Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH ĐÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.3 KB, 9 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH
TRONG ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
THÀNH ĐÔ
I/ Giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong đấu thầu
1. Về giá dự thầu
Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, giá dự thầu là một vấn đề
vô cùng nhạy cảm, đối với cả bên mời thầu lẫn nhà thầu. Nói như vậy bởi vì giá
dự thầu vừa là cơ sở để bên mời thầu lựa chọn nhà thầu, vừa là tiêu điểm cơ
bản giúp nhà thầu có thể thắng thầu. Chính vì thế một mức giá dự thầu hợp lí ,
vừa đảm bảo không vượt quá giá trần do chủ đầu tư đưa ra, vừa phải đảm
bảo thấp hơn giá dự thầu của đối thủ cạnh tranh mà lại không bị thua lỗ, đó là
điều mà bất kì doanh nghiệp nào cũng mong muốn đạt được, bản thân công ty
cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Đô cũng vậy. Để có được một mức giá dự
thầu thấp một cách hợp lí như vậy đòi hỏi nhà thầu ngoài việc đi thực tế khảo
sát công trình mà mình sắp tham gia đấu thầu còn phải thực hiện một số biện
pháp giảm chi phí sau đây:
+ Lựa chọn giá dự thầu là công tác khó nhất trong việc quyết định đưa
ra giá dự thầu. Muốn có được một giá dự thầu hoàn hảo cho mỗi cuộc đấu
thầu cần có sự làm việc tích cực của toàn thể các phòng ban, đặc biệt là phòng
kế hoạch kĩ thuật, như vậy chúng ta mới đưa ra được chính xác nhất các biểu
đơn giá chi tiết từ dó tổng hợp trình duyệt lên đơn giá dự thầu.
+Bố trí và sử dụng hợp lí bộ máy quản lí doanh nghiệp, tạo ra sự năng
động và sáng tạo trong phong cách làm việc, đồng thời tránh sự trì trệ dẫn đến
lãng phí
+Tìm tòi, nghiên cứu biện pháp cải tiến nâng cao năng suất lao động,
góp phần làm giảm chi phí trực tiếp, đẩy nhanh tiến độ thi công. Đồng thời có
những hình thức khen thưởng một cách hợp lí nhằm cổ vũ, khích lệ tinh thần
sáng tạo trong tập thể cán bộ công nhân viên, tạo điều kiện để mọi người tham
gia nhiệt tình, hăng hái và lao động hăng say, hiệu quả hơn.
+Thường xuyên tu bổ, bảo dưỡng máy móc định kì hàng tháng, không để
máy móc bị hư hỏng nặng dẫn đến không khắc phục được vì đồ dùng để thay


thế những hư hỏng của máy móc trên thị trường khá là khan hiếm và đắt đỏ.
+ Đi đôi với bảo dưỡng thường xuyên là phải tiết kiệm nguyên nhiên vật
liệu trong khi thi công lẫn khi sản xuất. Đồng thời phải không ngừng nâng cao
trình độ của cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật tạo sự hiểu biết đồng đều trong
toàn thể cán bộ công ty.
2. Về huy động và sử dụng vốn có hiệu quả
Bất kì doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển cũng đều cần đến vốn. Các
doanh nghiệp xây dựng lại đặc biệt cần đến vốn hơn nữa bởi vì vốn là điều
kiện tiên quyết để nhà thầu có thể được tham gia dự thầu, do tính chất của các
công trình xây dựng là nhà thầu phải bỏ ra phần lớn vốn để thi công công trình
trước khi được thanh quyết toán. Chính vì lẽ đó mà việc huy động và sử dụng
vốn một cách có hiệu quả từ lâu đã là một trong những mục tiêu hàng đầu của
bản thân công ty. Để có thể làm tốt được công việc này, đồi hỏi công ty phải:
+ Trước hết là phải tập trung vào việc huy động vốn. Có vốn trong tay chúng ta
mới có thể nghĩ đến việc sử dụng nó sao cho hiệu quả nhất. Để làm được như
thế, công ty phải tạo lập nhiều mối quan hệ tín dụng với các ngân hàng, để có
thể được đảm bảo cung ứng vốn một cách đầy đủ và nhanh chóng, đặc biệt
trong công tác bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Điều này có
thể làm cho năng lực cạnh tranh của nhà thầu dược đảm bảo trước các đối thủ
cạnh tranh khác.
+ Ngoài việc vay vốn ở ngân hàng, công ty cũng có thể huy động nguồn vốn
nhàn rỗi trong tập thể cán bộ công nhân viên thông qua việc thành lập các quỹ
tín dụng để giảm lượng tiền đi vay ở ngân hàng, giảm bớt gắn nặng về nợ nần
và lãi suất.
+ Bên cạnh đó để nguồn vốn đi vay được sử dụng hợp lí nhất, cần tránh lãng
phí trong tất cả các khâu và thực hành tiết kiệm một cách triệt để, nâng cao
chất lượng công trình.
+ Trong xây dựng, tình trạng vốn ứ đọng do nhiều nguyên nhân là đặc điểm nổi
bật nhất. Để tránh điều này cần phải thi công nhanh chóng, dứt điểm, làm đến
đâu xong ngay đến đấy , đảm bảo tiến độ và kịp thời thu hồi vốn để có thể

nhanh chóng quay vòng vốn cho các hợp đồng, công trình khác.
+ Hiện nay cổ phần hoá doanh nghiệp là một loại hình không còn xa lạ với mọi
người nữa. Công ty cần đẩy nhanh hơn nữa cổ phần hoá vì như vậy cán bộ
công nhân viên sẽ là những người chủ thực sự của khoản vốn góp mà mình đã
bỏ ra, một mặt công ty có thể huy động được một lượng vốn khá lớn, mặt khác
lại có thể khiến cho tập thể người lao động làm việc có năng suất và hiệu quả
hơn do họ đang chịu trách nhiệm trước “tiền” của mình, làm là vì mình, như
vậy là đánh vào lợi ích kinh tế mà mỗi cá nhân đều mong đợi.
3. Đầu tư mua sắm máy móc thiết bị
Toàn bộ máy móc thiết bị của công ty đã đầu tư mua sắm có giá trị lên
tới hàng chục tỉ đồng. Những thiết bị mà công ty đã đầu tư mua sắm trong
thời gian qua đã được phát huy tối đa về công suất và đáp ứng được yêu cầu kĩ
thuật, công nghệ. Đồng thời công ty có thể mở rộng và phát triển sản xuất hơn
nữa trong các năm tới. Trong thời gian tới, công ty cần tập trung làm một số
việc sau đây để có thể nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh của công ty mình về
mặt thiết bị kĩ thuật:
+ Nghiên cứu và tìm mua những thiết bị tiên tiến phù hợp với dây chuyền công
nghệ sẵn có và đồng bộ một cách hợp lí. Tránh tình trạng lãng phí do mua
không phù hợp và đồng bộ với dây chuyền cũ, gây khó khăn khi sử dụng.
+ Lên kế hoạch mua sắm một cách tỉ mỉ và có chọn lựa vì số tiền đầu tư cho
công việc này không phải là nhỏ, cần phải có báo cáo từ trước để có thời gian
chuẩn bị.
+ Tận dụng tối đa các loại máy móc còn phù hợp và có thể sử dụng tốt, không
nên vì đã khấu hao hết mà tìm cách thanh lí, như thế vừa tiết kiệm cho công ty
lại đỡ lãng phí.
+ Cuối cùng dù thế nào cũng cần phải có sự hiểu biết về máy móc thiết bị, có sự
vận hành và sử dụng hợp lí, đúng mức, nếu không dù có hiện đại đến đâu thì
cũng như một thứ phế liệu mà thôi.
4. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Cùng với việc đầu tư về thiết bị công nghệ, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ,

công nhân vận hành luôn được chú trọng quan tâm. Hai năm gần đây đội ngũ
công nhân kĩ thuật của công ty ngày càng thêm vững chắc tay nghề do được cử
đi đào tạo.
Ban lãnh đạo Công ty là những cán bộ có năng lực phẩm chất tốt đã được đào
tạo nghiệp vụ chuyên môn ở các trường đại học chuyên nghiệp, các lớp quản lí
kinh tế, chính trị, đồng thời đã qua chỉ đạo thực tiễn có nhiều kinh nghiệm
trong công tác quản lí cũng như thi công các công trình xây dựng cơ bản. Mặt
khác công ty thường xuyên quan tâm tới công tác đào tạo nâng cao tay nghề
cho đội ngũ công nhân kĩ thuật thông qua hình thức đào tạo tại chỗ. Đến nay
công ty không chỉ có những cán bộ cốt cán mà còn có đội ngũ công nhân kĩ
thuật lành nghề sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật xây dựng .
5. Tập trung mở rộng thị trường nâng cao uy tín của công ty
Công ty hiện đang có trong tay một thị trường rộng khắp các tỉnh miền bắc với
những đối tác làm ăn lâu năm và đáng tin cậy. Mục tiêu của công ty là mở rộng
thị trường sang các tỉnh phía nam. Đó là một kế hoạch lâu dài và cũng là một
cơ hội để công ty có thể một lần nữa khẳng định vị trí cuả mình trên thương
trường. Tuy nhiên mở rộng thị trường là một công việc đòi hỏi sự kết hợp của
nhiều yếu tố, điều đó đồng nghĩa cả với nâng cao sức cạnh tranh, củng cố uy
tín, tăng lợi nhuận ..vv .Mặc dù vậy, một số biện pháp sau đây cũng có thể giúp
công ty phần nào thúc đẩy tiến trình mở rộng thị trường:
+ Tiếp cận thêm nhiều đối tác làm ăn mới, tranh thủ niềm tin và những thuận
lợi có được ngay từ buổi ban đầu, đặt quan hệ và duy trì tốt mối quan hệ đó.
+ Tạo lập sự phát triển vững chắc từ bên trong công ty. Công ty có phát triển
vững mạnh thì mới có thể mở rộng làm ăn ra bên ngoài.
+ Đẩy mạnh các hoạt động đầu tư trên nhiều phương diện, không ngừng tích
luỹ kinh nghiệm và nâng cao uy tín.
6. Tăng cường công tác quản lí chất lượng công trình và giám sát thi
công công trình
Hiện nay chất lượng công trình xây dựng hiện là vấn đề được đặt lên hàng đầu
đối với mỗi công trình xây dựng . Đi đôi cùng với việc hoàn thành công trình

đúng thời hạn, đúng tiến độ luôn là những yêu cầu chặt chẽ của chủ đầu tư về
chất lượng công trình, chính vì thế nhà thầu phải có biện pháp tăng cường
công tác giám sát trong quá trình thi công để chất lượng công trình được đảm
bảo. Giám sát thi công công trình đòi hỏi phải tích cực thường xuyên thực tế
nắm vững về chi phí , tiến độ cũng như chất lượng đã đạt được của công trình,
có khả năng xét đoán mọi việc một cách nhanh chóng để đưa ra những cách
giải quyết hợp lí khi có tình huống xảy ra.
Cán bộ giám sát là những người có kinh nghiệm và có sự hiểu biết sâu sắc trên
nhiều lĩnh vực, có như vậy mới có thể làm được công tác giám sát. Để công tác
giám sát đạt hiệu quả cao, giúp hoàn thành công trình với chất lượng tốt cần
tập trung vào mấy điểm sau đây:
+ Tổ chức giám sát ngay từ buổi ban đầu, trước khi thi công, trong khi thi công
và sau khi thi công. Giám sát là để mọi việc được diễn ra theo đúng kế hoạch và
tiến độ, đồng thời cũng là biện pháp triệt để tránh lãng phí các nguồn lực, vì
thế giám sát là một công việc cần thiết không thể thiếu.

×