Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh của Trung Quốc và bài học cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203 KB, 22 trang )

TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU
VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG
-------------------------------------------

KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH
CỦA TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

MỤC LỤC
1. Quá trình thay đổi tư duy về kinh tế xanh của Trung Quốc............................................3
1.1 Giai đoạn 1 (1970-1980): Kiểm soát ô nhiễm cuối đường ống: cái nôi của nền kinh
tế xanh............................................................................................................................ 5
1.2 Giai đoạn 2 (những năm 1990): Phát triển bền vững: giai đoạn khởi đầu cho nền
kinh tế xanh....................................................................................................................5
1.3 Giai đoạn 3 (2000–2006): Mối quan hệ hài hòa giữa con người và thiên nhiên: giai
đoạn thăm dò kinh tế xanh..............................................................................................6
1.4 Giai đoạn 4 (2003–2012): Triển vọng khoa học về phát triển: giai đoạn kinh tế
xanh phát triển nhanh.....................................................................................................6
1.5 Giai đoạn 5 (từ 2007 đến nay): Văn minh sinh thái & gói kích thích: giai đoạn tăng
trưởng của nền kinh tế xanh...........................................................................................7
2. Chính sách về phát triển kinh tế xanh và kết quả đạt được.............................................7
2.1 Chính sách về phát triển kinh tế xanh.......................................................................7
2.1.1 Kế hoạch 5 năm lần thứ 12................................................................................7
2.1.2 Chính sách quy hoạch không gian quốc gia của Trung Quốc năm 2010............8
2.1.3 Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi........................................................................8
2.1.4 Tài chính xanh...................................................................................................9
2.1.5 Sản xuất xanh....................................................................................................9

TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU 2017

1



2.1.6 Thành phố xanh.................................................................................................9
2.1.7 Giảm phát thải cácbon và Tăng cường Năng lượng tái tạo..............................10
2.1.8 Rừng bền vững................................................................................................10
2.2 Những kết quả đạt được..........................................................................................11
2.2.1 Đối với lĩnh vực năng lượng tái tạo..................................................................11
2.2.2 Đối với lĩnh vực giao thông xanh.....................................................................14
2.2.3 Đối với tiêu dùng xanh....................................................................................16
2.2.4 Đưa chỉ tiêu “GDP xanh” vào các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.................................17
3. Một số bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế xanh của Trung Quốc......................18

Những thập kỷ vừa qua đã chứng kiến sự tăng trưởng kinh t ế v ượt b ậc c ủa
Trung Quốc, từ một nước nghèo tới nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ. T ừ
năm 1978, Trung Quốc đã đạt được tăng trưởng kinh tế hành năm ở mức khoảng

TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU 2017

2


10% (Ngân hàng Thế giới, 2013). Mặc dù đạt được sự tăng trưởng kinh tế nhanh,
như một thần kỳ kinh tế, Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với mức tăng phát
thải khí nhà kính, việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên thiếu bền vững và s ự suy
giảm môi trường, dẫn tới những bất bình đăng trong xã hội.
Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu và chứng cơ cho thấy nền kinh t ế Trung Qu ốc
sẽ khó có thể tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao như đã đạt được đồng thời còn
xuất hiện những vấn đề chính trị và xã hội khác.
Trong khi đó, trên thế giới rất nhiều các quốc gi phát triển đang quan tâm và
chuyển hướng tới một mô hình kinh tế mới, đó chính là kinh tế xanh; đặc biệt đối
với các nước đang phát triển, kinh tế xanh đang trở thành một lựa chọn tối ưu.

Những nguyên nhân trên đã khiến Trung Quốc cân nhắc và xem xét mô hình
kinh tế xanh như là một động lực mới cho tăng trưởng và đạt được các mục tiêu
phát triển bền vững.
Về mặt thuật ngữ thì Chính phủ Trung Quốc không dùng tên gọi “kinh tế
xanh” mà sử dụng các thuật ngữ như “nền văn minh sinh thái”, “phát triển xanh”
(Xiaoxue, 2015).
1. Quá trình thay đổi tư duy về kinh tế xanh của Trung Quốc
Tư duy kinh tế xanh của Trung Quốc gắn liền với quá trình tăng trưởng kinh
tế và suy giảm môi trường. Kể từ khi Trung Quốc cải cách kinh tế trong thập kỷ
1970 khiến nền kinh tế Trung Quốc bùng nổ đồng thời cũng gặp phải những thách
thức về mất cân bằng trong bảo vệ môi trường và tăng trưởng kinh tế. Chúng ta có
thể thấy sự thay đổi tư duy về kinh tế xanh ở Trung Quốc trong bảng dưới đây:

Cuộc cách mạng về tư duy kinh tế xanh của Trung Quốc
TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU 2017

3


Bảo vệ

Phát
triển

môi
trường

bền vững

giữa con


lược phát

người và tự

triển khoa

nhiên

học

(Những
(1970-

(2000-

năm 1990)

1980)
Kiểm

-

-

Mục

(2003-

2006)


2012)

- Hài hòa

-

soát ô nhiễm tiêu giảm nhẹ giữa
cuối

Chiến

Hài hòa

con người trường
cực của tăng và thiên nhiên; một

ống;

Nhận trưởng kinh tế;

-

thứ mới mẻ về

- Kinh tế

- Sản xuất tuần hoàn;

minh

sinh thái

(2007 đến
nay)

Tính

bền vững môi và

đường tác động tiêu

Văn

- Đầu tư
gói

kích

như cầu cho lĩnh
phần vực

năng

trung tâm của lượng tái tạo;


duy

phát


-

của làm xanh;
Hiệu Trung Quốc;
trường;
và kiểm quả tài nguyên
Nâng
Cân cao chất lượng
Luật soát
cuối và những mối
bằng và
Bảo vệ môi đường ống;
tăng
trưởng
quan tâm về
bảo

vệ

môi sạch

trường lần đầu
được
hành.

-Chương

môi

trường


triển

Việc

Phát triển kinh tế;

hiện kinh tế định
- Nền văn
con minh sinh thái.
21 được ban trong
các hướng
hành như Kế tuyên bố chính người;

ban trình nghị sự xuất

hoạch

phát thức về phát

-

Các

triển bền vững triển.

chính

sách


đầu tiên của

xanh

theo

Trung Quốc.

ngành.

TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU 2017

4


Nguồn: Xiaoxue, 2015
Như vậy, quá trình thay đổi tư duy về kinh tế xanh của Trung Quốc gồm 5
giai đoạn, bắt đầu từ những năm 1970 cho đến nay.
1.1 Giai đoạn 1 (1970-1980): Kiểm soát ô nhiễm cuối đường ống: cái nôi
của nền kinh tế xanh
Trung Quốc đã khởi động những nỗ lực bảo vệ môi trường bằng việc tham
dự Hội nghị Liên Hợp Quốc về Môi trường Con người ở Stockholm vào năm 1972
và sau đó Bắc Kinh đã tổ chức Hội nghị môi trường quốc gia l ần đ ầu tiên, năm
1973 và bắt đầu xem xét các vấn đề môi trường cùng với phát triển kinh tế.
Trong giai đoạn này, Luật Bảo vệ Môi trường lần đầu được ban hành, đ ặt c ơ
sở pháp lý cho vấn đề bảo vệ môi trường ở Trung Quốc. từ đây, chính phủ Trung
Quốc đã quan tâm nhiều hơn tới các vấn đề ô nhiễm môi trường, phá hủy hệ sinh
thái do tăng trưởng kinh tế quá nhanh. Tuy nhiên, hầu hết sự quan tâm đ ều t ập
trung vào việc kiểm soát ô nhiễm cuối đường ống, có nghĩa là công nghệ sạch được
đưa vào một hệ thống sản xuất hoặc quản lý, hơn là thay đổi chính quy trình cơ bản

đó hay là việc xanh hóa nền kinh tế.
1.2 Giai đoạn 2 (những năm 1990): Phát triển bền vững: giai đoạn khởi
đầu cho nền kinh tế xanh
Sau Hội nghị của Liên Hợp Quốc về môi trường và phát tri ển năm 1992,
Trung Quốc là quốc gia đầu tiên ban hành Chương trình Nghị sự 21 của quốc gia,
thể hiện kế hoạch phát triển bền vững mang tầm chiến lược, được xem như một bản
thiết cho phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường của Trung Quốc, nh ằm
cân bằng mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã h ội và b ảo v ệ môi tr ường và các
áp lực đang gia tăng lên vấn đề sử dụng tài nguyên.

TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU 2017

5


Trong giai đoạn này, Kế hoạch năm năm của Trung Quốc nhằm thực hiện
chiến lược phát triển bền vững và chuyển đổi mô hình tăng tr ưởng kinh t ế. Giai
đoạn này cũng đánh dấu sự hình thành tư duy kinh tế xanh ở Trung Quốc.
1.3 Giai đoạn 3 (2000–2006): Mối quan hệ hài hòa giữa con người và
thiên nhiên: giai đoạn thăm dò kinh tế xanh
Bước vào thế kỷ 21, Trung Quốc phải đối mặt nghiêm trọng với những
khủng hoảng môi trường. Những quan điểm trong quá khứ của Trung Quốc về
sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên lại nổi lên và được lồng ghép vào
khẩu hiệu xây dựng một "xã hội giàu có” (well-off society) nhằm hướng đến phát
triển bền vững, cải thiện môi trường sinh thái, tăng cường hiệu qu ả ngu ồn l ực, thúc
đẩy một mối quan hệ hài hòa giữa con người và thiên nhiên, đ ưa xã h ội h ướng đ ến
một con đường phát triển năng suất, thịnh vượng và sinh thái.
Năm 2005, Hồ Cẩm Đào thúc đẩy tiên phong ý tưởng một nền kinh tế tuần
hoàn và xây dựng một xã hội tiết kiệm nguồn lực và thân thiện với môi tr ường (còn
được biết đến là xã hội kiểu 2). Cuối năm đó, Hội đồng Nhà n ước đã ban hành “Đ ề

xuất tăng cường xây dựng nền kinh tế tuần hoàn" để giảm tiêu thụ tài nguyên. Ý
tưởng xã hội kiểu 2 sau đó được lồng ghép vào Kế hoạch 5 năm lần thứ 11. Đây
được coi là giai đoạn thăm dò kinh tế xanh và thống nhất các nhu cầu về môi
trường vào trong các chiến lược, kế hoạch phát triển cấp quốc gia.
1.4 Giai đoạn 4 (2003–2012): Triển vọng khoa học về phát triển: giai đoạn
kinh tế xanh phát triển nhanh
Năm 2003, Hồ Cẩm Đào đã đưa ra khái niệm "Triển vọng khoa học về phát
triển". Quá trình cải cách và phát triển tuân thủ một nguyên t ắc định h ướng con
người thông qua xây dựng một mô hình phát triển toàn diện, cân bằng và bền vững.

TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU 2017

6


Trung Quốc cũng phải cân bằng giữa phát triển đô thị/nông thôn, phát tri ển liên
vùng, phát triển kinh tế/xã hội cũng như con người/thiên nhiên.
Trong thời kỳ này, chương trình nghị sự về kinh tế xanh đã gây dấu ấn, hoặc
được lồng ghép vào chiến lược phát triển của đất nước và các chính sách xanh
nở rộ trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
1.5 Giai đoạn 5 (từ 2007 đến nay): Văn minh sinh thái & gói kích thích:
giai đoạn tăng trưởng của nền kinh tế xanh
Trong giai đoạn này, thuật ngữ “nền văn minh sinh thái” lần đầu tiên xuất hiện
trong Đại hội lần thứ 17 của Đảng Cộng sản, là một phần của quá trình xây dựng
một xã hội giàu có và được đưa vào quá trình phát tri ển qu ốc gia bên c ạnh kinh t ế,
chính trị, văn hoá và xây dựng xã hội.
Năm 2014, Quốc hội đã thảo luận về cơ chế thể chế thực tế để thực hiện.
Trung Quốc đã đạt được tiến bộ quan trọng, ví dụ điển hình là việc sử d ụng gói
kích thích xấp xỉ 589 tỷ đô la Mỹ sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. M ột ph ần
đáng kể được dành cho đầu tư xanh, tạo ra sự tăng trưởng nhanh chóng cho ngành

năng lượng tái tạo và việc làm xanh của Trung Quốc.
2. Chính sách về phát triển kinh tế xanh và kết quả đạt được
2.1 Chính sách về phát triển kinh tế xanh
2.1.1 Kế hoạch 5 năm lần thứ 12
Kế hoạch phát triển quốc gia của Trung Quốc bao gồm tổng thể các n ội dung
về tăng trưởng kinh tế, chính sách xã hội và bảo vệ môi trường. Đây có thể coi là
một phần khái quát về phát triển xanh và các vấn đề liên quan bao gồm năng l ượng
tái tạo, biến đổi khí hậu, hiệu quả nguồn lực, nền kinh tế tuần hoàn, kiểm soát ô

TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU 2017

7


nhiễm, bảo tồn sinh thái và phòng chống thiên tai. Kế hoạch này đóng m ột vai trò
quan trọng trong việc hướng đến việc chuyển đổi sang nền kinh t ế xanh c ủa Trung
Quốc (Xiaoxue, 2015).
2.1.2 Chính sách quy hoạch không gian quốc gia của Trung Quốc năm 2010
Chính phân chia lãnh thổ của đất nước thành các khu chức năng, có vai trò
quan trọng đối với việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh. Trong đó, chính sách
"hoạch định chiến lược an ninh sinh thái" là một biện pháp quan trọng nhằm đảm
bảo an ninh lương thực và sinh thái của Trung Quốc.
Năm 2011, hai văn bản chính sách liên quan tới vấn đề bảo vệ môi trường là
"Đề xuất của Hội đồng Nhà nước về Tăng cường Công tác Bảo v ệ Môi tr ường" và
"Kế hoạch 5 năm về bảo vệ môi trường lần thứ 12" đã đưa ra đề xuất "các đường
sinh thái đỏ" ở các vùng nhạy cảm về sinh thái và để xây d ựng các tiêu chu ẩn môi
trường phù hợp và các chính sách môi trường cho các khu chức năng chính.
Năm 2014, Bộ Môi trường đã ban hành "Các đường đỏ bảo vệ sinh thái quốc
gia màu - Hướng dẫn kỹ thuật cho việc xác định đường c ơ sở sinh thái. Khái ni ệm
này là có ý nghĩa quan trọng trong việc phác thảo sự phát triển kinh t ế xanh b ền

vững của Trung Quốc.
2.1.3 Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi
Tháng 4/2014, Luật được sửa đổi và ban hành, cung cấp một cơ sở pháp lý
nghiêm khắc và toàn diện cho việc bảo vệ môi tr ường, bao g ồm c ơ s ở pháp lý b ảo
vệ môi trường bắt buộc mà không ảnh hưởng tới phát triển kinh tế; hệ thống giám
sát và đánh giá cho cán bộ chính phủ; hệ thống xử phạt đối với các bên gây ô
nhiễm; công bố thông tin và sự tham gia của công chúng; nền tảng cho hệ thống
kiện tụng môi trường công cộng của Trung Quốc.

TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU 2017

8


Ngoài các chính sách chủ yếu này, một số chính sách sau đây liên quan trực
tiếp đến việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở Trung Quốc:
2.1.4 Tài chính xanh
Chính sách tài chính xanh cung cấp một hệ thống tài chính hỗ tr ợ cho vi ệc
hiện thực hóa kinh tế xanh của Trung Quốc bao gồm các chính sách tín d ụng xanh
đối với các bảo hiểm trách nhiệm về ô nhiễm môi trường với sự tham gia c ủa Ngân
hàng Nhân dân Trung Quốc (PBC) và Bộ Tài chính, Ủy ban Điều tiết Ngân hàng
Trung Quốc (CBRC), Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc và Uỷ ban Điều tiết Bảo
hiểm Trung Quốc, cũng như thực hiện các ngân hàng và quỹ đầu tư.
2.1.5 Sản xuất xanh
Chính sách sản xuất xanh bao gồm các luật, quy định, các hướng dẫn kỹ thuật
và việc phát triển năng lực. Trong đó, thuật ngữ “công nghiệp xanh” ch ỉ ra quy
trình sản xuất công nghiệp sạch hơn thông qua việc hạn chế sử dụng nguyên liệu
đầu vào, ít sinh ra các loại rác thải và khả năng tái sử dụng vật liệu.
Năm 2002, nDrC và SEpA (nay là MEp) đã ban hành "Lu ật khuy ến khích s ản
xuất sạch hơn" và "Các biện pháp tạm thời kiểm toán sản xu ất s ạch" và sau đó

Chính phủ đã ban hành 9 ngành công nghiệp chủ chốt và 113 tiêu chuẩn sản xuất
sạch cũng như "Luật khuyến khích sản xuất sạch hơn” mới. Các chính sách này
bao gồm sự tham gia của nDrC, MEp, Bộ Thương mại, Bộ Nhà ở, Bộ Khoa h ọc và
chính quyền các thành phố.
2.1.6 Thành phố xanh
Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng về tỷ lệ đô thị hóa v ới 60% dân
số sẽ sống ở các thành phố vào năm 2020. Trong 30 năm tới hơn 300 triệu người
Trung Quốc sẽ di chuyển từ các vùng nông thôn ra thành thị. Xanh hóa các thành

TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU 2017

9


phố bao gồm quy hoạch thành phố sinh thái, chính sách phương tiện sạch và tiêu
chuẩn xây dựng xanh đã đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của nền kinh t ế
xanh ở Trung Quốc. Chính sách bao gồm các cơ quan liên quan như nDrC, MEp,
Bộ Nhà ở và Phát triển đô thị - nông thôn (MoHurD), Bộ Giao thông vận t ải, Bộ
Tài chính, Bộ Xây dựng, chính quyền địa phương; các công ty kiến trúc qu ốc t ế và
các chính phủ nước ngoài về hợp tác kỹ thuật.
2.1.7 Giảm phát thải cácbon và Tăng cường Năng lượng tái tạo
Năm 2014, chính phủ Trung Quốc đã cam kết cắt giảm lượng khí thải carbon
tối đa vào năm 2030. Điều này đóng vai trò quan trọng đối với các n ỗ l ực gi ảm
nhẹ khí thải toàn cầu (Xiaoxue, 2015). Một số chính sách quan trọng được phổ biến
trên phạm vi quốc tế như: đầu tư năng lượng tái tạo và thí đi ểm th ị tr ường các-bon,
thị trường các bon theo kế hoạch vào năm 2016 và đo l ường hi ệu qu ả c ủa vi ệc
giảm phát thải cacbon. Các cơ quan liên quan bao gồm Ủy ban Cải cách và Phát
triển quốc gia (nDrC), Bộ Tài chính, Bộ Môi trường (MEp), Bộ Khoa h ọc và Công
nghệ, Bộ Gia cư và Phát triển đô thị - nông thôn (MoHurD), Cục Năng lượng Quốc
gia (nEB ), và Cơ quan quản lý đại dương của Nhà nước (SoA).

2.1.8 Rừng bền vững
Chính sach này nhăm vào việc ngừng phá rừng và làm suy thoái đất do đó làm
giảm lượng khí thải carbon và góp phần thúc đẩy nền kinh tế xanh. Sau nh ững tr ận
lụt tàn phá dọc theo sông Dương Tử và Sông Hoá vào năm 1998, chính phủ đã cấm
khai thác gỗ và đưa ra các chương trình trồng rừng đầy tham vọng. Kết quả cho
thấy, Trung Quốc hiện đang có diện tích rừng trồng lớn nh ất th ế gi ới là 47 tri ệu ha
và các chương trình trồng rừng lớn nhất thế giới. Theo ước tính, những nỗ l ực này
đã làm cho khoảng 1,8 triệu người có việc làm toàn thời gian trong năm 2010. Từ
năm 2011 đến năm 2020, các hoạt động trồng rừng được dự đoán s ẽ t ạo ra kho ảng

TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU 2017

10


1,1 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp hàng năm (Xiaoxue, 2015). Chính sách này
liên quan đến Quản lý rừng Nhà nước (SFA), Bộ Tài chính (MOF) và các chính
quyền địa phương.

2.2 Những kết quả đạt được
Thông qua các chính sách cụ thể kể trên, Trung Quốc đã đạt được nhi ều thành
tựu trong việc xanh hóa nền kinh tế, đặc biệt trong việc phát tri ển các lĩnh v ực ti ềm
năng như năng lượng tái tạo, thành phố xanh và trồng rừng.
2.2.1 Đối với lĩnh vực năng lượng tái tạo
Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên t ới 15% vào năm
2020 trong khi tổng nhu cầu tiêu thụ năng lượng sẽ tiếp tục tăng trong th ời gian t ới
(Mun S. Ho và cộng sự, 2014). Năm 2009, Trung Quốc vượt qua Mỹ tr ở thành
nước tiêu thụ nhiều năng lượng lớn nhất thế giới (Jiahua, 2011) và đồng thời cũng
là quốc gia phát thải CO2 lớn nhất với 9,9 triệu tấn, tương dương 29% lượng phát
thải toàn cầu năm 2012 (Mun S. Ho và cộng sự, 2014). Chính vì v ậy, Chính ph ủ

Trung Quốc đã cân nhắc việc tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo bao gồm năng l ượng gió
và năng lượng mặt trời nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng l ượng ngày càng tăng
và giảm lượng phát thải khí CO 2. Kết quá là, năng lượng xanh bao gồm nước nóng
mặt trời, năng lượng mặt trời quang điện và năng lượng gió đang phát triển nhanh
chóng ở Trung Quốc. Trung Quốc đã có những thành tựu ấn t ượng trong phát tri ển
nước nóng bằng năng lượng mặt trời. Các công ty của Trung Quốc sản xuất 31 triệu
mét vuông máy nước nóng năng lượng mặt trời, chiếm 76% sản lượng toàn cầu.
Năm 2009, sản lượng của Trung Quốc chiếm trên 80% của thế giới và Trung Quốc
trở thành nhà sản xuất máy nước nóng mặt trời hàng đầu thế giới cũng như công
nghệ dẫn đầu thế giới. Điều này cho thấy đến năm 2020 nước nóng bằng năng
TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU 2017

11


lượng mặt trời sẽ thay thế cho việc phải sử dụng 122 triệu tấn than, tương đương
giảm 262 triệu tấn khí thải CO2 (Jiahua, 2011).
Trong lĩnh vực sản xuất năng lượng mặt trời quang điện (Solar Photovoltaic PV), Trung Quốc trở thành nhà sản xuất PV lớn nhất thế giới, vượt qua Nhật Bản
và Châu Âu (Xiaoxue, Nagalakshmi Puttaswamy và cộng sự, 2015) với 98% sản
phẩm xuất khẩu ra nước ngoài vào năm 2008. Chính phủ Trung Quốc xác đ ịnh s ản
xuất năng lượng mặt trời là một ngành công nghiệp chiến lược và tăng cường thúc
đẩy thông qua việc kết hợp các khoản lãi suất thấp và trợ giá, giải quyết các rào cản
về tài chính và luật pháp. Bên cạnh đó, các chương trình quốc gia trợ giá cho sản
xuất quang điện được thực hiện bởi Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ và
Bộ Phát triển Đô thị và Nông thôn để thúc đẩy việc sử dụng hệ thống quang điện
và hệ thống quang điện trên mái nhà với gói trợ cấp quốc gia lần thứ 2. Theo đó,
một khung đấu thầu cạnh tranh đã được đề ra nhằm xác định giá trong các dự án
PV thuộc chương trình.
Để khuyến khích ngành công nghiệp sản xuất năng lượng mặt trời, chính phủ
đã có những chương trình hỗ trợ thông qua MoST (Nagalakshmi Puttaswamy và

cộng sự, 2015) như: Quỹ đổi mới công nghệ cho các công ty công ngh ệ nh ỏ, hoàn
thuế hoặc miễn phí và thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp, VAT và lãi suất cho vay),
phí tiêu thụ điện, bảo lãnh vay vốn của chính phủ, các khoản cho vay và tín dụng
do chính phủ hoặc ngân hàng nhà nước Trung Quốc cung cấp. Hơn n ữa, thông qua
Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia, chương trình mục tiêu phát tri ển R & D đã
được hưởng lợi từ hoàn thuế nhập khẩu và thuế VAT cho các thiết bị R & D.
Theo tác giả Jiahua (2011) trong giai đoạn Kế hoạch 5 năm l ần th ứ 11 (20062010), lĩnh vực này đã tạo ra 2700 việc làm trực tiếp và 6500 vi ệc làm gián ti ếp
hàng năm và dự đoán sẽ có trung bình 6680 việc làm gián tiếp và 16370 vi ệc làm
gián tiếp được tạo ra hàng năm trong giai đoạn 2011 – 2020; chính vì v ậy vi ệc làm
TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU 2017

12


xanh hứa hẹn sẽ tăng lên cùng với sự phát triển nhanh của lĩnh vực công nghi ệp
năng lượng mặt trời.
Tuy Trung Quốc đã có thành tựu quan trọng trong sản xuất PV năng lượng mặt
trời nhưng ngành sản xuất quang điện đang phải đối mặt với nhiều bất ổn, thị
trường toàn cầu và nhu cầu trong nước phát triển chậm; do đó, r ất khó đ ể d ự đoán
tương lai và triển vọng của lĩnh vực này.
Về năng lượng gió, ngành điện gió phát triển mạnh ở Trung Quốc trong
khoảng thời gian Kế hoạch năm năm lần thứ 11 (2006-2010). Trong năm 2010,
Trung Quốc trở thành thị trường hàng đầu về năng lượng gió trên thế giới (Cơ quan
Năng lượng Quốc tế, Viện Nghiên cứu Năng lượng, Jiahua, 2011). Để phát tri ển
điện gió, cơ chế chia sẻ chi phí ổn định đã được thiết lập thông qua một loạt các
quy định, bao gồm các chương trình đấu thầu cho các nhà đ ầu t ư trang tr ại gió, giá
cụ thể và biểu giá điện hỗ trợ (feed-in-tariffs), và quản lý ràng bu ộc đ ược quy đ ịnh
trong Luật Năng lượng tái tạo.
Trong mối quan hệ giữa phát triển năng lượng tái tạo và tạo việc làm, ngành
năng lượng tạo ra 17 tỷ USD và 1,5 triệu việc làm vào cu ối năm 2009 (Jiahua,

2011). Có thể nói rằng Trung Quốc là một ví dụ điển hình v ề chính sách năng
lượng hướng tới việc làm, thu nhập và nguồn lợi nhuận cho các ngành công nghi ệp
carbon thấp.
Cho dù, năng lượng gió phát triển nhanh, lĩnh vực này cũng đang g ặp ph ải
những thách thức đáng kể, trong đó có việc ti ếp c ận và hòa nh ập vào l ưới đi ện, đ ộ
tin cậy của tuabin và sự phát triển của các dự án gió ngoài khơi. Tr ước năm 2020,
sự phát triển trang trại gió ở Trung Quốc sẽ tập trung chủ yếu ở các khu vực phía
Bắc

, nơi xa trung tâm tải và nhu cầu điện năng thấp (Cơ quan năng lượng quốc t ế,

Viện nghiên cứu Năng lượng, IRENA, GWEC, 2011). Sự phát triển nhanh chóng
của điện gió đã gây áp lực lớn cho cơ sở hạ tầng l ưới đi ện. H ơn n ữa, h ệ th ống l ưới
TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU 2017

13


điện vẫn được quản lý theo chiều dọc, cùng một công ty kiểm soát tất cả các hoạt
động bao gồm truyền tải, phân phối và bán điện, điều này ngăn cản sự tham gia của
các nhà cung cấp trên thị trường . Đây cũng là những đi ều đáng xem xét trong quá
trình hoạch định chính sách liên quan đến phát triển năng lượng tái tạo.
2.2.2 Đối với lĩnh vực giao thông xanh
Giao thông xanh đã nhận được nhiều sự chú ý hơn với việc xây dựng thành
phố sinh thái carbon thấp nhằm giải quyết các vấn đề môi trường và xã hội như ô
nhiễm không khí ở các thành phố Trung Quốc (Jiahua, YE, 2011, 2014) giảm khí
thải carbon và tiết kiệm năng lượng (YE, 2014). Trong những năm g ần đây, Chính
phủ Trung Quốc đã ban hành một loạt các chính sách hỗ trợ để t ạo đi ều ki ện thu ận
lợi cho việc thiết lập hệ thống giao thông xanh, bao gồm vận tải công cộng đô thị
ưu tiên, điều chỉnh quy hoạch hệ thống giao thông toàn diện, khởi động các chiến

dịch vận tải xanh cho sự nhất trí chung, và áp dụng các phương tiện năng lượng
mới.
- Ưu tiên phát triển giao thông công cộng đô thị
Năm 2005, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã phê duyệt "Hướng dẫn về Ưu
tiên phát triển giao thông công cộng đô thị", trong đó d ự ki ến phát triển giao thông
công cộng đô thị như một ưu tiên quan trọng để nâng cao hiệu quả sử d ụng các
nguồn lực giao thông, giảm ùn tắc giao thông, và thiết l ập m ột xã h ội ti ết ki ệm
năng lượng. Tất cả các cơ quan chính phủ liên quan đều phải đặt ra mức đ ộ ưu tiên
cao để phát triển giao thông công cộng đô thị.
- Điều chỉnh quy hoạch hệ thống giao thông toàn diện
Trong năm 2010, Bộ Xây dựng và Phát triển Đô thị - Nông thôn của Trung
Quốc đã giới thiệu "Quy trình Lập kế hoạch Hệ thống Giao thông Toàn di ện Đô
thị" và "Hướng dẫn Quy hoạch Hệ thống Giao thông Đô thị Toàn di ện", sau đó, k ế
TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU 2017

14


hoạch hệ thống giao thông đô thị toàn diện được coi như một công cụ chiến lược để
phân bổ các nguồn lực vận chuyển và vận động hành lang xanh. Các nguyên t ắc c ơ
bản cho kế hoạch vận chuyển bao gồm bảo vệ nguồn tài nguyên, thân thiện với môi
trường, công bằng xã hội và sự phối hợp giữa thành thị và nông thôn.
- Khởi động Chiến dịch Vận tải Xanh cho Đồng thuận Toàn cầu
Năm 2003, Bộ Xây dựng trước đây (nay là MOHURD) và Bộ Công an cùng
nhau phát động một hoạt động với tên gọi là "Lựa chọn Thành phố Mẫu Giao
thông Xanh". Các hình thức giao thông xanh như đi bộ, đi xe đạp và vận chuyển
công cộng được khuyến khích và đẩy mạnh.
Từ năm 2007, Bộ Xây dựng cũ và các thành phố địa phương đã giới thi ệu m ột
chiến dịch mới "Tuần lễ Giao thông Công cộng Đô thị Trung Quốc và S ự ki ện
Ngày xe miễn phí". Từ ngày 16 đến 22 hàng năm, các công ngh ệ chuy ển tuy ến

công cộng sẽ được trưng bày và nêu bật trong các thành phố tham gia. Hiện nay
154 thành phố địa phương bao gồm Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu, vv đã ký
thỏa thuận tham gia sự kiện này (YE, 2014).
- Chứng minh và áp dụng các phương tiện năng lượng mới (NEVs)
Đầu năm 2009, bốn bộ của Trung Quốc bao gồm Bộ Khoa học và Công ngh ệ
và Bộ Tài chính đã cùng nhau đề xuất một dự án gọi là "Mười Thành ph ố và Hàng
ngàn Đơn vị" để đạt được 10% thị phần NEV trên thị trường ô tô vào năm 2012.
Mười thành phố được được lựa chọn hàng năm từ năm 2009-2012 là các thành ph ố
trình diễn. Mỗi thành phố đã chứng minh và áp dụng hơn 1000 xe đi ện ng ầm trong
các khu vực dịch vụ công cộng như xe buýt, xe taxi ... Ho ạt đ ộng này s ẽ góp ph ần
đáng kể vào việc tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải trong ngành giao thông.
Tóm lại, giao thông xanh là một phần quan trọng đối với các thành phố sinh
thái carbon thấp. Các biện pháp cơ bản để phát triển giao thông xanh bao g ồm xây

TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU 2017

15


dựng các hệ thống đô thị, đường xá, làn xe buýt, làn đ ường cho xe đ ạp, và các
phương tiện dành cho người đi bộ. Tuy nhiên, việc phát tri ển giao thông xanh hi ện
đã xuất hiện một số điểm yếu như không có mục tiêu cụ th ể v ề ti ết ki ệm năng
lượng và giảm phát thải cacbon cũng như thiếu các phương tiện vận tải xanh và
việc đánh giá các biện pháp giao thông xanh (YE, 2014).
2.2.3 Đối với tiêu dùng xanh
Tiêu dùng xanh trong một số ngành được thực hiện và thúc đẩy tốt như trong
việc phổ biến đồ điện gia dụng xanh, ô tô năng lượng mới.
- Đồ điện gia dụng xanh
Đối với đồ điện gia dụng, trên sản phẩm có nhãn năng l ượng rõ ràng, có nhân
viên giới thiệu rõ ràng và nhãn năng lượng, người tiêu dùng sản ph ẩm đ ược tr ợ c ấp

tiết kiệm năng lượng. Điều này giúp tăng thị phần của sản phẩm ti ết ki ệm năng
lượng, đồ điện gia dụng xanh; doanh nghiệp do đó đầu tư thêm nghiên cứu phát
triển sản phẩm tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.
Tháng 9/2014, hoạt động bình xét “Người đi đầu trong tiêu dùng ti ết ki ệm
năng lượng gia dụng” được tổ chức lần đầu tiên tại Thượng Hải, trung tâm kinh t ế
lớn, thu hút nhiều sản phẩm của các hãng gia dụng, từ đây th ị tr ường sản ph ẩm
được mở rộng ra cả nước. Thượng Hải là đô thị quốc tế lớn đồng thời cũng đang
phải đối mặt với những thách thức giảm phát thải các bon và ô nhi ễm môi tr ường.
Do đó, hoạt động này rất có ý nghĩa trong việc thúc đẩy phát triển theo hướng xanh
hóa, đặc biệt là tiêu dùng xanh.
Sản phẩm được đánh giá qua lượng tiêu thụ năm, giá cả, hiệu suất, vòng dời sử
dụng và giá thành dùng điện, từ đó chọn ra sản phẩm bán chạy nhất, ti ết ki ệm năng
lượng nhất. Doanh nghiệp được chọn có tổng lượng tiết kiệm điện cả năm cao nhất.
Sản phẩm được chọn sẽ được dán nhãn chứng nhận.
TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU 2017

16


Đến 2015, Trung Quốc đã phát triển việc dãn nhãn năng lượng được 10 năm,
bao gồm hơn 30 loại sản phẩm của 5000 doanh nghiệp. Nhà nước cũng công bố
biện pháp quản lý nhãn tiết kiệm năng lượng, các dự án về sản phẩm tiết kiệm năng
lượng có ảnh hưởng tích cực trong thúc đẩy tiết kiệm năng lượng, nâng cao nhận
thức cho người dân.
- Ô tô năng lượng mới, ô tô điện
Tháng 8/2014, sản lượng ô tô năng lượng mới đã tăng khoảng 11 lần so với
cùng kỳ năm trước nhờ chính sách miễn thuế mua. Trung Qu ốc cũng r ất chú tr ọng
đến các tiêu chuẩn nghiêm ngặt đối với ô tô điện so v ới nhi ều n ước, ví d ụ tiêu
chuẩn về pin, tiêu chuẩn an toàn của xe và pin sau va đập, chống nước v.v.
2.2.4 Đưa chỉ tiêu “GDP xanh” vào các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô

Ngày 10/3/2014, khái niệm GDP xanh được đưa ra bởi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
GDP xanh phản ánh toàn diện kết quả hoạt động kinh tế và chí phí ph ải tr ả cho các
vấn đề môi trường liên quan, bao gồm có những thay đổi về môi trường sống.
Cũng trong thời gian này, Tổng cục bảo vệ môi trường quốc gia phối h ợp v ới
Cục thống kê nhà nước đưa ra dự án “Nghiên cứu tính toán tổng hợp về môi tr ường
và kinh tế (tính toán GDP xanh)”, chính thức khởi động việc tính toán GDP xanh.
Dự kiến tứng khu vực sẽ lựa chọn 1 tỉnh làm thí điểm.
Năm 2006, báo cáo nghiên cứu điều chỉnh các tính GDP có tính đến ô nhiễm
môi trường lần thứ nhất do 2 cơ quan trên công bố, “Báo cáo nghiên c ứu tính toán
kinh tế quốc dân xanh Trung Quốc năm 2004” cho thấy: năm 2004 tổn thất do ô
nhiễm môi trường ở Trung Quốc là 511,8 tỷ nhân dân tệ, tương đương 3,05% GDP.
Những chất ô nhiễm, xả thải vào môi trường, căn cứ theo trình độ và công nghệ xử
lý thời điểm đó cần chi phí lên đến 1,8% GDP. Sau khi báo cáo đ ược công b ố,

TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU 2017

17


nhiều tỉnh đã xin rút lui không thí điểm GDP xanh, kể từ đó báo cáo không còn
được công bố.
Bên cạnh GDP xanh, việc phát triển bền vững đã trở thành một phần trong các
tiêu chí để đánh giá hiệu quả các hoạt động của lãnh đạo địa ph ương. Vi ệc phân b ổ
mục tiêu xanh đã được đưa thêm vào kế hoạch kinh tế của tỉnh và các quan chức
địa phương chịu trách nhiệm về thiết kế lộ trình xanh[ CITATION ĐỗT161 \l
1033 ].
3. Một số bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế xanh của Trung Quốc
Những điểm nổi bật của phát triển kinh tế xanh của Trung Quốc là sự phát
triển của tư duy xanh và việc thực hiện hóa các tư duy trong chính sách và thực tiễn
dựa trên một hệ thống tài chính quốc gia vững mạnh.

Từ những kết quả đạt được của Trung Quốc trong việc thực hiện chính sách
kinh tế xanh có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam như sau:
Trước hết, cần nâng cao tuyên truyền và nhận thức về kinh t ế xanh trong c ộng
đồng bằng các chương trình và chiến lược cụ thể, ví dụ Trung Quốc đã thực hiện
một số biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển giao thông xanh tại các đô thị. Thông
qua đó, sẽ đem lại những tác động cụ thể tới cộng đồng một cách nhanh chóng và
hiệu quả.
Hai là, có sự chuyển biến mạnh mẽ về tư duy liên quan t ới b ảo v ệ môi tr ường
và kinh tế xanh. Sự thay đổi và phát triển tư duy gắn liền với các chính sách ưu tiên
và chiến lược cụ thể đối với các ngành có tiềm năng và trong từng giai đo ạn c ụ th ể.
Một trong các điểm mạnh về chính sách kinh tế xanh của Trung Quốc là việc xác
định các ngành, lĩnh vực có tiềm năng phát triển kinh tế xanh và tập trung đầu t ư
phát triển các ngành và lĩnh vực đó.

TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU 2017

18


Ba là, cân nhắc và lựa chọn các lĩnh vực và địa phương đ ể th ực hi ện thí đi ểm
chính sách kinh tế xanh, từ đó sẽ rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình cho các
địa phương khác. Việc thực hiện nên căn cứ vào các điều kiện tự nhiên, kinh t ế - xã
hội của từng địa phương để có sự điều chỉnh cho phù hợp, nhằm phát huy ti ềm
năng, thế mạnh của địa phương đó trong thực hiện kinh tế xanh. Các t ỉnh ở vi ệt
Nam có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế vùng có th ể xem xét nh ư H ải
Phòng, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Quảng Nam v.v.
Bốn là, cần sớm hoàn thiện hệ thống và cơ chế, chính sách hỗ tr ợ tài chính
xanh nhằm thúc đẩy phát triển tín dụng xanh, từ thị trường vốn cho doanh nghi ệp,
các dự án xanh thông qua niêm yết, phát hành cổ phiếu xanh, trái phi ếu xanh, gi ấy
chứng nhận đầu tư ... cho các dự án, chương trình và ngành xanh. Kinh nghi ệm c ủa

Trung Quốc cho thấy sự hình thành một hệ thống tài chính quốc gia v ững ch ắc, v ới
sự tham gia của các bên liên quan chủ chốt như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài
chính, Ủy ban Chứng khoán và Bảo hiểm đã đáp ứng nhu cầu về tài chính xanh bền
vững cho quá trình xanh hóa nền kinh tế. Bên cạnh đó, Trung Qu ốc còn có nh ững
chương trình hỗ trợ cụ thể nhằm khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ nhỏ.
Năm là, cần hoàn thiện các cơ chế và chính sách nhằm khuy ến khích s ự tham
gia của ku vực tư nhân cũng như các bên liên quan trong vi ệc đ ầu t ư, ti ếp c ận công
nghệ sạch hiện đại của Thế giới và sử dụng năng lượng hiệu quả nhằm thúc đẩy sản
xuất xanh hướng tới phát triển bền vững, tiêu dùng bền vững và xây d ựng l ối s ống
xanh.

Tài liệu tham khảo

TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU 2017

19


1.

Building green economy in Vietnam. (2014, August 23). Retrieved

September

15,

2016,

from


moitruong.com.vn:

/>2.

CIEM, GIZ. (2017). The green economy policy in developed countries

and policy implications for Vietnam. CIEM-GIZ.
3.
2017,

Conservation for Sustainable Development. Retrieved November 7th,
from

Environmentl

&

Society

portal:

/>4.

Environmental

& Society portal. (n.d.).

IUCN, ed., World

Conservation Strategy: Living Resource Anh, V. T. (2015). Transforming

Vietnam’s Economy towards Green Growth. Vietnam Social Sciences, No. 4(168) ,
13-24.
5.

Erica, D. (2016). Sustainable Development in Vietnam: The

Interconnectedness of Climate Change, Socio-Economic Development, Land Use,
and Food Security. Pursuit - The Journal of Undergraduate Research at the
University of Tennessee: Vol. 7: Iss. 1 Article 11, 87-95.
6.
population

Giang Thanh Long, Bui The Cuong. (nd.). The Structure of goden
in

Vietnam:

Opportunities

and

Challenges

and

Policy

recommendations. Retrieved September 2017, from General Office for Population
Family Planning: www.gopfp.gov.vn/documents/18/24354/CocauDSV.pdf
7.


Hai, N. M. (2015). Financial policy for green economy development

in Vietnam: Situation and solutions. Hanoi: Ministry of Planning and Investment.
8.

Ho Ngoc Thuy, Nguyen Tu Anh. (2016). Green Economy

Development in Vietnam and the Involvement of Enterprises. Low Carbon
TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU 2017

20


Economy, 7, 36-46 . Retrieved 9 2017, from Scientific research publishing:
/>9.

Jiahua, P. e. (2011). Green Economy and Green Jobs in China.

Current Status and Potentials for 2020. Worldwatch Institute.
10.

Kha, X. L. (2016, May 28). Many countries choose green economy as

the new development model . Retrieved September 10, 2016, from Dantri.com.vn:
/>11.

Kim Ngoc, Nguyen Thi Kim Thu. (2015, June 10). The trend of green

economy development in the World. Retrieved June 10, 2016, from vssr.vass.gov.v:

/>UrlListProcess=/noidung/TapChi/Lists/Baiviet&ItemID=251&page=0&allitem=1
12.

Lam, N. T. (2015). Potential of low-carbon development in Vietnam,

from practices to legal framework. In S. Nishioka, Enabling Asia to stabilise the
climate. Springer.
13.

MPI. (2014, November 10). Vietnam needs 30 million USD to

implement the National strategy of green growth. Retrieved May 2017, from MPI:
/>14.

Mun S. Ho et la. (2014). Green growth for China. Resources for the

future.
15.

Nagalakshmi Puttaswamy, Mohd. Sahil Ali. (2015). How Did China

become the largest solar PV manufacturing country? Center for study of
science,technology & policy.
16.

Ninh, N. H. (2014). Policies for Environmentally Sustainable

Development: Perspectives from Vietnam. In J. Huang, Environment policies in
Asia. Perspectives from Seven Asian Countries (p. 256). World Scientific.


TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU 2017

21


17.

Ngoan, T. N. (2016). Fostering green growth. International

experience and practice of Vietnam. Hanoi: National political publishing house.
18.

Pham Hoang Mai, Nguyen Thi Dieu Trinh. (2016). Green growth

strategy: Roadmap for implementing the Paris Climate Change Agreement.
Journal of science, 228-235.
19.

Phuong, K. (2012, April 26). Green Growth. Retrieved November 19,

2016, from baoxaydung.com.vn: />20.

Tan, Z. (2011). Sustainable development and green economy in

China. European Economic and Social Committee.
21.

Tran, T. V. (2014, December 17). The trend to develop green economy

in some countries in the post-crisis period. Retrieved May 10, 2016, from

FinancePlus.vn:

/>
huong-phat-trien-kinh-te-xanh-cua-mot-so-nuoc-thoi-ky-hau-khung-hoang56617.html
22.

WB, D. R. (2013). Seizing the Opportunity of Green Development in

China. WB.
23.

Xiaoxue, W. e. (2015). China’s path to a green economy. Decoding

China’s green economy. London, UK.: International Institute for Environment and
Development.
24.

YE, J. (2014). Green Transportation Policy and Practice in China:

Progress and Perspective. 14th COTA International Conference of Transportation
(p. 12). ASCE 2014.

TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƯ LIỆU 2017

22



×