Tải bản đầy đủ (.pdf) (187 trang)

nghiên cứu phanh môi trên bám bất thường và hiệu quả điều trị bằng laser diode ở học sinh 7-11 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.35 MB, 187 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHÙNG THỊ THU HÀ

NGHIÊN CỨU PHANH MÔI TRÊN
BÁM BẤT THƢỜNG VÀ HIỆU QUẢ
ĐIỀU TRỊ BẰNG LASER DIODE Ở
HỌC SINH 7 – 11 TUỔI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHÙNG THỊ THU HÀ

NGHIÊN CỨU PHANH MÔI TRÊN
BÁM BẤT THƢỜNG VÀ HIỆU QUẢ
ĐIỀU TRỊ BẰNG LASER DIODE Ở
HỌC SINH 7 – 11 TUỔI
Chuyên ngành : Răng - Hàm - Mặt


Mã số

: 62720601

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Võ Trương Như Ngọc
2. TS. Nguyễn Đình Phúc

HÀ NỘI - 2020


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
PGS.TS Võ Trương Như Ngọc, Phó viện trưởng Viện Đào tạo Răng Hàm
Mặt, Trưởng bộ môn Răng trẻ em, Trường Đại học Y Hà Nội; TS. Nguyễn
Đình Phúc, Giám đốc bệnh viện hữu nghị Việt Nam – CuBa những người thầy
đã trực tiếp hướng dẫn tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu, học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến:
Thầy Tống Minh Sơn, Viện trưởng Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường
Đại học Y Hà Nội.
Cô Nguyễn Thị Thu Phương, Viện phó Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt,
Trưởng bộ môn Nắn chỉnh răng, Trường Đại học Y Hà Nội và những người
thầy, nhà khoa học đã giảng dạy, hướng dẫn, đóng góp nhiều ý kiến quý báu
cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo cùng tập thể khoa Răng miệng
cũng như các đồng nghiệp tại các khoa phòng trong bệnh viện hữu nghị Việt
Nam – Cu Ba đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.

Tôi cũng xin trân trọng cám ơn Phòng Đào tạo Viện Đào tạo Răng
Hàm Mặt và Khoa Sau đại học Trường Đại học Y Hà Nội.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến gia đình, bạn bè
tôi, những người luôn bên tôi cổ vũ động viên và là chỗ dựa vững chắc cho tôi
vượt qua những khó khăn trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để có
được kết quả như ngày hôm nay.
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2020
Học Viên
Phùng Thị Thu Hà


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Phùng Thị Thu Hà, nghiên cứu sinh khóa 34, Viện đào tạo
Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Răng Hàm Mặt,
xin cam đoan:
1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng
dẫn của Thầy PGS.TS.Võ Trương Như Ngọc và Thầy TS. Nguyễn
Đình Phúc
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở
nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2020
Ngƣời viết cam đoan

Phùng Thị Thu Hà



DANH MỤC ĐỐI CHỨNG TIẾNG ANH – TIẾNG VIỆT
Từ tiếng
Anh

Diễn giải tiếng Anh

Từ tiếng Việt

Frenectomy

Excision of the frenulum
Phẫu thuật cắt
left to heal by secondary
bỏ phanh môi
intention. The procedure of
complete removal of the
frenum, including its
attachment to the
underlying bone is known
as frenectomy

Frenotomy

Simple cutting or incision
of the frenulum. The
incision and the relocation
of the frenal attachment is
known as frenotomy.

Frenuloplasty Excisions involving

sutures releasing the
frenulum and correcting
the anatomic situation.

Phẫu thuật
phanh môi trên

Diễn giải Tiếng
Việt
Cắt phanh môi trên
sau đó chờ quá trình
lành thương thứ
phát. Dùng đường
cắt đến tận màng
xương, chỗ bám của
phanh môi trên
Cắt phanh môi trên
và đặt lại vị trí bám
của phanh môi trên

Phẫu thuật tạo Là thủ thuật vừa cắt
hình phanh môi bỏ hoàn toàn phanh
trên
môi trên có khâu
nhằm giải phóng
phanh môi trên và
sửa chữa tình trạng
giải phẫu của phanh
môi trên


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT:
STT

TỪ VIẾT TẮT

TỪ TIẾNG VIỆT

1

R11

Răng cửa giữa hàm trên bên phải

2

R21

Răng cửa giữa hàm trên bên trái


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.1. Đại cương về phanh môi trên .................................................................. 3
1.1.1. Giải phẫu phanh môi trên ................................................................. 3
1.1.2. Sinh lý ............................................................................................... 3
1.1.3. Mô học phanh môi trên ..................................................................... 4
1.1.4. Phân loại phanh môi trên .................................................................. 4
1.1.5. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về phanh môi trên .................. 8
1.2. Mối liên quan giữa phanh môi trên bám bất thường với răng và nha chu

của hai răng cửa giữa hàm trên ............................................................. 11
1.2.1. Khe thưa giữa hai răng cửa giữa hàm trên...................................... 11
1.2.2. Mối liên quan của phanh môi trên bám bất thường với hai răng cửa
giữa hàm trên .................................................................................... 13
1.2.3. Mối liên quan giữa phanh môi trên bám bất thường với nha chu của
hai răng cửa giữa hàm trên................................................................ 13
1.2.4. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về mối liên quan của phanh
môi trên bám bất thường với răng và nha chu của hai răng cửa giữa
hàm trên............................................................................................. 15
1.3. Phương pháp điều trị phanh môi trên bám bất thường ......................... 15
1.3.1. Chẩn đoán phanh môi trên bám bất thường.................................... 15
1.3.2. Chỉ định phẫu thuật phanh môi trên bám bất thường ..................... 16
1.3.3. Các kỹ thuật áp dụng trong điều trị phẫu thuật phanh môi trên bám
bất thường ......................................................................................... 16
1.4. Khái niệm chung về Laser .................................................................... 29
1.4.1. Định nghĩa....................................................................................... 29
1.4.2. Những loại Laser thường dùng trong nha khoa .............................. 34


1.4.3. Ứng dụng của Laser Diode trong nha khoa trẻ em ......................... 36
1.4.4. Phẫu thuật cắt phanh (môi, má, lưỡi) bám bất thường ................... 39
1.4.5. Sự an toàn của Laser ....................................................................... 39
1.5. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về phẫu thuật phanh
môi trên bám bất thường bằng Laser .................................................... 41
1.5.1. Trên thế giới .................................................................................... 41
1.5.2. Trong nước ...................................................................................... 43
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 44
2.1. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu ...................................... 44
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 44
2.1.2. Thời gian thu thập số liệu ............................................................... 44

2.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 44
2.2.1. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên cộng đồng .................................. 44
2.2.2. Nghiên cứu can thiệp lâm sàng mở không đối chứng .................... 45
2.3. Cỡ mẫu .................................................................................................. 46
2.3.1. Nghiên cứu mô tả cắt ngang ........................................................... 46
2.3.2. Nghiên cứu can thiệp lâm sàng mở không đối chứng điều trị phanh
môi trên bám bất thường bằng Laser Diode ..................................... 47
2.4. Các chỉ số và biến số nghiên cứu .......................................................... 48
2.4.1. Nghiên cứu mô tả cắt ngang ........................................................... 48
2.4.2. Nghiên cứu can thiệp lâm sàng mở không đối chứng .................... 55
2.5. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin ......................................... 63
2.5.1. Nghiên cứu mô tả cắt ngang ........................................................... 63
2.5.2. Nghiên cứu can thiệp lâm sàng mở không đối chứng .................... 65
2.6. Quy trình tiến hành nghiên cứu hiệu quả điều trị phanh môi trên bám
bất thường bằng Laser Diode ................................................................ 66
2.6.1. Lập phiếu thu thập thông tin ........................................................... 66
2.6.2. Thu thập thông tin trước phẫu thuật ............................................... 67


2.6.3. Các bước tiến hành phẫu thuật cắt phanh môi trên bám bất thường
bằng Laser Diode .............................................................................. 67
2.7. Các bước tiến hành nghiên cứu............................................................. 70
2.7.1. Nghiên cứu cắt ngang ..................................................................... 70
2.7.2. Nghiên cứu can thiệp lâm sàng mở không đối chứng .................... 70
2.8. Thời gian và trình tự nghiên cứu........................................................... 72
2.9. Xử lý số liệu và phân tích số liệu.......................................................... 72
2.10. Sai số và biện pháp thống kê sai số .................................................... 73
2.10.1. Sai số ............................................................................................. 73
2.10.2. Biện pháp khống chế sai số .......................................................... 73
2.11. Đạo đức trong nghiên cứu................................................................... 73

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 74
3.1. Tỷ lệ phanh môi trên bám bất thường của học sinh 7 - 11 tuổi ............ 74
3.1.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ...................................... 74
3.1.2. Đặc điểm vị trí bám phanh môi trên ............................................... 74
3.1.3. Đặc điểm hình thể phanh môi trên .................................................. 76
3.1.4. Chiều cao phanh môi trên ............................................................... 79
3.2. Mối liên quan giữa phanh môi trên bám bất thường với răng và nha chu
của hai răng cửa giữa hàm trên ở học sinh 7-11 tuổi ............................ 80
3.2.1. Mối liên quan giữa phanh môi trên bám bất thường với hai răng cửa
giữa hàm trên .................................................................................... 80
3.2.2. Mối liên quan giữa phanh môi trên bám bất thường với nha chu hai
răng cửa giữa hàm trên...................................................................... 87
3.2.3. Tỷ lệ xuất hiện hình ảnh chữ V trên phim Xq ở nhóm học sinh có
khe thưa ............................................................................................. 90
3.3. Đánh giá hiệu quả điều trị bằng Laser Diode ở nhóm bệnh nhân có
phanh môi trên bám bất thường ............................................................ 91
3.3.1. Đặc trưng của đối tượng nghiên cứu .............................................. 91


3.3.2. Đánh giá hiệu quả điều trị gần ........................................................ 93
3.3.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp xa ....................................................... 99
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ............................................................................... 102
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ........................................ 102
4.2. Tỷ lệ phanh môi trên bám bất thường của học sinh 7 -11 tuổi ........... 102
4.2.1. Đặc điểm vị trí bám phanh môi trên ............................................. 102
4.2.2. Đặc điểm hình thể phanh môi trên ................................................ 106
4.2.3. Chiều cao phanh môi trên ............................................................. 110
4.3. Mối liên quan giữa phanh môi trên bám bất thường với răng và nha chu
của hai răng cửa giữa hàm trên ở học sinh 7-11 tuổi .......................... 111
4.3.1. Mối liên quan của phanh môi trên bám bất thường với hai răng cửa

giữa hàm trên .................................................................................. 111
4.3.2. Mối liên quan của phanh môi trên bám bất thường với nha chu của
hai răng cửa giữa hàm trên.............................................................. 115
4.4. Đánh giá hiệu quả điều trị phanh môi trên bám bất thường bằng Laser
Diode ở nhóm bệnh nhân có chỉ định điều trị:.................................... 116
4.4.1. Đánh giá hiệu quả điều trị gần ...................................................... 116
4.4.2. Đánh giá hiệu quả điều trị xa ........................................................ 125
4.4.3. Mức độ hài lòng của bệnh nhân .................................................... 127
ẾT LUẬN .................................................................................................. 128
KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 130
NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢỢC
CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1.

Đặc điểm cấu tạo các loại Laser dùng trong nha khoa .............. 26

Bảng 1.2.

Các loại Laser thường sử dụng trong nha khoa .......................... 34

Bảng 3.1.

Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi ..................................... 74


Bảng 3.2.

Vị trí bám của phanh môi trên theo giới và tuổi ......................... 75

Bảng 3.3.

Phân bố hình thể của phanh môi trên theo nhóm tuổi ................ 78

Bảng 3.4.

Chiều cao trung bình của phanh môi trên theo giới và nhóm tuổi ..79

Bảng 3.5.

Mối liên hệ giữa vị trí bám và chiều cao phanh môi trên ........... 79

Bảng 3.6.

Trung bình cắn chùm, cắn chìa theo vị trí bám phanh môi trên . 80

Bảng 3.7.

Kiểu mọc hai răng cửa giữa hàm trên theo vị trí bám phanh môi
trên .............................................................................................. 84

Bảng 3.8.

Mối liên quan giữa phanh môi trên bám bất thường với cắn chéo,
cắn chùm/cắn chìa và khe thưa ................................................... 85


Bảng 3.9.

Mối liên quan giữa phanh môi trên bám bất thường với kiểu mọc
hai răng cửa giữa ......................................................................... 86

Bảng 3.10. Mối liên quan giữa vị trí bám phanh môi trên với sự co lợi ...... 87
Bảng 3.11. Tình trạng viêm lợi R11, R21 theo vị trí bám phanh môi trên ... 89
Bảng 3.12. Tỷ lệ có hình ảnh chữ V trên phim Xquang ở các học sinh có khe
thưa giữa R 11 và R21 ................................................................ 90
Bảng 3.13. Trung bình chiều cao phanh môi trên và độ dày phanh môi trên
theo vị trí bám của phanh môi trên ............................................. 91
Bảng 3.14. Giá trị trung bình độ rộng khe thưa giữa răng 11 và răng 21 theo
vị trí bám phanh môi trên ............................................................ 93
Bảng 3.15. Phân bố tỷ lệ bệnh nhân chảy máu trong phẫu thuật .................. 94
Bảng 3.16. Thời điểm cầm máu và mức độ chảy máu sau phẫu thuật ......... 95
Bảng 3.17. Phân bố mức độ đau sau phẫu thuật theo thời gian .................... 95


Bảng 3.18. Phân bố tỷ lệ sử dụng thuốc giảm đau theo giới thời điểm dùng
thuốc thời gian sau điều trị ......................................................... 96
Bảng 3.19. Phân bố mức độ sưng sau phẫu thuật theo thời gian .................. 96
Bảng 3.20. Phân bố thời điểm khả năng vệ sinh răng miệng sau phẫu thuật
bằng Laser Diode ........................................................................ 97
Bảng 3.21. Phân bố lành vết thương sau phẫu thuật Laser Diode ................ 97
Bảng 3.22. Tỷ lệ sẹo sau 3 tháng và 9 tháng theo vị trí phanh môi trên ....... 99
Bảng 3.23. Tỷ lệ vị trí bám phanh môi trên trước và sau phẫu thuật .......... 100
Bảng 4.1.

Bảng so sánh kết quả nghiên cứu vị trí bám của phanh môi trên ở
trẻ em ........................................................................................ 103


Bảng 4.2.

So sánh kết quả nghiên cứu vị trí bám phanh môi trên với đối
tượng lớn tuổi hơn .................................................................... 104

Bảng 4.3.

So sánh các nghiên cứu về đặc điểm hình thể phanh môi trên . 107


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.

Tỷ lệ vị trí bám phanh môi trên .............................................. 74

Biểu đồ 3.2.

Tỷ lệ hình thể của phanh môi trên .......................................... 76

Biểu đồ 3.3.

Phân bố hình thể của phanh môi trên theo giới ..................... 77

Biểu đồ 3.4.

Tỷ lệ học sinh cắn chùm, cắn chìa bất thường theo vị trí bám
phanh môi trên ........................................................................ 81

Biểu đồ 3.5.


Tỷ lệ học sinh có cắn chéo theo vị trí bám phanh môi trên .... 82

Biểu đồ 3.6.

Độ rộng khe thưa giữa R11 và R21 theo vị trí bám phanh môi
trên .......................................................................................... 83

Biểu đồ 3.7.

Tình trạng co lợi theo vị trí bám phanh môi trên.................... 87

Biểu đồ 3.8.

Tỷ lệ viêm lợi vùng răng cửa giữa hàm trên .......................... 88

Biểu đồ 3.9.

Phân bố bệnh nhân theo giới................................................... 91

Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ khe thưa giữa răng 11 và răng 21 theo vị trí bám phanh
môi trên ................................................................................... 92
Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ sử dụng tê bôi bề mặt và tê tiêm theo vị trí phanh môi
trên .......................................................................................... 93
Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ sử dụng tê bôi bề mặt và tê tiêm theo giới .................... 94
Biểu đồ 3.13. Thái độ hợp tác của bệnh nhân trong phẫu thuật .................... 98
Biểu đồ 3.14. Mức độ hài lòng của bệnh nhân sau phẫu thuật ..................... 99
Biểu đồ 3.15. Đặc điểm chiều cao theo vị trí bám của phanh môi trên trước
và sau phẫu thuật................................................................... 100
Biểu đồ 3.16. So sánh độ dày phanh môi trên trước và sau phẫu thuật ...... 101



DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1.

Phanh môi trên .............................................................................. 3

Hình 1.2.

Phân loại phanh môi trên theo Sewerin ........................................ 5

Hình 1.3.

Phân loại phanh môi trên theo Monti ........................................... 6

Hình 1.4.

Phân loại phanh môi trên theo Mirko Placke và cộng sự ............. 7

Hình 1.5.

Kỹ thuật cắt phanh môi trên bằng phương pháp cổ điển ............ 19

Hình 1.6.

Cắt phanh môi trên bằng kỹ thuật song song.............................. 20

Hình 1.7.


Kỹ thuật cắt phanh môi trên có dùng vạt trượt có cuống phía bên
của Miller .................................................................................... 21

Hình 1.8.

Kỹ thuật tạo hình chữ Z của Schuchardt .................................... 23

Hình 1.9.

Kỹ thuật tạo hình phanh môi trên bằng vạt trượt V-Y ............... 24

Hình 1.10. Cắt phanh môi trên bằng dao điện .............................................. 25
Hình 1.11. Cắt phanh môi trên bằng Laser lưỡng cực .................................. 28
Hình 1.12. Tương tác Laser với mô mềm ..................................................... 33
Hình 1.13. Loét áp tơ .................................................................................... 36
Hình 1.14. Bộc lộ thân răng .......................................................................... 37
Hình 1.15. Loại bỏ tổ chức tăng sinh ............................................................ 38
Hình 1.16. Loại bỏ mô tăng sinh quanh lò xo .............................................. 38
Hình 1.17. Phẫu thuật cắt phanh lưỡi và phanh má bằng Laser ................... 39
Hình 1.18. Các phương tiện đảm bảo an toàn khi điều trị với Laser............ 41
Hình 2.1.

Ranh giới niêm mạc miệng – lợi dính và lợi di động trước và sau
nhuộm dung dịch Lugol’s Iodine 3% ......................................... 50

Hình 2.2.

Cách đo chiều cao phanh môi trên .............................................. 51

Hình 2.3.


Thấu quang giữa hai răng cửa giữa hàm trên trên phim Xq ....... 54

Hình 2.4.

Test kéo căng phanh môi ............................................................ 59

Hình 2.5.

Ngưỡng đau thang VAS từ 1 đến 10 .......................................... 61

Hình 2.6.

Thang VAS đánh giá mức độ sưng nề từ 1 đến 10 ..................... 62


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Phanh môi trên là một cấu trúc giải phẫu nhỏ trong khoang miệng, rất
đa dạng về hình thái và nhận được nhiều sự quan tâm trong nha khoa. Trên
lâm sàng, phanh môi trên có thể liên quan tới một số trường hợp tình trạng
như khe thưa, co lợi…[1]
Năm 1974, Mirko Placek và cộng sự đã giới thiệu một phân loại phanh
môi trên dựa vào vị trí bám dính của phanh môi trên, để giúp các nhà lâm
sàng xác định các vấn đề chức năng cần được can thiệp. Mirko Placek phân
loại vị trí bám của phanh môi trên dựa vào vị trí bám ở ranh giới lợi – niêm
mạc miệng, lợi dính, nhú lợi, và quá nhú lợi tới vòm miệng [1]. Vị trí bám lý
tưởng của phanh môi trên là ở vị trí ranh giới lợi – niêm mạc miệng. Tuy
nhiên, tỉ lệ phanh môi trên bám bất thường cũng khá phổ biến.

Trên thế giới đã có rất nhiều tác giả thực hiện nghiên cứu về vị trí bám
của phanh môi trên, với đối tượng nghiên cứu đa dạng về chủng tộc, lứa
tuổi…; như nghiên cứu của Mirko Placke năm 1974 ở người lớn [1], nghiên
cứu của Janczuk và Banach năm 1980 ở thanh thiếu niên [2], nghiên cứu của
Boutsi và Tatakis năm 2011 ở trẻ em [3]… Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay,
những nghiên cứu về vị trí bám phanh môi trên sử dụng phân loại này trên trẻ
em là đang còn thiếu.
Đồng thời, phanh môi trên tuy là một cấu trúc giải phẫu nhỏ, nhưng lại
có rất nhiều hình thể khác nhau và không phải ai cũng nhận biết được điều
này. Trên thế giới, đã có những trường hợp gửi sinh thiết những phanh môi có
hình dạng bất thường [4]. Do đó chúng ta cần có những nghiên cứu để giúp
hiểu rõ về sự đa dạng hình thể phanh môi trên.
Laser đã được biết đến trong ngành nha khoa hơn 25 năm qua. Tuy
nhiên, trong một thời gian dài, các thế hệ máy Laser được xem như những


2

dụng cụ khó sử dụng, giá thành cao nên ít được bệnh nhân chấp nhận và ít
nhận được sự quan tâm của các bác sỹ thực hành. Trong vài năm gần đây, sự
ra đời của Laser bán dẫn (Laser Diode) kích thước gọn nhẹ, dễ sử dụng và chi
phí đầu tư vừa phải đã làm thay đổi quan điểm của các bác sỹ lâm sàng. Chỉ
trong một thời gian ngắn, Laser Diode đã chứng tỏ là một phương tiện điều trị
hiệu quả và được ví von như là một “tay khoan cho mô mềm” trong điều trị
nha khoa.
Sự hấp thu của mô đối với năng lượng ánh sáng của Laser Diode quyết
định mức năng lượng được sử dụng trong các thao tác phẫu thuật Laser Diode
được ứng dụng rộng rãi trong phẫu thuật và điều trị các sang thương mô mềm
như: cắt lợi phì đại, cắt lợi trùm, cắt phanh môi hoặc phanh lưỡi bám bất
thường, hỗ trợ điều trị nha chu, bộc lộ implant trong phẫu thuật giai đoạn

hai…
Chức năng của Laser Diode đối với các điều trị mô mềm giống như vai
trò của tay khoan đối với các thao tác trên mô cứng. Các lợi ích của Laser
Diode trong các điều mô mềm bao gồm: phẫu thuật chính xác, không chảy
máu, vô trùng phẫu trường, sưng và tạo sẹo tối thiểu, không cần khâu hoặc
khâu rất ít và giảm đau sau phẫu thuật.
Từ những lý do trên, chúng tôi xin được thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
phanh môi trên bám bất thƣờng và hiệu quả điều trị bằng Laser Diode ở
học sinh 7 - 11 tuổi”, với ba mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ phanh môi trên bám bất thường của học sinh 7 – 11
tuổi ở hai trường tiểu học tại Hà Nội.
2. Mô tả mối liên quan giữa phanh môi trên bám bất thường với răng
và nha chu của hai răng cửa giữa hàm trên ở nhóm đối tượng trên .
3. Đánh giá hiệu quả điều trị bằng Laser Diode ở nhóm bệnh nhân có
chỉ định điều trị.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Đại cƣơng về phanh môi trên
1.1.1. Giải phẫu phanh môi trên
Phanh môi trên là một nếp gấp niêm mạc có hình lăng trụ tam giác, xuất
phát từ bề mặt phía trong của môi, tạo ra một vách ngăn biểu mô nhẵn, hẹp ngăn
tiền đình thành hai nửa đối xứng nhau qua đường giữa theo chiều dọc một cách
không hoàn toàn [5].

Hình 1.1: Phanh môi trên
Phanh môi trên là một cấu trúc động, thường thay đổi theo từng cá thể

khác nhau về hình dạng, kích thước và vị trí trong từng giai đoạn tăng trưởng và
phát triển khác nhau. Cùng với sự phát triển, phanh môi trên có xu hướng giảm
về kích thước và giảm dần tầm quan trọng của nó trên lâm sàng. Ở trẻ em, phanh
môi trên thường rộng và dày, trở nên mỏng và nhỏ ở người lớn [1].
1.1.2. Sinh lý
Các cơ mặt tác động phối hợp trong khi phát âm, nhai và tạo các lực
đáng kể. Bằng phương tiện trung gian niêm mạc môi - má và xương ổ răng,
các cơ này truyền sự co kéo cơ học đến lợi bám dính tại đường nối lợi - niêm
mạc, trừ trường hợp chính phanh môi trên chui trực tiếp vào lợi bám dính [5].


4

1.1.3. Mô học phanh môi trên
Phanh môi trên cấu tạo từ bốn dạng mô cơ bản ở người: biểu mô, mô
liên kết, thần kinh, mô cơ [6].
Cấu trúc mô học của phanh môi trên đơn giản, nhưng biểu mô hay thay
đổi. Phụ thuộc vào vị trí bám dính mà biểu mô của phanh môi trên có thể từ
biểu mô lát tầng không sừng hóa đến bán sừng hóa ở vị trí bám dính với niêm
mạc xương ổ răng, hay từ biểu mô lát tầng sừng hóa đến bán sừng hóa ở vị trí
bám dính với lợi của phanh môi trên [7].
Mô liên kết của phanh môi trên chứa các sợi collagen không bình
thường, dày đặc, sắp xếp lỏng lẻo, đặc biệt ở vị trí niêm mạc xương ổ răng;
các sợi chun tập trung nhiều ở phía niêm mạc xương ổ răng hơn phía lợi. Các
mô mỡ được tìm thấy ở phanh môi trên phía niêm mạc xương ổ răng, nhưng
không xuất hiện về phía lợi [8]. Thành phần tế bào của mô liên kết gồm: tế
bào sợi, đại thực bào, tế bào lympho [5].
Các phanh môi trên đều có những sợi thần kinh có myelin kích thước từ
nhỏ đến trung bình và mạng mạch máu nhỏ [7].
Về cấu trúc sợi cơ của phanh môi trên còn đang gây nhiều tranh cãi,

Henry, Levis và Tsakinis khẳng định không có sợi cơ trong phanh môi trên
[9]. Nghiên cứu của Gatner và Schein cho kết quả cấu tạo của phanh môi có
sợi cơ, sắp xếp dọc theo chiều dài, không bao giờ xuất hiện theo hướng bên,
cũng như không mở rộng tới lớp nhú của mô liên kết, nhưng tỉ lệ tìm thấy sợi
cơ là 35% có thể giải thích sự gây tranh cãi trong y văn [7]. Các sợi cơ này có
thể xuất phát từ cơ vòng môi [9].
1.1.4. Phân loại phanh môi trên
Có hai cách phân loại:
1.1.4.1. Phân loại theo hình thể phanh môi
* Phân loại theo Sewerin (1971) [10] chia tám loại (Hình 1.2)


5

1. Phanh môi trên đơn giản
2. Phanh môi trên hình vòm liên tục
3. Phanh môi trên có mẩu thừa
4. Phanh môi trên có nốt
5. Phanh môi đôi
6. Phanh môi trên có chỗ lõm vào
7. Phanh môi trên chẻ đôi
8. Kết hợp của hai hoặc nhiều hơn các loại phía trên

Phanh môi trên đơn giản Phanh môi trên hình vòm

Phanh môi trên có nốt

Phanh môi đôi

Phanh môi trên có mẩu thừa


Phanh môi trên có chỗ lõm

Phanh môi trên chẻ đôi
Hình 1.2: Phân loại phanh môi trên theo Sewerin (1971) [10]


6

* Phân loại theo Monti [11] chia ba loại (hình 1.3):
1. Phanh môi trên có đường viền bên phải và bên trái trải dài, song song
nhau. (Hình 1.3.1).
2. Phanh môi trên dạng tam giác có đáy trùng với ngách tiền đình.
(Hình 1.3.2)
3. Phanh môi trên dạng tam giác có đáy ở vị trí thấp nhất. (Hình 1.3.3)

Hình 1.2.1

Hình 1.2.2

Hình 1.2.3

Hình 1.3: Phân loại phanh môi trên theo Monti [12]
1.1.4.2. Phân loại theo vị trí phanh môi trên
* Phân loại theo Dewel (1946) [13]: chia hai loại
+ Phanh môi trên bám vào nhú liên kẽ răng.
+ Phanh môi trên không bám vào nhú liên kẽ răng.
* Phân loại theo Mirko Placke và cộng sự (1974) [1] chia bốn loại (Hình 1.4)
+ Bám bình thường vào niêm mạc (Độ I): phanh môi trên bám gần tới
hoặc tại ranh giới niêm mạc miệng-lợi, và không có dấu hiệu của đi qua phần

lợi dính, tức là không thấy mô sừng hóa bị nâng lên khi kéo phanh môi.
+ Bám bất thường vào lợi dính (Độ II): phanh môi trên bám ở lợi dính
và không mở rộng tới ranh giới đáy của nhú lợi. Đường ranh giới đáy của nhú
lợi được giới hạn bởi đường nối điểm giữa viền lợi của hai răng cửa giữa.
+ Bám bất thường vào nhú lợi (Độ III): phanh môi trên bám tới đường
ranh giới đáy của nhú lợi, mà không có dấu hiệu của sự mở rộng phanh môi
tới phía vòm miệng hoặc sự tái nhợt bất cứ đâu trên nhú lợi phía vòm miệng
hoặc trên đỉnh nhú lợi, thậm chí khi kéo căng phanh môi.


7

+ Bám bất thường quá nhú lợi (Độ IV): phanh môi trên bám tới đường
ranh giới đáy của nhú lợi kết hợp với: dấu hiệu của sự mở rộng, sự ảnh hưởng
của phanh môi tới phía vòm miệng hoặc tái nhợt bất cứ đâu trên nhú lợi phía
vòm miệng hoặc trên đỉnh nhú lợi khi kéo căng phanh môi trên.

Hình 1.4: Phân loại phanh môi trên theo Mirko Placke
và cộng sự (1974) [1]
Trên lâm sàng, khi phanh môi trên bám bất thường vào nhú lợi (độ III)
và bám quá nhú lợi (độ IV) thì được coi là bệnh lý và thường có các triệu
chứng liên quan như mất nhú lợi, tụt lợi, khe thưa răng cửa giữa hàm trên,
khó khăn trong việc chải răng, răng mọc không thẳng hàng và có thể gây ra
ảnh hưởng việc lưu giữ của hàm giả từ đó tạo ra các vấn đề về tâm lý cho
bệnh nhân [95],[96]. Đối với phanh môi bám bất thường vào lợi dính (độ II)
thường có kèm theo test kéo căng phanh môi dương tính tức là khi kéo căng
môi trên, niêm mạc xung quanh phanh môi bị trắng, biểu hiện thiếu máu và co
kéo đường viền lợi, như vậy sẽ có nguy cơ gây bong đường viền lợi, tụt lợi…
và cũng là phanh môi bám bất thường và cần điều trị để phòng ngừa các biến
chứng xảy ra [18].



8

Theo Miller, phanh môi trên nên được phân loại theo đặc điểm của
bệnh học. Khi phanh môi trên bám bất thường và kích thước phanh môi trên
quá rộng sẽ làm cho mất đi ranh giới rõ ràng của lợi dính dọc theo đường
giữa, nhú lợi giữa hai răng cửa giữa hàm trên bị dịch chuyển [30] .
1.1.5. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về phanh môi trên
* Về vị trí bám của phanh môi trên
- Trên thế giới:
Năm 2009, D.N Tatakis kết hợp với trung tâm sức khỏe Lavrion Athen,
Hy Lạp tiến hành nghiên cứu về vị trí bám của phanh môi trên ở trẻ em.
Nghiên cứu trên 94 trẻ (50 nam, 44 nữ) tuổi 1-18, độ tuổi trung bình 8,6 ± 3,3.
Tất cả đều là người da trắng, trong đó người Hy Lạp phổ biến nhất (47%), đến
Thổ Nhỹ Kỳ (24%), Afghanishtan (13%) cũng khá cao. Kết quả nghiên cứu
cho thấy: phanh môi trên bám dính phổ biến nhất ở lợi dính 47%, sau đó bám
ở nhú lợi 24%, bám quá nhú 18% và ít nhất là bám niêm mạc 10%. Sự liên
quan giữa giới và sự bám dính của phanh môi trên có ý nghĩa thống kê (p <
0,05), nam có phanh môi trên bám ở lợi nhiều gấp đôi nữ và nữ có phanh môi
trên bám niêm mạc nhiều gấp đôi nam. Sự bám dính của phanh môi khác
nhau tùy thuộc tuổi có ý nghĩa thống kê (p ≤ 0,01). Kết quả nghiên cứu nhận
định: ở trẻ em, vị trí bám phanh môi trên khác nhau giữa giới và tuổi khác
nhau [14].
Năm 2011, Boutsi và Tatakis đã thực hiện nghiên cứu về “Vị trí bám
của phanh môi trên ở trẻ em” trên 226 trẻ em tuổi 1-18, đến khám phòng
khám cộng đồng tại Lavrion, Hy Lạp. Tuổi trung bình là 8,5 ± 3, trong đó có
51% là gốc Hy Lạp, 20% An Ba Ni, 12% Thổ Nhĩ Kỳ, 11% Afganishtan.
Nghiên cứu cho kết quả: tỷ lệ các vị trí bám của phanh môi trên như sau: bám ở
niêm mạc chiếm 10,2%, bám ở lợi chiếm 41,6%, bám ở nhú lợi chiếm 22,1%,

bám ở quá nhú lợi chiếm 26,1%. Họ kết luận: chủng tộc và giới tính không ảnh


9

hưởng (p ≥ 0,2), nhưng tuổi lại ảnh hưởng mạnh mẽ tới vị trí bám của phanh
môi trên (p= 0,001) (trẻ có phanh môi trên bám ở niêm mạc và ở lợi dính có độ
tuổi lớn hơn so với trẻ có phanh môi trên bám tới nhú lợi và quá nhú lợi) [3].
Năm 2012, Sumita Upadhayay và Neeta Ghimire đã nghiên cứu “Vị trí
bám của phanh môi trên ở trẻ em Nepal”, ở 198 trẻ em với 101 nam (51%) và
97 nữ (49%), tuổi từ 1-14, độ tuổi trung bình 8,6 ± 3,6, khám định kì tại khoa
Nha bệnh viện Dhulikhel. Đối tượng nghiên cứu chia thành hai nhóm: 1-7
tuổi, 8-14 tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy: phanh môi trên bám phổ biến
nhất ở lợi (61,1%), sau đó bám ở nhú lợi (17,2%), ở niêm mạc (13,6%), và ít
nhất là bám quá nhú lợi (8,1%). Họ nhận định rằng: Sự khác nhau về vị trí
bám của phanh môi trên ở 2 giới không có ý nghĩa (p = 0,76). Sự xuất hiện
phanh môi trên bám ở niêm mạc, bám ở lợi dính cao hơn ở nhóm tuổi lớn hơn
và sự xuất hiện phanh môi trên bám ở nhú lợi, bám quá nhú lợi cao hơn ở
nhóm nhỏ tuổi hơn là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) và kết luận vị trí bám của
phanh môi trên thay đổi theo tuổi [15].
Năm 2016, Yuri Castro tiến hành nghiên cứu vị trí bám của phanh môi
trên ở 95 đối tượng tuổi 18 - 60 tại Peru. Nghiên cứu cho kết quả tỷ lệ vị trí
bám phanh môi trên như sau: bám niêm mạc chiếm tỷ lệ cao nhất 54,6%; bám
lợi dính chiếm 42,3%; bám nhú lợi chiếm 3,1%; không có trường hợp nào
bám quá nhú lợi [12]
- Tại Việt Nam:
Năm 2013, Vũ Duy Tùng thực hiện nghiên cứu “Khảo sát hình thái lâm
sàng và ảnh hưởng của phanh môi trên tới nhóm răng cửa trên học sinh lớp 3,
4, 5 tại trường tiểu học Phúc Tiến, Phú Xuyên, Hà Nội” trên 196 đối tượng 810 tuổi. Kết quả nghiên cứu như sau: tỷ lệ phanh môi trên bám niêm mạc chủ
yếu 51,1%; bám lợi dính chiếm 31,7%; bám nhú lợi 13,3%; bám quá nhú lợi

chiếm tỉ lệ thấp nhất 2,6%. Có sự khác biệt về tỷ lệ vị trí bám phanh môi trên


10

hàm trên giữa lứa 10 tuổi và hai lứa còn lại (78,9%), vị trí bám niêm mạc so
với 35,9% và 36,1%) nhưng về tỷ lệ giữa hai loại vị trí bám bình thường và
bám bất thường thì không có sự khác biệt giữa các lứa tuổi (18,8% bám bất
thường ở lứa 9 tuổi; 12,7% ở lứa 10 tuổi và 16,4% ở lứa 11 tuổi). Sự khác biệt
vị trí bám phanh môi trên với giới không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) [16].
Năm 2014, Võ Trương Như Ngọc “Vị trí bám phanh môi trên ở học sinh
trường dân tộc nội trú xã Thái An, Quản Bạ, Hà Giang năm 2014”. Nghiên
cứu trên 277 trẻ từ 1-12 tuổi có tỉ lệ vị trí bám của phanh môi trên như sau:
bám niêm mạc là 66,8%; bám lợi dính là 26,7%; bám nhú lợi là 6,5%; không
có trường hợp nào bám quá nhú lợi [17].
* Về hình thể phanh môi trên
Năm 2014, Ranjana Mohan nghiên cứu “Đề xuất phân loại hình thái
phanh môi trên”, thực hiện trên 2400 đối tượng (1414 nam, 986 nữ), độ tuổi
18-76, độ tuổi trung bình 38,62 ± 12,53. Kết quả nghiên cứu có tỷ lệ phanh môi
trên đơn giản chủ yếu 66,2%; tiếp theo phanh môi trên có nốt 19,9%; phanh
môi trên có mẩu thừa 6,4%; phanh môi trên hình vòm 5,2%; các loại phanh
môi trên khác như phanh môi trên chẻ đôi, phanh môi đôi, phanh môi trên có
chỗ lõm và phanh môi trên kết hợp hai loại trên hiếm gặp, tỷ lệ thấp hơn 1%.
Sự khác biệt về hình thể giữa nam và nữ không có ý nghĩa thống kê [18].
Năm 2017, Nilima Thosar nghiên cứu “Đánh giá hình thái phanh môi
trên ở bộ răng sữa, hỗn hợp và vĩnh viễn ở huyện Wardha” thực hiện trên
1000 trẻ em lứa tuổi 3-14 có kết quả: tỷ lệ phanh môi trên đơn giản chiếm chủ
yếu 88,3%; tiếp theo là phanh môi trên có nốt 4,7%; phanh môi trên có
mẩu thừa 2,1%; phanh môi trên kết hợp và phanh môi trên chẻ đôi có tỷ lệ
bằng nhau 0,7%; phanh môi đôi và phanh môi trên có mẩu thừa có tỷ lệ

ngang nhau 0,6%; thấp nhất là phanh môi trên có chỗ lõm 0,1%. Tỷ lệ
phanh môi trên đơn giản tăng dần ở bộ răng sữa (85,7%), đến bộ răng hỗn


11

hợp (89,4%) và cao nhất là bộ răng vĩnh viễn (91%). Tỷ lệ phanh môi trên hình
vòm giảm dần từ bộ răng sữa (6,4%) và thấp nhất là bộ răng vĩnh viễn (1,9%).
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) [19].
- Tại Việt Nam:
Năm 2014, Trần Hương Lam: “Nhận xét vị trí bám và hình thể phanh môi
trên ở một nhóm học sinh 8-10 tuổi tại trường tiểu học Trung Tự, Đống Đa, Hà
Nội”. Nghiên cứu của tác giả thực hiện trên 241 học sinh cho kết quả tỷ lệ về
hình thể phanh môi trên như sau: phanh môi trên đơn giản chiếm chủ yếu là
72,6%; tiếp theo phanh môi trên có nốt là 14,5%; phanh môi trên có mẩu thừa
là 6,2%; phanh môi trên có hình vòm liên tục là 2,9%; phanh môi trên có chỗ
lõm là 2,5%; phanh môi trên chẻ đôi là 0,8%. Không có trường hợp nào xuất
hiện kết hợp các dạng phanh môi trên khác biệt về giới tính không ảnh hưởng
tới hình thể phanh môi trên [20].
1.2. Mối liên quan giữa phanh môi trên bám bất thƣờng với răng và nha
chu của hai răng cửa giữa hàm trên
Bình thường phanh môi trên bám vào vị trí ranh giới niêm mạc miệnglợi cách đường viền lợi vài mm. Khi phanh môi trêm bám bất thường ở lợi
dính, nhú lợi, quá nhú lợi gây ra tình trạng mất nhú lợi, tụt lợi, khe thưa, lệch
lạc răng, khó khăn trong vệ sinh răng miệng và trong phục hình hàm giả, cũng
có thể gây sang chấn tâm lý [9], [21].
Không những thế, phanh môi trên bám bất thường có thể dẫn đến nhiều vấn
đề như hạn chế vận động, tạo đường cười cao, ảnh hưởng chức năng của môi
[22]. Ngoài ra, nó còn có thể gây chậm liền thương khi bị chấn thương [23].
1.2.1. Khe thưa giữa hai răng cửa giữa hàm trên
Khe thưa nằm giữa hai răng cửa giữa trên thường xuyên gặp trên bộ răng

hỗn hợp, nhưng khe thưa giữa rộng hơn 2 mm hiếm khi có thể tự động đóng
lại được, tình trạng đó được coi là bất thường [10].


12

Sự xuất hiện của khe thưa răng cửa giữa là đặc điểm bình thường trong
quá trình phát triển giai đoạn răng hỗn hợp, hay còn gọi là giai đoạn “vịt con
xấu xí”, dù đang có một phanh môi trên bám bất thường. Răng cửa giữa hàm
trên có thể mọc ra với khe thưa, nhưng nó thường tự động giảm khi mọc răng
cửa bên và biến mất hoàn toàn khi răng nanh vĩnh viễn mọc [24].
Có rất nhiều nghiên cứu về liên quan giữa phanh môi trên và khe thưa
đường giữa trên thế giới. Các kết quả đưa ra phanh môi trên tạo ra lực chống
lại đường giữa là một yếu tố ảnh hưởng, không phải là một yếu tố quan trọng
gây ra khe thưa đường giữa [25]. Đây là xu hướng được tán thành nhiều nhất
trên thế giới hiện nay.
Phẫu thuật phanh môi trên bám bất thường khi có liên quan đến khe thưa:
- Sự hiện diện hoặc ngăn ngừa sự hình thành khe thưa răng cửa giữa
hàm trên,
- Ngăn ngừa sự tái phát của chỉnh nha sau khi đóng khe thưa,
- Yếu tố thẩm mỹ,
- Khía cạnh tâm lý của bệnh nhân.
Mục đích điều trị khe thưa răng cửa giữa hàm trên và các bước điều trị
thay đổi tùy theo tuổi của bệnh nhân, có hay không điều trị đi kèm chỉnh nha,
nha khoa phục hồi hàn răng và đóng khe thưa bằng vật liệu phục hồi, phẫu
thuật cắt phanh môi trên hoặc phối hợp các biện pháp can thiệp trên.[94]
Khi khe thưa răng cửa giữa hàm trên tồn tại ở hàm răng vĩnh viễn thì
mục tiêu điều trị bao gồm điều trị đóng khe thưa và điều trị nguyên nhân gây
ra khe thưa. Nếu có chỉ định điều trị chỉnh nha, cần thiết phải tiến hành phẫu
thuật phanh môi trên bám bất thường trong quá trình điều trị chỉnh nha để đạt

được kết quả ổn định. Cần có sự thống nhất chung giữa bác sĩ răng trẻ em,
bác sĩ chỉnh nha là không nên cắt phanh môi và chỉnh nha trước khi răng nanh
mọc và sau phẫu thuật phanh môi trên bám bất thường cần chỉnh nha để đóng
khe thưa [94].


×