Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Nâng cao chất lượng nghiên cứu lí luận chính trị phục vụ công tác dạy học ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 trong bối cảnh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.33 KB, 3 trang )

VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 459 (Kì 1 - 8/2019), tr 49-51

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIÊN CỨU LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ
PHỤC VỤ CÔNG TÁC DẠY HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
Trần Thị Hồng Loan - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Ngày nhận bài: 21/6/2019; ngày chỉnh sửa: 25/6/2019; ngày duyệt đăng: 15/7/2019.
Abstract: Improving the quality of political theory research, enhancing the effectiveness of
teaching in order to train teachers training teachers with sufficient professional competencies and
political qualities to meet the educational goals in the integration trend is an important task of
pedagogical universities in the country in general and at Hanoi Pedagogical University 2 in
particular. The article mentions the improvement of the quality of political theory research in
service of teaching at Hanoi Pedagogical University 2 in the current context.
Keywords: Improving the quality, political theory research, teaching.
1. Mở đầu
Nhận xét về nghề dạy học, cố Thủ tướng Phạm Văn
Đồng đã nói: “Dạy học là nghề cao quý nhất trong
những nghề cao quý” [1; tr 14]. Để xứng đáng với danh
hiệu “Nghề cao quý”, mỗi thầy, cô giáo phải thường
xuyên học tập, rèn luyện cả về tri thức khoa học và
nghiệp vụ sư phạm, cũng như thường xuyên rèn luyện về
mặt nhân cách, đạo đức để luôn là tấm gương sáng cho
các thế hệ học trò; muốn vậy, người thầy phải có vốn tri
thức sâu sắc và phương pháp dạy học phù hợp.
Với đội ngũ giảng viên giảng dạy môn Lí luận chính
trị trong nhà trường sư phạm, ngoài những yêu cầu cao
về năng lực chuyên môn, mỗi giảng viên phải là những
người mẫu mực về tư tưởng chính trị, kiên quyết đấu
tranh với những quan điểm, tư tưởng sai trái; đấu tranh


với cái xấu, cái lạc hậu trong xã hội. Đặc biệt trong bối
cảnh hiện nay, môn Lí luận chính trị được đưa vào giảng
dạy ở tất cả các trường đại học, cao đẳng, các hệ đào tạo
bồi dưỡng cán bộ trung cấp, cao cấp; trong đó, có các
trường sư phạm. Những môn học này vừa có chức năng
chỉ ra bản chất, quy luật vận động của tự nhiên, xã hội,
tư duy; chỉ ra quy luật của các quan hệ kinh tế, chính trị,
xã hội, vừa khẳng định những chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước mà chúng ta đang xây
dựng là khoa học, phù hợp với quy luật khách quan của
xã hội loài người. Nói cách khác, những môn học này
gắn với thể chế chính trị mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã lựa chọn, nên luôn nhận được sự quan tâm, dõi
theo rất sát sao của toàn Đảng, toàn dân. Nhận thức được
vai trò đặc biệt của môn học này, Ban Bí thư đã có Kết
luận số 94-KL/TW ngày 28/3/1014 về việc tiếp tục đổi
mới việc học tập Lí luận chính trị trong hệ thống giáo dục
quốc dân. Điều đó thể hiện sự quyết tâm của Đảng và của
cả hệ thống chính trị trong việc nâng cao chất lượng

49

giảng dạy và học tập các môn Lí luận chính trị trong tình
hình mới.
Bài viết đề cập việc nâng cao chất lượng nghiên cứu
Lí luận chính trị phục vụ công tác dạy học ở Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2 trong bối cảnh hiện nay.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Nâng cao chất lượng nghiên cứu Lí luận chính trị
phục vụ công tác dạy học trong bối cảnh hiện nay

Qua khảo sát thực tế ở một số trường đại học, cao
đẳng và một số lớp trung cấp chính trị như: sinh viên
chính quy Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; sinh viên
vừa học, vừa làm tại các địa phương của Trường, lớp
Trung cấp lí luận chính trị tại trường; Trường Đại học
Tân Trào (Tuyên Quang); Trường Cao đẳng Sơn La cho
thấy, trên 80% người học trả lời: giảng viên có vai trò
quyết định tới sự hứng thú và yêu thích môn học của
người học. Vì vậy, để nâng cao chất lượng giảng dạy, yêu
cầu giảng viên các môn Lí luận chính trị phải có chuyên
môn sâu sắc, có đam mê, nhiệt huyết với nghề và phải có
nghệ thuật đặc thù khi giảng dạy. Điều đó không thể tự
nhiên có được, mà chỉ có khi mỗi giảng viên biết tự
nghiên cứu, thu thập tất cả tri thức khoa học của nhân loại
biến thành tri thức của mình, biến thành nghệ thuật sư
phạm, phẩm chất, chuẩn mực của giảng viên.
Nghiên cứu Lí luận chính trị là công việc thường
xuyên của mỗi giảng viên nhằm tăng cường vốn tri thức,
năng lực sư phạm cũng như rèn luyện phẩm chất chính
trị, bản lĩnh người cán bộ cách mạng trên mặt trận văn
hoá, giáo dục. Tuy nhiên, trong bối cảnh của xã hội hiện
nay với các luồng thông tin đa chiều, với nhiều quan
điểm chính trị đan xen, bên cạnh những quan điểm phù
hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta,
có không ít những luồng thông tin, những quan điểm
chính trị đi ngược lại, thậm chí là tìm cách để bôi nhọ,
Email:


VJE


Tạp chí Giáo dục, Số 459 (Kì 1 - 8/2019), tr 49-51

xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước,
đi ngược lại với lợi ích của dân tộc. Do đó, đòi hỏi mỗi
giảng viên phải có đủ bản lĩnh, năng lực để xử lí, chắt
lọc, lựa chọn để tích luỹ cho bản thân cũng như giúp sinh
viên biết tiếp cận và xử lí mỗi vấn đề một cách phù hợp
và có hiệu quả.
2.2. Nâng cao chất lượng nghiên cứu Lí luận chính trị
phục vụ công tác dạy học ở Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2 trong bối cảnh hiện nay
Để đáp ứng nhu cầu giảng dạy trong nhà trường sư
phạm, mỗi giảng viên Lí luận chính trị khi nghiên cứu
cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
2.2.1. Lựa chọn vấn đề nghiên cứu phải sát với nội dung,
chuyên môn đang đảm nhiệm giảng dạy trong nhà
trường
Trong quá trình chuẩn bị bài giảng, sẽ xuất hiện rất
nhiều vấn đề cần phải làm rõ trong thực tiễn, khi đó sẽ
xuất hiện ý tưởng nghiên cứu. Những ý tưởng hay, ý
tưởng có giá trị tùy thuộc vào mức độ và phạm vi ảnh
hưởng của nó trong những vấn đề chính trị, xã hội. Để ý
tưởng trở thành một đề tài nghiên cứu có ý nghĩa thiết
thực, giảng viên cần tích cực suy nghĩ, làm rõ những câu
hỏi như: Đối tượng nghiên cứu, nội dung nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu, cơ sở lí luận, ý nghĩa thực tiễn,
phạm vi áp dụng… Khi đã giải quyết được cơ bản các
câu hỏi này thì ý tưởng sẽ trở thành vấn đề của nghiên
cứu khoa học. Điều này giúp chúng ta hiểu rõ hơn, sâu

sắc hơn bài giảng của mình cũng như chủ động, tự tin
hơn khi đứng trên bục giảng. Ngoài kiến thức cơ bản,
giảng viên cần có những ví dụ minh họa, giải thích sinh
động và thu hút được sự quan tâm của sinh viên.
2.2.2. Chọn vấn đề nghiên cứu mang tính vừa sức, phù
hợp với trình độ, năng lực, điều kiện cụ thể của người
nghiên cứu và phải mang tính thời sự cao
Tri thức hoàn toàn không có giới hạn, nhưng năng
lực, trình độ, điều kiện nghiên cứu của mỗi người lại
hoàn toàn khác nhau; vì vậy, lựa chọn vấn đề nghiên cứu
ở cấp độ nào, giới hạn mức độ rộng, hẹp đến đâu... sẽ có
vai trò quan trọng đối với mức độ hoàn thành mục đích,
nhiệm vụ nghiên cứu và những mục tiêu cụ thể được đề
ra. Trong thực tế, thường đã có quy định cụ thể về tiêu
chuẩn đối với chủ nhiệm đề tài và phạm vi thực hiện đề
tài các cấp, nhưng đôi khi người lựa chọn vấn đề nghiên
cứu lại đặt ra những vấn đề quá rộng so với cấp quản lí
và thực hiện đề tài. Đó là tự làm khó cho mình và cũng
là sự lãng phí một cơ hội ở cấp cao hơn.
Đề tài phải đảm bảo các yếu tố: có tính thời sự; tính
cấp thiết trong việc ứng dụng, giải thích, xử lí những vấn
đề kinh tế, chính trị, xã hội đang nảy sinh. Đáng lưu ý, có
những vấn đề đối với người nghiên cứu là mới, là

50

“nóng”, nhưng ở nơi khác nó đã được giải quyết; vì vậy,
khi lựa chọn đề tài tác giả phải tham khảo nhiều tài liệu,
thông qua nhiều kênh để tổng quan xem xét vấn đề định
nghiên cứu có thật sự mới không hoặc ít nhất là có những

điểm mới nào. Việc làm này có ý nghĩa rất lớn đối với
người làm công tác giảng dạy Lí luận chính trị, nhất là
đối với các giảng viên trẻ; với cách làm đó sẽ nhanh
chóng giúp chúng ta có một khối lượng kiến thức cơ bản
và chuyên sâu, khi giảng dạy sẽ không bị “vấp”, bị
“trống” kiến thức bởi những vấn đề mình chưa thật sự
nắm vững.
2.2.3. Chọn và xử lí thông tin khoa học, mang tính Đảng
sâu sắc trong quá trình nghiên cứu đề tài
Với xu thế toàn cầu hoá và sự phát triển mạnh mẽ của
cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, việc truyền tải
thông tin trên khắp toàn cầu với tốc độ rất nhanh, rất khó
để kiểm soát. Vì vậy, các thông tin đã được kiểm duyệt và
chưa được kiểm duyệt tồn tại đan xen, nhất là nguồn thông
tin trên Internet và mạng xã hội hiện nay. Do đó, các thế
lực phản cách mạng cũng đang triệt để lợi dụng ưu thế của
công nghệ số để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”,
xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
nhằm bôi nhọ, hạ thấp, làm mất uy tín của Đảng, Nhà
nước; tìm mọi cách gây bạo loạn, lật đổ chính quyền và
chế độ xã hội chủ nghĩa... Vì vậy, khi tiến hành nghiên cứu
và giảng dạy Lí luận chính trị, giảng viên phải biết chọn
lọc, xử lí thông tin một cách chính xác, để vừa đảm bảo
tính cập nhật của kiến thức vừa đảm bảo đúng quan điểm,
tư tưởng của Đảng và Nhà nước ta.
Đặc trưng của các môn Lí luận chính trị là gắn với
những vấn đề đấu tranh giai cấp, vấn đề tiến bộ và thoái
bộ, gắn với lợi ích khác nhau của những nhóm người
trong xã hội. Cuộc đấu tranh này được tiến hành trên
nhiều lĩnh vực, bằng nhiều phương thức khác nhau.

Trong đó, nhiệm vụ cơ bản của giảng viên là phải tuyên
truyền cho những đường lối đúng đắn theo quan điểm
của Đảng. Là người truyền tải những nội dung đó, trong
các bài giảng của mình, giảng viên phải biết đặt người
học, người nghe vào “hoàn cảnh có vấn đề”. Mặt khác,
giảng viên còn phải biết chiến đấu trên phương diện “bút
chiến” chống lại các quan điểm sai trái, vạch trần bản
chất đích thực của các quan điểm phản cách mạng, phê
phán những thói hư, tật xấu trong xã hội. Cuộc chiến này
cũng rất cam go, quyết liệt, gay gắt và muốn giành được
thắng lợi cần phải có trí tuệ, trình độ, với sự đam mê,
nhiệt huyết của “người chiến sĩ cách mạng trên mặt trận
văn hoá tư tưởng”. Đó cũng chính là nghệ thuật đặc thù
trong giảng các dạy môn Lí luận chính trị; có như vậy,
giảng viên mới hoàn thành nhiệm vụ được giao.


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 459 (Kì 1 - 8/2019), tr 49-51

2.2.4. Áp dụng nghệ thuật dạy học đặc thù trong giảng
dạy các môn Lí luận chính trị
Nội dung các môn Lí luận chính trị có tính khái quát
cao, nhưng luôn gắn với những vấn đề rất nóng trong đời
sống xã hội; do đó, muốn truyền tải hiệu quả nội dung
môn học tới người học, giảng viên phải có nghệ thuật
giảng dạy đặc thù. Trên cơ sở kế thừa, khái quát những
giá trị lí luận của nhân loại để lại, nhất là di sản của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hệ thống các

môn Lí luận chính trị được hình thành. Hệ thống lí luận
này gắn với thực tiễn của đời sống kinh tế - chính trị - xã
hội Việt Nam là định hướng, chỉ đạo, soi đường cho cách
mạng; trong đó, có vấn đề lí tưởng cách mạng. Đặc trưng
của lí tưởng cách mạng là đi trước thực tiễn một bước.
Do đó, nếu nhìn từ góc độ thực tiễn, đôi khi sẽ thấy nó
rất xa so với thực tiễn, đôi khi cảm giác như rất khó khăn
trên con đường trở thành hiện thực, vì vậy dễ bị hoài
nghi, bị những phần tử bảo thủ chống đối.
Vấn đề đó đòi hỏi giảng viên các môn Lí luận chính
trị phải có nghệ thuật làm giảm tính trừu tượng của lí
luận, phải lựa chọn những thuật ngữ dễ hiểu, gần gũi với
đời sống thực tiễn để giải thích và đưa ra những ví dụ
thực tế để minh họa cho phần lí luận. Đồng thời, đòi hỏi
giảng viên phải nhiệt huyết, kiên định với mục tiêu, lí
tưởng, con đường mình đã lựa chọn. Trên cơ sở đó, quyết
tâm đấu tranh với những cái lạc hậu, với những lợi ích
nhỏ nhen trước mắt để đạt được mục đích cuối cùng
“mục tiêu của chủ nghĩa xã hội”; phải thông qua những
sự kiện trong thực tiễn của đời sống - xã hội để tổng kết
thực tiễn, đúc rút thành lí luận, chỉ ra những nội dung lí
luận đang và sẽ phù hợp với thực tiễn, đang giải quyết
nhu cầu của thực tiễn và sẽ là lí luận soi đường cho sự
phát triển trong tương lai.

tới. Ngoài ra, các thế lực thù địch vẫn ngày ngày lợi dụng
mặt trái của kinh tế thị trường để thực hiện âm mưu “diễn
biến hòa bình”, tác động để quần chúng nhân dân và cả
một số cán bộ đảng viên xa rời lí tưởng, mục tiêu cách
mạng.

3. Kết luận
Giảng dạy là một nghề đầy tính nghệ thuật và sáng
tạo. Nhờ có điều đó, giảng viên mới lôi cuốn được người
học, khơi dậy lòng đam mê, ham hiểu biết của họ; khi đó
tri thức, phong cách, tác phong của người dạy mới lan tỏa
sang người học; hình thành nên lớp lớp những con người
mới - chủ nhân của xã hội. Những chủ nhân đó phụng sự
cho dân tộc, cho quốc gia đến đâu, sẵn sàng hi sinh cho
mục đích, lí tưởng mà toàn Đảng, toàn dân ta đã lựa chọn
ở mức độ nào, điều đó tùy thuộc rất lớn vào trình độ và
năng lực của những giảng viên giảng dạy các môn Lí
luận chính trị. Trong thực tế, phẩm chất, năng lực của
giảng viên giảng dạy các môn Lí luận chính trị chỉ được
nâng lên và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao khi họ
thường xuyên nghiên cứu lí luận chính trị và vận dụng
vào công tác giảng dạy của mình.
Tài liệu tham khảo

Giá trị của các môn Lí luận chính trị là vừa chỉ ra bản
chất, quy luật vận động của thế giới tự nhiên, xã hội loài
người, vừa trực tiếp định hướng để người học đạt đến giá
trị nhân văn, giá trị “làm người” phù hợp với xu thế
chung của nhân loại, gìn giữ được bản sắc của dân tộc,
đáp ứng được yêu cầu của thời đại. Nhưng do sự tác động
mạnh mẽ của kinh tế thị trường, trong đó gồm cả những
mặt trái của nó nên đã đẩy mọi người trong xã hội tập
trung vào vòng xoáy của kinh tế, làm cho mọi người ít
quan tâm và thờ ơ với việc nghiên cứu và học tập môn
học này. Ở nước ta hiện nay đang xác lập nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nên những mặt trái

của kinh tế thị trường luôn tác động và đi ngược với nội
dung lí luận chính trị, với lí tưởng chúng ta đang theo
đuổi, làm cho một bộ phận dư luận xã hội vẫn còn những
hoài nghi về mục tiêu cao cả mà chúng ta đang hướng

51

[1] Phạm Văn Đồng (1980). Mấy vấn đề về văn hóa
giáo dục. NXB Sự thật.
[2] Lương Gia Ban (chủ biên) - Ngô Xuân Dậu - Hoàng
Xuân Phú - Lương Minh Hạnh (2002). Góp phần
nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới nội dung
chương trình các môn khoa học Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh. NXB Chính trị Quốc gia - Sự
thật.
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam (1991). Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã
hội. NXB Sự thật.
[4] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XII. NXB Chính trị Quốc
gia - Sự thật.
[5] Đinh Xuân Dũng (2008). Tư tưởng Hồ Chí Minh về
đạo đức. NXB Giáo dục.
[6] Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017).
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư - Thời cơ và
thách thức đối với Việt Nam. NXB Lí luận chính trị.
[7] Đặng Quốc Bảo - Bùi Việt Phú (2013). Một số góc
nhìn về phát triển và quản lí giáo dục. NXB Giáo
dục Việt Nam.
[8] Bộ GD-ĐT (2013). Hỏi - đáp về một số nội dung

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
NXB Giáo dục Việt Nam.



×