Tải bản đầy đủ (.docx) (170 trang)

Thực hành dân chủ theo tư tưởng hồ chí minh nhằm phát huy vai trò của trí thức trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (668.86 KB, 170 trang )

I HC QUC GIA H NI
TRNG I HC KHOA HC X HI V NHN VN

HONG TH THUN

THựC HàNH DÂN CHủ THEO TƯ TƯởNG Hồ
CHí MINH NHằM PHáT HUY VAI TRò CủA
TRí THứC TRONG GIAI ĐOạN HIệN NAY

Chuyờn ngnh:

H Chớ Minh hc

Mó s:

LUN N TIN S CHNH TR HC

Ngi hng dn khoa hc: 1. PGS.TS Phm Xuõn Hng
2. PGS.TS Li Quc Khỏnh

H NI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Luận
án được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học tận tình của PGS. TS. Phạm Xuân
Hằng và PGS.TS. Lại Quốc Khánh. Các tài liệu khoa học được sử dụng trong luận
án là chính xác, trung thực, bảo đảm tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc
xuất xứ rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa được công bố trong bất
kỳ công trình nghiên cứu nào.
Tác giả



Hoàng Thị Thuận


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội, được sự giúp đỡ của Nhà trường, các Phòng
và Khoa Khoa học Chính trị học, nay tôi đã hoàn thành chương trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới quý Thầy, Cô trong Ban giám hiệu, Phòng Đào
tạo, Khoa Khoa học Chính trị - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại
học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và bảo
vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học.
Với sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa
học: PGS. TS Phạm Xuân Hằng, PGS. TS Lại Quốc Khánh, GS. TS Phùng Hữu
Phú, GS. TS Nguyễn Văn Huyên, GS. TS Đỗ Quang Hưng, GS. TS Phạm Ngọc
Anh, GS. TS Hoàng Chí Bảo, PGS. TS Đinh Xuân Lý, PGS. TS Ngô Thị Phượng,
TS Lưu Minh Văn, PGS. TS Nguyễn Văn Thế, PGS. TS Nguyễn Viết Thông, PGS.
TS Trần Minh Trưởng và một số nhà khoa học khác đã trực tiếp tham gia đóng góp
ý kiến chuyên môn để tôi tiếp thu, chỉnh sửa và hoàn thiện luận án tiến sĩ.
Tôi cũng vô cùng biết ơn sự động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện của gia đình,
bạn bè và các đồng nghiệp trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện bản
luận án tiến sĩ.
Cuối cùng tôi xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI..................................................................................................................... 7
1.1. Tình hình nghiên cứu về dân chủ, thực hành dân chủ với phát huy
vai trò của trí thức.............................................................................................. 7
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài........................................................ 7
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 10
1.2. Tình hình trình nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về dân chủ, thực
hành dân chủ nhằm phát huy vai trò của trí thức và vận dụng trong giai
đoạn hiện nay.................................................................................................... 21
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài...................................................... 21
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 23
1.3. Đánh giá khái quát tình hình nghiên cứu của các công trình liên quan
đến luận án và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu......................28
1.3.1. Những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố liên
quan đến luận án............................................................................................. 28
1.3.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu...................................... 29
Chƣơng 2: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƢ
TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ THỰC HÀNH DÂN CHỦ NHẰM PHÁT HUY
VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC.................................................................................. 31
2.1. Cơ sở hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ nhằm phát
huy vai trò của trí thức......................................................................................... 31
2.1.1. Cơ sở lý luận......................................................................................... 31
2.1.2. Cơ sở thực tiễn...................................................................................... 42


2.2. Nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ nhằm phát huy
vai trò của trí thức............................................................................................ 50
2.2.1. Quan niệm về trí thức, phát huy vai trò của trí thức, thực hành dân chủ
và thực hành dân chủ nhằm phát huy vai trò của trí thức................................ 50
2.2.2. Tác động của thực hành dân chủ đến phát huy vai trò của trí thức........60

2.2.3. Chủ thể và nội dung thực hành dân chủ nhằm phát huy vai trò của trí thức
................................................................................................................................70

Tiểu kết chƣơng 2................................................................................................. 80
Chƣơng 3: THỰC HÀNH DÂN CHỦ THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA TRÍ THỨC VIỆT NAM TRONG 30
NĂM ĐỔI MỚI..................................................................................................... 81
3.1. Thực trạng thực hành dân chủ theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh nhằm phát
huy vai trò của trí thức ở Việt nam trong 30 năm đổi mới............................81
3.1.1. Thành tựu.............................................................................................. 81
3.1.2. Hạn chế............................................................................................... 102
3.1.3. Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế............................................... 106
3.2. Vấn đề đặt ra từ thực trạng thực hành dân chủ theo tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh nhằm phát huy vai trò của trí thức ở Việt Nam hiện nay..................109
3.2.1. Nâng cao nhận thức của các chủ thể về thực hành dân chủ nhằm phát
huy vai trò của trí thức.................................................................................. 109
3.2.2. Đẩy mạnh việc tổ chức thực hành dân chủ trong toàn bộ hệ thống chính trị
..............................................................................................................................110

3.2.3. Làm cho cơ chế thực hành dân chủ thực sự trở thành động lực thúc đẩy
hoạt động của trí thức................................................................................... 111
Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................... 115
Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC THỰC HÀNH DÂN
CHỦ THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH NHẰM PHÁT HUY HƠN NỮA VAI

TRÒ CỦA TRÍ THỨC VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.........116
4.1. Phƣơng hƣớng đẩy mạnh thực hành dân chủ theo tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh nhằm phát huy hơn nữa vai trò của trí thức....................................... 116



4.1.1. Thực hành dân chủ nhằm phát huy vai trò của trí thức phải gắn với mục
tiêu hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa............................................... 118
4.1.2. Thực hành dân chủ nhằm phát huy vai trò của trí thức gắn với yêu cầu
của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc theo định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế............................................................................................ 120
4.1.3. Chú trọng phát huy hơn nữa vai trò của toàn hệ thống chính trị trong đẩy
mạnh thực hành dân chủ đối với trí thức....................................................... 122
4.1.4. Tăng cường tính tích cực, chủ động và sáng tạo của trí thức trong thực
hành dân chủ................................................................................................. 123
4.2. Giải pháp đẩy mạnh thực hành dân chủ theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh nhằm

phát huy hơn nữa vai trò của trí thức trong giai đoạn hiện nay..................125
4.2.1. Đối với sự lãnh đạo của Đảng............................................................. 125
4.2.2. Đối với sự quản lý của Nhà nước........................................................ 130
4.2.3. Đối với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.................139
4.2.4. Đối với bản thân trí thức..................................................................... 142
Tiểu kết chƣơng 4............................................................................................... 146
KẾT LUẬN.......................................................................................................... 147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dân chủ với nghĩa chính là quyền thuộc về nhân dân mãi luôn là giá trị cao
quý mà loài người hướng đến. Dưới góc độ chính trị học, việc xây dựng và thực
hành dân chủ là một trong những phương thức quan trọng nhất để giải phóng hết
năng lực và phát huy hết tiềm năng sáng tạo, sức mạnh trí tuệ của con người, trong
đó có trí thức. Vì vậy, là “kiến trúc sư trưởng”, đồng thời là người lãnh đạo cao nhất

của cách mạng Việt Nam, lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm tới
việc xây dựng chế độ dân chủ nhằm đảm bảo các quyền cơ bản của nhân dân với tư
cách công dân từ pháp lý tới hành động. Trong tư tưởng của Người, chế độ dân chủ
là chế độ trong đó: “Nhân dân là chủ. Chính phủ là đầy tớ của nhân dân. Nhân dân
có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Chính phủ thì việc to việc nhỏ đều nhằm
phục lợi ích của nhân dân” [98, tr.90] - tức là nhân dân vừa “là chủ”, vừa “làm
chủ” đất nước. Cùng với quá trình xây dựng chế độ dân chủ, Hồ Chí Minh cũng
luôn chú ý tới việc thực hành dân chủ rộng rãi trong xã hội. Đối với Người, thực
hành dân chủ chính là chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi khó khăn trong xã hội
và là phương thức quan trọng nhất nhằm phát huy tối đa vai trò của tất cả các giai
cấp, tầng lớp. Trong đó, đối với trí thức, thông qua thực hành dân chủ, vai trò tiếp
biến, nghiên cứu, sáng tạo, truyền bá tri thức và đấu tranh, phản biện xã hội được
khai thác hiệu quả. Mặt khác, theo Người, phát huy vai trò của trí thức cũng góp
phần quan trọng vào việc xây dựng các nền tảng chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội
cho quá trình thực hành dân chủ. Do đó, trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
thực hành dân chủ và phát huy vai trò của trí thức luôn có mối quan hệ biện chứng,
tác động qua lại lẫn nhau. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, với tư cách là Chủ tịch
nước, thông qua chính sách thực hành dân chủ rộng rãi, Hồ Chí Minh đã tạo ra một
môi trường dân chủ thực sự để trí thức phát huy vai trò, xứng đáng là người trí thức
cách mạng chân chính của nhân dân. Đây là bài học vô cùng quý giá cho Đảng, Nhà
nước trong phát huy vai trò của trí thức Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
1


Trong 30 năm đổi mới, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và có ý
nghĩa trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó, trên phương diện dân chủ và
thực hành dân chủ, Đại hội XII (01/2016) của Đảng khẳng định: “Quyền làm chủ
của nhân dân được phát huy tốt hơn trong các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng dân
chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, nhất là trong lĩnh vực chính trị và kinh tế” [31,
tr.167]. Chính vì vậy, thông qua thực hành dân chủ, Đảng, Nhà nước đã khơi dậy và

phát huy vai trò của các giai cấp, tầng lớp nhân dân. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện
nay, sự phát triển của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với sự xuất hiện của robot
có trí tuệ nhân tạo đã tác động tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, đòi hỏi
mỗi quốc gia, dân tộc phải phát huy tối đa sức mạnh của nguồn lực trí tuệ để phát
triển, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quyết định. Trong đó, việc tạo điều kiện
và môi trường thực sự dân chủ đối với trí thức luôn được Đảng và Nhà nước quan
tâm. Nhìn vào thực tế, ở nước ta, vị trí và vai trò của trí thức trong xã hội đã ngày
càng được nâng cao cả về lý luận và thực tiễn; trí thức trực tiếp tham gia xây dựng,
góp ý các dự thảo luật quan trọng của đất nước; trí thức giám sát và phản biện các
chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước; trí thức hưởng dụng các điều kiện thuận
lợi về mặt cơ chế, chính sách trong sáng tạo, nghiên cứu khoa học, học tập nâng cao
trình độ chuyên môn ở trong và ngoài nước; v.v. Tuy nhiên, việc phát huy vai trò
của trí thức ở nước ta hiện nay vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức. Chẳng hạn,
một bộ phận cán bộ và đảng viên vẫn còn định kiến với trí thức; chưa có sự công
bằng về chính sách giữa trí thức trong nước và trí thức Việt kiều; phản biện của trí
thức chưa thực sự được coi trọng, đặc biệt trong các vấn đề có tầm quan trọng chiến
lược; v.v. trong đó, đáng chú ý là thể chế dân chủ và việc thực hành dân chủ đối với
trí thức vẫn còn khiếm khuyết. Vì vậy, muốn phát huy vai trò của trí thức một cách
hiệu quả trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển
kinh tế tri thức, tất yếu phải hoàn chỉnh hơn nữa thể chế dân chủ và đẩy mạnh thực
hành dân chủ đối với trí thức. Để làm được điều đó, một trong những nhiệm vụ

2


quan trọng là nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ đối
với phát huy vai trò của trí thức trong giai đoạn hiện nay.
Trên phương diện khoa học, trong thời gian qua đã có nhiều công trình
nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, thực hành dân chủ và vai trò của trí
thức trong tham gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, có thể thấy một khoảng

trống mà các nhà nghiên cứu đi trước chưa giải quyết thấu đáo là chỉ rõ nội dung cơ
bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ nhằm phát huy vai trò của trí
thức và vận dụng trong giai đoạn hiện nay. Từ thực tiễn cho thấy, đây cũng là một
trong những vấn đề hệ trọng cần được quan tâm và giải quyết nhằm phát huy hơn
nữa vai trò của trí thức trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế.
Như vậy, nhìn từ phương diện lý luận và thực tiễn, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ
Chí Minh về thực hành dân chủ nhằm phát huy vai trò của trí thức có ý nghĩa thiết thực.
Do đó, tôi lựa chọn vấn đề: "Thực hành dân chủ theo tƣ tƣởng Hồ Chí

Minh nhằm phát huy vai trò của trí thức trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài
luận án Tiến sĩ Chính trị học, chuyên ngành Hồ Chí Minh học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Luận án nghiên cứu nội dung và làm sáng tỏ quá trình vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về thực hành dân chủ nhằm phát huy vai trò của trí thức Việt Nam. Từ đó,
đề xuất các phương hướng, giải pháp đẩy mạnh thực hành dân chủ theo tư tưởng Hồ
Chí Minh nhằm phát huy hơn nữa vai trò của trí thức ở nước ta giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu khái quát các công trình liên quan đến đề tài luận án, từ đó rút

ra nhận xét, đánh giá, xác định các vấn đề đặt ra mà luận án cần đi sâu nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở hình thành và nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh

về thực hành dân chủ nhằm phát huy vai trò của trí thức .
- Phân tích, đánh giá quá trình thực hành dân chủ nhằm phát huy vai trò của

trí thức ở Việt Nam trong 30 năm đổi mới và chỉ rõ những vấn đề đặt ra.
3



- Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, đề xuất các phương hướng và giải pháp

tiếp tục đẩy mạnh thực hành dân chủ nhằm phát huy hơn nữa vai trò của trí thức
trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu tư tưởng của Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ nhằm
phát huy vai trò của trí thức Việt Nam và quá trình vận dụng trong 30 năm đổi mới;
phương hướng và giải pháp đẩy mạnh thực hành dân chủ nhằm phát huy hơn nữa
vai trò của trí thức trong giai đoạn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: luận án nghiên cứu khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về thực

hành dân chủ nhằm phát huy vai trò của trí thức Việt Nam nói chung. Do đó, tác giả
luận án chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu vai trò và tác động của thực hành dân chủ
đối với trí thức hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể.
- Về không gian: thực hiện nghiên cứu các vấn đề trên lãnh thổ Việt Nam
- Về thời gian: việc đánh giá thực trạng thực hành dân chủ đối với phát huy

vai trò của trí thức được tiến hành từ năm 1986 đến nay, trong đó tập trung vào thực
tế đang diễn ra hiện nay. Bên cạnh đó, luận án cũng nhìn xuyên suốt lịch sử để có
những đánh giá toàn diện và khách quan về đối tượng nghiên cứu.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận nghiên cứu: dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ

nghĩa Mác – Lênin.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể:

Luận án được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp lịch sử và lôgic, ngoài ra
còn kết hợp với các phương pháp khác như: phương pháp phân tích, phương pháp

tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tài liệu. Cụ thể:
Phương pháp logic và phương pháp lịch sử được sử dụng nhằm làm rõ cơ sở
hình thành và quá trình thực hành dân chủ đối với trí thức mà Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã thực hiện trong quá trình trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Mặt

4


khác, thông qua việc nghiên cứu thực hành dân chủ trong 30 năm đổi mới theo tư
tưởng Hồ Chí Minh để xác định những yêu cầu đặt ra, đề xuất các phương hướng và
giải pháp đẩy mạnh thực hành dân chủ nhằm phát huy hơn nữa vai trò của trí thức
trong giai đoạn hiện nay.
Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp được sử dụng nhằm phân
tích quan điểm của Hồ Chí Minh về dân chủ, thực hành dân chủ và vai trò của trí
thức. Đồng thời, đánh giá quá trình thực hành dân chủ nhằm phát huy vai trò của trí
thức trong 30 năm đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Phương pháp so sánh được sử dụng nhằm làm rõ sự kế thừa và phát triển của
Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ nhằm phát huy vai trò của trí thức so với quan
điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, các nhà yêu nước tiền bối ở Việt Nam và thế giới.
Mặt khác, sử dụng phương pháp so sánh để thấy rõ được quá trình thực hành dân
chủ đối với trí thức Việt Nam trong cách mạng giải phóng dân tộc và trong 30 năm
tiến hành đổi mới của đất nước.
Phương pháp phân tích tài liệu góp phần vào việc nghiên cứu, đánh giá các
công trình khoa học, quan điểm của Đảng, Nhà nước và các chuyên gia về thực
hành dân chủ nhằm phát huy vai trò của trí thức.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Thông qua nghiên cứu tác động của thực hành dân chủ đối với phát huy vai
trò của trí thức, luận án đã góp phần phát triển một hướng nghiên cứu mới về dân
chủ, thực hành dân chủ từ góc tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh, cụ thể:
- Từ việc làm rõ cơ sở hình thành, luận án đã xác định nội dung cơ bản của tư


tưởng Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ nhằm phát huy vai trò của trí thức Việt Nam.
- Luận án đánh giá khái quát quá trình thực hành dân chủ nhằm phát huy vai

trò của trí thức Việt Nam trong 30 năm đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Luân án đề xuất phương hướng và các nhóm giải pháp cơ bản theo tư tưởng

Hồ Chí Minh nhằm đẩy mạnh thực hành dân chủ phát huy hơn nữa vai trò của trí
thức Việt Nam hiện nay.

5


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa lý luận: luận án có thể góp phần cung cấp luận cứ cho việc xây

dựng các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về thực hành dân
chủ đối với phát huy vai trò của trí thức Việt Nam hiện nay.
- Ý nghĩa thực tiễn: luận án có thể là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác

nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành Hồ Chí Minh học, các môn khoa học xã hội và
nhân văn có liên quan đến thực hành dân chủ, phát huy vai trò của trí thức.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được bố
cục làm 4 chương, 9 tiết.

6


Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Để xác định đúng và có cơ sở giải quyết thành công các nhiệm vụ nghiên
cứu, chúng tôi tiến hành khảo sát hai nhóm công trình đề cập trực tiếp đến các nội
dung khoa học thuộc phạm vi đề tài nghiên cứu. Cụ thể như sau:
1.1. Tình hình nghiên cứu về dân chủ, thực hành dân chủ với phát huy
vai trò của trí thức
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Đề cập tới tác động của dân chủ và thực hành dân chủ đối với phát huy vai trò
của trí thức, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các học giả trên thế giới như:


Samuel Huntington, “Democaracy s third wave” (Làn sóng dân chủ hóa lần thứ ba)

[153]; Robert Dahl, Ian Shapiro, Jose Antonio,“The democracy sourcebook” (sách
nguồn về dân chủ) [150]; Albert Enstein, “Thế giới như tôi thấy” [37]; v.v. Trong
đó, phải kể tới những công trình chuyên sâu có giá trị lý luận và thực tiễn sau đây:
John Dewey: “Democracy and Education” [20]. Công trình đã đi sâu phân
tích mối quan hệ giữa giáo dục và dân chủ. Tác giả khẳng định: “Nền dân chủ là cái
còn hơn cả một hình thái chính quyền; trên hết, nó là một phương thức của đời sống
liên kết, của kinh nghiệm chung được truyền đạt” [20, tr. 113]. Đó là một xã hội dân
chủ lấy bình đẳng về lợi ích làm nền tảng để xác lập các quan hệ xã hội. Trong đó,
giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc giúp con người trở thành những thành
viên có ảnh hưởng trong xã hội dân chủ. Vì vậy, theo tác giả, vai trò của người trí
thức hoạt động trên lĩnh vực giáo dục là vô cùng quan trọng trong việc xóa bỏ hình
thức ban phát một chiều và thay vào đó cần hình thành những kinh nghiệm giáo dục
mang tính cách dân chủ cho người học. Nói cách khác, tác giả chỉ rõ sự cần thiết
phải thực hiện dân chủ trong giáo dục để người dạy và người học được trân trọng,
bình đẳng và có trách nhiệm đối với xã hội.


7


“Về trí thức Nga” [111] là tập hợp 12 bài viết của nhiều tác giả (Nga) về đề
tài trí thức. Công trình đã phản ánh những trăn trở, dồn nén, bức xúc của trí thức
trước chính sách “cào bằng giá trị” và “đồng nhất xã hội” của Nhà nước Xô Viết
trước đây đã làm thủ tiêu môi trường dân chủ - nền tảng cho sự “nổi loạn” và thăng
hoa sáng tạo của giới trí thức. Kết quả là nước Nga thời kỳ hậu Xô Viết đã mất đi
một nguồn nhân lực có chất lượng cao, do bị thui chột hoặc ra nước ngoài tìm môi
trường thích hợp để phát triển. Đặc biệt, trong bài viết “Trí thức và nhận thức pháp
quyền”[111], tác giả B.A.Kistiakovski đã phân tích sâu sắc những nguyên nhân dẫn
tới sự yếu kém trong nhận thức về làm chủ và pháp quyền của giới trí thức Nga.
Theo tác giả, điều đó làm cho quyền tự do cá nhân trong xã hội không được coi
trọng, pháp luật không chỉ bất lực mà còn chẳng cần thiết. Từ đó, tác giả đã kêu gọi:
“chúng ta phải đấu tranh với cái nguyên nhân đang hủ hóa con người của ta ở chính
trong ta” [111, tr.107]. Tức là, bản thân người trí thức phải tự phóng năng lực, phát
huy vai trò phản biện của mình trong nhận thức và đấu tranh để dân chủ và pháp
quyền được thực hiện một cách cụ thể.
Alvin Toffle: “Powershift” (Thăng trầm quyền lực) [135]. Công trình tập
trung bàn về vị trí, vai trò và nội dung của 3 loại quyền lực (quyền lực bạo lực,
quyền lực của cải, quyền lực tri thức) trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân
loại. Trong đó, theo Alvin Toffle thì quyền lực tri thức tất yếu sẽ giữ địa vị thống trị
với tư cách là loại quyền lực có phẩm chất cao nhất: “Tri thức mới là chìa khóa để
mở cổng bá quyền kinh tế thế kỷ XXI” [135, tr.30] và “tri thức là cội nguồn quyền
lực có tính cách dân chủ hơn cả” [135, tr.48]. Trong tương lai, theo Alvin Toffle thì
nguồn lực tri thức của con người, đặc biệt là của trí thức sẽ là yếu tố quyết định sự
phát triển của mỗi quốc gia. Vì vậy, cần phải có những chiến lược, biện pháp để
phát triển và phát huy tối đa tiềm năng trí tuệ của đội ngũ trí thức.
David Held: “Models of democracy” (Các mô hình quản lý nhà nước hiện
đại) [43]. Trên cơ sở trình bày một cách có hệ thống về các mô hình dân chủ trong

lịch sử, tác giả đã đưa ra gợi mở về một mô hình dân chủ quốc tế với nguyên tắc tự
trị. Bản chất của nguyên tắc này là:
8


Mọi người phải được hưởng quyền ngang nhau và vì vậy phải có
trách nhiệm như nhau trong khuôn khổ của các tổ chức chính trị tạo ra và
hạn chế những cơ hội của họ; nghĩa là họ phải được tự do và bình đẳng
trong quá trình thảo luận về điều kiện sống của chính họ và trong việc
quyết định những điều kiện này chừng nào họ không sử dụng tổ chức
này nhằm phủ nhận quyền của những người khác [43, tr. 445].
Theo tác giả, mô hình dân chủ mới sẽ tạo ra sự bình đẳng thực sự về chính trị
chứ không chỉ là bình đẳng về mặt đạo đức hoặc bình đẳng trước pháp luật. Dân chủ
thực chất phải đảm bảo các cá nhân được bình đẳng tham gia vào quá trình tranh
luận và thảo luận công khai về các vấn đề cấp bách của xã hội. Nói cách khác, mỗi
cá nhân sẽ được hưởng dụng các quyền cơ bản với tư cách công dân. Do đó, với tư
cách là công dân của xã hội dân chủ, nếu nguyên tắc tự trị được thực hiện, tất yếu trí
thức có đầy đủ điều kiện thuận lợi để phát huy vai trò giám sát, tư vấn và phản biện.
Thẩm Vinh Hoa - Ngô Quốc Diệu (chủ biên): “Tôn trọng trí thức, tôn trọng
nhân tài, kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước” [47]. Qua công trình, các tác giả đã
khẳng định được tầm nhìn chiến lược của Đặng Tiểu Bình trong đề xuất và thực
hiện chủ trương “hai tôn trọng” đối với trí thức, nhân tài của Trung Quốc. Theo các
tác giả thông qua việc tôn trọng và đãi ngộ xứng đáng đã góp phần phát huy tối đa
tính tích cực và năng lực sáng tạo của trí thức trong môi trường thực sự tự do dân
chủ. Đây là những kinh nghiệm quý báu, không chỉ đối với Trung Quốc mà còn là
bài học tham khảo có giá trị đối với Việt Nam trong thực hành dân chủ nhằm phát
huy vai trò của trí thức Việt Nam.
Qua các công trình nghiên cứu, có thể nhận thấy, còn nhiều quan điểm khác
nhau về quan niệm, nội dung, vai trò của dân chủ và trí thức. Tuy nhiên, các nhà
nghiên cứu cũng đã chỉ ra vai trò vô cùng quan trọng của thực hành dân chủ trong

xã hội nói chung và đối với phát huy vai trò của trí thức nói riêng. Đây chính là một
cơ sở quan trọng để triển khai nghiên cứu các nội dung nghiên cứu của luận án. Mặc
dù, dân chủ còn mang tính lịch sử cụ thể, vì thế sẽ mang những nét đặc thù; nhưng

9


nhìn chung, các quốc gia đều hướng tới một nền văn hóa dân chủ mà mọi công dân,
trong đó có trí thức đều được hưởng dụng các quyền cơ bản.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu tiêu biểu về dân chủ, thực hành dân chủ
với phát huy vai trò của trí thức được xuất bản thành sách
Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về dân chủ, thực hành dân
chủ, vai trò và phát huy vai trò của trí thức được xuất bản thành sách như: Hồ Bá
Thâm, Nguyễn Tôn Tường Thị Vân (đồng chủ biên), “Phản biện xã hội và phát huy
dân chủ pháp quyền” [129]; Vũ Khiêu, “Người trí thức Việt Nam qua các chặng
đường lịch sử” [71]; Phạm Quốc Bảo, Đoàn Thị Lịch, “Trí thức trong công cuộc
đổi mới đất nước” [10]; v.v. Trong đó, có những công trình trực tiếp liên quan đến
nội dung nghiên cứu của luận án về dân chủ và thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa,
vai trò của trí thức gắn với công cuộc đổi mới của đất nước, tiêu biểu như:
Hồ Bá Thâm: “Dân chủ hóa và phát triển nội lực”[128]. Từ quan niệm “Dân
chủ và phát huy nội lực có quan hệ gắn bó với nhau, bao hàm nhau tuy không phải
hoàn toàn là một” [128, tr.6], tác giả đã khẳng định sự cần thiết phải phát huy vai trò
động lực của dân chủ trong việc nâng cao tính độc lập, tự do, sáng tạo của mỗi cá
nhân. Đó là việc đảm bảo sự phát huy một cách hài hòa dân chủ từ bên trên xuống
và dân chủ từ bên dưới lên. Có như vậy, mới tạo ra môi trường thực sự dân chủ cho
cá nhân phát huy vai trò trong xây dựng và phát triển đất nước. Do đó, với tư cách
là một động lực cơ bản của đất nước, việc thực hiện dân chủ hóa góp phần phát huy
hơn nữa vai trò của trí thức trong xây dựng và bảo vệ đất nước.
Vũ Hoàng Công: “Xây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [19]. Tác giả tập
trung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn về dân chủ trên thế giới và Việt
Nam trong nền kinh tế thị trường. Từ việc phân tích 3 mô hình dân chủ trên thế giới
hiện nay: mô hình dân chủ tự do (tiêu biểu là Mỹ và Tây Âu), mô hình dân chủ ở
các nước Bắc Âu, mô hình xã hội chủ nghĩa cũ (Liên Xô, Đông Âu và Trung Quốc
trước cải cách), tác giả đã đưa ra 5 tiêu chí đánh giá dân chủ của các mô hình này

10


như: (1) Mô hình hệ thống chính trị và các thể chế đại diện; (2) Thể chế giám sát và
kiểm soát quyền lực nhà nước; (3) Thể chế bầu cử và vấn đề quyền của người dân
trong việc xây dựng nhà nước; (4) Thể chế bảo đảm ý chí của người dân; (5) Vai trò
của báo chí, phương tiện thông tin đại chúng đối với việc giám sát quyền lực nhà
nước và định hướng chính sách theo ý chí của công chúng. Trên cơ sở đó, tác giả đã
đưa ra quan điểm, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm xây dựng, phát triển
dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Lê Minh Quân: “Về dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”[116].
Tác giả đã phân tích lịch sử phát triển của quá trình dân chủ hóa trên thế giới với nhiều
quan điểm khác nhau. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra nội dung, đặc điểm và kinh
nghiệm của dân chủ hóa ở Việt Nam trong quá trình đổi mới. Theo tác giả: “Dân chủ
giờ đây không chỉ là năng lực mà còn là phẩm chất người, không chỉ là nếp sống mà
còn là lối sống người” [116, tr.340]. Nói cách khác, với việc thực hiện dân chủ hóa thì
dân chủ không chỉ còn là nhà nước, là quyền và nghĩa vụ, mà đã trở thành giá trị mang
tính phổ quát được thực hành trong đời sống. Dân chủ không dừng
ở nhận thức mà đi sâu vào hành động, thâm nhập vào tất cả các mối quan hệ trong

xã hội. Vì vậy, quá trình dân chủ hóa càng đẩy mạnh, càng đảm bảo tối đa quyền lợi
của nhân dân cũng như trí thức trong thực hiện vai trò đối với đất nước.
Đồng Văn Quân: “Thực hiện dân chủ trong các trường đại học nước ta hiện

nay” [115]. Tác giả khẳng định: “Thực hành dân chủ trong nhà trường là một trong
những nội dung của đổi mới giáo dục ở nước ta, gắn liền với quá trình dân chủ hóa,
xã hội hóa giáo dục” [115, tr.75]. Trong đó, mọi thành viên của nhà trường cần hiểu
và thực hiện quyền và nghĩa vụ trong học tập, giảng dạy và quản lý. Tuy chỉ dừng ở
việc khảo sát việc thực hành dân chủ trong đơn vị các trường đại học, nhưng những
kết quả nghiên cứu của công trình chính là một mảnh ghép quan trọng trong bức
tranh tổng thể về thực hành dân chủ ở Việt Nam đối với trí thức hiện nay.
Phạm Văn Đức (chủ biên): “Thực hành dân chủ trong điều kiện một Đảng
duy nhất cầm quyền, xây dựng nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa” [34]. Từ việc xác định nội hàm của khái niệm dân
chủ, công trình đã đưa ra khái niệm thực hành dân chủ:

11


Thực hành dân chủ là việc triển khai trên thực tế (làm) những điều
đã nói (lý luận) về dân chủ … Nói cách khác, thực hành dân chủ chính là cơ
chế, chính sách, những quy định, nguyên tắc … để đảm bảo cho mọi người
dân thực hiện quyền dân chủ của mình, là hiện thực hóa phương châm mà
Đảng ta đã xác định: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra [34, tr.52].

Trên cơ sở đó, công trình xác định các nội dung cơ bản của thực hành dân
chủ trong điều kiện vừa xây dựng nhà nước pháp quyền vừa phát triển kinh tế thị
trường. Trên cơ sở đó, công trình đã đánh giá thực trạng và xác định nguyên nhân
dẫn tới hạn chế của hành dân chủ ở Việt Nam trong 30 năm đổi mới. Đồng thời,
công trình cũng đưa ra dự báo xu hướng, yêu cầu và giải pháp thực hành dân chủ
trong những năm tiếp theo. Nếu khảo cứu toàn bộ các công trình nghiên cứu về dân
chủ và thực hành dân chủ trong 30 năm đổi mới, có thể khẳng định, đây là công
trình trực tiếp đi sâu vào nghiên cứu thực hành dân chủ ở Việt Nam. Do đó, những
kết quả nghiên cứu của công trình được kế thừa trong nội dung nghiên cứu của luận

án.
Đỗ Mười: “Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước“
[107].

Công trình là tập hợp những bài phát biểu của tác giả về trí thức trong sự

nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Tác giả khẳng định:“Trí thức là đại diện
cho trí tuệ của dân tộc, luôn nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình đối với tiền đồ
của Tổ quốc. Những trí thức chân chính bao giờ cũng nặng lòng yêu nước, thương
dân, dám rũ bỏ tị hiềm, mặc cảm để làm tròn trách nhiệm của mình với dân, với
nước“ [107, tr.237]. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, trí thức đã có những đóng góp
to lớn trong cách mạng Việt Nam. Vì vậy, trong sự nghiệp đổi mới và xây dựng đất
nước, theo tác giả, Đảng và Nhà nước cần có những giải pháp thiết thực để phát huy
vai trò và tạo điều kiện cho trí thức làm tròn trách nhiệm công dân.
Hoàng Chí Bảo: “Xây dựng cơ chế dân chủ trong nghiên cứu khoa học xã
hội - nhân văn ở nước ta hiện nay” [5]. Công trình đề cập tới vai trò của cơ chế dân
chủ và chính sách tạo động lực đối với hoạt động nghiên cứu khoa học xã hội - nhân
văn. Theo tác giả: “Đối với người nghiên cứu khoa học, dân chủ vừa là điều kiện để

12


triển khai hoạt động sáng tạo trong nghiên cứu, vừa là nhu cầu thuộc về đời sống
tinh thần của họ, nhu cầu được thể hiện mình như một nhân cách trung thực” [5,
tr.91]. Do đó, tác giả nhấn mạnh đến sự cần thiết phải xây dựng cơ chế dân chủ
trong nghiên cứu khoa học xã hội - nhân văn, coi đó là điều tất yếu nhằm đáp ứng
nhu cầu và giải phóng năng lực sáng tạo trong nghiên cứu của đội ngũ trí thức trên
mọi phương diện của đời sống xã hội.
Nguyễn Đắc Hưng: “Trí thức Việt Nam tiến cùng thời đại”[55], “Trí thức
Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước” [56]. Hai công trình đã khái quát lịch

sử ra đời và phát triển cũng như vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam đối với dân
tộc. Trong đó, tác giả chỉ rõ: “Trí thức là người không chỉ có trình độ học vấn cao,
... nhưng điều quan trọng nhất là họ thực sự lao động bằng trí tuệ có tính sáng tạo và
đã có những cống hiến nhất định hữu ích cho xã hội” [56, tr.16]. Trước những đòi
hỏi của thực tiễn đất nước, tác giả đã khẳng định sự cần thiết phải thực hiện đổi mới
hệ thống chính sách đối với đội ngũ trí thức theo hướng phát huy sâu rộng tính dân
chủ trong đào tạo, tuyển dụng, bổ nhiệm, chính sách tiền lương. Đây chính là động
lực thúc đẩy trí thức nhận thức và hành động vì lợi ích của dân tộc.
Ngô Huy Tiếp (chủ biên): “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với
trí thức nước ta hiện nay” [134]. Giá trị của công trình là đã xác định rõ tính tất yếu
trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với trí thức. Trong đó, công trình
nhấn mạnh: “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với trí thức phải hướng
tới hình thành phương pháp lãnh đạo dân chủ đảm bảo vừa phát huy cao nhất nội
lực của đội ngũ trí thức trong nước vừa thu hút được trí thức - nhân tài Việt kiều
tham gia xây dựng đất nước” [134, tr.69]. Trong quá trình đổi mới, tác giả khẳng
định việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng theo hướng dân chủ có ý nghĩa
quan trọng nhằm phát huy tối đa vai trò của trí thức.
Đức Vượng (chủ biên):“Thực trạng và giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức
Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước” [149]. Thông qua khảo cứu, điều tra
về số lượng và chất lượng đội ngũ trí thức trên 18 lĩnh vực của đời sống xã hội,
công trình đã xác định các giải pháp mang tính tổng thể trong xây dựng và phát huy

13


vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam. Đối với sự lãnh đạo của Đảng, công trình đã
chỉ rõ, cần chú trọng tới vấn đề dân chủ với tư cách là đặc trưng của công tác tư
tưởng; còn đối với sự quản lý của Nhà nước, cần quán triệt thực hiện nguyên tắc tập
trung dân chủ trên mọi lĩnh vực. Đây là những gợi mở quan trọng trong việc xác
định các biện pháp thực hành dân chủ nhằm phát huy hơn nữa vai trò của trí thức.

Nguyễn Văn Khánh: “Trí thức Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc”
[69]. Tác giả đã khái quát vai trò của trí thức trong 30 năm đổi mới của đất nước:

(1), Đội ngũ trí thức là những người đầu tiên và trực tiếp nghiên cứu, đề xuất các
luận cứ khoa học cho các quyết sách chính trị nói chung và các quyết sách về công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng của Đảng và Nhà nước; (2), Đội ngũ trí thức là
lực lượng trực tiếp bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa của đất nước; (3), Đội ngũ trí thức là những người chủ động
nghiên cứu, đề xuất và hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện các đề tài, công trình
khoa học, công nghệ của đất nước; (4), Bộ phận trí thức tham gia công tác lãnh đạo,
quản lý đã phát huy tốt vai trò và khả năng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả
hoạt động của các hệ thống chính trị; (5), Trí thức là lực lượng chủ yếu trong xây
dựng nền văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra 3 hạn chế trong hoạt
động của đội ngũ trí thức Việt Nam và xác định 6 giải pháp cơ bản để nâng cao chất
lượng và tiếp tục phát huy vai trò của đội ngũ trí thức. Trong đó, dưới góc độ dân
chủ, theo tác giả cần xây dựng môi trường với bầu không khí dân chủ, tự do tư
tưởng, công bằng hơn nữa khi đánh giá, đãi ngộ trí thức. Qua đó, tạo động lực thúc
đẩy trí thức không ngừng sáng tạo, nghiên cứu đóp góp cho cho đất nước.
Như vậy, vấn đề xây dựng và thực hành dân chủ, phát huy vai trò của trí thức
ở Việt Nam là nội dung thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Các tác giả

không chỉ lý giải quá trình ra đời, quan niệm và vai trò của dân chủ, trí thức, mà còn
từng bước làm rõ sự cần thiết phải thực hành dân chủ đối với trí thức thông qua việc
thực hiện cơ chế dân chủ, xây dựng môi trường dân chủ và vai trò của từng thành tố
trong hệ thống chính trị.

14


Thứ hai, các đề tài khoa học tiêu biểu nghiên cứu về dân chủ, thực hành dân

chủ với phát huy vai trò của trí thức
Có rất nhiều đề tài khoa học cấp Nhà nước đi sâu nghiên cứu trí thức trên các
phương diện khác nhau như: Đức Vượng (chủ nhiệm): “Xây dựng đội ngũ trí thức
Việt Nam giai đoạn 2011-2020” [147]; Nguyễn Thị Việt Thanh (chủ nhiệm): “Phát
huy nguồn nhân lực nữ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước và hội nhập quốc tế” [125]; Phạm Tất Dong (chủ nhiệm): "Luận cứ khoa học
cho các chính sách nhằm phát huy năng lực sáng tạo của giới trí thức và sinh viên”
[23]; v.v. Tiếp cận từ góc độ dân chủ, thực hành dân chủ đối với trí thức có những
công trình cơ bản sau đây:
Nguyễn Hữu Tăng (chủ nhiệm): “Đổi mới chính sách đối với trí thức khoa
học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [123].
Công trình đã chỉ rõ chất nhân văn của người trí thức là vị tha chứ không vị kỷ, là
khát vọng tự do và sáng tạo để tự biểu hiện, tự khẳng định mình như một nhân cách,
được đem hiểu biết và vốn học vấn, văn hóa của mình phụng sự Tổ quốc và nhân
dân, không tính toán vụ lợi. Do đó, để trí thức nói chung và trí thức hoạt động trong
lĩnh vực khoa học và công nghệ phát huy tối đa vai trò, đòi hỏi phải có chính sách
và cơ chế phù hợp. Trên cơ sở đó, công trình đã xác định các nhóm giải pháp cơ bản
theo hướng ngày càng dân chủ từ quản lý, bổ nhiệm, đầu tư tài chính, tăng quyền tự
chủ để phát huy hiệu quả vai trò của trí thức khoa học và công nghệ.
Lê Thị Thanh Hương (chủ nhiệm): “Nhân cách văn hóa trí thức Việt Nam
trong tiến trình mở cửa và hội nhập quốc tế” [58]. Tiếp cận dưới góc độ tâm lý,
trên cơ sở phân tích thực trạng thông qua điều tra xã hội học, công trình đã xác định
8 nhóm giải pháp cơ bản để phát triển nhân cách văn hóa trí thức. Trong đó, nhóm
giải pháp tạo môi trường thuận lợi để trí thức có thể thực hiện tốt các chức năng xã
hội của mình, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của đất nước được lý giải ở sự
cần thiết phải thực hành dân chủ đối với trí thức từ góc độ pháp lý. Đồng thời, cần
xây dựng các diễn đàn, cơ chế thực hiện và chú trọng đến các tiêu chuẩn về đạo đức
trong thực tiễn để trí thức được tranh luận, phản biện và sáng tạo.

15



Nguyễn Văn Khánh (chủ nhiệm): “Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ
Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước” [67]. Qua nghiên cứu, công trình
khẳng định: “Một trong những cội nguồn làm nên sức mạnh vô địch cho dân tộc ta
trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đó chính là trí tuệ Việt Nam” [67,
tr.7]. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới đất nước, nguồn lực trí tuệ tiếp tục được
coi trọng và phát huy. Trong đó, trí thức giữ vai trò đặc biệt gắn với việc phát triển
kinh tế thị trường, khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế. Đồng thời, công trình
đã xác định các giải pháp về dân chủ và thực hành dân chủ nhằm phát huy tối đa
nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.
Có thể khẳng định, các công trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước đã
cung cấp một nguồn tư liệu phong phú, đa dạng với các góc tiếp cận khác nhau về
trí thức. Các công trình không chỉ đề cập đến vai trò của trí thức trên nhiều phương
diện khác nhau của đời sống xã hội; mà còn xác định hệ thống các giải pháp nhằm
phát huy vai trò của trí thức, trong đó có xây dựng các cơ chế dân chủ và môi
trường dân chủ.
Thứ ba, các công trình luận án tiêu biểu nghiên cứu về dân chủ, thực hành
dân chủ với phát huy vai trò của trí thức
Nghiên cứu về dân chủ, thực hành dân chủ, trí thức và phát huy vai trò của trí
thức đã có nhiều công trình luận án tiến sĩ tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau như:
Nguyễn Quốc Bảo,“Đảng Cộng sản cầm quyền và vấn đề trí thức trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội” [7]; Phan Thanh Khôi, “Động lực của trí thức trong lao
động sáng tạo ở nước ta hiện nay” [72]; Trần Thị Lan, “Chất lượng lao động của
đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam hiện nay” [74]; v.v. Trong đó, dưới góc
độ thực hành dân chủ nhằm phát huy vai trò của trí thức phải kể tới các công trình
nghiên cứu cơ bản sau:
Đỗ Thị Thạch: “Trí thức nữ Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước –
tiềm năng và phương hướng xây dựng” [124]. Trong đó, tác giả đã phân tích quá
trình hình thành và những đóng góp của đội ngũ nữ trí thức Việt Nam trong lịch sử

dân tộc. Đồng thời, phân tích những tiềm năng trí tuệ và những nguyên nhân

16


làm hạn chế vai trò của đội ngũ nữ trí thức. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất phương
hướng và giải pháp nhằm xây dựng và phát huy có hiệu quả vai trò của đội ngũ nữ
trí thức trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất
nước. Dưới góc độ dân chủ, thực hành dân chủ, tác giả đề cập tới việc thực hiện
bình đẳng giới và dân chủ trong đào tạo, tuyển chọn, sử dụng và đãi ngộ đối với nữ
trí thức.
Ngô Thị Phượng: “Vai trò của đội ngũ trí thức khoa học xã hội và nhân văn
Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới”[114]. Qua nghiên cứu, tác giả khẳng định vai
trò và tính tất yếu của việc phát huy vai trò của trí thức khoa học xã hội và nhân văn
trong việc tham gia xây dựng các chương trình và giải pháp phát triển đất nước. Mặt
khác, tác giả còn nhấn mạnh đến sự cần thiết phải đổi mới chính sách của Đảng,
Nhà nước trong việc xây dựng cơ chế dân chủ để trí thức khoa học xã hội và nhân
văn phát huy được vai trò một cách hiệu quả.
Nguyễn Thắng Lợi: “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng đội ngũ trí
thức từ 1991 đến 2005” [84]. Giá trị của công trình là đã khái quát được quá trình
đổi mới tư duy lý luận của Đảng về trí thức nhằm đáp ứng yêu cầu của lịch sử. Dưới
góc độ dân chủ, thực hành dân chủ, tác giả đã đánh giá khách quan việc thực hiện
các chính sách nhằm tạo điều kiện dân chủ thuận lợi của Đảng đối với đội ngũ trí
thức. Đồng thời, khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo, linh hoạt của Đảng trong phát
huy vai trò của trí thức thời kỳ đổi mới đất nước.
Nguyễn Thị Giáng Hương: “Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng
cao ở Việt Nam hiện nay” [59]. Tác giả khẳng định, nguồn nhân lực nữ chất lượng
cao ở Việt Nam đó là những con người không ngừng say mê nghiên cứu, sáng tạo
và đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, giải phóng phụ
nữ. Vì vậy, cần có những giải pháp để phát huy hơn nữa vai trò của nguồn nhân lực

nữ chất lượng cao ở nước ta hiện nay. Trong đó, tác giả cũng chỉ rõ sự cần thiết phải
đảm bảo cơ chế dân chủ khi tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ để nữ trí thức
có thể tiếp tục phát huy vai trò trong xã hội.

17


Nguyễn Công Trí: “Trí thức Việt Nam trong phát triển kinh tế tri thức”
[137]. Công trình đã xác định 4 vai trò của trí thức đối với việc phát triển kinh tế tri

thức: xây dựng các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối; lực lượng chủ
yếu trong sáng tạo, tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; xây
dựng và phát triển văn hóa; góp phần trực tiếp vào đào tạo nguồn nhân lực. Đồng
thời, chỉ rõ vai trò của phát triển kinh tế tri thức với tư cách là môi trường cho trí
thức trưởng thành và phát triển. Qua đó, tác giả đã đề xuất 7 nhóm giải pháp, trong
đó, giải pháp thứ 5 là tạo môi trường và điều kiện thuận lợi nhằm phát huy tính sáng
tạo của trí thức Việt Nam trong phát triển kinh tế tri thức thông qua phát huy dân
chủ xã hội chủ nghĩa đi đôi với tăng cường dân chủ trong hoạt động của trí thức.
Nguyễn Cẩm Ngọc: “Vai trò của trí thức tinh hoa Việt Nam trong thời kỳ đổi
mới” [109]. Qua nghiên cứu, tác giả đã khẳng định: trí thức tinh hoa là những người
ưu tú, nổi trội nhất trong đội ngũ trí thức, tiêu biểu cho tinh thần và trí tuệ của dân
tộc, có những đóng góp xuất sắc vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước,
được xã hội thừa nhận và đánh giá cao. Từ đó, tác giả đã chỉ ra con đường hình
thành, đặc điểm, vai trò và đánh giá thực trạng vai trò của trí thức tinh hóa trong 30
năm đổi mới ở các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội. Trên cơ sở đó, tác giả cũng
đề xuất một số giải pháp để phát huy vai trò của trí thức tinh hoa Việt Nam trong
giai đoạn tiếp theo của quá trình đổi mới. Trong đó, tác giả nhấn mạnh tới sự cần
thiết phải xây dựng thể chế dân chủ nhằm đảo bảo các điều kiện thuận lợi cho trí
thức tinh hoa phát huy hiệu quả vai trò.
Qua nghiên cứu, điểm chung của các công trình luận án là đều khẳng định

vai trò của trí thức trong tiến trình phát triển đất nước. Mặt khác, các công trình
cũng đã chỉ rõ việc thực hiện cơ chế hay môi trường dân chủ chính là một giải pháp
quan trọng để phát huy vai trò của trí thức. Đồng thời, các công trình cũng chỉ rõ
nhiệm vụ của các chủ thể trong hệ thống chính trị đối với việc phát huy vai trò của
trí thức và thực hành dân chủ.
Thứ tư, các công trình nghiên cứu tiêu biểu về dân chủ với phát huy vai trò
của trí thức được công bố trên các tạp chí khoa học
Trong thời kỳ đổi mới, có rất nhiều công trình nghiên cứu về dân chủ, thực
hành dân chủ, trí thức và phát huy vai trò của trí thức được công bố trên các tạp chí

18


khoa học như: Dương Phú Hiệp, Trần Văn Đông, “Thực hành dân chủ trong công
tác lý luận và tư tưởng của Đảng”[44]; Nguyễn Ngọc Hà, Luyện Thị Hồng Hạnh,
“Dân chủ và tính đặc thù của việc thực hành dân chủ ở Việt Nam” [39]; Nguyễn
Thanh Sơn,“Phát huy tiềm năng trí thức ở nước ngoài vào sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế” [121]; v.v. Liên quan đến nội dung
nghiên cứu của đề tài, có thể kể tới các công trình nghiên biểu sau:
Phan Huy Lê: “Vấn đề dân chủ trong truyền thống Việt Nam [77]. Thông qua
việc nghiên cứu các tư liệu lịch sử, tác giả đã khẳng định: Việt Nam không có
truyền thống dân chủ, nhưng có một số tư tưởng và hình thức dân chủ nông dân nảy
sinh trong cuộc đấu tranh xã hội. Về mặt chính trị, theo tác giả, tư tưởng dân chủ
cao nhất của nông dân là bạo động chống lại chế độ chuyên chế, lật đổ bọn bạo
chúa, tham quan, cường hào với ước mơ một xã hội công bằng có vua sáng tôi hiền.
Đồng thời, tác giả cũng đề cập tới những hình thức dân chủ mà các triều đại phong
kiến Việt Nam đã thực hiện nhằm phát huy vai trò của tầng lớp sĩ phu của đất nước.
Đây là cơ sở để đánh giá sự tiếp biến tư tưởng và giá trị truyền thống dân tộc của
Hồ Chí Minh khi xây dựng các quan điểm về thực hành dân chủ đối với trí thức.
Vũ Công Giao: “Về thực hành dân chủ trực tiếp ở nước ta hiện nay” [38].

Công trình đã phân tích bản chất của thực hành dân chủ trực tiếp và những vấn đề
nảy sinh trong quá trình thực hiện ở nước ta. Tuy không đi sâu vào nội dung dân chủ
với trí thức, nhưng với 7 giải pháp cơ bản mà tác giả đề xuất nhằm thực hiện có hiệu
quả chủ trương “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, có thể thấy được sự cần
thiết của việc thực hành dân chủ đối với trí thức - với tư cách là một công dân trong
xã hội.
Võ Thế Thắng: “Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” [127]. Công trình đã chỉ rõ đặc điểm
của trí thức về các mặt: tri thức, thái độ, hành động, những giá trị do họ tạo ra hoặc
dấn thân và quá trình dấn thân cho những mục tiêu cao cả của cộng đồng. Do đó,
theo tác giả, muốn phát huy vai trò của trí thức, bên cạnh các chính sách thu hút,
trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh, cần tạo môi trường thuận lợi trong nghiên cứu, làm

19


×