Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bài tập hải quan nhóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.66 KB, 11 trang )

MỞ BÀI
Việc trao đổi buôn bán hàng hóa của cư dân biên giới là một đề tài không mới
nhưng tiếp tục làm ray rứt các cơ quan chức năng và doanh nghiệp nước ta khi hàng
lậu vẫn thản nhiên thao túng nhiều ngành hàng sản xuất trong nước. Thiết nghĩ, để
hỗ trợ Chính phủ bình ổn kinh tế vĩ mô, tăng thu ngân sách, tăng thị phần hàng hóa
sản xuất trong nước thì công tác chống buôn lậu của các cơ quan chức năng có vai
trò quan trọng. Bài viết này sẽ phân tích về chính sách của Nhà nước và thủ tục hải
quan đối với việc trao đổi mua bán hàng hóa của cư dân biên giới
NỘI DUNG
I. Chính sách của Nhà nước Việt Nam về hàng hóa mua bán, trao đổi của cư
dân biên giới.
C.Mác, Ph.Enghen, V.I. Leenin trong các tác phẩm khi phân tích nguồn gốc của
sở hữu tư nhân, của Nhà nước, về sự hình thành phát triển của quan hệ sản xuất
chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa đã chỉ ra các điều kiện phát sinh và
hoàn thiện chính sách hải quan của các chế độ bóc lột. Theo các nhà kinh điển, hoạt
động hải quan, chính sách hải quan cũng như các quy phạm pháp luật về hải quan
xuất hiện cùng với sự xuất hiện của sản xuất hàng hóa.
Như vậy, hoạt động hải quan đã xuất hiện từ rất lâu đời gắn liền với sự xuất
hiện của nhu cầu trao đổi hàng hóa. Để bảo vệ lợi ích của mình, mỗi cộng đồng đã
tự quy định các biện pháp có lợi nhất trong việc kiểm soát trao đổi hàng hóa để bảo
vệ sản xuất, đồng thời thu được nhiều lợi ích nhất trong quan hệ với các cộng đồng
khác. Đó chính là bản chất của hoạt động hải quan. Có thể thấy không có trao đổi
hàng hóa giữa các cộng đồng dân cư và ngày nay là giữa các quốc gia thì cũng
không có hoạt động hải quan. Nó phục vụ các yêu cầu lợi ích quốc gia cũng như
thích ứng với xu hướng giao lưu thương mại ngày càng sâu rộng trong quan hệ kinh
tế quốc tế. Pháp luật về hải quan hình thành cùng hoạt động hải quan là sự thể hiện ý
chí của giai cấp thống trị nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hải
quan phục vụ lợi ích của mình.
Hoạt động trao đổi buôn bán hàng hóa của cư dân biên giới là một trong các
biểu hiện của hoạt động buôn bán qua biên giới. Vì vậy lĩnh vực này cũng được
pháp luật điều chỉnh và Nhà nước ta đã có những chính sách phù hợp với sự phát


triển đối với hoạt động này.
Trước khi trình bày về chính sách của Nhà nước ta đối với hoạt động mua bán,
trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới cần làm sáng tỏ những những điểm sau:
Thứ nhất, chủ thể của hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới là
“Công dân là cư dân biên giới, có hộ khẩu thường trú tại các khu vực tiếp giáp biên
giới với các nước có chung biên giới được mua bán, trao đổi các mặt hàng phù hợp
với quy định về hàng hoá thương mại biên giới được quy định tại Điều 2 Quyết định
này” (Quyết định 254/2006/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 Về việc quản lý hoạt động
thương mại biên giới với các nước có chung biên giới). Đến Quyết định
139/2009/QĐ-Ttg ngày 23/12/2009 Về việc sửa đổi bổ sung một số điều tại Quyết
định 254/2006/2006 đã bổ sung thêm, theo đó “Cư dân biên giới là công dân có hộ
khẩu thường trú tại các khu vực biên giới Việt Nam và các nước có chung biên giới
được mua, bán trao đổi hàng hoá theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này”.
Thứ hai, địa điểm diễn ra các hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa của cư dân
biên giới được quy định theo Quyết định 254/2006/QĐ-TTg và được sửa đổi bổ
sung ở Quyết định 139/2009/QĐ-TTg là:
1. Cửa khẩu được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước có chung biên giới
thoả thuận mở:
- Hiệp định biên giới và quy chế biên giới quốc gia giữa Việt Nam với Cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào ngày 01/3/1990. Trong hiệp định quy định mở 8 cửa khẩu.
- Hiệp định tạm thời về việc giải quyết các công việc trên vùng biên giới giữa
Việt Nam và Trung Quốc kí ngày 07/11/1991 quy định mở 21 cặp cửa khẩu để cho
người và hàng hóa qua lại biên giới ( có 4 cặp của khẩu quốc tế, 3 cặp của khẩu
quốc gia và 14 cặp cửa khẩu còn lại dành cho dân vùng biên giới). Đến ngày
30/12/1999 Việt Nam và Trung Quốc đã kí Hiệp ước biên giới trên đất liền (Hiệp
ước có hiệu lực ngày 06/7/2000).
- Hiệp định đa biên giữa Việt Nam và Camwpuchia ngày 20/7/1983. Hiệp đinh
quy định mở 11 cửa khẩu.
2. Cửa khẩu và các điểm thông quan khác thuộc các Khu kinh tế cửa khẩu do
Chính phủ Việt Nam cho phép thành lập.

3. Cửa khẩu do các tỉnh tiếp giáp biên giới của Việt Nam và tỉnh tiếp giáp biên
giới của nước có chung biên giới thoả thuận mở và được Bộ Thương mại cho phép
tiến hành làm thủ tục thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.
4. Đường mòn được chính quyền địa phương cấp tỉnh vùng biên giới hai nước
hiệp thương xác định theo pháp luật hiện hành và quy định có liên quan của Chính
phủ hai nước.
5. Cửa khẩu phụ được mở cho người, phương tiện, hàng hoá Việt Nam và nước
có chung biên giới qua lại biên giới quốc gia theo quy định của cấp có thẩm quyền
của Chính phủ Việt Nam
Thứ ba, hiện nay Danh mục hàng hóa được sản xuất từ nước có chung biên
giới nhập khẩu dưới hình thức mua bán trao đổi hàng hóa cư dân biên giới thời kì
2010- 2012 được quy định tại Thông tư 10/2010/TT-BTC. Tại đây, Bộ Công
Thương đã quy định 35 nhóm mặt hàng. So với quy định tại Quyết định 254 trước
đây thì các mặt hàng được quy định mới cho phù hợp và cụ thể hơn. Đặc biệt nhóm
mặt hàng linh kiện điện tử, vải các loại, hàng sành sứ đã không nằm trong danh mục
trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới, nhằm ngăn chặn tình trạng lợi dụng quy chế
này để thuê mướn, buôn bán hàng nhập khẩu trốn thuế đã kéo dài trong nhiều năm
qua.
Chính sách về hải quan của Nhà nước ta nói chung trong đó có hoạt động trao
đổi mua bán hàng hóa của cư dân biên giới nói riêng được quy định tại Điều 1 Luật
hải quan “ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi về
hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
lãnh thổ Việt Nam”. Bên cạnh quy định trên Nhà nước ta còn có các văn bản quy
định cụ thể về chính sách thì đối với hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư
dân biên giới. Sự tạo điều kiện thuận lợi này trong hoạt động trao đổi, buôn bán của
cư dân biên giới được thể hiện trên các khía cạnh sau:
Về thủ tục hải quan:
Hoạt động thương mại biên giới gồm hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa
của cư dân biên giới; buôn bán tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh
tế cửa khẩu và hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới theo các phương

thức được thỏa thuận trong Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và
các nước có chung biên giới.
Khác với hai hoạt động thương mại biên giới còn lại, hoạt động trao đổi buôn
bán hàng hóa của cư dân biên giới có thủ tục hải quan đơn giản và nhanh chóng hơn.
Cụ thể, cơ quan hải quan chỉ kiểm tra đối với trường hợp qua giám sát thấy có khả
năng vượt định lượng miễn thuế, có hàng lậu. Cơ sở để tính giá trị hàng hóa là căn
cứ vào giá cả thị trường vùng biên giới tại thời điểm đó. Đối với lô hàng có mở tờ
khai xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch thì việc kiểm tra thực tế hàng hoá phải thực
hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu nơi nào không có hải quan thì Bộ
đội biên phòng thực hiện chức năng này.
Các thủ tục hải quan được thực hiện trực tiếp tại các cơ quan hành chính Nhà
nước với thành phần hồ sơ cũng đơn giản hơn so với hoạt động buôn bán tại chợ
biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu và hoạt động xuất nhập
khẩu hàng hóa qua biên giới; bởi chủ hàng chỉ phải xuất trình chứng minh thư biên
giới hoặc giấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của nước có chung
biên giới cấp để được hưởng định mức miễn thuế. Mặt khác, hàng hoá mua bán, trao
đổi của cư dân biên giới không yêu cầu phải khai trên tờ khai hải quan đối với hàng
hoá trong định mức quy định; đối với hàng hoá vượt định mức thì phải khai trên tờ
khai phi mậu dịch phần vượt định mức đó.
Hàng hoá mua bán, trao đổi của cư dân biên giới nếu vượt định mức quy định,
thì Cơ quan Hải quan tính thu thuế trực tiếp trên Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu phi mậu dịch phần vượt định mức đó.
Về chính sách thuế:
Về chính sách thuế, hàng hóa thương mại biên giới phải nộp thuế và các lệ phí
khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và được hưởng các ưu đãi về thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu hàng hóa qua biên giới theo các thỏa thuận song phương giữa
Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước có chung biên giới. Tuy nhiên, đối với
hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam dưới hình thức mua, bán, trao đổi hàng hóa cư
dân biên giới được sản xuất từ nước có chung biên giới (phù hợp Danh mục hàng
hóa do Bộ trưởng Bộ Công Thương công bố trong từng thời kỳ sau khi đã bàn thống

nhất với các bộ, ngành, cơ quan liên quan) được miễn thuế nhập khẩu và các loại
thuế khác (nếu có) với giá trị không quá 2 triệu đồng/1 người/1 ngày/1 lượt (Quyết
định 139/2009/ QĐ-TTg). Trước đây tại Quyết định 254/2006/QĐ-TTg quy định là
“không quá 2 triệu đồng/1 ngày/1 người”. Như vậy, pháp luật nước ta đang nới lỏng
dần những quy định để tạo điều kiện cho cư dân biên giới trao đổi buôn bán hàng
hóa được nhiều hơn trong phạm vi được miễn thuế. Theo đó, họ có thể thực hiện
nhiều lần các hành vi trao đổi buôn bán hàng hóa trong một ngày mà mỗi lần giá trị
hàng hóa không vượt quá 2 triệu đồng thì vẫn được miễn thuế. Nó khác trước đây
chỉ được miễn một lần duy nhất với một người trong một ngày khi thực hiện hành vi
trao đổi buôn bán hàng hóa trong phạm vi giá trị cho phép.
Tuy nhiên, ưu đãi này chỉ áp dụng với hàng hóa thuộc danh mục do Bộ Tài
chính Việt Nam quy định, trong đó chủ yếu là các nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu
thiết yếu hàng ngày hay những nguyên liệu, vật dụng đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ
bản của cư dân biên giới. Quy định như như vậy để tránh tình trạng một bộ phận cư
dân hay người nước ngoài lợi dụng sự thông thoáng trong chính sách của Nhà nước
ta để buôn lậu, trốn thuế, làm thâm hụt ngân sách và tác động tiêu cực đến sự cạnh
tranh lành mạnh của thị trường thương mại. Vì vậy, trong Thông tư gần nhất hiện
này (Thông tư số 10/2010/TT-BTC về Quy định hàng hóa được sản xuất từ nước có
chung biên giới nhập khẩu vào nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới
hình thức mua, bán, trao đổi hàng hóa cư dân biên giới thời kỳ 2010 – 2012) đã loại
mặt hàng linh kiện điện tử, vải các loại, hàng sành sứ ra khỏi danh mục trao đổi
hàng hoá của cư dân biên giới, nhằm ngăn chặn tình trạng này.
Về tổ chức thực hiện: Những năm gần đây, Nhà nước ta có những quy định
ngày càng cụ thể hơn trong lĩnh vực tổ chức thực hiện quản lí hoạt động mua bán,
trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới. Đã có sự phân công phối hợp chặt chẽ giữa
các cơ quan; đặc biệt các cơ quan chuyên biệt đã được quy định chức năng, nhiệm
vụ cụ thể. Tại Quyết định 139/2009/QĐ-TTg chỉ rõ phải thành lập Ban Chỉ đạo
thương mại biên giới do Bộ trưởng Bộ Công Thương làm Trưởng ban, một Thứ
trưởng Bộ Công Thương phụ trách lĩnh vực thương mại biên giới làm Phó Trưởng
ban thường trực. Các Ủy viên gồm một thứ trưởng các Bộ: Ngoại giao, Quốc phòng,

Tài chính, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Công an,
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới. (Khoản 2 Điều 16). Đây là một
quy định mới so với Quyết định 254/2006/QĐ-TTg khi không còn quy định chung
chung “Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân
dân các tỉnh biên giới hướng dẫn, chỉ đạo việc quản lý và điều hành hoạt động
thương mại biên giới” nữa.
Các thành viên của Ban làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Ban Chỉ đạo được sử
dụng con dấu của Bộ Công Thương. Trưởng Ban Chỉ đạo thương mại biên giới bàn
thống nhất với các Ủy viên ban hành Quy chế hoạt động của Ban và nhiệm vụ của
cơ quan thường trực Ban.
Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo thương mại biên giới do ngân sách nhà
nước bảo đảm và được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của Bộ Công
thương”
Quy định về cửa khẩu: Quyết định 319/2009/QĐ-TTg đã bổ sung thêm của
khẩu phụ cho phù hợp hơn so với Quyết định 254/2006/QĐ-TTg. Theo đó, cửa khẩu
phụ được mở cho người, phương tiện, hàng hóa Việt Nam và nước có chung biên
giới qua lại biên giới quốc gia theo quy định của cấp có thẩm quyền của Chính phủ
Việt Nam.
Về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân nước có chung biên giới không phái nộp
giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O). Việc xác định xuất xứ hàng hóa đối với
trường hợp này căn cứ vào việc kiểm tra thực tế hàng hóa.
Đây là quy định thông thoáng hơn so với các loại hàng hóa khác thì thường yêu
cầu xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra.
Về việc kiểm tra thực tế hàng hóa:
Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới chỉ kiểm tra đối với trường hợp
qua giám sát thấy có khả năng vượt định lượng miễn thuế, có hàng lậu… Về số lần
theo dõi trong ngày chủ yếu thông qua công tác giám sát để phát hiện đối tượng lợi
dụng để buôn bán, không phải mở sổ theo dõi.

Quy định này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa của cư dân biên giới
được thông quan nhanh chóng nếu nằm trong phạm vi được miến thuế, làm thủ tục
đơn giản để tạo điều kiện cho cư dân thực hiện được việc trao đổi, buôn bán hàng
hóa của mình trong ngày được thuận tiện.
III. Thủ tục hải quan trao đổi, mua bán hàng hóa của cư dân biên giới.
Theo Công ước quốc tế Kyoto về đơn giản hóa và kết hợp hài hòa hóa các thủ
tục hải quan của Tổ chức hải quan thế giới thì “thủ tục hải quan là tất cả các hoạt
động tác nghiệp mà bên hữu quan và hải quan phải thực hiện nhằm đảm bảo tuân thủ
luật hải quan”.
Theo Luật hải quan năm 2001 sửa đổi bổ sung năm 2005 thì “thủ tục hải quan là
các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo
quy định của pháp luật về hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải”.
Điều 16 Luật hải quan quy định trình tự thủ tục hải quan bao gồm bốn nội dung
là: khai báo hải quan, xuất trình hải quan, nộp thuế cùng các nghĩa vụ khác theo quy
định của pháp luật và thông quan hàng hóa.
Như vậy, Luật hải quan quy định trình tự thủ tục khai hải quan gồm bốn nội
dung như trên nhưng đối với từng loại hàng hóa khác nhau thì trên khung thủ tục
chung thì các loại hàng hóa đó có thể thực hiện theo một thủ tục khác nhau.
Trong đó, thủ tục hải quan đối với hàng hóa trao đổi, mua bán của cư dân biên
giới thì thực hiện tương đối đơn giản và khác biệt so với thủ tục hải quan chung và
thủ tục hải quan đối với các loại hàng hóa khác.Cụ thể được quy định như sau:
Theo quy định tại Mục II của Thông tư 47/2004/TT_BTC hướng dẫn thủ tục hải
quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan và chính sách thuế đối với hàng hóa buôn
bán qua biên giới với các nước có chung biên giới theo quyết định số 252/2003/QĐ-
TTg của Thủ tướng chính phủ quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa trao
đổi, buôn bán của cư dân biên giới như sau:

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×