Tải bản đầy đủ (.docx) (214 trang)

Đạo đức tin lành và lối sống đạo đức của tín đồ tại việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (806.51 KB, 214 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

MÃ PHÚC THANH TƢƠI

ĐẠO ĐỨC TIN LÀNH VÀ LỐI
SỐNG ĐẠO ĐỨC CỦA TÍN ĐỒ
TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI – 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

MÃ PHÚC THANH TƢƠI

ĐẠO ĐỨC TIN LÀNH VÀ LỐI SỐNG ĐẠO
ĐỨC CỦA TÍN ĐỒ TẠI VIỆT NAM HIỆN
NAY

Chuyên ngành:CNDVBC & CNDVLS
Mã số :62.22.80.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1.

PGS. TS. NGUYỄN HỒNG DƢƠNG



2.

PGS. TS. NGUYỄN THANH XUÂN

HÀ NỘI – 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Những số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận trong luận án
chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án

Mã Phúc Thanh Tươi


LỜI TRI ÂN
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Hồng Dƣơng, PGS. TS.
Nguyễn Thanh Xuân – ngƣời hƣớng dẫn khoa học – đã tận tình giúp tôi
nhiều kiến thức quý báu.
Cho phép tôi đƣợc bày tỏ lời tri ân tới Ban Chủ nhiệm Khoa Triết học,
Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, các
nhà khoa học trong và ngoài Khoa đã giúp đỡ, góp ý và tạo điều kiện thuận
lợi trong thời gian tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Cảm ơn các Mục sƣ, gia đình, Ban Trị sự - Chấp sự Hội Thánh Chiên
Đàn, các tín hữu và bạn bè thân yêu đã động viên khích lệ, tạo điều kiện và
động lực để tôi hoàn thành luận án này.
Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2013.
Tác giả luận án



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt và các ký hiệu
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................. 10
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU........................................... 12
3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................13
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................... 14
5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN........................................................... 14
6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN.........................15
7. KẾT CẤU LUẬN ÁN.................................................................................15
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẠO TIN LÀNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA
ĐẠO TIN LÀNH TẠI VIỆT NAM..............................................................16
1.1 TỔNG QUAN TƢ LIỆU, TÀI LIỆU VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN
ĐỀ................................................................................................................... 16
1.1.1 Tổng quan tƣ liệu, tài liệu......................................................................16
1.1.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề.....................................................................17
1.1.3 Một số thuật ngữ sử dụng trong luận án................................................ 22
1.2 KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN GỐC ĐẠO TIN LÀNH................................24
1.3. TỔNG QUAN VỀ ĐẠO TIN LÀNH TẠI VIỆT NAM...........................29


1.3.1 Quá trình du nhập đạo Tin Lành ở Việt Nam.........................................30
1.3.2 Khái quát đặc điểm của đạo Tin Lành ở Việt Nam.............................. 32
1.3.3 Khái quát tình hình đạo Tin Lành ở Việt Nam hiện nay........................ 43
Chƣơng 2: QUAN NIỆM CỦA ĐẠO TIN LÀNH VỀ ĐẠO ĐỨC...........52

2.1 CÁC QUY CHUẨN ĐẠO ĐỨC TRONG LỊCH SỬ............................. 52
2.1.1 Đạo đức thời kỳ ban sơ.......................................................................... 53
2.1.2 Đạo đức Do Thái giáo............................................................................56
2.1.3 Đạo đức Kitô giáo..................................................................................60
2.1.4 Đạo đức Công Giáo La Mã....................................................................65
2.2 QUAN NIỆM CỦA ĐẠO TIN LÀNH VỀ NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT,
CHỨC NĂNG ĐẠO ĐỨC............................................................................. 66
2.2.1 Về nguồn gốc đạo đức............................................................................67
2.2.2 Về bản chất đạo đức...............................................................................69
2.2.3 Về chức năng đạo đức............................................................................71
2.3

QUY LUẬT VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠO ĐỨC TIN

LÀNH..............................................................................................................77
2.3.1 Quy luật vận động đức tin tôn giáo và thực tiễn đạo đức......................77
2.3.2 Quy luật kế thừa và tiến trình hoàn thiện đạo đức................................. 82
2.3.3. Quy luật tƣơng phản giữa nhận thức và thực tiễn đạo đức...................84
2.4 NỀN TẢNG, NĂNG LỰC, MỤC TIÊU VÀ TRI THỨC CỦA ĐẠO ĐỨC
TIN LÀNH......................................................................................................87
2.5 MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC TIN LÀNH...........94


2.5.1 Phạm trù lẽ sống.....................................................................................94
2.5.2 Phạm trù hạnh phúc................................................................................96
2.5.3 Phạm trù nghĩa vụ..................................................................................99
2.5.4 Phạm trù lƣơng tâm............................................................................. 101
2.5.5 Phạm trù thiện và ác.............................................................................103
Chƣơng 3: LỐI SỐNG ĐẠO ĐỨC CỦA TÍN ĐỒ ĐẠO TIN LÀNH Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY..............................................................................109

3.1 LỐI SỐNG ĐẠO ĐỨC CỦA TÍN ĐỒ ĐẠO TIN LÀNH TRONG TINH
THẦN HỘI NHẬP VĂN HÓA.................................................................... 109
3.2. MỘT SỐ ĐẶC TRƢNG VỀ LỐI SỐNG ĐẠO ĐỨC CỦA TÍN ĐỒ TIN
LÀNH TẠI VIỆT NAM................................................................................115
3.2.1. Lối sống đạo đức của tín hữu Tin Lành tại thành phố........................ 116
3.2.2. Lối sống đạo đức của tín hữu Tin Lành tại nông thôn........................ 121
3.2.3. Lối sống đạo đức của tín hữu Tin Lành tại miền núi.......................... 124
3.3 LỐI SỐNG ĐẠO ĐỨC CỦA TÍN ĐỒ ĐẠO TIN LÀNH ĐỐI VỚI CÁC
VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ, KINH TẾ VÀ VĂN HÓA - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
126
Chƣơng 4: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI LỐI
SỐNG ĐẠO ĐỨC CỦA TÍN ĐỒ TIN LÀNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
140
4.1

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LỐI SỐNG ĐẠO ĐỨC CỦA

TÍN ĐỒ ĐẠO TIN LÀNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY................................140
4.1.1 Những mâu thuẫn trong nghi lễ, văn hóa và lối sống..........................140


4.1.2 Những mâu thuẫn phát sinh từ quan điểm về giáo lý..........................144
4.1.3 Những mâu thuẫn phát sinh từ trách nhiệm đạo đức...........................148
4.1.4 Những mâu thuẫn do hiện tƣợng phát triển bất thƣờng......................151
4.2 ĐỊNH HƢỚNG ĐẠO ĐỨC TIN LÀNH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƢỜNG Ở NƢỚC TA HIỆN NAY...........................................................155
4.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN ĐẾN LỐI SỐNG ĐẠO ĐỨC CỦA
TÍN ĐỒ ĐẠO TIN LÀNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY................................173
4.3.1 Kiến nghị đối với Giáo hội Tin Lành...................................................173
4.3.2 Kiến nghị đối với Nhà nƣớc Việt Nam................................................177

KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


GHI CHÚ VỀ CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC KÍ HIỆU
DÙNG TRÍCH DẪN KINH THÁNH
Luận án này có trích dẫn Kinh Thánh nhƣng quyển sách này hiện nay có nhiều bản dịch
tiếng Việt của cả giáo hội Công Giáo và Tin Lành. Vì vậy, để tiện việc tra cứu, ngoài cách trích
dẫn theo qui định, trong công trình này tác giả có sử dụng các kí hiệu phổ thông về tên của 66
sách theo thứ tự trong bộ Kinh Thánh đƣợc dùng phổ biến hiện nay của các giáo hội Tin Lành
theo qui ƣớc thống nhất toàn cầu. Các ký kiệu trong ngoặc đơn (…) lần lƣợt biểu thị
: Tên sách, số thứ tự của đoạn, số thứ tự của câu. Ví dụ: (Thi 1) có nghĩa xem sách Thi Thiên
đoạn 1, (Mi 1-6) có nghĩa xem sách Mi-chê từ đoạn 1 đến đoạn 6, (Math. 5:29) có nghĩa sách
Phúc Âm Mathiơ, đoạn 5 câu 29, (Lu 5: 29-45) có nghĩa sách Luca đoạn 5 câu 29 đến 45.

Tên Sách
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10. II Sa-mu-ên
11. I Các Vua

12. II Các Vua
13. I Sử-ký
14. II Sử-ký
15.
16. Nê-hê-mi
17.
18. Gióp
19. Thi-thiên
20. Châm-ngôn
21. Truyền-đạo
22. Nhã-ca
23.
24. Giê-rê-mi
25. Ca-thƣơng
26.
27.
28.
29. Giô-ên
30. A-mốt
31.
32. Giô-na
33. Mi-chê

Sáng-thế Ký
Xuất Ê-díp-tô Ký
Lê-vi Ký
Dân-số Ký
Phục-truyền Luật-lệ Ký
Giô-suê
Các Quan Xét

Ru-tơ
I Sa-mu-ên

Ê-xơ-ra
Ê-xơ-tê

Ê-sai
Ê-xê-chi-ên
Đa-ni-ên
Ô-sê
Áp-đia


MỞ ĐẦU
1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đạo đức học là một bộ phận của tri thức triết học nghiên cứu về đời

sống đạo đức của xã hội loài ngƣời. Tất cả các lĩnh vực xã hội từ kinh tế,
chính trị, giáo dục, khoa học, nghiên cứu, cho đến tôn giáo không thể thiếu sự
tham gia của đạo đức. Đạo đức đƣợc phát triển và hoàn thiện trên cơ sở lịch
sử, tiến trình này có những thay đổi từ thấp đến cao, mỗi hình thái ý thức xã
hội có những quan điểm đƣợc đề cao hay có vài chuẩn mực đạo đức thay đổi
phù hợp trong từng thời kỳ. Hiện nay có sự tiến bộ về nhận thức, những thành
tựu của khoa học công nghệ và nhiều thay đổi về cấu trúc xã hội đã tác động
tích cực đến sự phát triển các quốc gia, nhƣng cũng tạo ra nhiều vấn đề nan
giải, nghịch lý đối với sự phát triển nhân cách đạo đức trên toàn cầu.
Với chính sách đổi mới, Đảng và Nhà nƣớc đã đề ra đƣờng lối hội
nhập kinh tế quốc tế để theo kịp trào lƣu của thời đại, phù hợp với nguyện

vọng nhân dân và tiếp cận những thành tựu khoa học, tạo ra sự tăng trƣởng
kinh tế đƣa nƣớc ta lên một vị trí xứng đáng trên trƣờng quốc tế. Từ khi đất
nƣớc Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng, đẩy mạnh sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa thì đạo đức trở thành vấn đề vừa có tính cấp bách
vừa có tính lâu dài. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế bộc lộ tính hai
mặt tích cực và tiêu cực, tác động đến các giá trị đạo đức của con ngƣời trong
xã hội. Đạo đức ảnh hƣởng rất lớn đến sự nghiệp đổi mới của quốc gia, nếu
chỉ quan tâm đến kinh tế vững mạnh mà thiếu quan tâm đến việc nâng cao ý
thức đạo đức thì không thể đạt đến thành công và phát triển vững bền.
Xã hội là một hệ thống tổng thể có nhiều cấu trúc với nhiều yếu tố hợp
thành, cho nên việc góp phần xây dựng và phát triển ý thức đạo đức là nhiệm
vụ của các đoàn thể xã hội, của các tôn giáo và của toàn xã hội Việt Nam. Các
tôn giáo hiện hữu tại Việt Nam có giáo lý, giáo luật và chuẩn mực đạo đức


riêng, tác động trực tiếp đến cuộc sống đạo đức của đông đảo quần chúng
trong xã hội. Đảng Cộng Sản Việt Nam đánh giá vai trò tích cực của những
giá trị đó và chủ trƣơng phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hóa, đạo đức
của tôn giáo. Lịch sử nhân loại cho thấy, tôn giáo chẳng những không đứng
ngoài cuộc sống xã hội, trái lại còn tác động rất lớn vào nó với tƣ cách một
thiết chế xã hội của kiến trúc thƣợng tầng. Mỗi quốc gia thƣờng dựa vào
những chuẩn mực đạo đức của tôn giáo nào đó để định hƣớng phát triển và
giáo dục. Đạo đức tôn giáo định hƣớng con ngƣời đi tới chân, thiện, mỹ bằng
nhận thức và lối sống đúng đắn, nhân ái, cao đẹp, tránh cái ác, giả dối, thiếu
trách nhiệm. Nhiều yếu tố của đạo đức tôn giáo có giá trị trƣờng tồn trong
lịch sử nhân loại, do vậy, phải làm sao áp dụng cho phù hợp với bối cảnh văn
hóa xã hội ở nƣớc ta hiện nay để có thể phát huy những mặt tích cực của nó
một cách hữu hiệu. Nhà nƣớc chế ngự và điều chỉnh hành vi của con ngƣời
bằng pháp luật, còn tôn giáo chinh phục con ngƣời bằng sự bao dung và tình
yêu. Niềm tin tôn giáo chẳng những duy trì nếp sống đạo đức mà còn có sức

mạnh biến đổi nhiều con ngƣời hƣ hỏng trở nên có ích cho xã hội.
Trên thế giới đạo Tin Lành là một trong những tôn giáo lớn, có ảnh
hƣởng sâu rộng trong đời sống kinh tế, chính trị và xã hội tại các nƣớc
phƣơng Tây. So với các tôn giáo khác, đạoTin Lành du nhập vào Việt Nam
mới đƣợc hơn một trăm năm. Đạo Tin Lành truyền bá đến Việt Nam vào năm
1911, giáo hội hình thành tổ chức vào năm 1927. Nhà nƣớc đã công nhận tƣ
cách pháp nhân của Tổng Hội Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Bắc) vào
năm 1958 và Tổng Liên Hội Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) năm
2001. Tuy nhiên, thông tin và sách báo trong nƣớc về giáo hội Tin Lành còn
rất ít ỏi, chƣa đủ để đáp ứng nhu cầu hiểu biết về tôn giáo này. Mặt khác, theo
các nhà nghiên cứu tôn giáo, đạo Tin Lành ở nƣớc ta trong những thập niên
cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI phát triển với tốc độ nhanh, không chỉ ở các


tỉnh phía nam, mà cả ở các tỉnh phía bắc, không chỉ trong cộng đồng ngƣời
Kinh ở đồng bằng, mà cả trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên,
duyên hải miền trung và miền núi phía bắc. Do vậy, đạo đức Tin Lành đã và
đang tác động không nhỏ đến một bộ phận dân cƣ ở nƣớc ta ở đồng bằng
cũng nhƣ ở miền núi, ở thành thị cũng nhƣ ở nông thôn. Việc nghiên cứu đạo
tôn giáo nói chung, đạo đức Tin Lành nói riêng và tác động của nó đến đời
sống xã hội nƣớc ta hiện nay là một nhu cầu cấp thiết nhằm phát huy những
giá trị tốt đẹp của nó, hạn chế những mặt tiêu cực có thể có để xây dựng cuộc
sống “tốt đạo, đẹp đời” trong cộng đồng tín đồ nói riêng và trong đời sống xã
hội nói chung. Xuất phát từ nhu cầu đó, tác giả chọn đề tài: “Đạo đức Tin
Lành và lối sống đạo đức của tín đồ tại Việt Nam hiện nay” để triển khai luận
án tiến sĩ của mình.
2.

MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục đích của luận án: tiếp cận từ góc độ triết học, luận án nhằm làm


rõ điều kiện, tiền đề hình thành tƣ tƣởng đạo đức Tin Lành và nội dung cơ
bản của nó trong giai đoạn lịch sử từ thế kỷ XVI. Từ đó nêu bật những giá trị
tích cực của đạo đức Tin Lành, làm cơ sở đánh giá lối sống đạo đức của tín đồ
Tin Lành tại Việt Nam, rút ra những điểm hạn chế của lối sống này và nêu lên
định hƣớng phát triển của lối sống đạo đức tôn giáo trong xã hội hiện nay.
Nhiệm vụ của luận án: để đạt đƣợc mục đích trên luận án cần thực
hiện những nhiệm vụ dƣới đây:
-

Phân tích bối cảnh xã hội thế kỷ XVI và những điều kiện kinh tế,

chính trị dẫn đến sự hình thành phong trào Cải Cách và sự xuất hiện của đạo
Tin Lành. Trình bày về sự du nhập của đạo Tin Lành vào Việt Nam đầu thế kỷ
XX và khái quát tình hình đạo Tin Lành ở nƣớc ta hiện nay.


-

Làm sáng tỏ nguồn gốc đạo đức và tiền đề phát triển tƣ tƣởng đạo đức

Tin Lành. Phân tích một cách khoa học các mối liên hệ đạo đức trong hành vi
của con ngƣời đối với tôn giáo, với đồng loại và với vạn vật trong vũ trụ.
-

Trình bày một cách toàn diện về những tác động của đạo đức Tin

Lành tới lối sống đạo đức của tín đồ và hoạt động của Hội Thánh Tin Lành tại
Việt Nam.
-


Nhận định, đánh giá những giá trị đạo đức tôn giáo tốt đẹp, cổ vũ lối

sống đạo đức đó cho nhiều ngƣời và nêu lên những định hƣớng nhằm góp
phần giáo hóa đạo đức Tin Lành cho các tín đồ. Đồng thời nêu lên một cách
khoa học những mâu thuẫn và những giới hạn mà đạo đức Tin Lành chƣa
vƣợt qua.
3.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-

Cơ sở lý luận: Luận án đƣợc thực hiện dựa vào cơ sở lý luận của chủ

nghĩa Mác – Lênin về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội với ý thức xã hội, giữa
các thiết chế của kiến trúc thƣợng tầng, cũng nhƣ dựa vào tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo.
-

Phƣơng pháp nghiên cứu: Để tiếp cận với tƣ tƣởng đạo đức Tin Lành

một cách khách quan, khoa học và phong phú, chúng tôi tuân theo nguyên tắc
phƣơng pháp luận về mối quan hệ giữa cái phổ biến, cái đặc thù và cái đơn
nhất. Vì hiện tƣợng đạo đức Tin Lành phong phú và đa dạng, nên việc nghiên
cứu đề tài này ngoài việc sử dụng phƣơng pháp khoa học của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, chúng tôi đã sử dụng phối hợp
các phƣơng so sánh, pháp phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp cùng
với các phƣơng pháp chuyên ngành và liên ngành khác nhƣ sử học. tôn giáo
học,xã hội học,v.v… có lập trƣờng khác nhau đã đƣợc sáng tạo, tích lũy và
thực hiện từ nhiều thế kỷ qua.



4.

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-

Đối tƣợng nghiên cứu: Trên tinh thần đổi mới nhận thức về tôn giáo,

nhận diện đúng vai trò và phát huy những giá trị tốt đẹp của đạo đức Tin
Lành; dƣới cái nhìn của triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận
án tập trung nghiên cứu những quan niệm về đạo đức của đạo Tin Lành và về
lối sống đạo đức của tín đồ tại Việt Nam trên hai phƣơng diện: chủ thể và
khách thể.
-

Phạm vi nghiên cứu: Luận án không giải quyết những vấn đề lý luận

chung của đạo Tin Lành cũng nhƣ những vấn đề liên quan đến chính trị, pháp
luật và xã hội; chỉ tập trung nghiên cứu đạo đức Tin Lành và sự liên đới đƣợc
thể hiện trong lối sống của tín đồ Tin Lành giữa xã hội Việt Nam, theo chuẩn
mực tôn giáo gắn với điều thiện và điều ác là trung tâm, đức tin là động lực,
lối sống công chính và từ ái là biểu hiện. Luận án cũng giới hạn trong hai tổ
chức giáo hội đã có tƣ cách pháp nhân là Hội Thánh Tin Lành Việt Nam Miền
Bắc và Hội Thánh Tin Lành Việt Nam Miền Nam. Dầu vậy, lối sống này cũng
đƣợc thực hành trong tín đồ các giáo phái Tin Lành đồng tín lý.
5.

ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
-


Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu về đạo đức Tin

Lành ở Việt Nam, về một tập thể những ngƣời đã nhờ niềm tin và tình yêu đổi
mới trở thành nhân tố tích cực đem an vui vào cuộc sống xã hội, gây dựng và
nuôi dƣỡng mối tƣơng quan huynh đệ tốt đẹp.
-

Luận án làm rõ những suy tƣ đạo đức của ngƣời tín đồ Tin Lành,

những chuẩn mực đạo đức mà họ tuân giữ và lý do nhân đạo khiến họ hành
động.
-

Luận án chỉ ra và góp phần khắc phục những mâu thuẫn hay cách biệt

còn tồn đọng giữa ngƣời có đạo và ngƣời không theo tôn giáo nào, giữa các
nhà quản lý tôn giáo của các cấp chính quyền và tín hữu Tin Lành.


-

Luận án góp phần làm sáng tỏ nguồn gốc hình thành và phát triển các

quan niệm đạo đức của đạo Tin Lành, phân tích những điểm tích cực, tiến bộ
và một số hạn chế của nó.
6.

Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
-


Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về

đạo đức tôn giáo nói chung, nhận thức luân lý và thực hành đạo đức của tín
hữu đạo Tin Lành nói riêng ở nƣớc ta hiện nay.
-

Ý nghĩa thực tiễn: Luận án góp phần vào việc nhận thức và thúc đẩy

lối sống đạo đức của tín hữu Tin Lành tại các địa phƣơng trong cả nƣớc.
Luận án đƣa ra các kiến nghị và phƣơng hƣớng điều chỉnh để xây dựng niềm
tin vững mạnh và nâng cao lối sống đạo đức của tín hữu Tin Lành phù hợp với
xã hội Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần giúp các cơ quan chức năng
của Nhà nƣớc thấu hiểu hơn về đạo Tin Lành và đạo đức Tin Lành nhằm thực
hiện tốt hoạt động quản lý nhà nƣớc về tôn giáo.
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học
và những ngƣời quan tâm nghiên cứu về đạo đức tôn giáo nói chung, đạo đức
học Tin Lành nói riêng.
7.

KẾT CẤU LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

của luận án đƣợc thể hiện qua 4 chƣơng cùng các tiết và tiểu tiết.


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẠO TIN LÀNH VÀ
ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẠO TIN LÀNH TẠI VIỆT NAM

1.1 TỔNG QUAN TƢ LIỆU, TÀI LIỆU VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
VẤN ĐỀ
1.1.1 Tổng quan tư liệu, tài liệu
Tại Việt Nam, từ khi có chính sách Đổi mới, tôn giáo trong đó có
đạoTin Lành là đề tài nghiên cứu của nhiều học giả nhƣ: Đặng Nghiêm Vạn
(2003) Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nxb. Chính Trị
Quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Hồng Dƣơng (2004), Tôn giáo trong mối quan hệ
Văn hóa và phát triển ở Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội; Đổ Minh
Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh, Lê Hải Thanh (2005), Tôn giáo lý
luận xưa và nay, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh; Đỗ Quang Hƣng
(2008) Vấn đề tôn giáo trong Cách mạng Việt Nam, Nxb. Lý luận Chính trị;
Nguyễn Thanh Xuân (2002), Bước đầu tìm hiểu đạo Tin Lành trên thế giới và


Việt Nam. Nxb. Tôn giáo; (2005), Một số Tôn giáo ở Việt Nam, Nxb. Tôn

giáo; Vƣơng Thị Kim Oanh (2006), Nhận thức và niềm tin đối với đạo Tin
Lành của tín đồ người dân tộc thiểu số ở Gia Lai (luận án tiến sĩ Tâm lý học).
Ngoài ra còn có một số bài viết về đạo Tin Lành đăng trên tạp chí Nghiên cứu
Tôn giáo của Viện Nghiên cứu Tôn giáo và tạp chí Công tác Tôn giáo của
Ban Tôn giáo Chính phủ. Ở các công trình và bài viết mà các nhà nghiên cứu
đã công bố thƣờng chỉ tập trung phân tích những vấn đề liên quan đến đạo
Tin Lành nhƣ sự du nhập, vấn đề tổ chức, sự phát triển hay một số ý về thần
học chung của các giáo phái Tin Lành.
Đề cập tới đạo đức tôn giáo có các công trình nhƣ: Hồ Trọng Hoài
(1995), Vai trò xã hội của tôn giáo ở Việt nam hiện nay - một số vấn đề lý


luận và thực tiễn (luận án PTS Triết học; Đặng Thị Lan (2004), Ảnh hưởng
của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức xã hội hiện nay (luận án TS Triết học).

Nội dung các luận án này thƣờng đề cập một cách khái quát đến đạo đức của
các tôn giáo hiện diện tại Việt Nam, đạo Tin Lành chƣa phải là tôn giáo có
tầm ảnh hƣởng sâu rộng trong xã hội nên thƣờng đƣợc khảo cứu chung theo
hệ thống đạo đức Kitô giáo.
Năm 2005, Trƣơng Nhƣ Vƣơng đã cho xuất bản cuốn Tìm hiểu tư tưởng
đạo đức trong Kinh Thánh. Đây là luận án tiến sĩ triết học đƣợc bảo vệ từ những
năm 90 của thế kỷ XX. Tác giả nhấn mạnh đến việc nghiên cứu Kinh Thánh nhƣ
là tác phẩm của nhiều ngƣời, là sản phẩm của ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã
hội của con ngƣời trong quá khứ. Theo tác giả, chƣa đủ cơ sở để khẳng định
Kinh Thánh là tác phẩm của Thiên Chúa và cho rằng dù tác phẩm này đƣợc
nhiều ngƣời ngƣỡng mộ, suy tôn thì đó cũng chỉ là một hiện tƣợng lịch sử đƣợc
thần tƣợng hóa. Tác giả cũng cho thấy ngoài yếu tố chuẩn mực đạo đức, Kinh
Thánh còn có hiệu lực quản lý trong hệ thống tổ chức của Giáo hội Công giáo,
góp phần tạo nên sự nghiêm chỉnh trong việc thực hiện các quy tắc đạo đức của
cộng đồng giáo dân. Tác giả cũng thừa nhận rằng, vấn đề đạo đức Kitô giáo còn
là đề tài lịch sử và chính trị rộng lớn, trong giới hạn nghiên cứu của mình, tác giả
“không có điều kiện đi sâu mà chỉ dừng lại


mức gợi mở trên cơ sở chủ đề tƣ tƣởng đạo đức”. Công trình nghiên cứu

của Trƣơng Nhƣ Vƣơng đƣợc viết dựa vào tài liệu tham khảo về quan điểm
đạo đức của Giáo hội Công giáo, hiển nhiên trong đó cũng có một vài điểm
chung với quan điểm đạo đức của đạo Tin Lành.
1.1.2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đạo đức học là khoa học đã xuất hiện từ thời cổ đại nhằm xây dựng các
lý thuyết về đạo đức. Trong lịch sử phát triển của đạo đức tôn giáo, đạo Kitô
có thần học đạo đức hay còn gọi là thần học luân lý, là lĩnh vực đƣợc các nhà



thần học và triết học quan tâm nghiên cứu với nhiều công trình đã đƣợc công
bố. Đạo đức học Kitô trƣớc khi đạo Tin Lành xuất hiện, về cơ bản là triết học
kinh viện, khắc kỷ và là công cụ của thần học.
Thánh Augustine (354-430) là nhân vật tiên phong trong việc xây dựng
học thuyết đạo đức Kitô giáo. Ông là ngƣời đã có công xây dựng và giới thiệu
có hệ thống học thuyết đạo đức Kitô giáo cho thế giới lúc bấy giờ. Vào thế kỷ
XIII, Thomas Aquinô (1225-1274) đã đƣa ra mục đích cuộc sống là hạnh
phúc theo ý tƣởng của Aristốt (384-322) với bốn nhân đức (thông hiểu, công
lý, dũng lực và tiết độ) và ba thần đức (tin, cậy và yêu mến).
Trong phong trào Cải Cách, Georg Calixt (1586-1656) đã triển khai
thêm về chủ thể đạo đức cần phải đƣợc tái sinh trong tác phẩm ”Epitome
Theologiae Moralis” (Đại cƣơng Thần học Đạo đức, 1634). Trong các thế kỷ
từ XVII đến XIX tiếp tục có những nghiên cứu về các lĩnh vực nhân đức và
hạnh phúc đời sống. Về sau có sự phân chia thần học đạo đức thành hai phần
riêng biệt: Đạo đức Cơ Bản nghiên cứu về những vấn đề khái quát và Đạo đức
Chuyên Biệt nghiên cứu các chuyên đề mới và cấp bách của thời đại xã hội.
[64, tr. 26, 27].
Một thần học gia vào cuối thế kỷ 19 là E. Troeltsch, thêm bƣớc tiến khi
đƣa Cơ Đốc giáo vào mạch sống văn hóa, với nền văn minh tiến hóa và
những thay đổi lịch sử với các tác phẩm “Protestantisme et Modernité”, “The
essence of the Modern Spirit”, “The Social Teaching of the Churches”. Tƣ
tƣởng của Troeltsch đã ảnh hƣởng đến bạn tri kỷ của ông là Max Webber,
một nhà xã hội học, xuất hiện rõ rệt trong tác phẩm “Nền đạo đức Tin Lành và
tinh thần của chủ nghĩa tƣ bản” (1905). Cả E. Troeltsch và M. Webber đã đƣa
ra vai trò hệ trọng của đức tin Tin Lành, lối sống theo giáo lý đã ảnh hƣởng
trên xã hội, thực tiễn gián tiếp tạo thành chủ nghĩa tƣ bản. M.Webber phân
tích giáo lý “sự kêu gọi” M. Luther và giáo lý “tiền định” của Calvin để


chứng minh ảnh hƣởng của đạo đức Tin Lành trong việc hình thành nền tƣ

bản Âu Châu.
M. Webber cho thấy điểm chính yếu trong nguyên lý mối liên hệ phổ
biến giữa bản chất tôn giáo biểu hiện trong đời sống đạo đức và môi trƣờng
lịch sử. Ông không cho rằng toàn bộ chủ nghĩa tƣ bản đều do giáo lý Tin
Lành làm nảy sinh nhƣng nêu lên hình thức đặc thù của đạo đức Tin Lành và
hình thức đặc thù của tƣ bản chủ nghĩa. Lý luận này đã nhận đƣợc sự chú ý
của giới nghiên cứu khắp thế giới và ngay lập tức một số học giả đi từ các góc
độ khác nhau đã phê phán và phản bác lý luận của Webber. Dầu vậy, M.
Webber là nhà nghiên cứu đầu tiên viết về đạo đức Tin Lành trong xã hội Âu
Châu, thời kỳ Cải cách bao gồm kiến thức khoa học: xã hội học, kinh tế học,
triết học, tôn giáo và lịch sử.
Sách báo về thần học luân lý của Tin Lành rất phong phú tại phƣơng
Tây, tuy nhiên gần đây có John Jefferson Davis (2004) với công trình nghiên
cứu Evangelical Ethics (Đạo đức Tin Lành), nội dung nhấn mạnh đến những
nan đề đạo đức cấp bách mà đạo Tin Lành ngày nay phải đối mặt nhƣ vấn đề
công nghệ sinh sản, đồng tính luyến ái, tự tử, trợ tử, chiến tranh, tử hình,
nghiện rƣợu... Tác giả dùng tƣ liệu, tài liệu và số liệu trong bối cảnh của xã
hội Hoa Kỳ cũng nhƣ nêu lên quan điểm tƣ tƣởng của các nhà thần học Tin
Lành và Công giáo đối với vấn nạn này.
Tại Việt Nam, đạo Tin Lành có vài giáo trình đạo đức học đƣợc dịch
sang tiếng Việt nhƣ “Đạo đức học Cơ Đốc giáo” của William Barlay, “Giáo
trình đạo đức học” của Thánh Kinh Thần Học Viện tại California, một vài bản
dịch khác nhƣ “Đạo đức của ngƣời hầu việc Chúa” của Joe E. Trull & James
E. Carter “Đạo đức học” có trong CD VietBible, là những giáo trình thần học
luân lý chung. Năm 2003, có giáo trình Đạo Đức Cơ Đốc của Lƣu Hồng
Khanh nhấn mạnh đến đạo đức Kinh Thánh và giải thích các điều răn theo


quan điểm với các tƣ liệu của các nhà thần học trong thời kỳ Cải Cách. Giáo
trình này phân tích có phần rõ nét hơn về thần học luân lý theo khuynh hƣớng

Tin Lành.
Trên đây chúng tôi đã trình bày cụ thể về các tác giả, tác phẩm và nội
dung có liên quan đến đạo Tin Lành. Từ những điều đã đƣợc trình bày ở phần
này xin nêu lên một số nhận xét khái quát về tình hình nghiên cứu đề tài nhƣ
sau:
Thứ nhất, Các nhà nghiên cứu về đạo Tin Lành ở nƣớc ta thƣờng chỉ
tập trung vào vấn đề giáo lý, tổ chức của một giáo hội hay một cộng đồng
ngƣời theo đạo tại Việt Nam, mà chƣa quan tâm nghiên cứu đến vấn đề đạo
đức Tin Lành, do vậy, ít khi giúp độc giả nhận diện đƣợc việc một tín đồ đạo
Tin Lành thực hành đạo đức trong sự thờ phụng hay lối sống của họ nhƣ thế
nào. Nhiều ngƣời có suy nghĩ một tín hữu Tin Lành cũng giống nhƣ một giáo
dân Công giáo vì cùng thờ Chúa, cùng đi nhà thờ, cùng cầu nguyện, cùng đọc
Kinh Thánh. Tuy nhiên giữa Công giáo và đạo Tin Lành có nhiều khác biệt
trong quan điểm đức tin và thực hành lối sống đạo. Do những lý do chủ quan
và khách quan, việc nghiên cứu về đạo đức Kitô giáo nói chung và đạo đức
Tin Lành nói riêng ở Việt Nam vẫn còn ít ỏi. Trƣớc đây, một phần vì quan
điểm cực đoan đối với tôn giáo và chƣa nhận thấy đƣợc giá trị của đạo đức
tôn giáo đối với đời sống xã hội, nên ít nhà nghiên cứu quan tâm đến đề tài
này.
Thứ hai, một số nhà nghiên cứu về đạo Tin Lành thƣờng chỉ đề cập tới
từng vấn đề riêng lẻ của tôn giáo này vì nhu cầu cấp thiết cung cấp kiến thức cho
công tác quản lý, tuyên truyền chính sách hay đảm bảo an ninh và trật tự xã hội.
Khi có hiện tƣợng phát triển khác thƣờng của đạo Tin Lành ở một khu vực nào
đó, chẳng hạn nhƣ tại Tây Bắc, hay việc một số ngƣời lợi dụng sự bức xúc của
quần chúng tín đồ đã kích động họ làm điều sai trái với pháp luật


Việt Nam nhƣ vấn đề Đề ga tự trị tại Tây Nguyên, thì có các bài nghiên cứu
đƣa ra những quan điểm tham mƣu cho các cơ quan quản lý Nhà Nƣớc có
giải pháp đảm bảo an ninh chính trị. Làm nhƣ thế vô hình trung đã tạo cho

độc giả không có thiện cảm với đạo Tin Lành và tạo ra sự cách biệt với ngƣời
theo tôn giáo này. Do vậy cần có những tài liệu nghiên cứu phản ánh trung
thực và khách quan về giáo hội Tin Lành cũng nhƣ về cộng đồng tín hữu của
tôn giáo này trong đời sống xã hội Việt Nam nhằm góp phần xây dựng và
củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ mới.
Thứ ba, có nhiều điều cần phải biện giải để các nhà nghiên cứu, các nhà
quản lý xã hội và ngƣời dân tại Việt Nam hiểu biết tƣờng tận về đạo Tin
Lành, tránh tình trạng ngộ nhận. Chẳng hạn, một số ngƣời cho rằng, giáo hội
Tin Lành hay ngƣời tín hữu Tin Lành quan tâm và tích cực tham gia vào các
hoạt động xã hội, làm từ thiện nhân đạo nhằm mục đích lôi kéo, phát triển đạo
và mở rộng lực lƣợng. Nhƣng trong thực tiễn, giáo lý về sự hiện hữu của
ngƣời tín hữu Tin Lành trong đời sống xã hội đƣợc biểu hiện qua sự phục vụ,
hoạt động từ thiện, đó chính là dấu hiệu của sự biến đổi tâm linh và sự biểu lộ
tình yêu.
Thứ tư, trong những năm gần đây, có nhiều bài viết trên các tạp chí
nghiên cứu liên quan đến vấn đề đạo đức xã hội, trong đó có đạo đức tôn giáo
trong thời kỳ đổi mới. Nhƣng vấn đề đạo đức Tin Lành mới chỉ đƣợc đề cập
đến một cách khá mờ nhạt. Đề tài này chƣa đƣợc các nhà khoa học quan tâm
khảo cứu và có những nghiên cứu chuyên sâu tại Việt Nam. Trong lịch sử đạo
Kitô, có rất nhiều tƣ tƣởng đạo đức của các nhà triết học và thần học, ngƣời
tín hữu Tin Lành Việt Nam sẽ dựa vào quan niệm hay nền tảng đạo đức nào
để sống đạo và góp phần xây dựng xã hội lành mạnh. Đề tài nghiên cứu của
chúng tôi sẽ trình bày một cách có hệ thống những quan điểm cơ bản về đạo
đức của đạo Tin Lành. Vấn đề đạo đức Tin Lành không chỉ có ý nghĩa lý luận


mà còn có ý nghĩa thực tiễn, vì tín hữu Tin Lành hòa nhập trong đời sống xã
hội, ít sống quần tụ thành những cộng đồng riêng biệt, nên không dễ dàng để
tìm hiểu đời sống đạo của họ. Luận án này sẽ khảo cứu lối sống đạo đức của
tín đồ nhằm nêu lên những điểm tích cực và những hạn chế của nó, góp phần

điều chỉnh hành vi của tín đồ Tin Lành nói riêng và con ngƣời Việt Nam nói
chung trong giai đoạn hiện nay.
Tóm lại, đạo đức Tin Lành ít nhiều có ảnh hƣởng trong xã hội hiện đại
của nƣớc ta qua đức tin và lối sống của cộng đồng tín hữu Tin Lành. Tuy
nhiên, điểm tình hình nghiên cứu đề tài của giới nghiên cứu trong và ngoài
nƣớc dƣới góc độ triết học, chúng tôi nhận thấy rằng, đề tài “Đạo đức Tin
lành và lối sống đạo đức của tín đồ ở Việt Nam hiện nay” chƣa đƣợc đề cập
cụ thể và trực tiếp trong các công trình của những ngƣời đi trƣớc. Do vậy,
việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần làm phong phú thêm kiến thức về đạo
đức tôn giáo và lối sống đạo đức của tín đồ một trong số các tôn giáo hiện hữu
ở Việt Nam, đó là đạo Tin Lành. Những tác phẩm trên cũng là những tài liệu
tốt để phát triển trong luận án này.
1.1.3 Một số thuật ngữ sử dụng trong luận án
Bởi vì luận án này có trích nhiều thuật ngữ có trong các xuất bản phẩm
của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam đã đƣợc chuyển dịch từ các bản dịch Pháp
văn, Anh văn và Trung văn trong các lĩnh vực thần học, tâm linh và tôn giáo.
Ngƣời viết đã cố gắng chuyển đổi và chú thích một số thuật ngữ sau đây để
tiện việc tra cứu:
-

Kitô giáo (Christianity) hay còn gọi là Cơ Đốc giáo hoặc là Thiên

Chúa giáo, là tôn giáo thờ phụng Đức Chúa Trời, xuất hiện từ những năm đầu
công nguyên với giáo lý Chúa Jêsus (Chúa Cơ Đốc) là Đấng Cứu Thế đƣợc
Đức Chúa Trời sai phái đến trần gian để cứu rỗi nhân loại. Kitô giáo chủ yếu
bao gồm: Công giáo (Catholicism), Chính Thống giáo (Orthodoxy) và đạo


Tin Lành (Protestantism). Trong luận án, ở những đoạn trích tài liệu tham
khảo, thuật ngữ đạo Cơ Đốc hay Cơ Đốc giáo, trong nhiều trƣờng hợp đƣợc

hiểu theo nghĩa chung theo đó nguồn gốc của đạo Tin Lành.
-

Kinh Thánh : Đối với ngƣời Công giáo, Kinh Thánh là quyển sách

hai phần Cựu Ƣớc và Tân Ƣớc có 72 sách. Tuy nhiên, đối với đạo Tin Lành
thì Kinh Thánh chỉ gồm 66 sách: 39 sách trong Cựu Ƣớc và và 27 sách trong
Tân Ƣớc.
- Hội

Thánh: thƣờng dùng để chỉ các giáo hội Kitô giáo, nhƣ Hội

Thánh Tin Lành, Hội Thánh Công giáo, Hội Thánh Chính Thống Đông
Phƣơng.
- Chi

Hội : là cấp cơ sở của Hội Thánh Tin Lành, đó là nhà thờ ở các

địa phƣơng .
- Tổng

-

Liên Hội, Tổng Hội : là cấp trung ƣơng của Hội Thánh Tin

Hàng giáo phẩm : là tất cả những ngƣời có chức vụ trong tổ chức

Hội Thánh Tin Lành. Theo thứ tự từ cao xuống thấp gồm: mục sƣ, mục sƣ
nhiệm chức, truyền đạo, nữ truyền đạo.
-


Tiền định: là việc định trƣớc của Thiên Thƣợng cho số phận và vận

mệnh của mỗi ngƣởi.
- Tái

sinh: là sự biến đổi siêu nhiên trong nhận thức và tấm lòng của

những ngƣời tín hữu bởi quyền năng của Đức Thánh Linh.
- Luật

-

pháp: là luật lệ, chỉ dẫn và lời dạy trong 5 sách đầu của Kinh

Đức Chúa Trời : Đấng Tạo Hóa, gồm có Ba Ngôi vị là Đức Chúa

Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh.
-

Đức Chúa Jêsus: là Ngôi Hai giáng trần làm ngƣời cách đây hơn hai

ngàn năm để cứu rỗi nhân loại, còn gọi là Chúa Kitô.


-

Chúa Thánh Linh : là Ngôi Ba trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời.
Ban Chấp sự Chi hội: gồm những ngƣời đƣợc các tín hữu trong Chi


Hội bầu lên bằng phiếu kín.
-

Ban Trị sự Chi hội: gồm những ngƣời đƣợc Ban Chấp sự Chi hội

bầu lên bằng phiếu kín. Thƣờng trực Ban Trị sự gồm: Thƣ Ký, Thủ quỹ và 2
Ủy viên.
1.2 KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN GỐC ĐẠO TIN LÀNH
Trên bờ biển phía đông của Địa Trung Hải có một dải đất nhỏ hẹp, thấp
nhất trên trái đất và là một vùng đất cực kỳ khô nóng đƣợc gọi là xứ
Palestine. Các quốc gia Ả Rập và Do Thái đều tuyên bố vùng đất này là của
họ và biến nó thành vùng “đất thánh” trong tôn giáo của các dân tộc này.
Ngƣời Do Thái tin tƣởng rằng “đất thánh” đã đƣợc ban cho họ theo giao ƣớc
của Đức Chúa Trời và họ là dân tộc duy nhất có quyền chiếm giữ nó. Do Thái
giáo là một tôn giáo phô bày những niềm tin và tập tục của ngƣời Do Thái có
từ thế kỷ VI TCN. Do Thái giáo là tôn giáo cổ nhất trong các tôn giáo độc
thần của thế giới. Niềm tin vào một Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa, là Đấng
cai quản muôn vật là trái tim của Do Thái giáo. Đức Chúa Trời hiện hữu vĩnh
hằng, ở mọi nơi và biết mọi sự; Ngài phán bảo với dân Do Thái qua các vị
tiên tri; Ngài đã chọn họ làm tuyển dân để đem phƣớc hạnh cho cả nhân loại
[69, 11 (Sáng 12:1-3)].
Kế thừa Do Thái giáo là Kitô giáo (Christianity) hay còn gọi là Cơ Đốc
giáo. Đông đảo ngƣời Do Thái đã lìa bỏ Do Thái giáo để gia nhập Kitô giáo
bởi tính cách sáng tạo tâm linh và tinh thần nhân đạo. Vƣợt lên từ bối cảnh xã
hội khắc nghiệt, Kitô giáo đã lan tràn khắp nơi với giáo lý và chuẩn mực đạo
đức đặt trên bác ái, có lối sống thanh bạch hƣớng đến cuộc sống tƣơng lai
vĩnh phúc. Trong Kitô giáo con ngƣời tìm thấy những điều vƣợt trội hơn các


tín ngƣỡng đƣơng thời với đặc tính vừa thiêng liêng vừa đạo đức, giúp ngƣời

tin đạo tìm ra lẽ sống và có khả năng đạt đến cuộc sống tốt đẹp.
Tuy nhiên trong quá trình tồn tại và phát triển của Kitô giáo, năm 1054
tôn giáo này đã phân ly thành hai tôn giáo là Công Giáo La Mã và Chính
Thống giáo; gần 5 thế kỷ sau, năm 1520 đạo Tin Lành lại tách ra khỏi Công
giáo La Mã. Các khảo cứu thƣờng cho rằng nguyên nhân “bị phân hóa do
những bất đồng trong nội bộ giáo quyền về giáo lý, nghi lễ, giáo luật và cả lợi
ích, quyền lực trần thế” [133, tr. 7]. Căn cứ vào yếu tố lịch sử, sau này C. Mác
đã đƣa ra luận đề chung là “con ngƣời sáng tạo ra tôn giáo.”
Đạo Tin Lành bắt đầu với tƣ cách một phong trào cải cách tôn giáo vào
đầu thế kỷ XVI, khi cơ cấu của xã hội Trung Cổ có chiều hƣớng tan rã, dấy
lên một thế giới mới năng động và mở rộng. Giáo hội Công giáo đã không
chấp nhận những đề nghị đổi mới của những nhà cải cách thành tâm, rốt cuộc
tạo nên tinh thần phản kháng mạnh mẽ. Dƣới đây là những yếu tố chính đƣa
đến sự ra đời của đạo Tin Lành:
Thứ nhất, chính trị là nguyên nhân quan trọng nhƣng lại là nguyên
nhân gián tiếp đƣa đến cuộc Cải Cách Tin Lành (Protestant Reformation).
Đây là một cuộc đấu tranh thực tế, mang tính lịch sử cụ thể, phản ánh qui luật
đấu tranh giai cấp trong xã hội có giai cấp. Một số các quốc gia ở Âu Châu
lúc đó biểu hiện tình trạng đối kháng sự thống trị thần quyền trên thế quyền
của Giáo hoàng. Giai cấp trung đẳng đang lên tại những quốc gia này đề cao ý
thức dân tộc, đã tạo nên một tinh thần mới, họ không muốn tùng phục nhƣ
trong xã hội phong kiến. Tầng lớp thợ thủ công và giai cấp nông dân cũng
tham gia vào cuộc đấu tranh cho bản thân sự sống còn của họ đang bị áp bức
bởi giai cấp thống trị. Ý thức xã hội thúc đẩy đòi hỏi có một cuộc cách mạng,
còn trong giáo hội cần phải có sự thay đổi theo kịp với thời đại.


×