Tải bản đầy đủ (.docx) (214 trang)

Nghiên cứu thành ngữ tiếng việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900.82 KB, 214 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ HỒNG HẠNH

NGHIÊN CỨU THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT
TỪ BÌNH DIỆN NGÔN NGỮ HỌC NHÂN CHỦNG

Chuyên ngành : Lý luận ngôn ngữ
Mã số

PHỤ LỤC LUẬN ÁN TIẾN SỸ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Văn Khang

HÀ NỘI - 2011

`ˆÌi`Ê܈̈Ê̈iÊ`iˆˆÊÛiÀȈˆÊˆvÊ

ˆvˆÝÊ*ÀˆÊ*Ê`ˆÌˆÀÊ
/ˆÊÀiˆˆÛiÊ̈
ˆÃʈˆÌˆVi]ÊۈÈÌ\Ê


ÜÜÜ°ˆViˆˆ°VˆˆÉՈˆˆVˆ°ˆ
̈


MỞ ĐẦU
0.1. Lý do chọn đề tài
Trong ngôn ngữ của một dân tộc, thành ngữ là một đơn vị đặc trƣng và


thành ngữ tiếng Việt cũng không phải là ngoại lệ. Bởi vì, thành ngữ không chỉ
là một phần quan trọng trong từ vựng của mỗi một ngôn ngữ, mà còn là một
nguồn tƣ liệu quý báu lƣu giữ những tri thức văn hóa của dân tộc sở hữu nó.
Nói một cách khác, thành ngữ chính là những đơn vị ngôn ngữ kết tinh nét
văn hóa của dân tộc rõ nhất và là công cụ phản ánh đặc điểm văn hóa xã hội
điển hình nhất của dân tộc. Chính vì vậy, không chỉ các nhà ngôn ngữ học, mà
cả các nhà nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, những nhà nghiên cứu
văn hóa nói chung thƣờng rất quan tâm đối tƣợng này.
Với lƣợng tri thức phong phú mà kho tàng thành ngữ lƣu giữ, ngƣời ta
có thể tiếp cận nó từ nhiều góc độ khác nhau, bằng những phƣơng pháp khác
nhau. Vì thế, khi có một cách tiếp cận mới, ngƣời ta có thể sẽ tìm ra thêm
đƣợc những vấn đề mới. Một trong những cách tiếp cận mới chƣa đƣợc tiến
hành ở bất cứ công trình nào ở Việt Nam, đó là hƣớng tiếp cận thành ngữ
tiếng Việt nhìn từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng.
Ngôn ngữ học nhân chủng là một khuynh hƣớng nghiên cứu ngôn ngữ đã
đƣợc nhiều học giả trên thế giới quan tâm. Những nƣớc có môi trƣờng ngôn
ngữ đa dân tộc nhƣ Mỹ, Trung Quốc hay có truyền thống nghiên cứu ngôn ngữ
học xã hội nhƣ Anh, Pháp v,v từ lâu đã quan tâm đến hƣớng nghiên cứu này. Ở
nƣớc ta, đây là một hƣớng nghiên cứu còn rất mới mẻ chƣa đƣợc nhiều ngƣời
lƣu ý. Vì thế tiếp cận ngôn ngữ học từ bình diện nhân chủng sẽ góp phần làm
phong phú những khuynh hƣớng nghiên cứu khác nhau về ngôn ngữ học ở nƣớc
ta hiện nay. Từ cách đặt vấn đề nhƣ vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu
thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân

1


chủng” cho luận án của mình với mong muốn khai thác một vấn đề không
mới bằng một cách tiếp cận đƣợc cho là mới, góp phần làm phong phú thêm
những khuynh hƣớng nghiên cứu ngôn ngữ học ở nƣớc ta hiện nay.

0.2. Mục đích của luận án
Thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi hƣớng tới những mục đích
sau đây:
Thứ nhất, ứng dụng một số tri thức của ngôn ngữ học nhân chủng vào
nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt. Do đó, có thể coi đây là một cách tiếp cận
mới về thành ngữ, góp phần bổ sung thêm lý thuyết nghiên cứu ngôn ngữ ở
Việt Nam. Cách làm này sẽ giúp chúng tôi thu nhận đƣợc một cơ sở lý luận
quan trọng để từ đó có thể gợi mở những vấn đề khác trong ngôn ngữ học
nhằm tiến hành nghiên cứu thêm trên những nguồn tƣ liệu khác nữa của tiếng
Việt.
Thứ hai, từ cách tiếp cận của ngôn ngữ học nhân chủng, luận án hy
vọng góp phần làm nổi bật những đặc điểm văn hóa xã hội của ngƣời Việt
đƣợc phản ánh trong đơn vị ngôn ngữ đặc biệt là thành ngữ. Qua đó luận án
góp phần chỉ ra những vấn đề liên quan đến thành ngữ mà những cách tiếp
cận trƣớc đây chƣa chú ý hoặc chƣa chỉ ra một cách tƣờng minh, cụ thể.
0.3. Nhiệm vụ của luận án
Xuất phát từ mục đích nói trên, luận án đặt ra những nhiệm vụ sau đây: Một
là, trình bày những cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài gồm một vài vấn đề
liên quan đến ngôn ngữ học nhân chủng, những quan điểm nhận
diện và nghiên cứu thành ngữ trong tiếng Việt cũng nhƣ các hƣớng tiếp cận
thành ngữ trƣớc đây. Trên cơ sở đó xác định cho mình những nội dung cụ thể
trong nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng.
Hai là, khảo sát một vài vấn đề liên quan đến đặc điểm văn hóa xã hội
trong thành ngữ tiếng Việt. Đƣơng nhiên, khi thực hiện việc khảo sát này luận

2


án sẽ xuất phát từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng để nhằm chắt lọc ra
một số nội dung mà những cách tiếp cận trƣớc đây chƣa chú ý đúng mức.

Qua đó, luận án sẽ bƣớc đầu nêu ra những đặc điểm đặc trƣng về nội dung
này của thành ngữ tiếng Việt.
Ba là, qua việc phân tích ẩn dụ có trong thành ngữ tiếng Việt, luận án sẽ
làm rõ thêm tính ẩn dụ (metaphoricality) thể hiện qua mối quan hệ giữa ý
niệm nguồn (source) và ý niệm đích (target) của thành ngữ tiếng Việt. Qua đó
thể hiện cách nhìn nhận thành ngữ từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng của
luận án.
0.4. Ý nghĩa của luận án
Về mặt lý luận, luận án đƣợc thực hiện trên cơ sở kế thừa và vận dụng
một vài nội dung liên quan đến lý thuyết ngôn ngữ học nhân chủng. Vì vậy,
luận án sẽ góp phần vào làm đa dạng hóa các cách tiếp cận khác nhau trong
việc nghiên cứu một vấn đề của ngôn ngữ học. Ở đây, thành ngữ tiếng Việt sẽ
đƣợc nhìn nhận từ một cách tiếp cận mới và do đó, những đặc điểm văn hóa
xã hội của thành ngữ sẽ có điều kiện đƣợc tập trung làm rõ thêm hơn.
Về mặt thực tiễn, luận án sẽ góp phần hữu ích vào việc hiểu và giải
thích thành ngữ tiếng Việt. Việc hiểu rõ về thành ngữ tiếng Việt không chỉ có
ích đối với mỗi ngƣời Việt Nam nói chung, mà còn có ích đối với các bạn học
sinh, sinh viên, đặc biệt là với những sinh viên nƣớc ngoài học tiếng Việt nói
riêng. Từ đó, phần nào giúp cho mọi ngƣời có thể hiểu thêm về các vấn đề
văn hóa xã hội của Việt Nam, hiểu rõ thêm đặc trƣng văn hóa của ngƣời Việt
đƣợc thể hiện trong ngôn ngữ.
0.5. Phạm vi đối tượng nghiên cứu
Nhƣ vậy, đối tƣợng nghiên cứu mà chúng tôi lựa chọn là thành ngữ
tiếng Việt. Hiện nay, đã có rất nhiều từ điển thành ngữ tiếng Việt đƣợc xuất
bản. Căn cứ vào tính chất của những cuốn từ điển ấy và để thuận tiện cho việc

3


xử lý, tƣ liệu mà chúng tôi dùng trong luận án sẽ đƣợc tổng hợp từ những

nguồn sau đây:
-

Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của Vũ Dung - Vũ Thúy Anh

Vũ Quang Hào (NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội 1995).
-

Từ điển thành ngữ Việt Nam do Nguyễn Nhƣ Ý chủ biên (NXB Văn

hóa, Hà Nội 1993).
-

Phần “Sƣu tập và phân loại thành ngữ” tiếng Việt trong cuốn Thành

ngữ học tiếng Việt của Hoàng Văn Hành (NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội
2004).
Tổng số thành ngữ tiếng Việt đƣợc chúng tôi thu thập để tiến hành
khảo sát là 8.780 đơn vị. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số thành ngữ
của các ngôn ngữ khác làm dẫn chứng minh họa và so sánh. Những tƣ liệu
nƣớc ngoài này đƣợc trích dẫn từ các sách, từ điển hay luận án đã đƣợc nêu
ra trong phần tài liệu tham khảo.
0.6. Phương pháp nghiên cứu
Luận án đƣợc tiến hành nghiên cứu dựa trên các phƣơng pháp nghiên
cứu cơ bản của ngôn ngữ học, trong đó chủ yếu là phương pháp miêu tả, phần
nào là phương pháp so sánh đối chiếu. Bên cạnh đó, các thủ pháp nghiên cứu
nhƣ thống kê và phân loại tƣ liệu, phân tích v.v cũng sẽ đƣợc áp dụng để
phục vụ mục tiêu nghiên cứu.
0.7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các công trình đã công bố của

tác giả, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm có ba chƣơng:
-

Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết của đề tài. Chƣơng viết này sẽ làm rõ một

vài vấn đề liên quan đến lý thuyết ngôn ngữ học nhân chủng và những vấn đề
lý thuyết đã có về thành ngữ. Từ đó luận án sẽ xác định hƣớng nghiên cứu cụ

4


thể mà ngôn ngữ học nhân chủng có thể áp dụng để nghiên cứu thành ngữ
tiếng Việt.
-

Chƣơng 2: Một vài đặc điểm văn hóa xã hội của thành ngữ tiếng Việt

nhìn từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng. Chƣơng này sẽ trình bày khái
quát một vài nội dung trong thành ngữ tiếng Việt nhìn từ bình diện ngôn ngữ
học nhân chủng nhằm làm rõ những vấn đề mà các cách tiếp cận khác còn
chƣa có điều kiện chỉ ra.
-

Chƣơng 3: Tính ẩn dụ trong thành ngữ tiếng Việt nhìn từ bình diện

ngôn ngữ học nhân chủng. Chƣơng này lựa chọn vấn đề ẩn dụ nhƣ là một
trong những nội dung nghiên cứu của ngôn ngữ học nhân chủng để qua đó
góp phần chỉ ra mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa trong thành ngữ. Và
đó cũng chính là cách để làm sáng tỏ những đặc điểm của tính ẩn dụ có trong
thành ngữ tiếng Việt. Cách giải thích ấy đến lƣợt mình cho chúng ta biết ngôn

ngữ và văn hóa tác động qua lại lẫn nhau như thế nào và chính sự hiểu biết
đó chỉ ra sự khác biệt giữa ngôn ngữ học nhân chủng với các phân ngành khoa
học khác.

5


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Dẫn nhập
Trong xu thế phát triển hiện nay, ngày càng có nhiều hƣớng nghiên cứu
mới với những phạm vi nghiên cứu giáp ranh giữa các ngành khoa học. Ở đó,
các đối tƣợng nghiên cứu đƣợc xem xét từ nhiều góc độ có thể nói là toàn
diện hơn nhờ những cách tiếp cận liên ngành. Ngôn ngữ học nhân chủng là
một ngành khoa học liên ngành ra đời trong xu thế đó. Ở nhiều nƣớc trên thế
giới, ngôn ngữ học nhân chủng thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu, đặc biệt là các nhà nghiên cứu ở Bắc Mỹ nhƣ Mỹ, Canada và tiếp
đó là các học giả ở Anh, Úc, Pháp, Trung Quốc...


Việt Nam hiện nay, hầu nhƣ chƣa có một công trình nghiên cứu nào

nhƣ sách chuyên luận hay giáo trình đại học ... về ngôn ngữ học nhân chủng
đƣợc công bố. Vì thế, luận án này có thể đƣợc coi nhƣ là một sự cố gắng
bƣớc đầu ứng dụng những kết quả lý luận của ngôn ngữ học nhân chủng vào
việc nghiên cứu tiếng Việt. Trong tình hình nhƣ vậy, ở chƣơng này, chúng tôi
sẽ giới thiệu về ngôn ngữ học nhân chủng nhằm cung cấp một cái nhìn cơ bản
nhất về chuyên ngành ngôn ngữ học này phục vụ cho nhiệm vụ của luận án.
Việc giới thiệu ở đây là chỉ nhằm nêu ra những vấn đề có thể ứng dụng
cách tiếp cận của chuyên ngành ngôn ngữ học này trong nghiên cứu thành

ngữ tiếng Việt. Vì thế, chúng tôi không có hy vọng làm thỏa mãn những hiểu
biết đầy đủ về ngôn ngữ học nhân chủng. Việc giới thiệu của chúng tôi một
mặt là cơ sở lý luận cho các chƣơng tiếp theo của luận án, mặt khác trong một
chừng mực nào đó có thể góp phần vào việc phát triển lý luận về ngôn ngữ
học nhân chủng giúp ích cho việc nghiên cứu những đối tƣợng ngôn ngữ khác


Việt Nam.

6


1.2. Một số vấn đề lý thuyết về ngôn ngữ học nhân chủng.
1.2.1. Việc sử dụng thuật ngữ trong luận án
Về mặt thuật ngữ, hiện vẫn chƣa có sự phân biệt rõ ràng giữa việc dịch
sang tiếng Việt và sử dụng hai thuật ngữ tiếng Anh anthropological linguistics
và linguistic anthropology. Sự giống nhau giữa hai thuật ngữ này là ở chỗ, cả
hai đều dùng để gọi tên một lĩnh vực liên ngành đƣợc hình thành từ hai ngành
anthropology - “nhân học” hay “nhân chủng học” và linguistics - “ngôn ngữ
học”.
Trong các tài liệu ở Việt Nam, thuật ngữ anthropological linguistics có
thể đƣợc dịch là “ngôn ngữ học nhân học” hoặc “ngôn ngữ học nhân chủng”,
hoặc “ngôn ngữ học nhân chủng học” và linguistic anthropology có thể đƣợc
dịch là “nhân học ngôn ngữ”, “nhân chủng học ngôn ngữ”, “nhân chủng học
ngôn ngữ học”. Trong luận án này, chúng tôi lựa chọn cách dịch
anthropological linguistics là “ngôn ngữ học nhân chủng” và linguistic
anthropology là “nhân chủng học ngôn ngữ” với hai lý do sau đây:
(1) Chúng tôi nghĩ rằng trong một thuật ngữ khoa học không nên có hai
chữ học đồng thời có mặt. Vì vậy, cách gọi “nhân học ngôn ngữ học”, “ngôn
ngữ học nhân học”, “ngôn ngữ học nhân chủng học” khiến cho thuật ngữ bị

lặp một cách chƣa hợp lý.
(2) Cách chuyển dịch “ngôn ngữ học nhân chủng” sẽ mang tính hệ
thống của thuật ngữ hơn trong mối tƣơng quan với các chuyên ngành ngôn
ngữ học khác nhƣ “ngôn ngữ học ứng dụng”, “ngôn ngữ học xã hội”, “ngôn
ngữ học tâm lý”, “ngôn ngữ học tri nhận” v.v. Theo đó, yếu tố “ngôn ngữ
học” chỉ ra rằng đây là chuyên ngành nghiên cứu về ngôn ngữ và yếu tố
“nhân chủng” chỉ ra hƣớng tiếp cận ngôn ngữ từ bình diện nhân chủng.
Tƣơng ứng với thuật ngữ tiếng Việt “ngôn ngữ học nhân chủng”, thuật ngữ
tiếng Anh linguistic anthropology đƣợc chúng tôi dịch là “nhân chủng học

7


ngôn ngữ” và ở đây đƣợc hiểu nó là chuyên ngành nhân chủng học tiếp cận từ
bình diện ngôn ngữ.
1.2.2. Khái quát về ngôn ngữ học nhân chủng
Ngôn ngữ học nhân chủng là một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành có liên
quan đến hai chuyên ngành độc lập là nhân chủng học và ngôn ngữ học. Do
đều là khoa học nghiên cứu về con ngƣời, bản thân nhân chủng học và ngôn
ngữ học vừa có sự đan xen lẫn nhau, vừa có sự trùng lặp về đối tƣợng hay
khách thể nghiên cứu, do đó vừa có tác động qua lại và ảnh hƣởng lẫn nhau.
Nói nhƣ vậy là vì, tƣ liệu của ngôn ngữ học là ngôn ngữ với tƣ cách là
phƣơng tiện giao tiếp và công cụ của tƣ duy. Đó là thứ phƣơng tiện và công
cụ mà chỉ có con ngƣời mới có đặc quyền sở hữu với tƣ cách là một thành
viên của một cộng đồng xã hội gắn liền với một nền văn hóa nhất định nào đó.
Trong khi đó, đối tƣợng nghiên cứu của nhân chủng học là con ngƣời,
bao gồm tất cả các đặc điểm sinh lý, các đặc điểm tâm lý, tình cảm, tƣ duy v.v,
tức là các hoạt động đặc trƣng của con ngƣời. Trong các hoạt động đặc trƣng
ấy, hoạt động ngôn ngữ đƣợc coi là đặc hoạt động phức tạp nhất và cũng là
điển hình nhất của loài động vật cao cấp này. Hơn thế nữa, ngôn ngữ còn đƣợc

xem nhƣ một tiêu chí quan trọng để xác định và phân biệt một tộc ngƣời và
đặc trƣng văn hóa của tộc ngƣời đó. Cho nên, ngôn ngữ là một phần quan
trọng không thể thiếu khi nghiên cứu nhân chủng học.
Về mặt lịch sử, trƣớc khi ngôn ngữ học nhân chủng ra đời, ngƣời ta
thƣờng quen dùng thuật ngữ nhân chủng học ngôn ngữ. Có thể nói, thuật ngữ
nhân chủng học ngôn ngữ gắn liền với nhân chủng học văn hóa - một trong
bốn lĩnh vực truyền thống của nhân chủng học, bên cạnh nhân chủng học hình
thể, khảo cổ học, dân tộc học. Trong giai đoạn đầu phát triển, nhân chủng học
ngôn ngữ đƣợc xem là một phần của nhân chủng học văn hóa. Khi đó, các
nhà nghiên cứu điền dã nhân chủng học trong quá trình nghiên cứu các tộc

8


ngƣời đã nhận thấy vai trò của ngôn ngữ là hết sức quan trọng đối với nghiên
cứu dân tộc học. Và vì vậy, ngôn ngữ đƣợc các nhà nhân chủng học quan tâm
nghiên cứu nhƣ là một ánh phản của văn hóa tộc ngƣời. Cho nên, nhân chủng
học coi ngôn ngữ, và vì thế cả ngôn ngữ học, là nền tảng của một khoa học về
con ngƣời, bởi vì nó cung cấp một sự hiểu biết về mối liên hệ giữa cấp độ
sinh học và văn hóa xã hội.
Tuy nhiên, chỉ đến khi “Một số người thấy trong phương pháp luận
ngôn ngữ học hiện đại có một mô hình hay mầm mống của một phương pháp
luận chung cho việc nghiên cứu cấu trúc hành vi của con người” (D.Hymes –
trích từ [63,143]) thì từ đó, ngôn ngữ và các hệ thống lý thuyết ngôn ngữ học
không thể đƣợc xem là một bộ phận trong nhân chủng học văn hóa nữa. Bởi
vậy, thuật ngữ ngôn ngữ học nhân chủng ra đời. Nó nhằm khẳng định vai trò
của ngôn ngữ và các lý thuyết ngôn ngữ học đối với việc nghiên cứu nhân
chủng.
Các nghiên cứu ngôn ngữ học nhân chủng nhấn mạnh vai trò quan
trọng của ngôn ngữ trong việc tạo nên nền tảng văn hóa xã hội của con ngƣời,

trong việc đồng thời góp phần tạo nên tính đa dạng và tính chỉnh thể cho các
hệ thống văn hóa xã hội đó. Do đó, ngôn ngữ học nhân chủng là hƣớng
nghiên cứu ngôn ngữ thông qua các yếu tố thuộc về con ngƣời, mà cụ thể là
mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, giữa ngôn ngữ và tƣ duy, giữa ngôn
ngữ và xã hội. Nói một cách khác, ngôn ngữ học nhân chủng có thể đƣợc hiểu
nhƣ là một chuyên ngành nghiên cứu các vấn đề ngôn ngữ của loài ngƣời dựa
vào các dữ liệu văn hóa xã hội và xử lý những dữ liệu ấy bằng các phƣơng
pháp của ngôn ngữ học.
Nhƣ chúng ta đều biết, những mối quan hệ vừa kể ở trên cũng là sự
quan tâm của rất nhiều phân ngành ngôn ngữ học khác nhƣ ngôn ngữ học tri
nhận, ngôn ngữ học tâm lý v.v và ngƣời anh em gần gũi với ngôn ngữ học

9


nhân chủng là ngôn ngữ học xã hội. Chính bởi vậy, ngôn ngữ học nhân chủng
dƣờng nhƣ có phạm vi nghiên cứu bao trùm và thậm chí, nó còn có xu hƣớng
tích hợp nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn khác.
Khi nói về đối tƣợng nghiên cứu truyền thống của ngôn ngữ học nhân
chủng, các nhà nghiên cứu Bắc Mỹ thƣờng chỉ chú trọng đến những ngôn
ngữ không phải là ngôn ngữ phƣơng Tây. Nói một cách khác, họ đặc biệt
quan tâm đến các ngôn ngữ thổ dân châu Mỹ, nhất là các ngôn ngữ không có
chữ viết hay còn gọi là các ngôn ngữ tiền văn tự. Điều này là do ngôn ngữ học
nhân chủng ra đời bắt nguồn từ những công trình nghiên cứu ngôn ngữ thổ
dân châu Mỹ của Boas, Sapir và Whorf. Đây là những ngƣời đƣợc coi là sáng
lập ra ngành ngôn ngữ học này. Trong các công trình nghiên cứu của họ, đối
tƣợng nghiên cứu chính là các ngôn ngữ còn đƣợc lƣu giữ trong những bộ
tộc thổ dân mà ít ngƣời biết đến.
Sau này, cùng với xu hƣớng phát triển rộng khắp trên nhiều nƣớc, đối
tƣợng nghiên cứu của ngôn ngữ học nhân chủng đƣợc mở rộng. Và vì vậy, nó

không còn giới hạn ở các ngôn ngữ thổ dân nữa mà là ngôn ngữ loài ngƣời
nói chung. Việc mở rộng đối tƣợng nghiên cứu cũng là bƣớc phát triển về
chất của ngôn ngữ học nhân chủng.
Về mặt phƣơng pháp, ngôn ngữ học nhân chủng kế thừa và vận dụng
các phƣơng pháp của cả ngôn ngữ học và nhân chủng học. Các phƣơng pháp
nghiên cứu cơ bản của ngôn ngữ học mà ngôn ngữ học nhân chủng thƣờng sử
dụng là phƣơng pháp phân tích miêu tả, phƣơng pháp so sánh - lịch sử,
phƣơng pháp so sánh đối chiếu; còn phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản của
nhân chủng học hay đƣợc sử dụng là phƣơng pháp quan sát tham dự, phƣơng
pháp khảo tả dân tộc học. “Vốn đã là một lĩnh vực liên ngành, nó dựa vào và
mở rộng các phương pháp đã có trong các ngành khác, đặc biệt là ngôn ngữ
học và nhân chủng học, với mục tiêu chung là cung cấp hiểu biết dưới nhiều

10


phương diện phong phú về ngôn ngữ với tư cách là một tập hợp các thói quen
văn hóa, đó là, như một hệ thống giao tiếp cho phép các các nhân hay từng
cá nhân trình bày về trật tự xã hội và giúp việc giao tiếp trở thành các hành
vi xã hội cơ bản” [158,3].
Trong nghiên cứu ngôn ngữ học nhân chủng truyền thống, bên cạnh
phƣơng pháp khảo tả dân tộc học, các nhà nghiên cứu rất chú trọng đến
phƣơng pháp quan sát tham dự. Bởi vì, đối tƣợng của ngôn ngữ học nhân
chủng là ngôn ngữ nhƣng không phải là ngôn ngữ trong sự phân biệt với lời
nói mà ngôn ngữ ở đây đƣợc hiểu là bao gồm cả lời nói. Vì vậy phƣơng pháp
quan sát các diễn ngôn tự nhiên là rất quan trọng. Điều này liên quan đến lịch
sử nghiên cứu ngôn ngữ học nhân chủng. Chuyên ngành này ra đời bắt nguồn
từ các nghiên cứu điền dã của các nhà dân tộc học, do đó phƣơng pháp
nghiên cứu tham dự là phƣơng pháp cơ bản điển hình và hệ quả là tƣ liệu thu
đƣợc cũng là những quan sát rất tự nhiên.

Mặc dù các diễn ngôn cần đƣợc ghi lại một cách càng tự nhiên càng tốt,
nhƣng không hẳn chỉ là các diễn ngôn bất kỳ không đƣợc chọn lọc. Các nhà
nghiên cứu đã “chỉ trích việc sử dụng các từ ngữ khẩu ngữ như là các “dữ
liệu thô” của các nhà nhân chủng học văn hóa” [157,67]. Bởi vậy, họ đặc biệt
tin tƣởng vào các “văn bản” – có nghĩa là các diễn ngôn đã đƣợc ghi chép lại.
Điều này cho phép loại trừ các yếu tố nhiễu không mang lại kết quả nghiên
cứu nhƣ mong đợi. Cụ thể hơn nữa, hầu hết các học giả trong lĩnh vực này
đều thấy rằng tƣ liệu căn bản của họ có thể đƣợc tìm thấy trong ngôn ngữ
đƣợc thu nhận từ quá trình quan sát các ngữ cảnh tự nhiên, trong những cuộc
phỏng vấn tƣơng đối tự do và cả trong các thí nghiệm. Mối quan tâm của họ
là “các cách nói” đƣợc quan sát nhƣ vậy có thể tiết lộ điều gì về biểu hiện
kiến thức văn hóa trong nhiều lĩnh vực của một cộng đồng; sau đó những biểu
hiện ấy đƣợc tổ chức nhƣ thế nào, chúng đƣợc triển khai và tái tạo lại ra sao

11


và cái gì là cái có thể giới hạn cho sự đa dạng văn hóa ở một cộng đồng. Tính
chất quan sát tự nhiên nhƣng đƣợc “lựa chọn” là nhƣ vậy.
1.2.3. Nội dung nghiên cứu của ngôn ngữ học nhân chủng
Trong cuốn “Bách khoa thƣ quốc tế về ngôn ngữ học” [157,65], tác giả
Jane.H.Hill cho rằng mối quan tâm chính của các nhà ngôn ngữ học nhân
chủng là “nhấn mạnh vào nghiên cứu cuộc thoại tự nhiên, và cùng công nhận
tầm quan trọng của sự đa dạng liên văn hóa trong các chức năng của ngôn
ngữ. Họ cũng được liên kết lại với nhau qua việc khẳng định rằng ngôn ngữ
gắn chặt với văn hóa và xã hội loài người, và ở mức độ cao là tạo thành nên
văn hóa và xã hội loài người”. Qua phát biểu trên, có thể nói một cách khái
quát rằng, nội dung chính của ngôn ngữ học nhân chủng là nghiên cứu mối
quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, giữa ngôn ngữ và xã hội.
1.2.3.1. Đôi nét về lịch sử vấn đề

Trên thực tế, ngôn ngữ học nhân chủng đã trải qua một quá trình “dao
động” trƣớc khi xác định đƣợc cho mình những nội dung nghiên cứu đặc thù
ấy. Để xác định đƣợc nội dung nghiên cứu nói trên, ngôn ngữ học nhân chủng
đã phải cùng các ngành khác trải qua một tiến trình nhận thức về mối quan hệ
giữa ngôn ngữ và văn hóa, giữa ngôn ngữ và xã hội. Chúng tôi tạm thời phân
chia tiến trình nhận thức ấy thành các giai đoạn nhƣ sau.
(1)

Trƣớc hết, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa đã là đề tài truyền

thống đƣợc rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Bởi lẽ, bản thân ngôn ngữ,

văn hóa và xã hội đều là những sản phẩm cơ bản mang tính đặc trƣng chỉ có ở
loài ngƣời. Có thể nhận thấy rằng trong thực tế luôn tồn tại một mối quan hệ
giữa ngôn ngữ và văn hóa, giữa ngôn ngữ và xã hội. “Là một thành tố của nền
văn hóa tinh thần, ngôn ngữ giữ vị trí đặc biệt trong nó. Bởi vì ngôn ngữ là
phương tiện tất yếu và là điều kiện cho sự nảy sinh, phát triển và hoạt động
của những thành tố khác trong văn hóa. Ngôn ngữ là một trong những thành

12


tố đặc trưng nhất của bất cứ nền văn hóa nào” [139,21]. Rõ ràng, tƣ cách là
những yếu tố trong cùng một hệ thống đã nói rõ mối quan hệ giữa ngôn ngữ,
văn hóa và xã hội.
(2)

Mặc dù ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ tƣơng cận rõ ràng nhƣ

vậy, song việc nhìn nhận và xem xét nó nhƣ một vấn đề nghiên cứu cụ thể thì

phải đến đầu thế kỷ XIX mới đƣợc nêu lên. Chính vì vậy, khi bàn về mối
quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, giữa ngôn ngữ và xã hội, những tƣ tƣởng
của Humboldt có thể coi là những đóng góp đầu tiên. Ông cho rằng về
phƣơng diện xã hội, mỗi ngôn ngữ phản ánh những cách tƣ duy của dân tộc
sử dụng nó, đồng thời nó cũng tác động đến tƣ duy đó. Ngôn ngữ là công cụ
tổ chức và hƣớng dẫn thế giới quan của ngƣời nói. Không những chỉ ra sự
tồn tại của mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tƣ duy nhƣ thế, Humboldt còn
nhấn mạnh rằng “ngôn ngữ và tư duy của một dân tộc không tách rời nhau…
Ngôn ngữ và tư duy dựa vào nhau không thể phân tách. Vì thế sự khác nhau
giữa các ngôn ngữ sẽ dẫn đến sự khác biệt trong cách lý giải hay giải thích về
thế giới khách quan…những người không nói những ngôn ngữ giống nhau
sống ở những địa bàn khác nhau sẽ có hệ thống tư duy khác nhau” [112,9798]. Quan điểm này sau đó đã ảnh hƣởng nhiều đối với giả thuyết về tính
tƣơng đối của ngôn ngữ mà Sapir và Whorf chủ trƣơng.
Cùng với Humboldt, các nhà tƣ tƣởng thuộc trào lƣu triết học Khai
sáng Đức nhƣ Immanuent Kant, Johann Gottfried Heider v.v (cũng có thể coi
họ nhƣ là những ngƣời đầu tiên đề cập đến vấn đề ngôn ngữ gắn chặt với tƣ
duy) đã có một quan niệm tƣơng tự nhƣ vậy. Trong số đó, Heider cho rằng
ngôn ngữ là tài sản riêng biệt của một dân tộc sản sinh ra nó. Ngƣời ta nói
rằng với quan niệm đó, ông là ngƣời gieo mầm cho tƣ tƣởng hoàn chỉnh của
Humboldt. Nhƣ vậy, tƣ tƣởng đƣợc coi là chủ đạo tuy là do Humboldt phát
biểu nhung thực chất là bắt nguồn từ trào lƣu triết học Khai sáng Đức.

13


Liên quan đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, giữa ngôn ngữ
và xã hội, nhiều nhà nghiên cứu cũng đã có những thông tin mang tính gợi
mở. Trong cuốn “Bách khoa thƣ quốc tế về ngôn ngữ học” [157], tác giả
Jane.H.Hill cho rằng việc xác định “ông tổ” của lĩnh vực đa dạng này rất phức
tạp. Nó có thể bao gồm cả các nhà nghiên cứu theo chủ nghĩa chức năng của

trƣờng phái Praha, theo chủ nghĩa cấu trúc Mỹ “Bloomfield mới”, các nhà
nghiên cứu thổ ngữ học và tâm lý học xã hội. Nhƣng thông qua việc xác định
này, ngƣời ta sẽ hiểu rõ hơn mối quan hệ nhƣ là nội dung nghiên cứu của
ngôn ngữ học nhân chủng.
Cũng có thể kể ra một số công trình tiêu biểu của các nhà nghiên cứu
Anh nhƣ các công trình của Malinowski về chức năng các ngôn ngữ “nguyên
thủy”, nghiên cứu của Bloch về các bài diễn thuyết chính trị trong các xã hội
truyền thống, nghiên cứu xuyên văn hóa của Goody về ảnh hƣởng của kỹ
năng đọc viết.


Pháp, ngƣời ta có thể kể đến công trình của Claude Lévi Strauss về

phân tích cấu trúc huyền thoại, các nghiên cứu về ngôn ngữ Dogon ở Tây Phi
của Calame –Griaule, nhân chủng học tri nhận của Sperber. Bên cạnh đó, có
thể coi lý thuyết xã hội của các học giả Pháp ít nhiều có liên quan đến nội
dung này, ví dụ nhƣ đề xuất của Pierre Bourdieu rằng các dạng thức ngôn ngữ
có thể tạo thành một dạng “vốn ký hiệu” hay nhƣ quan niệm của Michel
Foucault về các giới hạn diễn đạt đƣợc tạo thành thống qua những dạng thức
cấu tạo đƣợc gọi là “trật tự diễn ngôn” [157,65].
Ngoài ra, ngƣời đƣợc coi là cha đẻ của ngôn ngữ học hiện đại
Ferdinand de Saussure cũng đã có những đóng góp to lớn cho ngôn ngữ học
hậu cấu trúc, trong đó có ngôn ngữ học nhân chủng. F. Saussure đã khá cực
đoan khi quan niệm ngôn ngữ là một hệ thống siêu hình đóng kín, bao gồm
các quan hệ thuần tuý phi vật chất. Thế nhƣng, trong đó, ông vẫn thể hiện ra

14


những tƣ tƣởng gieo mầm cho một hệ thống lý thuyết ngôn ngữ học mới khi

ông “thừa nhận: "Phong tục của một dân tộc có tác động đến ngôn ngữ, và
mặt khác, trong một chừng mực khá quan trọng, chính ngôn ngữ làm nên dân
tộc" [107,47]. Cuốn sách “Giáo trình ngôn ngữ học đại cƣơng” cũng đã thể
hiện những ý kiến của ông về vai trò của "ngôn ngữ học ngoại tại" và về tầm
quan trọng của "tài liệu ngôn ngữ đối với nhân loại học và tiền sử học”.
1.2.3.2. Nội dung nghiên cứu của ngôn ngữ học nhân chủng
Mặc dù có nhiều học giả quan tâm nhƣ vậy, nhƣng phải nhờ đến những
cống hiến của Boas và các học trò của ông là Sapir và Whorf, việc nghiên cứu
mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa mới thực sự bắt đầu. Và chính họ đã
tạo ra một trƣờng phái trong ngôn ngữ học có tên gọi là “Trƣờng phái tƣơng
đối ngôn ngữ học” với “Nguyên lý tƣơng đối ngôn ngữ học” hay còn gọi là
“Giả thuyết Sapir-Whorf”. Khi nói về giả thuyết này, cần phải điểm qua ba tên
tuổi sau.
(1) Franz Boas (1858-1942). Tất cả các tài liệu ngôn ngữ học nhân
chủng đều thừa nhận rằng, ông đƣợc xem là ngƣời có công đặt nền móng cho
sự ra đời của nhân chủng học nói chung và ngôn ngữ học nhân chủng nói
riêng. Khác với các nhà nghiên cứu châu Âu đƣơng thời, Boas tập trung
nghiên cứu ngôn ngữ thổ dân châu Mỹ thuộc nhiều ngữ hệ khác nhau. Các kết
quả nghiên cứu điền dã ngôn ngữ đã giúp ông nhận ra rằng có một sự khác
biệt rất lớn trong văn hóa và các phạm trù của đời sống phản ánh trong văn
hóa của họ. Từ đó, ông đã rút ra nhận xét rằng, ngƣời ta không thể thực sự
hiểu một nền văn hóa nếu không tiếp cận trực tiếp với ngôn ngữ của nền văn
hóa ấy. Và vì thế, thực sự cần thiết phải có những nghiên cứu ngôn ngữ học
và đó không chỉ là một yêu cầu mang tính lý thuyết mà còn là một yêu cầu
thực tế bởi chính mối liên hệ gần gũi giữa văn hóa và ngôn ngữ.

15


(2)


Edward Sapir (1884-1939). Những đóng góp của Sapir không chỉ là

về các ngôn ngữ của thổ dân da đỏ châu Mỹ mà là đối với cả nghiên cứu ngôn
ngữ nói chung. Darnell cho rằng Sapir có thể đƣợc coi nhƣ là học giả nổi
tiếng nhất của ngôn ngữ học nhân chủng [158]. Theo đó, Sapir là ngƣời kế
thừa và mở rộng nghiên cứu của Boas. Chính ông dành nhiều sự chú ý đối với
cấu trúc ngôn ngữ và nhấn mạnh cách mỗi ngôn ngữ tự mình trở thành một hệ
thống hoàn chỉnh và hoàn hảo mà nếu muốn hiểu đƣợc nó phải sử dụng chính
những “thuật ngữ” của nó. Nói một cách khác, cái mà ông đi tìm chính là
lôgic nội tại của ngôn ngữ.
(3)

Benjamin Lee Whorf (1897-1941). Đóng góp nổi tiếng nhất của ông

đối với lý thuyết ngôn ngữ học là chỉ ra mối quan hệ giữa ngôn ngữ - văn hóa
-

tƣ duy và quan điểm nhìn nhận thế giới (worldview). “Đối với Sapir, mối

quan hệ giữa tư duy, văn hóa và ngôn ngữ chỉ là một trong những quan tâm
của ông. Nhưng đối với Whorf thì đó là tất cả sự nghiệp ngôn ngữ học của
ông. Ông không những làm nổi rõ những tư tưởng của Sapir về cả mặt nội
dung cũng như về cả phương diện các ngữ liệu cụ thể minh họa, mà hơn nữa
ông còn phát triển chúng thành một hệ quan điểm học thuật độc đáo, và điều
chủ yếu nhất là những kết luận hết sức lôgic được rút ra từ đó” [115,25].
Luận điểm xuất phát của Whorf đã nêu ra vấn đề mối quan hệ tƣơng đối giữa
ngôn ngữ - tƣ duy - văn hóa, và chính mối quan hệ này cũng là mối quan tâm
của ngôn ngữ học nhân chủng sau này. Bởi vậy, ngƣời ta mới nói rằng, giả
thuyết Sapir - Whorf chính là nền tảng căn bản để xây dựng lý thuyết ngôn

ngữ học nhân chủng.
Nội dung chính của giả thuyết Sapir - Whorf đƣợc phản ánh qua trích
dẫn quan trọng sau đây: “Con người không chỉ sống trong mỗi một thế giới
khách quan của các sự vật, cũng không chỉ sống trong thế giới của các hoạt
động xã hội như vẫn thường nghĩ, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào một ngôn

16


ngữ cụ thể vốn là phương tiện giao tiếp trong xã hội của họ. Sẽ chỉ là ảo
tưởng nếu cho rằng con người có thể thích nghi với thực tại về cơ bản không
cần sử dụng ngôn ngữ và rằng ngôn ngữ chỉ đơn thuần là một phương tiện
thứ yếu trong việc giải quyết các vấn đề cụ thể của giao tiếp hay tư duy. Sự
thật của vấn đề ở đây là cái thế giới “thực” ấy phần lớn được hình thành một
cách vô thức trên nền những thói quen ngôn ngữ của cộng đồng. Chúng ta
nghe, thấy, hay nói cách khác là trải nghiệm như thế chủ yếu là do những thói
quen ngôn ngữ của cộng đồng đã làm cho chúng ta có những cách lựa chọn
như thế” [Edward Sapir – trích từ [63,11].
Tƣ tƣởng trên của Sapir đƣợc B.Whorf phát triển thêm trong bài viết
“Mối quan hệ giữa tư duy và hành vi thông lệ trong ngôn ngữ (The Relation
of Habitual Thought and Behavior to Language)”. Bài viết của ông bao gồm
hàng loạt các ví dụ để trả lời cho các câu hỏi chẳng hạn nhƣ tên gọi tình
huống ảnh hƣởng đến hành vi nhƣ thế nào, hay các mô hình ngữ pháp trong
vai trò lý giải kinh nghiệm ra sao, và đặc biệt trong bài viết có rất nhiều ví dụ
từ các ngôn ngữ Sae và Hopi nhƣ: số nhiều và phạm trù số đếm, danh từ chỉ
số lƣợng vật thể, các giai đoạn của chu kỳ, hình thức diễn đạt của động từ v.v.
Tƣ tƣởng của Whorf phản ánh đầy đủ và có thể nói là đậm đặc thông
qua các ví dụ. Song, do cách viết của ông không hề đơn giản và dễ hiểu, nên
rất khó tìm đƣợc một trích dẫn tiêu biểu. Nhƣng dù vậy, bất kỳ ai đọc bài báo
của ông cũng đều nhận thấy rằng, điều mà Whorf muốn nói là ngôn ngữ có

ảnh hƣởng đến cách suy nghĩ của ngƣời sử dụng nó. Mỗi một ngƣời nói một
thứ ngôn ngữ khác nhau sẽ có những thói quen suy nghĩ khác nhau, hay ngôn
ngữ sẽ quyết định cách tƣ duy của ngƣời nói thứ ngôn ngữ đó. Vậy là “Ngôn
ngữ được phú cho một quyền năng thực bao trùm tuyệt đối: nó xác lập các
tập quán (chuẩn mực) của tư duy và của hành vi, nó chi phối sự hình thành
các phạm trù lô gíc, nó kèm cặp và dẫn dắt con người trong mọi hoạt động xã

17


hội và cá nhân…Các quá trình tư duy khái niệm luôn luôn diễn ra trong hình
thức ngôn ngữ, vậy mà các cấu trúc ngôn ngữ thì khác nhau, cho nên điều
này tất nhiên sẽ dẫn đến chỗ là tạo ra ở những người nói các ngôn ngữ khác
nhau những chuẩn mực tư duy khác nhau” [115,26].
Chính bởi khẳng định vai trò tuyệt đối của ngôn ngữ trong việc quyết
định sự hình thành tƣ duy của mỗi một cộng đồng mà giả thuyết Sapir Whorf còn đƣợc gọi là “Giả thuyết về tính tƣơng đối của ngôn ngữ” hay
“Ngôn ngữ quyết định luận”. Cách nhìn nhận nhƣ vậy đã mang lại một bƣớc
tiến mới đối với nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, giữa
ngôn ngữ và xã hội. Trƣớc đấy, ngƣời ta chỉ nhận thấy giữa ngôn ngữ, văn
hóa và tƣ duy có quan hệ với nhau. Giả thuyết Sapir Whorf đã tiến thêm một
bƣớc là chỉ ra sự tác động qua lại lẫn nhau trong mối quan hệ ấy.
Bƣớc sang nửa cuối của thế kỷ XX, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn
hóa, giữa ngôn ngữ và xã hội mới dành đƣợc sự quan tâm đặc biệt. Ngƣời ta
gọi đó là cuộc “Cách mạng ngôn ngữ học nửa sau thế kỷ XX” [25]. Sở dĩ
đƣợc gọi là cuộc cách mạng là vì có sự đổi mới trong nghiên cứu ngôn ngữ,
mà cụ thể là là do việc đổi mới trong quan niệm về ngôn ngữ. Thời kỳ này, sự
đa dạng của ngôn ngữ vốn bị các nhà ngôn ngữ học cấu trúc thuần túy nhƣ
Saussure gạt ra khỏi đối tƣợng nghiên cứu của mình thì nay lại trở thành mối
quan tâm chính của ngôn ngữ học. Trong cuộc Cách mạng cuối thế kỷ XX đó,
có các công trình nổi tiếng. Ví dụ nhƣ công trình của Micheal Silverstein lý

giải cách thức ngôn ngữ liên hệ với văn hóa. Hay nhƣ nghiên cứu của Erving
Goffman về việc sử dụng ngôn từ để diễn tả thể diện (face). Hoặc nhƣ nghiên
cứu của Gumperz về ứng xử ngôn từ trong các cộng đồng giao tiếp v.v.
Vào thời điểm này, giả thuyết Sapir - Whorf không phải đƣợc tất cả các
nhà ngôn ngữ học công nhận và tán đồng. Nhiều công trình đã đƣợc tiến hành

18


nhằm kiểm chứng lại giả thuyết của hai ông và cho đến nay, dƣờng nhƣ cuộc
tranh luận vẫn chƣa ngã ngũ.
Công trình mang tính thực nghiệm của John Lucy trên cứ liệu tiếng Anh
và tiếng Yucatec Maya ở Mexico nhằm làm sáng tỏ quan điểm thƣờng bị hiểu
nhầm của Whorf. Theo Lucy, “Whorf không cho là ngôn ngữ quyết định nhận
thức và văn hóa, Whorf chỉ cho là: cách nghĩ và cách nhìn nhận thế giới theo
thói quen của người nói một thứ ngôn ngữ nhất định nào đó dẫn họ đến cách
phân loại các sự việc, hiện tượng trên thế giới theo những kiểu nhất định. Do
đó, người nghiên cứu cần học các cách nhận thức cơ bản về thế giới khách
quan của một dân tộc nếu muốn hiểu đúng về dân tộc đó” [25,198].
Ngoài ra, còn có thể kể ra các công trình đã đƣợc tiến hành nhằm kiểm
chứng giả thiết này nhƣ: Nghiên cứu mối tƣơng quan giữa từ chỉ màu sắc và
khả năng ghi nhớ và phân loại màu của ngƣời nói trên cứ liệu tiếng Anh và
tiếng Zuni của Lenneberg và Robert; nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự tri
nhận màu sắc của con ngƣời và ngôn ngữ của Berlin và Kay trên cứ liệu 20
ngôn ngữ khác nhau, của Kay và Kempton trên cứ liệu tiến Anh và tiếng
Tarahumara; nghiên cứu về mối tƣơng quan giữa cấu trúc câu giả định và sự
tri nhận tính chân ngụy của câu giả định trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Hán
của Bloom; … [131,41-43]. Đặc biệt, sự tham gia của các nhà ngôn ngữ học
tri nhận nhƣ Lakoff hay ngôn ngữ học tạo sinh nhƣ Chomsky trong việc kiểm
chứng giả thuyết Sapir – Whorf càng chứng tỏ ảnh hƣởng cúa giả thuyết này

đối với ngôn ngữ học đƣơng đại.
Nhắc đến cuộc cách mạng ngôn ngữ học đó, hầu hết các tài liệu đều nói
đến bƣớc tiến lý thuyết quan trọng là Khảo tả dân tộc học lời nói (The
ethnography of speaking) do Dell H. Hymes đề xuất, và sau đó là John
Gumperz và các học trò của ông tiếp nối. Các nhà nghiên cứu theo hƣớng này
chú trọng việc quan sát tham dự các diễn ngôn diễn ra tự nhiên trong ngữ

19


cảnh văn hóa để từ đó đánh giá năng lực giao tiếp, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ.
Theo họ, các kỹ năng ấy không đơn thuần là các tri thức ngữ pháp trừu tƣợng
của ngƣời nói, mà nó phản ánh trật tự xã hội của cộng đồng sở hữu ngôn ngữ
đó.
Trong bài viết Khảo tả dân tộc học 1968, Dell H. Hymes mở đầu bằng
việc nhấn mạnh vai trò của lời nói trong hành vi của con ngƣời. Theo ông, vai
trò quan trọng của lời nói trong quá trình tri nhận và biểu cảm phụ thuộc vào
cá nhân và nhóm xã hội gắn liền với những cảnh huống cụ thể bản địa, hay
ông gọi nó là bối cảnh dân tộc học của lời nói. Về mặt phƣơng pháp, phƣơng
pháp khảo tả dân tộc học lời nói là một mô hình phân tích miêu tả lời nói bao
gồm việc xem xét sự kiện lời nói, các nhân tố cấu thành của sự kiện lời nói và
các chức năng của lời nói và sau đó cả ba đƣợc đặt trong khung phân tích
khảo tả dân tộc học lời nói nhằm gắn các tri thức trừu tƣợng của ngôn ngữ
vào các tri thức về văn hóa. Có thể nói, “nếu các bậc tiền bối coi ngôn ngữ và
văn hóa của một cộng đồng xã hội là những thực thể tương đối thuần nhất
được các thành viên trong cộng đồng chia sẻ thì các nhà nhân học ngôn ngữ 1
thế hệ “cách mạng ngôn ngữ học” lại quan tâm nhiều hơn đến sự đa dạng
của các thành tố của sự kiện ngôn từ trong các bối cảnh giao tiếp cụ thể, tức
là ứng xử ngôn từ của những con người mang các đặc tính văn hóa xã hội
nhất định trong các hoàn cảnh nói năng cụ thể” [25,200]. Từ đó mối quan hệ

giữa những ngƣời giao tiếp với nhau cũng nhƣ mối quan hệ giữa họ với các
thành tố khác của hoạt động giao tiếp ngôn ngữ trở thành mối quan tâm của
các nhà ngôn ngữ học nhân chủng. Chính vì lẽ đó, khi xác định đối tƣợng
nghiên cứu của ngôn ngữ học nhân chủng, ngƣời ta nói rằng, không chỉ ngôn
ngữ mà ngƣời nói cũng là đối tƣợng cần đƣợc nghiên cứu. Hymes đã đóng

1Tức “Ngôn ngữ học nhân chủng” theo cách dịch của chúng tôi

20


góp nhiều khái niệm quan trọng nhƣ cộng đồng nói năng, sự kiện lời nói,
hành động ngôn từ v.v cho ngôn ngữ học nhân chủng.
Nhƣ vậy, từ nhận thức giản đơn về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn
hóa, giữa ngôn ngữ và xã hội bắt nguồn từ những tƣ tƣởng mang tính hàn
lâm của các nhà triết học Đức thế kỷ XIX, tiếp đến những tƣ tƣởng mang tính
gợi mở của Boaz rồi đến Sapir và Whorf, trải qua gần một thế kỷ, đến nay
giới nghiên cứu đã có những bƣớc đi đáng kể trong nghiên cứu mối quan hệ
phức tạp này.
Ở đây cần phải nhấn mạnh rằng, nội dung nghiên cứu của ngôn ngữ học
nhân chủng, nhƣ vậy, không phải chỉ đề cập đơn thuần đến mối quan hệ giữa
ngôn ngữ và văn hóa và/hoặc giữa ngôn ngữ và xã hội mà nó còn là việc xem
xét cách gắn kết hay tương tác giữa ba thành tố ngôn ngữ, văn hóa và xã hội
trong mối liên hệ ấy. Như vậy, có thể nói việc chỉ ra mối quan hệ giữa ngôn
ngữ và văn hóa và/hoặc giữa ngôn ngữ và xã hội cũng như việc đồng thời chỉ
ra cách thức gắn kết hay tương tác giữa ba thành tố đó chính là nhiệm vụ hay
nội dung nghiên cứu của ngôn ngữ học nhân chủng hiện nay.
1.2.4. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ học nhân chủng và một số chuyên
ngành ngôn ngữ học khác
Ngôn ngữ học nhân chủng có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều chuyên

ngành ngôn ngữ học khác. Nói một cách chính xác hơn là nó kế thừa rất nhiều
những khái niệm, thuật ngữ, kết quả nghiên cứu, thậm chí cả một số nội dung
nghiên cứu của các chuyên ngành khác theo cách riêng của mình. Đồng thời,
do là một phân ngành ngôn ngữ học, nó cũng sử dụng những phƣơng pháp
nghiên cứu chung của ngôn ngữ học nhƣ những phân ngành khác.
Chẳng hạn, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học nhân chủng quan tâm đến
các diễn ngôn diễn ra trong bối cảnh tự nhiên, nên phân tích diễn ngôn và các
vấn đề liên quan đến phân tích diễn ngôn cũng nằm trong mối quan tâm của

21


họ. Ngoài ra họ còn quan tâm đến các vấn đề liên quan đến giao tiếp, hội thoại
nhƣ phân tích hội thoại, chiến lƣợc giao tiếp, chiến lƣợc diễn ngôn. Hay nhƣ
những vấn đề ngữ dụng nhƣ lý thuyết hành động ngôn từ, hàm ngôn hàm
ý.v.v. và những vấn đề liên quan đến loại hình học nhƣ phổ niệm cũng đƣợc
các nhà nghiên này chú ý đến.
Là một phân ngành mới nằm trong sự giao thoa giữa những phân ngành
đã xuất hiện trƣớc, ngôn ngữ học nhân chủng vì thế không tránh khỏi có
những cái chung với những phân ngành gần gũi với nó. Tuy nhiên, nhìn một
cách tổng thể, ngƣời ta vẫn nhận ra sự khác biệt giữa nó với hai chuyên ngành
có mối quan hệ trực tiếp hơn cả là ngôn ngữ học xã hội và ngôn ngữ học tri
nhận. Dƣới đây, chúng tôi xin trình bày tóm tắt những nét giúp chúng ta nhận
ra sự khác biệt ấy.
1.2.4.1. Ngôn ngữ học nhân chủng và ngôn ngữ học xã hội
Ngôn ngữ học nhân chủng, nhƣ đã nói ở trên, quan tâm đến mối quan hệ
giữa ngôn ngữ và văn hóa và/hoặc giữa ngôn ngữ và xã hội cũng nhƣ đồng thời
quan tâm đến việc chỉ ra cách thức gắn kết hay tƣơng tác giữa ba thành tố đó.
Do vậy, nó có đối tƣợng nghiên cứu là ngôn ngữ dƣới và trong tác động của các
nhân tố mang tính con ngƣời là văn hóa và xã hội. Trong khi đó, ngôn ngữ học

xã hội mặc dù cũng xem xét các hiện tƣợng ngôn ngữ dƣới tác động của các
nhân tố xã hội, nhƣng là xem xét và xử lý các vấn đề ngôn ngữ đƣợc sử dụng ở
từng bối cảnh cụ thể. Cho nên, giữa chúng vẫn có những điểm, những sự khác
biệt tƣơng đối để khu biệt thành hai chuyên ngành độc lập.
Về thời điểm, mặc dầu vào đầu thế kỷ XX Boas và các đồng nghiệp những ngƣời đặt nền móng cho nhân chủng học - đã chính thức xuất hiện nhƣng
phải đến những năm 1980, cùng với sự hình thành độc lập hệ thuật ngữ riêng cho
ngôn ngữ học nhân chủng thì chuyên ngành này mới có một chỗ đứng riêng cho
mình ở Bắc Mỹ. Trong khi đó, vào cuối những năm 50, 60 của

22


thế kỷ XX, hệ thuật ngữ của ngôn ngữ học xã hội đã xuất hiện một cách chính
thức [67,9].
Mặt khác, ngƣời ta cũng đã từng cố gắng kết hợp ngôn ngữ học nhân
chủng và ngôn ngữ học xã hội lại với nhau. Mà ở đây phải kể đến những nỗ
lực của Gumperz và Hymes (1964) trong việc xác định một lĩnh vực liên
ngành xung quanh vấn đề sử dụng ngôn ngữ nhƣ là đối tƣợng nghiên cứu
[158,13]. Nhƣng những cố gắng ấy vẫn chƣa thành.
Trong khi đó thực tế các nhà ngôn ngữ học xã hội thì đã, đang và sẽ tiếp
tục nghiên cứu với các vấn đề mang tính đặc trƣng nhƣ: sự lựa chọn ngôn
ngữ của cộng đồng, sự thay đổi ngôn ngữ dƣới tác động của các nhân tố xã
hội, các ngôn ngữ lai tạp pidgin và creole, hay là kế hoạch hóa ngôn ngữ,
chính sách ngôn ngữ, lập pháp ngôn ngữ v.v. Còn những vấn đề nhƣ ngôn
ngữ và giới, hành động nói năng, diễn ngôn tự nhiên v.v thì đã, đang và sẽ là
đối tƣợng của ngôn ngữ học nhân chủng. Nhƣ thế, xét ở mặt lĩnh vực ngôn
ngữ là đối tƣợng nghiên cứu của mỗi phân ngành, chúng có những khác nhau
nhất định.
Tuy vậy, vẫn có những vấn đề và phạm vi nghiên cứu giữa chúng giống
nhau khiến cho ngôn ngữ học nhân chủng đôi khi có thể bị hiểu nhầm là trùng

với đối tƣợng nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội. Nhƣng thực tế là tuy
cùng đối tƣợng nhƣng mục tiêu của hai phân ngành này có sự phân biệt nhất
định. Theo đó, ngôn ngữ học nhân chủng xem xét ngôn ngữ thông qua các đặc
điểm văn hóa - xã hôi của cộng đồng, giải thích ngôn ngữ để từ đó làm sáng
tỏ những đặc điểm văn hóa - xã hội đằng sau việc sử dụng ngôn ngữ, đằng sau
những dạng thức của từ ngữ hay phong cách khác nhau. Đó chính là một phân
ngành lột bỏ lớp vỏ bên ngoài của một ngôn ngữ để tìm ra những hiểu biết về
văn hóa - xã hội ở cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đó.

23


×