Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

LỒNG GHÉP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIẢNG DẠY MÔN CÔNG NGHỆ 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.49 KB, 21 trang )

PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG
TRƯỜNG THCS LŨNG HÒA
=====***=====

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: LỒNG GHÉP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG GIẢNG DẠY MÔN CÔNG NGHỆ 7
Tác giả sáng kiến: NGUYỄN THỊ MAI DUNG
Mã sáng kiến: 37

Lũng Hòa, Năm 2020


MỤC LỤC
Nội dung

trang sô

Mục lục

1

Danh mục các từ viết tắt

2

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG

3



SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu

3

2. Tên sáng kiến

4

3. Tác giả sáng kiến

5

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến

5

5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

5

6. Ngày sáng kiến được áp dụng

5

7. Mô tả bản chất của sáng kiến

5


7.1. Nội dung nghiên cứu

5

7.1.1. Mục tiêu nghiên cứu

5

7.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

5

7.1.3. Đối tượng nghiên cứu

5

7.1.4. Phương pháp nghiên cứu

6

7.1.5. Vấn đề nghiên cứu
7.1.6. Vai trò của việc lồng ghép giáo dục môi trường vào dạy học
Công nghệ

6

7.1.7. Phương pháp dạy học tích hợp giáo dục môi trường

7


7.1.8. Thực trạng của vấn đề

8

7.1.9. Các biện pháp để giải quyết vấn đề

9

7.2. Vận dung

10

8. Những thông tin cần được bảo mật

17

9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

17

10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp

17

dụng sáng kiến:
1

7



10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do

17

áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do

18

áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức , cá nhân:
11. Danh sách những tổ chức, cá nhân tham gia áp dụng sáng kiến

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Diễn giải

1

THCS

Trung học cơ sở

2

BVMT


Bảo vệ môi trường

3

BVTV

Bảo vệ thực vật

4

HS

Học sinh

5

GV

Giáo viên

6

VD

Ví dụ

7

SGK


Sách giáo khoa

8

CNTT

Công nghệ thông tin

9

HDVN

Hướng dẫn về nhà

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiêu:
2

19


Trong những năm gần đây, giáo dục môi trường được xem là nhiệm vụ vô
cùng quan trọng của Nhà nước ta và các nước trên thế giới, bởi lẽ đó là việc làm
để bảo tồn và phát triển bền vững “cái nôi của nhân loại”.
Giáo dục môi trường trong nhà trường lại càng có ý nghĩa quan trọng, được
xem là một trong những biện pháp hàng đầu để bảo vệ môi trường có hiệu quả.
Giáo dục môi trường sẽ giúp con người có nhận thức đúng đắn về môi trường,
về việc khai thác sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và có ý thức thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Nhà trường là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những người

chủ tương lai của đất nước, những người sẽ làm nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục
sau này. Nếu họ có đầy đủ những nhận thức về bảo vệ môi trường, thì từ khi
đang học trên ghế nhà trường và cho đến khi ra đời, dù họ làm việc gì, ở bất cứ
nơi đâu, bất kì cương vị hoạt động nào, cũng đều có thể thực hiện nhiệm vụ bảo
vệ môi trường một cách có hiệu quả.
Ở trường THCS, việc truyền thụ kiến thức giáo dục môi trường đến học
sinh thuận lợi và hiệu quả nhất vẫn là hình thức tích hợp và lồng ghép vào các
môn học. Bên cạnh những kiến thức từ nội dung bài học, các em còn có thể tích
lũy được các kiến thức về môi trường từ đó hình thành ý thức bảo vệ, giữ gìn.
Hiện nay, nội dung này đã và đang được triển khai, phổ biến rộng rãi trong giờ
học kể cả chính khóa lẫn ngoại khóa, đặc biệt là lồng ghép trong các môn học
như : Công nghệ, Hóa, lý, sinh, địa, Giáo dục công dân,...
Hiện nay như chúng ta đã biết môi trường đang bị huỷ hoại nghiêm trọng, gây
nên sự mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên ảnh hưởng tới
chất lượng cuộc sống. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng
trên là do tiến trình công nghiệp hoá, sự yếu kém về khoa học xử lý chất thải, sự
thiếu ý thức, thiếu hiểu biết của con người.
Giáo dục bảo vệ môi trường là một vấn đề cấp bách có tính toàn cầu và là
vấn đề có tính khoa học, tính xã hội sâu sắc. Đặc biệt vấn đề này rất cần thiết
cho các em học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước. Làm thế nào để
hình thành cho các em ý thức bảo vệ môi trường và thói quen sống vì một môi
trường xanh - sạch - đẹp.
Ngày nay vấn đề ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái đã là
vấn đề quan tâm chung của nhân loại. Vì vậy, người ta coi vấn đề bảo vệ môi
trường là một trong các "vấn đề toàn cầu".
Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường đã được xác định chủ yếu là do
các hoạt động của con người như: Chặt phá rừng, sản xuất công, nông nghiệp,
giao thông vận tải, sinh hoạt, dân số tăng nhanh, do các phong tục tập quán của
3



người dân như đốt nương làm rẫy, canh tác, việc săn bắt động vật hoang dã, tình
trạng khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi… đã ảnh hưởng tiêu cực đến môi
trường sống trên Trái Đất gây mất cân bằng sinh thái, tài nguyên thiên nhiên
ngày một cạn kiệt, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng đe doạ chất
lượng cuộc sống, sức khoẻ của con người, khí hậu toàn cầu đang thay đổi, hạn
hán, lũ lụt, lỗ thủng tầng ôzôn, mất cân bằng sinh thái, làm tan băng, ... ảnh
hưởng đến sự phát triển kinh tế của xã hội.
Trước tình hình ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn nạn toàn cầu,
trách nhiệm không còn thuộc về riêng ai. Ngành Giáo dục cùng chung tay với xã
hội trong việc giáo dục, tuyên truyền người dân phòng chống ô nhiễm môi
trường.
Môn Công nghệ nông nghiệp được đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông
ngoài việc cung cấp kiến thức khoa học cho học sinh cũng góp phần giáo dục
học sinh có ý thức bảo vệ môi trường.
Một mặt khác, với học sinh thành phố vốn ít được tiếp xúc với thực tế sản
xuất nông nghiệp nên môn học có phần khô khan, không gây được hứng thú.
Khi giáo viên khéo léo lồng ghép về môi trường, tác dụng theo tôi nghĩ là rất
tich cực. Bắt nguồn từ thực tế đó, tôi mạnh dạn xây dựng đề tài này, mong góp
một phần nhỏ bé để hạn chế ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, trong thực tế cho
thấy việc giảng dạy Công nghệ còn mang nặng tính lí thuyết, thụ động, và chưa
phù hợp với yêu cầu xã hội. Chính vì vậy việc lồng ghép nội dung GDMT vào
môn học này vẫn chưa được sâu sát và triệt để. Vậy làm thế nào để nâng cao
hiệu quả của việc lồng ghép GDMT trong bài giảng ? Đó là vấn đề mà những
giáo viên dạy bộ môn Công nghệ chúng tôi luôn phải đặt ra. Và cũng xuất phát
từ lý do trên đã thôi thúc tôi đi vào nghiên cứu đề tài: “Lồng ghép giáo dục bảo
vệ môi trường trong giảng dạy môn Công nghệ lớp 7”.
2. Tên sáng kiến: LỒNG GHÉP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG GIẢNG DẠY MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 7


3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Mai Dung
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THCS Lũng Hòa
4


- Số điện thoại: 0976095182
Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Mai Dung
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
- Lớp 7C, 7D
6. Ngày sáng kiến được áp dụng:

Năm 2019

7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Nội dung nghiên cứu:
7.1.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy môn công nghệ 7
là điều cần thiết và quan trọng để nâng cao hiệu quả giáo dục. Đó chính là lí do
chủ yếu để nghiên cứu vấn đề này. Nội dung gồm:
- Cơ sở lí luận của việc dạy-học bảo vệ môi trường môn Công nghệ 7
- Thực tiễn của việc dạy-học bảo vệ môi trường môn Công nghệ 7
- Những biện pháp dạy-học bảo vệ môi trường môn Công nghệ 7 có hiệu quả.
7.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nhìn rõ thực trạng việc dạy-học bảo vệ môi trường môn Công nghệ 7 những
ưu điểm, nhược điểm.
- Rút ra những yêu cầu chung và bài học kinh nghiệm khi giảng dạy bảo vệ môi
trường gắn với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học môn Công nghệ.
7.1.3. Đối tượng nghiên cứu:

- Nội dung chương trình SGK.
- Sách hướng dẫn giáo viên, phân phối chương trình Công nghệ THCS, và các
tài liệu có liên quan
5


- Đối tượng HS THCS đặc biệt là HS lớp 7.
- Giáo viên dạy bộ môn Công nghệ.
7.1.4. Phương pháp nghiên cứư:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, điều tra, phán đoán.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp khảo sát đánh giá.
7.1.5. Vấn đề nghiên cứu:
* Cơ sở lý luận:
Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống
của loài người. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân
loại và của mỗi Quốc gia. Nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do
sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người.
Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất,
kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo
vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng người
và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường,
năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường
còn góp phần hình thành người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước.
* Cơ sở thực tiễn:
Công dân Việt Nam được giáo dục toàn diện về môi trường nhằm nâng
cao hiểu biết và ý thức bảo vệ môi trường. - Giáo dục về môi trường là một nội
dung của chương trình chính khóa của các cấp học phổ thông (trích điều 107,
Luật bảo vệ môi trường năm 2005) - Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường trong
các trường Trung học cơ sở: Giáo dục bảo vệ môi trường nói chung có mục tiêu

đem lại cho người học các vấn đề sau:
Hiểu biết bản chất của các vấn đề môi trường: Tính phức tạp, quan hệ
nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năng
chịu tải của môi trường; quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển, giữa
môi trường Địa phương, vùng, quốc gia với môi trường khu vực và toàn cầu.

6


Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như
một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng,
quốc gia và quốc tế. Từ đó có thái độ, cách ứng xử đúng đắn trước các vấn đề về
môi trường, xây dựng quan niệm đúng về ý thức trách nhiệm, về giá trị nhân
cách để dần hình thành các kĩ năng thu thập số liệu và phát triển sự đánh giá
thẩm mỹ.
Có tri thức, kĩ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực lựa
chọn phong cách sống, thích hợp với việc sử dụng hợp lí và khôn ngoan các
nguồn tài nguyên thiên nhiên; có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa
và giải quyết các vấn đề môi trường cụ thể nơi sinh sống và làm việc
7.1.6. Vai trò của việc lồng ghép giáo dục môi trường vào dạy học Công nghệ
Trong trường THCS, thông qua hoạt động dạy học và các hoạt động tập
thể, việc lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh hết sức đa
dạng và hiệu quả. Với chủ trương xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, một
không gian xanh, sạch, đẹp, hạn chế tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường, ở các
trường học đã dấy lên phong trào thi đua trồng cây, vệ sinh làm sạch đẹp trường
lớp. Bộ môn Công nghệ được áp dụng vào thực tế rất nhiều trong tự nhiên, trong
sản xuất và trong đời sống liên quan đến môi trường.
Thông qua các bài học đa dạng, giáo viên có thể gửi gắm các thông điệp
phong phú về giữ gìn và bảo vệ môi trường, giúp các em lĩnh hội kiến thức về
giáo dục bảo vệ môi trường một cách tự nhiên, sinh động và hiệu quả. Bên cạnh

đó còn làm mới lạ nội dung bài học, giúp học sinh có hứng thú tìm tòi kiến thức
mới, tránh tình trạng khô khan, nhàm chán do đặc thù của bộ môn.
7.1.7. Phương pháp dạy học tích hợp giáo dục môi trường
- Phương pháp trần thuật: Đây là phương pháp dùng lời. Sử dụng phương pháp
này để mô tả sự vật, hiện tượng của môi trường.
VD: Kể chuyện cho HS trường hợp phun thuốc trừ sâu không đúng quy định
gây độc cho người và gia súc.
- Phương pháp giảng giải: Thường sử dụng khi giải thích các vấn đề. GV nêu ra
các dẫn chứng để làm rõ những kiến thức mới và khó về môi trường.
VD: Khi nói về hiện tượng ô nhiễm nguồn nước thì nêu rõ nguyên nhân dẫn
đến hiện tượng ô nhiễm.
- Phương pháp vấn đáp: GV đưa ra câu hỏi, HS trả lời, cũng có khi HS hỏi, GV
trả lời hoặc giữa HS và HS.
VD: Vì sao biển càng ngày càng ăn sâu vào đất liền?
7


- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan: Các phương tiện trực quan
như: Tranh ảnh, băng hình video, phim ảnh lồng ghép vào bài giảng điện tử phù
hợp với nội dung bài hoc.
- Phương pháp dạy học hoạt động theo nhóm: Lớp được chia thành các nhóm
nhỏ. Các nhóm được giao cùng nhiệm vụ hoặc các nhiệm vụ khác nhau.
- Phương pháp dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề: GV đưa ra tình huống
có vấn đề, yêu cầu HS giải quyết vấn đế. Sau đó GV nhận xét, đưa ra kết luận
- Phương pháp giao cho học sinh làm các bài tập thực hành ở nhà: Các bài tập
giúp cho học sinh vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. Vì vậy, hình
thành cho học sinh kĩ năng bảo vệ môi trường.
VD: Tìm hiểu về tình hình ô nhiễm môi trường ở địa phương do giết mổ gia
súc, gia cầm bừa bãi.
- Phương pháp thí nghiệm: Phương pháp này nhằm minh họa cho những kiến

thức đã học hoặc tìm lời giải đáp cho một vấn đề nào đó đã đặt ra.
VD: Đo độ PH của đất để biết đất chua hay đất kiềm
- Phương pháp tuyên truyền: Đa phần HS có gia đình làm nông. Giúp các em có
kiến thức BVMT tuyên truyền tới gia đình và đia phương, đóng góp vào việc
xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái, bền vững thân thiện với môi trường
VD: Hiện nay bà con nông dân ở xung quanh khu vực cánh đồng gần trường
thường xử lý rơm rạ bằng cách đem đốt gây ô nhiễm môi trường. Vậy để tận
dụng được phế phẩm trồng trọt, không gây ô nhiễm môi trường, bà con nông
dân nên xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học để làm phân bón.
Trong chương trình môn công nghệ có nhiều nội dung liên quan đến giáo dục
bảo vệ môi trường, do đó có khả năng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
thông qua dạy học bộ môn. Tích hợp ở đây được hiểu là sự kết hợp, lồng ghép
các mục tiêu khác nhau thông qua một hoạt động nào đó.
7.1.8. Thực trạng của vấn đề:
* Ưu điểm
Giữa môn công nghệ và giáo dục bảo vệ môi trường có sự giao thoa nhau
về mục tiêu, về nội dung cũng như cách thực hiện, kiến thức của môn học rất
gần gũi với thực tế, đời sống hàng ngày nên học sinh sẽ tiếp thu nhanh hơn, nhớ
kiến thức lâu hơn. Những kiến thức này ta có thể thấy nó ăn sâu vào nếp sống
của các em học sinh tạo nên những kĩ năng sống cho các em học sinh sau này.
Như vậy khi giáo viên tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào những kiến
thức này thì khả năng thành công là rất cao. Nghĩa là giáo viên đã kết dính được
8


từng hành động bảo vệ môi trường với các hoạt động sống của học sinh.
Học sinh có được sự hỗ trợ rất lớn từ phía giáo viên, sách, báo, tivi, internet…,
Từ đó các em có thể học hỏi thêm, hoặc có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi
trường.
* Tồn tại:

Qua vài năm giảng dạy bộ môn này tôi thấy rằng việc dạy học môn Công
nghệ hiện nay vẫn còn giặp rất nhiều khó khăn, nhưng trở ngại nhất là phát huy
tính tích cực của học sinh trong việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường
Thứ nhất do áp lực của kiến thức chuyên môn, thời gian…mà đôi khi
giáo viên giảng dạy ít đề cập đến các kiến thức môi trường. Nhà trường, địa
phương cần có các phong trào, hội thi về bảo vệ môi trường để có thể giúp cho
các em học sinh và mọi người nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, mà qua đó
các em sẽ có sự học tập những thói quen tốt này.
Thứ hai là vẫn tồn tại một quan niệm cố hữu cho rằng môn Công nghệ là
những môn phụ.
Thứ ba là việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong học tập
bộ môn Công nghệ còn nhiều hạn chế một phần là do chính những cơ chế,
những quy định từ cấp trên. Môn Công nghệ chưa bao giờ được chọn là môn dự
thi các cấp. Ý thức trách nhiệm của mỗi giáo viên trong việc thực hiện các
phương pháp dạy học phù hợp trong đó phải nói đến phương pháp lồng ghép
giáo dục bảo vệ môi trường để đem lại hiệu quả cho tiết dạy cũng như chất
lượng bộ môn ngày một nâng cao. Mỗi một GV – HS phải hiểu rõ sự nguy hại
của việc thi gì học nấy sẽ làm cho học vấn của học sinh bị què quặt, thiếu toàn
diện.....
7.1.9. Các biện pháp để giải quyết vấn đề:
* Nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về giáo dục môi trường trong dạy học
Công nghệ 7:
- Giáo dục môi trường trong nhà trường nhằm đạt đến mục đích cuối
cùng là trang bị cho học sinh một ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với sự phát
triển bền vững của Trái Đất. Một khả năng cảm thụ, đánh giá vẻ đẹp của nền
tảng đạo lí môi trường, một nhân cách được khắc sâu bởi nền tảng đạo lí môi
trường.
- Là một thực thể mang tính xuyên suốt trong các môn học, giáo dục
9



môi trường mang lại cơ hội cho học sinh khám phá môi trường và hiểu biết
về các quyết định của con người liên quan đến môi trường. Giáo dục môi
trường cũng tạo cơ hội để hình thành sử dụng các kĩ năng liên quan đến cuộc
sống hôm nay và ngày mai của các em.
- Vấn đề giáo dục môi trường ở nhà trường làm cho học sinh và giáo
viên có ý thức thường xuyên và luôn nhạy cảm đối với mọi khía cạnh của
môi trường. Thu nhận được những thông tin và kiến thức cơ bản về môi
trường và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hoạt động con người và môi trường.
Phát triển những kĩ năng cơ bản bảo vệ và gìn giữ môi trường, kĩ năng dự
đoán, phòng tránh và giải quyết những vấn đề môi trường nảy sinh. Tham gia
tích cực vào những hoạt động khôi phục, bảo vệ và gìn giữ môi trường, có ý
thức về tầm quan trọng của môi trường trong sạch đối với sức khoẻ con
người, với chất lượng cuộc sống chúng ta.
* Xây dựng hoạt động giáo dục trong dạy học:
- Giáo dục môi trường thông qua chương trình giảng dạy vào các môn học
như môn công nghệ 7 ở 4 phần: Trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản.
- Giáo dục môi trường được triển khai như một hoạt động độc lập: Tổ chức
hội thi về bảo vệ môi trường.
7.2. Vận dụng:

Tiết 10
Bài 13 - PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu và giải thích nội dung, vài trò của từng nguyên tắc phòng, chống sâu,
bệnh hại cây trồng.
- Nêu được nội dung và vai trò của biện pháp canh tác phòng, trừ sâu bệnh
hại, biện pháp sử dụng giống chống sâu, bệnh.


10


- Nêu được nội dung công việc và ưu, nhược điểm của biện pháp thủ công
phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.
- Chỉ ra được những ưu, nhược điểm của phương pháp hóa học phòng trừ
sâu, bệnh hại; trình bày được những cách dùng thuốc hóa học có hiệu quả trừ
sâu, bệnh an toàn cho người và sinh vật, bảo vệ được môi trường đất, nước,
không khí. Nêu được những biện pháp an toàn khi sử dụng thuốc.
- Trình bày được nội dung phòng trừ sâu hại bằng biện pháp sinh học và ưu,
nhược điểm của phương pháp này.
- Giải thích được nội dung của biện pháp kiểm dịch thực vật và nêu được vai
trò của biện pháp này trong hệ thống các biện pháp bảo vệ thực vật.
2. Kỹ năng:
- Biết vận dụng những biện pháp đã học vào việc phòng trừ sâu bệnh tại vườn
trường hay ở gia đình.
- Phát triển kỹ năng quan sát và trao đổi nhóm.
3. Thái độ:
- Có ý thức tham gia tích cực cùng gia đình, địa phương phòng trừ sâu, bệnh
hại cây trồng như xử lí hạt giống, bắt sâu, bẫy đèn, bảo vệ động vật gây hại
cho sâu hại; dùng thuốc hóa học đúng kĩ thuật, hợp vệ sinh, an toàn lao động,
đảm bảo vệ sinh sản phẩm trồng trọt và bảo vệ môi trường đất, nước, không
khí.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, tài liệu tham khảo, bảng phụ, CNTT…
2. Học sinh: Học bài cũ. Đọc bài 13 SGK. Các nhóm sưu tầm tranh ảnh, tư liệu
về ô nhiễm môi trường do các loại thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật, lợi ích
về môi trường của phương pháp phòng trừ sâu hại bằng thiên địch.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là biến thái của côn trùng? Phân biệt 2 loại biến thái.
- Nêu tác hại của sâu, bệnh hại (ví dụ) và những dấu hiệu thường gặp ở cây bị
sâu, bệnh phá hại.
11


3. Dạy bài mới: Vào bài: Sâu, bệnh ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát
triển của cây trồng và làm giảm năng suất, chất lượng nông sản. Vậy làm thế
nào để phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng? Đây là nội dung của bài học hôm
nay chúng ta tìm hiểu.
Hoạt động của GV và HS

Nội dung bài học

Hoạt động 1:
- Cho học sinh đọc các nguyên tắc
phòng trừ sâu bệnh hại ( SGK)
+ Khi tiến hành phòng trừ sâu, bệnh
cần đảm bảo các nguyên tắc nào?

I. Nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh
hại

HS: 3 nguyên tắc SGK.

- Phòng là chính

GV: Nguyên tắc “phòng là chính” có
những lợi ích gì?

HS: Ít tốn công, cây sinh trưởng tốt,
sâu bệnh ít, giá thành thấp.
GV: Trừ sớm, trừ kịp thời là như thế
nào?
HS: Khi cây mới biểu hiện bệnh sâu
thì trừ ngay, triệt để để mầm bệnh
không có khả năng gây tái phát
GV: Sử dụng tổng hợp các biện pháp
phòng trừ là như thế nào?
HS: Là phối hợp sử dụng nhiều biện
pháp với nhau để phòng trừ sâu, bệnh
hại.
- GV: Giảng giải thêm cho học sinh
hiểu rõ hơn về các nguyên tắc đó.
- HS: Lắng nghe
- GV: Kết luận, ghi bảng.
- HS: Ghi bài.
Hoạt động 2:

- Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và
triệt để
- Sử dụng tổng hợp các biện pháp
phòng trừ

II. Các biện pháp phòng trừ sâu
bệnh hại.

- GV dùng bảng phụ, nhấn mạnh tác
1. Biện pháp canh tác và sử dụng
dụng phòng trừ sâu bệnh hại của 6 biện

giống chống sâu bệnh hại.
pháp đã nêu trong SGK.
- Hướng dẫn học sinh thảo luận ghi và
12

- Vệ sinh đồng ruộng


bảng phụ theo mẫu bảng SGK

- Làm đất

- Gọi đại diện một nhóm lên bảng trình
bày, nhóm khác nhận xét

- Gieo trồng đúng thời vụ

- GV kết luận

- Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp


- Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung
hình vẽ sau:

- Luân phiên- thay đổi các loại cây
trồng
trên cùng một đơn vị diện tích
- Sử dụng giống chống sâu bệnh


- Hướng dẫn HS quan sát hình vẽ sau:

2. Biện pháp thủ công.

- Dùng tay hay vợt bắt sâu, bẩy đèn,
bả độc để diệt sâu hại.
? Kể tên và công dụng các biện pháp
thủ công phòng trừ sâu, bệnh hại. ưu
nhược của từng biện pháp.

- Ưu: đơn giản, dễ thực hiện, có hiệu
quả khi sâu bệnh mới phát sinh.
- Nhược: hiệu quả thấp, tốn công.

- GV bổ sung, giải thích
? Ngoài hai biện pháp trên ở gia đình
và địa phương em còn sử dụng biện
pháp gì

3. Biện pháp hoá học.

GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình Dùng thuốc hoá học để phòng trừ
sau và trả lời:
sâu
bệnh hại
13


+ Ưu: diệt sâu, bệnh nhanh, ít tốn
công.

+ Nhược: gây độc cho người, cây
trồng, vật nuôi, làm ô nhiểm môi
trường (đất, nước, không khí), giết
chết các sinh vật khác ở ruộng.
+ Nêu lên các ưu và nhược điểm của
biện pháp hoá học trong công tác
phòng trừ sâu, bệnh.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 23
SGK và trả lời:
+ Thuốc hóa học được sử dụng trừ sâu
bệnh bằng những cách nào?
- HS quan sát và trả lời:
 Được dùng bằng các cách:
+ Phun thuốc: (hình 23a)
+ Rắc thuốc vào đất (hình 23b)
+ Trộn thuốc vào hạt giống (hình 23c)
? Nêu ưu nhược điểm của cách sử
dụng biện pháp hoá học để phòng trừ
sâu bệnh hại, có ảnh hưởng tới môi
trường như thế nào và giải pháp khắc
phục?
- Giáo viên cho các nhóm sinh thảo
luận và đại diện lên trình bày tư liệu
của nhóm sưu tầm được.
- Học sinh: ô nhiễm môi trường hiện
nay không riêng gì ở thành phố và
các khu công nghiệp mà còn ở các
vùng thôn, trong đó đáng ngại nhất là
tình trạng sử dụng bừa bãi các loại
thuốc trừ sâu, trừ cỏ, phân bón hóa

14


học, … không đúng cách.
Điển hình là vụ Đông Xuân thường
hay có bùng phát dịch rày nâu trên
diện rộng, phát tán rày từ giống
nhiễm lây sang các giống lúa khác
nên người nông dân thi nhau mua
thuốc bảo vệ thực vật về bơm diệt rày
vào sáng sớm và chiều tối. Do bơm
không đồng bộ, cùng cánh đồng
người bơm hôm trước, người bơm
hôm sau, lại bơm thuốc BVTV không
theo phương thức “4 đúng” nên rày
không chết mà còn phát triển thêm.
Cứ thế, ai cũng tranh nhau mua
thuốc về bơm, có diện tích bơm đến
vài lần rày vẫn không chết đành phải
thu hoạch sớm.
Mùi thuốc trừ sâu từ đồng ruộng lan
tỏa trong không khí được gió đưa vào
các khu dân cư, nồng nặc cả đêm lẫn
ngày. Tội nhất là các cụ già, trẻ em
hít phải thuốc trừ sâu bị nhức đầu, ho
khù khụ, viêm đường hô hấp mà
không biết kêu ai.
Ai cũng biết, sử dụng thuốc BVTV
không đúng cách sẽ gây hại cho môi
trường và sức khỏe con người qua

nhiều đường khác nhau (ngấm vào
nguồn nước, không khí, nhiễm vào
thức ăn, đồ uồng và vào cơ thể con
người). Thế nhưng do không hiểu
biết nên nông dân bơm thuốc BVTV
không mang đồ bảo hộ lao động, để
thuốc chảy qua bơm ngấm ướt da.
Khi bơm thuốc xong lại tắm qua loa.
Có người trong lúc bơm thuốc vẫn
15


uống rượu, hút thuốc vô tư không hề
biết nguy hiểm.
Trong sản xuất rau, một số hộ dân
không biết vô tình hay hữu ý, đã sử
dụng quá mức lượng thuốc trừ sâu,
dẫn đến dư lượng thuốc tồn đọng
người tiêu dùng.Để bảo vệ môi
trường, bảo vệ sức khỏe con người,
các cấp chính quyền và ngành chức
năng cần tổ chức tuyên truyền,
hướng dẫn nông dân cách bảo quản
một số loại thuốc BVTVcho đúng
cách.

4. Biện pháp sinh học.

GV yêu cầu 1 học sinh quan sát hình
ảnh sau:


Nuôi bọ rùa, ếch, ong mắt đỏ để diệt
trừ sâu...

GV:Thế nào là biện pháp sinh học?
HS: Sử dụng một số sinh vật như nấm, + Ưu: hiệu quả cao và không gây ô
chim, ếch, các chế phẩm sinh học để nhiễm môi trường, an toàn đối với
diệt sâu hại.
con người, hiệu quả bền vững lâu
dài.
GV: Nêu ưu, nhược điểm của biện
+ Nhược: hiệu lực chậm, giá thành
pháp sinh học?
cao, khó thực hiện.
HS trả lời
Giáo viên sửa chữa, bổ sung, ghi bảng.

5. Biện pháp kiểm dịch thực vật.

GV:Yêu cầu học sinh đọc thông tin
mục 5 và hỏi:
+ Thế nào là biện pháp kiểm dịch thực
vật?

Là sử dụng hệ thống các biện pháp
kiễm tra, xử lí những sản phẩm nông
16


- GV: bổ sung và cho biết:

Những năm gần nay, người ta áp dụng lâm nghiệp nhằm ngăn chặn sự lây
chương trình phòng trừ tổng hợp dịch lan của sâu, bệnh hại nguy hiểm.
hại cây trồng nông nghiệp, đó là sự kết
hợp một cách hợp lí các biện pháp
phòng trừ sâu, bệnh lấy biện pháp canh
tác làm cơ sở. Không coi nhẹ hay chỉ
dùng một biện pháp để phòng trừ.
- GV: Kết luận, ghi bảng.
4. Củng cố:
- Hãy nêu lên các nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại.
- Nêu lên đặc điểm của các biện pháp phòng trừ sâu bệnh.
5. Nhận xét – HDVN:
- Nhận xét về thái độ học tập của học sinh.
- HDVN: Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài 14
8. Những thông tin cần được bảo mật:
không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Cơ sở vật chất, sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập..
- Các phương tiện và tài liệu trực quan: tranh ảnh, bản đồ, mẩu vật...
- Các phương tiện kỹ thuật dạy học:
+ Phương tiện nghe nhìn: máy đèn chiếu, máy vi tính …
+ Các phương tiện trực quan khác : bảng phụ cho giáo viên và học
sinh.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến:
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Qua phương pháp dạy học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào môn Công
nghệ 7 tôi nhận thấy kết quả khả quan như sau:
Các em yêu thích môn học nhiều hơn. Những bài được lồng ghép bảo vệ

môi trường học sinh học sôi nổi hơn. Có thể ứng dụng kiến thức học được trong
môn học vào việc giữ vệ sinh trường lớp, bản thân. Phần lớn các em đã có ý
17


thức học tập bộ môn và có phương pháp học tập tốt. Điểm kiểm tra của các em
được cải thiện rõ rệt, điểm khá giỏi tăng lên.
Cụ thể:
Tổng số
7CD
86

Giỏi

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL


%

SL

%

23

26,7

50

58,2

13

15,1

0

0

Tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ Môi trường cho học sinh lớp 7 là góp
phần hình thành thái độ, hành vi ứng xử, quan niệm đạo đức, ý thức sống có
trách nhiệm trước cộng đồng của các em học sinh trước xu thế phát triển của
thời đại về môi trường.
Bằng thực tế giảng dạy và nghiên cứu sự thay đổi của chương trình và
sách giáo khoa, kết hợp áp dụng các phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực
hoá hoạt động học tập của học sinh năm học 2019 - 2020 tôi đã mạnh dạn áp
dụng sáng kiến trên trong kế hoạch giảng dạy của mình, kết hợp với các giáo

viên bộ môn khác, cùng thống nhất áp dụng sáng kiến trên vào công tác giảng
dạy ở đơn vị trường, tôi nhận thấy có nhiều hiệu quả tốt.
Đối với HS từ chỗ các em chưa có ý thức bảo vệ môi trường, thờ ơ trước
sự ô nhiễm môi trường đến ý thức tốt trách nhiệm của mình trước cộng đồng
trong việc chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ hành tinh của chúng ta như : đổ
rác đúng nơi quy định, vệ sinh chuồng trại, nhà ở, trường học, trồng, chăm sóc
và bảo vệ cây xanh. Trên cơ sở đó nhen nhóm dần cho học sinh lòng ham mê,
yêu thích bộ môn - giúp cho thầy cô giáo định hướng nghề nghiệp cho các em
học sinh khi còn trên ghế nhà trường, đồng thời các em cũng là các tuyên truyền
viên ở gia đình, bản làng.
Đối với giáo viên tự tìm tòi, nghiêm cứu học hỏi kiến thức có liên quan
đến vấn đề ô nhiễm môi trường đặc biệt là kiến thức thực có liên quan ở tại địa
phương, trong nước và trên thế giới, và ý thức đựơc tầm quan trọng của công tác
giáo dục bảo vệ môi trường cho HS, là một trong những biện pháp hữu hiệu và
có tính bền bững nhất trong các biện pháp để góp phần thực hiện mục tiêu bảo
vệ môi trường.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức , cá nhân:
Sau khi triển khai sáng kiến các giáo viên trong tổ bộ môn đều nhận thấy
đây là một sáng kiến có ích trong việc bảo vệ môi trường và thuận lợi trong công
tác giảng dạy cũng như việc học tập của học sinh.
18


Khi áp dụng sáng kiến này trong giảng dạy được các em học sinh tiếp thu
một cách hào hứng, tích cực, sôi nổi. Các em hiểu bài, nhớ được ngay kiến thức
bài học trên lớp và đặc biệt còn có thể vận dụng ngay vào đời sống.
Với kinh nghiệm cá nhân chưa nhiều, tôi rất mong nhận được sự quan
tâm, giúp đỡ, xây dựng của các đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để sáng kiến
thêm hoàn thiện, có hiệu quả, nâng cao chất lượng bộ môn Công nghệ và góp

phần thúc đẩy công cuộc đổi mới PPDH và thực hiện đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin vào dạy học. Hưởng ứng phong trào “Mỗi ngày đến trường là
một ngày vui”.
11. Danh sách những tổ chức, cá nhân tham gia áp dụng sáng kiến
SôTT

Tên tổ chức/ cá
nhân

Địa chỉ

Phạm vi/ Lĩnh
vực áp dụng sáng
kiến

1

Nguyễn Thị Mai Dung Trường THCS Lũng
Hòa

Công nghệ 7

2

Trương Trọng Khoa

Công nghệ 7

Lũng Hòa, ngày


Trường THCS Lũng
Hòa

tháng năm 2020

Lũng Hòa, ngày 20 tháng 02 năm 2020

Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Tác giả sáng kiến

Hiệu trưởng

Nguyễn Thị Mai Dung

19


20



×