Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Đặc điểm hôn nhân và đời sống gia đình trong các gia đình hỗn hợp việt lào tại thủ đô viêng chăn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------

VIENGTHONG MANOTHAM

ĐẶC ĐIỂM HÔN NHÂN VÀ ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH
TRONG CÁC GIA ĐÌNH HỖN HỢP
VIỆT - LÀO TẠI THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH NHÂN HỌC

HÀ NỘI - NĂM 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------

-----------

VIENGTHONG MANOTHAM

ĐẶC ĐIỂM HÔN NHÂN VÀ ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH
TRONG CÁC GIA ĐÌNH HỖN HỢP
VIỆT - LÀO TẠI THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Nhân học
Mã số: 60310302


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN TRƯỜNG GIANG

Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, dưới
sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Trường Giang. Các số liệu, kết quả, kết luận
nêu trong luận văn là trung thực, có tính khoa học và có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Viengthong MANOTHAM

Xác nhận của Khoa
Quản lý chuyên môn

Xác nhận của ngƣời hƣớng dẫn


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn với đề tài“Đặc điểm hôn nhân và đời sống gia đình
trong các gia đình hỗn hợp Việt - Lào tại thủ đô Viêng Chăn”, tôi xin được bày tỏ
lòng cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ
tác giả trong học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội cùng các thầy, cô giáo trong Khoa Nhân
học và Phòng Đào tạo đã giúp đỡ và hỗ trợ trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Trường
Giang - người thầy đã gợi mở những ý tưởng đầu tiên của luận văn và tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn đúng với mục tiêu đề ra.

Qua đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các cơ quan ban ngành tại
Chính quyền thủ đô Viêng Chăn; các cô chú, anh chị em cũng như cộng đồng người
Việt Nam trên đất Lào thân yêu đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài này tại địa phương.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Tác giả luận văn

Viengthong MANOTHAM


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1.KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN
CỨU.............................................................................................................................8

1.1. Đôi nét về địa bàn nghiên cứu ..........................................................................8
1.2. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................11

Tiểu kết Chương 1 .................................................................................................22
CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM HÔN NHÂN HỖN HỢP TỘC NGƢỜI VIỆT - LÀO TẠI
THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN ...........................................................................................23

2.1. Đôi nét về hôn nhân truyền thống của người Việt và người Lào ...................23
2.2. Đặc điểm văn hóa hôn nhân hỗn hợp dân tộc Việt - Lào ...............................32
2.3. Chính sách hôn nhân và gia đình của Nhà nước Lào đối với quan hệ hôn nhân
có yếu tố nước ngoài ..............................................................................................39
Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................42
CHƢƠNG 3. ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH HỖN HỢP VIỆT - LÀO TẠI THỦ ĐÔ VIÊNG
CHĂN ........................................................................................................................43

3.1. Đôi nét về đời sống gia đình truyền thống của người Việt và người Lào ......43
3.2. Đời sống kinh tế ..............................................................................................48
3.3. Đời sống ứng xử gia đình ...............................................................................50


3.3. Đời sống văn hóa - xã hội ...............................................................................55
Tiểu kếtChương 3 ..................................................................................................59
CHƢƠNG 4. BIẾN ĐỔI, KHÓ KHĂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG
HÔN NHÂN HỖN HỢP VIỆT - LÀO: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ
KIẾN NGHỊ...............................................................................................................61

4.1. Biến đổi trong hôn nhân Việt - Lào giai đoạn hiện nay .................................61
4.2. Những khó khăn trong đời sống hôn nhân và gia đình hỗn hợp Việt - Lào tại
thủ đô Viêng Chăn .................................................................................................72
4.3. Một số kiến nghị .............................................................................................84
Tiểu kếtChương 4 ..................................................................................................92
KẾT LUẬN......................................................................................................................... 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 96

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Một số hình ảnh về các tục lệ đám cưới của hôn nhân hỗn hợp tộc
người Việt - Lào
Phụ lục 2: Một số hình thành về sự hòa nhập cộng đồng của cô dâu người Việt tại
thủ đô Viêng Chăn
Phụ lục 3: Một số hình ảnh về cuộc sống của gia đình hỗn hợp Việt – Lào tại thủ
đô Viêng Chăn
Phụ lục 4: Một số hình ảnh về văn hóa tâm linh của gia đình hỗn hợp Việt –Lào
tại thủ đô Viêng Chăn


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHDCND

: Cộng hoà dân chủ nhân dân

CNH, HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Đảng NDCM

: Đảng nhân dân cách mạng

Nxb

: Nhà xuất bản

XHCN


: Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC BẢNG, HÌNH
TT

Tiêu đề

Nội dung

Trang

1

Hình 1.1.

Vị trí địa lý Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào

8

2

Bảng 1.1:

Bối cảnh các cặp hôn nhân gặp gỡ kết hôn

20

3


Bảng 3.1:

4

Bảng 3.2:

5

Bảng 3.3:

6

Bảng 3.4:

7

Bảng 3.5:

8

Bảng 3.6:

9

Bảng 3.7:

10

Bảng 4.1:


Phong tục cưới xin tại thủ đô Viêng Chăn

63

11

Bảng 4.2:

Giáo dục con cháu trong gia đình hỗn hợp Việt – Lào

68

12

Bảng 4.3:

Phong tục ma chay tại thủ đô Viêng Chăn

71

Loại hình nghề nghiệp của nam nữ trong các cặp vợ
chồng hỗn hợp Việt – Lào tại Viêng Chăn
Công việc của các phụ nữ Việt Nam lấy chồng Lào
Mức chi tiêu sinh hoạt chủ yếu của các gia đình hôn
nhân hỗn hợp Việt – Lào tại thủ đô Viêng Chăn
Ứng xử trong giáo dục con cái trong gia đình hỗn hợp
Việt – Lào
Hiện trạng sử dụng ngôn ngữ của phụ nữ người Việt
lấy chồng Lào

Thực trạng sử dụng ngôn ngữ trong các gia đình hỗn hợp
Việt – Lào
Lựa chọn trang phục của phụ nữ người Việt lấy chồng
Lào

48
49
49

55

56

57

58


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, chính sách mở rộng hội nhập quốc tế của Việt Nam
và Lào đã làm cho đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể. Cùng với sự phát
triển của quá trình giao lưu quốc tế, các quan hệ về hôn nhân và gia đình giữa người
Việt Nam, người Lào với nhau và với người nước ngoài cũng ngày càng phát triển. Để
điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình của công dân hai nhà nước. Nhà nước Việt
Nam đã ban hành một số văn bản giá trị như: Luật Hôn nhân và gia đình năm2014;
Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình và một số văn bản hướng dẫn thi hành khác.
Nhà nước Lào cũng đã ban hành Luật Gia đình Lào sửa đổi năm 2008, Luật đăng ký
Gia đình Lào 2018, trong đó có quy định về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước

ngoài, Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Nghị quyết số 198/PM ngày 19/12/1994
hướng dẫn một số vấn đề về kết hôn giữa công dân Lào với người nước ngoài. Giữa
hai nước cũng đã ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự vào năm
1998. Các văn bản này đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho sự phát triển quan hệ hôn
nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nói chung, quan hệ hôn nhân và gia đình hỗn
hợp Việt -Lào nói riêng.
Tuy nhiên, trong đời sống thực tế, sự hội nhập giữa hai cộng đồng dân cư vốn có
các đặc trưng văn hóa khác biệt, cũng có những vấn đề đặt ra. Do vậy, nghiên cứu về
những quan niệm, nghi lễ truyền thống hôn nhân của dân tộc Việt Nam và dân tộc Lào
cũng như sự biến đổi văn hóa trong quan hệ hôn nhân hỗn hợp Việt - Lào vừa có ý
nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn để làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định
các chính sách phù hợp và hiệu quả, đặc biệt là các chính sách mở rộng, tạo điều kiện
đối với quan hệ hôn nhân và gia đình hỗn hợp Việt - Lào đồng thời vẫn bảo tồn được
các phong tục, các giá trị nhân văn tốt đẹp trong hôn nhân và gia đình truyền thống và
tôn trọng tính đa dạng văn hóa của mỗi cộng đồng dân cư.
Là thủ đô của cả nước Lào, Viêng Chăn là trung tâm chính trị - hành chính quốc
gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Trong
những năm gần đây kinh tế của thủ đô Viêng Chăn có được nhiều chuyển biến tích
cực, thu hút đầu tư nước ngoài. Cùng với đó là lao động nước ngoài, trong đó có lao
động Việt Nam đến làm ăn sinh sống. Hiện nay, Viêng Chăn là một trong năm trung
tâm người Việt tập trung cư trú, với khoảng hơn 10.000 người Lào gốc Việt và người
Việt đang sinh sống. Quá trình di cư, hội nhập đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội đã
1


đưa đến sự giao thoa văn hóa, đời sống tinh thần giữa người Việt và người Lào trong
các gia đình hỗn hợp Việt - Lào. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng hôn nhân và
gia đình người Việt - người Lào (hôn nhân hỗn hợp Việt - Lào) tại thủ đô Viêng Chăn
là địa điểm điển hình để đưa ra những kiến nghị hoạch định chính sách phù hợp và
hiệu quả cho việc phát triển gia đình hỗn hợp Việt - Lào ở Viêng Chăn nói riêng, ở

nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào nói chung.
Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Đặc điểm hôn nhân và đời sống gia đình trong
các gia đình hỗn hợp Việt - Lào tại thủ đô Viêng Chăn” làm đề tài luận văn nghiên
cứu của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu nhằm những mục đích sau:(i)Nhận diện cácđặc điểm
văn hóa trong hôn nhân và gia đình của người Việt - người Lào tại Thủ đô Viêng Chăn
trong đời sống hiện nay; (ii)Những biến đổi trong đời sống hôn nhân và gia đình
trongcủa người Việt - người Lào,so với gia đình truyền thống người Việt, người Lào;
(iii) Làm rõ những khó khăn trong đời sống hôn nhân và gia đình hỗn hợp của người
Việt - người Lào tại Thủ đô Viêng Chăn và những vấn đề đặt ra; và, (iv)Đề xuất một
số kiến nghị nhằm khắc phục những khó khăn trong đời sống hôn nhân và gia đình hỗn
hợp Việt - Lào, tạo điều kiện phát triển hôn nhân và gia đình hỗn hợp Việt - Lào.
Thực hiện các mục tiêu này, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn
được xác định như sau:
- Đối tượng nghiên cứu của Luận văn này là thực trạng hôn nhân và đời sống gia
đình của các hộ gia đình hỗn hợp Việt - Lào (người Việt kết hôn với người Lào) sống
tại thủ đô Viêng Chăn. Trên cơ sở tìm hiểu, so sánh, đối chiếu với hôn nhân và gia
đình của người Việt, người Lào trong truyền thốngđể thấy rõ được những sự biến đổi
trong hôn nhân và gia đình hỗn hợp Việt - Lào so với gia đình truyền thống.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Phạm vi nghiên cứu của Luận văn được khoanh vùng tại Thủ đô
Viêng Chăn - một trong năm trung tâm người Việt tập trung sinh sống.
Về thời gian:Hôn nhân hỗn hợp Việt - Lào từ sau năm 1975 đến nay.
Về nội dung: Tiếp cận đối tượng trong cái nhìn truyền thống và biến đổi trên các
khía cạnh cụ thể: quan niệm trong hôn nhân, nghi lễ trong hôn nhân, thiết chế gia đình,
quan hệ giữa các thành viên trong gia đình,… qua cái nhìn của những người trong
cuộc (những người đã được thực hành hôn nhân hay những người được chứng kiến
thực hành hôn nhân).
2



3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong nhân học, hôn nhân và gia đình là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng khi
đi tìm hiểu về văn hóa của bất kỳ dân tộc nào.
Trên thế giới, từ đầu thế kỷ XIX, vấn đề hôn nhân và gia đình đã thu hút sự quan
tâm của đông đảo các nhà khoa học lớn trên thế giới như Darwin với thuyết tiến hóa
trong đó ông coi sự xuất hiện và phát triển của gia đình chính là một quá trình thích
nghi với giai đoạn tiến hóa của xã hội loài người với các công trình tiêu biểu như: “Xã
hội cổ đại” của L. Morgan (1881), trong đó tác giả đã chia gia đình thành các hình thái
khác nhau theo từng giai đoạn: gia đình huyết tộc, gia đình punalua, gia đình đối ngẫu,
gia đình phụ hệ gia trưởng và gia đình một vợ một chồng [33]. Nghiên cứu này đã đặt
nền móng cho các nghiên cứu hôn nhân - gia đình sau đó trong đó có cuốn sách kinh
điển về hôn nhân - gia đình “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và Nhà
nước” của F. Ăngghen vào 1884 [1]. Cuốn sách này đã trở thành cơ sở lý luận cho các
nhà dân tộc học trong nghiên cứu vấn đề hôn nhân - gia đình đến tận ngày nay.
Ở Việt Nam, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hôn nhân - gia đình. Trước
hết phải kể đến bài viết “Hôn nhân và gia đình của các dân tộc ở nước ta” của giáo sư
Phan Hữu Dật được in trong cuốn “Một số vấn đề dân tộc học Việt Nam” năm 1998
[9] và Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ đã được nghiệm thu với tiêu đề “Văn hóa gia
đình Việt Nam trong thời đại hiện nay” do Trần Đức Ngôn làm chủ nhiệm đề tài năm
2010 [20]. Đây là những công trình đã giúp người đọc hình dung một cách khái quát
về bức tranh hôn nhân - gia đình của cộng đồng các tộc người ở Việt Nam cũng như
một số quy tắc trong hôn nhân - gia đình của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Ở
chuyên ngành nhân học, các tác giả Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu hôn nhân và gia
đình cụ thể của các tộc người, đặc biệt là các tộc người thiểu số như: “Hôn nhân và
gia đình các dân tộc Tày, Nùng và Thái ở Việt Nam” (1994) của Đỗ Thúy Bình [3];
“Hôn nhân và gia đình của dân tộc Mường ở tỉnh Phú Thọ” (1999) của Nguyễn Ngọc
Thanh [27]; “Nghi lễ trong việc cưới - việc tang của người Dao Khâu ở Sìn Hồ, Lai
Châu” năm 2001 của Tẩn Kim Phu [23], “Tập tục chu kỳ đời người của các tộc người

ngôn ngữ H’mông - Dao ở Việt Nam” năm 2002 của Đỗ Đức Lợi [17]; “Hôn nhân gia
đình các dân tộc H’mông, Dao ở hai tỉnh Lai Châu và Cao Bằng” năm 2004 của
nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Tấn, Đặng Thị Hoa, Nguyễn Thị Thanh [25]; “Hôn nhân
và gia đình của người Dao Quần Chẹt truyền thống và biến đổi”(Nghiên cứu trường
hợp xóm Mạ, xã Tu Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) năm 2007 của Vũ Tuyết Lan
[16];… Các tác giả đã đi sâu phân tích những nghi lễ liên quan đến đời sống hôn nhân
3


- gia đình trong sự chuyển đổi, đồng thời chỉ ra những xu hướng phát triển của nó ở
các dân tộc Dao, Tày, Nùng, Thái và Mường… ở Việt Nam.
Ở Lào, hôn nhân và gia đình cũng là đề tài được nhiều tác giả quan tâm nghiên
cứu, trong đó phải kể đến các cuốn sách như: “Phong tục tập quánLào” năm 1974 của
tác giả Khăm Bang Chăn Ni Nha Vông, nghiên cứu về văn hóa ứng xử, nghi lễ, phong
tục tập quán truyền thống Lào thời xưagắn bó với những cư dân làm nông nghiệp, lâm
nghiệp. Nói chung những tư liệu trong cuốn sách này sẽ rất bổ ích cho việc áp dụng
nghiên cứu văn hóa gia đình của người Lào truyền thống. Tương tự với cuốn sách này
là các tác phẩm: “Di sản văn hóa Lào triệu voi” của tác giả Ma Ha Thong Kham Liêm
Bun Hương; “Văn hóa và phong tục tập quán truyền thống Lào” của tác giả Pha Ma
Ha Meethi Vorakhun và Khăm Phun Silavong, Seng Suvanh; “Văn hóa Lào” của tác
giả Kị Đeng Phon Ka Sởm Súc; “Văn hoá và phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân
Lào” của tác giả Ma Ha Vê Thi Vo La Kun Ma Ha Khăm Phăn Vi La Chít; “Sự thay
đổi từ quá khứ đến tương lai của các thế hệ trong đất nước Lào” của Viện Khoa học
Xã hội Lào… Những công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào mấy vấn đề cơ bản
như: đất nước và con người Lào, văn hóa tộc người, ngôn ngữ, các phong tục tập quán,
tục lệ, văn hóa ứng xử trong: cưới xin, ma chay, về văn hóa giáo dục trong gia đình và
các cơ sở tôn giáo (các chùa); về sự biến đổi của văn hóa truyền thống Lào trong xã
hội hiện đại; về sự gắn kết giữa những giai đoạn lịch sử văn hóa Lào từ truyền
thống đến hiện đại; vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong
xã hội hiện đại.

Nghiên cứu cho thấy, các công trình nghiên cứu trên đã cung cấp khá chi tiết đầy
đủ về những khía cạnh khác nhau xung quanh vấn đề hôn nhân và gia đình của người
Việt, người Lào. Tuy nhiên chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về quan hệ hôn
nhân và gia đình hỗn hợp Việt - Lào dưới góc độ nhân học. Mặc dù vậy, không thể
phù nhận rằng, các báo cáo, các nghiên cứu, các bài viết của các học giả đi trước về
hôn nhân và gia đình hỗn hợp Việt - Lào trên các góc độ khác nhau là những nguồn tư
liệu quý báu giúp tác giả có được những hình dung đầu tiên, khái quát về đối tượng và
vấn đề nghiên cứu để hoàn thiện luận văn của mình một cách tốt nhất.
4. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý thuyết
* Thuyết về chức năng (Chức năng luận).
Thuyết chức năng được áp dụng vào nghiên cứu mối quan hệ trong hôn nhân,
quan hệ giữa gia đình và xã hội:Đó là mối quan hệ và sự tác động lẫn nhau giữa gia
4


đình với các yếu tố của cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, với các nhóm dân tộc hoặc theo
cơ cấu lãnh thổ. Nếu xét từ khía cạnh các lĩnh vực hoạt động của gia đình có thể nói
tới mối quan hệ giữa lĩnh vực kinh tế với các lĩnh vực đời sống văn hóa tinh thần, giáo
dục, chăm sóc sức khỏe, sinh sản, điều kiện nhà ở, trang thiết bị, v.v...
Nhân học văn hóa xem xét trên tất cả các bình diện về hình thức hôn nhân thông qua
đó để thấy được mối quan hệ thân tộc, nội bộ dân tộc và giữa các dân tộc thông qua vấn
đề hôn nhân.Hai chức năng cơ bản nhất của gia đình đối với xã hội là "tái tạo ra một thế
hệ mới" (bao gồm cả việc sinh đẻ và giáo dục, đào tạo) và "nuôi dưỡng, chăm sóc các
thành viên trong gia đình". Hai chức năng cơ bản này chi phối toàn bộ các chức năng
khác của gia đình (chức năng kinh tế, giao tiếp tinh thần, tổ chức thời gian rỗi, giải trí…).
Như vậy thuyết này nhìn nhận chức năng cơ bản của văn hóa là thỏa mãn các
nhu cầu của con người về cả vật chất (kế sinh nhai, nhà cửa, quần áo,…) lẫn tâm lý
(tôn giáo, lễ nghi,…). Qua đây có thể thấy được sự lựa chọn lý tính của các cá nhân
thông qua chức năng của các yếu tố văn hóa mới, các yếu tố văn hóa này có thể thỏa

mãn nhu cầu của cá nhân họ. Dựa trên thuyết chức năng của Malinowski, luận văn sẽ
lý giải nguyên nhân khiến cho các thực hành văn hóa mới đã và đang xuất hiện trong
tập quán hôn nhân - gia đình các hộ gia đình hỗn hợp Việt - Lào hay nói cách khác
được các cá nhân người Việt và người Lào lựa chọn tiếp nhận vào trong thực hành hôn
nhân - gia đình và theo thời gian đã dần dần được hài hòa và bản địa hóa.
* Lý thuyết về biến đổi (change):
Hôn nhân và gia đình là đặc trưng cơ bản về văn hóa tộc người luôn vận động và
biến đổi. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, những giá trị văn hóa có cách thức biểu đạt tương
ứng và mỗi tộc người cũng có sắc thái văn hóa riêng, song những giá trị đó không tách
rời, riêng rẽ mà nó như một dòng chảy có chiều sâu, chiều rộng, sự đan cài, hòa quyện
và tác động lẫn nhau trong một môi trường xã hội. Vì vậy, vận dụng thuyết biến đổi
văn hóa sẽ chỉ ra các mối quan hệ đa phương trong quan hệ hôn nhân và gia đình của
tộc người.
Luận văn vận dụng Thuyết Biến đổi là một căn cứ khoa học để quan sát hiện
tượng văn hóa hôn nhân và gia đình của gia đình hỗn hợp Việt - Lào để thấy được các
yêu tố vận động bên trong và tác động từ bên ngoài tạo ra những nét khác biệt so với
các giá trị văn hóa truyền thống mà nó vốn có.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu nghiên cứu, Luận văn đã áp dụng các phương
pháp cơ bản:
5


- Thu thập tài liệu thứ cấp: Tác giả sẽ tìm đọc và tham khảo các bài báo cáo, các
luận văn, luận án, các bài nghiên cứu, đặc biệt là các bài nghiên cứu về đề tài hôn nhân
và gia đình làm cơ sở khoa học và rút kinh nghiệm cho bản thân để hoàn thiện đề tài
của mình một cách tốt nhất.
- Điền dã dân tộc học/nhân học: Đây là phương pháp đặc thù của nhân học; là
quá trình nhà nghiên cứu phải hòa nhập vào cộng đồng đó, để làm cách nào xóa mờ
một cách tối đa khoảng cách giữa nhà nghiên cứu và cộng đồng nghiên cứu. Theo đó,

tác giả đã thực hiện nhiều chuyến thực tế ở thủ đô Viêng Chăn để nghiên cứu, xem xét
những khía cạnh khác biệt trong hôn nhân và gia đình. Quá trình nghiên cứu tác giả đã
nhận được được sự hỗ trợ tích cực của các cán bộ thủ đô, các huyện, bản và chính
những hộ gia đình hỗn hợp giữa người Việt - người Lào. Những tư liệu được thu thập
từ những chuyến điền dã ở cộng đồng cụ thể là qua những câu chuyện, buổi phỏng
vấn, cách nhìn từ chính những người Việt, người Lào trong cuộc hôn nhân hỗn hợp
Việt - Lào sinh sống tại thủ đô Viêng Chăn là nguồn tài liệu quan trọng nhất của luận
văn, giúp luận văn phác họa lại chân thực đời sống, văn hóa, phong tục trong hôn nhân
và gia đình mà trọng tâm là những biến đổi trong lĩnh vực hôn nhân gia đình trong
truyền thống và hỗn hợp hiện đại.
- Điều tra, phỏng vấn các đối tượng cung cấp thông tin bằng bảng hỏi: Trước hết,
tác giả tìm hiểu tư liệu thực tế bằng cách sử dụng bảng hỏi để tiến hành thu thập thông
tin định lượng ban đầu trong 100 hộ gia đình hỗn hợp Việt - Lào tại thủ đô Viêng
Chăn. Các số liệu trên sẽ giúp tác giả rất lớn trong việc phân tích, tổng hợp, xác định
các thông tín viên tiềm năng cho đề tài nghiên cứu trong quá trình điền dã và là căn cứ
để so sánh, đối chiếu với tình hình thực tế. Qua số liệu thu thập được từ bảng hỏitác
giả sẽ chọn ra được các đối tượng thông tín viên tiềm năng có thể cung cấp cho tác giả
những thông tin quan trọng cho nghiên cứu của mình để tiến hành phỏng vấn sâu.
Theo đó, tác giả sẽ phỏng vấn, khảo sát thực tiễn các hộ gia đình hỗn hợp Việt - Lào
tại thủ đô Viêng Chăn theo ba nhóm: Hộ gia đình mới kết hôn; hộ gia đình có độ tuổi
trên 30 tuổi; hộ gia đình có độ tuổi trên 50 tuổi (mỗi nhóm khoảng 04 hộ gia đình).
Việc tập trung vào các đối tượng đã kết hôn sẽ đem lại thuận lợi đáng kể cho tác giả
trong quá trình nghiên cứu vì họ chính là những người trong cuộc. Ngoài ra, việc
phỏng vấn 03 nhóm như vậy là để thuận tiện cho việc quan sát sự biến đổi của hôn
nhân và gia đình qua từng thời kỳ. Để xem theo thời gian, hôn nhân và gia đình hỗn
hợp Việt - Lào qua năm tháng có sự thay đổi như thế nào? Hay nói cách khác là liệu có

6



sự khác nhau trong cách suy nghĩ giữa các thế hệ và nếu có thì sự khác nhau này được
biểu hiện ra sao?Qua đó có thể giải quyết các mục tiêu của luận văn.
5. Đóng góp của luận văn
Với đề tài “Đặc điểm hôn nhân và đời sống gia đình trong các gia đình hỗn hợp
Việt - Lào tại thủ đô Viêng Chăn”, tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu của mình sẽ
góp phần cung cấp tư liệu một cách có hệ thống về thực trạng hôn nhân và gia đình
hỗn hợp của người Việt và người Lào, làm căn cứ so sánh những biến đổi giữa hôn
nhân và gia đình hỗn hợp Việt - Lào với gia đình truyền thống.
Cùng với đó, những kết quả của Luận văn sẽ góp phần cung cấp luận cứ khoa
học cho nghiên cứu chuyên sâu về cộng đồng người Việt tại Lào, hoạch định chính
sách, quản lý nhà nước và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đối với các gia đình hỗn
hợp Việt - Lào, vừa hài hòa văn hóa giữa cộng đồng người Việt và người Lào, vừa giữ
gìn bản sắc truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc ở thủ đô Viêng Chăn nói riêng và
trong cả nước Lào nói chung, tăng cường giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được bố
cục thành 04 chương sau:
Chương 1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu;
Chương 2. Đặc điểm hôn nhân hỗn hợp tộc người Việt - Lào tại thủ đô Viêng Chăn;
Chương 3. Đời sống gia đình hỗn hợp Việt - Lào tại thủ đô Viêng Chăn;
Chương 4. Biến đổi, khó khăn và những vấn đề đặt ra trong hôn nhân hỗn hợp
Việt - Lào: Kết quả nghiên cứu và một số kiến nghị.

7


CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
1.1. Đôi nét về địa bàn nghiên cứu
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

ViêngChăn hay Vientiane (tiếng Lào: ວຽງຈັນ, IPA: [wíəŋ tɕàn]), tiếng Việt xưa
gọi là Vạn Tượng hay Mường Viêng [34] là Thủ đô nước Lào từ năm 1560, khi vua
Setthathirath chuyển thủ đô của mình từ Luông Pha Băng ở phía bắc đến Viêng Chăn
ngày nay. Trước năm 1989, thành phố Viêng Chăn và tỉnh Viêng Chăn là một đơn vị
hành chính. Sau khi tách ra, Lào vừa có tỉnh Viêng Chăn vừa có thủ đô Viêng Chăn.
Hiện nay, thủ đô Viêng Chăn có 9 huyện, trong đó có 4 huyện nội thành: Chăn-tha-buly, Si-khốt-ta-bóng, Xay-sệt-tha, Si-sặt-ta-nác, và 5 huyện ngoại thành: Hát-xai-phong,
Pác-ngựm, Na-xai-thong, Xay-th-ny, Sắng-thong.
Viêng Chăn nằm ở vùng Trung Lào, tả ngạn sông Mê Kông, trong phạm vi từ
17°47’50 đến 18°22’38 vĩ độ Bắc và từ 102°5’40 đến 103°09’37 độ kinh Đông, có
tổng diện tích là 3.920 km2 (chiếm khoảng 1,7% diện tích cả nước). Thủ đô Viêng
Chăn có đường biên giới chung với 3 tỉnh của Lào và Thái Lan, phía Bắc giáp tỉnh
Viêng Chăn, phía Đông giáp tỉnh XaySômBun, phía Nam giáp tỉnh Bolykhamxay và
phía Tây giáp Thái Lan chạy dài theo sông Mê Kông 170 Km [14].
Hình 1.1. Vị trí địa lý Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào

Viêng Chăn có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chia thành 2 mùa rõ rệt: Từ tháng 5
đến tháng 9 mùa mưa và từ tháng 10 đến tháng 4 mùa khô. Nhiệt độ trung bình hàng
8


năm là 29 độ C, cao nhất có thể lên đến 40 độ C và thập nhất khoảng 19 độ C. Lượng
mưa trung bình hàng năm từ 1.500 đến 2.000 mm.
Thủ đô Viêng Chăn có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là tài
nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng và tài nguyên du lịch. Trong đó, khoáng sản kim
loại là một trong những ưu thế của thủ đô Viêng Chăn không chỉ so với các tỉnh trong
vùng mà còn có ý nghĩa đối với cả nước. Bên cạnh đó, tài nguyên du lịch cũng là một
ưu thế của thủ đô Viêng Chăn. Năm 2018, số du khách đến thăm thủ đô đạt trên
1.006.218 lượt người, đem lại cho tổng thu nhập 78.851.141 USD cho ngân sách thủ
đô Viêng Chăn. Lượng du khách đến thủ đô ngày một tăng nhanh cũng là điều kiện để
số lượng các cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài ở Lào tăng lên nhanh chóng.

1.1.2. Điều kiện kinh tế
Viêng Chăn là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia,
trung tâm văn hoá; khoa học, giáo dục, đào tạo, y tế lớn của cả nước và có uy tín trong
khu vực; trung tâm kinh tế, tài chính lớn; trung tâm giao dịch quốc tế chính; nơi đặt trụ
sở, cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể; cơ quan đại diện ngoại
giao, tổ chức quốc tế và là nơi diễn ra các hoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng nhất
của đất nước.Đứng trước những thử thách của tình hình thế giới, dưới sự lãnh đạocủa
Đảng bộ thủ đô cùng với sự cố gắng vượt bậc của nhân dân các dân tộcLào, kinh tế thủ
đô đã có nhiều chuyển biến tích cực. Thủ đô là tỉnh có tốcđộ tăng trưởng kinh tế cao
nhất so với cả nước. Năm 2018, tăng trưởng GDP của thủ đô đạt 9,3%, bình quân GDP
đầu người đạt 5.300 USD, thu ngân sách 1.222,71 tỷ kíp, thu hút đầu tư đạt 18 nghìn
tỷ kíp. Mặc dù, phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt là ảnh hưởng lớn
từ thiên tai nhưng các doanh nghiệp, ngành sản xuất củathủ đô vẫn duy trì hoạt động
ổn định, số đơn vị doanh nghiệp phải dừng hoạt động không nhiều, số doanh nghiệp
đăng ký thành lập mới tăng ổn định. Thủ đô tiếp tục thực hiện các chương trình
khuyến khích sản phẩm ODOP, khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
SMEs dạng kinh tế gia đình, triển khai thực hiện 8 biện pháp thúc đẩy kinh tế quốc
gia, đặc biệt là tạo môi trường kinh doanh thuận lợi theo cơ chế 1 cửa, nhanh chóng và
minh bạc[36].
Để đáp ứng sự phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng của thủ đô Viêng Chăn cũng
ngày càng được xây dựng, hiện đại hóa. Hệ thống giao thông vận tải thường xuyên
được nâng cấp cải tạo đảm bảo cho việc đi lại được thuận tiện.Hệ thống điện được
cung cấp 24/24 chothủ đô và đang được cải thiện tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh
hoạt, đi lại đảm bảo an ninh trật tự bảo đảm mỹ quan đô thị. Bên cạnh đó, thủ đô
9


Viêng Chăn là trung tâm dịch vụ bưu chính viễn thông của của cả nước và có tốc độ
phát triển rất nhanh, đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc, phát hành báo chí ở địa
phương.Đến bây giờ Thủ đô đã có hơn 32 các ngân hàng và chi nhánh ngân hàng, có

nhiều các tổ chức tín dụng và các quỹ góp của các hộ dân hoạt động trên cơ sở sự quản
lý của Ngân hàng Nhà nướcLào.
1.1.3. Dân số và đặc điểm dân cư của Thủ đô Viêng Chăn
Dân số của Viêng Chăn tăng lên qua các năm. Năm 2005, dân số trung bình tại
Viêng Chăn là 698 nghìn người, đến năm 2017 là 886 nghìn người. Tốc độ tăng trưởng
dân số của thủ đôViêng Chăn rất cao, ước tỉnh là 2,79%, mật độ dân số 209
người/km2, cao hơn rất nhiều lần so với mật độ dân số trung bình cả nước (đến 2019,
mật độ dân số trung bình của Lào là 30,4 người/km2 Cục Thống kê Liên Hợp Quốc)
[40]. Theo dự báo của Viện Chiến lược phát triển dân số của Thủ đô, Thủ đô Viêng
Chăn dự báo đến năm 2020 là 1.158 nghìn người, trong đó lao động trong độ tuổi là
648 nghìn người năm 2020. Với nguồn nhân lực như trên vừa là sức ép trong vấn đề
giải quyết việc làm cho người lao động, vừa là thế mạnh của thủ đô nếu biết tận dụng,
đặc biệt là tận dụng nguồn lao động rẻ.
Thủ đô Viêng Chăn là nơi hội tụ đồng bào nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh
sống. Thủ đô Viêng Chăn có 46 dân tộc và có ba bộ tộc lớn là Lào Sủng, Lào Thơng
và Lào Lùm. Trong đó 96,26% là dân tộc Lào Lùm, 2,44% là dân tộc Lào Sủng,
0,82% là dân tộc Lào Thơng và 0,46% là người nước ngoài.
Nhân dân các bộ tộc Lào đều có truyền thống văn hoá đặc sắc và đa dạng, cần
phải bảo tồn, giữ gìn và phát huy. Những truyền thống tốt đẹp của mỗi bộ tộc ở thủ đô
rất đa dạng, phong phú cả về văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần, với 4.000 di tích
văn hoá nghệ thuật, đặc biệt CHDCND Lào nói chung và thủ đô Viêng Chăn nói riêng
có một nền văn hoá đa dân tộc. Đảng và Nhà nước Lào cùng với nhân dân các dân tộc
Lào luôn phấn đấu xây dựng thủ đô giàu đẹp, điển hình, giữ gìn và phát huy bản sắc,
truyền thống văn hoá của các bộ tộc Lào.
Như vậy, vị trí địa lý của thủ đô Viêng Chăn tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi
trong việc giao lưu kinh tế với các tỉnh, thành trong vùng, trong cả nước cũng như hội
nhập quốc tế góp phần nâng cao đời sống người dân cả về vật chất và tinh thần, đưa thủ
đô Viêng Chăn trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá của vùng, thu hút một lượng lớn dân
cư từ các vùng khác trong cả nước cũng như người nước ngoài di cư đến, học tập, làm
việc tại thủ đô Viêng Chăn, nhân dân các bộ tộc Lào có điều kiện làm quen với người


10


nước ngoài. Đây cũng chính là điều kiện để các cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài ở
Lào tăng lên nhanh chóng, trong đó có các cuộc hôn nhân hỗn hợp Việt - Lào.
1.2. Đối tƣợng nghiên cứu
1.2.1. Khái niệm hôn nhân hỗn hợp dân tộc và gia đình hỗn hợp dân tộc
Hôn nhân là một hiện tượng xã hội đặc biệt, trong đó các bên chủ thể gắn kết với
nhau với mục đích tạo dựng một tế bào của xã hội là gia đình. Vì hôn nhân là cơ sở tạo
nên gia đình, nên về mặt học thuật, hôn nhân là một khái niệm gắn với khái niệm gia
đình. “Hôn nhân” và “gia đình” là hai khái niệm độc lập nhưng có mối quan hệ mật
thiết với nhau, hai khái niệm này cùng song song tồn tại và phát triển theo lịch sử phát
triển của xã hội loài người. Trước kia, trong thời kỳ tồn tại hình thức gia đình quần
hôn, khái niệm hôn nhân được hiểu là sự liên kết của nhiều người đàn ông với nhiều
người đàn bà nhằm tạo thành một gia đình. Ngày nay, khi chế độ hôn nhân một vợ
một chồng được coi là hình thức hôn nhân tiến bộ thì khái niệm hôn nhân cũng thay
đổi. Khái niệm kết hôn được định nghĩa phù hợp với điều kiện chính trị pháp lý xã hội
của mỗi nước. Ở các nước theo hệ thống pháp luật Anh- Mỹ, phổ biến khái niệm cổ
điển mang quan niệm về hôn nhân Cơ đốc giáo “hôn nhân là sự liên kết tự nguyện
suốt đời giữa một người đàn ông và một người đàn bà mà không vì mục đích nào
khác”. Ngoài khái niệm trên, ngày nay một số luật gia ở Châu Âu và Mỹ quan niệm
“Hôn nhân là sự liên kết pháp lý giữa một người nam và một người nữ với tư cách là
vợ chồng” hoặc “hôn nhân là hành vi hoặc tình trạng chung sống giữa một người nam
và một người nữ với tư cách là vợ chồng” [4, tr.9].
Có thể nói, “hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một người nam và một người nữ
(trừ trường hợp ngoại lệ), sự liên kết đó phải được Nhà nước thừa nhận bằng sự phê
chuẩn dưới hình thức pháp lý đó là đăng ký kết hôn”[37, tr.6]. Dưới góc độ pháp lý, “hôn
nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn”, và “gia đình là tập hợp những
người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng,

làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau” theo quy định của pháp luật.
Trên cơ sở đó, có thể hiểu, hôn nhân hỗn hợp (mixed marriage) là hôn nhân mà
hai vợ chồng thuộc hai nhóm quốc tịch, dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo khác nhau.
Theo đó, khái niệm hôn nhân hỗn hợp dân tộc được dùng để chỉ quan hệ giữa vợ và
chồng thuộc hai tộc người khác nhau sau khi kết hôn.
Quan hệ hôn nhân là quan hệ đối nhân đặc biệt, là quan hệ bắt đầu cho chuỗi
quan hệ hôn nhân và gia đình tiếp theo. Từ quan hệ hôn nhân giữa hai người khác
thành phần dân tộc, quan hệ huyết thống hay quan hệ nuôi dưỡng giữa những thành
11


viên khác dân tộc trong một gia đình mới được thiết lập. Thực tế cho thấy, các dạng
gia đình sẽ thay đổi theo khu vực và qua các thời kỳ lịch sử phù hợp với những thay
đổi về hoàn cảnh xã hội, chính trị và kinh tế mà nó tồn tại trong đó. Chính vì vậy,
không có một quan điểm riêng lẻ nào về gia đình cũng như không có một định nghĩa
nào về gia đình có thể áp dụng một cách phổ quát cho các xã hội và các nền văn hóa.
Trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước",
F.Ăng ghen đã đề cập đến khái niệm gia đình của Morgan: “Gia đình là một yếu tố
năng động, nó không bao giờ đứng yên tại chỗ mà nó chuyển từ hình thức thấp lên
hình thức cao khi xã hội phát triển từ hình thức thấp lên hình thức cao, khi xã hội phát
triển từ giai đoạn thấp lên giai đoạn cao”[1]. John J. Macionis lại đưa ra định nghĩa
khác về gia đình đó là: Gia đình là một nhóm/ tập thể xã hội có từ hai người trở lên
cùng sống với nhau trên cơ sở huyết thống, hôn nhân hay nuôi dưỡng [30, tr.311]. Ở
Việt Nam, theo Đại từ điển tiếng Việt, “Gia đình là tập hợp những người có quan hệ
hôn nhân và quan hệ huyết thống sống chung trong cùng một nhà” [3, tr.719]. Còn tác
giả Lê Ngọc Văn trong chuyên khảo “Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam” định
nghĩa: “Gia đình là một nhóm người, có quan hệ với nhau bởi hôn nhân, huyết thống
hoặc quan hệ nghĩa dưỡng, có đặc trưng giới tính qua quan hệ hôn nhân, cùng chung
sống, có ngân sách chung” [18, tr.32-38]. Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm
2014 định nghĩa khái niệm “gia đình” như sau: “Gia đình là tập hợp những người gắn

bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát
sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật định”.
Qua các khái niệm trên, có thể thấy rằng sẽ không có một định nghĩa duy nhất
cho gia đình trong mọi nền văn hóa, mọi chế độ xã hội và mọi thời kỳ lịch sử khác
nhau sẽ có các tiêu chí riêng để nhận diện gia đình. Tuy nhiên, các định nghĩa trên đều
có điểm chung là đề cập đến các đặc trưng quan trọng của gia đình đó là: hôn nhân,
huyết thống và sự nuôi dưỡng. Trên cơ sở những đặc trưng đó, các thành viên trong
gia đình có mối quan hệ gắn bó với nhau dựa trên quyền lợi và nghĩa vụ. Chính điều
này làm nên văn hóa gia đình [30, tr.312]. Liên quan đến “gia đình”, còn có một số
khái niệm cần lưu ý sau: Gia đình hạt nhân: Là loại hình gia đình được tạo thành gồm
hai thế hệ: Cha mẹ và con cái chưa lập gia đình. Mỗi thành viên của gia đình hạt nhân
nằm trong một loạt những quan hệ chuyển biến qua thời gian với từng thành viên kia:
giữa chồng với vợ, cha mẹ với con cái, và giữa những người con với nhau. Gia đình
mở rộng: Là loại hình gia đình gồm ba thế hệ: Bố mẹ, con cái đã có vợ có chồng và
cháu sống chung với nhau.
12


Trên cơ sở khái niệm gia đình và dân tộc, có thể hiểu, Gia đình hỗn hợp dân
tộcđược hiểu là tập hợp những người khác nhau về thành phần tộc người (có ít nhất
hai dân tộc trở lên trong một gia đình) có quan hệ được xây dựng trên nền tảng hôn
nhân hỗn hợp dân tộc hoặc có quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng. Cũng giống
như các gia đình khác, gia đình hỗn hợp dân tộc có thể là gia đình hạt nhân gồm hai thế
hệ bố mẹ và con, cũng có thể là gia đình mở rộng có từ ba thế hệ trở lên gồm ông bà, bố
mẹ và con; ngoài ra, có thể có thêm các thành viên cùng quan hệ huyết thống khác như
cô, dì, chú, bác chưa lấy vợ/chồng hoặc góa vợ/chồng về cư trú cùng cha mẹ [19, tr.33].
1.2.2. Khái quát quá trình di cư của người Việt đến Thủ đô Viêng Chăn
Quá trình di cư của người Việt đến Lào đã diễn ra trong suốt chiều dài lịch sử
của hai dân tộc nhưng chưa bao giờ người Việt lại di cư đến Lào đông đảo như thời
Pháp thuộc (1893 - 1945) [21]. Nếu như năm 1910, số lượng người Việt ở Lào chỉ là

4000 người thì đến năm 1943, số lượng người Việt ở Lào đã tăng lên gấp hơn 10 lần so
với năm 1910 lên đến 44.500 người. Dưới tác động của chính sách cai trị của thực dân
Pháp, đã tạo ra một bộ phận người Việt tham gia vào đội ngũ lính khố xanh, khố đỏ, làm
quan chức phục vụ cho chính quyền thực dân. Tuy nhiên, bộ phận người Việt này chỉ là
số nhỏ, còn đại đa số người Việt ở Lào trong thời Pháp thuộc là người lao động.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cùng với viện trợ, sự hợp tác của quân giải
phóng hai nước đã tạo làn sóng một lượng lớn người Việt Nam di cư đến Lào. Tuy
nhiên, cũng do hoàn cảnh lịch sử, thực tế trong giai đoạn này, hiện tượng phụ nữ Lào
kết hôn với người nước ngoài phát triển, song các cuộc hôn nhân hỗn hợp Việt - Lào
lại không có nhiều.
Sau khi giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, Lào và Việt Nam tiếp tục xây
dựng đất nước, phát triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị. Các sinh viên Lào được cử
sang Việt Nam học tập, nhiều người trong số này đã kết hôn với người Việt Nam và
khi quay về Lào, họ đã mang theo gia đình Việt Nam của họ. Điều này cũng tạo nên
làn sóng người Việt Nam di cư đến Viêng Chăn, đồng thời cũng khiến các gia đình
hỗn hợp Việt - Lào ở Viêng Chăn tăng lên nhanh chóng.
Những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, làn sóng người Việt Nam sang Lào buôn
bán đã tăng mạnh. Cùng với các làn sóng di cư, số lượng người Việt Nam sinh sống,
làm việc tại Lào tăng lên nhanh chóng. Hiện nay, hơn 80.000 người Việt Nam sinh
sống tại Lào [44], xuất phát từ các yếu tố lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội, hiện nay có
5 trung tâm người Việt tập trung cư trú tại Lào là Pắc Sế (Champasak), Savannakhet,
Tha Khẹc (Khammouane), Viêng Chăn và Luang Prabang, tuy nhiên, số liệu thống kê
13


về số lượng người Việt Nam tại Lào đến này vẫn chưa thống nhất cũng như không
được đầy đủ do hai nguyên nhân chính: một là tình trạng công tác thống kê ở Lào chưa
hoàn thiện; hai là cộng đồng người Việt Nam ở Lào có 3 bộ phận hợp thành: người
Lào gốc Việt, Việt kiều và nhóm người Việt đến Lào cư trú tạm thời để làm ăn theo
thời vụ. Các tài liệu không giải thích cụ thể các số liệu được điều tra là của cả cộng

đồng hay chỉ là của một bộ phận [32, tr.10-11]. Trụ sở Tổng hội người Việt Nam tại
Lào được đặt tại thủ đô Viêng Chăn. Cộng đồng người Việt tại Lào nói chung và tại
thủ đô Viêng Chăn nói riêng có truyền thống yêu nước, gắn bó với quê hương, có ý
thức đoàn kết, giữ gìn bản sắc dân tộc, có quan hệ tốt với chính quyền và nhân dân địa
phương, chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp nước sở tại. Nhiều kiều bào đã được Chính
phủ Lào tặng thưởng huân chương do có công trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp
và Mỹ của dân tộc Việt Nam cũng như của bạn Lào.
Cùng với làn sóng di cư sang Lào, cùng với việc hòa nhập cộng đồng, làm việc
và sinh sống trong môi trường, công dân Lào và người Việt Nam di cư sang Lào có
điều kiện học tập và làm việc cùng nhau. Họ có thời gian tương đối dài để hiểu nhau.
Tuy không có sự tương đồng về ngôn ngữ và phong tục nhưng các bên có thể hiểu
được nhau do có khả năng nhận thức, do thời gian dài gần gũi. Vì vậy họ tiến tới hôn
nhân là hợp lý.
1.2.3. Những nhân tố dẫn đến hôn nhân hỗn hợp dân tộc Việt - Lào
Cũng như nhiều nước, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội là sự bùng phát các
cuộc kết hôn có yếu tố nước ngoài hay nói cách khác là hôn nhân hỗn hợp dân tộc tại
Lào. Trong số đó, khoảng 80% các cuộc kết hôn đó là kết hôn giữa công dân Lào với
công dân Thái Lan, Hàn Quốc và hầu hết các đương sự đều sang Thái Lan, Hàn Quốc
để đăng ký kết hôn. Theo báo cáo năm 2018 của Bộ Nội vụ Lào, trong những năm gần
đây, đã có 270 cặp vợ chồng hỗn hợp dân tộc Lào - người nước ngoài làm thủ tục đăng
ký kết hôn tại Lào [46]. Khi nghiên cứu về thực trạng hôn nhân hỗn hợp dân tộc tại Lào,
điều kiện lịch sử là một trong số các nhân tố quan trọng hàng đầu dẫn đến các cuộc hôn
nhân hỗn hợp dân tộc Việt - Lào. Nghiên cứu về thực trạng hôn nhân hỗn hợp dân tộc tại
Lào cho thấy những nhân tố dẫn đến hôn nhân hỗn hợp Việt - Lào bao gồm:
1.2.3.1. Nhân tố lịch sử
Trong thời kỳ nước Lào nằm trong sự thống trị của nước Pháp kể từ năm 1893
sau hiệp định Pháp - Thái Lan - Vương quốc Anh, chưa có một trường hợp nào nam
giới người Lào lấy phụ nữ Việt Nam và ngược lại[32, tr.292-293].

14



Trong thời kỳ sau khi Hiệp nghị Giơnevơ năm 1954 được ký kết, phụ nữ Lào lại
một lần nữa có điều kiện quen biết với người nước ngoài. Bởi thế, giai đoạn này nhiều
cô gái Lào đã lấy “chồng Tây” và sau năm 1975, họ di tản sang Mỹ[32, tr.293].
Trong thời kỳ ba nước Đông Dương kề vai sát cánh để chống thực dân kiểu mới
của Mỹ, mối quan hệ giữa chính phủ Lào - Việt Nam và các dân tộc giữa hai quốc gia
càng thân thiết hơn. Đứng trước tình thế và yêu cầu mới của sự nghiệp Cách mạng nhân
dân hai nước Lào - Việt Nam lại cầm súng sát cánh bên nhau để tiếp tục chống kẻ thù
chung, giải phóng dân tộc.Các hoạt động đó đã tạo ra điều kiện khách quan để người
Lào làm quen với người Việt Nam dẫn tới các cuộc hôn nhân sau này[32, tr.294].
Từ năm 1975 đến nay, nhất là sau Hiệp ước Hữu nghị Hợp tác giữa CHDCND
Lào và nước CHXHCN Việt Nam được ký kết tại Viêng Chăn, ngày 18/7/1977, Việt
Nam đã giúp Lào theo phương thức viện trợ không hoàn lại, chủ yếu về lĩnh vực giáo
dục mà hàng năm CHXHCN Việt Nam đã tiếp nhận hàng trăm học sinh phổ thông,
sinh viên, cán bộ Lào sang học tập tại Việt Nam với tinh thần tương trợ, giúp đỡ san sẻ
cho nhau[32, tr.294].
Kể từ năm 1986 trở đi, để hòa nhập với khu vực và quốc tế, hai Đảng và hai Nhà
nước Lào - Việt Nam đã thực hiện công cuộc đổi mới đất nước nhằm hoàn thiện chế
độ xã hội của mình. Quan hệ hợp tác giữa Lào - Việt Nam cũng có đổi mới về mục
tiêu và phương thức hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật để có hiệu quả về bề
rộng và chiều sâu. Với chủ trương đó, hàng năm phía Việt Nam đã tiếp nhận nhiều học
sinh, sinh viên Lào sang học tập, nghiên cứu[32, tr.294-295].
Như vậy, nằm trên bán đảo Đông Dương, cùng với Việt Nam và Campuchia, Lào
cũng phải chịu chung số phận lệ thuộc thực dân Pháp từ năm 1893-1954 và đế quốc
Mỹ từ năm 1954-1975. Ngoài quan hệ gắn kết giữa ba nước Đông Dương, trong cả
thời gian lâu dài, Lào còn có quan hệ với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa và các
tổ chức quốc tế cũng như các tổ chức yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Qua các mối
quan hệ đó, phân nào đã làm cho người Lào có cơ hội tốt nhất để giao lưu và tiếp xúc
với người nước ngoài, từ đó dẫn đến các cuộc hôn nhân hỗn hợp với người nước

ngoài, trong đó đặc biệt nổi bật nhất là mối quan hệ giữa Lào - Việt Nam, Việt Nam Lào về tương trợ giúp đỡ lẫn nhau mà sau này tinh thần đoàn kết đã được nâng lên
thành tình hữu nghị đặc biệt.
1.2.3.2. Nhân tố địa lý
Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng núi sông liền một dải, uống chung dòng
nước Mê Kông, cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ. Đường biên giới giữa
15


Việt Nam và Lào dài khoảng 2.340km, trải dài suốt 10 tỉnh của Việt Nam là: Điện
Biên, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Kon Tum; tiếp giáp với 10 tỉnh phía Lào là: Phongsaly, Luang
Prabang, Houaphanh, Xieng Khouang, Bolykhamxay, Khammouane, Savannakhet,
Salavan, Sekong và Attapeu[2].
Sự gần gũi về địa lý cũng là nhân tố dẫn đến các cuộc hôn nhân hỗn hợp Việt Lào, cụ thể là tại vùng biên giới hai nước. Vùng biên giới Việt Nam - Lào có lịch sử
cư trú khá ổn định của một số cộng đồng tộc người như Thái, Hmông, Khơ mú, Chứt,
Bru-Vân Kiều, Cơ Tu,…với đặc điểm địa hình hiểm trở “núi liền núi, sông liền sông”,
đã tạo nên mối quan hệ tộc người xuyên biên giới khá đậm nét. Nhân dân hai nước ở
khu vực biên giới từ lâu đã có sẵn mối quan hệ dân tộc, thân tộc gần gũi, tối lửa tắt đèn
có nhau và gắn bó giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Trong đó, hôn nhân xuyên biên giới
chính là một trong những yếu tố làm khăng khít thêm mối quan hệ này.
Tại khu vực biên giới Việt - Lào, do đặc điểm cư trú liền kề với đường biên giới,
họ không có nhiều sự khác biệt về văn hoá, lối sống và ngôn ngữ và thường xuyên có
mối liên hệ qua lại với nhau, thăm thân từ nhiều đời nay. Hiện nay tại khu vực biên
giới Việt Nam - Lào xuất hiện nhiều hiện tượng nhiều hộ gia đình các tộc người sang
Lào thuê đất để hình thành vùng chuyên canh trên đất Lào. Một số hộ gia đình đã
chuyển sang thu mua với số lượng lớn trở thành đầu mối thu gom kinh doanh một số
mặt hàng nông sản như ngô, đậu tương, sắn hay trâu bò. Do vậy, các tình huống gặp
gỡ vợ/chồng của các cuộc hôn nhân xuyên biên giới chủ yếu là từ phong tục tập quán
truyền thống của các tộc người và có mối quan hệ nội tộc hôn hoặc trong nội bộ của
các nhóm tộc người có mức tương đồng cao về văn hóa. Vì vậy, hôn nhân xuyên biên
giới Việt - Lào đã có từ lâu đời.Những cuộc hôn nhân xuyên biên giới ở khu vực này

thường xuất phát từ tình yêu, người sang làm dâu hoặc làm rể hai bên biên giới không
có sự khác biệt về lối sống hay địa lý nên những cuộc hôn nhân này ít khi xảy ra xích
mích, bất hoà.
Tuy nhiên, nhiều cặp vợ chồng chưa nhận thức hết tầm quan trọng của việc đăng
ký không trình báo các cơ quan chính quyền xem xét, quyết định và đa phần họ là
người dân tộc thiểu số nên trình độ nhận thức còn hạn chế, mà thủ tục kết hôn có yếu
tố nước ngoài còn phức tạp cần nhiều giấy tờ chứng nhận nên dẫn đến tâm lý “ngại”
đăng ký. Vì vậy, tình trạng hôn nhân xuyên biên giới không đăng ký chính quyền còn
khá phổ biến. Tình trạng này đã dẫn đến những khó khăn, rất khó kiểm soát về quản lý
xã hội ở các địa phương vùng biên giới.
16


1.2.3.3. Nhân tố kinh tế và sinh kế tộc người
Hôn nhân có yếu tố nước ngoài hiện nay nằm trong mối quan hệ tộc người xuyên
quốc gia. Hiện nay, mối quan hệ này bị chi phối mạnh bởi chính sách của nhà nước,
lịch sử, tộc người cũng như các điều kiện kinh tế xã hội khác và đồng thời nó cũng tác
động đa chiều và ngược trở lại với khu vực biên giới và an ninh biên giới nơi phát sinh
các mối quan hệ đồng tộc xuyên biên giới.
Thực tế, kinh tế- xã hội của Việt Nam và Lào tương đương nhau, đặc điểm sinh
kế cũng là nhân tố dẫn đến các cuộc hôn nhân hỗn hợp Việt - Lào. Sự tương đồng
trong nhịp sống, phương thức làm ăn, kiếm sống cũng khiến nhân dân hai nước có sự
gần gũi với nhau.
Đặc biệt, tại các khu vực biên giới, hôn nhân hỗn hợp dân tộc còn bị tác động của
lối sống du canh du cư. Nguyên nhân của cuộc sống này bắt nguồn từ hai lí do:Thứ
nhất, do sự cấu kết dòng họ bền chặt, người dân nơi này có liên hệ dòng tộc với người
nơi khác nên việc sang bên kia biên giới canh tác đất đai đối với họ như đi từ bản này
sang bản khác mà thôi. Thứ hai, do sức ép về dân số dẫn đến sự thu hẹp quỹ đất, trong
khi đó bên kia biên giới (Lào) đất rộng người thưa, đất đai mầu mỡ phù hợp với hình
thức canh tác của họ cho nên mặc dù đã có những quy định cấm công dân bên này

sang bên kia khai hoang làm rẫy nhưng hiện tượng này hàng ngày vẫn xảy ra vượt qua
sự quản lý của chính quyền hai bên. Ngoài việc du canh du cư phát nương làm rẫy ra
quan hệ thương mại buôn bán qua biên giới Việt- Lào làm tăng thêm mối quan hệ
đồng tộc hai bên biên giới mở rộng mạng lưới xã hội góp phần không nhỏ trong việc
phát triển các mối quan hệ hôn nhân qua biên giới giữa nhân dân các bộ tộc Lào và
đồng bào ở khu vực biên giới Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay có đến 33
cửa khẩu được mở cửa.
1.2.3.4. Nhân tố văn hóa
Thực tế cho thấy, sự tương đồng về văn hóa cũng là nhân tố dẫn đến các cuộc
hôn nhân hỗn hợp Việt - Lào. Dọc các làng bản biên giới Việt - Lào, đồng bào dân tộc
Việt Nam không chỉ ăn tết nguyên đán, nhân dân các bộ tộc Lào vừa ăn tết cổ truyền
dân tộc, vừa ăn tết Lào song trong mỗi dịp lễ tết dù ở Lào hay Việt Nam đều qua lại
đường biên để cùng đón tết. Những người có quan hệ thân tộc thì phải có mặt đầy đủ
còn những người do quen biết hoặc kết nghĩa đều được nhận lời mời... đây là dịp để
trai gái người hai bên có cơ hội gặp mặt và kết duyên vợ chồng.
Bên cạnh đó, ngôn ngữ là cũng là yếu tố quan trọng tác động đến mức độ qua lại,
dẫn đến các cuộc hôn nhân hỗn hợp dân tộc, tạo nên thích nghi với cuộc sống mới,
17


×