Tải bản đầy đủ (.docx) (303 trang)

Biến đổi của mô hình tổ chức nhà nước việt nam ( thế kỷ x XIX)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 303 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------o0o-------

PHẠM ĐỨC ANH

BIẾN ĐỔI CỦA MÔ HÌNH TỔ CHỨC
NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM (THẾ KỶ
X - XIX)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------o0o-------

PHẠM ĐỨC ANH

BIẾN ĐỔI CỦA MÔ HÌNH TỔ CHỨC
NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM (THẾ KỶ
X - XIX)
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI
MÃ SỐ: 62 22 54 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TSKH. VŨ MINH GIANG


HÀ NỘI – 2014


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan bản luận án này là công trình khoa
học của riêng tôi. Tên đề tài luận án không
trùng với bất cứ nghiên cứu nào đã đợc công bố. Các tài
liệu, số liệu sử dụng trong luận án đợc trích dẫn
trung thực, khách quan và rõ ràng về xuất xứ.
Hà Nội, tháng 7/2014

Phạm Đức Anh

i


LỜI CẢM ƠN
Luận án là kết quả nghiên cứu của cá nhân, nhưng tôi không thể hoàn thành
nếu không nhận được rất nhiều sự giúp đỡ. Trước hết, tôi xin chân thành bày tỏ lòng
kính trọng và sự biết ơn sâu sắc GS.TSKH. Vũ Minh Giang, giáo sư hướng dẫn của
tôi. Thầy đã tận tình chỉ bảo, dạy dỗ nhiều điều, lại trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện
từ luận văn thạc sĩ đến bản luận án tiến sĩ này.
Tôi hết lòng cảm tạ các thầy cô đã va đang công tác tại Bộ môn Lịch sử Việt
Nam cổ trung đại, Khoa Lịch sử: GS. Phan Huy Lê, GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc,
cố PGS.TSKH. Nguyễn Hải Kế, PGS.TS. Vũ Văn Quân, PGS.TS. Phan Phương
Thảo, PGS.TS. Hoàng Anh Tuấn… Các thầy cô đã luôn quan tâm động viên, khích
lệ, tận tình chỉ bảo và góp ý nhiều để bản thảo luận án của tôi được hoàn thành.
Nhân đây, tôi tỏ lòng tri ân sâu sắc các thầy cô giáo Khoa Lịch sử, Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, nơi tôi học tập và công tác. Cảm ơn bạn bè
đồng nghiệp - những người đã luôn chia sẻ, giúp đỡ, cung cấp tư liệu và nhiều thông

tin hữu ích cho việc thực hiện luận án. Tôi muốn nhắc tới ThS. Đỗ Thị Hương Thảo,
ThS. Nguyễn Ngọc Phúc, ThS. Tống Văn Lợi, ThS. Vũ Đường Luân, ThS. Đinh Thị
Thùy Hiên, TS. Đặng Hồng Sơn, TS. Đỗ Thị Thùy Lan, ThS. Phạm Lê Huy, ThS.
Trịnh Văn Bằng, Hà Duy Biển…
Xin được cảm ơn Phòng Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn đã tận tình hướng dẫn quy trình thực hiện và hồ sơ luận án.
Đặc biệt, tôi muốn cảm ơn gia đình tôi, nhất là bố, mẹ và vợ, con tôi. Gia
đình là nguồn động viên lớn lao, là chỗ dựa vững chắc và động lực để tôi cô găng.
Bấy nhiêu lời không thể nói hết những người và những điều tôi muốn tri ân.

ii


MỤC LỤC

Mục lục
Danh mục bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ
Danh mục phụ lục
MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


4.

Mục đích nghiên cứu

5.

Nguồn tư liệu nghiên cứu

6.

Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

7.

Đóng góp của luận án

Chương 1. MÔ HÌNH NHÀ NƯỚC “TẬP QUYỀN THÂN DÂN” THỜI LÝ - TRẦN
1.1. Quá trình hình thành mô hình “tập quyền thân dân”

1.1.1. Các chính quyền thế kỷ X: Bước quá đ
ương tập quyền

1.1.2. Sự xuất hiện mô hình nhà nước “thân d
1.2. Những đặc điểm của thiết chế nhà nước thời Lý - Trần

1.2.1. Tư tưởng cai trị và chính sách “thân dâ
1.2.2. Tổ chức chính quyền
1.2.3. Luật pháp
1.2.4. Quan hệ làng - nước

1.3. Những mâu thuẫn trong mô hình nhà nước Lý - Trần
Tiểu kết chương 1
Chương 2. MÔ HÌNH NHÀ NƯỚC “TẬP QUYỀN QUAN LIÊU” THỜI LÊ SƠ
2.1. Sự ra đời mô hình nhà nước Lê Sơ
2.2. Nhà nước “quan liêu”: Những đặc điểm chủ yếu

2.2.1. Nho giáo, chế độ quan liêu và chính sác
2.2.2. Bộ máy chính quyền

iii


2.2.3. Hệ thống pháp luật
2.2.4. Quản lý làng xã
2.3. Sự suy thoái của mô hình nhà nước Lê Sơ
Tiểu kết chương 2
Chương 3. MÔ HÌNH NHÀ NƯỚC “TẬP QUYỀN QUÂN SỰ” TRONG GIAI
ĐOẠN THẾ KỶ XVI - XVIII
3.1. Đại Việt thế kỷ XVI-XVIII: sự xuất hiện thiết chế “tập quyền
quân sự”
3.2. Những đặc điểm của thiết chế nhà nước thế kỷ XVI-XVIII
3.2.1. Tư tưởng và chính sách: Những khác biệt
3.2.2. Tính chất quân sự trong cơ cấu chính quyền
3.2.3. Pháp luật và thực tiễn xã hội
3.2.4. Làng - nước: Những mâu thuẫn
3.3. Hạn chế của mô hình “tập quyền quân sự”
Tiểể̉u kếế́t chương 3
Chương 4. MÔ HÌNH NHÀ NƯỚC “TẬP QUYỀN CHUYÊN CHẾ” THỜI
NGUYỄN
4.1. Nhà Nguyễn đầu thế kỷ XIX: Củng cố thiết chế trung ương tập quyền

4.2. Những đặc điểm cơ bản của nhà nước “chuyên chế”
4.2.1. Tư tưởng và chính sách
4.2.2. Cơ cấu chính quyền
4.2.3. Luật pháp và những bất cập
4.2.4. Quan hệ làng - nước: Mâu thuẫn gia tăng
4.3. Khủng hoảng và suy vong của mô hình nhà nước tập quyền
Tiểể̉u kếế́t chương 4
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
I. Bảng biểu
Bảng 1.1. Chính sách và thái độ “dân dân” dưới thời Lý - Trần (Qua thống kê
Đại Việt sử ký toàn thư)
Bảng 1.2. Các quy định - luật (chiếu, lệnh, lệ) ban hành thời Lý - Trần
Bảng 2.1. Chính sách đối với dân chúng dưới thời Lê Sơ (Qua thống kê Đại
Việt sử ký toàn thư)
Bảng 2.2. Số chức quan triều Lê Sơ so với triều Minh
Bảng 3.1. Tổng số chức quan triều Lê Trung hưng so với thời Lê Sơ
Bảng 3.2. Tổng số quan viên thời Lê Sơ và Lê Trung hưng
Bảng 3.3. Mức lương/năm của binh lính các đội Thị hậu (Ưu binh)
Bảng 3.4. Mức lương/tháng của ngoại binh các trấn và các nha dịch thuộc sai
(Quy định của phủ chúa năm 1728)
Bảng 3.5. Mức ruộng cấp cho nhất binh bốn trấn (Quy định đầu thời Trung
hưng)

Bảng 4.1. Chức tước và phẩm trật của quan viên Lục bộ triều Nguyễn (so sánh
với thời Lê Sơ, Minh và Thanh)
Bảng 4.2. Số chức quan triều Nguyễn so với triều Lê Sơ
Bảng 4.3. Số chức quan triều Nguyễn so với triều Minh và Thanh
Bảng 4.4. Tổng số quan lại Lục bộ triều Nguyễn (so sánh với triều Lê, Minh và
Thanh)
Bảng 4.5. Phẩm hàm một số chức quan triều Nguyễn (so với triều Lê Sơ, Minh
và Thanh)
II. Sơ đồ
Sơ đồ 1.1.
Sơ đồ 1.2.
Sơ đồ 2.1.
Sơ đồ 3.1.
Sơ đồ 3.2.
Sơ đồ 4.1.

Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý
Tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần
Tổ chức bộ máy nhà nước triều Lê Sơ
Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê - Trịnh
Các loại án và cấp xét xử tương ứng dưới thời Lê Trung hưng
Tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn

III. Biểu đồ
Biểu đồ 4.1. Tổng số quan lại Lục bộ triều Nguyễn (so sánh với triều Lê, Minh
và Thanh)
v


DANH MỤC PHỤ LỤC


I. Giải thích một số thuật ngữ, khái niệm

II. Chính sách và thái độ của Nhà nước đối với dân chúng thờ
Trần và Lê Sơ (qua thống kê Đại Việt sử ký toàn thư)

III. Các quy định pháp luật thời Lý - Trần (thống kê từ Đại Vi
toàn thư)

IV. Số liệu tổng hợp về các tiến sĩ Nho học Việt Nam (thời Lê
và Lê - Trịnh) (Qua thống kê Các nhà khoa bảng Việt Nam
1919)

V. Hệ thống các chức quan trong lịch sử chế độ phong kiến V
VI. Hệ thống các chức quan Trung Hoa (thời Minh - Thanh)

vi


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX là thời kỳ tồn
tại của các nhà nước quân chủ độc lập. Trên nền tảng hệ tư tưởng, cơ sở kinh tế xã hội và khả năng kiểm soát, quản lý đối với các làng xã mà các triều đại quân
chủ Việt Nam đã thiết lập các hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. Nghiên cứu
cấu trúc, sự vận hành của các thiết chế nhà nước ở Việt Nam thời trung đại - nền
tảng chính trị của chế độ phong kiến Việt Nam - là một trong những vấn đề chủ
yếu của giới sử học trong và ngoài nước. Với ý nghĩa đó, việc khái quát và phân
tích những đặc trưng, sự biến đổi của các mô hình nhà nước thời kỳ này là cần
thiết, đưa tới những nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn, không chỉ của bản thân

vấn đề thiết chế chính trị, mà còn góp phần lý giải nhiều nội dung quan trọng khác
của lịch sử Việt Nam.
Mô hình nhà nước, mô hình tổ chức nhà nước hay mô hình thiết chế nhà
nước là những khái niệm được sử dụng thống nhất để chỉ kết cấu hay hình thức tổ
chức quyền lực nhà nước. Trong kết cấu này, chính quyền - nhà nước là quan
trọng nhất, nhưng bên cạnh đó còn có những yếu tố khác. Với mô hình nhà nước
quân chủ ở Việt Nam, bốn yếu tố sau đây có thể được coi là cốt yếu nhất: Hệ tư
tưởng cai trị, tổ chức/cơ cấu chính quyền, hệ thống pháp luật, khả năng kiểm soát,
quản lý của chính quyền trung ương hay quan hệ giữa Nhà nước với làng xã. Đây
là vấn đề quan trọng, nhưng tiếc rằng chưa có nhiều những nghiên cứu mang tính
hệ thống. Từng vấn đề riêng rẽ, nhất là về tổ chức bộ máy chính quyền và luật
pháp của các vương triều được quan tâm nghiên cứu từ lâu, đến nay đạt được
nhiều thành tựu quan trọng. Nhưng vấn đề đặt ra, chúng cần phải được nhìn nhận
trong tổng thể của cấu trúc quyền lực, và nhất là, trong mối quan hệ và tác động
qua lại với nền tảng kinh tế - xã hội, với bối cảnh lịch sử đã sản sinh ra mô hình
ấy. Mặt khác, dù đã có nhiều nghiên cứu, nhưng không ít vấn đề chưa có lời giải
thỏa đáng, hơn thế, còn nhiều ý kiến chưa thật thống nhất. Chẳng hạn, thiết chế
trung ương tập quyền ở Việt Nam được thiết lập từ bao giờ? Triều Lý có phải một
chính quyền tập trung? Giai đoạn thế kỷ XVI - XVIII có tồn tại chế độ trung ương
1


tập quyền? Mức độ ảnh hưởng từ các mô hình chính trị bên ngoài, nhất là thể chế
Trung Hoa? Đâu là sáng tạo và đặc trưng của mô hình nhà nước Việt Nam?... Đã
đến lúc cần nhìn nhận lại và nghiên cứu các vấn đề đó một cách kĩ càng, sâu sắc
hơn.
Sự biến đổi của các mô hình nhà nước là một tất yếu khách quan, hợp quy
luật phát triển của lịch sử. Nó bắt nguồn từ vận động, biến đổi không ngừng của
các yếu tố bên trong cấu trúc. Các thiết chế nhà nước ở Việt Nam từ thế kỷ X đến
thế kỷ XIX cũng không nằm ngoài xu thế ấy. Nghiên cứu kỹ đặc trưng của từng

kết cấu quyền lực nhà nước ở một giai đoạn lịch sử nhất định, cũng như chỉ ra
những đặc trưng xuyên suốt, những khuynh hướng và quy luật biến đổi của mô
hình nhà nước trong cả tiến trình lịch sử…, hứa hẹn sẽ mang lại những nhận thức
mới, toàn diện hơn.
Lịch sử chế độ quân chủ Việt Nam đã từng tồn tại các mô hình thiết chế
nhà nước, là sản phẩm đồng thời tạo ra dấu ấn cho những giai đoạn lịch sử nhất
định. Thiết chế nhà nước thời Lý - Trần, tuy bộ máy chính quyền chưa thật hoàn
bị, nhưng đã tồn tại khá lâu dài, tạo nên thời đại “có tiếng là văn minh”, võ công,
văn trị thập toàn. Mô hình nhà nước Lê Sơ đạt tới trình độ cổ điển - đỉnh cao của
thiết chế trung ương tập quyền ở Việt Nam, nhưng chỉ được duy trì trong một thời
đoạn ngắn ngủi. Các thiết chế nhà nước trong giai đoạn thế kỷ XVI - XVIII (chính
quyền Mạc, Lê - Trịnh, chúa Nguyễn và Tây Sơn) có đặc điểm chung là tính chất
quân sự đậm nét, mức độ tập quyền không cao song lại có khả năng quyết đoán
nhanh và dễ ứng biến trước thực tiễn xã hội. Trong khi, thiết chế nhà nước triều
Nguyễn (thế kỷ XIX) đạt tới mức độ tập quyền chuyên chế, nhưng đã lỗi thời, kìm
hãm sự phát triển của đất nước và dân tộc. Các mô hình nhà nước trên đây đều tồn
tại những ưu và nhược điểm, bên cạnh những thành công cũng có không ít mâu
thuẫn, hạn chế. Những kinh nghiệm và bài học lịch sử cần phải được tiếp tục đi
sâu nghiên cứu, tổng kết, đúc rút.
Trên phương diện thực tế, công cuộc đổi mới hệ thống chính trị, cải cách hệ
thống hành chính mà Đảng, Nhà nước thực hiện hơn 20 năm qua đã đạt được nhiều
bước tiến quan trọng. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một mô hình quản lý phù hợp, bền
vững, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện đại, tiên tiến
vẫn đang được đặt ra một cách bức thiết. Sẽ không thể xây dựng một hệ thống chính
trị mới nếu bỏ qua hay xem nhẹ những di sản từ quá khứ. Những kinh
2


nghiệm và truyền thống cần phải được chọn lọc, xem xét kỹ lưỡng để có thể hoặc
kế thừa hoặc có những biện pháp hạn chế, điều tiết. Nghiên cứu một cách hệ thống

các mô hình nhà nước trong lịch sử, do đó còn mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Với những ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên, tác giả lựa chọn chủ đề
“Biến đổi của mô hình tổ chức nhà nước ở Việt Nam (thế kỷ X - XIX)” làm đề
tài luận án.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Các vấn đề về chế độ chính trị, nhà nước, pháp luật nói chung của Việt
Nam thời trung đại là những nội dung hết sức cốt yếu, không chỉ của sử học. Do
vậy, chúng đã được quan tâm nghiên cứu từ rất lâu, đến nay đạt được nhiều thành
tựu quan trọng.
Muộn nhất là từ thế kỷ XVIII đã xuất hiện những công trình chuyên khảo.
Kiến văn tiểu lục được Lê Quý Đôn biên soạn và hoàn thành vào những năm
1770. Trong phần lớn quyển 2 (Thể lệ thượng) và quyển 3 (Thể lệ hạ) tác giả đã
tập trung khảo cứu về hệ thống các chức và chế độ quan lại ở nước ta từ thời Lý
đến thời Lê. Điều đáng chú ý trong công trình này là tác giả không chỉ dừng ở việc
mô tả, mà còn kê cứu tường tận về diên cách, đối chiếu với quan chế Trung Hoa.
Lịch triều hiến chương loại chí được coi là bộ bách khoa thư đồ sộ nhất ở Việt
Nam thời phong kiến, do Phan Huy Chú biên soạn vào đầu thế kỷ XIX. Trong số
10 loại chí, chỉ trừ Văn tịch chí, còn lại đều liên quan đến thiết chế chính trị Việt
Nam từ khởi nguồn đến trước khi triều Nguyễn thành lập. Đây là một công trình
khảo cứu công phu, cung cấp khối lượng thông tin vô cùng phong phú và được sắp
xếp một cách khoa học, hệ thống. Tác phẩm Sử học bị khảo được Đặng Xuân
Bảng biên soạn vào khoảng cuối thế kỷ XIX. Bên cạnh Thiên văn khảo (quyển 1)
và Địa lý khảo (quyển 2, 3), phần cuối của công trình - Quan chế khảo (quyển 4) là phần khảo cứu của tác giả về sự thay đổi quan chế các triều, từ thời Hùng
Vương đến thời Nguyễn. Nội dung tác phẩm được trình bày một cách ngắn gọn
nhưng súc tích, chứa đựng nhiều thông tin có giá trị.
Tuy nhiên, không thể coi đó là những công trình nghiên cứu theo cách hiểu
hiện nay. Đó là những sách khảo cứu, chủ yếu mang giá trị tư liệu, mà có lẽ,
không một ai khi nghiên cứu các vấn đề này có thể bỏ qua.
3



Thời Pháp thuộc (đầu thế kỷ XX), những nghiên cứu về thiết chế nhà nước
và pháp luật Việt Nam thời cổ lần lượt được công bố. Có thể kể đến các công
trình: Instition Civiles de Cochichine của Le Myre De Vilers, Les Institutions
Annamites en Basse Cochinchine của A. Shreiner, Le Pays d’Annam của P.
Pasquier, La Cité Annamites của C. Briffaut... Nhưng đáng chú ý hơn cả có lẽ là
cuốn La Justice dans l’ancien Annam (Pháp luật cổ An Nam) của R. Deloustal.
Trong công trình này, nhà sử học người Pháp đã đi sâu nghiên cứu hệ thống pháp
luật Việt Nam thời trung đại, và qua đó, ông là người đầu tiên chỉ ra những tính
chất độc đáo của luật pháp thời Lê, sau này được nhiều nhà nghiên cứu (như Vũ
Văn Mẫu, Tạ Văn Tài, Nguyễn Ngọc Huy, Insun Yu…) tán đồng và tiếp tục phát
triển. Đặc điểm chung, các nghiên cứu trên đây đều được thực hiện bởi các học
giả người Pháp, ngoài những ý nghĩa khoa học, chúng còn phục vụ mục đích
chính trị cho chính quyền thực dân.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nhưng những nghiên cứu của
giới sử học Việt Nam hiện đại về vấn đề này chủ yếu được thực hiện sau năm
1954. Những công trình nổi tiếng của các học giả miền Nam trước 1975 phải kể
đến: Tổ chức chính quyền trung ương thời Nguyễn Sơ (1802-1847) - luận án Luật
khoa tiến sĩ bảo vệ tại Đại học Sài Gòn năm 1962 (chưa xuất bản) của Nguyễn Sĩ
Hải; Tổ chức chính quyền trung ương dưới thời Lê Thánh Tông (1460 - 1497)
(1963) và Văn hoá chính trị Việt Nam - Chế độ chính trị Việt Nam thế kỷ XVIIXVIII (1974) của Lê Kim Ngân; Les Institutions du Vietnam au XVIIIè siècle
(Những thể chế của Việt Nam thế kỷ XVIII) (Paris, 1969) của Đặng Phương Nghi;
Pháp chế sử Việt Nam (1974) của Vũ Quốc Thông; Cổ luật Việt Nam thông khảo
(1972), Cổ luật Việt Nam và tư pháp sử (1973), Pháp luật thông khảo (1974) của
Vũ Văn Mẫu. Miền Bắc cùng thời kỳ, đáng chú ý là hai cuốn Lược khảo binh chế
Việt Nam qua các thời đại (1950) của Nguyễn Tường Phượng và Sơ thảo lịch sử
Nhà nước và pháp quyền Việt Nam (1968) của Đinh Gia Trinh. Những nghiên cứu
này chủ yếu là về cơ cấu tổ chức, hoạt động của bộ máy chính quyền, nhất là ở
cấp trung ương và hệ thống luật pháp Việt Nam từ thời Lê về sau.
Sau Đổi mới, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của đất nước và với thành tựu

của nền sử học nước nhà, những nghiên cứu thực sự nở rộ, nhất là từ đầu những
năm 1990 trở lại đây. Liên quan trực tiếp tới đề tài luận án, xin nêu một số chuyên
khảo tiêu biểu:

4


Cuốn Nghiên cứu về hệ thống pháp luật Việt Nam thế kỷ XV - thế kỷ XVIII
được Viện Nhà nước và Pháp luật tổ chức biên soạn và xuất bản năm 1994 [126].
Đây là tập hợp những bài nghiên cứu chuyên sâu của nhiều tác giả về tổ chức bộ
máy nhà nước và hệ thống pháp luật của các triều đại phong kiến Việt Nam từ thời
Lê Sơ đến thời Tây Sơn. Bên cạnh đó, chuyên khảo còn đề cập tới các vấn đề:
“Những quan điểm và phương pháp tiếp cận chủ yếu khi nghiên cứu về lịch sử
pháp luật của nhà nước Việt Nam giai đoạn thế kỷ XV - thế kỷ XVIII”, “Pháp luật
với xã hội Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII”…
Cải cách hành chính dưới triều Minh Mệnh vốn là bản luận án Tiến sĩ sử học
của tác giả Nguyễn Minh Tường, được xuất bản năm 1996 [185]. Đây có thể coi là
công trình nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống nhất về công cuộc cải cách hành chính
dưới triều Minh Mệnh, trong khoảng những năm 20-30 của thế kỷ XIX.
Tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884 là cuốn sách của
tập thể các tác giả Nguyễn Danh Phiệt, Nguyễn Quang Ngọc, Vũ Văn Quân, do Đỗ
Bang chủ biên, xuất bản năm 1997 [59]. Đây vốn là kết quả nghiên cứu thuộc đề tài
khoa học cấp Nhà nước (mã số KX.ĐL: 94-16). Cuốn sách được chia làm hai phần
chính: phần I về tổ chức bộ máy nhà nước ở trung ương, và phần II về tổ chức chính
quyền địa phương dưới thời Nguyễn. Năm sau (1998), Đỗ Bang xuất bản riêng cuốn
Khảo cứu kinh tế và tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn - những vấn đề đặt ra
hiện nay [60]. Ngoài phần khảo cứu về tổ chức bộ máy nhà nước được rút gọn từ
cuốn xuất bản năm trước, tác giả trình bày thêm tình hình kinh tế triều Nguyễn và
những vấn đề đương đại do thực tiễn đặt ra đối với đất nước.


Năm 2001, Đinh Khắc Thuân xuất bản cuốn Lịch sử triều Mạc qua thư tịch
và văn bia [180]. Nghiên cứu của tác giả tương đối toàn diện về toàn bộ lịch sử
triều Mạc, trong đó dành khoảng 1/2 dung lượng để nhìn nhận lại các quan điểm
đánh giá và khái quát lịch sử chính trị vương triều, về tổ chức chính quyền ở trung
ương và địa phương. Giá trị nổi bật của chuyên khảo là tác giả đã tập hợp và xử lý
một khối lượng tư liệu vô cùng phong phú, nhất là văn bia. Đó là sự bổ sung ý
nghĩa cho những nghiên cứu về một triều đại còn nhiều vấn đề cần được làm sáng
tỏ, nhưng do các khía cạnh lịch sử và chính trị, tư liệu còn lại vô cùng hiếm hoi.
Quốc triều hình luật: Lịch sử hình thành, nội dung và giá trị của tập thể tác
giả do Lê Thị Sơn chủ biên, xuất bản năm 2004 [162]. Đây là công trình nghiên

5


cứu quy mô và toàn diện nhất về bộ luật triều Lê của các tác giả trong nước từ
trước tới nay. Cuốn sách tập trung các nghiên cứu, từ bối cảnh lịch sử, quá trình
hình thành, tư tưởng và kỹ thuật lập pháp, cho đến các lĩnh vực quản lý được quy
định trong bộ luật.
Gần đây nhất là cuốn Thiết chế và phương thức tuyển dụng quan lại của
chính quyền nhà nước trong lịch sử Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII, xuất bản năm
2012, của tác giả Trần Thị Vinh [201]. Ngoài phần đầu nói về bối cảnh đất nước
thế kỷ XVII-XVIII, nội dung cuốn sách đi sâu nghiên cứu thiết chế chính quyền
nhà nước và chế độ tuyển dụng quan lại của triều đình Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài và
chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
Liên quan đến đề tài luận án còn có hàng trăm nghiên cứu khác của các tác
giả trong nước, được công bố dưới dạng sách, tạp chí, kỷ yếu hội thảo (trong nước
và quốc tế), luận văn, luận án... Tất cả đều có giá trị tham khảo tốt. Tiếc rằng,
trong khuôn khổ luận án, chúng tôi không có điều kiện giới thiệu hết. Song, đáng
để nhắc tới những tác giả nổi tiếng đã giành nhiều năm nghiên cứu và công bố, ví
như: Nguyễn Danh Phiệt, Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang

Ngọc, Trần Thị Vinh, Nguyễn Đức Nhuệ, Đào Tố Uyên...
Tuy nhiên, một đặc điểm chung dễ nhận thấy, đây chủ yếu là những nghiên
cứu mang tính chuyên sâu về từng khía cạnh vấn đề. Đa số là về tổ chức bộ máy
nhà nước, phần nào là tư tưởng, luật pháp, quan hệ làng - nước... Giai đoạn nghiên
cứu cũng thường tập trung theo từng triều đại. Những nghiên cứu về lịch sử nhà
nước và pháp luật lại thường sơ lược hoặc trình bày dưới dạng giáo trình. Hạn chế
lớn nhất của các nghiên cứu loại này là chưa nhìn các vấn đề nhà nước, pháp luật
hay tư tưởng trong cấu trúc tổng thể của hệ thống quyền lực, trong mối quan hệ và
tác động qua lại giữa thiết chế nhà nước - thượng tầng kiến trúc - với bối cảnh lịch
sử và nền tảng kinh tế - xã hội đã sản sinh ra nó, trong tiến trình vận động và phát
triển cùng lịch sử. Do đó, các nghiên cứu chưa đi đến chỗ khái quát những đặc
điểm của từng loại hình nhà nước, hay chỉ ra những khuynh hướng và quy luật vận
động, biến đổi.
Vấn đề chúng ta đang nhắc tới, từ lâu cũng đã thu hút sự quan tâm nghiên
cứu của nhiều học giả quốc tế. Xin nêu một số tác giả và công trình tiêu biểu:

6


Năm 1968, bản luận án tiến sĩ The Development of Le Government in
Fifteenth Centery Vietnam (Sự phát triển của chính quyền Lê thế kỷ XV ở Việt
Nam) được John K. Whitmore bảo vệ tại Đại học Cornell [267]. Công trình có
nhiều đóng góp và phát hiện mới mẻ về lịch sử chính trị Việt Nam trong giai đoạn
những năm 30 đến thập niên 70 của thế kỷ XV. Nội dung xuyên suốt của công
trình xoay quanh cuộc chiến giành quyền lực, tác động to lớn đến ngai vàng nhà
Lê cũng như toàn bộ nền chính trị - xã hội Đại Việt, giữa hai nhóm (phe phái) như tác giả đặt tên - nhóm “quyền thần” gốc Thanh - Nghệ và nhóm “Nho sĩ”
vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Alexandra Barton Woodside, với công trình nổi tiếng nhất mang tên Vietnam
and the Chinese Model: A Comparative Studies of Nguyễn and Ch’ing Civil
Goverment in the First Haft of the Nineteenth Century (Việt Nam và mô hình Trung

Hoa: Nghiên cứu so sánh tổ chức chính quyền ở Việt Nam và Trung Hoa nửa đầu thế
kỷ XIX), xuất bản lần đầu năm 1971, tại Đại học Havard [273]. Lâu nay, cuốn sách
này được giới học giả trong và ngoài nước đánh giá là một trong những công trình
nghiên cứu kinh điển về lịch sử Việt Nam. Nội dung cuốn sách phản ánh những kết
quả nghiên cứu hết sức tường tận và quảng bác về Việt Nam dưới thời Nguyễn, không
chỉ trên lĩnh vực chính trị, mà còn ở khía cạnh văn hóa, xã hội. Giá trị của cuốn sách
còn ở chỗ, đây là công trình đầu tiên đã so sánh một cách hệ thống và khoa học thiết
chế chính trị Việt Nam với mẫu hình Trung Hoa, qua đó chứng minh, mô hình triều
Nguyễn không hoàn toàn là bản sao của nhà Thanh.

Bản dịch tiếng Việt cuốn Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa
được xuất bản lần đầu năm 1990 (lần hai năm 1993, gần đây nhất là năm 2010),
tác giả là nhà sử học người Nhật Bản Yoshiharu Tsuboi [207]. Nội dung cuốn sách
phân tích kỹ những sự biến chính trị - xã hội ở Đại Nam, những mâu thuẫn bên
trong và bên ngoài, những quan hệ chính trị - ngoại giao phức tạp trong quan hệ
tay ba giữa Việt Nam, Pháp và Trung Hoa, ở vào giai đoạn “mấu chốt” thời 35
năm trị vì của Tự Đức.
Insun Yu là một nhà Việt Nam học nổi tiếng người Hàn Quốc. Ông có
nhiều công trình nghiên cứu về Việt Nam, trong đó nổi tiếng với ba cuốn sách:
Lịch sử Việt Nam (tiếng Hàn Quốc, 1984), Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII XVIII, Việt Nam và nước láng giềng Trung Quốc: Mối quan hệ trong quá khứ và
hiện tại. Cuốn Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII được dịch từ nguyên
7


bản tiếng Anh (Law and Society in Seventeenth and Eighteenth Century Vietnam,
Seoul 1990) và xuất bản ở Việt Nam năm 1994 [209]. Trong công trình này, Insun
Yu đã chỉ rõ và chứng minh một cách thuyết phục những ảnh hưởng của luật pháp
Trung Hoa (từ đời Đường đến Minh) đến bộ luật nhà Lê, sự kế thừa luật pháp thời
Lý - Trần, đặc biệt là những điều luật riêng có trong Quốc triều hình luật. Bên
cạnh đó, tác giả cũng tập trung phân tích ảnh hưởng và tác động của luật pháp lên

cấu trúc gia đình và phong tục Việt Nam, quan hệ giữa làng xã với nhà nước. Năm
2012, ông xuất bản tại Hàn Quốc cuốn sách Việt Nam và nước láng giềng Trung
Quốc: Mối quan hệ trong quá khứ và hiện tại (tiếng Hàn) [235]. Nội dung xuyên
suốt của cuốn sách, tác giả chủ yếu trình bày lịch sử mối quan hệ giữa Việt Nam
và Trung Quốc, từ thời Bắc thuộc đến thời hiện đại. Trong đó, dù không tập trung,
các vấn đề về thiết chế chính trị, mô hình tổ chức nhà nước, luật Pháp Việt Nam
và những ảnh hưởng của nó từ Trung Hoa cũng được đề cập ở những mức độ nhất
định.
Sự phục hưng của nước Đại Việt thế kỷ X-XV một là công trình của tác giả
người Nga, A.B. Pôliacốp. Bản dịch tiếng Việt của cuốn sách được xuất bản năm
1996 [150]. Tuy đề cập tới nhiều vấn đề, nhưng nội dung chủ yếu của cuốn sách
xoay quanh lịch sử chính trị của hai triều Lý - Trần, theo ông, đó là “giai đoạn
mấu chốt của sự khôi phục và phát triển quốc gia phong kiến Việt Nam độc lập”.
Cuốn Quá trình hình thành và biến đổi của nhà nước Đại Việt thời trung
thế 『『『『『『『『『『『『『『, của tác giả người Nhật Bản Momoki Shiro (『『『『), xuất
bản tại Đại học Osaka năm 2011 [234]. Nội dung chủ yếu của cuốn sách, tác giả
phân tích những thay đổi về thiết chế nhà nước và xã hội Đại Việt thời Lý - Trần
(thế kỷ XI - XIV), theo tác giả, là giai đoạn chuyển tiếp từ mô hình “nhà nước
kiểu Đông Nam Á” ở thế kỷ X sang mô hình “nhà nước tiểu Trung Hoa” vào thế
kỷ XV. Tác giả tán thành quan điểm của Shiraishi Masaya cho rằng Việt Nam thế
kỷ X là mô hình nhà nước phân tán quyền lực kiểu Đông Nam Á, chủ yếu do các
thủ lĩnh địa phương nắm giữ. Nhưng đến thế kỷ XV, nhà nước bắt đầu được thiết
lập theo mô hình tập quyền của Trung Hoa. Thông qua phân tích các hành động
quân sự và hệ thống tổ chức hành chính, tác giả cho rằng từ thế kỷ XII, nhà Lý đã
khẳng định được quyền quản lý đối với các địa phương. Đến thời Trần, hệ thống
quản lý địa phương được củng cố vững chắc, một phần nhờ việc cư trú của tôn
thất nhà Trần ở những địa bàn trọng yếu (chế độ Thái ấp).

8



Cuối cùng, chúng tôi xin nhắc tới cuốn A History of the Vietnamese của
K.W. Taylor, xuất bản tại Đại học Cambridge, năm 2013 [266]. Đây có thể coi như
tập đại thành những kết quả nghiên cứu Việt Nam trong suốt hơn 40 năm của học
giả người Mỹ. Nội dung cuốn sách (dày 696 trang) trình bày toàn bộ tiến trình lịch
sử Việt Nam - hay “lịch sử người Việt”, như tác giả đặt tên - từ đầu thời Bắc thuộc
cho đến đương đại. Rất nhiều chủ đề đã được tác giả đề cập trong công trình này,
từ ngôn ngữ, văn học, tôn giáo, cho đến những cuộc xung đột chính trị
- quân sự bên trong và bên ngoài lãnh thổ, quan hệ Việt Nam - Trung Hoa, những

khuôn mẫu chính quyền Việt Nam đã “vay mượn” trong suốt tiến trình lịch sử.
Tác giả đưa ra nhiều quan điểm mới về các vấn đề của lịch sử Việt Nam, nhưng
cũng vì thế đang gây ra những ý kiến tranh luận, nhất là của các nhà nghiên cứu
trong nước.
Trong số các nghiên cứu ở cả trong và ngoài nước từ trước tới nay, chúng
tôi đặc biệt nhấn mạnh tới hai công trình của GS.TSKH Vũ Minh Giang: Những
đặc trưng cơ bản của bộ máy quản lý đất nước và hệ thống chính trị nước ta
trước thời kỳ đổi mới (2008) [77] và Lịch sử Việt Nam truyền thống và hiện đại
(2009)
[78]. Cuốn thứ nhất là kết quả của Đề tài khoa học cấp Nhà nước thuộc Chương

trình KX.10 (mã số KX.10-08) do tác giả làm chủ trì. Cuốn thứ hai là tập hợp các
bài viết của tác giả đã công bố trong nhiều năm, trong đó có một số bài nghiên cứu
quan trọng trực tiếp liên quan đến đề tài luận án, như: “Những hệ luận rút ra từ các
đặc trưng của lịch sử hệ thống chính trị Việt Nam”, “Lịch sử và hiện trạng hệ
thống chính trị nước ta - một số vấn đề khoa học đang đặt ra”, “Pháp luật với xã
hội Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII”, “Đặc điểm của các hoạt động lập
pháp, hành pháp và tư pháp trong lịch sử trung đại Việt Nam”… Trong các nghiên
cứu này, tác giả đã không tiếp cận các vấn đề nhà nước và pháp luật một cách biệt
lập - dù không ít lần nhấn mạnh đó là những yếu tố cốt yếu nhất của chính trị - mà

luôn nhìn nhận chúng trong tổng hòa nhiều quan hệ và trong tiến trình lịch sử. Tác
giả cũng là người đầu tiên khái quát bộ máy quản lý đất nước và hệ thống chính trị
Việt Nam trong lịch sử thành 7 loại hình chính quyền - nhà nước, từ “Nhà nước sơ
khai thời Hùng Vương”, đến “Nhà nước chuyên chính vô sản” (từ 1954 đến nay)
[78, tr.127-128]. Trong đó, theo tác giả, suốt thời phong kiến độc lập (thế kỷ XIXIX), tập quyền là khuynh hướng chủ đạo, nhưng được chia thành các hình thức
hay mô hình tập quyền khác nhau. Trên cơ sở khái quát, tác giả tập trung chỉ rõ

9


những đặc trưng cơ bản của từng mô hình, cũng như những đặc tính xuyên suốt và
các khuynh hướng phát triển của thiết chế trung ương tập quyền trong lịch sử
trung đại Việt Nam.
Tuy vậy cũng phải thấy rằng, khi phân tích những đặc trưng cơ bản của bộ
máy quản lý đất nước từ thời dựng nước đến trước xâm lược của thực dân Pháp,
mục đích chính trong công trình nghiên cứu của tác giả Vũ Minh Giang là liên hệ
nó với hệ thống chính trị Việt Nam thời kỳ cận - hiện đại (trước Đổi mới). Do vậy,
tác giả chủ yếu mới phác nên hình hài của các mô hình tập quyền, đưa ra những
nhận định có tầm khái quát cao, mà chưa có điều kiện đi sâu khảo cứu một cách
kỹ càng. Những kết luận hay nội dung mới được nêu ra cần phải được xem xét
tường tận hơn, nhất là phải bổ sung và chứng minh bằng tư liệu. Những nội dung
khác ít được đề cập, như bối cảnh hình thành hay sụp của các mô hình nhà nước,
lượng hóa thông tin để chứng minh cho những nhận xét định tính, so sánh với mô
hình bên ngoài (nhất là Trung Hoa) để làm rõ hơn đặc trưng của thiết chế nhà
nước Việt Nam… cần phải được tiếp tục nghiên cứu.
Tất cả những kết quả nghiên cứu của các tác giả nêu trên được chúng tôi
kế thừa ở những mức độ khác nhau trong luận án này. Đồng thời, nhận thức về
những hạn chế của các công trình đi trước, những vấn đề khoa học đang đặt ra
cũng là để xác định rõ hơn công việc phải tiếp tục. Những điểm mới của luận án
như sẽ được trình bày trong phần đóng góp (ở mục 7) dưới đây.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Dưới góc độ khoa học lịch sử, luận án nghiên cứu quá trình hình thành và
biến đổi của mô hình tổ chức nhà nước ở Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX.
Do vậy, luận án không trình bày tất cả các thiết chế nhà nước cụ thể đã từng tồn
tại, mà khái quát hóa, phân tích cấu trúc, đặc trưng và sự vận hành của các mô
hình tổ chức nhà nước ở Việt Nam trong thời trung đại.
Về giới hạn không gian: Tịnh tiến theo quá trình lịch sử - văn hóa - lãnh thổ
của quốc gia Đại Việt - Đại Nam thời trung đại. Cụ thể, từ thế kỷ X đến thế kỷ XV
là lãnh thổ của quốc gia thống nhất, dần được mở rộng đến khu vực Quảng Nam.
Thế kỷ XVI - XVIII là thời kỳ phân liệt Đàng Trong - Đàng Ngoài, lãnh thổ không
ngừng được mở rộng, đến vùng đất Nam Bộ. Để rồi đến thế kỷ XIX, quốc gia lại
được thống nhất, lãnh thổ tương đương nước Việt Nam hiện nay.

10


Ở đây có một vấn đề quan trọng cần lưu ý. Cùng với quá trình lãnh thổ

không ngừng được mở rộng, Việt Nam trong gần suốt chiều dài lịch sử là một
quốc gia đa tộc người. Phần lớn các dân tộc ít người đều cư trú ở miền rừng núi,
xa kinh đô, trong khi chính quyền trung ương của người Việt (Kinh) ở vùng đồng
bằng, vậy nên nhà nước quân chủ gặp rất nhiều khó khăn trong kiểm soát và thực
thi quyền quản lý. Yêu cầu của thể chế quân chủ tập quyền không chỉ là quyền lực
tập trung về trung ương đứng đầu là nhà vua, mà nhà nước đó còn phải quản lý
được lãnh thổ cả nước thông qua bộ máy chính quyền cùng với qui chế vận hành
của nó. Trong đặc điểm của cấu trúc đa tộc người và địa bàn phân bố cư dân như
đã nêu trên, nhà nước tập quyền thực thi quyền quản lý đối với các dân tộc ít
người và vùng cư trú của họ như thế nào, là một nội dung cần được nghiên cứu kỹ.
Tuy nhiên, đây là một vấn đề lớn và hết sức phưc tap. Trong luận án có đề cập ở
mức độ nhất định, đặc biệt là phần tranh luận với các học giả nước ngoài về tính

chất tập quyền thời Lý, song nhìn chung chưa có điều kiện để đi sâu nghiên cứu.
Vấn đề quan trọng này cần được tiếp tục trong một công trình nghiên cứu khác.
4. Mục đích nghiên cứu

1- Tái hiện một cách khách quan, chân thực quá trình hình thành và biến
đổi, những đặc điểm cơ bản và tính chất của các mô hình nhà nước trong lịch sử
Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX.
2- Tập trung làm rõ quá trình thiết lập, cấu trúc và đặc điểm, thành tựu và
hạn chế của các hình thức tổ chức nhà nước; nhìn nhận và phân tích mô hình thiết
chế nhà nước trong những mối quan hệ và tương tác đồng đại, lịch đại, trong tổng
hợp các vấn đề.
3- Đi sâu phân tích cấu trúc quyền lực nhà nước, tập trung ở bốn nội dung
cơ bản: Tư tưởng và chính sách cai trị, bộ máy chính quyền, hệ thống luật pháp,
quan hệ Nhà nước - làng xã.
4- Chỉ ra những đặc trưng xuyên suốt, những khuynh hướng và quy luật
vận động, biến đổi của các mô hình nhà nước, đồng thời lý giải căn nguyên của sự
vận động và biến đổi đó.

11


5. Nguồn tư liệu nghiên cứu
Đây là một đề tài có tính chất tổng hợp, do vậy, các nguồn tư liệu liên quan
tới luận án được tập hợp, hệ thống hóa, xử lý và khai thác một cách tối đa có thể.
Đó là các nguồn tư liệu chủ yếu sau:
- Các bộ sử biên niên ghi chép theo diễn trình thời gian các sự kiện, nhân

vật lịch sử, chính sách nhà nước, chế độ quan lại, binh chế, các quy định luật
pháp... Các sách Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt sử ký tục biên, Đại
Việt thông sử, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục, Minh

Mệnh chính yếu… đều được khai thác phục vụ luận án. Tuy những ghi chép trong
sách sử loại này rất tản mạn, nhưng là thông tin trực tiếp và có giá trị. Khi được
tập hợp, xử lý theo phương pháp đám đông sẽ đưa tới những nhận thức khoa học
có độ tin cậy cao. Nguồn tư liệu này đặc biệt có ý nghĩa khi nghiên cứu về giai
đoạn trước thế kỷ XV.
- Các bộ hội điển, điển chế, pháp luật cổ Việt Nam là những tư liệu hết sức

quan trọng cung cấp những thông tin trực tiếp liên quan đến tổ chức bộ máy nhà
nước, quan chế, luật pháp... Loại này gồm: Quốc triều hình luật, Thiên Nam dư hạ
tập, Hồng Đức thiện chính thư, Lê triều chiếu lệnh thiện chính, Lê triều quan chế,
Lê triều cựu điển, Lê triều hội điển, Hoàng Việt luật lệ, Khâm định Đại Nam hội
điển sự lệ…
- Các chuyên khảo và sách thể “chí” là những công trình kê cứu hết sức

công phu, tường tận của các tác giả thời xưa. Trực tiếp liên quan đến nội dung
luận án có các sách: Kiến văn tiểu lục (Lê Quý Đôn), Lịch triều hiến chương loại
chí (Phan Huy Chú), Sử học bị khảo (Đặng Xuân Bảng).
- Tư liệu văn bia là nguồn bổ sung cần thiết cho chính sử. Đặc biệt có giá

trị đối với luận án là những thông tin ghi chép về tên các chức quan của các triều
1

Lý, Trần và Mạc .
- Du ký của người nước ngoài, nhất là của các tác giả phương Tây đến Việt

Nam trong các thế kỷ XVII - XIX, như: A. Rhodes, J.B. Tavernier, W. Dampier,
C.B. Maybon, J. Barrow... Đây là những ghi chép tương đối khách quan và hết sức
sinh động của các giáo sĩ và thương nhân phương Tây về Việt
1 Hệ thống văn bia thời Mạc, đến nay chủ yếu được tập hợp và công bố bởi tác giả Đinh Khắc
Thuân [xem 180].


12


Nam nói chung, trong đó ít nhiều đề cập đến các vấn đề về chính quyền, quan lại,
quân đội, luật pháp…
- Luận án cũng kế thừa những thành tựu nghiên cứu từ trước tới nay của

các tác giả trong nước và quốc tế, được công bố dưới các dạng sách, kỷ yếu hội
thảo khoa học, các bài tạp chí chuyên ngành và các luận văn, luận án, đề tài khoa
học các cấp.
- Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng các bộ hội yếu, hội điển của các triều

đại phong kiến Trung Hoa, như: Đường hội yếu (『『『), Tống hội yếu (『『『),
Đại Minh hội điển (『『『『), Khâm định Đại Thanh hội điển (『『『『『『)…; Các bộ
từ điển quan chức của Việt Nam và Trung Quốc: Từ
điển chức quan Việt Nam (Đỗ Văn Ninh), Trung quốc lịch đại chức quan từ điển
(『『『『『『『『), Trung Quốc lịch đại chức quan giản yếu (『『『『『『『『), Trung Hoa
quân sự chức quan đại điển
(『『『『『『『『)... Cùng với đó là các nghiên cứu về chế độ chính trị, bộ máy nhà
nước, chế độ quan lại của Trung Quốc (bằng tiếng Trung và tiếng Anh). Các sách
loại này hết sức cần thiết trong những nghiên cứu so sánh của luận án.
6. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Luận án thuộc lĩnh vực sử học, hướng tiếp cận do vậy chủ yếu dưới góc độ
khoa học lịch sử. Mô hình tổ chức nhà nước ở Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ
XIX được nhìn nhận, đánh giá trong toàn bộ quá trình vận động và biến đổi; trong
mối quan hệ và sự tương tác giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài cấu trúc; cũng
như những tác động qua lại với tiến trình lịch sử.
Bên cạnh đó, do nội dung và tính chất của đề tài liên quan đến nhiều ngành

khoa học khác, như chính trị học, hành chính học, luật học... nên luận án còn tiếp
cận vấn đề theo hướng đa ngành và liên ngành.
Phương pháp luận nghiên cứu trong luận án là chủ nghĩa duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử.
Về phương pháp nghiên cứu: Cũng do đề tài mang tính tổng hợp và nội
dung nghiên cứu liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, nên luận án
trước hết sử dụng phương pháp liên ngành nhằm đạt tới tính toàn diện và hệ thống
về đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu tái tạo lịch sử để rút ra
những đặc trưng của từng loại hình và những đặc điểm lịch sử mang tính xuyên
13


suốt, do vậy các phương pháp của khoa học lịch sử được hết sức chú trọng. Song,
việc nghiên cứu của đề tài không dừng lại ở phương pháp mô tả lịch sử; mà còn là
phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu, nhằm hệ thống hóa, so sánh
đối chiếu và nghiên cứu tổng hợp các nguồn tài liệu vô cùng phong phú liên quan
đến luận án; phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic nhằm nhìn nhận, lý giải,
đánh giá vấn đề nghiên cứu trong chiều sâu lịch sử và theo quy luật khách quan.
Bên cạnh đó, luận án tập trung sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp mô hình hay mô hình hóa. Đây là phương pháp nghiên cứu

được sử dụng từ lâu, không chỉ trong các khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên mà
cả trong các khoa học xã hội và nhân văn như triết học, kinh tế học, ngôn ngữ học,
luật học, các khoa học chính trị… Theo nghĩa chung nhất, mô hình là hình ảnh
(hình tượng, sơ đồ, sự mô tả…) ước lệ của một khách thể hay một hệ thống các
khách thể, các quá trình hoặc hiện tượng. Sự tái hiện những đặc trưng của một
khách thể nào đó dựa trên khách thể khác tương tự được xây dựng lên để phục vụ
cho việc nghiên cứu nó, khách thể khác ấy được gọi là mô hình. Nhu cầu về mô
hình hóa phát sinh khi việc nghiên cứu bản thân khách thể một cách trực tiếp gặp
khó khăn hoặc không thể tiến hành được vì khách thể quá lớn (ví dụ: vũ trụ), quá

1

nhỏ (phân tử) hoặc quá phức tạp (mô hình người công dân kiểu mẫu…) . Đăc tinh
cua phương phap mô hinh la nghiên cưu vân đê dưa trên đăc trưng cua nhưng yêu
tô hay thuôc tinh cơ ban (ban chât), va quan trong hơn , qua đo co thê ly giai môi
quan hê giưa cac yêu tô cơ ban trong câu truc cua mô hinh đo.
Khái niệm mô hình và phương pháp mô hình hóa được vận dụng như thế
nào trong luận án? Theo quan niệm của nhiều nhà sử học trong nước gần đây, suốt
từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, Việt Nam thảng hoặc cũng có giai đoạn tồn tại chế độ
phong kiến phân quyền, nhưng nhìn chung khuynh hướng tập quyền luôn đóng vai
trò chủ đạo hay chi phối [78, tr.139; 101, tr.348]. Vậy nên, xét về phương diện
chính trị cũng có thể khái quát mô hình chung, mang tính tổng thể hay đại diện
cho 10 thế kỷ này của lịch sử Việt Nam là mô hình nhà nước trung ương tập
2

quyền . Bên cạnh đó, trong giai đoạn này cũng đã từng xuất hiện một số thiết chế
1Khái niệm “mô hình”, “mô hình hóa”: Xem thêm Phụ lục I.
2 Trong chính trị học, khái niệm tập quyền hay trung ương tập quyền (Centralization) để chỉ
nguyên tắc tổ chức chính quyền nhà nước mà ở đó mọi quyền lực được tập trung vào tay các cơ
quan trung ương (trong chế độ phong kiến, vua đứng đầu bộ máy chính quyền trung ương nên
được gọi là chế độ phong kiến tập quyền). Các cơ quan này nắm quyền quản lý và quyết định mọi

14


1

nhà nước trung ương tản quyền hay phân quyền , nhưng không mang tính phổ
quát. Xét cấu trúc của mô hình nhà nước tập quyền, bốn yếu tố (hay thuôc tinh )
sau đây có thể được coi là cơ bản nhất: 1- Hệ tư tưởng cai trị, 2- Bộ máy chính

quyền, 3- Hê thông lu ật pháp , va 4- Khả năng kiểm soát và quản lý của chính
quyền trung ương đối với cấp cơ sở (làng xã).
Tuy nhiên, mô hình (tổng thể) trên đây không phải nhất thành bất biến. Tùy
từng giai đoạn và thời điểm nhất định mà phương thức, tính chất và mức độ tập
quyền được biểu hiện khác nhau. Tác giả Vũ Minh Giang đã khái quát lịch sử Việt
Nam thời trung đại từng xuất hiện ba hình thức (cũng gọi là mô hình - mô hình bộ
phận, theo TG) tập quyền: “Tập quyền thân dân”, “tập quyền quan liêu” và “tập
quyền chuyên chế”, mà đỉnh cao của mỗi hình thức tương ứng với các thế kỷ XI XIV, XV và thế kỷ XIX [77, tr.43-84; 78, tr.139]. Đó đều là những thiết chế tập
quyền mức độ cao và gắn liền với những thời kỳ lãnh thổ quốc gia được thống
nhất. Riêng giai đoạn thế kỷ XVI - XVIII lâu nay được quan niệm là thời kỳ cát
cứ, phân quyền. Song, nếu xem xét cấu trúc chính trị và hình thức tổ chức quyền
lực, các thiết chế nhà nước thời kỳ này (chính quyền Mạc, Lê - Trịnh, chúa
Nguyễn và Tây Sơn) không nằm ngoài xu thế chung của chế độ trung ương tập
quyền ở Việt Nam. Có những thời điểm, nhà nước tập trung quyền lực ở mức độ
khá cao, rõ nét nhất như thời cầm quyền của chúa Trịnh Cương (1709 - 1729). Vì
thế, xét ở góc độ nhất định cũng có thể ghi nhận về sự xuất hiện của thiết chế nhà
nước tập quyền ở một thời đoạn nào đó trong giai đoạn thế kỷ XVI - XVIII, tạm
gọi là mô hình nhà nước “tập quyền quân sự” (sẽ nói rõ ở chương 3 của luận án).
Như vậy có thể thấy, mô hình nhà nước mang tính phổ quát trong lịch sử
chế độ phong kiến Việt Nam là thiết chế nhà nước trung ương tập quyền. Ở những
thời điểm và do những điều kiện lịch sử nhất định cũng đã từng xuất hiện thiết chế
vấn đề từ trung ương đến địa phương. Khái niệm tập quyền thường được sử dụng để phân biệt
với tản quyền. T ản quyền là chế độ quản lý hành chính chuyển giao một s ố quyền quyết định
quản lý của nhà nước từ các cơ quan hành chính ở trung ương cho các cơ quan hành chính ở
trung ương đặt tại các đơn vị hành chính lãnh thổ; các cơ quan này là những cơ quan của trung
ương đặ t tại các địa phương, không phải là các cơ quan địa phương. Tản quyền thường đi đôi và
kết hợp với phân quyền - phân giao quyề n quyết định quản lý nhà nước cho chính quyền địa
phương (xem Từ điển bách khoa Việt Nam, Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2002, tập 4, tr.51).
1Trong lịch sử trung đại Việt Nam, giai đoạn tồn tại của “mười hai sứ quân” (965 - 968) hay thời
kỳ trị vì của vua Gia Long (1802 - 1819) với sự tồn tại của Bắc thành và Gia Định thành ở hai

đầu đất nước có thể coi là những thiết chế nhà nước trung ương tản quyền hay phân quyền.

15


nhà nước tản quyền (hay phân quyền), song đó không phải xu hướng chính. Điều
này có nghĩa, không phải tất cả các nhà nước tồn tại ở Việt Nam từ thế kỷ X đến
thế kỷ XIX đều là nhà nước tập quyền. Các hình thức (mô hình) nhà nước tập
quyền cũng không phải phát triển liên tục theo đường thẳng, mô hình sau xuất
hiện ngay khi mô hình trước kết thúc, mà chúng đều có quá trình hình thành sau
một thời gian gián đoạn và thường chỉ tồn tại trong một giai đoạn nào đó mà thôi.
Nguyên tắc mô hình hóa và đặt tên các mô hình nhà nước ở đây dựa trên
những đặc điểm chung, mang tính nổi trội và đại diện cho từng giai đoạn lịch sử
nhất định. Việc khái quát thành những mô hình nhận thức, mục đích để nghiên cứu
tường tận vấn đề, hoàn toàn không có ý khu biệt hóa, tuyệt đối hóa hay cắt dời các
yếu tố cấu thành quyền lực khỏi dòng chảy lịch sử của nó. Mỗi mô hình nhà nước
đều bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành quyền lực (bốn yếu tố cơ bản nêu trên),
1

khác biệt chỉ ở cách thức tổ chức và vị trí nổi trội của một trong số các yếu tố đó .
Quy luật phát triển và di tồn, mô hình sau bao giờ cũng là sự kế thừa (những thành
tựu, kinh nghiệm) và cả tồn đọng (những hạn chế, sai lầm) của mô hình trước. Sự
thay đổi giữa các mô hình cũng không phải diễn ra một cách đột ngột, bởi ý muốn
chủ quan, mà là kết quả của một quá trình lịch sử, chịu tác động của nhiều yếu tố,
tuy rằng có những thời điểm mang tính bước ngoặt và bởi những con người tạo
nên lịch sử. Quy luật chung, kết cấu kinh tế - xã hội (hạ tầng cơ sở) thường biến
đổi trước, kéo theo sự thay đổi của các mô hình thiết chế (thượng tầng kiến trúc).
Khi khái quát và phân tích đặc trưng các mô hình nhà nước, luận án sẽ
không đi sâu khảo tả, kê cứu một cách quá chi tiết hay theo lịch sử các vương
triều, mà trình bày vấn đề theo hướng hệ thống, tổng hợp, khái quát hóa. Tuy

nhiên, trong các trường hợp cần thiết, nhằm làm sáng tỏ những nhận định hoặc

1 Chẳng hạn: Mô hình thời Lý - Trần, quan hệ làng - nước hòa đồng và sự ủng hộ của dân chúng
là yếu tố căn bản tạo nên sức mạnh của nhà nước. Trong khi, mô hình nhà nước triều Nguyễn tạo
dựng quyền lực chủ yếu dựa trên các biện pháp chuyên chế, cực đoan. Những đặc điểm đó được
coi là nổi trội và được lấy làm tiêu chí để đặt tên các mô hình nhà nước. Tuy nhiên, sự khái quát
này hoàn toàn chỉ mang ý nghĩa tương đối. Trong mô hình nhà nước “tập quyền quan liêu” thời
Lê Sơ có sử dụng không ít những biện pháp “chuyên chế”, “cực đoan”. Ngược lại, mô hình “tập
quyền chuyên chế” thời Nguyễn không phải không có tính chất “quan liêu”.

16


chứng minh cho luận điểm, luận án cố gắng lượng hóa tối đa những thông tin,
phân tích tường tận để có thể đi tới tận cùng của vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp hệ thống - cấu trúc: Nhìn nhận mô hình nhà nước là một

chỉnh thể thống nhất do nhiều yếu tố hợp thành. Về tổ chức chính quyền nhà nước,
gồm chính quyền ở trung ương và chính quyền địa phương; hệ thống thực thi
quyền lực nhà nước gồm bộ máy hành chính, quân đội, luật pháp; hệ thống quyền
lực nhà nước gồm quyền lực kinh tế, sự ủng hộ của dân chúng, các biện pháp
chuyên chế...
- Phương pháp phân tích định lượng được sử dụng nhiều trong luận án,

nhằm xử lí các tư liệu đám đông để tìm ra khuynh hướng và đặc trưng. Trong khả
năng cho phép, luận án đã cố gắng lượng hóa mọi thông tin, qua đó đưa lại những
nhận thức mới. Chẳng hạn, để làm rõ tính chất “thân dân” thời Lý - Trần, chúng
tôi thống kê toàn bộ thông tin từ chính sử liên quan tới “dân”, thể hiện trong quan
điểm chính trị, các chính sách, hay đơn giản là những cử chỉ, hành động của nhà
vua đối với dân chúng. Để phân tích chính sách quan lại, vai trò của khoa cử và

ảnh hưởng của yếu tố địa phương/vùng miền lên thiết chế nhà nước, chúng tôi
thống kê và phân tích thông tin của 2.264 tiến sĩ Nho học trong lịch sử khoa cử
Việt Nam. Hay để nghiên cứu hệ thống các chức quan Việt Nam, chỉ rõ quy mô và
mức độ ảnh hưởng từ quan chế Trung Hoa, chúng tôi thống kê toàn bộ thông tin
trong chính sử, đặc biệt là trong các sách về quan chế và hội điển của Việt Nam
cũng như Trung Quốc...
- Phương pháp so sánh đặc biệt có ý nghĩa khi phân tích, khái quát về

những đặc điểm, đặc trưng của từng mô hình nhà nước ở Việt Nam. Trong luận án,
chúng tôi tiến hành cả so sánh lịch đại (với các mô hình trước, sau) và so sánh
đồng đại (giữa Việt Nam với các nước) để chỉ ra những yếu tố kế thừa, những đặc
trưng xuyên suốt hay những khác biệt, đặc trưng của các thiết chế nhà nước; chỉ ra
cách thức các chính quyền Việt Nam đã tiếp nhận, mô phỏng và cải biến các mô
hình ngoại lai như thế nào. Đặc biệt, chúng tôi tập trung so sánh hệ thống quan
chức của Việt Nam với Trung Hoa, bởi những thông tin này có trong sử liệu của
cả hai nước còn tương đối đầy đủ, và qua thống kê chi tiết, những nhận xét, kết
luận rút ra sẽ có độ tin cậy cao.

17


×