Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động cho thuê tài
chính tại công ty CTTC BIDV
3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty giai đoạn 2010-2015
3.1.1. Mục tiêu phát triển chung của công ty
- Tập trung trí tuệ và sức lực tìm ra các biện pháp quyết liệt giảm nợ xấu, lãi
treo, nợ nhóm 2 theo thông lệ quốc tế.
-Nâng cao hiệu quả kinh doanh, năng lực tài chính, sức cạnh tranh tạo tiền đề
quan trọng cho việc thực hiện cổ phần hóa Công ty gắn liền với tiến trình cổ
phần hóa
-Chủ động nắm bắt cơ hội kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế phục hồi, chú
trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng triển vọng phục hồi tốt sau
khủng hoảng.
- Tăng trưởng tín dụng đi đôi với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng
- Tiếp tục vận hành tốt mô hình TA2, tăng cường năng lực quản trị, giám sát
điều hành.
3.1.2. Định hướng phát triển năm 2010- 2011
- Về công tác nguồn vốn: đẩy mạnh hoạt động huy động vốn với các tổ chức tài
chính, các doanh nghiệp và cá nhân có nguồn tiền nhàn rỗi ngay từ đầu năm 2010 trên
cơ sở bám sát giá mua bán vốn FTP trong thời kỳ để tập trung khai thác những nguồn
vốn có chênh lệch cao so với giá điều chuyển nội bộ nhằm tăng thu nhập cho công ty.
Ngoài ra, có thể tiếp cận nguồn vốn có chi phí hợp lý của ADB, AFB và tuân thủ đúng
giới hạn nguồn vốn ngắn hạn để sử dụng cho vay trung và dài hạn theo quy định của
Ngân hàng Nhà nước.
- Về công tác cho thuê tài chính, Công ty vừa thực hiện cho thuê mới vừa tích
cực thu hồi, xử lý nợ xấu
+ Công tác cho thuê mới: Năm 2010, Công ty xác định sẽ là năm tiếp tục khó
khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuê tài chính do ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng tài chính thế giới nhưng lại không được hưởng hỗ trợ lãi suất của
chính phủ. Mức tăng trưởng tín dụng năm 2010 công ty dự kiến chỉ đạt khoảng 20%,
tăng trưởng tín dụng gắn liền với đảm bảo an toàn kiểm soát tốt chất lượng tín dụng
+ Thu hồi, xử lý nợ xấu: Công ty tiếp tục thực hiện phân loại nợ chính xác để có
các biện pháp chủ động phòng ngừa, xử lý. Xây dựng các phương án, kế hoạch xử lý nợ
quyết liệt, về nguyên tắc với các khoản nợ từ nhóm 3 trở xuống sẽ tiến hành ra thông
báo chấm dứt hợp đồng Cho thuê tài chính và thu hồi tài sản cho thuê để xử lý nợ.
- Phát triển mạng lưới và nguồn nhân lực: công ty thực hiện tổ chức, sắp xếp lại
nhân sự đảm bảo triển khai các nhiệm vụ mới như cho vay vốn lưu động, đầu tư tài
chính. Vận hành tốt mô hình TA2, mạnh dạn bổ nhiệm cán bộ trẻ có quyết tâm, tâm
huyết, đào thải để tránh sức ỳ, thực hiện trả lương gắn liền với hiệu quả công việc.
- Triển khai dự án hiện đại hóa công nghệ thông tin phục vụ hoạt động cho thuê
tài chính tại Công ty.
- Tiếp tục tăng cường công tác quảng bá hình ảnh công ty, xây dựng văn hóa
doanh nghiệp.
3.1.3.Một số chỉ tiêu phát triển cụ thể
* Nhóm chỉ tiêu về quy mô
- Tổng tài sản: năm 2010 đạt 2010 tỷ đồng, tăng trưởng 17% so với năm 2009,
hệ số nguồn vốn tự cân đối là 25% trên tổng nguồn
- Cho thuê ngoại ngành đạt dư nợ cuối kỳ là 1800 tỷ, tăng trưởng 20% so với
năm 2009 ( dự kiến dư nợ cuối 2009 đạt 1500 tỷ), dư nợ ngoại ngành bình quân là 1600
tỷ.
- Cho thuê nội ngành: đến cuối năm 2010 đạt 260 tỷ đồng, không tăng trưởng so
với năm 2009 do hiện nay BIDV chưa có kế hoạch đầu tư tài sản thông qua cho thuê tài
chính trong khi thu nợ gốc giảm rất nhanh ( năm 2010 thu nợ gốc khoảng 136 tỷ đồng )
- Thị phần về cho thuê tài chính chiếm 10%
- Doanh thu khai thác bảo hiểm qua BIC, đạt 4,5 tỷ, tăng trưởng 28%
* Nhóm chỉ tiêu về cơ câú
- Tỷ trọng dư nợ cho thuê doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên dư nợ cho thuê
tài chính ngoại ngành đạt 90%
* Nhóm chỉ tiêu về chất lượng
- Tỷ lệ nợ xấu/ dư nợ ngoại ngành:< 5%
- Tỷ lệ lãi treo/ dư nợ ngoại ngành< 3%
- Nợ nhóm 2< 25%
* Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả
- Chênh lệch thu chi trước trích DPRR: 49,4 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2009
- Chênh lệch lãi suất đầu vào- đầu ra : từ 1-2% / năm đối với nội ngành và ngoại
ngành( phụ thuộc giá bán vốn FTP và lãi suất cơ bản)
- Trích DPRR: 10 tỷ đồng
- Lợi nhuận trước thuế: 39,4 tỷ đồng, trong đó:
+ Thu nợ hạch toán ngoại bảng: 3 tỷ đồng
+ Lợi nhuận không gồm thu nợ HTNB: 36,4 tỷ đồng
- Lợi nhuận sau thuế bình quân đầu người: 328triệu/1 người/1 năm
-ROE:10,8%
-ROA: `,58%
3.2. Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tại công ty
Xuất phát từ những rủi ro gặp phải cũng như những định hướng và mục tiêu mà
đã đề ra, Công ty cho thuê tài chính-BIDV cần phải đưa ra những giải pháp sau nâng
cao khả năng quản lý rủi ro như sau:
3.2.1. Biện pháp tăng cường công tác phòng ngừa rủi ro
• Thực hiện phân tán rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính
- Thực hiện nhiều hình thức cho thuê tài chính
Bên cạnh hình thức cho thuê tài chính chủ yếu của Công ty cho thuê tài chính-
BIDV áp dụng là cho thuê ba bên, Công ty cần tích cực đẩy mạnh cho thuê theo các
hình thức khác như mua và cho thuê lại, cho thuê ủy thác . Đồng thời ,Công ty cho thuê
tài chính-BIDVcó thể phối hợp với các công ty cho thuê tài chính khác thực hiện các
hợp đồng cho thuê tài chính hợp vốn, triển khai thực hiện hình thức cho thuê giáp lưng
nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động cho thuê tài chính, giúp Công ty
phân tán được rủi ro mà vẫn không bị mất nguồn thu từ các dự án khả thi.
Mặt khác, hiện nay Công ty mới chỉ tập trung vào cho thuê với các hợp đồng
trung hạn. Do vậy trong thời gian tới Công ty nên mở rộng và chú trọng cho thuê tài
chính với các khoản dài hạn.
- Đa dạng hóa danh mục cho thuê
Với mục tiêu giảm thiểu rủi ro của toàn danh mục cho thuê, Công ty cần thực
hiện đa dạng hóa lĩnh vực cho thuê, tài sản cho thuê và khách hàng cho thuê.
Công ty không nên tập trung cấp nhiều tín dụng cho một ngành nghề mà cần
phải mở rộng cho thuê trên nhiều lĩnh vực. Công ty cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu,
phân tích tình hình các lĩnh vực ở kỳ trước và đưa ra các dự báo về khả năng hoạt động
của các ngành nghề nhằm xây dựng được một danh mục các ngành nghề cho thuê với tỷ
lệ hợp lý, vừa đạt được hiệu quả cho thuê cao, vừa phân tán được rủi ro.
Đồng thời, danh mục các tài sản cho thuê cũng cần được mở rộng và xây dựng
một cách hợp lý. Công ty nên tập trung vào các tài sản dễ chuyển nhượng, tránh các dự
án phải đầu tư vào tài sản mang tính đặc chủng, khó thanh lý và thu hồi.
Để thực hiện phân tán rủi ro hiệu quả, Công ty không nên quá tập trung cho vay
với một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp là bạn hàng lâu năm của Công ty
và làm ăn hiệu quả. Việc đa dạng hóa khách hàng, tìm kiếm nguồn khách hàng mới và
có chất lượng tốt là việc cần thiết để mở rộng quy mô cho thuê cũng như giảm rủi ro.
• Hoàn thiện và thiết lập các quy trình liên quan đến hoạt động cho
thuê tài chính
Với quy trình cho thuê tài chính, cần phải làm rõ công việc cụ thể của từng bộ
phận, từng giai đoạn. Trách nhiệm cụ thể của từng phòng, từng cán bộ thực hiện các
công đoạn của cho thuê. Hiện nay Công ty đã ban hành quy trình cho thuê tài chính nội
ngành và cho thuê tài chính ngoại ngành, tuy nhiên vẫn chưa cụ thể hóa trách nhiệm của
từng phòng trong quy trình. Do vậy, Công ty cần xây dựng quy trình cho thuê vừa có
mối liên hệ giữa các phòng ban vừa phân công cụ thể và rõ ràng cho các bộ phận.
Quy trình thẩm định cũng cần phải hoàn thiện, quy định chặt chẽ, được phân
theo từng đối tượng khách hàng, từng ngành nghề, từng loại tài sản. Bên cạnh đó, việc
xây dựng các quy trình (từ quy trình cho thuê, quy trình thẩm định đến quy trình cơ cấu
lại thời hạn trả nợ, quy trình xử lý nợ ) cần có mối liên hệ chặt chẽ, Công ty phải đảm
bảo được tính thống nhất, đồng bộ trong tất cả các quy trình. Trong quá trình thực hiện
cần kịp thời phát hiện ra các kẽ hở, sai sót để hoàn thiện các quy trình, nâng cao chất
lượng tín dụng cũng như chất lượng quản lý rủi ro.
Cho đến nay, Công ty đã xây dựng được Quy trình cho thuê tài chính, quy trình
thẩm định, quy trình xử lý nợ xấu nhưng vẫn chưa có quy trình quản lý rủi ro. Vì vậy
việc thiết lập quy trình quản lý rủi ro là rất cấp thiết. Quy trình quản lý rủi ro đòi hỏi
phải được thực hiện trước, trong và sau khi cho thuê tài chính.
• Nâng cao chất lượng thẩm định
Thẩm định các phương án đầu tư sản xuất kinh doanh của khách hàng là một
khâu có ý nghĩa quan trọng nhất trong quá trình quản lý hoạt động cho thuê tài chính
cũng như phòng ngừa rủi ro. Công tác thẩm định cần được thực hiện bao quát mọi mặt
- Thẩm định năng lực pháp lý:
- Thẩm định về năng lực và uy tín của bên thuê
- Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của bên thuê
- Thẩm định dự án thuê tài chính
- Thẩm định bên cung cấp tài sản
• Xây dựng quy trình xếp hạng rủi ro hoạt động cho thuê tài chính
Xếp hạng rủi ro cho thuê tài chính
Hiện nay, Công ty cho thuê tài chính-BIDV chưa thực hiện định hạng xếp hạng
rủi ro hoạt động cho thuê tài chính. Việc xếp hạng rủi ro cho từng khoản cho thuê tài
chính là rất cần thiết nhằm đánh giá chính xác và tổng thể mức độ rủi ro, phát hiện
nhanh những yếu tố bất thường của các khoản thuê, có những biện pháp kịp thời để
giảm thiểu tổn thất nếu rủi ro xảy ra. Đồng thời đây cũng là cơ sở để Công ty xây dựng
danh mục cho thuê với các đối tượng khách hàng, các ngành nghề và loại tài sản.
Việc xếp hạng rủi ro đòi hỏi phải được thực hiện chính xác, rõ ràng và nhất quán
dựa trên mức độ tín nhiệm và khả năng trả nợ của khách hàng.
Chú trọng xây dựng điều kiện đảm bảo an toàn khi cho thuê hợp lý
Hợp đồng cho thuê tài chính được ký kết và thực hiện kéo dài trong trung hoặc
dài hạn. Việc thẩm định căn cứ vào điều kiện hiện tại để dự tính tương lai, vì vậy dù có
được thực hiện tốt đến đâu cũng không thể lường hết được các rủi ro có thể xảy ra bất
ngờ. Do vậy, việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn nhằm phòng ngừa, giảm
thiểu rủi ro là rất cần thiết như : tỷ lệ tham gia trả trước, ký cược, yêu cầu bên thuê mua
bảo hiểm đầy đủ cho tài sản trong suốt thời hạn thuê.
• Xây dựng hệ thống thông tin quản lý rủi ro cho thuê tài chính
Để nâng cao chất lượng quản lý rủi ro, việc xây dựng hệ thống thông tin chính
xác và kịp thời là hết sức cần thiết. Công ty cần xây dựng và ứng dụng công nghệ thông
tin hiện đại như áp dụng các phần mềm tiện ích trong các khâu: quản lý, phân tích tài
chính, quản lý tài sản, quản lý sau cho thuê ( tình hình trả lãi, sử dụng tài sản,…).
Hệ thống thông tin quản lý rủi ro hoạt động cho thuê tài chính phải được xây
dựng thành hai cấp
- Cấp thông tin có tính vĩ mô: Bao gồm các chủ trương, chính sách kinh tế của
Nhà nước và các cấp có thẩm quyền; hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến
hoạt động cho thuê tài chính. Đây là cấp mang tính chất định hướng hoạt động và phát
triển của công tác cho thuê tài chính cũng như quản lý rủi ro.
- Cấp thông tin phục vụ trực tiếp cho hoạt động quản lý rủi ro hoạt động cho
thuê tài chính
+ Hệ thống thông tin từ khách hàng thuê tài chính
+ Các hệ thống thông tin về giá cả thị trường, tình hình cung cầu chung về các
loại tài sản.
Bên cạnh đó, Công ty cần ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tạo báo cáo,
chiết xuất dữ liệu phục vụ báo cáo nghiệp vụ, quản trị điều hành tại Công ty nhằm cải
thiện và nâng cao chất lượng báo cáo cũng như công tác quản trị.
• Phát triển mạng lưới và nguồn nhân lực
- Về mạng lưới:
Hiện nay mạng lưới hoạt động của Công ty còn rất bó hẹp, mới chỉ có một
Phòng quan hệ khách hàng III tại Quận Long Biên-Hà Nội mà chưa có chi nhánh nào.
Vì vậy bên cạnh việc tổ chức cơ cấu hợp lý và ổn định, Công ty cần chú trọng mở rộng
thêm các chi nhánh, vừa có thể tăng cường công tác tiếp thị vừa thuận tiện và nâng cao
chất lượng quản lý khách hàng và tài sản cho thuê trên các địa bàn.
- Về nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển của một công ty. Đối với đặc thù của Công ty CTTC-BIDV thì công tác quản lý
nguồn nhân lực cần được chuẩn hóa, đặc biệt là chuẩn hóa cán bộ tín dụng để có một
nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu phát triển hoạt động và đảm bảo quản lý rủi ro
tín dụng đạt hiệu quả cao. Cán bộ của Công ty cần có chuyên môn giỏi và có tư cách