Tải bản đầy đủ (.docx) (259 trang)

Đảng lãnh đạo quan hệ của việt nam với liên xô trong kháng chiến chống mỹ (1954 1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (855.46 KB, 259 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------***------

ĐOÀN THANH THỦY

ĐẢNG LÃNH ĐẠO QUAN HỆ CỦA VIỆT NAM VỚI
LIÊN XÔ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
(1954-1975)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Hà Nội – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------***------

ĐOÀN THANH THỦY

ĐẢNG LÃNH ĐẠO QUAN HỆ CỦA VIỆT NAM VỚI
LIÊN XÔ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
(1954-1975)
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 62 22 03 15
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Hồ Khang
PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Hoa


Chủ tịch hội đồng

Người hướng dẫn

Hà Nội – 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận án này là công trình nghiên cứu của tôi
dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Hồ Khang, PGS.TS. Nguyễn
Thị Mai Hoa. Các kết quả và số liệu được nêu trong Luận án là trung
thực. Những kết luận của Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.

Tác giả

Đoàn Thanh Thủy


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài luận án tiến sĩ một cách hoàn chỉnh, bên
cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân nghiên cứu sinh còn có sự hướng dẫn
nhiệt tình của Quý Thầy Cô, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và
bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận án tiến sĩ.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy Cô hướng dẫn khoa học
PGS.TS Hồ Khang, PSG.TS Nguyễn Thị Mai Hoa, người đã hết lòng giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận án này. Xin chân thành
bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trong bộ môn Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam cũng như khoa Lịch sử và khoa Sau Đại học, Trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình truyền
đạt những kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong
quá trình học tập nghiên cứu và thực hiện đề tài luận án.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu trường Đại học
Lao động – Xã hội, Khoa Lý luận chính trị – nơi tôi công tác, đã tạo điều kiện
tốt nhất và động viên ủng hộ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và
thực hiện đề tài luận án.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã
hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện
đề tài luận án một cách hoàn chỉnh.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Nghiên cứu sinh

Đoàn Thanh Thủy


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục…………..……………………………………………………….1
Danh mục các ký hiệu viết tắt ..................................................................
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ......................................
5. Đóng góp của luận án .........................................................................
6. Bố cục của luận án ...........................................................................
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN...............................................................................

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..............................................................
1.1.1. Ở trong nước ...............................................................................
1.1.2. Ở nước ngoài ...............................................................................
1.2. Kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận án tập trung giải quyết ...
1.2.1. Kết quả nghiên cứu .....................................................................
1.2.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết ...............................
Tiểu kết chương ...................................................................................................
Chương 2. CHỦ TRƯƠNG VÀ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG QUAN
HỆ VỚI LIÊN XÔ GIAI ĐOẠN 1954-1964 ...............................................
2.1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng ...........................................
2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử .......................................................................
2.1.2. Chủ trương của Đảng .................................................................
2.2. Chỉ đạo thực hiện .........................................................................................
1


2.2.1. Trên lĩnh vực chính trị - ngoại gia

2.2.2. Trên lĩnh vực kinh tế - thương mạ
2.2.3. Trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học – kỹ thuật, văn hóaxã hội. ....................................................................................................
2.2.4. Trên lĩnh vực quân sự - quốc phòng ..........................................
Tiểu kết chương ...................................................................................................
Chương 3. ĐẢNG LÃNH ĐẠO QUAN HỆ VIỆT NAM VỚI LIÊN XÔ
GIAI ĐOẠN 1965-1975.................................................................................
3.1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng ...........................................
3.1.1. Hoàn cảnh lịch sử .......................................................................
3.1.2. Chủ trương của Đảng .................................................................
3.2. Chỉ đạo thực hiện .........................................................................................
3.2.1. Về chính trị - ngoại giao .............................................................
3.2.2. Về quân sự - quốc phòng ..........................................................

3.2.3. Về kinh tế - thương mại ............................................................
3.2.4. Về giáo dục – đào tạo, khoa học – kỹ thuật, văn hóa – xã hội 116
Tiểu kết chương .................................................................................................
Chương 4. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ..........................................
4.1. Nhận xét .......................................................................................................
4.1.1. Về ưu điểm .................................................................................
4.1.2. Về hạn chế và nguyên nhân .....................................................
4.2. Kinh nghiệm ...............................................................................................
4.2.1. Đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên hàng đầu ……………...…..152
4.2.2. Giữ vững độc lập, tự chủ trong chủ trương đối ngoại; song
mềm dẻo, linh hoạt trong biện pháp thực hiện..................................
4.2.3. Coi trọng quan hệ với các đối tác lớn gắn với cân bằng các mối
quan hệ

.....................
2


4.2.4. Nhận thức rõ về mối quan hệ giữa đối nội và đối ngoại........160
KẾT LUẬN..................................................................................................163
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN...........................................................................................166
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................167
PHỤ LỤC

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BBT

Ban Bí thư

BCH

Ban chấp hành

BCT

Bộ Chính trị

CNTB

Chủ nghĩa tư bản

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

DCCH

Dân chủ Cộng hòa

DCND

Dân chủ Nhân dân

TBCN


Tư bản chủ nghĩa

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

USD

Đô la Mỹ

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Liên Xô là một trong những nước đầu tiên trên thế giới công nhận và
thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (DCCH).
Là hai nước cùng chung mục tiêu xây dựng đất nước theo con đường xã hội
chủ nghĩa (XHCN), quan hệ Việt - Xô được xây dựng trên tình đoàn kết quốc
tế của hai dân tộc, cùng chung mục đích và lý tưởng XHCN, phấn đấu vì hòa
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Các nhà lãnh đạo cấp cao
nhất của Đảng và Nhà nước Liên Xô đã nhận định: “Tình hữu nghị Xô - Việt
được xây dựng trên lợi ích và mục tiêu chung, trên nền tảng vững chắc của
chủ nghĩa Mác - Lênin và nghĩa vụ quốc tế xã hội chủ nghĩa” [29; tr.584]. Về
phía Việt Nam, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng việc xây dựng
quan hệ hợp tác toàn diện với Liên Xô, coi đây là một nhiệm vụ chiến lược
trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, được Đảng và Chính phủ
thường xuyên quan tâm vun đắp, gìn giữ.
Thời kỳ Việt Nam tiến hành kháng chiến chống Mỹ là một thời kỳ quan
trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam, cũng là những năm tháng hết sức quan

trọng trong mối quan hệ giữa Việt Nam – Liên Xô. Trong cuộc đối đầu lịch sử
giữa Việt Nam - một nước nhỏ, đất không rộng, người không đông, kinh tế
nghèo nàn, lạc hậu với Mỹ - một đế quốc có tiềm lực kinh tế, quân sự đứng
đầu thế giới tư bản, Việt Nam cần có sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước XHCN,
của các lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hòa bình, tự do trên thế giới. Chính vì
vậy, mục tiêu quan trọng trong chủ trương đối ngoại của Đảng với Liên Xô là
củng cố, phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai nước, tranh thủ sự ủng hộ, giúp
đỡ của Liên Xô cho cách mạng Việt Nam nhằm giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước. Chủ trương đó xuất phát tiềm lực kinh tế, quân sự của Liên Xô,
từ vai trò và vị trí của Liên Xô trong quan hệ quốc tế. Liên Xô là trụ cột của
5


phe XHCN, là nước nhiệt tình ủng hộ phong trào cách mạng và phong trào
giải phóng dân tộc trên thế giới, có tiếng nói và vị trí quan trọng trên trường
quốc tế, Liên Xô lại có tiềm lực về kinh tế và quân sự mạnh, vì thế sự ủng hộ
của Liên Xô có ý nghĩa quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của
nhân dân Việt Nam.
Nhận thức được tầm quan trọng trong quan hệ với Liên Xô trong kháng
chiến chống Mỹ, Đảng đã có những chủ trương và sự chỉ đạo trực tiếp để xây
dựng và phát triển quan hệ hai nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới những
năm 1954 – 1975 có nhiều biến động phức tạp, sự lãnh đạo của Đảng trong
quan hệ với Liên Xô cũng chịu nhiều tác động của những yếu tố khách quan
và chủ quan. Quan hệ hai nước dưới sự lãnh đạo của Đảng thời kỳ này có
những biến đổi thăng trầm. Về cơ bản giữa hai nước có sự đồng thuận, nhưng
có những thời điểm không nhất trí trong nhiều quan điểm. Mối quan hệ hợp
tác toàn diện với Liên Xô về các mặt chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương
mại, quân sự - quốc phòng, văn hóa – xã hội hội trong hai giai đoạn 1954–
1964 và 1965-1975 có nhiều điểm khác biệt, tác động khác nhau đến tiến trình
phát triển của cách mạng Việt Nam. Sự ủng hộ, giúp đỡ về nhiều mặt của Liên

Xô trong hơn 20 năm (1954-1975) đã góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp
giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Điều đó thể hiện sự thành công trong
lãnh đạo của Đảng đối với quan hệ hai nước, nhưng bên cạnh đó vẫn còn
những tồn tại cần phải khắc phục.
Thêm vào đó, việc nghiên cứu vai trò của lãnh đạo của Đảng trong quan
hệ với Liên Xô trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) không chỉ góp phần
làm rõ hơn quan hệ cách mạng Việt Nam – Liên Xô trong thời kỳ quan trọng
của lịch sử dân tộc mà còn làm sáng tỏ đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ
của Đảng trong kháng chiến chống Mỹ; qua đó có thể rút ra được những kinh
nghiệm bổ ích trong việc xây dựng, phát triển quan hệ với Liên bang
6


Nga trong bối cảnh hiện nay, đưa mối quan hệ đó đi vào chiều sâu, góp phần
thực hiện đường lối đối ngoại mới của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Vì những lý do trên, nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài “Đảng
lãnh đạo quan hệ của Việt Nam với Liên Xô trong kháng chiến chống Mỹ
(1954-1975)” làm luận án Tiến sĩ Lịch sử.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng trong quan
hệ với Liên Xô trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975); rút ra
những kinh nghiệm phục vụ hiện tại.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt hoàn thành mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án tập trung thực
hiện những nhiệm vụ sau:
-

Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đảng lãnh đạo


quan hệ với Liên Xô trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)
Phân tích hoàn cảnh lịch sử như là một sự tác động tới chủ
trương của
Đảng trong quan hệ với Liên Xô trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)
-

Phân tích và làm rõ chủ trương của Đảng trong quan hệ với Liên Xô

thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)
Trình bày và làm sáng tỏ sự chỉ đạo của Đảng về quan hệ Việt
Nam Nhận xét về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng trong quan hệ với
Liên
-

Đúc rút những kinh nghiệm lịch sử từ sự lãnh đạo của Đảng trong

quan hệ với Liên Xô thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)


7


3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Chủ trương và chỉ đạo của Đảng trong quan hệ của Việt Nam với Liên
Xô trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung khoa học: Chủ trương và chỉ đạo thực hiện quan hệ với Liên
Xô của Đảng về các mặt: chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại, quân sự quốc phòng, giáo dục – đào tạo, khoa học – kỹ thuật, văn hóa – xã hội.

Về thời gian: từ năm 1954 đến năm 1975 là thời gian Việt Nam tiến
hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Về không gian: luận án nghiên cứu ở Việt Nam, Liên Xô và một số
nước có liên quan.
4.

Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1. Nguồn tư liệu
-

Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, của Hồ Chí

Minh, văn kiện của Đảng và một số tác phẩm, hồi ký của các lãnh đạo Đảng
và Nhà nước về đối ngoại.
Các chỉ thị, nghị quyết của Bộ Chính trị (BCT), Ban Bí thư
(BBT),
Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Đảng; thông tư, báo cáo của Quốc hội,
Chính phủ, các hiệp định, nghị định, bản ghi nhớ… của Nhà nước và các
quyết định của các bộ, ban, ngành liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
-

Các công trình khoa học, các luận văn, luận án, bài nghiên cứu trên

tạp chí về quan hệ Việt Nam – Liên Xô trong kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước (1954-1975) ở trong nước và ngoài nước.
4.2. Phương pháp nghiên cứu


8


*

Cơ sở phương pháp luận

Cơ sở phương pháp luận của luận án là lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế.
*
-

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là những phương pháp chủ

yếu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài.
-

Một số phương pháp nghiên cứu khác như: phân tích chính sách, phân

tích – tổng hợp, phương pháp thống kê, đối chiếu, liên hệ, so sánh,… cũng
được sử dụng nhằm đảm bảo sự chính xác, tính khoa học của quá trình phân
tích và lý giải các sự kiện trong mối quan hệ giữa hai nước.
5.
-

Đóng góp của luận án

Đóng góp về tư liệu: luận án hệ thống hóa các tư liệu liên quan đến sự


lãnh đạo của Đảng trong quan hệ với Liên Xô thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
(1954-1975).
-

Luận án làm sáng tỏ chủ trương của Đảng đối với quan hệ Việt Nam –

Liên Xô trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), góp phần làm
phong phú thêm tri thức về chủ trương đối ngoại của Đảng nói chung và chủ
trương của Đảng đối với Liên Xô nói riêng trong kháng chiến chống Mỹ.
-

Luận án tái hiện và phân tích quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng về

các mặt: chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại, quân sự - quốc phòng,
giáo dục – đào tạo, khoa học – kỹ thuật, văn hóa – xã hội trong quan hệ với
Liên Xô thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, góp phần tái hiện một cách tổng thể
mối quan hệ toàn diện giữa hai nước.
Luận án đánh giá khách quan ưu điểm, hạn chế, từ đó rút ra
kinh
nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng đối với quan hệ Việt Nam – Liên Xô thời kỳ
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). Những kinh nghiệm lịch sử

9


được rút ra có giá trị tham khảo trong quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga và
công tác đối ngoại của Đảng trong giai đoạn hiện nay.
-


Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có những đóng góp về khoa học

trong nghiên cứu về quan hệ Việt Nam – Liên Xô, sự lãnh đạo của Đảng về
đối ngoại hay ngoại giao thời kỳ kháng chiến chống Mỹ….; là tài liệu tham
khảo cho những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình đã công bố, danh
mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận án được kết cấu gồm 4
chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng trong quan hệ với Liên

Xô giai đoạn 1954-1964
Chương 3. Sự lãnh đạo của Đảng trong quan hệ với Liên Xô giai đoạn
1965-1975
Chương 4. Nhận xét và kinh nghiệm

10


Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Quan hệ Việt Nam – Liên Xô dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là
quan hệ giữa hai nước trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) là vấn đề
được các cơ quan, trung tâm, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu dưới
những góc độ khác nhau và đã đạt được những thành công đáng ghi nhận.
Khảo cứu các công trình khoa học đã được công bố liên quan đến đề tài luận
án, có thể khái quát thành một số nhóm cơ bản sau:
1.1.1. Ở trong nước

1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quan hệ quốc tế của Việt Nam
trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Nhóm các công trình viết về ngoại giao và quan hệ quốc tế của Việt
Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) bao gồm các công
trình có đề cập đến tình hình ngoại giao và quan hệ quốc tế của Việt Nam với
các tổ chức, các quốc gia, khu vực trong giai đoạn 1954-1975. Nhiều công
trình đề cập đến quan hệ song phương giữa Việt Nam với một quốc gia (như
Mỹ, Trung Quốc, Liên Xô…), nhiều công trình đề cập đến quan hệ đa chiều
giữa Việt Nam với các quốc gia liên quan trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
(như quan hệ Việt Nam – Liên Xô – Trung Quốc, Mỹ - Xô – Trung với Việt
Nam…)…. Nhìn chung, các công trình viết về ngoại giao và quan hệ quốc tế
của Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) rất phong
phú, nhiều công trình có giá trị là tài liệu tham khảo quan trọng cho luận án,
trong đó phải kể đến các công trình nghiên cứu:
Cuốn sách “Ngoại giao Việt Nam 1945-2000” của Nguyễn Đình Bin
[27] phác họa những nét chính của hoạt động ngoại giao Việt Nam trong 55
năm, từ khi nước Việt Nam DCCH thành lập đến năm 2000. Cuốn sách phản
11


ánh những sự kiện tiêu biểu của đời sống chính trị, kinh tế thế giới và quan hệ
quốc tế, đồng thời trình bày một cách hệ thống các sự kiện ngoại giao tiêu
biểu của Việt Nam gắn liền với quá trình vận động của cách mạng thế giới.
Tác giả còn tập trung làm rõ các đặc điểm, tính chất của nền ngoại giao Việt
Nam hiện đại, những thành tựu chủ yếu trong hoạt động đối ngoại của Đảng,
Nhà nước và ngoại giao nhân dân, đồng thời rút ra những một số kinh nghiệm
trong hoạt động ngoại giao Việt Nam.
Cuốn sách “Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam” của Lưu Văn Lợi
[146] phản ánh rõ nét sự phát triển của ngoại giao Việt Nam từ năm 1945 đến
năm 1995. Trong cuốn sách, hoạt động ngoại giao trong thời kỳ kháng chiến

chống Mỹ cứu nước (1954-1975) đã được khái quát với những nét cơ bản.
Cuộc đàm phán Paris và Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình

Việt Nam là đỉnh cao của mặt trận ngoại giao Việt Nam thời kỳ chống
Mỹ
cứu nước và là thành công lớn nhất trong lịch sử ngoại giao của dân tộc thời
đại Hồ Chí Minh, để lại những kinh nghiệm thực tiễn về đấu tranh ngoại giao.
Qua cuốn sách vị trí quan trọng của mặt trận ngoại giao, đóng góp của cuộc
đấu tranh ngoại giao vào những thắng lợi quan trọng của cách mạng Việt Nam
cũng được làm rõ.
Cuốn sách “Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp giành độc lập,
tự do (1945-1975)” của Nguyễn Phúc Luân [149] trình bày khá cụ thể về cuộc
đấu tranh trên lĩnh vực ngoại giao để giữ vững độc lập dân tộc và thống nhất
đất nước từ năm 1945 – 1975. Trong kháng chiến chống Pháp xâm lược
(1945-1954), hoạt động ngoại giao đã góp phần tích cực phá vòng vây đế
quốc, thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước XHCN, tranh thủ sự đồng tình
ủng hộ của dư luận thế giới, hình thành liên minh chiến đấu với Lào và
Campuchia và góp phần tranh thủ một khối lượng lớn trợ giúp về vũ khí, khí
tài, vật chất cho cuộc kháng chiến. Trong kháng chiến chống Mỹ (195412


1975), hoạt động ngoại giao ngày càng phát triển và trở thành một “mặt trận”
phối hợp chặt chẽ và hiệu quả với đấu tranh quân sự và chính trị. Ngoại giao
Việt Nam đã tích cực, chủ động, luôn luôn giương cao ngọn cờ hòa bình, độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên trì kết hợp đấu tranh chính trị với đấu
tranh pháp lý, thể hiện mặt chính nghĩa của cuộc kháng chiến, vạch trần
những âm mưu, thủ đoạn và tội ác của đối phương, tranh thủ sự ủng hộ của
Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN, mở rộng quan hệ với các nước dân
tộc dân chủ, hình thành mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ sự nghiệp chính
nghĩa của nhân dân Việt Nam. Chiến thắng quan trọng của ngoại giao Việt

Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ là Hiệp định Paris về chấm dứt chiến
tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của
cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc.
Cuốn sách “Ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh” [33] của
Bộ Ngoại giao xuất bản tổng hợp những điểm nổi bật trong hoạt động ngoại
giao thời kỳ hiện đại. Cuốn sách làm rõ tính dân tộc và cách mạng của nền
ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh, dựa trên sự kế thừa nền ngoại giao truyền
thống và kết hợp với sự tiếp thu sáng tạo đặc điểm của nền ngoại giao hiện
đại. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngoại
giao đã luôn sát cánh cùng các ngành quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa… có
mặt ở tuyến đầu của đấu tranh cách mạng. Ngoại giao đã thấm nhuần chủ
nghĩa Mác – Lênin, đường lối cách mạng của Đảng và Tư tưởng Hồ Chí Minh
về một nền ngoại giao "nhân đạo, hòa hiếu", "thêm bạn bớt thù", phát huy sức
mạnh dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; tranh thủ được sự đồng tình,
ủng hộ và giúp đỡ của hệ thống XHCN, phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế, các lực lượng dân chủ tiến bộ và nhân dân thế giới đối với sự nghiệp
giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Hoạt động ngoại giao đã góp

13


phần tạo nên hình ảnh tốt đẹp về đất nước Việt Nam, nâng cao vị trí và vai trò
của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tác phẩm “Thắng lợi có tính chất thời đại và cuộc đấu tranh trên mặt
trận đối ngoại của nhân dân ta” [122] của Học viện Quan hệ quốc tế nghiên
cứu về quá trình đấu tranh ngoại giao của nhân dân Việt Nam dẫn đến thắng
lợi lịch sử năm 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Dưới sự lãnh
đạo của Đảng, mặt trận ngoại giao tại Hội nghị Paris đã phối hợp nhịp nhàng
với các mặt trận chính trị, quân sự; phát huy thắng lợi trên các chiến trường,
giữ vững thế chủ động trong đàm phán, buộc Mỹ phải kí Hiệp định Paris rút

quân về nước. Cuốn sách cũng làm rõ các hoạt động tranh thủ dư luận quốc tế
của ngoại giao Việt Nam làm cho nhân dân thế giới hiểu tính chính nghĩa của
cuộc chiến tranh giải phóng và thiện chí hòa bình của nhân dân Việt Nam;
vạch trần tính chất phi nghĩa trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ, góp
phần tạo nên phong trào nhân dân thế giới chống Mỹ, ủng hộ Việt Nam, thúc
đẩy sự lớn mạnh của phong trào phản chiến ngay trong lòng nước Mỹ...
Cuốn sách “Mặt trận ngoại giao với cuộc đàm phán Paris về Việt Nam”
[34] của Bộ Ngoại giao đã làm rõ quá trình đấu tranh trên mặt trận ngoại giao
để đi đến kí kết và thi hành Hiệp định Paris về Việt Nam. Ngày 27/1/1973,
Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký
kết, kết thúc thắng lợi cuộc đấu tranh ngoại giao dài nhất, khó khăn nhất trong
lịch sử ngoại giao Việt Nam ở thế kỷ XX; đánh dấu thắng lợi lịch sử của nhân
dân Việt Nam sau hơn 19 năm đấu tranh kiên cường, bất khuất trên các mặt
trận chính trị, quân sự, ngoại giao chống Mỹ xâm lược. Cuốn sách cũng đề
cập đến những hoạt động ngoại giao nhằm thu hút sự ủng hộ của nhân dân thế
giới cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam; từ đó các tác giả rút ra

14


nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa và kinh nghiệm trong cuộc đấu tranh trên mặt
trận ngoại giao của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Khắc Huỳnh là nhà nghiên cứu tâm huyết với nhiều
công trình nghiên cứu về ngoại giao Việt Nam. Cuốn sách “Ngoại giao Việt
Nam – Phương sách và nghệ thuật đàm phán” [133] tập hợp những bài viết
nổi bật của tác giả về ngoại giao Việt Nam thời kỳ hiện đại. Tác giả đã phân
tích tư tưởng, truyền thống ngoại giao Việt Nam, diễn biến phức tạp của tình
hình thế giới trong từng giai đoạn lịch sử, mục đích, âm mưu của các nước lớn
đối với Việt Nam. Những yếu tố cơ bản trong nghệ thuật đàm phán của ngoại
giao Việt Nam được đề cập đến trong cuốn sách như: kiên trì kế sách “vừa

đánh, vừa đàm” trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng; mục tiêu cơ bản
của đàm phán là phục vụ đấu tranh quân sự, chính trị để tấn công, kiềm chế kẻ
thù, tranh thủ sự ủng hộ và đồng tình của bạn bè và dư luận quốc tế;...
Đóng góp quan trọng của tác giả Nguyễn Khắc Huỳnh chính là ở điểm ông đã
nâng lên tầm lý luận trong cách nhìn nhận những thành tựu và kinh nghiệm về
ngoại giao. Tác giả đã tổng kết những kinh nghiệm trong phương sách, và
nghệ thuật, phương châm đàm phán, những kinh nghiệm đó bắt nguồn từ tư
tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, nền ngoại giao cách mạng đã kế thừa và phát
huy truyền thống đối ngoại giữ vững chủ quyền và quan hệ hòa hiếu từ đời
xưa của các bậc tiền bối.
Bên cạnh đó, cuốn sách “Nghệ thuật ngoại giao Việt Nam với cuộc đàm
phán Paris” của Nguyễn Khắc Huỳnh [135] cũng là một công trình nghiên
cứu nổi bật. Cuốn sách bao gồm một số bài viết, bài nghiên cứu về hội nghị
Paris của tác giả, người đã trực tiếp tham gia vào cuộc đàm phán với Mỹ. Với
thời gian gần 5 năm, khoảng 202 phiên họp công khai và 24 cuộc gặp riêng,
đàm phán Paris là cuộc đấu trí giữa hai nền ngoại giao: Việt Nam và Mỹ, tại
Hội nghị Paris, khả năng đàm phán của phái đoàn Việt Nam được nâng lên
15


thành nghệ thuật. Cuốn sách làm rõ nhiều vấn đề về phương châm, sách lược,
kế sách, nghệ thuật đàm phán, diễn biến gay go quyết liệt trong các cuộc đàm
phán để đi đến ký kết Hiệp định Paris. Cuộc đàm phán Paris và Hiệp định về
chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là đỉnh cao của mặt trận
ngoại giao Việt Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước và là thành công lớn trong
lịch sử ngoại giao của dân tộc, để lại những kinh nghiệm thực tiễn về đấu
tranh ngoại giao.
Ngoài ra, cũng phải kể đến cuốn sách “Ngoại giao Việt Nam, góc nhìn
và suy ngẫm” [134] của Nguyễn Khắc Huỳnh. Trong cuốn sách, tác giả trình
bày một số vấn đề, sự kiện lớn trong quan hệ quốc tế, đường lối, chính sách

đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam như: Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí
Minh, cuộc đàm phán và kí kết Hiệp nghị Geneva, mặt trận nhân dân thế giới
ủng hộ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cuộc đàm phán
và kí kết Hiệp định Pari về Việt Nam, đường lối và chính sách đối ngoại thời
kỳ đổi mới... Cuốn sách có những đánh giá, nhìn nhận xác đáng về ngoại giao
Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh với những đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cuốn sách “Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ - Kisinger tại Paris”
của Lưu Văn Lợi, Nguyễn Anh Vũ [147] đề cập đến những cuộc thương
lượng của đại diện Chính phủ Việt Nam DCCH là Lê Đức Thọ và đại diện
phía Mỹ là Kisinger để đi đến đàm phán kí kết Hiệp định Paris về lập lại hòa
bình, thống nhất ở Việt Nam. Diễn biến gay go quyết liệt trong các cuộc
thương lượng của Việt Nam và Mỹ, cùng nhiều thông tin xung quanh cuộc
đàm phán đã được phản ánh trong cuốn sách này. Các cuộc thương lượng thể
hiện sự đấu trí giữa hai nhân vật kiệt xuất đại diện cho hai nền ngoại giao Việt
– Mỹ. Qua đó thể hiện lý lẽ, lập luận đấu tranh sắc bén, có sức tấn công, có
sức thuyết phục của Việt Nam. Tại Hội nghị Paris, nghệ thuật đàm phán của
16


phái đoàn Việt Nam đã phát huy được điểm mạnh cơ bản của Việt Nam là
chính nghĩa dân tộc và khoét sâu chỗ yếu của địch là chiến tranh phi nghĩa.
Việt Nam nắm vững và phát huy quyền chủ động, không ngừng tấn công đối
phương, đề cao thiện chí hoà bình để giành thắng lợi từng bước, tiến đến
giành thắng lợi cuối cùng.
Cuốn sách “Con đường kết thúc chiến tranh Việt Nam (1954-1975)”
của Hồ Khang [138] đã làm rõ con đường, cách thức kết thúc chiến tranh của
Việt Nam DCCH trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Trong cuốn sách, tác giả
cũng làm rõ nguyên nhân bùng nổ chiến tranh; tình hình, đường lối tiến hành
chiến tranh của Việt Nam; quá trình xây dựng, bảo vệ hậu phương miền Bắc

của Việt Nam; những hoạt động, chiến thắng quan trọng trong các chiến dịch
chiến tranh của miền Nam Việt Nam; quá trình Việt Nam DCCH tranh thủ và
kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để làm nên chiến thắng của
cuộc kháng chiến chống Mỹ. Quan hệ của Việt Nam với các nước, đặc biệt là
quan hệ với Liên Xô cũng được đề cập đến, sự trợ giúp của Liên Xô cho Việt
Nam trong kháng chiến được khái quát lại thể hiện sự thành công của Việt
Nam trong việc tranh thủ sự giúp đỡ của Liên Xô để tiến hành kháng chiến
chống Mỹ.
Kỷ yếu“Hội thảo khoa học 50 năm ngoại giao Việt Nam dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam” [123] do Học viện Quan hệ quốc tế xuất
bản tập hợp những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về ngoại giao
Việt Nam. Các bài viết của các tác giả đã làm rõ quá trình phát triển và những
thành quả to lớn của ngoại giao Việt Nam trong 50 năm (1945 – 1995) dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong cuốn sách, có rất nhiều bài
viết của các nhà nghiên cứu về ngoại giao Việt Nam về kháng chiến chống
Mỹ, khẳng định vai trò quan trọng của mặt trận ngoại giao, góp phần làm nên

17


thắng lợi của cuộc kháng chiến, hoàn thành mục tiêu giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước.
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều bài nghiên cứu của các nhà khoa học về đề
tài ngoại giao của Việt Nam đăng tải trên các báo, tạp chí chuyên ngành, như:

Bài viết “Mặt trận ngoại giao trong chống Mỹ cứu nước giai đoạn
1965-1973” [128] của Nam Hưng làm rõ vị trí, vai trò và những đóng góp của
mặt trận ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1965-1973.
Mặt trận ngoại giao đã góp phần tạo lập một mặt trận nhân dân thế giới ủng
hộ nhân dân Việt Nam làm nền tảng vững chắc về chính trị và tinh thần cho

cuộc đấu tranh chống Mỹ, cứu nước. Cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao
để đi đến ký kết Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt
Nam cũng được tác giả đề cập đến và làm rõ. Qua đó, bài viết khẳng định vai
trò quan trọng của ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ.
Tác giả Khắc Huỳnh là nhà nghiên cứu rất quan tâm đến ngoại giao
Việt Nam, đặc biệt trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ với rất nhiều bài viết.
Trong đó phải nói đến bài viết “Từ đàm phán Paris đến đại thắng mùa Xuân
1975” [131], tác giả đã làm rõ quá trình đàm phán Hiệp định Paris, khẳng
định vị trí của ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và chỉ ra những
đặc điểm trong ngoại giao Việt Nam thời kỳ này để đi đến thắng lợi cuối cùng
năm 1975, thống nhất đất nước. Bài viết “Ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ
kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975” [132], tác giả Khắc Huỳnh đã
phản ánh những nét đặc trưng nhất trong ngoại giao Việt Nam các giai đoạn
đấu tranh đòi thi hành hiệp định Geneva, chống chiến lược “chiến tranh đặc
biệt”, “chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh” và buộc Mỹ phải kí
Hiệp định Paris lập lại hòa bình ở Việt Nam. Qua đó tác giả cũng đưa ra
những nhận xét xác đáng về ngoại giao Việt Nam trong giai đoạn này.

18


Bài viết “Đấu tranh ngoại giao, góp phần giải phóng hoàn toàn miền
Nam, thống nhất đất nước” [126] của Vũ Dương Huân đã làm rõ vai trò của
ngoại giao trong việc đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Paris. Ngoại giao Việt
Nam giương cao ngọn cờ hoà bình, đấu tranh đòi Mỹ và chính quyền Sài Gòn
nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định. Ngoại giao phối hợp với mặt trận quân sự,
chính trị tạo thời cơ chiến lược cho cuộc Tổng tiến công mùa Xuân 1975, giải
phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất Tổ quốc. Bài viết cũng khẳng định
những đóng góp của hoạt động ngoại giao góp phần cho thắng lợi mùa Xuân
1975, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Trong bài viết “Một số tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong
nền ngoại giao Việt Nam hiện đại” [173] của tác giả Phan Doãn Nam đã khái
quát một số tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cha đẻ của nền ngoại
giao Việt Nam hiện đại. Ngoại giao là một mặt trận đấu tranh cực kỳ quan
trọng, là một bộ phận không thể tách rời của cuộc đấu tranh cách mạng của
nhân dân. Nền ngoại giao Việt Nam hiện đại là phải biết dựa vào dân, lấy dân
làm gốc. Ngoại giao vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật. Tư tưởng lớn
nhất toát lên từ toàn bộ hoạt động ngoại giao và cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ
chí Minh là "Không có gì quý hơn độc lập tự do". Đây chính là những tư
tưởng làm nền tảng cho ngoại giao Việt Nam hiện đại.
Nhóm các công trình viết về ngoại giao và quan hệ quốc tế của Việt
Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) đã đề cập một cách
phong phú quan hệ đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn này, các công trình
cũng có những phân tích về tác động, ảnh hưởng của quan hệ quốc tế đến
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc, bên cạnh đó nhiều công
trình làm rõ được vai trò quan trọng của mặt trận ngoại giao trong cuộc kháng
chiến. Những công trình này cho tác giả cái nhìn tổng quát về ngoại giao Việt

19


Nam giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, là cơ sở quan trọng khi tác giả phân
tích, đánh giá quan hệ Việt Nam – Liên Xô trong giai đoạn này.
1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Liên Xô và
vai trò của Đảng trong quan hệ Việt Nam – Liên Xô thời kỳ kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) của dân tộc
Việt Nam, đấu tranh ngoại giao góp phần to lớn vào thắng lợi của dân tộc,
trong đó quan hệ Việt Nam – Liên Xô là một trong những mối quan hệ quan
trọng trong chính sách ngoại giao thời kỳ này. Các công trình nghiên cứu về

quan hệ Việt Nam - Liên Xô và vai trò của Đảng đối với quan hệ Việt Nam –
Liên Xô trong kháng chiến chống Mỹ bao gồm những công trình nghiên cứu
một cách tổng thể về mọi phương diện trong quan hệ hai nước (như chính trị,
kinh tế, quân sự, văn hóa, xã hội…); nghiên cứu về vai trò của Đảng đối với
quan hệ Việt Nam – Liên Xô; hay nghiên cứu riêng về sự viện trợ, giúp đỡ
của Liên Xô đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ…. Nhìn chung,
các công trình nghiên cứu về chủ đề này cũng khá phong phú, trong đó nhiều
công trình có giá trị cao.
Cuốn sách “Quan hệ Việt Nam – Liên Xô (1917-1991)” [221] của tác
giả Nguyễn Thị Hồng Vân đã đề cập đến tổng thể mối quan hệ của Việt Nam
và Liên Xô trên các lĩnh vực từ khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công
đến khi Liên Xô tan rã. Trong cuốn sách, tác giả nhấn mạnh vai trò của Chủ
tịch Hồ Chí Minh trong việc thiết lập và phát triển quan hệ giữa hai nước.
Cuốn sách cũng làm rõ những thành tựu đạt được trong quan hệ hai nước về
nhiều mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội... Từ năm 1917 đến năm 1991,
những thăng trầm trong mối quan hệ Việt Nam – Liên Xô cũng được tác giả
khai thác, làm rõ và chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong quan hệ hai nước qua

20


×