Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ SLING ĐỘNG MẠCH PHỔI Ở TRẺ EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (725.09 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
BỘ MÔN NHI

CHUYÊN ĐỀ TIM MẠCH
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
ĐIỀU TRỊ SLING ĐỘNG MẠCH PHỔI Ở TRẺ EM

Người hướng dẫn : TS.BS. Đặng Thị Hải Vân
Người thực hiện

: Phạm Thị Bình

Lớp: Nội trú 41 - Chuyên ngành Nhi Khoa

HÀ NỘI – 2017


MỤC LỤC


DANH MỤC HÌNH


4

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sling động mạch phổi là dị tật bẩm sinh hiếm gặp, được mô tả lần đầu
tiên vào năm 1897 bởi Glaevecke và Doehle, xảy ra do sự xuất phát bất
thường của động mạch phổi trái từ phía sau động mạch phổi phải [1].
Bệnh nhân sling động mạch phổi thường vào viện vì khò khè kéo dài
hoặc vì những đợt viêm phổi tái diễn. Do đó bệnh lý này rất dễ bị chẩn đoán


nhầm với những bệnh lý gây khò khè kéo dài hoặc những bệnh lý gây viêm
phổi tái diễn khác.
Tại khoa Tim mạch - Bệnh viện Nhi Trung Ương có tiếp nhận một trẻ
nữ, 22 tháng tuổi vào viện vì khò khè và sốt. Trẻ có tiền sử khò khè ngay sau
sinh và nhiều đợt viêm phế quản phổi lúc 3 tháng, 4 tháng và 6 tháng, được
điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung Ương. Lúc 6 tháng tuổi, trẻ xuất hiện sốt, ho,
khò khè tăng lên. Trẻ được gia đình đưa đi khám tại Bệnh viện Nhi Trung
Ương, chụp X-quang ngực có hình ảnh viêm phế quản phổi. Nội soi khí-phế
quản thấy hình ảnh hẹp khí quản do vòng sụn khép kín. Trẻ điều trị viêm phế
quản phổi ổn định, ra viện. Lúc 16 tháng tuổi, trẻ khò khè tăng lên, vào Bệnh
viện Nhi Trung Ương, chẩn đoán viêm phế quản phổi. Chụp cắt lớp vi tính
dựng hình quan sát thấy động mạch phổi trái xuất phát từ động mạch phổi
phải và hình ảnh hẹp khí quản. Siêu âm tim thấy động mạch phổi trái xuất
phát từ động mạch phổi phải gây chèn ép khí quản trái. Trẻ được điều trị khỏi
viêm phế quản phổi và hẹn khám lại chuyên khoa tim mạch theo hẹn. Tại thời
điểm 22 tháng, trẻ lại vào viện vì khò khè tăng kèm theo sốt. Tiến hành siêu
âm tim lần 2 cho thấy sling động mạch phổi kèm còn ống động mạch nhỏ.
Nội soi lần 2 thấy hẹp khí quản do vòng sụn khép kín. Trẻ được hội chẩn tim
mạch, kế hoạch mổ sửa sling động mạch phổi và tạo hình khí quản đồng thì.
Như vậy, bệnh nhân sling động mạch phổi thường bị chẩn đoán muộn
do nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do đó, em xin thực hiện chuyên đề “Đặc


5

điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phương pháp điều trị sling động mạch
phổi ở trẻ em” với 2 mục tiêu:
1.
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng sling động mạch phổi ở trẻ em.
2.

Phương pháp điều trị sling động mạch phổi ở trẻ em.

I. GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH PHỔI


6

Hình ảnh 1: Giải phẫu động mạch phổi
( />Thân động mạch phổi xuất phát từ lỗ động mạch phổi của tâm thất
phải, đi lên trên, sang trái và ra sau, khi tới bờ sau quai động mạch chủ thì
chia làm động mạch phổi phải và động mạch phổi trái.
Động mạch phổi phải đi ngang sang phải, đi vào rốn phổi phải ở phía
trước phế quản chính phải, chia làm các nhánh có tên tương ứng với các thùy
phổi, phân thùy phổi mà nó cấp máu: nhánh động mạch thùy trên (chia các
nhánh đỉnh, nhánh sau xuống, nhánh trước xuống, nhánh sau lên, nhánh trước
lên), nhánh động mạch thùy giữa (chia các nhánh bên và nhánh giữa), nhánh
động mạch thùy dưới (chia các nhánh đỉnh, nhánh đáy giữa, nhánh đáy trước,
nhánh đáy bên và nhánh đáy sau).
Động mạch phổi trái ngắn và nhỏ hơn động mạch phổi phải, đi chếch
lên trên và sang trái, bắt chéo mặt trước phế quản chính trái, chui vào rốn
phổi. Động mạch phổi trái cũng cho các nhánh bên tương tự động mạch phổi
phải, nhưng cũng có một vài điểm khác biệt như: chỉ có một nhánh sau của


7

thùy trên, nhánh ứng với thùy giữa gọi là nhánh lưỡi (chia làm nhánh lưỡi trên
và nhánh lưỡi dưới).
II. ĐỊNH NGHĨA VÀ BỆNH HỌC


Hình ảnh 2: Giải phẫu sling ĐMP
( />Sling động mạch phổi là dị tật bẩm sinh hiếm gặp, được mô tả lần đầu
tiên vào năm 1897 bởi Glaevecke và Doehle, xảy ra do sự xuất phát bất
thường của động mạch phổi trái từ phía sau động mạch phổi phải [1].
Động mạch phổi trái đi ở phía trên phế quản gốc phải, sau đó đi từ phải
sang trái, đi phía sau khí quản hoặc carina và phía trước thực quản để tới rốn
phổi trái. Tình trạng này làm hẹp phần dưới của khí quản và phế quản gốc
phải, dẫn tới ứ khí do tắc nghẽn hoặc làm xẹp phổi phải hoặc phổi trái hoặc cả
hai. Nhiều trường hợp bị nhầm lẫn với khí phế thũng bẩm sinh [3]. Thêm vào
đó, sling động mạch phổi còn gây chèn ép thực quản gây các triệu chứng tắc


8

nghẽn cơ học đường tiêu hóa. Do đó nhận biết và chẩn đoán sớm sling động
mạch phổi ở trẻ nhỏ là vô cùng quan trọng.
Thuật ngữ “ring-sling complex” lần đầu được đề cập đến bởi Berdon và
cộng sự để nhấn mạnh sự kết hợp giữa sling động mạch phổi với các bất
thường khí quản [4]. Vòng sụn khí quản khép kín gặp ở 50-65% số bệnh nhân
sling động mạch phổi. Sụn khí quản hình tròn và mất lớp màng làm hẹp khí
quản, hình thành bẫy khí, viêm phổi tái diễn hay xẹp phổi [5].
Theo nghiên cứu của Xie và cộng sự năm 2017, 85% các trường hợp
sling động mạch phổi kết hợp với các dị tật tim bẩm sinh khác, hay gặp là
thông liên thất (47%), thông liên nhĩ (43%), còn ống động mạch (34%), tồn
tại tĩnh mạch chủ trên trái (30%), phân nhánh bất thường của động mạch phổi
phải (30) [6].
Những bất thường ở cơ quan khác cũng có thể bắt gặp, như dị tật
không hậu môn, bệnh Hirschsprung, teo mật, bất thường cơ quan sinh dục-tiết
niệu. Bất thường buồng trứng, đốt sống, tuyến giáp và nhu mô phổi cũng
được báo cáo.

Tuy nhiên nguyên nhân cụ thể gây nên sling động mạch phổi còn chưa
rõ ràng.
III. DỊCH TỄ HỌC
Sling động mạch phổi là một bệnh lý hiếm gặp, do đó có rất ít những
công trình nghiên cứu về tỷ lệ mới mắc và tỷ lệ hiện mắc của bệnh.
Nghiên cứu đầu tiên về dịch tễ học của sling động mạch phổi được tiến
hành bởi Yu và cộng sự trên 186.213 trẻ em trong độ tuổi đi học với phương
tiện sàng lọc là siêu âm tim 2D trong khoảng thời gian từ năm 2001 tới năm
2004 tại thành phố Đài Trung (Đài Loan), cho thấy tỷ lệ mới mắc sling động
mạch phổi là 59/1.000.000 trẻ, tỷ lệ hiện mắc là 1/17.000 trẻ, với tuổi trung
bình là 13 tuổi (khoảng dao động là 7,2-13,7 tuổi), tỷ lệ nam/nữ là 8/3 [7].


9

Một nghiên cứu hồi cứu khác của Xie và cộng sự tại Trung Quốc lấy số
liệu từ tháng 10 năm 2007 đến tháng 12 năm 2014 với 52.200 bệnh nhân tim
bẩm sinh, cho thấy sling động mạch phổi chiếm 0,14% trong số các dị tật tim
bẩm sinh, với tuổi trung bình là 5 tháng (khoảng dao động là 1 ngày-60
tháng), tỷ lệ nam/nữ là 1,47 [6].
IV. PHÂN LOẠI

Hình ảnh 3: Phân loại Wells 1988 của sling động mạch phổi [8]
Theo phân loại của Wells và cộng sự năm 1988, sling động mạch phổi
-

được chia làm 2 type [8]:
Type I: sling động mạch phổi với cây khí-phế quản phân chia bình thường
(carina ở vị trí ngang với đốt sống ngực T4-T5).
Type I chia thành 2 phân type:

IA: có nhánh phế quản tách trực tiếp từ khí quản thông khí cho thùy

-

trên phổi phải.
IB: không có nhánh phế quản bất thường.
Type II: sling động mạch phổi với cây khí-phế quản phân chia bất thường
(carina ở vị trí ngang với đốt sống ngực T6-T7).
Type II chia thành 2 phân type:
IIA: phế quản gốc phải thông khí cho thùy trên phổi phải, thùy giữa và
thùy dưới phổi phải do nhánh của phế quản gốc trái thông khí.
IIB: không có cây phế quản phải và toàn bộ phổi phải được thông
khí bởi nhánh của phế quản gốc trái.


10

Sling động mạch phổi type II có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn, đặc biệt tỷ lệ
mắc type IIB gấp đôi type IIA. Đồng thời type II thường kèm theo hẹp khí
quản ở nhiều mức độ khác nhau với bất thường vòng sụn khí quản và không
có màng khí quản nhiều hơn so với sling động mạch phổi type I. Không hậu
môn gặp ở 14% số bệnh nhân sling động mạch phổi type II nhưng không quan
sát trường hợp nào ở bệnh nhân sling động mạch phổi type I.
V. TRIỆU CHỨNG
4.1. Lâm sàng
Theo cơ chế bệnh sinh, sling động mạch phổi gây chèn ép khí quản và
thực quản do nguồn gốc và đường đi bất thường. Do đó triệu chứng chính của
bệnh lý này biểu hiện ở 2 cơ quan: hô hấp và tiêu hóa.
-


Về hô hấp:
Triệu chứng chính về hô hấp ở bệnh nhân sling động mạch phổi đó là
khò khè, tím tái thường xuất hiện sớm sau sinh và nhiễm trùng hô hấp tái
diễn, có thể dẫn tới suy hô hấp [9]. Mức độ suy hô hấp tùy thuộc vào mức độ
chèn ép khí-phế quản và các dị tật bẩm sinh phối hợp như hẹp khí-phế quản,
mềm sụn thanh quản, bệnh lý tim bẩm sinh khác....
Vì triệu chứng này xuất hiện trong nhiều bệnh lý, bệnh nhân sling động
mạch phổi thường bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác gây khò khè kéo
dài và viêm phổi tái diễn, dẫn tới bệnh nhân được điều trị muộn, tiên lượng

-

xấu.
Về tiêu hóa:
Động mạch phổi trái gây chèn ép thực quản gây triệu chứng nuốt khó,
nuốt nghẹn. Ở trẻ nhỏ, triệu chứng tiêu hóa có thể gặp như trớ ra sữa ngay sau
khi ăn, tăng tiết nước bọt gây chảy dãi nhiều...
4.2. Cận lâm sàng

-

Chụp Xquang ngực:


11

Trên phim chụp Xquang ngực có thể thấy hình ảnh phần dưới khí quản
bị lệch sang trái và có sự chèn ép bên phải. Ứ khí phổi phải có thể xuất hiện
do sự chèn ép phế quản gốc phải. Phổi trái cũng có thể ứ khí do sự tắc nghẽn
khí quản ở mức carina hoặc ở phế quản gốc trái.

Ở những bệnh nhân bị tắc nghẽn nghiêm trọng, có thể quan sát thấy
hình ảnh xẹp một bên phổi hoặc một thùy phổi.

Hình ảnh 4: Hình ảnh xẹp phổi phải và ứ khí phổi trái kèm ống soi khí
quản và ống soi thực quản bị lệch sang phải
( />_2017_3_1_53_210866_f1.jpg)
Trên phim nghiêng, có thể quan sát được đoạn cuối của động mạch
phổi trái ở phía trước thực quản và phía sau khí quản, ngay phía trên carina.
-

Chụp thực quản cản quang:
Là một phương pháp hỗ trợ chẩn đoán có giá trị. Hình ảnh điển hình là
thực quản bị chèn ép từ trước ra sau trên phim nghiêng và chèn ép từ bên phải
trên phim thẳng.


12

Hình ảnh 5: Thực quản bị chèn ép từ phía trước và từ bên phải
( />slingPA.JPG
/>tarrow.jpg)

-

Siêu âm tim:
Siêu âm tim quan sát được sự phân nhánh bất thường của động mạch
phổi. Động mạch phổi trái không tách trực tiếp từ thân động mạch phổi mà
xuất phát từ mặt sau của động mạch phổi phải, đi từ phải sang trái ở phía sau
của khí quản và phía trước thực quản tới rốn phổi. Ngoài ra, siêu âm tim cũng
phát hiện những bất thường tim mạch khác kèm theo.



13

Hình ảnh 6: Hình ảnh thân động mạch phổi tách ra động mạch phổi phải,
còn động mạch phổi trái trái tách ra từ động mạch phổi phải [2]

Hình ảnh 7: Hình ảnh dòng chảy hỗn loạn trong động mạch phổi trái do bị
chèn ép giữa khí quản và thực quản [2]
-

Chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cộng hưởng từ mạch máu (MRA), chụp cắt
lớp vi tính (CT):
Những phương pháp chẩn đoán hình ảnh này mô tả chi tiết hình ảnh
giải phẫu, tái tạo cấu trúc không gian ba chiều của sling động mạch phổi và
hình ảnh đường thở.


14

Hình ảnh 8: Hình ảnh động mạch phổi trái xuất phát từ động mạch phổi
phải (mũi tên xanh), chèn ép khí quản (mũi tên đỏ) và xẹp thùy dưới phổi
phải (mũi tên trắng) [10]

Hình ảnh 9: Dựng hình mạch máu phổi trong sling động mạch phổi [2]


15

-


Nội soi khí-phế quản:

Hình ảnh 10: Hình ảnh hẹp phế quản gốc trái do sling
động mạch phổi [11]
Nội soi khí-phế quản không phải là chẩn đoán hình ảnh được sử dụng
rộng rãi để chẩn đoán sling động mạch phổi. Nội soi khí-phế quản thường
quan sát thấy sự chèn ép từ ngoài vào khí quản, kèm hẹp khí quản, hẹp phế
quản hoặc cả hai.
Một số khuyến cáo cho rằng nội soi khí-phế quản rất cần thiết trong
việc đánh giá và lựa chọn những bệnh nhân sling động mạch phổi cần phẫu
thuật vì phẫu thuật tạo hình lại đường thở là cần thiết nếu hẹp đường thở ở
mức độ nặng.

-

Chụp mạch:


16

Hình ảnh 11: Hình ảnh chụp mạch sling ĐMP
( />Để chẩn đoán một trường hợp sling động mạch phổi thường chỉ cần đến
những phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn. Tuy nhiên trong một
số trường hợp những phương pháp này không rõ ràng, chụp mạch có thể được
sử dụng để quan sát chính xác nguồn gốc và đường đi của động mạch phổi
trái, từ đó giúp đưa ra phương pháp và kế hoạch phẫu thuật phù hợp nhất với
từng bệnh nhân cụ thể.
4.3. Một số case lâm sàng
David H và cộng sự năm 2016 báo cáo một ca trẻ sơ sinh song thai 34

tuần tuổi vào viện vì suy hô hấp sau sinh. Điểm Apgar 1/5 là 9/9 điểm. Trẻ
song sinh cùng hoàn toàn khỏe mạnh và mẹ đã được tiêm thuốc trưởng thành
phổi trước khi sinh. Tình trạng suy hô hấp tiến triển nhanh chóng. Chụp Xquang ngực cho thấy tràn khí màng phổi bên trái. Trẻ được tiến hành thở
CPAP. Sau 3 ngày tình trạng ổn định, chuyển sang thở oxy gọng, sau đó ổn
định ra về. Lúc 2 tháng tuổi, bệnh nhân vào viện vì ho, khó thở. Trẻ được


17

chẩn đoán nhiễm khuẩn hô hấp do virus và được điều trị ngoại trú. Lúc 4
tháng tuổi, trẻ lại vào viện vì khò khè, được chẩn đoán viêm phổi do RSV.
Khai thác tiền sử cho thấy trẻ có tình trạng khó thở liên tục từ khi mới sinh và
khó nuốt khi so sánh với em gái sinh đôi. Trẻ được chụp X-quang phổi thấy
có tình trạng ứ khí phổi. Chụp thực quản cản quang cho thấy có thay đổi
đường viền đoạn thực quản ngay phía trên carina. Siêu âm tim cho thấy động
mạch phổi trái xuất phát từ động mạch phổi phải. Lúc 8 tháng tuổi, trẻ được
phẫu thuật sửa chữa động mạch phổi trái. Sau phẫu thuật bệnh nhân không
còn khò khè.
Inui T và cộng sự năm 2017 đã báo cáo một ca bệnh sling động mạch bị
chẩn đoán nhầm hen phế quản 20 năm. Bệnh nhân nữ 25 tuổi được chẩn đoán
hen phế quản cách 20 năm, đang điểu trị fluticasone dạng hít, kháng
cholinergic dạng hít, cường β2 tác dụng kéo dài, vào viện vì khó thở và khò
khè kéo dài. Bệnh nhân được điều trị bằng corticoid tiêm tĩnh mạch và dạng
hít nhưng triệu chứng không cải thiện. Không khai thác được tiền sử gia đình
về hen hay dị ứng. Tiến hành đo chức năng thông khí thu được kết quả bình
thường. Phim chụp cắt lớp vi tính lồng ngực cho thấy bất thường khí-phế
quản phải, hẹp phế quản gốc trái và động mạch phổi trái xuất phát từ động
mạch phổi phải, đi vòng qua đoạn dưới khí quản và phế quản gốc phải để đi
giữa khí quản và thực quản tới rốn phổi trái. Bệnh nhân sau đó được chẩn
đoán sling động mạch phổi [11].



18

VI. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
Sling động mạch phổi cần được chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý
gây khò khè kéo dài và viêm phổi tái diễn.

Hình ảnh 12: Các nguyên nhân gây khò khè kéo dài [12]
Sling động mạch phổi là một thể vòng mạch máu. Do đó, cần lưu ý
phân biệt sling động mạch phổi với các thể vòng mạch máu khác, trong đó hai
-

thể hay gặp là quai động mạch chủ đôi và quai động mạch chủ bên phải:
Quai động mạch chủ đôi: quai động mạch chủ bị tách ra làm đôi, bao xung
quanh gây chèn ép khí quản và thực quản.

Hình ảnh 13: Quai động mạch chủ đôi
-

( />Quai động mạch chủ bên phải:


19

Hình ảnh 14: Quai động chủ bên phải với bất thường động mạch dưới đòn
trái và dây chằng động mạch trái
( />
Hình ảnh 15: Quai động mạch chủ bên phải với các nhánh soi gương và
dây chằng động mạch sau thực quản

( />

20

VII. ĐIỀU TRỊ
7.1. Điều trị nội khoa
-

Điều trị nội khoa ở bệnh nhân sling động mạch phổi là điều trị giảm nhẹ triệu
chứng và biến chứng của bệnh tới khi bệnh nhân có đủ điều kiện để phẫu
thuật.
Bệnh nhân khò khè kéo dài không đáp ứng với thuốc giãn phế quản. Do
đó chỉ cần hỗ trợ oxy cho bệnh nhân khi có triệu chứng suy hô hấp (khó thở
và tím), có thể đặt ống nội khí quản thở máy nếu bệnh nhân suy hô hấp nặng.
Trong những đợt viêm phổi, bệnh nhân cần được lựa chọn kháng sinh
thích hợp để điều trị.
Sau phẫu thuật, tình trạng khò khè và viêm phổi tái diễn có thể vẫn tồn

-

tại nhưng sẽ được cải thiện dần theo thời gian.
Về chế độ sinh hoạt:
Bệnh nhân sling động mạch phổi không cần hạn chế hoạt động nếu như
sự tắc nghẽn đường thở không quá nặng nề. Đồng thời chế độ ăn uống của trẻ
cũng không bị hạn chế.
7.2. Điều trị ngoại khoa

-

Bệnh nhân sling động mạch phổi được phẫu thuật càng sớm càng tốt. Bệnh


-

nhân không thể sống sót lâu dài nếu như không được phẫu thuật.
Năm 1954, Potts và Hollingers lần đầu mô tả về cách thức phẫu thuật sửa

-

chữa tổn thương này [13].
Phẫu thuật sử dụng đường giữa xương ức. Kẹp động mạch phổi trái, cắt rời
động mạch phổi trái ra khỏi vị trí xuất phát và khâu kín vị trí tách nhánh này.
Sau đó động mạch phổi trái được đưa ra trước khí quản và khâu nối lại với

-

thân động mạch phổi đoạn tận cùng [14].
Hẹp khí quản mức độ nặng trên một đoạn dài có thể được xử lý đồng thời với
phẫu thuật sửa chữa động mạch phổi trái bằng các phương pháp như cắt đoạn
hẹp và nối tận-tận, tạo hình khí quản sử dụng tấm vá (tấm vá màng ngoài tim,


21

miếng ghép tự thân khí quản, miếng ghép đồng loại động mạch chủ), tạo hình
khí quản kiểu trượt [14].

Hình ảnh 16: Phương pháp phẫu thuật sling động mạch phổi
( />
23.png)
Nguy cơ tử vong sau phẫu thuật liên quan tới tình trạng xuất huyết khí phế

quản. Can thiệp sớm và tích cực có thể làm giảm thiểu tỷ lệ tử vong do những
tổn thương liên quan. Theo nghiên cứu của Yong, sau phẫu thuật sửa động
mạch phổi trái, thời gian trung bình bệnh nhân cần nằm viện là 24 ngày (1876 ngày), thời gian thở máy trung bình là 9 ngày (4-24 ngày). 42,9% số bệnh
nhân được sửa hẹp khí quản cùng thì với phẫu thuật sửa động mạch phổi trái,
14,3% số bệnh nhân được sửa hẹp khí quản sau khi sửa động mạch phổi trái

-

[14].
Sau phẫu thuật bệnh nhân thường không còn triệu chứng đáng kể khi theo dõi
lâu dài. Tuy nhiên tắc nghẽn đường thở ở các mức độ khác nhau có thể hiện
diện ở 45% số bệnh nhân sling động mạch phổi sau phẫu thuật. Cần theo dõi
sát sự cải thiện tắc nghẽn đường thở kèm theo triệu chứng của nhiễm khuẩn
đường hô hấp. Ngoài ra, ở những bệnh nhân sling động mạch phổi sau phẫu
thuật có thể xuất hiện tình trạng hẹp động mạch phổi trái. Phát hiện và theo


22

dõi biến chứng này bằng siêu âm tim định kỳ, rất hiếm trường hợp cần chụp
-

mạch phổi.
Theo nghiên cứu của Oshima Y năm 2008 trên 31 bệnh nhân sling động mạch
phổi được phẫu thuật sửa chữa. 28 bệnh nhân được sửa chữa cả sling động
mạch phổi và tạo hình khí quản, còn 3 bệnh nhân chỉ được sửa chữa sling
động mạch phổi. 4 bệnh nhân được tạo hình khí quản bằng sụn sườn, 19 bệnh
nhân được tạo hình khí quản kiểu trượt, 5 bệnh nhân được nối tận-tận. Kết
quả cho thấy có 2 bệnh nhân tử vong sớm do cung lượng tim thấp và rối loạn
nhịp thất. Theo dõi lâu dài có 3 bệnh nhân tử vong do tồn tại hẹp khí quản sau

phẫu thuật và tăng áp động mạch phổi [15].


23

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Glaevecke. H, Doehle. W (1897). Uber eine selten angeborene Anomalie
der Pulmonalarteren. Munch Med Wochenschr, 44:950-953.
2. Healey. D, Ron. N, Hromada. A và cộng sự (2016). Perinatal/Neonatal case
presentation: pulmonary artery sling associated with respiratory distress.
Springerplus, 5, 31.
3. Oppido. G, Pace Napoleone. C và Gargiulo. G (2008). Neonatal right lung
emphysema due to pulmonary artery sling. Pediatr Cardiol, 29 (2), 469470.
4. Berdon. W. E, Baker. D. H, Wung. J. T và cộng sự (1984). Complete
cartilage-ring tracheal stenosis associated with anomalous left pulmonary
artery: the ring-sling complex. Radiology, 152 (1), 57-64.
5. Sade. R. M, Rosenthal. A, Fellows. K và cộng sự (1975). Pulmonary artery
sling. J Thorac Cardiovasc Surg, 69 (3), 333-346.
6. Xie. J, Juan. Y. H, Wang. Q và cộng sự (2017). Evaluation of left
pulmonary artery sling, associated cardiovascular anomalies, and
surgical

outcomes

using

cardiovascular

computed


tomography

angiography. Sci Rep, 7, 40042.
7. Yu. J. M, Liao. C. P, Ge. S và cộng sự (2008). The prevalence and clinical
impact of pulmonary artery sling on school-aged children: a large-scale
screening study. Pediatr Pulmonol, 43 (7), 656-661.
8. Wells. T. R, Gwinn. J. L, Landing. B. H và cộng sự (1988). Reconsideration
of the anatomy of sling left pulmonary artery: the association of one
form with bridging bronchus and imperforate anus. Anatomic and
diagnostic aspects. J Pediatr Surg, 23 (10), 892-898.


24

9. Tretter. J. T, Tretter. E. M, Rafii. D. Y và cộng sự (2016). Fetal Diagnosis of
Abnormal Origin of the Left Pulmonary Artery. Echocardiography, 33
(8), 1258-1261.
10. Li. D, Feng. Y, Hirata. Y và cộng sự (2017). Sling Pulmonary Artery with
Bridging Bronchus and Narrowing Airway: A Case Report. Ann Thorac
Cardiovasc Surg,
11. Inui. T, Yamada. H, Hida. N và cộng sự (2017). A case of a pulmonary
artery sling misdiagnosed as refractory asthma for 20 years. Clin Case
Rep, 5 (6), 863-866.
12. Claes. J, Boudewyns. A, Deron. P và cộng sự (2005). Management of
stridor in neonates and infants. B-ENT, Suppl 1, 113-122; quiz 123-115.
13. Potts. W. J, Holinger. P. H và Rosenblum. A. H (1954). Anomalous left
pulmonary artery causing obstruction to right main bronchus: report of a
case. J Am Med Assoc, 155 (16), 1409-1411.
14. Yong. M. S, d'Udekem. Y, Brizard. C. P và cộng sự (2013). Surgical
management of pulmonary artery sling in children. J Thorac Cardiovasc

Surg, 145 (4), 1033-1039.
15. Oshima. Y, Yamaguchi. M, Yoshimura. N và cộng sự (2008). Management
of pulmonary artery sling associated with tracheal stenosis. Ann Thorac
Surg, 86 (4), 1334-1338.



×