CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ
CUNG CẤP DỊCH VỤ CỦA KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
1.1 Những vấn đề chung của kiểm toán BCTC
1.1.1 Khái niệm và vai trò của kiểm toán BCTC
Kiểm toán BCTC là loại kiểm toán nhằm kiểm tra và xác nhận về tính trung
thực, hợp lý của các BCTC được kiểm toán. BCTC được kiểm toán thường là
BCĐKT, BCKQKD, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh BCTC của các đơn
vị tổ chức kinh doanh. Ngoài ra, các BCTC của các đơn vị khác như bảng cân
đối kế toán, báo cáo quyết toán vốn, ngân sách của các đơn vị hành chính sự
nghiệp, của các dự án đầu tư…cũng là những đối tượng thông tin của kiểm
toán BCTC.
Kiểm toán BCTC có chức năng thu thập và đánh giá các bằng chứng để đưa
ra lời xác nhận về mức độ tin cậy của BCTC do đơn vị được kiểm toán lập ra.
Lời xác nhận này chính là ý kiến nhận xét của KTV răng: BCTC có được lập phù
hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán đã được chấp nhận hay không; các thông
tin đã trình bày trong BCTC có phù hợp với các quy định luật pháp có liên
quan; toàn cảnh các thông tin tài chính có thể hiện trung thực và hợp lý tình
hình tài chính của đơn vị tại thời điểm báo cáo, xét trên các khía cạnh trọng
yếu hay không. Ý kiến nhận xét này mang tính xác nhận cho BCTC, còn việc sử
dụng ý kiến nhận xét này không mang tính bắt buộc. Kiểm toán BCTC do doanh
nghiệp kiểm toán thực hiện là một hoạt động dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa
doanh nghiệp kiểm toán với khách hàng.
1.1.2 Nội dung và phương pháp kiểm toán BCTC
Phương pháp kiểm toán là các biện pháp, cách thức và thủ pháp được vận
dụng trong công tác kiểm toán nhằm đạt được mục đích kiểm toán đã đạt ra.
Trong quá trình kiểm toán, KTV sử dụng hai phương pháp dưới đây:
a) Phương pháp kiểm toán hệ thống ( phương pháp tuân thủ)
Khái niệm: là phương pháp kiểm toán trong đó các thủ tục kiểm soát
được thiết kế để thu thập các bằng chứng về tính hiệu quả ( tính thích hợp) và
hiệu lực của HTKSNB của đơn vị được kiểm toán.
Nội dung
+) Tìm hiểu hệ thống: là việc đánh giá tính hiệu quả của KSNB của đơn
vị được kiểm toán thông qua việc mô tả hoặc mô hình hóa.
Có 4 bước trong tìm hiểu hệ thống:
(1). Hình dung qui trình nghiệp vụ tốt nhất về nghiệp vụ đang được kiểm
toán. Tính lý tưởng phụ thuộc kiến thức, trình độ, am hiểu của KTV.
(2). Xem xét qui trình nghiệp vụ hiện tại của đơn vị được kiểm toán.
(3). So sánh qui trình nghiệp vụ hiện tại với qui trình nghiệp vụ tốt nhât.
(4). Trên cơ sở đó tìm ra điểm mạnh, yếu của đơn vị được kiểm toán,
vùng tiềm ẩn rủi ro trong qui trình.
+) Xác nhận hệ thống : là kiểm tra đánh giá tình hiệu lực của KSNB
trong thực tế, kiểm tra tính tuân thủ trong thực tế.
Nội dung gồm 4 bước :
(1). Nắm vững và mô tả rõ ràng, chi tiết qui trình nghiệp vụ hiện hành
được qui định ( bằng văn bản).
(2). Kiểm tra, áp dụng các thử nghiệm kiểm soát để biết xem trong thực
tế qui trình nghiệp vụ đó diễn ra như thế nào.
(3). So sánh giữa qui trình nghiệp vụ đã được qui định với qui trình
nghiệp vụ diễn ra trong thực tế.
(4). Chỉ ra những khác biệt, phân tích nguyên nhân và hậu quả của sự
khác biệt.
b) Phương pháp kiểm toán cơ bản
Khái niệm: là phươnng pháp kiểm toán trong đó các thủ tục kiểm toán
được thiết kế nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán chứng minh sự trung
thực hợp lý của các số liệu mà hệ thống kế toán xử lý cung cấp.
Đặc trưng của phương pháp này là việc tiến hành các thử nghiệm cơ bản,
các đánh giá đều dựa vào các số liệu, các thông tin trên BCTC và hệ thống kế
toán của đơn vị nên còn có tên gọi là “ phương pháp thử nghiệm theo số liệu”.
Nội dung
(1) Phân tích số liệu
- Phân tích tổng quát BCTC
+ Thời điểm: được tiến hành khi lập kế hoạch kiểm toán và khi hoàn
tất kiểm toán.
+ Tác dụng: cho phép KTV có cái nhìn khái quát về tình hình hoạt
động và tình hình tài chính của khách hàng, phát hiện những điều không hợp
lý, những điều bất thường, những biến động lớn và những trọng tâm trọng
yếu trong kiểm toán.
- Phân tích khi kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản
+ Tác dụng: giúp phát hiện được những gian lận sai sót trong quá
trình ghi chép, xử lý số liệu. Đồng thời nó khẳng định và tăng thêm độ tin cậy
của những bằng chứng mà KTV thu thập được để từ đó có thể mở rộng hay
thu hẹp qui mô mẫu kiểm toán cần thử nghiệm. Qua đó xác định được mức
thỏa mãn để đưa ra kết luận phù hợp.
(2) Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư TK
KTV sẽ phải kiểm tra trực tiếp, cụ thể toàn bộ hoặc một số ( trên cơ sở chọn
mẫu) các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hay số dư TK. Việc này nhằm thu thập
bằng chứng kiểm toán để chứng minh cho cơ sở dẫn liệu của các khoản mục.
1.1.3 Kiểm toán các khoản mục trong BCTC
Với kiểm toán tài chính có hai cách cơ bản để phân chia đối tượng kiểm toán
thành các phần hành kiểm toán: phân theo khoản mục hoặc phân theo chu
trình.
Phân theo khoản mục: là cách chia máy móc từng nhóm khoản mục hoặc
nhóm các khoản mục trong các bảng khai vào một phần hành. Cách chia này
đơn giản song có thể bị hạn chế do tách biệt những khoản mục ở vị trí khác
nhau song có liên hệ chặt chẽ với nhau như hàng tồn kho với giá vốn hàng bán
chẳng hạn.
Phân theo chu trình: là cách chia thông dụng hơn căn cứ vào mối liên hệ
chặt chẽ lẫn nhau giữa các khoản mục, các quá trình cấu thành các yếu tố
trong một chu trình chung của hoạt động tài chính. Chẳng hạn, các nghiệp vụ
về doanh thu, doanh thu trả lại, các khoản thu tiền bán hàng và số dư các
khoản phải thu đều nằm trong chu trình bán hàng và thu tiền ( tiêu thụ).
Thông thường các phần hành cơ bản thường trong kiểm toán tài chính gồm:
• Kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền ( tiêu thụ).
• Kiểm toán tiền mặt ( tại két, tại ngân hàng hoặc đang chuyển).
• Kiểm toán chu trình mua hàng và trả tiền ( cung ứng và thanh toán).
• Kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên.
• Kiểm toán hàng tồn kho.
• Kiểm toán đầu tư và chi trả.
• Kiểm toán tiếp nhận và hoàn vốn.
1.2 Kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
trên BCTC
1.2.1 Những vấn đề cơ bản về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
của doanh nghiệp
a) Doanh thu là tổng các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ
hạch toán, phát sinh từ hoạt động SXKD thông thường của doanh nghiệp góp
phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Doanh thu thuần được xác định bằng tổng doanh thu sau khi trừ đi các
khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và doanh thu hàng đã bán bị
trả lại.
Các loại doanh thu: doanh thu tùy theo từng loại hình SXKD và bao gồm:
• Doanh thu bán hàng
• Doanh thu cung cấp dịch vụ
• Doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi tức được chia.
Ngoài ra còn các khoản thu nhập khác.
b) Các khoản giảm trừ doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu như: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng
bán, doanh thu hàng bán bị trả lại, thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực
tiếp và thuế xuất nhập khẩu. Các khoản giảm trừ doanh thu là cơ sở để tính
doanh thu thuần và kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán. Các khoản giảm trừ
doanh thu phải được phản ánh, theo dõi chi tiết, riêng biệt theo những tài
khoản kế toán phù hợp, nhằm cung cấp các thông tin kế toán để lập báo cáo tài
chính.
Doanh thu thuần
bán hàng và =
cung cấp dịch vụ
Tổng doanh thu
bán hàng và -
cung cấp dịch vụ
Các khoản giảm trừ
doanh thu
c) Điều kiện ghi nhận doanh thu
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm
(5) điều kiện sau:
1) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với
quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
2) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người
sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
3) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
4) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch
bán hàng;
5) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.