Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

GIÁO ÁN LICH SU 8 TUAN 7 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.68 KB, 18 trang )

Tuần: 7
Tiết: 13

Ngày soạn: 6/10/2020
Ngày dạy:
BÀI TẬP LỊCH SỬ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Củng cố thêm kiến thức cho học sinh sau các bài đã học thông qua hệ thống câu
hỏi và bài tập.
- Học sinh thực hành những nội dung đã học từ phần lịch sử thế giới.
- Nêu được tình hình và đặc điểm của từng nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ
- Nhận thức sâu sắc bản chất của CNTB.
2 . Kĩ năng: Rèn luyện các loại kĩ năng lịch sử, Lập bảng thống kê, phân tích, nhận xét
các sự kiện.
3. Tư tưởng:
- Nhận thức đúng vai trò của quần chúng nông dân trong các cuộc CMTS
- Nhận thức đúng về chủ nghĩa tư bản (CNTB) có mặt tiến bộ hơn xã hội phong
kiến và mặt hạn chế của nó
4. Định hướng năng lực
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện,
hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, liên hệ thực tế.
II. BẢNG MÔ TẢ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
I. Sự biến đổi - Trình bày được những Giải thích được
trong kinh tế xã chuyển biến lớn về kinh tế, vì sao cách


hội Tây âu thế kỉ chính trị, xã hội ở Tây Âu mạng Hà Lan
XVI – XVII cuộc trong các thế kỉ XVI - XVII.
được coi là
cách mạng tư - Nêu được sự phát triển của cuộc
cách - Nhận xét
sản đầu tiên
chủ nghĩa tư bản ở Anh.
mạng tư sản được sự kiện vu
II. CMTS Anh - Trình bày được ý nghĩa lịch đầu tiên trên Sác lơ I bị xử
giữa thề kỉ XVII sử và hạn chế của cách mạng thế giới
tử
tư sản Anh.
III. CHUẨN BỊ
Bản đồ thế giới.
Bản đồ Hà Lan, Anh, Châu Âu. Hệ thống câu hỏi, bảng biểu và bài tập
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Ôn lại hệ thống kiến thức về các cuộc CMTS, CM Công nghiệp, Các
nước công nghiệp Anh, Pháp, Đức, Mỹ...
1


2. Phương thức: - Hỏi- đáp cá nhân, hợp tác nhóm hoàn thành bài tập.
3. Cách thực hiện (Tiến hành): (đánh giá kiến thức cũ được tiến hành trong quá
trình giảng dạy)

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Bài tập 1: Lập bảng thống kê các loại máy móc được phát minh và sử dụng
trong sản xuất từ thế kỉ XVIII ở Anh.
Thời gian
Máy móc được phát minh
Người phát minh
1765

* Bài tập 2:
Lập bảng niên biểu các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu trong những năm
từ 1830 đến 1871.
Thời gian
Sự kiện
Tháng 7 – 1830
1848 – 1849
1859 – 1870
1861
1864 – 1871
* Bài tập 3:
Lập bảng thống kê các sự kiện chủ yếu của phong trào công nhân từ cuối
thế kỉ XVIII đến những năm 1830-1840.
Thời
Nơi xảy ra các
Mục đích đấu tranh
Kết quả
gian
cuộc đấu tranh

*Bài tập 4:
Lập bảng so sánh về tình hình kinh tế, chính trị, đối nội, đối ngoại của các

nước đế quốc: Anh, Pháp, Đức.?

2


Tên nước

Trước 1870
Vị trí
1
2
3
4

Sau 1870
Vị trí
3
4
2
1

Anh
Pháp
Đức
Mỹ
*Bài tập 5:
Lập bảng tóm tắt tình hình các nước Anh, Pháp, Đức và Mĩ trong sản xuất
công nghiệp ở hai thời điểm: 1870 – 1913.
Lĩnh
Anh

Pháp
Đức

vực
Kinh tế
Nhận xét
chung
Chính trị
Nhận xét
chung
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP (hỏi đáp nhanh)
Câu 1. Một số địa chủ phong kiến ở Anh chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ
nghĩa, trở thành những tầng lớp nào?
A. Tư sản công nghiệp.
B. Tư sản nông nghiệp,
C. Địa chủ mới.
D. Quý tộc mới.
Câu 2. Lãnh đạo cuộc Cách mạng tư sản Anh là giai cấp và tầng lớp nào?
A. Quý tộc mới và nông dân.
B. Tư sản và thợ thủ công,
C. Quý tộc mới và tư sản.
D. Tất cả các giai cấp và tầng lớp
trên.
Câu 3. Xã hội Pháp trước cách mạng gồm có những đẳng cấp nào?
A. Tăng lữ, Quý tộc, nông dân.
B. Tăng lữ, Quý tộc, Đẳng cấp thứ ba.
C. Tăng lữ, Quý tộc, tư sản.
D. Nông dân, tư sản, các tầng lớp khác.
Câu 4. Tính chất của cuộc cách mạng Pháp 1789 là gì?
A. Cách mạng giải phóng dân tộc

B. Cách mạng tư sản
C. Cách mạng vô sản
D. Cách mạng dân chủ nhân dân
Câu 5. Một số địa chủ phong kiến ở Anh chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ
nghĩa trở thành những tầng lớp:
A. Tư sản công nghiêp
B, Tư sản nông nghiệp
C. Quý tộc mới
D Đia chủ mới
Câu 6 Trước cách mạng, ở Anh nẩy sinh ra những mâu thuẫn mới nào?
A. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ
B. Mâu thuẫn giữa nông dân với quý tộc
C Mâu thuẫn giữa quý tộc mới, giai cấp tư sản với chế độ quân chủ
D. Mâu thuẫn giữa quý tộc địa chủ với tư sản
Câu 7 Lãnh đạo cuộc cách mang tư sản Anh là tấng lớp giai cấp nào?
A. Quý tộc mới và nông dân
B. Quý tộc mới và tư sản
3


C. Tư sản và nông dân
D. Nông dân và công nhân
Hoạt động 4: VẬN DỤNG
- Nêu điểm tích cực và hạn chế của cách mạng tư sản Anh? CMTS Pháp?
Hoạt động 5: TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG (Không có)
Dặn dò: - Ôn kĩ lại các bài tập. Xem trước bài 9: Ấn Độ (TKXVIII- XX)
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
=========oOo=========

Tuần: 7
Tiết : 14

Ngày soạn: 6/10/2020
Ngày dạy: ……………….

Chương III
CHÂU Á THẾ KỈ XVIII – ĐẦU THẾ KỈ XX
4


Bài 9: ẤN ĐỘ THẾ KỈ XVIII – ĐẦU THẾ KỈ XX
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Trình bày được những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Ấn Độ nửa
sau thế kỉ XIX. Nguyên nhân của tình hình đó.
- Phân tích được những vấn đề chủ yếu trong phong trào đấu tranh giải phóng dân
tộc của nhân dân Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
2. Kĩ năng:
- Học sinh đọc và sử dụng bản đồ, trình bày và phân tích các cuộc kh.ghĩa tiêu biểu.
- Phát triển năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo;
năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp;...
3. Tư tưởng:
- Sự xâm lược, thống trị của thực dân Anh đã gây ảnh hưởng đến môi trường, kinh
tế và đời sống sản xuất của nhân dân Ấn Độ.
- Bồi dưỡng lòng căm thù đối với sự thống trị giã man, tàn bạo của thực dân Anh
đối với nhân dân Ấn Độ.

4. Định hướng năng lực
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện,
hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, liên hệ thực tế.
II. BẢNG MÔ TẢ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
ẤN
ĐỘ Nêu được quá trình thống trị của Bước đầu phân Rút ra được
THẾ
KỈ thực dân Anh ở Ấn Độ cuối thế kỉ biệt được các khái ý nghĩa sâu
XVIII
– XIX đầu thế kỉ XX, những nguyên niệm "cấp tiến" và sắc
của
ĐẦU THẾ nhân thúc đẩy phong trào đấu tranh "ôn hoà" đánh giá phong trào
KỈ XX
giải phóng dân tộc ở nước này được vai trò của đấu tranh ở
ngày càng phát triển mạnh mẽ.
giai cấp tư sản Ấn Ấn Độ thời
+ Xác định được các tầng lớp tham Độ trong cuộc đấu kì này.
gia đấu tranh giải phóng dân tộc
tranh giải phóng
dân tộc.
III. CHUẨN BỊ
Bản đồ thế giới.
Bản đồ Châu Á, Ấn Độ. Hệ thống câu hỏi, bảng biểu và bài tập
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số

..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu: Hỏi đáp nhanh những kiến thức bài học trước để chuyển ý vào bài mới.
2. Phương thức: - Hỏi- đáp cá nhân, hợp tác nhóm hoàn thành bài tập.
3. Cách thực hiện (Tiến hành): Tiến hành linh hoạt trong quá trình học bài mới.
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
5


Như chúng ta biết Ấn Độ là một nước đông dân, nằm ở phía Nam lục địa châu Á,
có nền văn hóa lâu đời, là quê hương của những tôn giáo lớn. Từ đó các nước tư bản
phương Tây nhòm ngó xâm lược nhập vào Ấn Độ. Trong đó có thực dân Anh. Vậy thực
dân Anh xâm chiếm Ấn Độ như thế nào? Chúng đã thi hành chính sách thống trị Ấn Độ
ra sao? Nhân dân Ấn Độ có cam chịu sự thống trị đó hay không? Để hiểu rõ nội dung
bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu bài mới: Bài 9
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Đơn vị KT1:
I. Sự xâm lược và chính sách
* Mục tiêu:
thống trị của Anh
- Trình bày được những nét chính về tình hình kinh
tế, chính trị, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX.
Nguyên nhân của tình hình đó.
=> PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, giải thích, trực
* Quá trình xâm lược của thực
quan...
=> KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trao đổi cặp đôi, hoặc dân Anh:

thảo luận nhóm...
- Ðến giữa thế kỉ XIX, thực dân
- GV treo bản đồ các nước châu Á (hoặc nước Ấn Anh hoàn thành việc xâm lược và
Độ) cho học sinh quan sát, xác định vị trí và giới đặt ách thống trị đối với Ấn Ðộ.
thiệu đôi nét về điều kiện tự nhiên và lịch sử nước
Ấn Độ. (là quốc gia rộng lớn, đông dân ở Nam Á,
- Ấn Ðộ phải cung cấp ngày càng
giàu có về tài nguyên, có nền văn hóa lâu đời…).
- Hỏi: Thực dân Anh đã đẩy mạnh quá trình xâm nhiều lương thực, nguyên liệu
lược Ấn Độ như thế nào? (thế kỉ XVI Anh bắt đầu cho Anh.
xâm lược Ấn Độ; thế kỉ XVII Anh gây chiến với
Pháp; đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh hoàn
thành việc xâm lược và đặt ách thống trị ở Ấn Độ.
- GV yêu cầu HS theo dõi bảng thống kê, nhận xét
về chính sách thống trị và hậu quả của nó đối với
môi trường và đời sống nhân dân Ấn Độ?
* Chính sách thống trị của thực
+ Học sinh dựa vào SGK trang 56 trả lời:
- GV nhận xét, kết luận: Qua các con số cho thấy dân Anh:
số lượng lương thực xuất khẩu tăng nhanh tỉ lệ
thuận với số người chết đói tăng nhanh. Với chính
sách khai thác vơ vét, thống trị tàn bạo của thực
dân Anh => môi trường sinh sống của Ấn Độ bị - Thực hiện chính sách “chia để
huỷ diệt, đất nước ngày càng lạc hậu, kinh tế bị trị”.
kìm hãm không phát triển được, nông dân mất đất,
đời sống nhân dân lâm vào cảnh bần cùng, chết đói
hàng loạt: Từ 1875-1900, có 15 triệu người chết
đói, nền văn minh lâu đời của Ấn Độ bị phá hoại,
quyền dân tộc thiêng liêng của nhân dân bị chà đạp
=> nhân dân Ấn Độ phải đấu tranh giải phóng dân

tộc.
6


* Thảo luận nhóm: Chính sách thống trị của thực
dân Anh ở Ấn Độ có giống với chính sách thống trị
của thực dân Pháp ở Việt Nam?
+ Các nhóm thảo luận, trình bày: Chính sách thống
trị giống nhau và rất thâm độc, áp dụng chính sách
thống trị kiểu thực dân cũ: chia để trị, vơ vét, bóc
lột kìm hãm kinh tế thuộc địa. (Ở Việt Nam thực
dân Pháp chia đất nước ra 3 miền chế độ chính trị
khác nhau).
Đơn vị KT 2:
* Mục tiêu:
- Phân tích được những vấn đề chủ yếu trong
phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân
dân Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
=> PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, giải thích, trực
quan...
=> KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trao đổi cặp đôi, hoặc
thảo luận nhóm...
- Hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ?
+ Sự xâm lược và thống trị tàn bạo của thực dân
Anh => mâu thuẫn gay gắt giữa nhân dân Ấn Độ
với thực dân Anh.
- Hỏi: Em hãy tóm tắt các phong trào giải phóng
dân tộc tiêu biểu ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đến năm
1910? (khởi nghĩa Xi-pay; sự ra đời và đấu tranh

của Đảng quốc đại; khởi nghĩa Bom-bay).
- Hỏi: Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Xipay (1857-1859)?
+ Do chính sách thống trị tàn ác của thực dân Anh;
binh lính Xi-pay bất mãn trước bọn chỉ huy Anh
bắt giam những người lính có tư tường chống đối.
- Hỏi: Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Xi-pay?
Vì sao có thể gọi khởi nghĩa Xi-pay là khởi nghĩa
dân tộc?
- Trả lời: Từ binh lính khởi nghĩa đã lôi cuốn đông
đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Từ một địa
phương khởi nghĩa đã lan rộng giải phóng nhiều
nơi.
- HS quan sát hình 41 và nhận xét tinh thần đấu
tranh bất khuất của nhân dân Ấn Ðộ.
- Hỏi: Vì sao cuộc khởi nghĩa Xi-pay thất bại?
+ Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là những phần tử quý
tộc phong kiến, vừa thiếu khả năng, tinh thần chiến

II. Phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc của nhân dân Ấn
Độ

a. Khởi nghĩa Xi-pay: (18571859).
* Nguyên nhân:
- Do chính sách thống trị hà khắc
của thực dân Anh.
* Diễn biến:
- Ngày 10-5-1857, hàng vạn lính
Xi-pay nổi dậy khởi nghĩa vũ
trang, nhưng bị thực dân Anh đàn

áp đẫm máu.
* Ý nghĩa:
- Tiêu biểu cho tinh thần bất
khuất của nhân dân Ấn Độ chống
chủ nghĩa thực dân, giải phóng
dân tộc.
b. Phong trào đấu tranh chống
thực dân Anh cuối thế kỉ XIXđầu thế kỉ XX.
- Từ giữa thế kỉ XIX, phong trào
đấu tranh của nông dân, công
7


đấu, quân đội thiếu vũ khí…
nhân đã thức tỉnh ý thức dân tộc
- Hỏi: Cuộc khởi nghĩa Xi-pay có ý nghĩa gì?
của giai cấp tư sản và tầng lớp trí
+ Tiêu biểu cho tinh thần bất khuất chống chủ thức Ấn Ðộ.
nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc.
- Hỏi: Từ giữa thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của - Năm 1885, Đảng quốc đại thành
nông dân, công nhân diễn ra như thế nào có ý nghĩa lập.
gì?
+ Thức tỉnh ý thức dân tộc của giai cấp tư sản và
tầng lớp trí thức Ấn Ðộ.
- Hỏi: Đảng quốc Đại thành lập nhằm mục đích gì?
Có những hoạt động nào? (giành tự chủ, phát triển
kinh tế dân tộc. Đánh dấu một giai đoạn mới trong
phong trào giải phóng dân tộc).
- Hỏi: Vì sao Đảng quốc Đại có sự phân hóa?
- Tháng 7- 1908, công nhân Bom+ Quá trình hoạt động, Đảng quốc đại có sự phân bay tổ chức nhiều cuộc bãi công

hoá thành hai phái: phái “ôn hoà” chủ trương thoả chính trị, xây dựng chiến luỹ
hiệp, phái “cấp tiến” do Ti-lắc cầm đầu có thái độ chống quân Anh.
kiên quyết chống Anh.
+ GV cho HS biết một số nét chính về cuộc đời và - Thực dân Anh đàn áp rất dã
hoạt động của Ti-lắc nhà cách mạng Ấn Độ (trang man.
42,43 sách tư liệu lịch sử 8).
- Hỏi: Nét mới của phong trào đấu tranh của nhân
dân Ấn Ðộ đầu thế kỉ XX là gì? (Giai cấp công
nhân tham gia ngày càng đông, tổ chức nhiều cuộc
bãi công chính trị, thể hiện tính giai cấp ngày càng
cao. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Bom-bay- đỉnh
cao của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ).
* Kết quả:
- Hỏi: Nhận xét về các phong trào giải phóng dân
tộc của nhân dân Ấn Độ cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ - Các phong trào tuy thất bại,
XX? (Phong trào diễn ra liên tục, mạnh mẽ, với sự nhưng đặt cơ sở cho các thắng lợi
tham gia của nhiều giai cấp…)
sau này của nhân dân Ấn Độ.
- Hỏi: Kết quả và ý nghĩa của các phong trào?
=> Phong trào phát triển mạnh mẽ nhưng thất bại
do sự đàn áp, chia rẽ của thực dân Anh; chưa có sự
thống nhất, chưa có đường lối đấu tranh đúng đắn.
Nhưng cổ vũ tinh thần yêu nước, thúc đẩy cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc, đặt cơ sở cho những
thắng lợi về sau này.
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
- Chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ dẫn đến hậu quả gì
- Lập bảng niên biểu về phong trào chống Anh của nhân dân ở Ấn Độ từ giữa thế kỉ
XIX đến đầu thế kỉ XX.
+ Hướng dẫn trả lời:

Thời gian
Phong trào đấu tranh
1857-1859
- Khởi nghĩa Xi-pay, binh lính cùng nhân dân đứng dậy.
8


- Khởi nghĩa vũ trang
1875-1885
Phong trào đấu tranh của nông dân và công nhân Ấn Độ, thúc đẩy
giai cấp tư sản Ấn đứng lên chống thực dân Anh.
7-1908
Cuộc bãi công ở Bom-bay-> là cuộc đấu tranh chính trị lớn đầu tiên
của giai cấp vô sản Ấn Độ.
- Kết quả và ý nghĩa các phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ.
Hoạt động 4: VẬN DỤNG.
Theo dòng lịch sử từ cuối thế kỉ XIX đến nay, tên các nước châu Á được thay đổi hay
giữ nguyên:
Trả lời: Phần lớn tên các nước Châu Á được giữ nguyên, có một số quốc gia thay đổi tên
như:
Miến Điện => Mi-an-ma
Xiêm => Thái Lan
Mã Lai => Ma-lay-xi-a
Hoạt động 5: MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO (Không có)
Dặn dò: - Về nhà học kĩ bài cũ, hoàn thành vào bảng niên biểu. Học bài và soạn
trước bài 10: Trung Quốc cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX. Âm mưu xâm lược Trung
Quốc của các nước đế quốc. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc diễn ra
như thế nào? Thống kê các phong trào tiêu biểu.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
========oOo=========

Tuần: 8
Tiết : 15

Ngày soạn: 10/10/2020
Ngày dạy: ……………….

Bài 10: TRUNG QUỐC CUỐI THẾ KỈ XIX –ĐẦU THẾ KỈ XX
9


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Nêu được những nét chính về quá trình phân chia, xâu xé Trung Quốc của các
nước đế quốc từ giữa thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX.
- Liệt kê được những nét chính: tên phong trào, thời gian, người lãnh đạo, kết quả
và ý nghĩa.
- Kể được tóm tắt tiểu sử của Tôn Trung Sơn, học thuyết Tam dân, trình bày được
nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi (1911).
- Giải thích khái niệm “Nửa thuộc địa, nửa phong kiến”.
2. Kĩ năng:
- Nhận xét, đánh giá trách nhiệm của triều đình phong kiến.
- Sử dụng bản đồ, tranh ảnh xác định được những nơi bị đế quốc xâm lược, trình
bày diễn biến.
- Phát triển năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo;
năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp;...
3. Tư tưởng:

- Sự xâm lược thống trị của các nước đế quốc đã gây ảnh hưởng đến môi trường và
sự phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân Trung Quốc.
- Phê phán triều đình Mãn Thanh, khâm phục tinh thần đấu tranh của nhân dân
Trung Quốc.
4. Định hướng năng lực
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện,
hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, liên hệ thực tế.
II. BẢNG MÔ TẢ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TRUNG
- Nêu được những - Liệt kê được những nét chính: - Giải thích
QUỐC
nét chính về quá tên phong trào, thời gian, người khái
niệm
CUỐI THẾ trình phân chia, lãnh đạo, kết quả và ý nghĩa.
“Nửa
thuộc
KỈ XIX – xâu xé Trung Quốc - Kể được tóm tắt tiểu sử của địa, nửa phong
ĐẦU THẾ của các nước đế Tôn Trung Sơn, học thuyết Tam kiến”.
KỈ XX
quốc từ giữa thế kỉ dân, trình bày được nguyên
XIX-đầu thế kỉ nhân, diễn biến, ý nghĩa của
XX.
cách mạng Tân Hợi (1911).
III. CHUẨN BỊ
- Lịch sử thế giới cận đại, SGV, Câu hỏi bài tập sử 8, chuẩn KT-KN sử 8, Hỏi đáp

sử 8…
- Bản đồ Trung Quốc trước sự xâm lược của các nước đế quốc, cách mạng Tân Hợi
1911…
- HS: Sưu tầm tranh ảnh về phong trào cách mạng của nhân dân Trung Quốc…
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
..........................................................................................................................................
10


..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu:
- Hoàn thành bảng niên biểu về các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Ấn Độ
- Kết quả và ý nghĩa các phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ.
2. Phương thức: - Hỏi- đáp cá nhân, hợp tác nhóm hoàn thành bài tập.
3. Cách thực hiện (Tiến hành):
- Lập bảng niên biểu về phong trào chống Anh của nhân dân ở Ấn Độ từ giữa thế kỉ
XIX đến đầu thế kỉ XX.
+ Hướng dẫn trả lời:
Thời gian
Phong trào đấu tranh
1857-1859
- Khởi nghĩa Xi-pay, binh lính cùng nhân dân đứng dậy.
- Khởi nghĩa vũ trang
1875-1885
Phong trào đấu tranh của nông dân và công nhân Ấn Độ, thúc đẩy
giai cấp tư sản Ấn đứng lên chống thực dân Anh.
7-1908

Cuộc bãi công ở Bom-bay-> là cuộc đấu tranh chính trị lớn đầu tiên
của giai cấp vô sản Ấn Độ.
- Kết quả và ý nghĩa các phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ.
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Là một nước lớn, đông dân, có nền văn minh lâu đời, nhưng cuối thế kỉ XIX đầu
thế kỉ XX Trung Quốc đã bị các nước đế quốc xâu xé trở thành nước nửa thuộc địa, nửa
phong kiến. Vì sao các nước đế quốc lại xâm lược Trung Quốc? Phong trào đấu tranh
của nhân dân Trung Quốc đã diễn ra như thế nào? Đạt được kết quả ra sao? Chúng ta
cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Đơn vị KT 1:
I. Trung Quốc bị các nước đế
* Mục tiêu: Nêu được những nét chính về quá trình quốc chia xẻ.
phân chia, xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc từ
giữa thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX.
- Trung Quốc là một nước lớn,
=> PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, giải thích, trực giàu tài nguyên, đông dân, có
nền văn hoá phát triển.
quan...
=> KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trao đổi cặp đôi, hoặc
thảo luận nhóm...
- GV sử dụng bản đồ Trung Quốc giới thiệu khái quát - Nữa sau thế kỉ XIX chế độ
đôi nét về đất nước Trung Quốc: kinh tế, chính trị cuối phong kiến suy yếu, mục nát,
tạo điều kiện cho Anh và các
thế kỉ XIX.
- Hỏi: Vì sao các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm nước đế quốc xâm chiếm.
Trung Quốc?
=>
+ GV hướng dẫn HS quan sát Hình 42 thảo luận cá

nhân: Nêu nhận xét về việc các nước đế quốc tranh
nhau xâu xé Trung Quốc cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ
XX? Vì sao không phải một mà nhiều nước đế quốc
=> Trung Quốc trở thành nước
cùng xâu xé Trung Quốc?
11


+ GV cho 1 => 2 học sinh trả lời, nhận xét, bổ sung
-> GV kết luận: (GV dựa vào tài liệu tham khảo SGV
để giải thích H 42 cho HS).
+ Trả lời ý 2: Trung Quốc là một đất nước rộng lớn ,
đông dân, có lịch sử lâu đời, một đế quốc khó có thể
xâu xé, xâm lược được Trung Quốc. Cho nên các nước
cùng thỏa hiệp với nhau.
- Hỏi: Sự xâm lược của các nước đế quốc bắt đầu từ
khi nào? Hậu quả?
+ HS trả lời: Từ 1840-1842, Anh gây ra cuộc chiến
tranh thuốc phiện mở đầu quá trình xâm lược Trung
Quốc. Cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản xâu xé Trung
Quốc=> Trung Quốc từ nước phong kiến độc lập trở
thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
- GV sử dụng bản đồ Trung Quốc cho học sinh lên xác
định những địa điểm Trung Quốc bị các nước đế quốc
tranh nhau xâm chiếm .
+ Hướng dẫn HS đọc khái niệm nửa thuộc địa, nửa
phong kiến.
- Hỏi: Sự xâm lược, thống trị của các nước đế quốc đã
gây ảnh hưởng gì đến nền kinh tế, môi trường và đời
sống của nhân dân Trung Quốc?

+ HS trả lời, nhận xét, GV kết luận: Chúng ra sức
thống trị, áp bức bóc lột, khai thác nguồn tài nguyên
không chú ý tới hậu quả mà nhân dân Trung Quốc phải
gánh chịu => tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường,
lụt lội, hạn hán liên tiếp diễn ra…, kinh tế giảm sút=>
nhân dân đói khổ ngày càng bị lệ thuộc vào các nước
đế quốc.
Đơn vị KT 2:
* Mục tiêu:
- Liệt kê được những nét chính: tên phong trào, thời
gian, người lãnh đạo, kết quả và ý nghĩa.
=> PP: Vấn đáp, giải thích, trực quan...
=> KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trao đổi cặp đôi, hoặc
thảo luận nhóm...

nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

II. Phong trào đấu tranh của
nhân dân Trung Quốc cuối
thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX

* Giáo viên hướng dẫn học sinh: Lập bảng niên biểu
tóm tắt phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc
từ cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX.
Thời gian
Sự kiện
1840-1842 Cuộc kháng chiến chống Anh xâm
lược.
1851-1864 Phong trào nông dân Thái Bình
Thiên quốc.

12


1898
Cuộc vận động Duy tân.
Cuối thế kỉ Phong trào nông dân Nghĩa Hoà
XIX-đầu
đoàn
thế kỉ XX.
- Hỏi: Trình bày kết quả của phong trào? Nguyên nhân
thất bại?
+ Các cuộc khởi nghĩa thất bại vì thiếu vũ khí và bị
triều đình phản bội.
Đơn vị KT 3:
* Mục tiêu:
- Kể được tóm tắt tiểu sử của Tôn Trung Sơn, học
thuyết Tam dân, trình bày được nguyên nhân, diễn
biến, ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi (1911).
- Giải thích khái niệm “Nửa thuộc địa, nửa phong
kiến”.
=> PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, giải thích, trực
quan...
=> KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trao đổi cặp đôi, hoặc
thảo luận nhóm...
- GV giới thiệu sự ra đời của giai cấp tư sản Trung
Quốc thế kỉ XIX-XX dẫn đến đòi hỏi phải có một
chính đảng bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.
Hỏi: Tôn Trung Sơn là ai và ông có vai trò gì đối với
sự ra đời của Trung Quốc Đồng minh hội? Giáo viên
cho HS quan sát Hình 44 trang 61 giới thiệu đôi nét về

cuộc đời và hoạt động của Tôn Trung Sơn: Ông sinh
(1866-1925) tên thật là Tôn Văn xuất thân từ gia đình
nông dân, ông thành lập Trung Quốc Đồng minh hội.
Đây là chính đảng đại diện cho giai cấp tư sản TQ.
- Hỏi: Mục đích thành lập Trung Quốc đồng minh hội
của Tôn Trung Sơn? (SGK)
- Hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến cách mạng Tân Hợi?
+ Chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hoá
đường sắt”, bán rẽ quyền lợi dân tộc.
- GV treo lược cách mạng Tân Hợi (hình 45) cho HS
xác định phạm vi cuộc cách mạng.
- Hỏi: Cách mạng Tân Hợi đã bùng nổ như thế nào?
Hướng dẫn học sinh trình bày những nét chính về diễn
biến cách mạng Tân Hợi:
+ Tháng 2-1912, Tôn Trung Sơn mắc sai lầm là thương
lượng với Viên Thế Khải đồng ý nhường cho ông lên
làm Tổng thống, cách mạng Tân Hợi chấm dứt.
- Hỏi: Nêu ý nghĩa của cuộc cách mạng Tân Hợi?
+ Cách mạng đã lật đỗ chế độ quân chủ chuyên chế tồn

III. Cách mạng Tân Hợi
1911.
* Tôn Trung Sơn và học
thuyết Tam dân:
- Tháng 8-1905, Tôn Trung
Sơn cùng với các đồng chí
thành lập Trung Quốc Đồng
minh hội, đề ra học thuyết Tam
dân nhằm: “Đánh đổ triều Mãn
Thanh, khôi phục Trung

Hoa…”
* Nguyên nhân:
- Ngày 9-5-1911, chính quyền
Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc
hữu hoá đường sắt”.
* Diễn biến:
+ Ngày 10-10-1911, Cách
mạng bùng nổ và giành thắng
lợi ở Vũ Xương.
+ Ngày 29-12-1911, thành lập
Trung Hoa Dân quốc và bầu
Tôn Trung Sơn làm Tổng
thống.
+ Tháng 2-1912, Viên Thế
Khải làm Tổng thống, cách
mạng chấm dứt.
* Ý nghĩa:
+ Là cuộc cách mạng dân chủ
tư sản, lật đỗ chế độ phong
kiến chuyên chế. Thành lập
Trung Hoa Dân quốc.
+ Tạo điều kiện cho kinh tế
TBCN phát triển.
+ Ảnh hưởng đến phong trào
giải phóng dân tộc ở châu Á.
13


tại hơn 2000 năm ở Trung Quốc, thiết lập một nhà
nước cộng hoà. Cuộc cách mạng đã tạo điều kiện cho

sự phát triển của chủ nghĩa tư bản…ảnh hưởng đến
phong trào giải phóng các dân tộc một số nước ở châu
Á.
- Hỏi: Cuộc cách mạng có hạn chế gì? Vì sao nói cách
mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng không triệt để?
+ HS trả lời, nhận xét, bổ sung=> GV kết luận bài học:
+ Hạn chế: Cuộc cách mạng không nêu vấn đề đánh
đuổi đế quốc, không tích cực chống phong kiến, không
giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân…
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
Trình bày kết quả của phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc? Nguyên
nhân thất bại?
Hoạt động 4: VẬN DỤNG. Lập bảng theo mẫu a, bài tập 2 trang 52
Phong trào đấu Người khởi xướng
tranh

Thành
phần
tham gia
Cuộc vận đông Khang Hữu Vi – Lương Phái duy
Duy tân
Khải Siêu – Vua Quang tân
Tự (Phong Kiến)
Phong
trào
Nông dân
Nghĩa
Hòa
Đoàn
Cách

mạng Tôn Trung Sơn
TS, TTS,
Tân Hợi
ND

Hình thức đấu Kết quả và ý nghĩa
tranh
Cải cách chính Thất bại
trị
Khởi nghĩa Vũ Thất bại
trang
Khởi nghĩa vũ Lật đổ chế độ quân chủ
trang
chuyên chế thành lập
chế độ công hòa

Hoạt động 5: MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO
Nếu em là Hoàng Đế Trung Quốc cuối thế kỉ XIX , em sẽ có quyết định như thế
nào trước nguy cơ xâm lược của các nước đế quốc phương Tây
Dặn dò:
- Về nhà học kĩ bài cũ, học bài và soạn bài 11. Đông Nam Á hiện nay có bao nhiêu
nước, kể tên. Vẽ lược đồ các nước Đông Nam Á. Vì sao bọn thực dân phương Tây xâm
lược các nước Đông Nam Á? Lập bảng thống kê về các cuộc đấu tranh tiêu biểu của
nhân dân các nước Đông Nam Á, kết quả.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
========oOo=========
Tuần: 8

Tiết : 16

Ngày soạn: 12/10/2020
Ngày dạy: ……………….

Bài 11: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
14


CUỐI THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Nêu được quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở Ðông Nam Á.
- Trình bày được nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực ĐNA.
- Phân tích được sự xâm lược của thực dân ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống,
kinh tế và sản xuất của nhân dân các nước thuộc địa.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng lược đồ để trình bày vị trí các nước, các phong trào đấu tranh. Phân biệt
được các nét chung, riêng của các nước trong khu vực.
- Phát triển năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo;
năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp;...
3. Tư tưởng:
- Tinh thần đoàn kết, hữu nghị, ủng hộ đấu tranh vì quyền lợi độc lập tự do và tiến
bộ của nhân dân các nước trong khu vực.
4. Định hướng năng lực
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện,
hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, liên hệ thực tế.
II. BẢNG MÔ TẢ
Nội dung

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
CÁC NƯỚC - Nêu được quá - Trình bày được - Phân tích được sự xâm
ĐÔNG NAM trình xâm lược nét chính về lược của thực dân ảnh
Á CUỐI THẾ của chủ nghĩa phong trào giải hưởng nghiêm trọng đến
thực dân ở Ðông phóng dân tộc ở đời sống, kinh tế và sản
KỈ XIX – ĐẦU Nam Á.
khu vực ĐNA.
xuất của nhân dân các
THẾ KỈ XX
nước thuộc địa.
III. CHUẨN BỊ
- SGV, tư liệu lịch sử, hỏi-đáp lịch sử 8, câu hỏi và bài tập, chuẩn KT-KN sử 8.
- GV: Lược đồ các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX, bản đồ các phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc của các nước Ðông Nam Á.
- HS: Các tranh ảnh tiêu biểu các nước Đông Nam Á.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu:
- Liệt kê được các phong trào đấu tranh của nhân dân TQ ở cuối TKXIX, đầu TKXX.
- Rút ra được kết quả, nguyên nhân thất bại của các phong trào đấu tranh.
2. Phương thức: - Hỏi- đáp cá nhân, hợp tác nhóm hoàn thành bài tập.
3. Cách thực hiện (Tiến hành):
Thời gian
Sự kiện

15


1840-1842
Cuộc kháng chiến chống Anh xâm lược.
1851-1864
Phong trào nông dân Thái Bình Thiên quốc.
1898
Cuộc vận động Duy tân.
Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX. Phong trào nông dân Nghĩa Hoà đoàn
- Trình bày kết quả của phong trào? Nguyên nhân thất bại?
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX khi chuyển sang chủ nghĩa đế quốc các nước tư
bản phương Tây tranh giành nhau xâm chiếm thuộc địa.
Trong đó Ấn Độ, Trung Quốc và các nước ở Mĩ La-tinh đã lần lượt trở thành thuộc
địa của Anh và các nước đế quốc. Còn các nước Đông Nam Á như thế nào, vì sao lại
trở thành miếng mồi béo bở cho sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây?
Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước Đông Nam Á diễn ra
như thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Đơn vị KT 1:
I. Qúa trình xâm lược của chủ
* Mục tiêu:
nghĩa thực dân ở các nước Đông
- Nêu được quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực Nam Á.
dân ở Ðông Nam Á.
=> PP: Vấn đáp, giải thích, trực quan...
- Đông Nam Á là một khu vực có
=> KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trao đổi cặp đôi.

- Giáo viên sử dụng bản đồ các nước Đông Nam vị trí địa lí quan trọng, giàu tài
nguyên, chế độ phong kiến đang
Á, cho HS xác định vị trí khu vực Đông Nam Á.
- Hỏi: Ðông Nam Á hiện nay có bao nhiêu nước, lâm vào khủng hoảng, suy yếu.
hãy kể tên các nước? (Có 11 nước)-> HS xác định
tên các nước trong khu vực Ðông Nam Á trên bđồ.
- Hỏi: Quan sát bản đồ, em có nhận xét gì về vị trí
địa lí của các quốc gia Đông Nam Á? (Có vị trí
chiến lược quan trọng, ngã ba đường giao lưu
chiến lược từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông). - Từ nữa sau thế kỉ XIX, tư bản
- Hỏi: Vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối phương Tây đẩy mạnh xâm lược
tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây? Đông Nam Á.
(SGK).
- Hỏi: Các nước phương Tây đã phân chia xâm
lược Đông Nam Á như thế nào?
+ HS xác định trên bản đồ các nước Đông Nam Á - Chỉ có Xiêm (Thái Lan) là nước
bị thực dân phương Tây xâm lược: (nội dung vẫn giữ được độc lập.
SGK-trang 63).
- Hỏi: Trong khu vực Ðông Nam Á nước nào
không phải là thuộc địa của chủ nghĩa của chủ
nghĩa dân? Vì sao?
+ Xiêm (nay là Thái Lan) là nước vẫn giữ được
độc lập. Vì Thái Lan có chính sách ngoại giao
khôn khéo, biết lợi dụng mâu thuẫn giữa Anh và
Pháp nên giữ được chủ quyền, nhưng cũng trở
16


thành “vùng đệm” của tư bản Anh, Pháp.
Đơn vị KT 2:

II. Phong trào đấu tranh giải
* Mục tiêu:
phóng dân tộc.
- Trình bày được nét chính về phong trào giải
phóng dân tộc ở khu vực ĐNA.
- Ngay từ khi thực dân phương Tây
=> PP: Vấn đáp, h.động nhóm, giải thích, trực nổ súng xâm lược, nhân dân Ðông
Nam Á đã nổi dậy đấu tranh để bảo
quan...
vệ Tổ quốc.
=> KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi, trao đổi cặp đôi.
- Hỏi: Ngay sau khi thực dân phương Tây nổ súng
xâm lược, nhân dân Ðông Nam Á đã làm gì? (nổi
dậy kiên quyết đấu tranh bảo vệ Tổ quốc).
- Hỏi: Mục tiêu chung mà các cuộc đấu tranh đặt
ra là gì? Kết quả? (Giải phóng dân tộc thoát khỏi - Thực dân hoàn thành xâm lược,
sự thống trị của chủ nghĩa thực dân. Nhưng bị thất áp dụng chính sách “chia để trị” để
bại, thực dân hoàn thành xâm lược, tiến hành cai trị, vơ vét của cải của nhân dân.
chính sách cai trị hà khắc).
- Hỏi: Chính sách xâm lược của thực dân phương - Mâu thuẫn dân tộc ở các nước
Tây ở Ðông Nam Á có những điểm nào chung nổi Ðông Nam Á với thực dân thêm
gay gắt, hàng loạt phong trào đấu
bật? Hậu quả?
+ HS trả lời: Vơ vét tài nguyên, khủng bố, đàn áp, tranh nổ ra:
chia để trị.
- Hỏi: Sự xâm lược và thống trị của các nước đế
quốc gây những ảnh hưởng gì đến môi trường và
đời sống nhân dân các nuớc Đông Nam Á?
+ Trả lời: Chúng chiếm đoạt ruộng đất, khai phá
lập đồn điền, khai thác nguồn tài nguyên cạn kiệt,

kinh tế bị kìm hãm... môi trường bị ô nhiễm
nghiêm trọng. Nhân dân không có ruộng đất, bị áp
bức, bóc lột sức lao động, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến chất lượng cuộc sống của nhân dân…
* Hoạt động nhóm: Hãy nêu một số phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Ðông
Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX? Giáo viên chuẩn bị bảng phụ, nội dung câu hỏi
cho các tổ, chia lớp thành 5 nhóm thảo luận theo mẫu, mỗi nhóm trình bày một nước
theo thứ tự:
* Các phong trào tiêu biểu:
Tên nước
Thời gian
Phong trào tiêu biểu
Thành quả bước
đầu
- Cuối thế kỉ - Nhiều tổ chức yêu nước của trí Đảng cộng sản ra
In-đô-nê-si-a XIX.
thức tư sản ra đời.
đời (5-1920).
- 1905
- Các tổ chức công đoàn thành
lập
Phi-líp-pin - 1896-1898
- Cách mạng bùng nổ và giành Nước cộng hòa
thắng lợi.
Phi-líp-pin ra đời.
17


- 1863-1866


- Khởi nghĩa của A-cha Xoa ở
Cam-puTa-Keo.
chia
-1866-1867
- Khởi nghĩa của nhà sư Pu- - Gây cho Pháp
côm-bô ở Cra-chê.
nhiều khó khăn.
- 1901
- Đấu tranh vũ trang ở Xa-vanna-khét ; Khởi nghĩa ở cao - Bước đầu thành
lập liên minh
Lào
nguyên Bô-lô-ven.
chống Pháp.
- 1907
- Phong trào bị dập tắt
Việt Nam
- 1885-1896
- Phong trào Cần Vương.
-1884-1913
- Phong trào nông dân Yên Thế.
+ Sau khi thảo luận đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. GV kết luận theo thứ
tự từng nội dung trong bảng mẫu:
- Hỏi: Đặc điểm chung của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ðông Nam Á?
(Các cuộc đấu tranh vũ trang chống quân xâm lược giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi,
phát triển rộng khắp, nhưng đều bị thất bại).
- Hỏi: Vì sao các cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược của nhân dân các nước Ðông
Nam Á đều thất bại?
+ Thực dân phương Tây đang mạnh, chế độ phong kiến suy yếu không lãnh đạo được
phong trào đấu tranh. Phong trào thiếu tổ chức, đường lối và lực lượng lãnh đạo.
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP: Em có nhận xét gì về tình hình chung ở các nước Đông

Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?
+ Đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, trừ Xiêm (Thái Lan), các nước Đông Nam Á
đều trở thành thuộc địa hay nửa thuộc địa của các đế quốc.
+ Chúng thi hành những chính sách “chia để trị” để cai trị vơ vét của cải của nd.
+ Nhân dân ở các nước Đông Nam Á liên tiếp nổi dậy đấu tranh, phong trào phát
triển liên tục, rộng khắp, thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia.
+ Đấu tranh bằng nhiều hình thức nhưng chủ yếu là đấu tranh vũ trang.
- Vì sao các nước ÐNA trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây?
Hoạt động 4: VẬN DỤNG.
- Vì sao các nước ÐNA trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây?
Hoạt động 5: MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO : Kể tên 11 quốc gia ở Đông Nam Á hiện
nay, quốc gia nào không có tên ở ĐNA TKXIX?
Dặn dò: Về nhà học kĩ bài cũ, làm bài tập SGK. Ôn tập lại các bài đã học để giờ
sau ôn tập chuẩn bị kiểm tra.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
========oOo=========

18



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×