Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

BÀI TẬP NHÓM CÔNG PHÁP QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.58 KB, 15 trang )

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM MÔN
CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
Đề bài: anh/chị hãy bình luận về chế định bảo lưu điều ước quốc tế trong
pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
Nhóm 3 - Lớp K2B

Hà Nội - 2016

1


I.MỞ ĐẦU
Sự hình thành và phát triển của các quốc gia là một trong những bước ngoặt lớn của
nhân loại, do vậy đã xuất hiện được sự giao lưu văn hóa giữa các nước với nhau
nhằm tạo nên một sự phát triển mạnh mẽ giữa các nước. Tuy nhiên không phải lúc
nào các mối quan hệ ấy cũng tốt đẹp và luon luôn hòa bình với nhau. Lịch sử đã
chững kiến rất nhiều cuôc chiến đẫm máu do sự xung đột lợi ích giữa các quốc gia
với nhau về các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa...đó là một điều tất yếu xảy
ra.
Trong giai đoạn hiện nay, vì sự phát triển chung của toàn thế giới, với sự phát triển
khoa học kĩ thuật và khoảng cách địa lí không còn là vấn đề các mối quan hệ trở
nên đa dạng hóa. Do vậy nó đặt ra yêu cầu phải thể chế hoá và thống nhất hóa các
quy định để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ hợp tác giữa các quốc
gia. Chính vì vậy, các điều ước quốc tế đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đó.

II. Khái niệm điều ước quốc tế và Luật điều ước Quốc tế
1.Điều ước quốc tế
a. khái niệm


Theo công ước Viên năm 1969 về Luật Điều ước quốc tế thì : Điều ước quốc tế là
thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể của
luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thỏa thuận đó được ghi nhận
trong một văn kiện duy nhất hay hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau, cũng
như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của những văn kiện đó. Như vậy, điều ước
quốc tế là văn bản pháp lý quốc tế, do các quốc gia và chủ thể khác của luật
quốc tế thoả thuận xây dựng nên, nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau, thông qua các quy phạm gọi là quy phạm
điều ước. Điều ước quốc tế có thể là phổ cập hoặc không phổ cập, toàn cầu
2


hoặc khu vực, đa phương hoặc song phương.
2.Luật điều ước quốc tế.
a. Khái niệm
Điều ước quốc tế và Luật điều ước quốc tế là hai khái niệm độc lập, nhưng chúng
lại có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ. Đó là mối quan hệ nội dung và hình thức
trong đó Điều ước quốc tế là nộ dung còn Luật điều ước quốc tế là hình thức của
mối quan hệ quốc tế. Lời nói đầu của Công ước viên 1969 đã viết : “ Công nhận
tầm quan trọng ngày càng tăng của các điều ước là nguồn của pháp luật quốc tế và
là phương tiện để phát triển sự hợp tác hòa bình giữa các nước, không tính đến các
chế độ Hiến pháp và xã hội khác nhau của các quốc gia “ từ đây ta có thể thấy để
phát huy hiệu quả trong điều chỉnh các quan hệ quốc tế cần phải có một khung
pháp lí làm chuẩn mực cho quá trình kí kết và thực hiện điều ước quốc tế. Do vậy,
Luật điều ước quốc tế đã ra đời.
Luật điều ước quốc tế là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc tế
bao gồm tổng thể các nguyên tắc và các quy phạm pháp luật quốc tế nhằm điều
chỉnh quan hệ kí kết và thực hiện điều ước quốc tế giữa các chủ thể luật với nhau.
Chủ thể của Luật điều ước qốc tế
xác định chủ thể của Luật điều ước quốc tế là xác định các đối tượng tham gia vào

các hoạt động kí kết, gia nhập điều ước quốc tế. Chủ thể này gồm:
a. Các quốc gia:
- Đây là chủ thể cơ bản của luật điều ước quốc tế và có các quyền năng pháp lí
được pháp luật quốc tế quy định, trong đó có quyền tham gia vào quá trình xây
dựng hoặc gia nhập các điều ước quốc tế. Thông qua hoạt động kí kết điều ước
quốc tế, các quốc gia đã đóng góp vào sự hình thành các quy phạm pháp luật quốc
tế chứa đựng trong các điều ước quốc tế.
b. Các tổ chức quốc tế liên chính phủ:
- Đây là chủ thể đặc biệt của Luật quốc tế. Cơ sở ra đời của các chủ thể này là một
3


điêù ước quốc tế được kí kết giữa các quốc gia thành viên của tổ chức đó. Quyền
năng của các tổ chức liên chính phủ dựa vào Điều lệ, Hiến chương, quy chế...thành
lập nên tổ chức đó quyết định. Căn cứ vào chức năng, nhiemj vụ, quyền hạn của
mình các tỏ chức sẽ tiế nhành kí kết các điều ước quốc tế xuất pháp từ quyền năng
chủ thể luật quốc tế của mình. Tổ chức quốc tế có thể kí kết các điều ước với từng
quốc gia , kể cả với quốc gia trong và ngoài tổ chức đó, ngoài ra, giữa các tổ chức
với nhau cũng có thể kí kết điều ước quốc tế với nhau.
c. Các thực thể khác của Luật điều ước quốc tế
Mặc dù trong Công ước viên 1969 không đề cập đén chủ thể này, nhưng
trong thực tế các thực thể này cũng tham gia tích cực và rộng rãi vào nhiều mặt của
đời sống sinh hoạt quốc tế. Tuy không phải là chủ thể cơ bản của Luật quốc tế,
nhưng các quốc gia đấu tranh giành độc lập, quyền tự quyết đã đóng góp cho sự
phát riể nhào bình thế giới. Khi tham gia các điều ước quốc tế, các thực thể này
bằng những hành động tích cực đã thực thi nghiêm chỉnh các cam kết quốc tế và
kêu gọi cộng đồng quốc tế tuân theo các cam kết đó.

III, Các chế định liên quan đến bảo lưu điều ước quốc tế.
Bảo lưu lần đầu tiên được luật hóa trong công ước 1969 từ điều 19 đến 23. Việc

luật hóa chế định bảo lưu điều ước quốc tế có ý nghĩa to lớn đối với quan hệ quốc
tế, đặc biệt là nó tác động một cách trực tiếp tới việc hội nhập kinh tế khu vực và
quốc tế. sở dĩ nói như vậy là bởi vì nếu như trước đây việc tham gia một điều ước
quốc tế, đặc biệt là các điều ước mà một số quốc gia chưa đủ điều kiện tham gia
hoặc vi phạm hiến pháp của quốc gia đó sẽ là rào cản để cho các quốc gia có thể đạt
được một thỏa thuận chung với nhau thì nay với việc có chế định về bảo lưu điều
ước quốc tế thì đó là một thuận lợi không hề nhỏ cho các quốc gia có thể dễ dàng
đạt được một thỏa thuận chung với nhau, làm cho quan hệ quốc tế trở nên thuận lợi
và “nhộn nhịp” hơn. Một ví dụ đơn giản như: khi một số các quốc gia muốn ký kết
4


với nhau một điều ước về vấn đề bảo vệ môi trường thì có những tiêu chuẩn mà
một số quốc gia không thể nào đáp ứng vào thời điểm hiện tại (tiêu chuẩn về lượng
khí thải: các nước đang phát triển có nền công nghiệp đang nở rộ, nhưng máy móc,
công nghệ chưa hiện đại có lượng khí thải cao không thể cải thiện vấn đề này trong
ngày một ngày hai được mà cần quá trình lâu dài) thì các nước này có quyền bảo
lưu điều ước có liên quan đến vấn đề đó cho đến khi tình hình trong nước có thể
đáp ứng được những điều kiện, tiêu chuẩn mà điều ước đặt ra.
Theo công ước viên 1969 về luật điều ước quốc tế: “Bảo lưu điều ước quốc tế là
hành động đơn phương bất kể cách viết hặc tên gọi như thế nào của một quốc gia
đưa ra ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc ra nhập điều ước đó, nhằm qua đó loại trừ
hoặc thay đổi hiệu lực của một hoặc một số quy định của điều ước trong việc áp
dụng chúng đối với quốc gia đó”. tuy nhiên cũng theo công ước viên 1969, quốc
gia chỉ có quyền tuyên bố bảo lưu đó không bị cấm trong điều ước và phù hợp với
khác thể và mục đích của điều ước.
Theo đó có thể hiểu: Bảo lưu điều ước quốc tế là hành vi pháp lý đơn phương của
quốc gia nhằm loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực của một hoặc một số điều khoản nhất
định của điều ước. Những điều khoản đó gọi là những điều khoản bị bảo lưu.
Trên thực tế việc bảo lưu điều ước quốc tế diễn ra khá phổ biến: khi ký công ước

điện tử viễn thông quốc tế năm 1959 đã có 29 quốc gia bảo lưu và các tuyên bố. khi
Nga gia nhập công ước viên 1969 đã bảo lưu khoản 3 điều 20 và khoản b điều 45 sẽ
không có hiệu lực đối với nga vì không phù hợp với thực tiễn quan hệ quốc tế. việt
nam cũng đã bảo lưu rất nhiều điều ước quốc tế vì có liên quan đến chính sách đối
ngoại hay luật pháp trong nước như: điều 5 công ước về quyền trẻ em; điều 20, 26,
44, 66 của công ước Liên hợp quốc chống tham nhũng năm 2003…
Và bảo lưu được thừa nhận là quyền của các chủ thể luật quốc tế, tuy nhiên quyền
này không phải là tuyệt đối. Quốc gia có thể đưa ra tuyên bố bảo lưu vào thời điểm
quốc gia thực hiện các hành vi nhằm xác nhận sự ràng buộc của một điều ước đối
với quốc gia đó. Cũng theo Công ước Viên 1969, quốc gia chỉ được phép đưa ra
5


tuyên bố bảo lưu khi sự bảo lưu đó:
- Không bị cấm ngay trong điều ước (Ví dụ: Công ước Luật Biển cấm các
quốc gia bảo lưu bất kỳ điều khoản nào của Công ước).
- Phù hợp với đối tượng và mục đích của điều ước.
- Việc bảo lưu điều ước quốc tế chỉ có thể được thực hiện đối với các điều ước
quốc tế đa phương.
- Đối với các điều ước quốc tế song phương, việc một bên đưa ra tuyên bố bảo
lưu sẽ được coi như một đề nghị thỏa thuận lại, ký kết điều ước mới.
* Trình tự thực hiện bảo lưu
- Trong trường hợp điều ước quốc tế quy định rõ điều khoản nào được bảo lưu thì
việc bảo lưu đới với điều khoản đó không cần tới sự đồng ý rõ ràng và riêng biệt từ
phía các quốc gia ký kết khác. Khi đó, quốc gia sẽ chỉ tuyên bố bảo lưu trong phạm
vi mà điều ước cho phép.
- Riêng với trường hợp điều ước quốc tế không có điều khoản quy định liên quan
đến bảo lưu thì: Việc bảo lưu phải được tất cả các quốc gia thành viên chấp nhận
nếu số quốc gia đàm phán có hạn hoặc việc thi hành toàn bộ điều ước là điều kiện
dẫn tới sự chấp nhận ràng buộc của các bên đối với điều ước.;

một bảo lưu coi như được một quốc gia chấp nhận nếu quốc gia đó không phản đối
trong vòng 12 tháng kể từ ngày nhận được thông báo về bảo lưu; nếu điều ước quốc
tế là văn kiện về thành lập tổ chức quốc tế thì bảo lưu phải được sự chấp thuận của
cơ quan có thẩm quyền của tổ chức
- Việc tuyên bố bảo lưu, sự phản đối bảo lưu và sự đồng ý với bảo lưu phải được
thể hiện dưới hình thức văn bản và thông báo một cách công khai cho các quốc gia
thành viên, riêng trường hợp đồng ý bảo lưu có thể được thể hiện dưới dạng im
lặng.
- Quốc gia tuyên bố bảo lưu có quyền rút bảo lưu trong bất kỳ thời gian nào. Trong
trường hợp này, sự đồng ý từ phía các quốc gia công nhận bảo lưu là không cần
thiết.
6


- Tuyên bố về phản đối bảo lưu cũng có thể được quốc gia tuyên bố hủy bỏ vào bất
kỳ thời gian nào nhưng phải đựoc thể hiện dưới hình thức văn bản.
* Hệ quả pháp lý của bảo lưu
Bản chất của bảo lưu không nhằm đưa các điều khoản bị bảo lưu ra khỏi nội dung
của một điều ước quốc tế, nhưng về tổng thể quan hệ giữa các quốc gia thành viên
của một điều ước sẽ thay đổi trong phạm vi có bảo lưu. Theo đó,
- Quan hệ giữa quốc gia bảo lưu và quốc gia chấp nhận bảo lưu được thực hiện
bằng các điều ước quốc tế, trừ các điều khoản liên quan đến bảo lưu.
- Quan hệ giữa quốc gia bảo lưu và quốc gia phản đối bảo lưu vẫn được điều chỉnh
bằng điều ước quốc tế đó, không loại trừ các điều khoản bảo lưu không được chấp
nhận. Tuy nhiên, từ việc phản đối bảo lưu do một quốc gia đưa ra, cũng có thể làm
cho quốc gia bảo lưu và quốc gia phản đối bảo lưu không còn tồn tại quan hệ điều
ước. Điều này phụ thuộc vào quan điểm của mỗi bên.
Thời gian và cách thức thông qua bảo lưu: tùy vào luật quốc tế và quy định của luật
quốc gia có thể qua một khoảng thời gian nhất định hoặc được thông qua bằng cách
im lặng (khi không có sự phản đối) cụ thể: 12 tháng tính từ thời điểm quốc gia

thông báo bảo lưu hoặc là kể từ ngày quốc gia ký đồng ý nội dung điều ước có hiệu
lực đối với mình. Các quốc gia đàm phán có quyền đưa ra bảo lưu với các khoảng
thời gian khác nhau và trong thực tiễn quan hệ điều ước đã có bảo lưu được thông
qua với khoảng thời gian là 90 ngày hoặc có khi là 6 tháng.
Rút bảo lưu là quyền của quốc gia bảo lưu nhưng cũng cần phải có sự đồng ý của
các quốc gia đã thông qua nó và bảo lưu đó phải phù hợp với nội dung điều ước.
liên xô rút bảo lưu không công nhận quyền tài phán bắt buộc của tòa án quốc tế về
giải quyết tranh chấp; về giải thích và áp dụng các điều ước: công ước chống tội ác
diệt chủng 1948; công ước các quyền về chính trị đối với phụ nữ 1952,… vì bảo
lưu làm thay đổi tính pháp lý của điều ước, do đó quốc gia rút bảo lưu cần thông
báo cho các bên điều ước biết để họ không chịu trách nhiệm khi vi phạm các điều
khoản đã bảo lưu. Nếu điều ước không có quy định gì khác thì việc rút bảo lưu sẽ
7


có hiệu lực ngay khi các quốc gia đàm phán nhận được thông báo về rút bảo lưu
(khoản 3). Trong trường hợp cần thiết, do rút bảo lưu nên cần một khoảng thời gian
nhất định để luật quốc nội cho phù hợp với điều ước và giai đoạn này không cần
thiết phải kéo dài do đã có dự báo khi ký đưqt, thường thì việc rút bảo lưu ít diễn ra
trong thực tiễn quan hệ điều ước.
Chế định bảo lưu trong pháp luật việt nam
Lần đầu tiên những quy định về bảo lưu ĐƯQT được cụ thể hóa trong luật việt nam
là ở pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước được ubtvqh thông qua vào ngày
20/8/1998. Cụ thể tại điều 15 và 16 của pháp lệnh này quy định về việc bảo lưu và
rút bảo lưu, pháp lệnh này được thông qua đã đáp ứng được một phần đòi hỏi của
đất nước trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. tuy nhiên trong quá trình
thực hiện pháp lệnh trong thực tiễn thì pháp lệnh vẫn còn những tồn tại cần phải
được khắc phục, chính vì vậy mà Luật ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT đã
được quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/06/2005. Không như pháp
lệnh năm 1998, Luật ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT quy định một cách rõ

ràng và chi tiết hơn về việc bảo lưu ĐƯQT, theo đó tại chương IV của luật này quy
định về bảo lưu của nước CHXHCNVN và thông báo bảo lưu, chấp nhận hoặc
phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài, quy định về rút bảo lưu hoặc rút phản
đối bảo lưu.
Khái niệm bảo lưu trong pháp luật việt nam:
Theo khoản 11, điều 2 Luật ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT năm 2005 thì:
“Bảo lưu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tuyên bố của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập
điều ước quốc tế nhiều bên nhằm loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực pháp lý của một
hoặc một số quy định trong điều ước quốc tế khi áp dụng đối với nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Các quy định cụ thể về quá trình bảo lưu ĐƯQT của việt nam được quy định tại
chương IV của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT năm 2005, theo đó:
8


- Vấn đề bảo lưu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy
định tại điều 54:
“1. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm nêu rõ kiến nghị đưa ra bảo lưu đối với điều
ước quốc tế nhiều bên, yêu cầu, nội dung, thời điểm tuyên bố bảo lưu trong tờ trình
Chính phủ về việc ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế nhiều
bên được phép bảo lưu và có điều khoản mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam cần tuyên bố bảo lưu.
2. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm nêu rõ kiến nghị chính thức khẳng định lại bảo
lưu đối với điều ước quốc tế nhiều bên mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
tuyên bố khi ký điều ước quốc tế đó trong tờ trình Chính phủ về việc phê chuẩn
hoặc phê duyệt điều ước quốc tế nhiều bên.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia
nhập điều ước quốc tế nhiều bên có quyền quyết định việc bảo lưu điều ước quốc tế
đó”.

- Vấn đề thông báo về bảo lưu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
được quy định tại điều 55:
“1. Cơ quan đề xuất phối hợp với Bộ Ngoại giao thông báo cho cơ quan lưu chiểu
điều ước quốc tế nhiều bên về bảo lưu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khi ký điều ước quốc tế đó.
2. Bộ Ngoại giao thông báo cho cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên về
bảo lưu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời hạn mười lăm
ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về
việc phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế có điều khoản mà Việt
Nam tuyên bố bảo lưu hoặc phải khẳng định lại bảo lưu đã tuyên bố khi ký điều
ước quốc tế đó.
3. Bộ Ngoại giao thông báo cho các cơ quan nhà nước hữu quan về ngày có hiệu
lực của tuyên bố bảo lưu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với
điều ước quốc tế trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được thông báo
9


của cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên”.
Vấn đề chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài được quy định
tại điều 56:
“1. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm nêu rõ yêu cầu, nội dung chấp nhận hoặc phản
đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài; kiến nghị thời điểm đưa ra chấp nhận hoặc
phản đối bảo lưu và hậu quả pháp lý của việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu
trong tờ trình Chính phủ về việc ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước
quốc tế nhiều bên trong trường hợp điều ước quốc tế nhiều bên được phép bảo lưu
nhưng phải có sự chấp nhận của các bên ký kết đối với bảo lưu được đưa ra.
2. Trong trường hợp bên ký kết nước ngoài đưa ra bảo lưu đối với điều ước quốc tế
nhiều bên sau khi cơ quan đề xuất trình Chính phủ về việc ký, phê chuẩn, phê duyệt
hoặc gia nhập điều ước nhiều bên thì cơ quan đề xuất có trách nhiệm trình bổ sung
về việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ

Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức hữu quan.
3. Hồ sơ của cơ quan đề xuất trình bổ sung về việc chấp nhận hoặc phản đối bảo
lưu quy định tại khoản 2 Điều này bao gồm:
a) Tờ trình của cơ quan đề xuất có những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Bản sao điều ước quốc tế nhiều bên, bản dịch điều ước quốc tế bằng tiếng Việt;
c) ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức hữu quan;
d) Các tài liệu cần thiết khác”.
- Các vấn đề khác liên quan đến thẩm quyền quyết định chấp nhận hoặc phản
đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài; trình tự, thủ tục trình, quyết định
chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài; thông báo về
việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài; rút bảo lưu
hoặc rút phản đối bảo lưu được quy định tại các điều 57, 58, 59 và 60 của
Luật ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT.
Trong đó có đề cập đến trình tự, thủ tục trình, quyết định chấp nhận hoặc phản đối
bảo lưu của bên ký kết nước ngoài đối với điều ước quốc tế nhiều bên được thực
10


hiện tương tự quy định tại Điều 38 của Luật này:
Điều 38. Trình tự, thủ tục trình, quyết định phê chuẩn điều ước quốc tế:
1. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ
chức hữu quan về việc phê chuẩn điều ước quốc tế trong thời hạn mười lăm ngày,
kể từ ngày nhận được bản chính hoặc bản sao điều ước quốc tế quy định tại Điều
29 của Luật này.
2. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm
trả lời bằng văn bản cho cơ quan đề xuất trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày
nhận được văn bản lấy ý kiến.
3. Cơ quan đề xuất trình Chính phủ để Chính phủ trình Chủ tịch nước về việc phê
chuẩn điều ước quốc tế trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được trả lời
bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức hữu quan.

4. Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định phê chuẩn điều ước quốc tế trong thời
hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ về việc phê chuẩn điều ước quốc
tế.
5. Chủ tịch nước xem xét, quyết định phê chuẩn điều ước quốc tế trong thời hạn
mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Chính phủ trình hoặc trình Quốc
hội phê chuẩn điều ước quốc tế chậm nhất là ba mươi ngày trước ngày khai mạc kỳ
họp Quốc hội.
6. Quốc hội quyết định phê chuẩn điều ước quốc tế tại kỳ họp Quốc hội.
Và cũng theo điều 57 của luật này thì điều ước của cơ quan nào quyết định ký,
quyết định phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập thì do cơ quan ấy quyết định chấp
nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài đối với điều ước quốc tế đó.
Tuy nhiên thẩm quyền này chỉ áp dụng với ba cơ quan đó là: Quốc hội, Chính phủ
và Chủ tịch nước.
Một số điều ước quốc tế mà việt nam đã bảo lưu:
- Tại công ước Geneva năm 1949 nước ta bảo lưu các điều: điều 10 về cải
thiện tình trạng thương binh bệnh binh và những người bị đắm tàu thuộc lực
11


lượng vũ trang trên bộ; điều 11 về việc đối xử với tù binh…
- Ngoài ra còn một số công ước mà nước ta có bảo lưu như:
 công ước Tokyo năm 1963: khoản 1, điều 24.
 công ước Lahaye năm 1970: khoản 2, điều 12.
 công ước Montreal 1971: khoản 4, điều 14.
 công ước về tội phạm chiến tranh và tội ác chống nhân loại: điều 9 và điều
12.
 công ước quốc tế và các quyền Dân sự, Chính trị: mục 1, điều 26 và mục 1,
điều 48.
 Công ước Vienna năm 1961 (bảo lưu khoản 2, điều 37 vào ngày 31/05/1980
sau đó chủ tịch nước rút bảo lưu vào 07/09/1993).

* ● Tác động của tuyên bố bảo lưu với hiệu lực của điều khoản tranh chấp và điều
ước quốc tế đã kí kết. Bảo lưu điều ước quốc tế không nhằm đưa các điều khoản bị
bảo lưu ra khỏi nội dung của một điều ước nhưng về tổng thể, quan hệ giữa các
thành viên sẽ thay đổi trong phạm vi có bảo lưu. Sự thay đổi liên quan đến bảo lưu
khác nhau tùy thuộc vào việc phải đối hoặc chấp thuận bảo lưu. Như vậy trong
trường hợp trên việc quốc gia A tuyên bố bảo lưu thay đổi còn tùy thuộc vào việc
phải đối của các bên còn lại là B, C và D. Từ việc phản đối của một quốc gia đưu
ra, có thể là cho quốc gia bảo lưu và quốc gia phản đối bảo lưu không có quan hệ
điều ước hoặc không áp dụng điều khản bảo lưu giữa hai bên. Còn đối với những
điều khản còn lại quan hệ vẫn diễn ra bình thường. Đối với nhiều thành viên, bảo
lưu là một giải pháp pháp lý để giải quyết hài hòa lợi ích riêng của quốc gia với lợi
ích khi tham gia điều ước, qua đó góp phần tăng số lượng thành viên tham gia để
điều ước có điều kiện hình thành và phat huy vai trò điều chỉnh các quan hệ quốc tế
nảy sinh Tác động của bên chấp thuận bảo lưu. Đối với bên im lặng theo quy định
tại khoản 5 Điều 20 công ước quốc tế quy định: “. Nhằm những mục đích của các 2
khoản 2 và 4 và trừ khi điều ước có quy định khác, một bảo lưu được coi như được
12


một quốc gia chấp nhận nếu quốc gia này không phản đối bảo lưu sau 12 tháng kể
từ ngày nhận được thông báo về bảo lưu đó hoặc vào ngày quốc gia này biểu thị sự
đồng ý chịu sự ràng buộc của điều ước, nếu hành động này xảy ra sau ngày bảo lưu
được đưa ra.” Khi đó im lặng sẽ được coi là chấp thuận bảo lưu, như vậy quốc gia
B nếu sau 12 tháng không có quan điểm rõ dàng thì sẽ đồng nghĩa với việc chấp
thuận bảo lưu . Tác động của bên phản đối bảo lưu.Theo quy định tại điểm b khoản
4 điều 20 công ước quốc tế năm 1969 quy định “Việc một quốc gia ký kết khác
phản đối một bảo lưu không cản trở việc điều ước có hiệu lực giữa quốc gia phản
đối bảo lưu và quốc gia đề ra bảo lưu trừ khi quốc gia phản đối bảo lưu bày tỏ ý
định ngược lại của mình” - Do đó quan hệ giữa quốc gia tuyên bố bảo lưu và quốc
gia phải đối bảo lưu nhưng không đồng thời phải đối hiệu lực của điều ước thì quan

hệ điều ước giữa hai bên diễn ra bình thường trong tình huống mà đầu bài đã cho
quốc gia C phản đối bảo lưu, tuy nhiên không phải đối hiệu lực của điều ước do đó
quan hệ điều ước diễn ra bình thường. - Đối với trường hợp phản đối tuyên bố bảo
lưu đồng thời phải đối hiệu lực điều ước trong quan hệ giữa hai bên như vậy quan
hệ điều ước giữa hai bên không diễn ra, do vậy trong tình huống bên A và bên D
quan hệ điều ước không diễn ra, và khi có tranh chấp xảy ra không đươc áp dụng
điều khoản bảo lưu trong quan hệ giữa hai bên. Trong trường hợp điều ước quốc tế
quy định các điều khoản mà các quốc gia có thể tuyên bố bảo lưu thì các quốc gia
chống bảo lưu có quyền tuyên bố không áp dụng điều ước nói chung trong quan hệ
với quốc gia bảo lưu.
 Theo xu hướng chung của sự phát triển quốc tế là khu vực hóa, toàn cầu hóa
nền kinh tế thế giới, Việt Nam cũng như các nước khác đang bước nhanh vào
tiến trình hội nhập. Quan hệ giữa các quốc gia diễn ra hết sức đa dạng, khác
biệt về văn hóa, cùng các điều kiện về chính trị, kinh tế, xã hội. Điều ước
quốc tế ra đời nhằm duy trì và ổn định tương đối trật tự pháp lý quốc tế, bình
đẳng giữa các quốc gia, hài hòa giữa lợi ích quốc tế với lợi ích quốc gia.
13


Đồng thời bảo đảm các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được thực thi và
tuân thủ.
 Hàng năm, mỗi quốc gia ký kết hàng trăm điều ước quốc tế, nên việc bảo lưu
một số nội dung cụ thể nào đó của điều ước là việc làm đương nhiên khi điều
ước có hiệu lực với chính họ. Để hiểu rõ về vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế,
nhóm xin chọn đề tài “Bảo lưu điều ước quốc tế và thực tiễn thực hiện tại
Việt Nam”.
 Xem xét về phương diện lịch sử, điều ước quốc tế ra đời muộn hơn so với
tập quán quốc tế. Tuy nhiên, với những ưu điểm riêng của mình, hiện nay
điều ước quốc tế đã và đang trở thành một trong những loại nguồn cơ bản
của luật quốc tế và được sử dụng như là một công cụ chủ yếu để điều chỉnh

hầu hết các quan hệ hợp tác giữa các chủ thể của luật quốc tế.


Căn cứ vào các quy định của luật quốc tế và thực tiễn sinh hoạt quốc tế, điều
ước quốc tế được hiểu "là thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa
các quốc gia và các chủ thể luật quốc tế và được luật quốc tế điều chỉnh,
không phụ thuộc vào việc thỏa thuận đó được ghi nhận trang một văn kiện
duy nhất hay hai hoặc nhiều văn kiện có quan hệ với nhau, cũng như không
phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của những văn kiện đó".

 Hệ quả pháp lý của bảo lưu điều ước quốc tế:
Bản chất của bảo lưu không nhằm đưa các điều khoản bị bảo lưu ra khỏi nội
dung của một điều ước quốc tế, nhưng về tổng thể quan hệ giữa các quốc gia
thành viên của một điều ước sẽ thay đổi trong phạm vi có bảo lưu. Theo đó,
- Quan hệ giữa quốc gia bảo lưu và quốc gia chấp nhận bảo lưu được thực
hiện bằng các điều ước quốc tế, trừ các điều khoản liên quan đến bảo lưu.
- Quan hệ giữa quốc gia bảo lưu và quốc gia phản đối bảo lưu vẫn được điều
14


chỉnh bằng điều ước quốc tế đó, không loại trừ các điều khoản bảo lưu không
được chấp nhận. Tuy nhiên, từ việc phản đối bảo lưu do một quốc gia đưa ra,
cũng có thể làm cho quốc gia bảo lưu và quốc gia phản đối bảo lưu không
còn tồn tại quan hệ điều ước. Điều này phụ thuộc vào quan điểm của mỗi
bên.

15




×