Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

BÀI TẬP NHÓM LUẬT QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.79 KB, 13 trang )

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM SỐ 2
MÔN LUẬT QUỐC TẾ
Đề số 7: Anh/chị hãy phân tích cách xác định và chế độ pháp lý của vùng nước
quần đảo và eo biển quốc tế.
Nhóm 3 - Lớp K2B

Hà Nội – 2016


MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, biển và đại dương mang lại nguồn lợi rất lớn, không
chỉ về kinh tế mà biển còn có ý nghĩa vô cùng to lớn với nhiều mặt của đời sống
xã hội. Tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước lớn đều vươn ra
biển, tăng cường tiềm lực mọi mặt để khai thác và khống chế biển. Với giá trị to
lớn đó, Công ước Luật biển 1982 bằng việc định ra khung pháp lý cho các quốc
gia trong việc xác định các vùng biển và quy chế pháp lý của chúng đã đảm bảo
dung hòa lợi ích giữa các quốc gia trong hoạt động quản lý, sử dụng, khai thác và
bảo vệ môi trường biển. Công ước đã qui định một cách tổng thể chế độ pháp lý
của các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia
và không thuộc quyền tài phán quốc gia, ngoài ra còn có các quy định đối với
các vùng biển đặc thù. Các vùng biển đặc thù bao gồm Vùng nước quần đảo và
Eo biển quốc tế là những nội dung rất đặc biệt trong Công ước Luật biển 1982,
vậy cách xác định các vùng biển này như thế nào, chế độ pháp lý của chúng
được quy định ra sao,… bài viết này của nhóm sẽ tập trung làm rõ vấn đề này.

NỘI DUNG
I – VÙNG NƯỚC QUẦN ĐẢO
1.1.


Khái niệm vùng nước quần đảo:
- Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước
-

bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất

này vẫn ở trên mặt nước (khoản 1 Điều 121 Công ước Luật biển 1982).
Quần đảo là một tổng thể các đảo, kể cả các bộ phận của các đảo, các
vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan với nhau
đến mức tạo thành về thực chất một thể thống nhất về địa lý, kinh tế và

-

chính trị, hay được coi như thế về mặt lịch sử.
Quốc gia quần đảo là một quốc gia hoàn toàn được cấu thành bởi một hay
nhiều quần đảo và có khi bởi một số hòn đảo khác nữa (Điều 46 Công ước
Luật biển 1982).


-

Khái niệm vùng nước quần đảo gắn liền với học thuyết về các quốc gia
quần đảo. Vùng nước quần đảo là vùng biển nằm bên trong đường cơ sở
quần đảo dùng để tính chiều rộng lãnh hải, do quốc gia quần đảo ấn định.

1.2.

Cách xác định phạm vi:
Theo Công ước, chỉ có quốc gia quần đảo mới được xác định vùng nước


quần đảo. Các quốc gia ven biển mặc dù có thể có các đảo nhưng cũng không
được xác định vùng nước quần đảo. Có thể thấy, vùng nước quần đảo là một chế
định pháp lý đặc thù chỉ của riêng các quốc gia quần đảo. Muốn xác định được
vùng nước quần đảo trước hết cần phải vạch được đường cơ sở quần đảo bởi các
vùng lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc
gia quần đảo đều được tính từ đường cơ sở của quần đảo. Việc xác định đường
cơ sở của quốc gia ven biển (Đường cơ sở quần đảo) được quy định tại Điều 47
Công ước Luật biển 1982 có những điểm khác biệt nhất định so với đường cơ sở

-

của quốc gia quần đảo đã phần nào thể hiện tính đặc thù này.
a. Cách xác định đường cơ sở:
Đối với các Quốc gia ven biển: Các quốc gia ven biển có thể xác định đường cơ
sở thẳng theo phương pháp đường cơ sở thông thường quy định tại điều 5 Công
ước luật biển năm 1982 hoặc đường cơ sở thẳng quy định tại điều 7 Công ước
luật biển năm 1982.
Đường cơ sở thông thường: Đường cơ sở thông thường dùng để tính chiều
để tính chiều rộng lãnh hải của một quốc gia chính là ngấn nước thủy triều thấp
nhất (trung bình nhiều năm) dọc theo bờ biển đã được thể hiện trên các hải đồ có
tỷ lệ xích lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận. Đối với các đảo
cấu tạo bằng san hô hoặc các đảo đá ngầm ven bờ bao quanh, phương pháp
đường cơ sở thông thường cũng được áp dụng.

-

Quốc gia quần đảo: Theo quy định trong công ước luật biển 1982 quốc gia quần
đảo chỉ có thể xác định đường cơ sở theo phương pháp đường cơ sở thẳng được
quy định tại Điều 47.1: “Một quốc gia quần đảo có thể vạch các đường cơ sở



thẳng của quần đảo nối liền các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi
đá lúc chìm lúc nổi của quần đảo…”
b. Trường hợp áp dụng phương pháp đường cơ sở thẳng:
Khác với các quốc gia quần đảo - việc áp dụng phương pháp đường cơ sở
thẳng để xác định đường cơ sở mặc nhiên được áp dụng thep quy định tại Điều
47.1, còn các quốc gia ven biển chỉ có thể áp dụng phương pháp này trong những
những trường hợp sau:
- Ở nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có một chuỗi đảo
nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển (Điều 7.1)
- Ở nơi nào bờ biển cực kỳ không ổn định do có một châu thổ và những
đặc điểm tự nhiên khác (Điều 7.2)
c.

Điều kiện khi xác định đường cơ sở thẳng:
Theo Điều 47, quốc gia quần đảo có quyền đơn phương xác định đường cơ

sở quần đảo của mình bằng phương pháp nối các điểm nhô ra nhất của các đảo
ngoài cùng thành đường liên tiếp gãy khúc. Ngoài những điều kiện giống với
điều kiện khi xác định đường cơ sở thẳng của quốc gia ven biển được quy định
tại Điều 7 Công ước Luật biển năm 1982, thì khi xác định đường cơ sở thẳng của
quốc gia quần đảo còn phải thỏa mãn những điều kiện khác được quy định tại
Điều 47 Công ước luật biển năm 1982, đó là:
-

Một quốc gia quần đảo có thể vạch các đường cơ sở thẳng của quần đảo
nối liền các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi đá lúc chìm
lúc nổi của quần đảo, với điều kiện là tuyến các đường cơ sở này bao lấy
các đảo chủ yếu và xác lập một khu vực mà tỷ lệ diện tích nước đó với đất,
kể cả vành đai san hô, phải ở giữa tỷ lệ số 1/1 và 9/1. Để tính được tỷ lệ

nước và đất, các vùng nước trên trong các bãi đá ngầm bao quanh các đảo
và vành đai san hô, cũng như mọi phần của một nền đại dương có sườn
dốc đất đứng, hoàn toàn hay gần như hoàn tàn do một chuỗi đảo đá vôi


hay một chuỗi các mỏm đá lúc chìm lúc nổi bao quanh, có thể được coi
-

như là một bộ phận của đất.
Chiều dài của các đường cơ sở này không vượt quá 100 hải lý; tuy nhiên
có thể tối đa 3% của tổng số các đường cơ sở bao quanh một quần đảo nào

-

đó có một chiều dài lớn hơn nhưng không quá 125 hải lý.
Các đường cơ sở không thể kéo dến hay xuất phát từ các bãi cạn lúc chìm
lúc nổi, trừ trường hợp tại đó có xây đặt các đèn biển hay các thiết bị
tương tự thường xuyên nhô trên mặt biển hoặc trừ trường hợp toàn bộ hay
một phần bãi cạn ở cách hòn đảo gần nhất một khoảng cách không vượt

-

quá chiều rộng lãnh hải.
Tuyến các đường cơ sở này không được tách xa rõ rệt đường bao quanh

-

chung của quần đảo.
Một quốc gia quần đảo không được áp dụng phương pháp kẻ các đường
cơ sở khiến cho các lãnh hải của một quốc gia khác bị tách rời với biển cả

hay với một vùng đặc quyền kinh tế.

1.3.

Chế độ pháp lý:
Điều 49 Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 đã quy định rõ ràng

Chế độ pháp lý của các vùng nước quần đảo cùng với vùng trời ở trên cũng như
đáy biển tương ứng và lòng đất dưới đáy biển đó. Khoản 1, 2 Điều 49 Công ước
xác định các quốc gia quần đảo có chủ quyền đối với vùng nước quần đảo, bất kể
chiều sâu và khoảng cách xa bờ của chúng thế nào. Đồng thời, Chủ quyền này
được mở rộng đến vùng trời trên vùng nước quần đảo, cũng như đến đáy vùng
nước đó và lòng đất tương ứng và đến các tài nguyên ở đó.
Không giống với các quốc gia ven biển, việc xác định đường cơ sở quốc
gia quần đảo không trực tiếp xác định được phạm vi của nội thủy mà chỉ là cơ sở
để vạch ra đường xác định nội thủy sau này theo theo quy định tại Điều 50: “Ở
phía trong vùng nước quần đảo, quốc gia quần đảo có thể vạch những đường
khép kín để hoạch định ranh giới nội thủy của mình theo đúng các Điều 9, 10, và


11.”. Như vậy có thể tạm coi, các quốc gia quần đảo có tới “hai đường cơ sở”,
một đường cơ sở nhằm xác định lãnh hải và một đường cơ sở nhằm xác định nội
thủy.
Trong vùng nước quần đảo, quốc gia quần đảo có chủ quyền của mình.
Tuy nhiên khi thực hiện chủ quyền này các quốc gia quần đảo cũng phải tuân
theo các điều kiện nhất định như sau:
-

Quốc gia quần đảo có nghĩa vụ tôn trọng các điều ước hiện hành đã được ký kết
với các quốc gia khác và thừa nhận các quyền đánh bắt hải sản truyền thống và

những hoạt động chính đáng của các quốc gia láng giềng trong một số khu vực
thuộc vùng nước quần đảo của nước mình. Các điều kiện và thể thức thực hiện
các quyền và các hoạt động này, kể cả tính chất, phạm vi của chúng và các khu
vực thực hiện các quyền và các hoạt động nói trên, được xác định theo yêu cầu
của bất cứ quốc gia nào trong các quốc gia hữu quan qua các điều ước tay đôi
được ký kết giữa các quốc gia đó. Các quyền này không thể chuyển nhượng hay
chia sẻ cho các quốc gia thứ ba hay cho các công dân của các quốc gia ấy (Theo
Điều 51.1 Công ước Luật biển 1982). Như vậy, có thể thấy, quốc gia quần đảo
bên cạnh việc thực hiện chủ quyền đối với lãnh thổ của mình, vẫn phải tôn trọng
quyền lợi của các quốc gia khác trong việc đánh bắt hải sản hay các hoạt động

-

khác theo như quy định của Công ước.
Cũng theo Điều 51 Công ước luật biển, quốc gia quần đảo phải tôn trọng các dây
cáp ngầm hiện có của những quốc gia khác đặt và đi qua các vùng nước của quốc
gia quần đảo mà không đụng đến bờ biển của mình. Ngoài ra quốc gia quần đảo
còn phải cho phép những quốc gia đó bảo dưỡng và thay thế các đường dây
cáp này sau khi họ được thông báo trước về vị trí của chúng và về những công

-

việc bảo dưỡng hay thay thế dự định sẽ được tiến hành.
Theo Điều 52, 53 của Công ước, tàu thuyền của tất cả các quốc gia đều được
hưởng quyền đi qua không gây hại trong vùng nước quần đảo và quyền đi qua
vùng nước quần đảo.


“Đi qua không gây hại” là việc đi qua nhưng không đi vào nội thủy,
một cách liên tục và nhanh chóng mà không làm phương hại đến hòa bình,

trật tự hay an ninh của quốc gia đó đã được quy định trong Mục 3 Phần II
đối với các Quốc gia ven biển. Quốc gia quần đảo có nghĩa vụ tôn trọng
quyền “Đi qua không gây hại” của các quốc gia khác trong vùng nước
quần đảo. Tuy nhiên, trong những trường hợp nhất định, quốc gia quần
đảo có thể tạm đình chỉ việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước
ngoài trong các khu vực nhất định thuộc vùng nướcquần đảo của mình,
nếu biện pháp này là cần thiết để bảo đảm an ninh của nước mình, nhưng
không có sự phân biệt đối xử về mặt pháp lý hay về mặt thực tế giữa các
tàu thuyền nước ngoài. Việc đình chỉ này chỉ có hiệu lực sau khi được
công bố theo đúng thủ tục (Điều 52.2).
Còn “Đi qua vùng nước quần đảo” là việc các tàu thuyền và phương
tiện bay thực hiện không bị cản trở, theo phương thức hàng hải, hàng
không bình thường và theo đúng Công ước, các quyền hàng hải và hàng
không của mình, với mục đích duy nhất là quá cảnh liên tục và nhanh
chóng giữa một điểm của biển cả hay một vùng đặc quyền kinh tế. Trong
các vùng nước quần đảo và lãnh hải tiếp liền, quốc gia quần đảo có quyền
ấn định các đường hàng hải và các đường hàng không cụ thể ở vùng trời
phía trên các đường này để các tàu thuyền và phương tiện bay nước ngoài
được đi qua nhanh chóng và liên tục.
Như vậy, vùng nước quần dảo có quy chế pháp lý gần giống với nội thủy
của các quốc gia viên biển, chỉ trừ quy chế qua lại không gây hại. Qua trên, có
thể thấy, các quy chế pháp lý về vùng nước quần đảo trong Công ước Luật biển
1982 bảo vệ quyền lợi của các quốc gia khác (bao gồm cả quốc gia không có
biển), tạo ra sự cân bằng về lợi ích giữa các quốc gia này.
II – EO BIỂN QUỐC TẾ


2.1.

Khái niệm eo biển quốc tế

Eo biển quốc tế là phần thu hẹp tự nhiên của biển mà tàu thuyền và

phương tiện bay qua được điều chỉnh bằng luật quốc tế (Công ước về luật biển
1982); hoặc eo biển quốc tế là các đường biển tự nhiên nối các biển, các đại
dương với nhau và được sử dụng cho giao thông hàng hải quốc tế. Eo biển quốc
tế là đường ngắn nhất không chỉ nối các lục địa và các nước với nhau mà còn nối
giữa các miền của một nước. hay có thể hiểu một cách đơn giản eo biển là phần
giải nước hẹp nối hai biển ở giữa hai mảng lục địa với nhau, giống như biển hoặc
vịnh và cũng là một phần của đại dương.
2.2.

Đặc điểm của eo biển quốc tế:
Eo biển quốc tế có 3 đặc điểm cơ bản sau đây:
Một là, được tạo thành giữa một bên là đảo, một bên là lãnh thổ trên đất

liền của một nước nếu như phía bên kia của đảo cũng là đường hàng hải quốc tế
thuận tiện để ra biển cả;
Hai là, nằm giữa một bên là biển cả và một bên là lãnh hải hay vùng đặc
quyền kinh tế của nước khác;
Ba là, có nhiều eo biển quốc tế là đường dẫn tới biển kín (eo biển Ban
Tích, eo biển Hắc Hải…) có quy chế pháp lý riêng được quy định bằng các điều
ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế.
2.3.

-

Một số eo biển trên thế giới:
Eo biển hormuz: Nằm giữa vịnh Oman phía đông nam và vịnh Ba Tư ở tây
nam, nằm trên bờ biển phía bắc là Iran và trên bờ biển phía nam là Các
Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Musandam.



-

Eo biển Malacca: nằm giữa bán đảo Malaysia và đảo Sumatra, nối Biển
Đông và Ấn Độ Dương.


Eo biển bering: phân cách châu Á và Bắc Mỹ, nằm giữa mũi Dezhnev,

-

điểm cực đông của châu Á và mũi Prince of Wales, điểm cực tây của châu
Mỹ.

Quy chế pháp lý của eo biển quốc tế:

2.4.

Điều 34 Công ước Luật Biển 1982 quy định: chế độ đi qua các eo biển
dùng cho hàng hải quốc tế không ảnh hưởng gì, về bất cứ phương diện nào khác,
đến chế độ pháp lý của các vùng nước các eo biển này, cũng như đến việc các
quốc gia ven eo biển thực hiện chủ quyền hay quyền tài phán của mình ở các
vùng nước ấy, ở đáy biển tương ứng và lòng đất dưới đáy biển, cũng như vùng
trời trên các vùng nước đó.
Theo Công ước Luật Biển 1982, tại các eo biển quốc tế này, áp dụng
nguyên tắc quyền quá cảnh. Tàu thuyền và phương tiện bay của các quốc gia
được hưởng quyền tự do hàng hải và tự do hàng không chỉ với mục đích duy
nhất là đi qua liên tục và nhanh chóng qua eo biển giữa một bộ phận của biển cả



hoặc một vùng đặc quyền kinh tế và một bộ phận khác của biển cả hoặc một
vùng đặc quyền kinh tế. Tuy nhiên, đòi hỏi quá cảnh và liên tục và nhanh chóng
không ngăn cấm việc đi qua eo biển để đến lãnh thổ của một quốc gia ven eo
biển, để rời khỏi hoặc lại đến lãnh thổ đó, theo các điều kiện cho phép đến lãnh
thổ của quốc gia đó.
Quyền quá cảnh này được áp dụng cho cả tàu thuyền và phương tiện bay.
Tàu thuyền được hưởng quyền tự do hàng hải và phải tôn trọng các tuyến đường
hàng hải và hệ thống phân chia luồng giao thông do các quốc gia ven eo biển xác
lập phù hợp với các quy định quốc tế đã được công nhận chung. Các phương tiện
bay thực hiện quyền tự do bay theo quy định của pháp luật quốc tế. Trong khi
thực hiện quyền quá cảnh qua eo biển quốc tế, các tàu thuyền và phương tiện bay
phải có nghĩa vụ:
-

Không được có hoạt động nào khác ngoài những hoạt động cần thiết cho

-

sự quá cảnh liên tục và nhanh chóng;
Tuân thủ các quy định, thủ tục và tập quán quốc tế đã được chấp nhận
chung về an toàn hàng hải nhất là Quy tắc quốc tế phòng ngừa đâm va trên
biển, ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển do các tàu

-

thuyền gây ra;
Các phương tiện bay phải tôn trọng các quy định về an toàn bay của Tổ
chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) đề ra, phải thường xuyên liên
lạc chặt chẽ và liên tục với cơ quan quản lý Vùng thông báo bay (FIR) do


-

ICAO chỉ định;
Tàu ngầm đi qua eo biển quốc tế ở trạng thái chìm cần duy trì liên lạc với
tần số điện đài quốc tế về tình trạng nguy cấp.

Quyền và nghĩa vụ của các quốc gia ven eo biển:
-

Các quốc gia ven eo biển có thể ấn định các tuyến đường hàng hải và quy
định cách phân chia luồng giao thông trong các eo biển quốc tế khi nhu


cầu và hoàn cảnh thực tế đòi hỏi với điều kiện phải có thỏa thuận với tổ
-

chức quốc tế có thẩm quyền;
Có quyền đưa ra các văn bản pháp lý liên quan đến quyền quá cảnh qua eo
biển. Quyền này chỉ được giới hạn trong các lĩnh vực sau:
+Đảm bảo an toàn và an ninh hàng hải
+ Ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự sự ô nhiễm môi trường biển;
+ Việc cấm đánh bắt hải sản đối với các tàu đánh bắt hải sản;
+ Việc xếp dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu thuyền

-

trái với các quy luật và quy định hải quan, thuế khóa, nhập cư hay y tế.
Các quốc gia ven eo biển có nghĩa vụ không được gây trở ngại cho việc
quá cảnh, đồng thời phải thông báo đầy đủ về mọi mối nguy hiểm đối với

hàng hải trong eo biển hoặc đối với lưu thông hàng không trên eo biển mà
các quốc gia này đã xác định.
Công ước Luật Biển 1982 cũng có quy định riêng về chế độ đi qua không

gây hại đối với các eo biển dùng cho hàng hải quốc tế có các đặc điểm:
a) Nằm ngoài phạm vi áp dụng của chế độ quá cảnh theo Điều 38 khoản 1:
eo biển do lãnh thổ đất liền của một quốc gia và một hòn đảo thuộc quốc gia này
tạo thành và ở ngoài khơi hòn đảo đó có một con đường đi trên biển cả, hay có
một con đường đi qua một vùng đặc quyền kinh tế cũng thuận tiện như thế về
phương diện hàng hải và về các đặc điểm thủy văn;
b) Nằm giữa một bộ phận của biển cả hay một vùng đặc quyền kinh tế và
lãnh hải của một quốc gia khác.

KẾT LUẬN
Có thể nói, quy chế pháp lý các vùng biển của Công ước Luật biển 1982
được hình thành trên cơ sở sự dung hoà về lợi ích giữa các quốc gia. Cùng với
quá trình hội nhập quốc tế ngày càng phát triển hiện nay, khi những triển vọng to
lớn về sử dụng biển của nhân loại đã trở thành một trong những vấn đề nóng
bỏng của thời đại, đụng chạm tới cả quyền lợi chính trị, kinh tế, thương mại và
pháp luật của các quốc gia thì việc tìm ra một tiếng nói chung là vấn đề vô cùng


khó khăn và nan giải. Mỗi quy định đều có thể mang lại lợi ích cho quốc gia này
đồng thời gây thiệt hại cho quốc gia khác. Vấn đề là cần phải có sự thoả hiệp lợi
ích giữa các quốc gia và chính các nguyên tắc và quy phạm của Công ước Luật
biển 1982 đã được xây dựng trên cơ sở đó, dù rằng, công việc này gặp không ít
khó khăn. So với Công ước quốc tế của hội nghị Luật biển lần thứ nhất năm
1958, Công ước 1982 đã giải quyết được một cách khá cơ bản những vấn đề đặt
ra của Luật biển quốc tế hiện đại. Quy chế pháp lý các vùng biển nói riêng và
Công ước Luật biển 1982 nói chung thực sự là một thành tựu trong lĩnh vực Luật

biểnquốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

Công ước của Liên hợp quốc năm 1982 về Luật biển.
Trường Đại học kiểm sát Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, Nxb. CAND, Hà

4.

Nội.
TS. Lê Mai Anh (chủ biên), Luật biển quốc tế hiện đại, Nxb. Lao động, Hà
Nội, 2005.



×