Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY TNHH CÁT LÂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (857.97 KB, 26 trang )

THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY TNHH CÁT
LÂM
I. Giới thiệu chung về công ty và một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác đấu
thầu của công ty.
1. Sự hình thành và phát triển
Tên công ty Công ty trách nhiệm hữu hạn Cát Lâm
Tên giao dịch Catlam company limited
Tên viết tắt Catlam co.ltd
Logo của công ty
Năm thành lập
1998
Loại hình công ty
Công ty trách nhiệm hữu hạn
Trụ sợ chính P1206-17T2 KĐT Trung Hòa Nhân Chính-HN
Chi nhánh 76 Ngô Tất Tố P19 Q.Bình Thạnh TP HCM
Nhà máy
KCN Tân Quang - Ngọc Loan -Tân Quang - Văn
Lâm- Hưng Yên
Công ty TNHH Cát Lâm được thành lập theo quyết định số 3689GP/TLDN ngày
10 tháng 09 năm 1998 của UBND Thành Phố Hà Nội và giấy phép kinh doanh số
041339 ngày 19 tháng 09 năm 1998 do sở Kế Hoạch và Đầu Tư Hà Nội cấp.
Công ty TNHH Cát Lâm chuyên kinh doanh các loại máy móc, thiết bị công nghệ
từ năm 1998 đến nay cụ thể: Tự lắp ráp máy phát điện, thương mại và kinh doanh dịch
vụ thiết bị, sửa chữa, bảo dưỡng máy phát điện
Công ty TNHH Cát Lâm là nhà cung cấp máy phát điện chuyên nghiệp loại máy
Capo – Việt Nam. Đồng thời là đại lý bán hàng chính thức của một số hãng máy phát
điện danh tiếng, có xuất xứ : Mitsubishi – Nhật Bản, Doosan – Hàn Quốc, JonhDere –
Mỹ, Bruno – Italy…
- Tổng số vốn điều lệ hiện nay: 10.000.000.000 (Mười tỷ đồng VN)
- Tổng số thành viên tham gia góp vốn: Bốn thành viên
2. Giới thiệu chung


Sự phát triển trong tương lai phần lớn phụ thuộc vào khả năng của dây chuyền sản
xuất có thể tối đa hóa khả năng cấp điện và tối thiểu hóa các tác động không tốt đến
môi trường. Đó chính là phương châm Công ty luôn theo đuổi sẵn sang nỗ lực và chấp
nhận mọi thách thức có thể đạt được.
Công ty TNHH Cát Lâm với hơn 12 năm kinh nghiệm hoạt động sản xuất, kinh
doanh trong lĩnh vực cung cấp nguồn điện năng, hiện trở thành một trong những hãng
sản xuất lắp ráp máy phát điện hàng đàu tại Việt Nam với các linh kiện nhập khẩu từ
các nước tiên tiến.
Nhờ vào chiến lược trẻ hóa và mở rộng đội ngũ quản lý năng động cùng với hoạt
động đầu tư liên tục cho công nghệ mới (hàng năm trích 15% tổng doanh thu đầu tư cho
công nghệ sản xuất). Tập đoàn đã đạt được tốc độ phát triển nhanh và nhiều tiến bộ
trong cơ cấu sản xuất.
Nhà máy sản xuất lắp ráp thương hiệu máy Capo ngày nay là một khu liên hiệp
công nghiệp hiện đại với tổng diện tích 15.000 m2.
Mạng lưới phân phối cung cấp sản phẩm và dịch vụ hoạt động thường xuyên tới
hơn 5 quốc gia trên toàn cầu. Doanh thu xuất khẩu chiếm 20% trong tổng doanh thu.
3. Hoạt động sản xuất
Mỗi năm, chúng tôi sản xuất trên 1.000 tổ máy phát điện với nhiều loại công suất
và cấu hình khác nhau. Cách thức quản lý đáp ứng tiêu chuẩn ISO 9001:2008- Tiêu
chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng và đảm bảo tổ máy phát điện của chúng tôi có khả
năng thích nghi với môi trường hoạt động khó khăn nhất.
4. Sản phẩm và con người
Chủng loại sản phẩm đa dạng, không ngừng được cải tiến, nâng cấp và mở rộng
Tổ máy phát điện các loại chạy xăng hay chạy dầu, tần suất 50Hz đều được trang
bị loại động cơ tốt nhất của Mitsubishi, JonhDere, Doosan…
Dải công suất máy từ 5 đến 2500 KVA, khối lượng dự trữ các loại động cơ và đầu
phát cho phép chúng tôi lắp ráp và giao hàng trong thời gian ngắn.
Với đội ngũ kỹ sư và kỹ thuật viên tay nghề cao, Công ty TNHH Cát Lâm đảm
bảo cung cấp máy phát điện cho trạm máy nổ từng phần hoặc tổ máy phát điện hòa
đồng bộ. Quy trình sản xuất được giám sát chặt chẽ từng bước từ khâu lập kế hoạch đến

khâu kiểm tra máy xuất xưởng.
Đội ngũ kỹ thuật của các nhà phân phối được đào tạo thường xuyên đảm bảo xử
lý các tình huống kỹ thuật một cách chính xác và nhanh nhất.
5. Chiến lược phát triển trong tương lai
TỔNG GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phát triển nguồn nhân lực trên toàn mạng lưới phân phối nhằm đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng về nguồn điện năng và đảm bảo các nguyên tắc về môi trường.
Các nhà quản lý và kỹ thuật viên của Cát Lâm không chỉ quan tâm đặc biệt đến
việc nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn đảm bảo các linh kiện mà họ sử dụng tác
động đến môi trường ở mức thấp nhất.
6. Đặc điểm về bộ máy tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh trong công ty
Trong bối cảnh chung của nền kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn và thử thách
đối với các lĩnh vực kinh doanh song công ty Cát Lâm đã thu được những kết quả đáng
khích lệ. Điều này đã khẳng định sự lựa chọn đúng đắn về phương hướng chiến lược
phát triển hoạt động kinh doanh của mình với phương châm “không ngừng đổỉ mới để
phát triển” công ty đã có những cải cách mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức, về chất lượng
phục vụ và nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng thành viên trong công ty. Bên cạnh
đó việc đầu tư mua sắm trang thiết bị kỹ thuật, đổi mới trang thiết bị văn phòng cũng
được quan tâm đáng kể.
6.1 Cơ cấu tổ chức trong công ty
Phòng
hànhchính
Phòng
tài chính -
kế toán
Phòng
kinh doanh

Phòng
dự án
Phòng
kĩ thuật
Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức công ty
6.2 Đặc điểm về vốn và tài chính
+ Tổng số vốn thời điểm bắt đầu hoạt động: 10.000.000.000 đồng
+ Cơ cấu tài sản:
BẢNG TÓM TẮT SỐ LIỆU TÀI CHÍNH (VNĐ)
Đơn vị: đồng
Stt
Danh mục 2006 2007 2008
1
Tổng số tài sản 22.045.515.882 76.522.158.021 100.067.715.046
2
Tổng nợ phải trả 14.751.387.135 68.315.927.999 92.143.249.509
3
Vốnlưu động 7.294.128.747 8.206.230.022 10.636.894.368
4
Doanh thu thuần 55.697.990.082 124.906.573.489 143.427.232.547
5
LN trước thuế 969.276.185 1.266.807.326 337.369.210
6
LN sau thuế 697.878.853 912.101.275 247.866.096
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính
- Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm trở lại đây:
* Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007:
Stt Chỉ tiêu Mã số Số năm 2007
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 124.602.941.101
2 Các khoản giảm trừ 02

3 Doanh thu thuần về bảo hành và cung
cấp dịch vụ (10=01-02)
10 124.602.941.101
4 Giá vốn hàng bán 11 110.553.649.763
5 Lợi nhuận gộp về bảo hành và cung cấp
dịch vụ (20=10-11)
20 14.049.291.338
6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 305.009.721
7 Chi phí tài chính 22 4.531.619.871
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 4.181.028.523
8 Chi phí bán hàng 24
- Chi phí bán hàng
24A
- Chi phí chờ kết chuyển (14221)
24B
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 9.175.841.020
10 LN thuần từ hoạt động kinh doanh
[30=20+(21-22)-(24+25)]
30 646.840.168
11 Thu nhập khác 31 10.672.109
12 Chi phí khác 32 8.121
13 Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 10.663.988
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50=30+40)
50 657.504.156
15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 184.101.164
16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52
17 LN sau thuế TNDN (60=50-51-52) 60 473.402.992
18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70
* Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008:

Stt Chỉ tiêu Mã số Số năm 2008
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 143.472.232.547
2 Các khoản giảm trừ 02
3 Doanh thu thuần về bảo hành và cung 10 143.472.232.547
cấp dịch vụ (10=01-02)
4 Giá vốn hàng bán 11 129.231.672.848
5 Lợi nhuận gộp về bảo hành và cung cấp
dịch vụ (20=10-11)
20 14.240.559.699
6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 354.241.543
7 Chi phí tài chính 22 8.642.523.594
- Trong đó: Chi phí lãi vay
23 7.348.738.035
8 Chi phí bán hàng 24 1.436.590.458
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 4.282.314.946
10 LN thuần từ hoạt động kinh doanh
[30=20+(21-22)-(24+25)]
30 233.372.244
11 Thu nhập khác 31 267.066.986
12 Chi phí khác 32 163.070.020
13 Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 103.996.966
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50=30+40)
50 337.369.210
15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 89.503.114
16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52
17 LN sau thuế TNDN (60=50-51-52) 60 247.866.096
18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70
* Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009:
Stt Chỉ tiêu Mã số Số năm 2009

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 152.580.058.179
2 Các khoản giảm trừ 02
3 Doanh thu thuần về bảo hành và cung
cấp dịch vụ (10=01-02)
10 152.580.058.179
4 Giá vốn hàng bán 11 140.900.449.225
5 Lợi nhuận gộp về bảo hành và cung cấp
dịch vụ (20=10-11)
20 11.679.608.954
6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 146.924.486
7 Chi phí tài chính 22 6.628.000.490
- Trong đó: Chi phí lãi vay
23 4.657.406.597
8 Chi phí bán hàng 24 1.575.629.607
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 2.880.674.568
10 LN thuần từ hoạt động kinh doanh
[30=20+(21-22)-(24+25)]
30 742.228.775
11 Thu nhập khác 31 127.852.780
12 Chi phí khác 32 364.046.173
13 Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 236.193.393
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50=30+40)
50 506.035.382
15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 112.568.797
16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52
17 LN sau thuế TNDN (60=50-51-52) 60 393.466.585
18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70
6.3 Cơ sở vật chất kĩ thuật
+ Nhà xưởng, máy móc thiết bị, công cụ kĩ thuật: Phụ lục

6.4 Tình hình lao động
+ Số lượng lao động: Hiện tại, công ty có tổng số tất cả 107 cán bộ công nhân
viên.
Kế hoạch về tuyển mộ và phát triển lao động:
Trong chính sách phát triển của mình, Công ty cũng rất chú trọng
đến vấn đề phát triển nguồn lao động, không ngừng bổ sung thêm nguồn lao động
có chuyên môn mới. Với đội ngũ cán bộ kỹ sư công nhân có kĩ thuật cao chuyên đảm
nhận các công việc như lắp đặt, vận hành các thiết bị, máy móc. Do đặc điểm nguồn
gốc của sản phẩm chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài nên công ty tìm đến các nhà sản
xuất có tên tuổi, uy tín và đánh giá được thị trường của nhà cung cấp. Đầu tư kinh phí
cho cán bộ kĩ thuật đến tận nơi sản xuất thiết bị nghiên cứu nắm bắt về kĩ thuật, công
nghệ của thiết bị, tham quan những thiết bị đang hoạt động ở những nơi khác nhau. Từ
đó công ty tiến tới làm chủ về kĩ thuật đảm bảo cho việc lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo
dưỡng về sau. Lãnh đạo công ty cũng thường xuyên tổ chức những chuyến viếng thăm
để không ngừng nâng cao mối quan hệ với nhà sản xuất, làm tốt các tiêu chuẩn về
thương mại, cử cán bộ sang đàm phán để đạt những điều kiện tối ưu về phía mình, nắm
bắt được các thủ tục tiến trình các bước về thương mại, đảm bảo tốt các điều kiện về
bảo hành, cung cấp phụ tùng thay thế…
6.5 Đặc điểm tổ chức kinh doanh
* Cơ cấu tổ chức của phòng kinh doanh:
Hiện tại, phòng kinh doanh của công ty có quy mô còn rất nhỏ, số cán bộ nhân
viên của phòng còn ít (7 người) trong đó một người là trưởng phòng, 2 thư ký kinh
doanh và bốn người còn lại là cán bộ.
Trưởng phòng là người có chức vụ cao nhất trong phòng nên cũng là người đại
diện duy nhất trong phòng trước toàn thể công ty. Nhiệm vụ của trưởng phòng là xây
dựng kế hoạch kinh doanh chung dựa trên cơ sở tình hình kinh doanh của các năm và
thông tin báo cáo từ các cán bộ kinh doanh cấp dưới. Từ đó đưa ra chỉ tiêu doanh số cần
phải đạt được hàng tháng, hàng quý hay hàng năm, đồng thời phân phối chỉ tiêu đó cho
từng cán bộ kinh doanh. Cuối mỗi giai đoạn kinh doanh, trưởng phòng phải tiến hành
công tác đánh giá kết quả của từng thành viên trong phòng và của chung cả phòng, từ

đó có các chế độ thưởng, phạt cụ thể đối với từng thành viên, đồng thời có các đánh giá
chung nếu đã tốt thì cần phải phát huy còn nếu chưa tốt thì cần phải rút ra kinh nghiệm
và đề ra các biện pháp khắc phục. Các cán bộ kinh doanh là những người cấp dưới trực
tiếp thực hiện các kế hoạch chỉ tiêu mà trưởng phòng đưa ra, chuẩn bị báo giá và cách
thức trao đổi về giá trước khi đi chào hàng, chuẩn bị kỹ thuật và phương pháp làm thầu,
thường xuyên phải đi công tác, tiến hành gặp gỡ tiếp xúc với khách hàng và bán hàng.
Qua đó phải thường kì báo cáo kết quả và tình hình thị trường, tiến độ thực hiện kế
hoạch đề ra, đưa ra những nhận xét chung về tình hình thực hiện, những khó khăn có
thể gặp phải trong quá trình thực hiện, đề xuất những kiến nghị yêu cầu giúp đỡ… cùng
trưởng phòng đề xuất các giải pháp các chiến lược kinh doanh mới, nghiên cứu đối thủ
cạnh tranh nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất, mang lại uy tín và lợi nhuận cho công ty,
đưa công ty ngày càng phát triển. Tuy nhiên, không chỉ riêng gì phòng kinh doanh mà
ngay cả ban giám đốc của công ty cũng là những cán bộ rất tích cực tham gia vào công
việc kinh doanh, vừa trực tiếp kinh doanh vừa tạo điều kiện cho các cán bộ kinh doanh.
Như có thể thấy, phòng kinh doanh có thể được coi là bộ mặt của công ty, bởi lẽ
phòng này là cầu nối để đưa sản phẩm của công ty đến được với khách hàng, trong đó
mỗi cán bộ kinh doanh phải thương xuyên nắm bắt thông tin về khách hàng, liên hệ tiếp
xúc trức tiếp với khách hàng, chào hàng giới thiệu với khách hàng về sản phẩm của
mình, tư vấn thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của mình. Khi khách hàng có quyết
định mua sản phẩm của mình thì đàm phán với khách hàng về các điều khoản cần phải
có trong hợp đồng kinh tế để hai bên đi đến thống nhất chung, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc thực hiện hợp đồng. Ngoài ra còn phải thường xuyên liên hệ, phối hợp với các
phòng khác như đã nói ở trên.
Trong tương lai, do nhu cầu ngày càng tăng của thị trường và nhu cầu mở rộng
quy mô của công ty, phòng kinh doanh nói riêng, toàn công ty nói chung đang có nhu
cầu tuyển thêm cán bộ.
* Quan hệ giữa phòng kinh doanh và các phòng khác trong công ty được thể hiện
thông qua chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban:
+ Phòng dự án: Chức năng chính của phòng này là xây dựng lên các dự án cụ thể
trên cơ sở thông tin tổng hợp hàng năm về kế hoạch mua hàng của các khách hàng, hợp

tác chặt chẽ với phòng kinh doanh để lập nên các chương trình hành động nhằm tăng
tính hiệu quả trong thiết lập mối quan hệ với khách hàng, đặc biệt là những khách hàng
truyền thống, hỗ trợ hoạt động bán hàng bằng việc duy trì thường xuyên liên lạc với
khách hàng.
+ Phòng xuất nhập khẩu: Chức năng chính của phòng này là tạo mối quan hệ mật
thiết và thường xuyên trao đổi hợp tác với đối tác là doanh nghiệp nước ngoài, có thể cả
doanh nghiêp trong nước, nhằm thực hiện các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu, mua bán
vận chuyển hàng hoá. Nghiệp vụ này chỉ được tiến hành khi phòng kinh doanh và
phòng dự án hoàn thành xong công việc chính là giao dịch với khách hàng và bán được
hàng. Điều này hơi trái với quy luật thông thường là phải nhập hàng trước rồi mới bán
hàng, sở dĩ như vậy là do công ty chưa có khả năng nhập khẩu hàng hoá về trước, một
mặt là do công ty chưa đủ năng lực về tài chính, mặt khác phòng xuất nhập khẩu phải
có trách nhiệm là báo cáo thường niên về hàng dự trữ cũng như kế hoạch nhập hàng
mới để phòng kinh doanh biết để tiện trong quá trình đàm phán, đồng thời chuẩn bị các
hồ sơ giấy tờ về chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chứng nhận nhà sản xuất, Packing…
cho phòng kinh doanh để thuận tiện trong quá trình ký kết hợp đồng, bàn giao sản
phẩm…
+ Phòng kĩ thuật: Nhiệm vụ chính của phòng này là thực hiện các thao tác về kĩ
thuật như tư vấn thiết kế cho chủ đầu tư về vị trí đặt máy, lựa chọn nguyên vật liệu,
hướng dẫn về sử dụng, ngoài ra còn thực hiện các dịch vụ sau bán hàng như bảo trì, sửa
chữa… Bởi vì tất cả các công việc này chỉ có những người có chuyên môn mới thực
hiện được. Công việc của phòng này chỉ được tiến hành khi phòng kinh doanh đã kí
hợp đồng kinh tế và giao máy đến cho chủ đầu tư, đôi khi trong quá trình chào hàng,
đàm phán, thương lượng với khách hàng nếu như có nhu cầu, cán bộ kinh doanh vẫn có
thể yêu cầu cán bộ kĩ thuật cùng tham gia.
+ Phòng tài chính kế toán: Chức năng chính của phòng kế toán là thực hiện các
nghiệp vụ kế toán như phối hợp cùng phòng kinh doanh để tiến hành thu tiền từ các hợp
đồng đã kí với khách hàng sau khi phòng kĩ thuật đã tiến hành xong thao tác kĩ thuật
bàn giao cho khách hàng. Ngoài ra còn thực hiện chiết khấu cho khách hàng, liên hệ với
ngân hàng thực hiện các giao dịch với đối tác, các bảo lãnh khi tham gia nộp hồ sơ dự

thầu, kế toán về các khoản chi tiêu của doanh nghiệp, các bảng cân đối kế toán, bảng
báo cáo tài chính, lưu chiểu tiền tệ.
II. Thực trạng về hoạt động đấu thầu của công ty TNHH Cát Lâm
Công ty TNHH Cát Lâm là một doanh nghiệp tư nhân, tuy mới tham gia hoạt
động trên thị trường máy phát điện chưa lâu, nhưng cũng đã tham gia và thành công rất
nhiều cuộc đấu thầu, đã cung cấp một số lượng lớn máy phát điện, với đủ loại khác
nhau, đa dạng cả về công suất lẫn nguồn gốc xuất xứ, gói thầu mới nhất là 115 máy
30kva cho kho bạc nhà nước... Sở dĩ có được kết quả như vậy là bởi công ty luôn coi
trọng công tác đấu thầu bao gồm mua hồ sơ, lập hồ sơ, nộp hồ sơ và ký kết hợp đồng.
1. Công tác mua hồ sơ dự thầu
Trước khi có hoạt động đấu thầu, cán bộ kinh doanh của công ty thường rất chú
trọng đến việc thu thập thông tin có liên quan đến các dự án, trực tiếp tiếp xúc với
khách hàng, tìm hiểu xem những đơn vị thuộc ngành nào đang chuẩn bị có kế hoạch
mua máy phát điện. Để từ đó thường xuyên liên hệ, đồng thời gửi tới đơn vị đó bản
năng lực công ty. Hoạt động này rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến khả năng thắng
thầu của công ty sau này.
Thông tin về kế hoạch mua sắm của khách hàng được các cán bộ kinh doanh,
trưởng phòng, giám đốc được thu thập trực tiếp từ các nguồn như báo chí ( báo đấu
thầu), từ chính khách hàng.
Sau khi có được hồ sơ mời thầu, giám đốc trực tiếp xem xét nếu gói thầu nào mà
Công ty có khả năng trúng thầu cao hoặc có khả năng đáp ứng khi đó thông tin sẽ được
truyền xuống cán bộ kinh doanh, thư ký để đưa ra các phương gian đáp ứng, hồ sơ đề
xuất.
Khi có thông báo mời thầu công ty sẽ cử cán bộ đến tận nơi để mua hồ sơ thầu,
nếu không có điều kiện đến tận nơi công ty có thể mua thông qua đường bưu điện. Giá
của một bộ hồ sơ thường từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Tất cả những chi phí có
liên quan đến công tác mua hồ sơ thầu thường được tính vào phí kinh doanh của cán bộ
và sẽ được công ty thanh toán sau khi làm giấy thanh toán.
2. Công tác lập hồ sơ dự thầu, nộp hồ sơ dự thầu và ký kết hợp đồng
Song song với việc mua hồ sơ dự thầu, công ty đồng thời tiến hành nghiên cứu thu

thập những thông tin liên quan đến dự án như:
- Chủ đầu tư, chủ quản đầu tư, ban quản lý dự án nhằm xác định mức độ thuận lợi
trong đấu thầu cũng như tiến hành lắp đặt, kể cả về kỹ thuật và tài chính.
- Nguồn vốn và quy mô dự án. Điều này là rất cần thiết đối với công ty khi tham
gia thầu dự án. Nó có liên quan đến mức giá, đến loại thiết bị mà công ty sẽ dự thầu.

×