Tải bản đầy đủ (.docx) (192 trang)

Những nhân tố kinh tế xã hội tác động đến sự chuyển cư của cư dân nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (769.08 KB, 192 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TỐNG VĂN CHUNG

ĐỀ TÀI
NHỮNG NHÂN TỐ KINH TẾ- XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ CHUYỂN
CƯ CỦA CƯ DÂN NÔNG THÔN TRONG QUÁTRÌNH CÔNG NGHIỆP
HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
Mã số: 62 31 30 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS Đặng Cảnh Khanh

Hà Nội - 2011


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1

. Tính cấp thiết của đề tài

2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
2

- Tổng quan về tình hình nghiên cứ

3



- Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

4

- Khách thể nghiên cứu, đối tượng

cứu
5

– Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết

6

– Sơ đồ quan hệ giữa các biến số (K

7

– Phương pháp nghiên cứu.

8

- Những đóng góp mới của luận án

9- Nội dung của luận án

Chƣơng 1: CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1

- Cơ sở thực tiến


1.2

- Cơ sở lý luận c

1.3 - Hệ khái niệm công cụ

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN CƢ Ở NÔNG THÔN

VIỆT NAM T
2.1

– Tình hình chuy

2.2

- Tái định cư vù

chuyển cư ở nông thôn trong Đổi mới.
2.3

– Chuyển cư của

Chƣơng 3: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN
CƢ TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA-HIỆN
i


ĐẠI HÓA Đ
3.1


– Tác động của

3.2

– Tác động của

3.3

- Vai trò của mạ

3.4

- Tác động của

3.5

– Tác động của

3.6

– T¸c ®éng cñ

KẾT LUẬN
1- Kết luận:
2 - Kiến nghị
C¸c c«ng tr×nh ®· c«ng bè liªn quan ®Õn luËn ¸n
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


ii


MỞ ĐẦU
1 – Tính cấp thiết của đề tài
Sự tăng trƣởng dân số là quá trình có tính tự nhiên. Tuy nhiên cùng với quá
trình phát triển của lực lƣợng sản xuất xã hội, sự tăng trƣởng kinh tế luôn kèm
theo sự thay đổi dân cƣ. Đây là một quá trình mang tính quy luật lịch sử-tự
nhiên. Quá trình này thể thiện thành hai động thái: di động tự nhiên –sinh ra, lớn
lên, trƣởng thành và cuối cùng rời khỏi xã hội; di chuyển nơi cƣ trú, làm việc và
sinh sống. Và đây là quá trình chỉ sự di động không chỉ của cá nhân mà nó còn
thể hiện ở cấp độ vận động của một tổng thể cƣ dân, tạo ra mặt “động” của quá
trình dân số và đem lại những hệ quả kinh tế-xã hội nhất định, có những hậu quả
đôi khi khó lƣờng.
Di dân là một vấn đề phức tạp xảy ra trong suốt chiều dài của lịch sử nhân
loại. Ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc lại có những quan niệm khác nhau về vấn đề di
dân và những khía cạnh có liên quan đến di dân cũng chƣa đƣợc quan tâm đúng
mức. Lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam cũng cũng chứng tỏ điều đó.
Phải chăng nguyên nhân gây ra hiện tƣợng xã hội di chuyển dân cƣ trên là do cơ
cấu phân bố dân số giữa các vùng trong nƣớc không đồng đều? Câu hỏi cần có
lời giải đáp. Quỹ đất đang ngày càng thu hẹp trong quá trình công nghiệp hóa và
đô thị hóa có chi phối ngƣời dân nông thôn lựa chọn giả pháp di cƣ để tìm cơ
hội sống tốt hơn
Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009 cho thấy, đến ngày 01-4-2009 dân
số của Việt Nam là 85789573 ngƣời, tăng 9,47 triệu ngƣời so với năm 1999 (với
sai số thuần là 0,3%). Với kết quả này, Việt Nam là nƣớc đông dân thứ 3 ở
ASEAN và thứ 13 trên thế giới. Dân số ở thành thị chiếm 29,6% tổng dân số cả
nƣớc; Nông thôn chiếm 70,4%.
1



Nhận thức đầy đủ về sự chuyển cƣ trong trong quá khứ cũng nhƣ hiện tại là
một nhu cầu tất yếu. Cần trả lời hàng loạt vấn đề: Tình trạng di cƣ hiện nay ra
sao? Di dân sẽ làm biến đổi cấu trúc (cơ cấu) dân số-xã hội nhƣ thế nào? Những
gì là nguyên nhân, là các yếu tố, là những điều kiện . . . gây tác động, ảnh hƣởng
đến sự di chuyển dân cƣ nhƣ vậy? Vai trò của quá trình chuyển cƣ đối với công
cuộc xây dựng, kiến thiết đất nƣớc và phát triển mọi mặt khác nhau của đời sống
xã hội nói chung và của từng địa phƣơng cụ thể nói riêng ra sao? Hậu quả của nó
có ảnh hƣởng gì đến sự phát triển kinh tế - xã hội - văn hoá của từng vùng, từng
dân tộc? Có sự thay đổi gì về lối sống của họ trong những điều kiện hoạt động
sống mới? Những mối quan hệ xã hội mới đƣợc định hình nhƣ thế nào? Hậu quả
môi trƣờng nơi họ mới chuyển đến ra sao? Sự lan truyền văn hoá, lối sống cũng
nhƣ sự “giao thao” văn hoá giữa những nhóm xã hội “đi”, “đến" nhƣ thế nào? ...
2 - Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
2.1 - Ý nghĩa khoa học của luận án
Thực hiện đề tài của luận án sẽ là sự vận dụng các lý thuyết xã hội học vào
nghiên cứu hiện tƣợng xã hội chuyển cƣ ở nông thôn Việt Nam trong công cuộc
công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn hiện nay. Trên cơ sở đó
đóng góp làm giàu nội hàm các khái niệm của lý luận xã hội học, bổ sung những
tri thức thực nghiệm xã hội học cho nhận thức về quá trình chuyển cƣ ở nông
thôn Việt Nam trong giai đoạn 2000. Nghiên cứu này cũng là một sự cố gắng tìm
hiểu lý giải động cơ di chuyển của ngƣời dân nông thôn trong công cuộc công
nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nƣớc.
Khi thực hiện đề tài nghiên cứu của luận án chúng tôi muốn làm sáng tỏ sự
tác động của những quy luật xã hội học (và cả tính quy luật) tác động đến quá
trình di chuyển dân cƣ hiện nay. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp cho
2


lý luận về chuyển cƣ trong giai đoạn Đổi mới của đất nƣớc, qua đó góp một

phần cho nhận thức đúng về thực trạng di cƣ hiện nay ở Việt Nam. Kết quả
nghiên cứu của đề tài góp một phần cho sự mở rộng khía cạnh lý luận về quá
trình tái định cƣ hiện nay, khi đất nƣớc đang tiến hành xây dựng những nhà máy
thuỷ điện lớn, các khu công nghiệp, chế xuất trên mọi miền đất nƣớc.
2.2 - Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Luận án sẽ đem lại một sự hiểu biết đúng đắn về thực trạng chuyển cƣ hiện
tại, qua đó giúp cho sự hoạch định chính sách xã hội có một cơ sở khoa học để
đề ra những giải pháp điều chỉnh dòng di cƣ một cách hợp lý và có hiệu quả.
Thông qua luận án này, chúng tôi đề xuất những khuyến nghị và giải pháp có
tính khả thi để quản lý quá trình chuyển cƣ hiện nay; qua đó cũng mong muốn
với sự thành công của đề tài luận án đƣợc ứng dụng trong quản lý xã hội của nhà
nƣớc đối với quá trình thực hiện di dân theo kế hoạch cũng nhƣ quản lý các loại
hình chuyển cƣ hiện nay.
3 - Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Những năm 1980, Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện Khoa học
Xã hội Việt Nam) đã triển khai nghiên cứu các khía cạnh khác nhau về Tây
Nguyên, trong đó một nội dung quan trọng khảo sát việc di dân xây dựng kinh tế
mới. Tập thể các nhà khoa học xã hội Việt Nam đã nghiên cứu, tổng kết di dân
trong Chƣơng trình Tây Nguyên I (giai đoạn 1975-1980), tổng kết “Những đặc
điểm nổi bật những luồng di dân đến Tây Nguyên: 1/ những luồng di dân từ
những vùng đồng bằng ven biển, nhất là ở miền Bắc... lên miền núi cao và cao
nguyên; 2/ luồng di dân vì lý do kinh tế là chủ yếu; 3/ Dân cƣ và vùng có dân cƣ
có trình độ kinh tế-xã hội cao hơn hẳn trình độ kinh tế-xã hội của dân cƣ vùng
nhận dân đến; 4/ Bên cạnh luồng di dân tự giác do Nhà nƣớc đứng ra tổ chức,
3


còn có luồng di dân tự phát; 5/ Bên cạnh luồng di dân từ nông thôn, có luồng di
dân từ thành thị về nông thôn, kết quả của quá trình đô thị hóa; 6/ Bên cạnh
những luồng di dân từ xa, có sự di dân trong nội bộ vùng, v.v.” [189; tr. 359-370]

. “Thông thƣờng có hai yếu tố tạo nên động lực của chuyển cƣ: lực đẩy từ vùng
đất cũ, nơi xuất phát, và lực hút từ vùng đất mới, nơi chuyển đến.” [106; tr. 376388 ].
Trong những năm 90 của thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI
nhiều công trình nghiên cứu về di cƣ của các tác giả trong và ngoài nƣớc về vấn
đề di cƣ ở Việt Nam đã đƣợc đăng tải.
1)

Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 1/4/1999 cho thấy "có hơn 800 nghìn ngƣời
từ Đồng bằng sông Hồng và miền Tây Nam Bộ, gần 700 nghìn ngƣời từ miền
Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ đã rời quê, đổ về thành thị kiếm sống trong
vòng 5 năm qua" [11; tr. 1-2].

2)

Những hội thảo cấp quốc gia, quốc tế về vấn đề di cƣ tự do, và nhiều chuyên
khảo nghiên cứu về di cƣ ở Việt Nam đều đi đến nhận định: di cƣ là một vấn
đề khách quan, mang tính lịch sử cụ thể, trong quá trình phát triển [3; 135;
136; 147; 151; 169; 171; 173; 174, v.v.]. Các tác giả đều nhất trí rằng, trong
xã hội Việt Nam hiện đại tồn tại hai loại hình của quá trình di chuyển dân cƣ:
di dân cƣ có kế hoạch (có tổ chức) do Nhà nƣớc chủ động thực hiện nhằm
góp phần đây nhanh quá trình khôi phục và phát triển kinh tế. Loại hình thứ
hai - di dân tự do - trở nên sôi động trong đổi mới. Đây là dòng di cƣ "không
chịu sự kiểm soát của nhà nƣớc" [2; 4; 17; 20; 145, ...].

3)

Trong những nghiên cứu về di dân tự phát cho thấy:


Nguyên nhân kinh tế của quá trình di chuyển dân cƣ này có nhiều,

nhƣng ở cấp cá nhân [1; 4; 17; 62; 85; 92; 95; 171; 173]
4




Các nhân tố nhƣ đất đai canh tác, thu nhập, việc làm v.v. chi phối quyết
định di cƣ.



Việc di chuyển của ngƣời ra đô thị tìm việc làm đã gây ảnh hƣởng đến
đô thị.



Hiện tồn tại những dòng di cƣ: nông thôn-nông thôn; nông thôn - đô
thị, di cƣ đô thị - nông thôn, và di cƣ đô thị-đô thị [2, 134; 144; 146;
154]

4)

Về động cơ, sự tác động, nhu cầu di cƣ, những nguyên nhân khách quan, chủ
quan của tác động đến các dòng di cƣ đƣợc nghiên cứu từ nhiều góc độ khác
nhau:
1. Di cƣ "là vì những lý do kinh tế” nhất là đối với ngƣời di cƣ tự do.
2. Các dự án kinh tế - xã hội trọng điểm nhƣ đƣờng quốc lộ, đập thuỷ
điện, các công trình thuỷ lợi, khu công nghiệp, v.v... đã làm gia tăng
các dòng di cƣ lao động có tay nghề thấp từ nông thôn ra thành phố
cũng nhƣ đến các khu vực nông thôn khác.

3. Hƣớng thứ ba nhấn mạnh đến nguyên nhân di cƣ là do thu nhập và tìm
việc làm, do sức ép đất đai canh tác đang bị suy giảm.
4. Hƣớng thứ tƣ cho rằng luật pháp cũng tác động không nhỏ đến các
dòng di cƣ [ 96; 98; 100; 151]
5. Hƣớng thứ năm xem xét mạng lƣới di cƣ. Đây là những móc xích để
tạo ra những dòng di cƣ.
6. Thứ sáu đề cập đến những yếu tố khác nhau ảnh hƣởng đến di cƣ lao
động vào đô thị nhƣ nghề nghiệp, trình độ học vấn, giới tính, gia đình
tại nơi đi.

5


7.

Một số tác giả đã liệt kê những yếu tố tác động khác đến dòng di cƣ ở
mức độ rộng hơn nhƣ: chiến tranh, điều chỉnh ruộng đất cuộc sống dân
cƣ ở một vùng đất đai cằn cỗi, thời tiết khí hậu bất thuận, do ruộng đất
nông nghiệp đầu ngƣời đã thấp lại càng bị giảm, thiếu việc làm ... [92;
169; 189; 192].

8.

Hƣớng thứ bảy tập trung khảo cứu những nhân tố nhƣ sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế diễn ra chậm, tính thời vụ, cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã
hội, thu nhập thấp - động lực để ngƣời dân nông thôn ra cƣ trú và tìm
việc ở thành phố" [ 17; 18; 64; 85; 98; 107; 137; 139; 140; 146; 156;
171; 174; 176; 183].

9.


Công trình “Di dân tự do đên Đồng Nai và Vũng Tàu” (Dự án
VIE/93/P02) đã khảo cứu bản chất và đặc trƣng nhân khẩu học và kinh
tế-xã hội của di dân tự do, tìm hiểu các nguyên nhân khiến ngƣời dân
di chuyển, lịch sử di cƣ, sự thích nghi và hoà nhập của ngƣời dân vào
cộng đồng dân sở tại, những dự định và tƣơng lai của họ; tác động của
di chuyển dân cƣ và lao động tự do đối với sự phát triển kinh tế-xã hội
của vùng kinh tế trọng điểm trong quá trình Đổi mới [ 81].

10.

Nghiên cứu "Động lực di dân nội địa ở Việt Nam" của Dự án
VIE/95/004 (do Philip Guest soạn thảo) đã tổng kết những vấn đề
nghiên cứu di dân trƣớc đây. Công trình đã đề cập đến tính chọn lọc
của di dân đến những thành phố của Việt Nam dƣới góc độ tuổi, giới
tính; đề cập đến chức năng xã hội của "mạng lƣới quan hệ xã hội trợ
giúp" trong quá trình di chuyển, sự chênh lệch về "cơ hội phát triển” có
đƣợc trong quá trình quyết định di chuyển của ngƣời di cƣ [134; tr. 18
– 19].
6


11.

Nhóm tác giả khác coi sự di dân là sự biểu đạt “tính năng động của
ngƣời dân nông thôn đồng bằng Bắc Bộ”, và dòng di cƣ nông thôn-đô
thị ở đồng bằng Bắc Bộ .. chủ yếu là di chuyển vào Hà Nội [17; 60; 61;
62; 64; 67; 87; 95; 130; 136; 147; 154; 151; 169; 171; 175; 176 ; 214;
239].


12.

Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam 1997 (Vietnam Household
Living Standard Survey - VNMHS 97) cho thấy ngƣời di cƣ vào đô thị
chủ yếu với mục đích kiếm sống và hỗ trợ cho gia đình ở nông thôn,
chuyển tải thu nhập từ đô thị về nông thôn, không chỉ với mục đích tiêu
dùng mà còn đƣợc tích luỹ để đầu tƣ phát triển sản xuất [2; 5; 83].

13.

Hƣớng nghiên cứu tập trung nghiên cứu và chỉ ra việc quy hoạch
không hợp lý, dẫn đến sử dụng kém hiệu quả và lãng phí đất, rừng
đƣợc giao.

14.

Một số tác giả đi sâu nghiên cứu hiện trạng sử dụng, khai thác đất đai
từ năm 1990 đến năm 2000 của ngƣời di dân tự do và chỉ ra những
nhân tố mới tác động đến việc sử dụng đất, rừng nhƣ Luật Đất đai.

15.

Nghiên cứu khác đã khái quát tình hình di cƣ ở Việt Nam và nghiên
cứu nhập cƣ vào thành phố Hồ Chí Minh trong những năm Đổi mới.
Công trình nghiên cứu này đã định dạng đƣợc một số mô hình chuyển
cƣ trong và ngoài nƣớc, một số đặc trƣng của ngƣời di cƣ và mới
dừng lại ở góc nhìn của dân số học [143; 144; 183; 188].

16.


Nhóm tác giả khác nghiên cứu về nhân tố văn hóa-xã hội tác động đến
sự lựa chọn ra đi của ngƣời dân nông thôn [8; 57; 71; 124; v.v..].

17.

Nghiên cứu quy mô quốc gia về di cƣ đã đƣợc tiến hành năm 2004 do
Tổng cục Thống kê và Quý hoạt động dân số Liên Hiệp Quốc
7


(UNPFA) tổ chức. Mục đích của cuộc điều tra là góp phần cải thiện sự
hiểu biết về các lĩnh vực: Quá trình di cƣ, bao gồm quyết định di cƣ,
các bƣớc di chuyển và hòa nhập ở nơi đến; Các yếu tố kinh tế-xã hội,
nhân khẩu học và các yếu tố thuận lợi đối với di cƣ; Kết quả di chuyển
đối với ngƣời di cƣ và gia đình, gồm: thu nhập và việc làm, điều kiện
sống và nhà ở, gửi tiền cho gia đđìnhnh; tiếp cận dịch vụ xã hội và y tế,
sinh hoạt và giải trí, thích nghi và thay đổi lối sống; So sánh tình trạng
ngƣời di cƣ và không di cƣ tại nơi chuyển đến, nhằm nâng cao hiểu
biết và có các quyết sách tốt hơn đối với ngƣời di cƣ. Từ đó có cơ sở
đƣa ra các khuyến nghị về chính sách phát triển nông thôn để giảm bớt
xuất cƣ, về kế hoạch phát triển vùng có thể ảnh hƣởng đến quá trình di
cƣ, và hoạch định chính sách cải thiện điều kiện sống của ngƣời di cƣ
ở nơi đến [167].
18.

Một hình thức di dân nổi bật trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nƣớc là di dân tái định cƣ (vùng lòng hồ thủy điện, khu công
nghiệp, khu chế xuất, ...) [ 8; 57 ]. Đây là một loại hình chuyển cƣ đặc
thù của chuyển cƣ ở nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nƣớc. Loại hình này chƣa đƣợc khảo cứu nhiều.


19.

Trong những năm đầu thế kỷ XXI hiện tƣợng di cƣ tự do của các dân
tộc ít ngƣời vào trong Tây Nguyên trở thành hiện tƣợng xã hội. Những
nghiên cứu này cho thấy sự tác động của các nhân tố kinh tế văn hóa-xã
hội, những điều kiện tự nhiên khác nhau (khắc nghiệt ở nơi đi, thuận lợi
ở nơi đến), phong tục tập quán, gia đình dòng họ, v.v., đan quyện nhau
“lôi kéo” và “đẩy” những bà con dân tộc thiểu số các tỉnh vùng

8


núi phía Bắc di chuyển vào Tây Nguyên [ 72; 88; 92; 113; 136; 153;
182; 190; 192].
20.

Công trình về chính sách di dân tự phát đã xây dựng cơ sở pháp lý để
đảm bảo môi trƣờng pháp lý cũng nhƣ tạo cơ hội cho ngƣời di cƣ.
Đây là sự đổi mới trong cách nhìn nhận về ngƣời di cƣ trong giai đoạn
Đổi mới hiện nay [90; 94; 98; 99; 149; v.v. ].

21.

Hội thảo quốc tế “Di dân, phát triển và giảm nghèo” do Viện Khoa học xã
hội Việt Nam (VASS) và Liên hợp quốc tại Việt Nam (UN) tổ chức tại Hà
Nội trong hai ngày 5 và 6 tháng 10 năm 2009 chỉ ra lợi ích của di dân
trong nƣớc không những đó đƣợc nhận thấy ở cấp quốc gia và khu vực
mà cũng ở cấp độ cá nhân ngƣời di cƣ và gia đình họ. Di cƣ mang lại lợi
ích nhiều mặt nhƣ đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc

gia và địa phƣơng. Hội thảo cung cấp bằng chứng để hiểu

những tác động tích cực và tiêu cực của di dân trong nƣớc tại Việt
Nam.
22.

Giải quyết việc làm ở Việt Nam trong 5 năm 2006-2010 do Trung tâm
thông tin –Tƣ liệu (CIEM), soạn thảo, chỉ ra tình trạng việc làm giai
đoạn 2001-2005.

23.

Báo cáo Kết quả toàn diện của Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009
đƣợc công bố năm 2010 cho thấy tình trạng di cƣ ở Việt Nam trong 10
năm (1999-2009).

Nhìn chung, sự quan tâm của các nghiên cứu tập trung làm rõ những vấn đề
sau đây:
1.

Ở tầm vĩ mô: các tác giả tập trung nghiên cứu mô tả về những động
thái di chuyển của dân cƣ theo hai hình thức chuyển cƣ: di chuyển có
9


tổ chức (theo kế hoạch) của Nhà nƣớc - đi xây dựng vùng kinh tế mới;
và di dân tự do theo những hƣớng khác nhau: di chuyển dân cƣ tự phát
và theo mục đích của Nhà nƣớc đến đô thị, các khu phát triển kinh tế
trọng điểm.
2.


Ở cấp độ di chuyển cá nhân, các công trình nghiên cứu chú ý đến động
cơ di động của ngƣời dân từ khía cạnh áp lực đất đai, điều kiện tự
nhiên nơi đến, sức hút của đô thị và cơ hội việc làm, động cơ tăng thu
nhập, v.v.. Những nghiên cứu đó đƣợc tiến hành vào cuối thập niên
1990 và chƣa đề cập nhiều đến những nhân tố mới (vai trò của sự phát
triển đô thị, các khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm, v.v.) tác động
đến dòng di cƣ.

3.

Thứ nữa, nhiều công trình tập trung nghiên cứu, đó là nghiên cứu di dân
tự do đến những vùng có lợi thế cho cuộc sống sinh tồn của cƣ dân nông
thôn, nơi có tiềm năng đất đai và những điều kiện tự nhiên sinh thái cho
phát triển triển kinh tế hộ gia đình. Tuy nhiên, còn ít công trình thực hiện
những cuộc khảo sát xã hội học cụ thể nhằm xem xét những động cơ và
mục đích của hành động xã hội (từ quyết định di chuyển đến quyết định
định cƣ ở nơi mới) của ngƣời dân đã chuyển cƣ.

4.

Các công trình nghiên cứu chƣa đề cập sâu sắc đến tái định cƣ của
ngƣời dân vùng lòng hồ thuỷ điện, ở các khu công nghiệp, khu kinh tế
phát triển, v.v.. Việc xây dựng thêm các nhà máy thuỷ điện lớn, vừa và
nhỏ trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa sẽ đặt ra nhiệm vụ
nghiên cứu về tái định cƣ.

5.

Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông

thôn phát triển làng nghề là một nhiệm vụ quan trọng. Nhƣng những
10


nghiên cứu về di chuyển lao động đến những làng nghề hiện chƣa
nhiều.
6.

Có thể tổng hợp khái quát trong bối cảnh phát triển kinh tế-xã hội thời
hội nhập WTO, vào khu vực và quốc tế có ba hƣớng di cƣ chủ đạo: Di
cƣ nội nông thôn, di cƣ nông thôn - đô thị và di cƣ quốc tế. Hƣớng di
cƣ thứ ba có một số công trình nghiên cứu trong những năm gần đây
[58; 63].

Các nghiên cứu vận dụng những lý thuyết xã hội học, dân số học, kinh tế
học, kiến trúc quy hoạch, xây dựng đô thị, v.v. để nghiên cứu một hiện tƣợng di
chuyển dân cƣ nói chung, song vẫn chƣa có công trình tổng hợp, khái quát về
chuyển cƣ của cƣ dân nông thôn nhƣ một hiện tƣợng chỉnh thể trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn hiện nay. Vì thế, nghiên
cứu này đặt ra nhiệm vụ góp phần tìm hiểu và khái quát hóa những nhân tố kinh
tế-xã hội đối với sự di chuyển dân của cƣ dân đƣơng đại.
Việt Nam đang chuyển dần từng bƣớc sang nền kinh tế thị trƣờng, những
giá trị xã hội cũng đã ít nhiều thay đổi tầm ảnh hƣởng của nó. Bên cạnh những
giá trị truyền thống còn lƣu giữ trong lòng xã hội, có những giá trị đang “lên
ngôi”, gây không ít những ảnh hƣởng, tác động đến hành vi, sự lựa chọn của các
cá nhân trong xã hội Việt Nam đƣơng đại. Hệ những giá trị cũ, mới đan xen,
trong đó phải kể đến những giá trị “trọng sang, trọng giàu, trọng vật chất, trọng
văn minh, hiện đại . . .” [90]. Vì thế, nghiên cứu những nhân tố kinh tế - xã hội
gây tác động, ảnh hƣởng đến di chuyển dân cƣ là cần thiết, bởi những nhân tố
này sẽ tạo ra những giá trị xã hội (và cũng là những tính quy luật xã hội) tác

động đến nhận thức, hành vi của các thành viên trong xã hội Việt Nam.

11


Một vấn đề cấp thiết đƣợc đặt ra trong Chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã hội
cảu Đại hội IX là: “Trong 5 năm tới, công suất nguồn điện phải tăng thêm
khoảng 5.200 MW…, trong đó thuỷ điện chiếm 40%..” [77, tr.284]. Điều đó
đồng nghĩa với việc phải xây dựng thêm nhiều nhà máy thuỷ điện. Vấn đề tái
định cƣ ngƣời vùng lòng hồ càng trở thành nhiệm vụ cấp thiết. Và đó cũng là
nhiệm vụ đƣợc đặt ra trong nghiên cứu này.
Để góp phần tìm hiểu và làm sáng tỏ bản chất hiện tƣợng di cƣ nông thôn
trong quá trình đổi mới của đất nƣớc, chúng tôi chọn vấn đề “những nhân tố kinh
tế - xã hội tác động đến sự chuyển cư của cư dân nông thôn” làm đề tài cho luận
án xã hội học này.
4

- Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của đề tài này mô tả tình trạng di chuyển dân cƣ ở nông thôn Việt
Nam nhƣ một tất yếu và khảo cứu một số các nhân tố kinh tế-xã hội tác động
đến sự chuyển cƣ của cƣ dân nông thôn trong quá trình Đổi mới.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:
1.

Mô tả hiện trạng chuyển cƣ ở nông thôn trong thời kỳ Đổi mới dƣới
các loại hình di cƣ khác nhau.

2.


Tìm hiểu sự tác động của các nhân tố kinh tế-xã hội đến sự chuyển cƣ
ở nông thôn Việt Nam hiện nay.

3.

Từ những kết quả nghiên cứu đề ra một số khuyến nghị và giải pháp
thực tiễn đối với việc quản lý, điều tiết dòng di cƣ ở Việt Nam hiện
nay.

5 - Khách thể nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
4.1 – Khách thể nghiên cứu: Ngƣời dân nông thôn tham gia di cƣ
4.2 - Đối tƣợng nghiên cứu:
12


Những nhân tố kinh tế-xã hội tác động đến sự chuyển cư của cư dân nông
thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
4.3 - Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Do đặc trƣng chuyển cƣ của cƣ dân nông thôn rất đa dạng phong phú, đòi
hỏi phải tiến hành nghiên cứu sự chuyển cƣ nội địa trong phạm vi toàn quốc dựa
vào các số liệu công bố chính thức của Tổng cục Thống kê; mặt khác kết hợp
điều tra thực nghiệm xã hội học thực nghiệm để làm sáng tỏ những chiều sâu của
đề tài.
Về mặt thời gian, nghiên cứu này hƣớng đến xem xét sự di chuyển của cƣ
dân nông thôn từ khi đất nƣớc chuyển sang giai đoạn Đổi mới (1986) cho đến
năm 2010.
6 – Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu đƣợc đặt ra là: Động thái chuyển cƣ của cƣ dân nông
thôn Việt Nam trƣớc và trong Đổi mới nhƣ thế nào? Xu hƣớng của động thái đó
trong xã hội nông thôn Việt nam hiện nay ra sao? Vì sao lại nhƣ vậy?. Để trả lời

cho câu hỏi đó chúng tôi đặt ra những giả thuyết nghiên cứu sau:
1.

Trong cơ chế kinh tế thị trƣờng, nhân tố kinh tế-xã hội (đất đai, lao động,
việc làm, thu nhập, ...) chi phối quyết định chuyển cƣ của ngƣời dân nông
thôn.

2.

Sự tham gia di cƣ của ngƣời dân nông thôn chịu tác động của những
đặc trƣng xã hội (nhƣ giới, tuổi, học vấn, ...).

3.

Những chính sách phát triển kinh tế-xã hội chi phối sự tham gia di cƣ của
ngƣời dân nông thôn

13


7 – Sơ đồ quan hệ giữa các biến số (Khung phân tích)
Từ mục tiêu nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu trên, chúng tôi xây dựng
khung phân tích của đề tài nghiên cứu này nhƣ sau:
SƠ ĐỒ TƢƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN SỐ
Chủ trƣơng, đƣờng lối, chính
sách phát triển kinh tế –xã hội

Hoàn cảnh
Kinh tế – Văn hóa - Xã hội


Đô thị hóa,
công nghiệp hóa-hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn

Địa vị KT-XH

CHUYỂN CƢ
Mục đichQuyết định
8 – Phương pháp nghiên cứu.
Để tiến hành nghiên cứu chúng tôi sử dụng phƣơng pháp phân tích tài liệu. Đây
là phƣơng pháp chính đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này, nguồn tài liệu bao
gồm:
14


1/ Các công trình công bố của Tổng cục thống kê, trên nguồn thông tin:

2/ Số liệu thông báo của các cơ quan chức năng của Chính phủ; Nguồn

3/ Số liệu Tổng Điều tra dân số và Nhà ở 1999,
4/ Điều tra Di cƣ Quốc gia 2004, 5/ Số liệu
thống kê hàng năm;
6/ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 2009;
7/ Các công trình nghiên cứu, những kết quả khảo sát của các dự án về di
dân.
8/ Các công trình của các tác giả đã công bố trong và ngoài nƣớc [1-108;
112-114; 124 – 193, 195, 199, ...].
Trong quá trình nghiên cứu, để thu thập thông tin phục vụ cho đề tài, chúng
tôi tiến hành khảo sát xã hội học bằng phƣơng pháp trƣng cầu ý kiến xã hội học.
Bảng hỏi đƣợc chuẩn bị, dành cho các đối tƣợng tham gia di cƣ nội địa theo

hƣớng nông thôn-nông thôn và nông thôn-đô thị (xem phụ lục). Phƣơng pháp thu
thập thông tin này đƣợc tiến hành bằng cách xây dựng bảng hỏi tỷ mỷ, đƣợc
chuyển phát cho các chủ hộ ở nơi định cƣ (nơi họ đang cƣ trú và lao động)

. Từ các thông tin bảng hỏi đã thu thập thông tin tiến hành xử lý bằng chƣơng
trình SPSS+ để có đƣợc những thông tin tổng thể phục vụ nghiên cứu.
Phƣơng pháp phỏng vấn, tọa đàm cũng đƣợc vận dụng để thu thập thông
tin khi khảo sát về tái định cƣ vùng lòng hồ, một dạng chuyển cƣ đặc thù trong
công cuộc công nghiệp hóa những năm 2000-2010.

15


9 - Những đóng góp của luận án
-

Luận án này thâu tóm về động thái di chuyển của cƣ dân nông thôn trong
quá trình công nghiệp hóa.

-

Luận án đã so sánh nội hàm các khái niệm đƣợc sử dụng trong nghiên cứu
của dân số học và xã hội học để xây dựng khái niệm chuyển cƣ phản ánh cụ
thể và sát thực hơn về hiện tƣợng xã hội quan trọng ở nông thôn.

-

Luận án tóm tắt cô đọng những lý thuyết khác nhau về di cƣ và vận dụng
trong nghiên cứu nhằm tìm kiếm một cách tiếp cận tổng hợp cho nghiên cứu
về động thái chuyển cƣ của cƣ dân nông thôn Việt Nam trong thực tế Đổi

mới của đất nƣớc.

-

Công trình này hƣớng đến hệ thống hóa các nhân tố kinh tế-xã hội chính
đang tác động đến sự chuyển cƣ ở nông thôn theo các hƣớng di dân khác
nhau dƣới góc độ xã hội học.

10. Kết cấu của luận án.
Phần mở đầu trình bày vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, một tổng
luận về các nghiên cứu đã công bố liên quan tới đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi
nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu. Để định hƣớng
nghiên cứu một mô hình lý luận đƣợc xác lập; các nhiệm vụ nghiên cứu và các
phƣơng pháp, kỹ thuật tiến hành thu thập, xử lý dữ liệu liên quan để trình bày
theo phƣơng pháp lịch sử-so sánh.
Phần nội dung gồm 2 chƣơng và phần kết luận. Cuối mỗi phần và mỗi
chƣơng đều có sự luận bàn về khía cạnh đối tƣợng đƣợc nghiên cứu.
Chương 1 trình bày thành 4 tiểu mục: cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài,
bao gồm sự vận dụng lý luận xã hội học mác-xít, lý thuyết di động nhìn nhận vận
dụng để tiếp cận sự thay đổi vị thế của ngƣời tham gia di cƣ; vận dụng các lý
16


thuyết dân số học nhƣ thuyết “đẩy-kéo”, thuyết thị trƣờng lao động, thuyết
mạng lƣới di cƣ, v.v. .; định nghĩa một số khái niệm công cụ đƣợc dùng trong
nghiên cứu này.
Chương 2 Trình bày về sự chuyển cƣ trong đổi mới. Nội dung chƣơng này
gồm việc trình bày tình hình chuyển cƣ ở nông thôn trong những năm 1986-2000
theo các hình thức chuyển dân : di dân theo kế hoạch, di dân tự do nội địa theo
các hƣớng nông thôn-nông thôn, nông thôn-đô thị; tái định cƣ cƣ dân vùng lòng

hồ thủy điện; sự chuyển cƣ trong những năm 2000 -2010.
Chương 3 trình bày sự nghiên cứu về sự tác động, ảnh hƣởng của một số
nhân tố đến sự lựa chọn và quyết định tham gia di cƣ. Những nhân tố đƣợc khảo
cứu đƣợc phân chia trong các tiểu mục của chƣơng này: Đất đai canh tác; thu
nhập, việc làm, v.v.; sự tận dụng thời gian nông nhàn để tìm kiếm cơ hội tăng thu
nhập của ngƣời dân tham gia di cƣ; nghiên cứu sức hút của thị trƣờng lao động
đối với ngƣời di cƣ; vai trò của mạng xã hội; tác động của các chính sách của
nhà nƣớc đến sự di, dịch chuyển cƣ; sự tác động của những đặc trƣng nhân
khẩu xã hội đến quyết định tham gia di cƣ; tác động của quá trình đô thị hóa đến
sự di, dịch cƣ trong Đổi mới.
Phần kết luận và kiến nghị tóm tắt và tổng kết lại kết quả nghiên cứu đạt
đƣợc, đề xuất một số khuyến nghị và hƣớng nghiên cứu tiếp theo.

17


NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1: CƠ SỞ THỰC TIẾN VÀ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 - Cơ sở thực tiễn của đề tài
Việt Nam xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu với trên 80% dân cư
sống ở nông thôn, phát triển nông nghiệp, nông thôn vẫn là một mối quan tâm
lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Ngay từ khi chưa giành được chính quyền,
Đảng đã chủ trương chính sánh di dân.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, V nêu lên mục tiêu phân bố lại lao động
và dân cư như sau: “Phân bố hợp lý nguồn lao động với đất đai, di chuyển một
bộ phận lao động dân cư từ các nơi đông dân, dôi thừa lao động đến các vùng
thưa dân còn hoang hóa, mở rộng diện tích đất canh tác tạo ra các vùng chuyên
canh nhằm phát triển toàn diện, cân đối và ổn định, sản xuất thêm nhiều hàng
hoá có giá trị xuất khẩu”. Nghị quyết Trung ương 4 (khoá V) chỉ rõ: “Trong cả
nước cần có quy hoạch kế hoạch, chính sách cụ thể tích cực phân bố lại lao động

khai thác có hiệu quả 10 triệu ha đất nông nghiệp và 15 triệu ha rừng, đó là vấn
đề chiến lược số một”. Để thực hiện các Nghị quyết của Đảng, một loạt các
quyết sách lớn ra đời, có thể kể đến những chính sách phân bố lại lao động dân
cư như Quyết định 192/CP ngày 25-5-1974, Quyết định 272/CP ngày 3-10-1977,
Quyết định 95/CP ngày 27/3/1980, Nghị quyết 82/CP ngày 12/3/1980. Đây là
những chủ trương tác động đến di chuyển dân cư ở nông thôn của Nhà nước Việt
Nam trong giai đoạn thực hiện công cuộc xây dựng phát triển đất nước sau khi
thống nhất đất nước.
Với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”
[73, tr. 12], Đại hội Đảng VI đã ra chủ trương về dân cư: “Đẩy mạnh công tác
định canh, định cư ở miền núi gắn liền với việc quy hoạch, xây dựng kinh tế trên
18


địa bàn huyện. Bổ sung chính sách đối với việc xây dựng các vùng kinh tế mới
và công tác định canh, định cư, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, tạo
điều kiện cho người mới đến ổn định sản xuất và đời sống” .... “Đẩy mạnh công
tác định canh, định cư, ổn định sản xuất và đời sống của đồng bào trước hết ở các
vùng cao, biên giới, các vùng căn cứ cũ của cách mạng và kháng chiến” [73, tr.
88, 96]. Đại hội VI đã quyết định đường lối Đổi mới.
Đại hội Đảng lần thứ VII đã xác định: “Phương hướng quan trọng nhất để
giải quyết việc làm là thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, coi trọng
cả phát triển sản xuất, và dịch vụ. Kết hợp giữa giải quyết việc làm tại chỗ với
phân bố lại lao động theo vùng lãnh thổ, xây dựng các khu kinh tế mới, hình
thành các cụm kinh tế-kỹ thuật-dịch vụ nhỏ ở nông thôn, ở các thị trấn, thị tứ,
đồng thời mở rộng xuất khẩu lao động”. [74, tr. 76-77]. Xác định việc phân bố lại
dân cư là một trong những nhiệm vụ quan trọng của kế hoạch 5 năm 1991-1995.
Đại hội đại biểu đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996) nêu rõ: “Tập trung sức
tạo việc làm. ... Tiếp tục phân bố lại dân cư và lao động trên địa bàn cả nước,
tăng dân cư trên các địa bàn có tính chiến lược về kinh tế, an ninh - quốc phòng.

Mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Giảm đáng kể tỉ lệ thất
nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm nông thôn”. [75, tr. 114-115]. Vấn đề di cư
dao động mở rộng sang tầm mới vượt biên giới quốc gia.
Đại hội Đảng IX tiếp tục đường lối Đổi mới. Để nông thôn phát triển cần
phải “tăng cường chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn” [76, tr. 92]. Trong
“Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010” đã chỉ rõ: “Đối với khu vực
nông thôn, trung du, miền núi: Hoàn thành và ổn định vững chắc định canh định
cư. Bố trí
19


lại dân cư, lao động và đất đai theo quy hoạch đi đôi với xây dựng kết cấu hạ
tầng kinh tế, xã hội để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên, phát triển kinh tế
trang trại.” [76, tr. 180]; “Chủ động di dời một bộ phận nhân dân không có đất
canh tác và điều kiện sản xuất đến lập nghiệp ở những vùng có tiềm năng”. [76,
tr.211]. Toàn bộ những tư tưởng trên của Đại hội Đảng lần thứ IX, đã định hướng
cho nghiên cứu về kinh tế – văn hóa – xã hội nông thôn trong những năm đầu thế
kỷ XXI, trong đó có vấn đề về dân số, lao động, việc làm. Đại hội lần thứ X tiếp
tục định hướng trên.
Để thực hiện những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng một loạt
các Quyết định của nhà nước Việt Nam về di chuyển dân cư được ban hành trong
thời kỳ đầu Đổi mới: Quyết định số 240 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, ngày
3/8/1991; Chỉ thị số 660-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17-10-1995 về việc
giải quyết tình trạng di cư tự do đến Tây Nguyên và một số tỉnh khác, Quyết
định của Chính phủ số 656/TTg ngày 13/9/1996, v.v. [23 - 49].
Để giải quyết vấn đề dân cư di chuyển tự do, Quốc Hội đã đặt thành một
chủ trương lớn trong Nghị quyết của Quốc hội số 22/1999/QH10 ngày 12 tháng
6 năm 1999 chỉ rõ: “tập trung giải quyết có hiệu quả vấn đề di dân tự do : 1- Các
cơ quan hữu quan ở Trung ương nghiên cứu chính sách và kịp thời ban hành các

văn bản pháp luật để tăng cường quản lý và có biện pháp cụ thể hỗ trợ các địa
phương. 2- Địa phương nơi có dân đi cần tạo điều kiện để nhân dân an tâm sản
xuất, ở lại xây dựng quê hương, hạn chế thấp nhất di cư tự do ; có trách nhiệm
phối hợp với địa phương nơi có dân đến. 3- Địa phương nơi có dân đến có biện
pháp giúp dân di cư sớm ổn định đời sống và sản xuất, giữ gìn trật tự, an toàn xã
hội” [138].

20


Những chủ trương, chính sách đó đã được thể chế hoá bằng các văn bản
pháp luật. Trong Pháp lệnh Dân số (điều 16, khoản 2) đã nhấn mạnh đến “hạn
chế động lực di dân ra đô thị” (điều 17) [ 163].
Bước vào thiên nhiên kỷ thứ ba. Chính phủ Việt Nam ra một loạt văn bản
đường lối về quy hoạch dân cư như Quyết định số 190/2003/QĐ-CP về chính
sách di dân, thực hiện quy hoạch bố trí dân cư giai đoạn 2003 – 2010, ngày 16-92003; Quyết định số 50/2005/QĐ-TTg; Quyết định số 72/2005/QĐ-TTg và
Quyết định số 29/2008/NĐ-CP, v.v.. Quyết định số 190/2003/QĐ-CP, ngày 16-92003 là một chủ trương ổn định tình hình di chuyển cư dân trong quá trình đổi
mới để hỗ trợ những người di cư.
Các quyết sách trong vấn đề chuyển cư đã cho thấy Đảng và Nhà nước luôn
quan tâm đến động thái dân số này. Các chính sách ấy ảnh hưởng đến các dòng
di chuyển dân cư trong thực tế xã hội nước ta. Những chính sách về quản lý hiện
tượng di, dịch chuyển cư dân của Đảng và nhà nước cung cấp định hướng cho
nghiên cứu di cư.
Trong quá trình sống có những cá nhân luôn di chuyển, có một bộ phận dân
cư luôn thay đổi nơi sinh sống, cư trú, lao động của mình. Sự di chuyển của
những cá nhân, hay nhóm xã hội này không chỉ tạo ra mặt “động xã hội” của quá
trình dân số mà nó cũng đem lại những hậu quả kinh tế-xã hội nhất định, có
những hậu quả đôi khi khó lường trước được. Mặt động này khác với sự vận
động, biến đổi dân số theo quy luật tự nhiên (sinh, tử).
Sự di chuyển dân cư luôn là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử và là một

hiện tượng nảy sinh mang tính phổ biến trong mọi xã hội. Mỗi dân tộc, trong tiến
trình lịch sử đều gắn liền với quá trình di dân được xác định. Điều đó đúng với mọi
quốc gia mọi dân tộc. Di chuyển dân cư đã từng tồn tại suốt nhiều thế kỷ

21


và luôn gắn liền với một hoàn cảnh lịch sử xã hội nhất định. Từ xa xưa, trong
mỗi giai đoạn lịch sử, quá trình này diễn ra với những đặc điểm riêng của nó,
chẳng hạn như trong lịch sử sự di chuyển dân cư luôn gắn liền với sự mở mang
bờ cõi, đất đai. . ., và hệ quả là sự di chuyển cư dân đã tạo nên nét đặc thù riêng
cho mỗi xã hội cụ thể. Lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam cũng cũng chứng
tỏ điều đó, nhất là đối với tộc người Việt trong vòng hơn mười thế kỷ gần đây
[93].
Trong xã hội Việt Nam hiện đại chuyển cư luôn là một quá trình xã hội tất
yếu. Trước hết, "trong nhiều năm qua Nhà nước ta đã chủ động tổ chức di dân
góp phần đây nhanh quá trình khôi phục và phát triển kinh tế. Hình thức di dân
có tổ chức được thực hiện từ những năm 1960. Loại hình di dân thứ hai - di cư tự
do, đây là dòng di cư không chịu sự kiểm soát của nhà nước và luồng di cư này
có xu hướng ngày càng gia tăng. Trong bối cảnh hội nhập vào khu vực và quốc
tế, nền kinh tế phát triển, cùng sự hoàn thiện môi trường pháp luật, cơ chế thị
trường được định hình, v.v. đã và đang tạo ra cơ hội mới cho người dân nông
thôn có cơ hội tìm nơi sống và hoạt động mới. Điều kiện kinh tế-văn hóa-xã hội
đang từng ngày biến đổi đang tác động đến nhận thức và hành động của người
dân nông thôn khi quyết định tìm phương thức làm ăn, sinh sống cho phù hợp
với khả năng của mình. Thực tiễn di, dịch cư đang sôi động đòi hỏi sự nghiên
cứu mới về hiện tượng xã hội này.
Di, dịch chuyển dân cư là một quá trình xã hội, một hiện xã hội mang tính
lịch sử-cụ thể và là một quá trình mang tính quy luật phổ biến trong đời sống của
mọi xã hội. Và đó là cơ sở thực tiễn cho nghiên cứu cho việc thực hiện đề tài

nghiên cứu này.

22


×