sĩ Triết học - "Logic khách quan của
quá trình hình thành và phát triển ý thức pháp luật ở Việt Nam", tác giả khẳng định có 3 loại
quan điểm khác nhau về YTPL trong nghiên cứu lý luận. Đồng thời, tác giả cũng vạch ra
quá trình hình thành phát triển, đặc điểm YTPL ở Việt Nam từ giai đoạn dựng nước đến nay.
Tác giả cũng chỉ ra những mâu thuẫn trong quá trình phát triển YTPL ở nước ta. Qua đó, tác
giả đưa ra các giải pháp để nâng cao YTPL hiện nay. Điểm mới của công trình là đã chỉ ra
được những đặc điểm của YTPL Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử cũng như những mâu
thuẫn trong quá trình phát triển YTPL ở Việt Nam hiện nay. Qua công trình, chúng tôi học
tập được phương pháp tiếp cận đối với đặc điểm YTPL Việt Nam và việc tìm tòi những giải
pháp mới nhằm nâng cao YTPL ở nước ta của tác giả.

"Vai trò của nhân tố chủ quan trong quá trình nâng cao ý thức pháp luật ở
nước ta hiện nay" của tác giả Hồ Việt Hiệp (Tạp chí Khoa học chính trị, số 2, 2001)

13


đã phân tích nổi bật các nhân tố cấu thành YTPL, trong đó yếu tố tri thức pháp luật
đóng vai trò là phương thức tồn tại của YTPL. Công trình đã tạo nên sự khác biệt khi
đưa ra các giải pháp thực hiện hoạt động giáo dục pháp luật. Vì vậy, có thể kế thừa
các giải pháp trong việc giáo dục pháp luật, đặc biệt là giải pháp hình thành tri thức
pháp luật trong khi xây dựng văn hóa pháp luật cho các chủ thể kinh tế.
Tác giả Hoàng Thị Kim Quế viết "Bàn về ý thức pháp luật", Tạp chí Luật
học, số 1, 2003. Trong bài viết, tác giả luận bàn về khái niệm và vai trò của YTPL.
Nét mới có thể kế thừa từ tác giả là cách tiếp cận đối với khái niệm YTPL.
Trong Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Hồ Việt Hiệp -"Sự phát triển ý thức

pháp luật của nhân dân đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam"
(2004) cũng chỉ ra những nhân tố khách quan và thực trạng sự phát triển YTPL của nhân
dân đồng bằng sông Cửu Long. Tác giả đã đưa ra những quan điểm chỉ đạo, phương
hướng, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao YTPL của nhân dân đồng bằng sông Cửu Long
trong giai đoạn hiện nay. Từ công trình này, có thể tiếp tục kế thừa phương pháp nghiên
cứu YTPL của một chủ thể gắn với điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.

Tác giả Trần Thị Nguyệt với "Vai trò của ý thức pháp luật đối với hoạt động
xây dựng và thực hiện pháp luật" (Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 8, 2005).
Trong bài viết, tác giả đề cập nhiều đến vai trò của YTPL trong việc xây dựng pháp
luật, thôi thúc thực hiện pháp luật như là một nhân tố đặc biệt - nét khác biệt của tác
giả. Từ công trình này, chúng tôi có thể tiếp thu được những quan niệm về vai trò của
YTPL trong việc xây dựng văn hóa pháp luật cho các doanh nghiệp.
Tác giả Đào Trí Úc (2006) với "Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật"
(Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX 07-17), "Thị trường và pháp
luật"(Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1, 1993) đều tiếp tục làm rõ nội hàm khái
niệm YTPL cũng như vai trò của nó trong đời sống xã hội cũng như hoạt động lập
pháp, hành pháp. Từ hai công trình trên, có thể kế thừa quan điểm mới của tác giả về
mối quan hệ biện chứng giữa thị trường và pháp luật. Đây là cơ sở lý luận cho quá
trình nghiên cứu mối quan hệ giữa YTPL với đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội.
Trong "Ý thức pháp luật với đời sống xã hội" (Tạp chí Luật học, số 1-2006)
của Tiến sĩ Nguyễn Minh Đoan đã bàn luận sâu sắc về vai trò của YTPL đối với đời
sống xã hội. Vì vậy, có thể kế thừa những quan điểm của tác giả khi nghiên cứu vai
trò của YTPL đối với việc xây dựng VHDN.

14


Luận án tiến sĩ Triết học của Ngọ Văn Nhân (2008) - "Dư luận xã hội và sự
tác động của nó đối với ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở nước ta

hiện nay". Điểm mới là tác giả đã đưa ra khái niệm YTPL của đội ngũ cán bộ cấp cơ
sở và thực trạng tác động của dư luận xã hội đối với YTPL của đội ngũ cán bộ cấp cơ
sở. Đây là tài liệu tham khảo cho chúng tôi kế thừa khi nghiên cứu về YTPL doanh
nghiệp với tính cách là một hình thức của YTPL, xét từ góc độ chủ thể mang YTPL.
"Giáo dục ý thức pháp luật cho cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay",
Luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính công của Trần Công Lý năm 2009. Đây là công
trình với nguồn tư liệu phong phú về YTPL của đội ngũ cán bộ, công chức Việt Nam
hiện nay; là căn cứ cho chúng tôi để đánh giá văn hóa pháp lý của đội ngũ cán bộ,
công chức trong đề tài nghiên cứu.
"Ý thức pháp luật với việc thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện
nay", luận án tiến sĩ Triết học của Lê Xuân Huy năm 2010. Tác giả chỉ ra sự cần thiết
nâng cao vai trò của YTPL nhằm thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay
cũng như thực trạng, nguyên nhân, giải pháp của vấn đề này - điểm mới của công
trình. Từ công trình này, chúng tôi tiếp cận được cách thức đưa ra các giải pháp
nhằm phát huy vai trò của YTPL trong việc xây dựng VHDN.
"Ý thức pháp luật" - sách chuyên khảo của PGS,TS Nguyễn Minh Đoan, Nxb
Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011 tiếp tục làm rõ nội hàm, thành phần và vai trò của
YTPL cũng như thực trạng YTPL ở Việt Nam hiện nay. Dưới góc độ luật học, tác giả phân
tích khá chi tiết khái niệm, đặc điểm, chức năng, thành phần của YTPL. Điểm khác biệt
trong công trình này là tác giả phân tích khá chi tiết về vai trò của YTPL đối với đời sống xã
hội; thực trạng của YTPL ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp nâng cao
YTPL ở nước ta hiện nay. Từ công trình này, chúng tôi kế thừa được nhiều luận điểm khi
phân tích về kết cấu, vai trò của YTPL trong đề tài nghiên cứu.

1.1.2. Một số đánh giá chung
Tóm lại, có thể thấy đặc điểm chung của các công trình nghiên cứu về YTPL
trong thời gian qua như sau:
Thứ nhất, các tác giả thường phân tích nội hàm YTPL dưới góc độ triết học và
vạch ra những điều kiện khách quan cho sự hình thành, phát triển cũng như đặc điểm
của YTPL ở Việt Nam. Đồng thời, các tác giả cũng nghiên cứu sâu về cấu trúc, chức

năng của YTPL, mối quan hệ của YTPL cá nhân với YTPL xã hội. Thí dụ như tác giả
Đào Duy Tấn, Nguyễn Thúy Vân, Lê Xuân Huy, Ngọ Văn Nhân, Nguyễn Minh Đoan...

15


Đối với khái niệm YTPL, có tác giả đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về
khái niệm YTPL để từ đây chỉ ra sự phiến diện của các quan điểm trước đó và đưa ra
định nghĩa về YTPL của mình. Ví dụ, tác giả Nguyễn Thị Thúy Vân cho rằng: "Ý
thức pháp luật là một bộ phận của ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội từ góc độ
pháp luật, thể hiện trình độ hiểu biết pháp luật và thái độ đối với pháp luật của các
giai cấp, các tầng lớp nhân dân trong xã hội có giai cấp" [147, tr. 17]. Những định
nghĩa về YTPL dù diễn đạt theo những cách khác nhau nhưng đều vạch ra nội hàm
của YTPL: là một hình thái ý thức xã hội; gồm các quan điểm, tư tưởng pháp luật;
thể hiện mối quan hệ giữa con người với pháp luật; thể hiện thái độ, ứng xử của con
người đối với pháp luật. Nhìn chung, các công trình sau đều kế thừa quan niệm về
YTPL của các công trình trước đó, nội hàm YTPL không đổi, chỉ khác nhau về cách
diễn đạt. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thấy đều có thể kế thừa được
những quan điểm của các tác giả trên về khái niệm YTPL.
Về những nhân tố hình thành YTPL: Tác giả Đào Duy Tấn phân tích khá rõ
về vấn đề này trong công trình nghiên cứu của mình trên cơ sở kế thừa các công trình
trước đây. Tác giả khẳng định YTPL được hình thành từ những nhân tố khách quan
và những nhân tố chủ quan. Do đó, đây là cơ sở để tiếp tục làm rõ hơn bản chất của
YTPL so với các công trình trước đó.
Về đặc điểm của YTPL: Tác giả Nguyễn Minh Đoan phân tích khá kỹ về đặc
điểm YTPL từ góc độ luật học, đó là: YTPL chịu sự quyết định của tồn tại xã hội; YTPL
có tính độc lập tương đối so với tồn tại xã hội; YTPL mang tính chính trị - giai cấp sâu
sắc; YTPL XHCN là hệ tư tưởng quan điểm pháp luật tiến bộ và nhân đạo nhất.

Về cơ cấu của YTPL: Khi bàn về YTPL, các tác giả đều phân tích cơ cấu của

YTPL. Có thể nói, tác giả Đào Duy Tấn và tác giả Nguyễn Minh Đoan là hai tác giả
bàn khá nhiều về vấn đề này. Tác giả Đào Duy Tấn chỉ ra YTPL gồm: hệ tư tưởng
pháp luật và tâm lý pháp luật; YTPL thông thường và YTPL khoa học; YTPL ở trình
độ cảm tính và YTPL trình độ lý tính. Tác giả Nguyễn Minh Đoan còn phân loại
YTPL bao gồm: YTPL thông thường, YTPL lý luận, YTPL nghề nghiệp, YTPL của
cá nhân, YTPL nhóm, YTPL xã hội.
Về chức năng của YTPL: Tác giả Đào Duy Tấn phân tích YTPL bao gồm các
chức năng: chức năng nhận thức, chức năng mô hình hóa, chức năng điều chỉnh hành
vi. Tác giả Nguyễn Minh Đoan cũng cho rằng YTPL gồm 3 chức năng: chức năng

16


nhận thức; chức năng mô hình hóa pháp lý, hình thành các chuẩn mực pháp luật và
hệ thống các giá trị xã hội; chức năng điều chỉnh.
Về mối quan hệ giữa YTPL cá nhân và YTPL xã hội: các tác giả khẳng định
đây là mối quan hệ biện chứng. Điển hình như tác giả Đào Duy Tấn cho rằng mối
quan hệ biện chứng này diễn ra theo quá trình: từ thực tiễn nảy sinh nhu cầu pháp lý;
nhận thức nhu cầu pháp lý để xây dựng pháp luật; quyết định pháp luật.
Thứ hai, các tác giả phân tích vai trò của YTPL đối với một lĩnh vực nào đó
trong đời sống xã hội. Ví dụ: đối với dư luận xã hội, thực hiện pháp luật, xây dựng
văn hóa pháp luật, đạo đức, dân chủ ở nông thôn, thị trường…Từ đó, các tác giả rút
ra phương pháp luận và những giải pháp cho việc phát huy vai trò của YTPL đối với
những lĩnh vực cụ thể này trong đời sống xã hội. Chẳng hạn, phân tích mối quan hệ
của YTPL với dư luận xã hội, tác giả Ngọ Văn Nhân cho rằng "ý thức pháp luật là cơ
sở, tiền đề cho sự hình thành thái độ, tình cảm, niềm tin đối với pháp luật của công
chúng - điều kiện tiên quyết cho sự hình thành và phát triển dư luận xã hội về các
vấn đề pháp luật" [89, tr. 68]. Đây là cơ sở cho chúng tôi kế thừa khi nghiên cứu vai
trò của YTPL đối với một lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội. Về vai trò của
YTPL đối với việc xây dựng dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay, tác giả Lê Xuân

Huy cho rằng YTPL cải tạo tâm lý, thói quen lạc hậu…ở nông thôn hiện nay; hướng
đến "pháp luật hóa, chế định hóa" phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra". Về vai trò của YTPL đối với đời sống xã hội, tác giả Nguyễn Minh Đoan
(phân tích chi tiết nhất) cho rằng YTPL có vai trò: phản ánh, nhận thức đời sống xã
hội; điều chỉnh hành vi của con người; góp phần xây dựng pháp luật; thực hiện pháp
luật; áp dụng pháp luật; xây dựng văn hóa pháp luật; gia tăng hiệu quả pháp luật.
Mặc dù còn là sự xem xét vai trò của YTPL một cách chung chung, nhưng từ quan
điểm của tác giả, có thể kế thừa được cách thức xem xét, đánh giá được vai trò của
YTPL đối với nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ MỘT
SỐ ĐÁNH GIÁ CHUNG

1.2.1. Tình hình nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp
- Nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp ở nước ngoài:
Sau thời kỳ các công ty phát huy lợi thế so sánh bằng sức mạnh cạnh tranh
độc quyền, tiếp đó là sức mạnh tài chính, trình độ marketing thì hiện nay sức mạnh
trên thị trường của doanh nghiệp thể hiện ở những giá trị VHDN. Cùng với sự hình

17


thành và phát triển VHDN của các công ty thì việc nghiên cứu vấn đề này đã được
khởi đầu vào thập kỷ 60 của thế kỷ XX. Thuật ngữ "văn hóa doanh nghiệp" được
nêu ra vào những năm 70, sau đó tiếp tục được bổ sung, nghiên cứu sâu sắc ở Mỹ và
các nước phương Tây. Có thể kể tên các tác giả nghiên cứu về vấn đề này như:
Georges de Saite Marie - chuyên gia Pháp về doanh nghiệp vừa và nhỏ; Edgar
H.Schein, chuyên gia nghiên cứu các tổ chức; Fons Trompennaars; Handy, Deal…
Các mô hình VHDN cụ thể đã được đưa ra để vận dụng vào việc xây dựng VHDN.
Ví dụ: Charles Hampden Turner đưa ra mô hình văn hóa: gia đình, mô hình văn hóa
tên lửa dẫn đường; mô hình tháp Eiffel; mô hình văn hóa lò ấp trứng… Những vấn

đề về khái niệm VHDN và xây dựng VHDN còn được trình bày trong các cuốn sách
như: "Management" của Stenphen Paul Robbins, "Organizational Culture" của tác
giả Andrew Brown, "Organizatinonal Culture and Leadership" của Edgar H.Shein
(San Francisco, 1992), "Effective Management of Social Enterprises" của James
Austin (Harvard University, 2006)… Quan niệm về VHDN của các học giả phương
Tây và Mỹ đã đi từ hiện tượng đến bản chất, vạch ra sâu sắc nội hàm khái niệm
VHDN, làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu về khái niệm này nói riêng và những vấn
đề xoay xung quanh VHDN nói chung.
- Nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp ở nước ta:
Trong bối cảnh phát triển KTTT thời kỳ đổi mới, xu hướng nghiên cứu về
VHKD, VHDN, văn hóa doanh nhân, đạo đức kinh doanh, triết lý kinh doanh, trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp, văn hóa trong kinh tế…nước ta đã được nhiều nhà
nghiên cứu khởi xướng. Tuy nhiên, từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, những
cuộc bàn luận xung quanh vấn đề này của giới học giả Việt Nam mới nở rộ trên các
sách, báo, tạp chí, website và chịu ảnh hưởng nhiều từ quan điểm của các học giả Mỹ
và phương Tây.
"Triết lý kinh doanh với quản lý doanh nghiệp" của GS.TS Nguyễn Thị Doan TS.Đỗ Minh Cương (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999) và "Văn hóa kinh doanh và
triết lý kinh doanh" của Tiến sĩ Đỗ Minh Cương do Nxb Chính trị quốc gia xuất bản năm
2001. Trong các công trình này, các tác giả đề cập đến một khái niệm khá mới
ở Việt Nam - triết lý kinh doanh, cũng như vai trò của nó. Tác giả bàn luận toàn diện vai
trò của các nhân tố văn hóa trong kinh doanh, trong đó khẳng định: "Văn hóa kinh
doanh là một nguồn lực và cách thức phát triển kinh doanh bền vững" [24, tr. 72].

Theo tác giả, văn hóa đóng vai trò quan trọng quản trị doanh nghiệp. Tác giả đưa ra

18


khái niệm, chỉ ra những điều kiện ra đời và cách thức tạo lập triết lý doanh nghiệp
cũng như những điều kiện phát huy giới hạn của nó. Đặc biệt, trong công trình này,

tác giả có nghiên cứu về môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn của doanh
nghiệp cùng với sơ đồ về cấu trúc của VHDN một cách chi tiết. Có thể nói đây là tác
giả đầu tiên đặt nền móng cho việc nghiên cứu một cách khá hệ thống về VHKD,
VHDN ở nước ta. Vì vậy, những kết quả nghiên cứu của tác giả đã được giới nghiên
cứu sau này kế thừa, sử dụng khá phổ biến.
"Tinh thần doanh nghiệp - giá trị định hướng của văn hóa kinh doanh Việt
Nam", Nxb Chính trị quốc gia xuất bản năm 2003 của Trần Quốc Dân. Trong cuốn
sách, tác giả bàn đến khái niệm "tinh thần doanh nghiệp" cũng như vai trò của nó.
Tác giả khẳng định đây là nhân tố không thể thiếu của VHKD. Đây là một hướng
nghiên cứu, tiếp cận vấn đề khá mới mẻ của tác giả. Qua công trình, chúng tôi hiểu
sâu sắc hơn về các nhân tố cấu thành VHDN.
Trong bài báo "Xây dựng văn hóa doanh nghiệp - một đòi hỏi khách quan và
cấp bách ở nước ta hiện nay" đăng trên Tạp chí Thương mại số 15, 2005, tác giả
VTX đã lý giải sự cần thiết khách quan của việc xây dựng VHDN ở nước ta hiện nay,
đồng thời tác giả cũng nêu ra thực trạng và một số giải pháp để xây dựng VHDN ở
nước ta. Đây là một bài báo khá toàn diện khi đánh giá thực trạng VHDN Việt Nam
hiện nay. Theo tác giả, VHDN có vai trò nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo hình ảnh tốt
đẹp cho doanh nghiệp, xây dựng môi trường làm việc văn minh. Tác giả cũng khẳng
định thực trạng VHDN Việt Nam hiện nay là chưa được quan tâm, còn buôn gian bán
lận, cá lớn nuốt cá bé…Vì vậy, những vấn đề cấp bách cần giải quyết là nâng cao
năng lực người quản lý doanh nghiệp; hình thành văn hóa cho người lao động; hoàn
thiện khung pháp luật; hình thành tiêu chuẩn văn hóa công chức...
Trước đó, tác giả Nguyễn Tấn Việt đưa ra "Thực trạng và một số giải pháp xây
dựng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam" trên Tạp chí Thương mại, số 11 năm 2005 để
đi tìm những giải pháp thiết thực nhất cho việc xây dựng VHDN Việt Nam hiện nay.
Theo tác giả, ở nước ta hiện nay đa số các doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về
VHDN. Hầu hết các doanh nghiệp chưa tạo cho mình được bản sắc riêng.. Tác giả cũng
đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp về vấn
đề VHDN. Từ những bài viết này, chúng tôi kế thừa được nhiều quan điểm của tác giả
như: về những nhân tố hình thành VHDN; sự cần thiết khách quan của việc xây dựng

VHDN ở nước ta; những thực trạng VHDN Việt Nam; các giải pháp xây dựng VHDN.

19


"Sức hấp dẫn - một giá trị văn hóa doanh nghiệp" do Nxb Chính trị quốc gia
xuất bản năm 2005 của Trần Quốc Dân. Trong cuốn sách này, tác giả đi làm rõ khái
niệm VHDN và "sức hấp dẫn" của một doanh nghiệp. Theo tác giả, "sức hấp dẫn" là
một giá trị của VHDN, vì vậy xây dựng VHDN là phải tạo nên được sức hấp của một
doanh nghiệp. Ở đây, có thể kế thừa được khái niệm VHDN và khái niệm "sức hấp
dẫn" từ một doanh nghiệp của tác giả.
Đề cập đến những điểm cần chú trọng trong việc xây dựng VHDN và thực tiễn
VHKD Việt Nam hiện nay, tập hợp những bài viết từ Hội thảo, PGS.TS. Đào Duy Quát
đã chủ biên cuốn "Văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân trong quá trình hội
nhập" được Nxb Chính trị quốc gia xuất bản năm 2007. Trong đó, tác giả đưa ra một số
điểm cần lưu ý khi xây dựng VHDN: xây dựng và bảo vệ các giá trị truyền thống trong
VHDN; phát triển doanh nghiệp gắn với mục tiêu "dân giàu, nước mạnh"; không vì lợi
nhuận mà xâm hại lợi ích quốc gia; bảo đảm an ninh, bí mật quốc gia.

"Quản lý giá trị và văn hóa doanh nghiệp", Tạp chí Nhà quản lý, số 66-2008
của Nguyễn Mạnh Quân. Trong bài viết, tác giả đã nêu ra vai trò của phương pháp
quản lý bằng giá trị, quản lý bằng VHDN. Bài viết có sự kế thừa các công trình
nghiên cứu trước đây về phương pháp quản trị bằng văn hóa, tiếp tục cung cấp
những thông tin quan trọng về nội dung của VHDN.
"Doanh nghiệp doanh nhân và văn hóa" của Trần Quốc Dân, Nxb Chính trị
quốc gia xuất bản năm 2008. Trong cuốn sách, tác giả luận giải về mối quan hệ giữa
doanh nghiệp, doanh nhân với văn hóa. Theo tác giả, VHDN có vai trò là nền tảng của
sự phát triển doanh nghiệp. Vì vậy, xây dựng VHDN cần: xác định được hệ giá trị phù
hợp; lấy con người làm trung tâm; thị trường mang tính quyết định; đạo đức là quan
trọng; lấy tinh thần trách nhiệm xã hội làm căn cứ. Do đó, điểm mới có thể kế thừa được

của tác giả là luận giải về mối quan hệ giữa doanh nghiệp và văn hóa trong KTTT.

"Văn hóa doanh nghiệp - một số vấn đề và giải pháp" của Tiến sĩ Đỗ Minh
Cương - Tạp chí Lý luận chính trị số 7 - 2009. Trong bài viết này, tác giả nêu ra thực
trạng VHDN ở Việt Nam hiện nay. Ở đây, tác giả cũng đã đề xuất các giải pháp xây
dựng VHDN ở nước ta.
Tác giả Nguyễn Thị Linh cũng bàn sâu về VHDN qua bài "Cấu trúc văn hóa
doanh nghiệp" trên Tạp chí Dạy và học ngày nay, số 2 năm 2009. Đây là bài viết tiếp
tục bàn luận về những nội dung của VHDN, đặc biệt là về mặt cấu trúc. Theo tác giả,
VHDN gồm 4 nhóm yếu tố: nhóm yếu tố giá trị; nhóm yếu tố chuẩn mực; nhóm

20


phong cách quản lý doanh nghiệp; nhóm yếu tố hữu hình. Vì vậy, có thể tiếp thu
những nội dung này khi nghiên cứu cấu trúc của VHDN.
Có thể nói bàn luận trực diện về vấn đề này là cuốn "Văn hóa doanh nghiệp"
của Tiến sĩ Đỗ Thị Phi Hoài, Nxb Tài chính xuất bản năm 2009 và cuốn "Văn hóa
doanh nghiệp" của Tiến sĩ Trần Thị Vân Hoa, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân xuất
bản năm 2009, cuốn "Văn hóa doanh nghiệp" của PGS.TS. Trần Nhoãn do NXB Đại
học Quốc gia xuất bản năm 2009. Trong những giáo trình này các tác giả đi vào bàn
sâu về khái niệm, vai trò, các nhân tố hình thành, hình thức biểu hiện, phân loại và sự
cần thiết xây dựng VHDN trong điều kiện Việt Nam. Đặc biệt, các tác giả thường
phân tích lại các mô hình VHDN của các học giả Mỹ và phương Tây.
Theo tác giả Trần Thị Vân Hoa, VHDN thể hiện 3 mối quan hệ chủ yếu:
quan hệ giữa doanh nghiệp với môi trường bên ngoài, mối quan hệ giữa con người và
công việc; mối quan hệ giữa người với người trong doanh nghiệp. VHDN có 9 đặc
trưng. Kế thừa quan điểm của các công trình trước đó, tác giả cũng phân tích các yếu
tố cơ bản tạo thành VHDN từ các phương diện: từ phương diện nhóm yếu tố giá trị;
từ phương diện nhóm yếu tố chuẩn mực; từ phương diện nhóm yếu tố môi trường và

phong cách quản lý; từ nhóm yếu tố hữu hình. Tác giả cũng đi phân tích 5 chức năng
(chỉ đạo, ràng buộc, liên kết, khuyến khích, lan truyền) và các mô hình của VHDN.
Tác giả cũng vạch ra các bước xây dựng VHDN, những phương hướng và giải pháp
xây dựng VHDN Việt Nam hiện nay bao gồm: lấy con người làm gốc; hướng tới thị
trường; coi trọng khách hàng… Trong tài liệu của mình, tác giả Đỗ Thị Phi Hoài
phân tích chi tiết về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành VHDN, các giai đoạn
hình thành VHDN, các biểu hiện của VHDN và các mô hình VHDN...
Từ các tài liệu trên, chúng tôi có thể kế thừa một cách có hệ thống những nội
dung về VHDN phục vụ cho việc nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, theo chúng
tôi, hạn chế của các tài liệu trên là chưa chỉ ra được một cách đầy đủ các nhân tố
hình thành VHDN cũng như đưa ra mô hình cấu trúc VHDN một cách dễ hiểu nhất.
Luận án tiến sĩ Triết học của Nguyễn Thị Ngọc Anh (2010) "Vấn đề văn hóa
kinh doanh ở nước ta hiện nay" cũng đề cập đến việc phân biệt VHKD và VHDN,
trên cơ sở đó cho chúng ta thấy được rõ VHDN cũng như những giải pháp xây dựng
VHKD gắn với xây dựng VHDN.
Một số cuốn sách gần đây đã tiếp tục nghiên cứu về vấn đề VHDN: Trong
cuốn "Văn hóa doanh nghiệp" của Nguyễn Duy Chinh - Phạm Văn Quây do NXB

21


Lao động xuất bản năm 2009, hầu hết nội dung cuốn sách là các tình huống cụ thể để
góp phần cho các doanh nghiệp tham khảo, rút ra kinh nghiệm cho việc xây dựng
VHKD, đặc biệt là nghệ thuật marketing. Một số cuốn sách bàn về VHDN ở một
giác độ nhất định, trong mối quan hệ với các nhân tố khác như: "Đạo đức kinh doanh
và văn hóa doanh nghiệp" của GS.TS Bùi Xuân Phong, NXB Thông tin và Truyền
thông - 2009. Cuốn sách luận giải về mối quan hệ giữa VHDN với đạo đức kinh
doanh. Từ cuốn sách, có thể tham khảo được quan điểm của tác giả về đạo đức kinh
doanh và VHDN.
"Văn hóa kinh doanh" của PGS.TS Dương Thị Liễu, nhà xuất bản Đại học

Kinh tế quốc dân, 2009. Đây là cuốn sách nghiên cứu một cách toàn diện về VHKD,
trong đó có đi sâu về các nội dung: VHDN, đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh
nhân… Tác giả đánh giá tác động tích cực của VHDN là: tạo nên phong thái của
doanh nghiệp, giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác; tạo nên lực
hướng tâm cho toàn doanh nghiệp; khích lệ quá trình đổi mới và sáng chế. Từ giáo
trình này, chúng tôi có thể kế thừa được quan điểm của tác giả về VHDN, thực trạng
VHDN ở nước ta hiện nay…Tuy nhiên, hạn chế của tài liệu là vẫn chưa đưa ra được
quan niệm thật cụ thể về cấu trúc VHDN.
"Văn hóa doanh nhân - lý luận và thực tiễn" do nhà văn Lê Lựu chủ biên.
Tác giả viết về văn hóa doanh nhân Việt Nam - gắn với hình ảnh của nhiều doanh
nhân. Có thể sưu tầm được nhiều tư liệu của nhà văn khi đánh giá về thực trạng văn
hóa doanh nhân Việt Nam.
"Văn hóa doanh nghiệp nền tảng phát triển kinh tế doanh nghiệp thời kỳ
2010 - 2020 lý luận và thực tiễn phương Đông, phương Tây" của PGS.TS. Lê Doãn
Tá do Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2010. Tác giả đã nêu quan điểm
của Đảng ta về VHDN cũng như vai trò, giải pháp xây dựng VHDN trong công cuộc
đổi mới hiện nay. Ở đây, có thể kế thừa được quan điểm của tác giả về vai trò của
VHDN dựa trên quan điểm của Đảng về văn hóa hiện nay. Tuy nhiên, hạn chế của
tác giả là đề cập khá sơ sài quan niệm phương Đông về VHDN và các nhân tố ảnh
hưởng, tác động đến VHDN.
"Nhân cách doanh nhân và văn hóa doanh nhân Việt Nam" của PGS,TS Đỗ
Minh Cương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010. Đây là cuốn sách chuyên khảo
nghiên cứu về cấu trúc của nhân cách doanh nhân và văn hóa doanh nhân - một bộ phận
của VHDN. Qua đó, có thể kế thừa được nhiều tư liệu khi nghiên cứu về VHDN.

22


"Nhân cách doanh nhân và văn hóa kinh doanh ở Việt Nam trong thời kỳ đổi
mới, hội nhập quốc tế" do tác giả Phùng Xuân Nhạ chủ biên được Nxb Chính trị

quốc gia xuất bản năm 2011. Trong công trình này, các tác giả nghiên cứu toàn diện
về VHKD, nhân cách doanh nhân và VHDN. Trong đó, các tác giả có đầy đủ kết quả
khảo sát về VHDN ở nước ta. Qua công trình này, có thể kế thừa được nhận định của
các tác giả khi đánh giá thực trạng xây dựng VHDN ở nước ta hiện nay.
"Tinh thần doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập" do PGS, TS Hoàng Văn
Hải (chủ biên), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2012 làm rõ cấu trúc của yếu tố
tinh thần doanh nghiệp nói chung và tinh thần doanh nghiệp Việt Nam nói riêng.
Trong cuốn sách này, các tác giả khẳng định triết ký kinh doanh, động cơ kinh doanh,
bản lĩnh quản trị là những yếu tố cấu thành tinh thần doanh nghiệp - những nhân tố
này tạo nên VHDN. Đây là góc nhìn VHDN riêng của tác giả bằng cách đi phân tích
một yếu tố đặc thù của VHDN.
Hiện nay, một số luận văn thạc sĩ cũng đã nghiên cứu về VHDN Việt Nam.
Ví dụ như luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
của Phan Đức Tú với đề tài "Một số giải pháp xây dựng, thực hành và phát triển văn
hóa doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam"...
1.2.2. Một số đánh giá chung
Nhìn chung, có thể thấy nghiên cứu về VHDN ở Việt Nam có đặc điểm:
Thứ nhất, các tác giả (theo các phương pháp tiếp cận khác nhau) đi vào
nghiên cứu một cách chi tiết những nội dung của VHDN, đặc biệt là những biểu hiện
và các mô hình VHDN (để tham khảo và lựa chọn cho việc vận dụng) trên cơ sở có
sự kế thừa quan điểm về VHDN của các học giả nước ngoài. Giá trị của các công
trình là đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về VHDN, cấu trúc của VHDN, các tiêu
chí của VHDN…Đây là vốn tri thức quý giá cho các công trình nghiên cứu sau này.
Về khái niệm VHDN: Các tác giả đưa ra quan điểm về VHDN theo các cách
diễn đạt khác nhau (Từ khái niệm VHDN của tổ chức ILO đến khái niệm của Marie,
H.Shein...). Ở Việt Nam, những nghiên cứu về VHDN còn rải rác, chưa mang tính hệ
thống nhưng đã đặt ra nhiều vấn đề cần tiếp tục tìm tòi, đặc biệt là vấn đề VHDN
Việt Nam. Do đó, đã có nhiều định nghĩa, quan niệm về VHDN được giới học giả
Việt Nam đưa ra (Dương Thị Liễu, Đỗ Minh Cương, Trần Ngọc Thêm…). Mỗi quan
niệm nhấn mạnh một khía cạnh của VHDN, trong đó các tác giả đều nhấn mạnh


23


yếu tố giá trị, niềm tin, tình cảm là nhân tố trung tâm của VHDN. Trong quá trình
nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có thể kế thừa trực tiếp định nghĩa về VHDN của tác
giả Trần Thị Vân Hoa vì đây là một định nghĩa khá toàn diện trong việc chỉ ra nội
hàm VHDN:
Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây
dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở
thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào
hoạt động của doanh nghiệp ấy. Văn hóa doanh nghiệp chi phối tình cảm,
nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc
theo đuổi và thực hiện các mục đích đề ra [54, tr. 16].
Về đặc trưng của VHDN: Có tác giả cho rằng VHDN có 9 đặc trưng. Có tác
giả quan niệm VHDN gồm 4 đặc trưng. Ở đây, chúng tôi dựa theo cách phân tích của
tác giả Đỗ Thị Phi Hoài - cho rằng VHDN gồm các đặc trưng: tính khách quan, tính
quy phạm tập thể, tính kế thừa bền vững, tính chủ quan.
Về cấu trúc của VHDN: Hầu hết các tác giả đều kế thừa quan điểm của
H.Schein về biểu hiện của VHDN ở 3 cấp độ. Chỉ có tác giả Đỗ Minh Cương cho
rằng: "VHDN = môi trường văn hóa của doanh nghiệp + hệ thống các giá trị của
doanh nghiệp + các nhân tố văn hóa trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp".
Về vai trò của VHDN: Các tác giả đều đánh giá sát thực vai trò của VHDN
như: tạo bản sắc cho doanh nghiệp, tạo ra sự khác biệt, đem lại lợi thế cạnh tranh,
giúp doanh nghiệp phát triển bền vững... Trong đó, tác giả Trần Quốc Dân chỉ ra
VHDN có 9 vai trò cơ bản đối với doanh nghiệp
Về các mô hình VHDN: Hạn chế là đa số các tác giả đều có cách phân tích và
trình bày khá giống nhau khi đề cập đến các dạng VHDN và mô hình VHDN. Các
tác giả đều kế thừa hoặc trình bày lại các quan điểm về mô hình VHDN của các học
giả phương Tây.

Đo lường VHDN: Thậm chí các tác giả còn chỉ ra cách thức đo lường
VHDN. Tác giả Trần Quốc Dân cho rằng đo lường VHDN trên cơ sở: sự nhận thức
của các thành viên trong doanh nghiệp; thấy được tầm quan trọng của nhóm; lấy con
người làm trung tâm; sự thống nhất trong doanh nghiệp; sự tự điều khiển; mức độ
chấp nhận thách thức.
Về tính tất yếu và thực trạng xây dựng VHDN ở nước ta hiện nay: Các tác
giả như Nguyễn Tấn Việt, VTX, Dương Thị Liễu, Trần Thị Vân Hoa đều đề cập.

24


Nhưng có thể nói, cuốn "Nhân cách doanh nhân và văn hóa kinh doanh ở Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế" (Phùng Xuân Nhạ chủ biên) đã có những kết
quả điều tra mới nhất về thực trạng VHDN Việt Nam hiện nay. Các tác giả đã kết
luận rằng "các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu nhận thức được vai trò quan trọng
của văn hóa doanh nghiệp... Tuy nhiên, vấn đề này vẫn được cho là "xa xỉ"... Vì vậy,
văn hóa doanh nghiệp Việt Nam phần lớn mới dừng lại ở cấp độ 1- tạo dựng các yếu
tố hữu hình" [87, tr. 202].
Mặc dù mang lại nhiều giá trị nhưng hạn chế của các công trình kể trên là
tính logic, hệ thống của việc nghiên cứu về VHDN chưa cao.
Thứ hai, các tác giả nghiên cứu VHDN trong quan hệ với VHKD, đạo đức
kinh doanh, văn hóa doanh nhân, kinh doanh quốc tế…Đôi khi các tác giả còn đồng
nhất VHDN với các khái niệm trên.
Về mối quan hệ giữa VHDN với VHKD: Nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai
khái niệm này, nhiều tác giả cho rằng VHDN là một bộ phận của VHKD (như tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Anh). Cũng có tác giả cho rằng VHDN là VHKD của doanh
nghiệp theo nghĩa hẹp, còn hiểu theo nghĩa hoạt động của doanh nghiệp thì VHKD
trở thành VHDN (tác giả Đỗ Thị Phi Hoài).
Về mối quan hệ giữa VHDN với văn hóa doanh nhân: Có tác giả cho rằng
văn hóa doanh nhân là một bộ phận của VHDN. Sự hình thành VHDN không thể

thiếu được văn hóa doanh nhân. Theo chúng tôi, đây là quan điểm đúng đắn.
Về mối quan hệ của VHDN với triết lý kinh doanh: Tác giả Đỗ Minh Cương
trình bày cụ thể về vấn đề này. Theo tác giả, triết lý doanh nghiệp là nền tảng, cốt lõi
của VHDN.
Về mối quan hệ của VHDN với đạo đức kinh doanh: Nhiều tác giả cũng
khẳng định đạo đức kinh doanh là một bộ phận của VHDN (Nguyễn Thị Ngọc Anh).
Ngược lại, nói VHDN là phải nói đến đạo đức kinh doanh của các nhà quản lý doanh
nghiệp.
Do mỗi công trình nghiên cứu có mục đích nghiên cứu riêng nên chưa có
công trình nào xem xét một cách toàn diện về các nhân tố hình thành VHDN cũng
như mối quan hệ của VHDN với pháp luật, VHDN với YTPL trong đời sống xã hội.
Đây là mảnh đất trống cần tiếp tục khai phá, đó là lý do chúng tôi chọn đề tài này
làm đề tài nghiên cứu.

25


1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA Ý THỨC PHÁP
LUẬT VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VÀ VỚI VĂN HÓA DOANH NGHIỆP - MỘT SỐ
ĐÁNH GIÁ CHUNG

1.3.1. Tình hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa ý thức pháp luật với
đời sống văn hóa và với văn hóa doanh nghiệp
Nghiên cứu về vai trò của YTPL đối với đời sống văn hóa tinh thần của xã
hội cũng như gián tiếp đề cập đến ảnh hưởng của yếu tố pháp luật đến VHKD đã
được đề cập trong một số công trình nghiên cứu như:
"Đạo đức và pháp luật trong triết lý phát triển ở Việt Nam" của GS Vũ
Khiêu - PGS Thành Duy, Nxb Khoa học xã hội, 2000. Trong công trình này các tác
giả đã vạch ra lôgic xuyên suốt quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước ở Việt Nam là
sự thống nhất biện chứng giữa tư tưởng "đức trị" và "pháp trị". Do đó, triết lý pháp

luật và đạo đức thể hiện sâu sắc trong văn hóa truyền thống Việt Nam cũng như trong
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kết tinh trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Cho nên, pháp luật cũng như YTPL có mối quan hệ biện chứng với đạo đức, văn hóa
- sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong triết lý phát triển của Việt Nam. Từ công trình này, có
thể kế thừa phương pháp luận khi phân tích về mối quan hệ giữa YTPL với VHDN.
"Văn hóa pháp lý Việt Nam" của luật sư Lê Đức Tiết, Nxb Tư pháp, 2005.
Tác giả đã khẳng định vai trò của YTPL là một trong 3 yếu tố hợp thành nền văn hóa
pháp lý của một quốc gia, do đó truyền thống văn hóa pháp lý Việt Nam biểu hiện
thông qua YTPL truyền thống của người Việt (YTPL của xã hội bình dân, YTPL của
tầng lớp sĩ phu, nhà nho). Ở đây, tác giả cũng cho thấy góc nhìn quan trọng về mối
quan hệ giữa pháp luật và văn hóa.
"Bàn về văn hóa tư pháp" của tác giả Đỗ Minh Cương trên Tạp chí Thông
tin Khoa học xã hội, số 4 - 2006 đề cập cấu trúc giá trị của văn hóa tư pháp cũng như
những đặc điểm của văn hóa tư pháp. Đây là căn cứ để đưa ra các giải pháp xây
dựng văn hóa tư pháp ở Việt Nam hiện nay.
"Ý thức pháp luật với việc nâng cao văn hóa chính trị cho đội ngũ cán bộ
đảng viên hiện nay" của Bùi Giang Nam, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 3, 2007 đã chỉ
ra vai trò của YTPL trong việc giải quyết các mối quan hệ chính trị, giai cấp ở nước
ta. Đó là cơ sở cho việc nâng cao văn hóa chính trị cho cán bộ đảng viên. Từ bài viết,
có thể kế thừa quan điểm của tác giả về mối quan hệ giữa YTPL với văn hóa.

26


"Văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước nhìn từ góc độ pháp
lý" (Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 10, 2008) của PGS,TS Trịnh Đức Thảo. Bằng
việc phân tích việc xây dựng văn hóa công sở ở nước ta muốn đạt được mục tiêu đề
ra, thể hiện tính tự giác, tích cực thì phải tuân thủ các quy định của pháp luật cũng
như có YTPL cao.
"Ý thức pháp luật và văn hóa pháp luật" của tác giả Nguyễn Thị Hồi, Tạp

chí Dân chủ và pháp luật số chuyên đề tháng 2/2008 đã khẳng định mối quan hệ giữa
YTPL với văn hóa pháp luật. YTPL với các yếu tố cấu thành nó là cơ sở để xây dựng
văn hóa pháp lý. Do đó, xây dựng một nền văn hóa pháp luật cần bắt đầu từ việc xây
dựng YTPL.
"Về đặc thù văn hóa trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt
Nam" của tác giả Hoàng Thị Hạnh, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội số 12/2011.
Tác giả đã chỉ ra những nét đặc thù trong văn hóa Việt Nam là lối sống trọng lệ hơn
luật, trọng tĩnh khinh lý. Vì vậy, hương ước và luật tục đóng vai trò ảnh hưởng quan
trọng đến quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Từ bài viết, có thể tiếp
thu được quan điểm của tác giả về vai trò văn hóa đối với pháp luật và nhà nước
pháp quyền.
Ngoài ra các công trình như: "Quan hệ tương tác giữa văn hóa pháp luật và
văn hóa quản lý" của Tiến sĩ Lê Thanh Thập; "Văn hóa pháp luật và những ảnh
hưởng tới pháp luật ở Việt Nam" của Thái Vĩnh Thắng; "Văn hóa pháp lý và nghệ
thuật áp dụng pháp luật trong đời sống xã hội" của Lê Quốc Hùng; "Văn hóa pháp

- dòng riêng giữa nguồn chung của văn hóa dân tộc Việt Nam" của Hoàng Thị Kim
Quế… đều đề cập đến tầm quan trọng của công cuộc xây dựng nền văn hóa pháp lý,
văn hóa pháp luật Việt Nam trong quá trình xây dựng văn hóa dân tộc ở bối cảnh mới
và yếu tố YTPL là một nhân tố đóng góp vào quá trình này.
"Luật văn hóa doanh nghiệp" (Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 13 năm 2010)
của tác giả Đỗ Hữu Hải đã đi phân tích vai trò quan trọng của VHDN trong KTTT ở
nước ta hiện nay. Theo tác giả, VHDN có thể coi như một thứ "luật lệ", quy luật vô
hình trong hoạt động kinh doanh mà các doanh nghiệp phải tuân theo nếu muốn tồn
tại và phát triển bền vững. Hơn nữa, những luật lệ vô hình này là thước đo sự tương
quan về trình độ của các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp thế giới.
"Pháp luật với lối sống theo pháp luật và văn hóa giao tiếp pháp lý" (Nxb
Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2013) của PGS. TS Nguyễn Minh Đoan đã đề

27



cập đến vai trò của pháp luật và YTPL đối với việc xây dựng lối sống theo pháp luật
ở Việt Nam hiện nay. Lối sống theo pháp luật này là cơ sở để đi đến xây dựng văn
hóa giao tiếp pháp lý trong các cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay.
1.3.2. Một số đánh giá chung
Trong thực tiễn KTTT, cùng với xây dựng nhà nước pháp quyền và xây dựng
văn hóa ở nước ta hiện nay, những vấn đề về YTPL, VHKD, VHDN đã và đang được đề
cập nhiều trong các công trình nghiên cứu. Trong đó, các tác giả đã đề cập đến vai trò
của văn hóa đối với pháp luật, mối quan hệ giữa pháp luật và văn hóa; quan hệ giữa đạo
đức - văn hóa - pháp luật; văn hóa với nhà nước pháp quyền; YTPL với văn hóa chính
trị, xây dựng văn hóa pháp luật… Từ đó, có thể thấy quan điểm của các tác giả về mối
quan hệ giữa pháp luật, YTPL với văn hóa và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội có
giá trị quan trọng cho các công trình nghiên cứu sau này.

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn hóa với pháp luật: giá trị của các công
trình nghiên cứu là các tác giả đều thống nhất khẳng định pháp luật có mối quan hệ
biện chứng với văn hóa. Cho nên, biểu hiện cụ thể mối quan hệ này là triết lý phát
triển, quản lý xã hội ở Việt Nam từ trước cho đến nay là sự nhất quán giữa đức trị và
pháp trị, cũng như sự xâm nhập của văn hóa vào pháp luật để hình thành nên những
loại hình văn hóa mới như: văn hóa pháp lý, văn hóa pháp luật, văn hóa tư pháp, văn
hóa nhà nước pháp quyền… Mặc dù vậy, nghiên cứu về mối quan hệ giữa YTPL với
văn hóa chỉ được các tác giả gián tiếp bàn tới vì vậy có rất ít tác giả đề cập một cách
trực diện (chẳng hạn tác giả Lê Đức Tiết, trên cơ sở luận giải về cấu trúc của văn hóa
pháp luật đã chỉ ra vai trò của YTPL với tính cách là một bộ phận của văn hóa pháp
luật. Tác giả Nguyễn Minh Đoan coi YTPL là yếu tố xác lập, thúc đẩy hoặc kìm hãm
lối sống theo pháp luật - lối sống có văn hóa).
Luật hóa văn hóa doanh nghiệp là quá trình tác giả thể hiện mong muốn các
doanh nghiệp tự giác xây dựng và tuân thủ các chuẩn mực VHDN như một thứ luật
bất thành văn. Đây là vấn đề được đề cập khá mới mẻ trong nghiên cứu lý luận ở

nước ta hiện nay. Tuy nhiên, tác giả lại chưa đi làm rõ nguyên nhân, điều kiện, các
yếu tố ảnh hưởng cũng như nội dung và giải pháp để có thể "luật hóa văn hóa doanh
nghiệp" ở Việt Nam hiện nay.
Mối quan hệ của YTPL với đời sống văn hóa được đề cập đến trong các công
trình nghiên cứu thể hiện kết tinh ở văn hóa pháp lý. Hầu hết các tác giả đều coi
YTPL là yếu tố quan trọng góp phần hình thành, xây dựng và phát triển văn hóa

28


×