Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.51 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TPHCM

NGUYỄN THỊ THU HÀ

TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TPHCM

NGUYỄN THỊ THU HÀ

TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM - CHI NHÁNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Bùi Quang Tín

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


TÓM TẮT LUẬN VĂN
1. Về ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bình Phước chủ yếu là tín dụng và huy động vốn, huy động vốn là một
trong những nghiệp vụ mang lại lợi nhuận cao và an toàn cho hệ thống ngân hàng
thương mại.
Huy động vốn là một trong các kênh tạo nguồn vốn cho NHTM, nó đóng vai
trò quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động của Ngân hàng và đóng một vai trò to lớn
trong việc trung chuyển vốn cho nền kinh tế, giúp đồng vốn được sử dụng hiệu quả,
đúng đối tượng và đúng mục đích. Nền kinh tế muốn đạt được tốc độ tăng trưởng
cao thì nguồn lực về vốn là rất quan trọng. Do vậy, vấn đề tăng trưởng huy động
vốn của các Ngân hàng thương mại để phục vụ phát triển kinh tế xã hội đang rất cấp
thiết.
Thực tế hiện nay hệ thống NHTM Việt Nam vẫn chưa khai thác hiệu quả
nguồn vốn trong dân cư, tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài. Mặc khác, Kinh
tế Việt Nam đang trên đà phát triển, một loạt các Ngân hàng thương mại ra đời
trong thời gian qua, cùng với sự gia nhập vào thị trường tài chính Việt Nam ngày
càng sâu và rộng của các Ngân hàng nước ngoài. Cuộc cạnh tranh, chạy đua giữa
các Ngân hàng thương mại đã thực sự bắt đầu và ngày càng khốc liệt khi mà thị
phần đang dần bị chia nhỏ. Đứng trước những thách thức đó, Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung, Chi nhánh Bình Phước nói riêng phải nổ
lực tạo ra lợi thế cạnh tranh cho riêng mình trong tất cả hoạt động kinh doanh của
ngân hàng, đặc biệt với hoạt động huy động vốn trong giai đoạn hiện nay.

Với ý nghĩa quan trọng của nguồn vốn đối với phát triển kinh tế và mở rộng
quy mô hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, tôi chọn đề tài: “Tăng cường
hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam - Chi nhánh Bình Phước” để làm luận văn Thạc sỹ kinh tế của mình.


Đây không phải là đề tài mới vì trước đó đã có nhiều tác giả nghiên cứu vấn
đề này. Tuy nhiên xét về đối tượng và phạm vi nghiên cứu khác nhau nên đề tài
không trùng với các công trình đã được công bố trước đó.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Khái quát về cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng.
-Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bình Phước.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường công tác huy
động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bình
Phước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động huy động vốn.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam - Chi nhánh Bình Phước trong thời gian từ năm 2010 đến 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như: thống
kê, so sánh, tổng hợp và phân tích để thực hiện đề tài này.
5. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận nhằm đưa ra các giải pháp góp phần tăng
cường hoạt động huy động vốn ngân hàng dựa trên cơ sở chắt lọc và tổng hợp nhiều
ý kiến khác nhau từ các nguồn tài liệu sách, tạp chí chuyên ngành về các vấn đề có
liên quan, và theo quan điểm cá nhân người thực hiện đề tài.
Về mặt thực tiễn đề tài cung cấp các thông tin cần thiết về huy động vốn sẽ
giúp các nhà quản trị ngân hàng, cán bộ ngân hàng nhìn thấy thực trạng huy động

vốn tại ngân hàng mình với môi trường kinh doanh hiện đại trong điều kiện hội
nhập quốc tế. Đề tài cũng đề xuất một số giải pháp thiết thực và phù hợp với thực
tiễn nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn, từ đó giúp các nhà quản trị ngân hàng
tập trung nguồn lực đưa ra chính sách và các chiến lược phù hợp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Nguyễn Thị Thu Hà
Sinh ngày 05 tháng 06 năm 1978
Quê quán: Tiền Giang
Là học viên cao học khoá 15-Tây Nam Bộ của Trường Đại Học Ngân hàng
TP.HCM
Tôi xin cam đoan đề tài “Tăng cường hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bình Phước” này chưa từng được
trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công
trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, chính xác và có
nguồn gốc rõ ràng, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc
các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ
trong luận văn.
TP Hồ Chí Minh, ngày

tháng 08 năm 2015

Người viết

Nguyễn Thị Thu Hà


LỜI CẢM ƠN


Qua thời gian theo học ở trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, tôi luôn nhận
được sự chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của quý Thầy Cô. Quý Thầy Cô đã truyền
đạt cho tôi về lý thuyết cũng như thực tế trong suốt thời gian học tập và làm luận
văn.
Xin cảm ơn các đồng nghiệp, Lãnh đạo Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam - Chi nhánh Bình Phước đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ, đóng góp ý
kiến và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập dữ liệu.
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến tất cả các thầy cô, Phòng Sau đại học
của Trường Đại học Ngân hàng TPHCM và Tiến sĩ Bùi Quang Tín đã tận tình
hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI…………………………………………………………………1
1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI……………………….1
1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thƣơng mại………………………………….1
1.1.2 Vai trò và chức năng của Ngân hàng thƣơng mại………………….......2
1.1.3 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng…………………….3
1.1.3.1 Huy động vốn………………………………………………………….3
1.1.3.2 Cấp tín dụng……………………………………………………………4
1.1.3.3 Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài……………………………….5
1.1.3.4 Hoạt động kinh doanh khác………………………………………….5
1.1.4 Đặc điểm dịch vụ ngân hàng…………………………………………...7
1.1.5 Các chủ thể cung cấp dịch vụ ngân hàng………………………………8
1.1.6 Các khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng…………………………...9
1.2 HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG…………………9
1.2.1 Khái niệm về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thƣơng mại.......9
1.2.2 Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thƣơng mại…………...10

1.2.2.1 Nguồn tiền gửi……………………………………………………11
1.2.2.2 Phát hành giấy tờ có giá………………………………………..13
1.2.2.3 Vay………………………………………………………………..14
1.2.2.4 Nguồn khác………………………………………………………14
1.2.3 Vai trò của huy động vốn…………………………………………14
1.2.4 Chính sách huy động vốn của Ngân hàng thƣơng mại……………15
1.2.4.1 Chính sách lãi suất ……………………………………………..15
1.2.4.2 Các dịch vụ của ngân hàng…………………………………….16
1.2.4.3 Chính sách khách hàng…………………………………………16
1.2.4.4 Công nghệ ngân hàng…………………………………………..16
1.2.4.5 Quản trị nhân sự………………………………………………..16


1.2.4.6 Marketing………………………………………………………..17
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI…………………………………………17
1.3.1 Lãi suất huy động……………………………………………………..17
1.3.2 Các hình thức huy động……………………………………………....18
1.3.3 Các dịch vụ cung ứng…………………………………………………18
1.3.4 Mức độ an toàn tiền gửi trong ngân hàng………………………….....18
1.3.5 Yếu tố tâm lý, tập quán của ngƣời gửi tiền…………………………..19
1.3.6 Các nhân tố khác……………………………………………………..19
1.4 KINH NGHIỆM HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRÊN THẾ
GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI
NHÁNH BÌNH PHƢỚC………………………………………………………19
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1……………………………………………………..24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM –
CHI NHÁNH BÌNH PHƯỚC……………………………………………………25

2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH PHƢỚC…………….25
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển………………………………………25
2.1.1.1 Sơ lược về Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam………………………………………………………………………….25
2.1.1.2 Giới thiệu Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam - Chi nhánh Bình Phước……………………………………………25
2.1.2 Các sản phẩm dịch vụ chủ yếu của Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ
và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bình Phƣớc……………………………....26
2.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ
phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bình Phước…………………26
2.1.2.2. Khái quát về hoạt động kinh doanh………………………………27


2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU
TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH PHƢỚC…………….32
2.2.1. Khái quát hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và
Phát triển Việt Nam chi nhánh Bình Phƣớc………………………………………..32
2.2.2. Quy mô nguồn vốn huy động………………………………………..33
2.2.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động…………………………………………36
2.3.3.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn…………………………….36
2.2.3.2. Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền……………………………………..38
2.2.4. Chính sách huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển
Việt Nam chi nhánh Bình Phƣớc………………………………………………….41
2.2.4.1. Chính sách lãi suất…………………………………………………….41
2.2.4.2 Các dịch vụ hỗ trợ dịch vụ huy động vốn…………………………….42
2.2.4.3 Chính sách khách hàng…………………………………………………43
2.2.4.4 Công nghệ ngân hàng…………………………………………………..48
2.2.4.5 Quản trị nhân sự……………………………………………………….50
2.2.4.6 Chính sách marketing………………………………………………….51

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI
NHÁNH BÌNH PHƢỚC……………………………………………………….52
2.3.1 Thànhtựu…………………………………………………………….52
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân……………………………………………..53
2.3.2.1 Hạn chế…………………………………………………………………..53
2.3.2.2 Nguyên nhân……………………………………………………………..59
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2……………………………………………………..64
CHƯƠNG 3: GỈAI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG HUY
ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH PHƯỚC………………….65
3.1 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG
VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC
TẾ…………………………………………………………………………………65


3.2 ĐỊNH HƢỚNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BÌNH
PHƢỚC……………………………………………………………………………70
3.3 GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM - CHI NHÁNH BÌNH PHƢỚC…………………………………………….72
3.3.1 Chính sách huy động vốn……………………………………………..72
3.3.1.1 Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt………………………………..72
3.3.1.2 Chú trọng đến chính sách khách hàng…………………………………73
3.3.1.3 Đa dạng hóa các sản phẩm cung ứng………………………………….74
3.3.2 Giải pháp về dịch vụ thanh toán quốc tế...............................................77
3.3.3 Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực…………………...78
3.3.4 Giải pháp về công nghệ trong dịch vụ ngân hàng…………………….78

3.3.5 Giải pháp về cải cách thủ tục hành chính……………………………..79
3.3.6 Giải pháp về công tác Marketing……………………………………..80
3.3.7 Giải pháp về mạng lƣới, cơ cấu tổ chức………………………………82
3.4 KIẾN NGHỊ…………………………………………………………….82
3.4.1 Kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc…………………..82
3.4.2 Kiến nghị với Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt
Nam…………………………………………………………………………….84
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3………………………………………………………86


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT

Automated teller machine

Máy rút tiền tự động

Bank for Investment and
Development of Vietnam

CAD

Đô la Úc
Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam
Đô la Canada


Checking account

Tài khoản séc

CHF

Phơ răng Thụy Sĩ

Demand deposit

Tiền gửi theo yêu cầu

DN

Doanh nghiệp

EUR

Đồng Euro

Financing

Vốn

GBP

Bảng Anh

HĐV


Huy động vốn

HKD

Đô la Hồng Kông

HongKong

Hồng - Công

ATM
AUD
BIDV

IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ Quốc tế

IOSCO

Ủy ban chứng khoán quốc tế

JPY

Yên Nhật

KCN


Khu công nghiệp

KH

Khách hàng

KT và DVTH

Kiến thiết và Dịch vụ tổng hợp

LCY

Đồng nội tệ

Malaysia

Ma - lay - si - a

Marketing

Tiếp thị

MTV

Một thành viên

NĐT

Nhà đầu tư


NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng Nhà nước


NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTW

Ngân hàng Trung ương

NOK

RM

Curon Nauy
Thiết bị chấp nhận thanh toán
thẻ ngân hàng
Ringgit Malaysia

Singapore

Sing - ga - po


SGD

Đôla Singgapore

TCTD

Tổ chức tín dụng

THB

Bath Thái

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TPCP

Trái phiếu Chính phủ

USD

Đôla Mỹ

VND

Việt Nam đồng

POS


WB

Point of Sale

World Bank

Ngân hàng Thế giới


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
THỨ TỰ

TÊN BẢNG

TRANG

Bảng 2.1

Tăng trưởng lợi nhuận của BIDV Bình Phước năm 2010 – 2014

29

Bảng 2.2

Tình hình huy động vốn BIDV Bình Phước năm 2010 – 2014

30

Bảng 2.3


Dư nợ tín dụng BIDV Bình Phước qua các năm 2010 - 2014

31

Bảng 2.4

Tỷ lệ nợ xấu của BIDV Bình Phước qua các năm 2010 – 2014

32

Bảng 2.5

Số lượng thẻ ghi nợ nội địa và thẻ tín dụng quốc tế phát hành

33

qua các năm 2010 – 2014
Bảng 2.6

Tình hình nguồn vốn, huy động vốn của NHTMCP Đầu tư và

36

Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Phước qua các năm
Bảng 2.7

Tình hình nguồn vốn huy động theo kỳ hạn gửi

38


Bảng 2.8

Tình hình huy động nguồn vốn theo loại tiền qua các năm.

40

Bảng 2.9

Tình hình huy động nguồn vốn theo loại khách hàng

41

TÊN BIỂU ĐỒ

THỨ TỰ

Biểu đồ 2.1

Huy động vốn tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam –

TRANG

36

Chi nhánh Bình Phước năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014.
Biểu đồ 2.2

Huy động vốn theo kỳ hạn NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt


39

Nam – Chi nhánh Bình Phước năm 2010, 2011, 2012, 2013,
2014
Biểu đồ 2.3

Huy động vốn theo loại khách hàng tại NHTMCP Đầu tư và

42

Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Phước năm 2009, 2010,
2011, 2012, 2013
Biểu đồ 2.4

Huy động vốn dân cư các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình
Phước năm 2014

56


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Huy động vốn là một trong các kênh tạo nguồn vốn cho NHTM, nó đóng
vai trò quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động của Ngân hàng và đóng một vai trò
to lớn trong việc trung chuyển vốn cho nền kinh tế, giúp đồng vốn được sử dụng
hiệu quả, đúng đối tượng và đúng mục đích. Nền kinh tế muốn đạt được tốc độ
tăng trưởng cao thì nguồn lực về vốn là rất quan trọng. Do vậy, vấn đề tăng
trưởng huy động vốn của các Ngân hàng thương mại để phục vụ phát triển kinh
tế xã hội đang rất cấp thiết.
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, một loạt các

Ngân hàng thương mại ra đời trong thời gian qua, cùng với sự gia nhập vào Thị
trường tài chính Việt Nam ngày càng sâu và rộng của các Ngân hàng nước
ngoài. Cuộc cạnh tranh, chạy đua giữa các Ngân hàng thương mại đã thực sự bắt
đầu và ngày càng khốc liệt khi mà thị phần đang dần bị chia nhỏ. Đứng trước
những thách thức đó, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói
chung, Chi nhánh Bình Phước nói riêng với mục tiêu trở thành Tập đoàn Tài
chính lớn trong khu vực và trên thế giới đang nổ lực tạo ra lợi thế cạnh tranh cho
riêng mình trong tất cả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt với hoạt
động huy động vốn trong giai đoạn hiện nay.
Với ý nghĩa quan trọng của nguồn vốn đối với phát triển kinh tế và mở
rộng quy mô hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, tôi chọn đề tài:
“Tăng cường hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu
tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bình Phước” để làm luận văn Thạc sỹ
kinh tế của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Khái quát cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng.
-Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bình Phước.


- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường công tác huy
động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bình
Phước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động huy động vốn.
- Phạm vi nghiên cứu: Do hoạt động huy động vốn tại một Chi nhánh
chịu giới hạn nhất định và thực tiễn huy động vốn tại BIDV Bình Phước chủ yếu
là các hình thức huy động tiền gửi (bao gồm cả phát hành giấy tờ có giá) mà
không có các hình thức huy động vốn phi tiền gửi nên đề tài chỉ giới hạn nghiên
cứu hoạt động huy động vốn dưới hình thức là huy động vốn bằng tiền gửi của

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bình Phước trong
thời gian từ năm 2010 đến 2014, trong đó đặc biệt quan tâm đến giải pháp nhằm
tăng cường hoạt động huy động vốn BIDV Bình Phước.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như: thống
kê, so sánh, tổng hợp và phân tích để thực hiện đề tài này.
5. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về tăng cường hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bình Phước, trong đó ngoài
cơ sở lý luận về huy động vốn của Ngân hàng thương mại, tác giả đã phân tích
đánh giá, tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh và thực trạng huy động vốn tại
BIDV Bình Phước trong thời gian 04 năm (2010 – 2014). Từ đó, đánh giá những
kết quả đạt được, tồn tại và rút ra được các nguyên nhân của sự tồn tại trong
hoạt động huy động vốn tại chi nhánh làm cơ sở phát triển hoạt động huy động
vốn, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm duy trì và tăng cường nguồn vốn
huy động tại BIDV Bình Phước. Ngoài ra, luận văn đã đưa ra các định hướng
phát triển đối với dịch vụ huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam cũng như định hướng của chi nhánh Bình Phước trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, luận văn cũng đề xuất các giải pháp về


chính sách huy động vốn, giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, giải
pháp về công nghệ trong dịch vụ ngân hàng, giải pháp về cải cách thủ tục hành
chính, giải pháp về công tác marketing, giải pháp về mạng lưới, cơ cấu tổ chức
để duy trì và tăng cường nguồn vốn huy động tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam chi nhánh Bình Phước.
Đây không phải là đề tài mới vì trước đó đã có nhiều tác giả nghiên cứu
vấn đề này. Tuy nhiên xét về đối tượng và phạm vi nghiên cứu khác nhau nên đề
tài không trùng với các công trình đã được công bố trước đó. Cùng với xu hướng
toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế thị trường vốn nói chung và thị trường TPCP

(TPCP) nói riêng trong thời gian qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ về
quy mô và chất lượng, trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho ngân sách
nhà nước. Vì vậy luận văn đã đề cập đến một điểm mới mà các luận văn trước
đó chưa đề cập đến là: Một số kinh nghiệm huy động vốn của các ngân hàng
trên thế giới và là bài học cho công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bình Phước. Về phần giải pháp để tăng
cường hoạt động huy động vốn thì Luận văn cũng nêu thêm “Giải pháp về dịch
vụ thanh toán quốc tế” vì hiện tại cơ cấu vốn huy động ngoại tệ của BIDV Bình
Phước rất thấp, chỉ chiếm khoảng 1%tổng vốn huy động. Do đó giải pháp phát
triển dịch vụ thanh toán quốc tế cũng là một trong những giải pháp nhằm tăng
cường hoạt động huy động vốn của BIDV Bình Phước, đặc biệt là huy động vốn
ngoại tệ trong thời gian tới; “Giải pháp về mạng lưới” cũng là một trong số điểm
mới mà các đề tài trước đó chưa đề cập vì tốc độ mở rộng mạng lưới hoạt động
của BIDV Bình Phước trên địa bàn là khá hạn chế. Vì vậy một trong các giải
pháp để nâng cao hơn nữa vị thế của BIDV và tăng cường huy động vốn đặc biệt
là vốn huy động trên thị trường dân cư là thành lập thêm mạng lưới các Phòng
giao dịch và ngân hàng tự động để khách hàng luôn dễ dàng tiếp cận với ngân
hàng và hình ảnh BIDV càng trở nên gần gũi, thân thiện hơn.
Một số luận văn có tên đề tài giống:


- Giải pháp tăng cường huy động vốn tại NH TMCP Việt Nam Thịnh
Vượng - Chi nhánh Bình Định tại Đại học Đà Nẵng năm 2012.
- Giải pháp tăng cường huy động vốn tại NH TMCP Công Thương Việt
Nam - Chi nhánh Bình Định tại Đại học Đà Nẵng năm 2013.
- Tăng cường huy động vốn tại NH TMCP Đại Dương tại Đại học Kinh
tế TP HCM năm 2011.
- Giải pháp tăng cường huy động vốn tại NH Phát triển Nhà Đồng bằng
sông Cửu Long tại Đại học Kinh tế TP HCM năm 2006.
6. Kết cấu của đề tài

Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương :
Chương 1: Cơ sở lý luận về huy động vốn của Ngân hàng thương mại;
Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bình Phước.
Chương 3: Giải pháp nhằm tăng cường hoạt động huy động tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bình Phước.


1

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

1.1.

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

1.1.1. Khái niệm về NHTM
Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn
liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển hệ thống NHTM đã có tác
động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược
lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị
trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài
chính không thể thiếu được.
Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về NHTM. Ở Mỹ: NHTM
là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong
ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã
định nghĩa: “NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là
nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác

và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng
và tài chính”. Còn trong Luật Ngân hàng của Đan Mạch năm 1930 lại định nghĩa:
NHTM là những nhà băng thiết yếu gồm các nghiệp vụ ký thác, buôn bán vàng bạc,
hành nghề thương mại và hành nghề địa ốc, các phương tiện tín dụng và hối phiếu,
thực hiện các nghiệp vụ chuyển ngân, đứng ra bảo hiểm…
Điều 4, Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 đã định
nghĩa NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng
và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế tài
chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản
là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM


2

còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch
vụ của xã hội.
1.1.2. Vai trò và chức năng của NHTM
Ba chức năng chủ yếu của NHTM là:
Chức năng trung gian tài chính
Các NHTM thực hiện việc chuyển giao vốn từ những thực thể có vốn nhàn rỗi
đến những thực thể có nhu cầu về vốn. Với tư cách người đi vay, NHTM huy động
tiền gửi và bán các công cụ tài chính ra thị trường để tạo lập nguồn vốn. Trên cơ sở
nguồn vốn này, ngân hàng cấp tín dụng cho những khách hàng có nhu cầu về vốn
tiền tệ hay mua chứng khoán…
Chức năng trung gian thanh toán
Còn được gọi là chức năng thủ quỹ cho các thực thể trong nền kinh tế. Ở các
nước có nền kinh tế phát triển, mọi cá nhân và các tổ chức kinh tế đều mở tài khoản
giao dịch tại hệ thống NHTM và các NHTM sẽ nhận nhiệm vụ thu chi theo lệnh của
chủ tài khoản. Các NHTM được thêm một nguồn vốn với chi phí thấp nhưng nguồn

vốn này thường xuyên biến động. Như vậy, để quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn
này NHTM phải tính toán tất cả các yếu tố liên quan đến thời vụ kinh doanh của các
chủ tài khoản, diễn biến kinh tế nói chung. Còn chủ tài khoản nhận thấy an toàn và
thuận tiện nhiều hơn so với việc thanh toán tiền mặt thông qua hệ thống ngân hàng.
Chức năng tạo tiền
Đây là hệ quả tất yếu của hai chức năng trên vì quá trình tạo tiền thực chất là
quá trình kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng và hoạt
động thanh toán không dùng tiền mặt của hệ thống NHTM. Từ một khoản tiền gửi
ban đầu, hệ thống NHTM tạo lượng tiền lớn hơn gấp nhiều lần số tiền gửi ban đầu
mặc dù mỗi ngân hàng vẫn chỉ cho vay trong phạm vi tiền gửi mà nó có.
Lượng tiền mà các NHTM tạo ra phụ thuộc vào số tiền dự trữ an toàn mà
NHTM đó giữ lại. Qua đó, các NHTW đã thiết lập một công cụ quản lý vĩ mô rất
hiệu quả, đó là tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng cho các TCTD. NHTW có thể căn cứ


3

vào đó để xác định khối lượng tiền cơ bản cần đưa vào lưu thông nhằm có được
mức cung tiền tệ mong muốn.
Để thúc đẩy phát triển kinh tế, NHTM có những vai trò quan trọng sau
đây:
Khi thực hiện chức năng trung gian tài chính, ngân hàng thu hút những khoản
tiết kiệm để đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp mở rộng năng lực hoạt động. Vì
vậy, ngân hàng là chiếc cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư.
NHTM là nơi tích tụ và tập trung những khoản tiền gửi nhỏ, lẻ tẻ, thời hạn
ngắn thành những khoản tín dụng lớn, thời hạn dài hơn để đầu tư vào những ngành
đang phát triển và góp phần bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận trong nền kinh tế.
Khi thực hiện chức năng thanh toán cho cá nhân và doanh nghiệp, ngân hàng
tạo hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt. Phương thức này làm giảm chi phí và
thời gian cho khách hàng. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân

hàng là: thư tín dụng, séc bảo chi, nhờ thu, thẻ tín dụng. Từ đó, tốc độ lưu thông
tiền tệ được đẩy nhanh, quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục.
1.1.3 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng
1.1.3.1 Huy động vốn
Là hoạt động đầu vào cho việc kinh doanh của các NHTM. Nó đóng vai trò
rất quan trọng đối với tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế thông qua việc cung cấp
các điều kiện thuận lợi cho việc gửi tiền nhàn rỗi của dân cư và các tổ chức kinh tế.
Nguồn vốn của NHTM gồm Tiền gửi (D – Deposit), những khoản mục nợ
khác không phải là tiền gửi trên thị trường vốn và tiền tệ (NBC-nondeposit
borrowings) và vốn chủ sở hữu (EC - Equity capital). Trong đó, tiền gửi của cá
nhân và tổ chức là nguồn huy động chính cho các ngân hàng.
Tại Việt Nam, cũng theo Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12
ngày 16/06/2010 thì hoạt động huy động vốn bao gồm việc nhận tiền gửi, phát hành
các giấy tờ có giá, vay vốn giữa các tổ chức tín dụng và vay vốn của Ngân hàng


4

Nhà nước (NHNN) dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định tại Điều 30 Luật
NHNN.
Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn
vốn của NHTM. Vốn huy động được các NHTM sử dụng để thực hiện chức năng
cấp tín dụng và kinh doanh đầu tư, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Điều đó
chứng tỏ nguồn vốn huy động có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với từng
NHTM, đồng thời nếu quy mô của nguồn vốn huy động của NHTM lớn sẽ tạo điều
kiện để mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh cho
ngân hàng. Ngoài ra việc huy động vốn sẽ kiểm soát được khối lượng tiền gửi vào
ngân hàng góp phần ổn định tiền tệ. Vì vậy huy động vốn đóng vai trò quan trọng
trong sự phát triển của các ngân hàng hiện nay.
1.1.3.2. Cấp tín dụng.

Hoạt động cấp tín dụng chính là hoạt động cho vay, chiết khấu, cho thuê tài
chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp cụ cấp tín dụng khác. Hoạt
động cấp tín dụng thường đem lại lợi nhuận chủ yếu cho các NHTM. Huy động vốn
đến từ hai thị trường: Thị trường một được coi là thị trường các tổ chức kinh tế và
dân cư, thị trường hai là TTLNH. Trên thị trường một, tuỳ theo tính chất và mục
đích của các khoản tiền gửi mà khách hàng có thể chọn các hình thức gửi tiền phù
hợp để vừa bảo đảm an toàn, thực hiện được yêu cầu thanh toán qua ngân hàng lại
vừa bảo đảm có lãi. Ở các nước đang phát triển thì nguồn huy động trên thị trường
một được coi là nguồn quan trọng, nhưng khi cần các NHTM vẫn phải đi vay thêm
trên thị trường 2 như: đi vay NHNN nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong thanh
toán; vay các TCTD khác trong tình trạng tức thời nhằm đảm bảo thanh khoản cùng
với nguồn vay mượn từ NHNN; vay trên thị trường vốn bằng cách phát hành các
giấy nợ như kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu trên thị trường vốn và thị trường tiền tệ.
Tuy nhiên hình thức vay trên thị trường vốn và thị trường tiền tệ đòi hỏi các NHTM
phải có một uy tín lớn và phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển của thị trường tài
chính.


5

Cho vay là bước chuyển tiếp từ nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu (thuở sơ
khai) sang cho vay trực tiếp đối với khách hàng, giúp họ có vốn để mua hàng dự trữ
nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu tiêu dùng…. Nền kinh tế thị
trường vận động và biến đổi không ngừng nên hàng ngày ngân hàng phải theo dõi
kịp thời diễn biến của các thị trường hàng hóa, thị trường tiền tệ, thị trường tài
chính, chứng khoán; sản lượng các sản phẩm chủ yếu của các ngành kinh tế; các
chính sách đầu tư, xuất nhập khẩu, giá vàng, giá ngoại tệ; dự báo thu hoạch mùa
màng; nhu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất...để có kế hoạch huy động vốn và tổ
chức cho vay phù hợp.
Ngoài hình thức cho vay thì bảo lãnh ngân hàng đáp ứng khả năng thanh toán

của ngân hàng cho một khách hàng có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng mình. Ngân
hàng bảo lãnh phải có uy tín trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính cho khách hàng
mua chịu hàng hóa và trang thiết bị, phát hành chứng khoán, vay vốn của các TCTD
khác…khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã
cam kết.
1.1.3.3 Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản
Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 đã định
nghĩa cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng tài khoản thanh
toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm
thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng
thông qua tài khoản khách hàng. Việc mở tài khoản giao dịch và cho phép người
gửi tiền viết séc thanh toán mua hàng hoá, dịch vụ được xem là một trong những
bước đi quan trọng nhất của công nghiệp ngân hàng. Các tiện ích thanh toán không
dùng tiền mặt (an toàn, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí) đã góp phần rút
ngắn thời gian kinh doanh và nâng cao thu nhập cho cá nhân, tổ chức kinh tế. Điều
này đã khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân gửi tiền vào ngân hàng nhờ ngân
hàng thanh toán hộ và các dịch vụ khác. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công
nghệ thông tin, nhiều thể thức thanh toán được phát triển như: nhờ thu, L/C, thanh
toán bằng điện, thẻ...


6

1.1.3.4 Hoạt động kinh doanh khác
Mua bán ngoại hối
Trong sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính ngày nay, hoạt động mua
bán ngoại tệ thường chỉ do các NHTM lớn thực hiện bởi có mức độ rủi ro cao và
yêu cầu trình độ chuyên môn cao. Đối với các nước có nền kinh tế phát triển, từ các
nghiệp vụ chuyển đổi và kinh doanh ngoại tệ, ngân hàng có thêm một khoản mục
gọi là doanh lợi hối đoái.

Bảo quản vật có giá
Đây là việc lưu giữ vàng và các vật có giá khác cho khách hàng trong kho
bảo quản của ngân hàng. Ngân hàng giữ tài sản của khách hàng và giao cho khách
hàng tờ biên nhận. Do khả năng chi trả bất cứ lúc nào cho giấy biên nhận nên đã có
một thời, giấy biên nhận kiểu này được sử dụng như tiền - dùng để thanh toán các
khoản nợ trong phạm vi ảnh hưởng của ngân hàng phát hành. Lợi ích của việc sử
dụng phương tiện thanh toán bằng giấy thay cho bằng kim loại đã khuyến khích
khách hàng gửi tiền vào ngân hàng để đổi lấy giấy chứng nhận ngân hàng. Ngày
nay, vật có giá được tách khỏi tiền gửi và ngân hàng thu được phí bảo quản.
Quản lý ngân quỹ
Các ngân hàng mở tài khoản và giữ tiền cho các doanh nghiệp, cá nhân để
quản lý việc thu chi cho doanh nghiệp, cá nhân và tiến hành đầu tư phần thặng dư
tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lợi, trái phiếu ngắn hạn và tín dụng
ngắn hạn…cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán.
Tài trợ các hoạt động của Chính phủ
Do nhu cầu chi tiêu lớn và thường là cấp bách khi thu không đủ, Chính phủ
các nước đều muốn tiếp cận với các khoản vay của ngân hàng. Ngày nay, Chính
phủ có quyền cấp giấy phép hoạt động và kiểm soát ngân hàng. Các ngân hàng
được thành lập với điều kiện phải cam kết thực hiện ở một mức độ nào đó các chính
sách của Chính phủ và tài trợ cho Chính phủ. Các ngân hàng phải mua trái phiếu
của Chính phủ theo một tỷ lệ nhất định trên tổng lượng tiền gửi mà ngân hàng huy


7

động được; hoặc phải cho vay với các điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp của
Chính phủ.
Cho thuê thiết bị trung và dài hạn
Rất nhiều ngân hàng đã cho khách hàng kinh doanh quyền lựa chọn thuê các
thiết bị, máy móc cần thiết thông qua hợp đồng thuê mua, trong đó ngân hàng mua

thiết bị và cho khách hàng thuê. Hợp đồng cho thuê phải đảm bảo yêu cầu khách
hàng phải trả tới hơn 2/3 giá trị của tài sản cho thuê và được xếp vào tín dụng trung
dài hạn.
Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tƣ vấn; môi giới đầu tƣ chứng khoán
Nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã nhờ ngân hàng quản lý tài sản và quản lý
hoạt động tài chính hộ. Dịch vụ ủy thác phát triển sang cả hình thức ủy thác vay hộ,
ủy thác cho vay hộ, ủy thác phát hành, ủy thác đầu tư. Các chuyên gia về quản lý tài
chính của ngân hàng sẵn sàng tư vấn về đầu tư, quản lý tài chính, thành lập, mua
bán, sáp nhập doanh nghiệp. Các ngân hàng cũng thực hiện bán các dịch vụ môi
giới chứng khoán, cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu ... mà
không phải nhờ đến người kinh doanh chứng khoán. Ngân hàng cũng có thể thành
lập công ty chứng khoán hoặc công ty môi giới chứng khoán.
Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ đại lý
Ngân hàng thực hiện bán bảo hiểm cho khách hàng nhằm đảm bảo việc hoàn
trả trong trường hợp khách hàng gặp rủi ro về tính mạng và tài sản, mất khả năng
thanh toán. Nhiều ngân hàng do không có mạng lưới chi nhánh rộng khắp nên được
các ngân hàng khác cung cấp dịch vụ ngân hàng đại lý như thanh toán hộ, phát hành
hộ chứng chỉ tiền gửi, làm ngân hàng đầu mối cho hoạt động đồng tài trợ.
1.1.4 Đặc điểm dịch vụ ngân hàng
- Tính vô hình: là đặc điểm khác biệt giữa sản phẩm dịch vụ ngân hàng với
các sản phẩm hữu hình của các ngành sản xuất vật chất khác. Trong đó yếu tố vô
hình là chất lượng phục vụ, sự thuận tiện trong giao dịch, uy tín…hàm chứa trong
sản phẩm nhưng khách hàng khó nhận ra và khó phân biệt giữa các nhà cung cấp


8

(các ngân hàng) với đẳng cấp tương đương. Chính đặc điểm này làm cho tính cạnh
tranh của sản phẩm dịch vụ ngân hàng rất cao. Để thu hút và giữ khách hàng, các
NHTM cần tạo niềm tin, uy tín với khách hàng, đưa ra các tiện ích tăng thêm trong

từng dịch vụ và không ngừng củng cố quan hệ đối với khách hàng.
- Tính không tách rời: tính không tách rời của sản phẩm dịch vụ ngân hàng
được thể hiện trong quá trình cung ứng sản phẩm của ngân hàng. Quá trình cung
ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng thường diễn ra đồng thời với quá trình tiêu thụ.
Tương tự như dịch vụ nói chung, sản xuất và tiêu dùng dịch vụ ngân hàng không
thể tách rời. Thiếu mặt này thì sẽ không có mặt kia.
- Tính khó xác định và không ổn định: một sản phẩm dịch vụ ngân hàng mà
việc thực hiện nó dù đơn giản hay phức tạp, qui mô sản phẩm (về doanh số, số
lượng…) nhỏ hay lớn đều không đồng nhất về chất lượng dịch vụ, thời gian hoàn
thành hoặc phương thức thực hiện khi được thực hiện bởi những nhân viên ngân
hàng khác nhau. Hoặc cùng một khách hàng nhưng trong những lần giao dịch khác
nhau sẽ có những cảm nhận khác nhau về chất lượng của sản phẩm dịch vụ ngân
hàng, vì có thể sự cảm nhận khác nhau về sự thuận lợi trong các lần giao dịch, cảm
giác an toàn, tin tưởng khi giao dịch, trình độ nghiệp vụ và thái độ thực hiện giao
dịch của các nhân viên ngân hàng khác nhau. Các yếu tố này cấu thành và tạo nên
chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nhưng lại bất ổn, chịu sự tác động, chi phối
bởi hoàn cảnh khách quan và chưa lượng hóa chính xác được, ví dụ như cùng một
nhân viên, thực hiện cùng một nghiệp vụ nhưng chất lượng phục vụ khác nhau giữa
mỗi lần giao dịch do yếu tố thay đổi của sức khỏe, tâm lý, chất lượng công nghệ khi
thực hiện giao dịch.
1.1.5 Các chủ thể cung cấp dịch vụ ngân hàng
Theo đà phát triển của nền kinh tế và tác động của hội nhập kinh tế, loại hình
cung cấp sản phẩm dịch vụ mang lại lợi ích tương tự dịch vụ ngân hàng ngày càng
đa dạng. Đặc biệt là với dịch vụ huy động tiền nhàn rỗi, chủ thể cung cấp dịch vụ
ngày càng đa dạng, gồm các NHTM (trong nước và NH nước ngoài), TCTD phi
ngân hàng, các quỹ đầu tư, bưu điện, các công ty bảo hiểm, các tổ chức kinh tế,…


×