Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Dạy học xác suất và thống kê cho học viên chuyên ngành trinh sát kỹ thuật tại học viện khoa học quân sự theo hướng tích hợp với lý thuyết thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (752.75 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
----------------------

NGUYỄN VĂN ĐẠI

DẠY HỌC XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ CHO
HỌC VIÊN CHUYÊN NGÀNH TRINH SÁT KỸ THUẬT
TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ THEO HƢỚNG
TÍCH HỢP VỚI LÝ THUYẾT THÔNG TIN

Chuyên ngành: Lý luận và Phƣơng pháp dạy học bộ môn Toán
Mã số: 9.14.01.11

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2020


Công trình đƣợc hoàn thành tại:
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đỗ Tiến Đạt
2. TS. Phan Thị Luyến

Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:

Luận án đã đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Khoa
học Giáo dục Việt Nam, 101 Trần Hƣng Đạo, Hà Nội


Vào hồi ..... giờ ..... ngày tháng năm 2020

Có thể tìm hiều luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Viện Khoa học giáo dục Việt Nam


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Học viện Khoa học Quân sự (HVKHQS) có nhiệm vụ đào tạo học viên (HV) các
ngành về Khoa học quân sự, Trinh sát kỹ thuật (TSKT) và ngoại ngữ phục vụ cho Quân đội.
Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của trường HVKHQS trong giai đọan hiện nay là đào
tạo và phát triển ngành TSKT. Mục tiêu đào tạo đội ngũ HV, cán bộ chiến sỹ chuyên
ngành (CN) TSKT có phẩm chất bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành sự
lãnh đạo của Đảng và Quân đội, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực (NL) giải
quyết các vấn đề thực tiễn.
Công việc chính của người lính TSKT là thu thập thông tin đối phương, thám mã,
giải mã tin tức thu thập được, phân tích số liệu, ra tin, báo cáo kết quả cho chỉ huy cấp
trên. Để làm tốt công việc đó, HV CN TSKT cần được trang bị đầy đủ, hệ thống các kiến
thức cần thiết và có sự kết hợp đồng bộ, có khoa học của nhiều môn học. Điển hình như
kiến thức về Lý thuyết thông tin (Lý thuyết truyền tin, mật mã, thám mã, giải mã), kiến
thức về trang thiết bị, kiến thức về toán học, ngôn ngữ học, công nghệ thông tin,... mà
trong đó Xác suất và thống kê (XSTK) là một trong những học phần đóng vai trò quan
trọng để thực hiện yêu cầu nói trên. XSTK là công cụ chủ yếu nhất để khám phá mật mã,
nhưng đặc thù của những hệ mã khác nhau lại có cách khám phá khác nhau, do đó đòi hỏi
người dạy XSTK phải có phương pháp giảng dạy phù hợp cho từng đối tượng và dạy cho
người học biết cách làm thống kê. Tuy nhiên hiện nay, việc dạy và học XSTK tại HVKHQS
vẫn còn một số hạn chế, chưa đáp ứng được những mục tiêu trên, quá trình giảng dạy chưa
phát huy được tính chủ động sáng tạo của HV, nội dung kiến thức XSTK chưa có sự gắn kết

với kiến thức Lý thuyết thông tin (LTTT) và thực tế nghề nghiệp (NN), làm cho người học
chưa nhận thức rõ ý nghĩa thực tiễn của môn học.
1.2. Lý thuyết thông tin (theo mục tiêu đào tạo tại HVKHQS) bao gồm các lĩnh vực:
Lý thuyết truyền tin, thu tin, mật mã, thám mã, giải mã. LTTT có vai trò hỗ trợ đắc lực
cho công việc của người lính TSKT. Trong LTTT nói chung và lý thuyết mã hóa nói riêng,
thì lý thuyết về XSTK có vai trò hết sức quan trọng, đóng vai trò là nền móng. Nhờ những
ứng dụng của lý thuyết XSTK mà ta có thể đánh giá được chất lượng của một hệ thống mã
hóa, hoặc khảo sát, đánh giá nguồn tin trước khi có những bước xử lý tiếp theo.
Công tác khám phá mã truyền tin có vai trò quan trọng đối với lực lượng TSKT, vì
nếu không khám phá được mã truyền tin thì không có số liệu cho công tác xử lý, ra tin và
không có dữ liệu cho công tác thám mã. Nghiên cứu khám phá mã truyền tin là nhiệm vụ
quan trọng, không thể thiếu trong TSKT. Tuy nhiên, đây là công việc vô cùng khó khăn
đối với lực lượng TSKT trên cả phương diện lý thuyết và thực hành, công việc khám phá
mã truyền tin liên quan đến nhiều lĩnh vực như tin học, ngôn ngữ học, ngoại ngữ và toán
học, trong đó có lý thuyết về XSTK.
1.3. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về dạy học XSTK cho cả đối tượng Trung học
phổ thông, cao đẳng và đại học. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có công trình nào nghiên


2
cứu về dạy học XSTK gắn với thực tiễn NN cho HV CN TSKT tại HVKHQS. Mặt khác từ
thực tiễn đào tạo NN cho HV CN TSKT tại HVKHQS và đặc điểm NN của HV đã xuất hiện
một số đòi hỏi cần giải quyết, đó là dạy cái gì cho HV, dạy như thế nào, HV cần trang bị kiến
thức gì, những hiểu biết gì để họ làm tốt hơn công việc thực tế được giao tại đơn vị. Những
yêu cầu đó liên quan trực tiếp đến XSTK và LTTT; kiến thức về XSTK là nền tảng, là công
cụ phục vụ cho các môn học về LTTT và có nhiều ứng dụng trong công việc thực tiễn. Với
yêu cầu NN của HV, việc lựa chọn dạy học XSTK theo hướng tích hợp (TH) với LTTT là
vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu đưa vào giảng dạy nhằm rèn luyện các Kỹ năng nghề
nghiệp (KNNN) cho HV.
Từ những lí do đó, với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập

XSTK tại HVKHQS, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Dạy học Xác suất và thống kê cho
học viên chuyên ngành Trinh sát Kỹ thuật tại Học viện Khoa học Quân sự theo hướng tích hợp
với Lý thuyết thông tin”.
2. Mục đích nghiên cứu của luận án
Đề xuất một số biện pháp dạy học XSTK cho HV CN TSKT tại HVKHQS theo hướng
TH với LTTT nhằm rèn luyện các KNNN cho HV.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài được thể hiện qua việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Đặc điểm NN của HV và các chuyên gia CN TSKT như thế nào?
- XSTK và LTTT có vai trò gì trong TSKT? Những kiến thức XSTK và LTTT nào cần
thiết cho CN TSKT?
- Căn cứ nào để lựa chọn dạy học XSTK theo hướng TH với LTTT cho HV CN TSKT?
- Với đặc điểm NN của HV CN TSKT thì TH giữa XSTK với LTTT như thế nào? Cách
thức TH? Vấn đề TH?
- Thực trạng dạy học XSTK ở HVKHQS theo hướng TH với LTTT như thế nào?
- Có thể đề xuất được những BPSP nào trong việc dạy học XSTK theo hướng TH với
LTTT nhằm rèn luyện KNNN cho HV CN TSKT ở HVKHQS?
- Những biện pháp đề xuất có khả thi và hiệu quả không? Có đáp ứng mục tiêu giáo
dục và đào tạo ở HVKHQS hay không?
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu việc dạy học XSTK cho HV CN TSKT tại HVKHQS.
5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
5.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học XSTK tại HVKHQS.
5.2. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình dạy học XSTK tại HVKHQS theo hướng TH với LTTT để rèn luyện KNNN
cho HV CN TSKT.
6. Giả thuyết khoa học



3
Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ của học phần XSTK đối với CN TSKT tại HVKHQS,
nếu xây dựng được các biện pháp dạy học XSTK theo hướng TH với LTTT và sử dụng hợp lí
các biện pháp đó trong quá trình dạy học sẽ góp phần rèn luyện các KNNN cho HV CN TSKT
được tốt hơn.
7. Các phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập, tổng hợp, phân tích, so sánh, nghiên cứu, hệ thống hóa các nguồn tài liệu về
giáo dục đại học, giáo dục NN và các kết quả nghiên cứu liên quan tới đề tài. Các văn kiện
của Đảng, Nhà nước và Quân đội liên quan tới đề tài.
7.2. Phương pháp điều tra, quan sát
- Thu thập, khai thác và xử lí dữ liệu nhằm tìm hiểu thêm về CN TSKT được đào tạo
tại HVKHQS.
- Khảo sát, dự giờ, phân tích thực trạng việc dạy học XSTK theo hướng TH với LTTT
tại HVKHQS trước, trong và sau khi thực hiện các Biện pháp sư phạm (BPSP).
- Phỏng vấn các chuyên gia, các giảng viên (GV) và HV của HVKHQS có liên quan
đến CN đào tạo về tình hình dạy học XSTK theo hướng TH với LTTT và tính hiệu quả của
phương pháp dạy học (PPDH) đó.
7.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tổng kết kinh nghiệm của các đồng nghiệp và bản thân trong quá trình dạy học XSTK
theo hướng TH với LTTT cho HV CN TSKT.
7.4. Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến các chuyên gia nhằm làm sáng tỏ một số nhận định về hệ thống các KNNN của
người lính TSKT, chất lượng dạy học XSTK theo hướng TH với LTTT cho HV CN TSKT và tính
đúng đắn của những biện pháp dạy học đã được đề xuất trong luận án.
7.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Chọn một số HV hoặc nhóm HV CN TSKT để theo dõi sự phát triển KNNN trong
dạy học XSTK theo hướng TH với LTTT thông qua việc sử dụng các biê pháp sư phạm
đã đề xuất.

7.6. Thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm nhằm khẳng định tính khả thi và hiệu quả của các BPSP đã đề
xuất trong luận án.
8. Những đóng góp mới của luận án
Dạy học XSTK gắn với LTTT phục vụ yêu cầu đào tạo NN cho HV CN TSKT tại
HVKHQS.
8.1. Về mặt lý luận
- Luận án phân tích, làm rõ hệ thống các KNNN cần thiết của người lính TSKT và đề
xuất hệ thống 9 KNNN cần được rèn luyện thông qua dạy học XSTK theo hướng TH với
LTTT.


4
- Luận án làm rõ về mối liên hệ và vai trò của XSTK với LTTT, vai trò của LTTT với
CN TSKT.
- Đề ra cách thức TH, vấn đề TH XSTK với LTTT.
- Làm rõ thêm vai trò quan trọng của việc dạy học XSTK theo hướng TH với LTTT cho
HV CN TSKT trong giai đoạn hiện nay.
8.2. Về mặt thực tiễn
- Xây dựng hệ thống lý thuyết và bài tập tình huống về XSTK gắn với LTTT, góp phần
nâng cao NL thực hành, NL vận dụng và rèn luyện các KNNN cho HV.
- Đề xuất cách thức, quy trình thiết kế và tổ chức dạy học XSTK theo hướng TH với
LTTT nhằm rèn luyện KNNN cho HV CN TSKT và thiết kế một số chủ đề, dự án học tập minh
họa cách thức, quy trình nói trên.
- Luận án đề xuất một số biện pháp dạy học XSTK ở HVKHQS theo hướng TH với
LTTT, những biện pháp này được kiểm nghiệm qua thực nghiệm sư phạm.
- Nâng cao chất lượng dạy học XSTK tại HVKHQS, đáp ứng chuẩn đầu ra của HV.
9. Các vấn đề đƣa ra bảo vệ
- Quan niệm về dạy học XSTK theo hướng TH với LTTT nhằm rèn luyện KNNN cho
HV CN TSKT.

- Các KNNN cần rèn luyện cho HV CN TSKT thông qua dạy học XSTK theo
hướng TH với LTTT như đã đề xuất là có cơ sở khoa học và khả thi.
- Các BPSP đã đề xuất trong chương 2 là có tính khả thi trong quá trình dạy học XSTK tại
HVKHQS và hiệu quả trong việc rèn luyện KNNN cho HV CN TSKT.
10. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm
3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2. Biện pháp dạy học Xác suất và Thống kê cho học viên chuyên ngành Trinh
sát Kỹ thuật tại Học viện Khoa học Quân sự theo hướng tích hợp với Lý thuyết thông tin
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm


5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về dạy học tích hợp (DHTH) đặc biệt là trong
lĩnh vực giáo dục phổ thông, tuy nhiên đến nay DHTH trong lĩnh vực giáo dục NN ít được
nghiên cứu.
Qua tìm hiểu các công trình đã nghiên cứu trong và ngoài nước thì hầu hết các nghiên
cứu về dạy học XSTK cho đối tượng đào tạo NN đều hướng đến phát triển NL NN và khai
thác mối liên hệ giữa kiến thức XSTK với kiến thức CN đào tạo của sinh viên. Tuy nhiên hiện
nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề dạy học XSTK theo hướng TH
với LTTT. Việc khai thác các yếu tố trong dạy học XSTK và dạy TH với LTTT cho HV Quân
sự trong trường HVKHQS thì chưa có một công trình nào đề cập đến.
1.2. Những nét chính về học viên chuyên ngành Trinh sát Kỹ thuật.
1.2.1. Nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo tại HVKHQS.
- HVKHQS có nhiệm vụ đào tạo HV các ngành về Khoa học Quân sự, TSKT, Quan hệ
Quốc tế về Quốc phòng và ngoại ngữ phục vụ cho Quân đội. Một trong những nhiệm vụ hàng

đầu của trường HVKHQS trong giai đọan hiện nay là đào tạo và phát triển ngành TSKT.
- Mục tiêu đào tạo những thanh niên, quân nhân có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ
quốc phòng, trở thành cán bộ sỹ quan có trình độ đại học các ngành về Khoa học quân sự, TSKT,
Quan hệ Quốc tế về Quốc phòng và Ngoại ngữ phục vụ cho Quân đội. HV tốt nghiệp ngành
TSKT phải đảm bảo tốt chức năng nhiệm vụ ban đầu như: Thu thập, nghiên cứu, xử lý tin, ra tin,
báo cáo cho cấp trên.
1.2.2. Đặc điểm nghề nghiệp của người lính Trinh sát Kỹ thuật.
CN TSKT nghiên cứu về vấn đề đảm bảo an toàn thông tin liên lạc, là ngành sử
dụng máy tính, phần mềm máy tính và các thiết bị kỹ thuật để truyền, thu thập, lưu trữ,
chuyển đổi, bảo vệ, xử lý, thám mã, giải mã thông tin. Công việc chính của người lính
TSKT là thu thập thông tin đối phương, thám mã, giải mã tin tức thu thập được, phân tích
số liệu, ra tin, truyền tin, nhận tin và báo cáo kết quả cho chỉ huy cấp trên. Để làm tốt
công việc đó, HV CN TSKT cần được trang bị đầy đủ, hệ thống các tri thức cần thiết liên
quan đến ngành nghề đào tạo, đặc biệt quan trong và phục vụ trực tiếp công việc sau đào
tạo là kiến thức về LTTT (như kiến thức về kỹ thuật thu phát tin, mật mã học, phân tích xử
lý tin), toán học, ngôn ngữ học, công nghệ thông tin. Trong đó, lý thuyết XSTK là một
trong những phần học có nhiều ứng dụng cho việc thực hiện yêu cầu nói trên.
Nguồn gốc của thống kê, cốt lõi của thống kê đối với ngành TSKT là phân tích và
nghiên cứu về tần số, nghiên cứu về ngôn ngữ phục vụ cho công việc giải mã, thám mã.
Bởi vậy, XSTK của TSKT chủ yếu dùng để phân tích và nghiên cứu về ngôn ngữ, đối
tượng của nó là ngôn ngữ (bản rõ và bản mã hóa).
1.2.3. Kỹ năng (KN) nghề nghiệp của người lính Trinh sát Kỹ thuật.


6
1.2.3.1. Kỹ năng: KN là khả năng vận dụng kiến thức, sự hiểu biết hoặc kinh nghiệm
đã có một cách sáng tạo để thực hiện nhuần nhuyễn một hay nhiều hành động nhằm tạo ra kết
quả mong đợi.
1.2.3.2. Kỹ năng NN của người lính TSKT
Căn cứ vào đặc điểm NN và nhiệm vụ của người lính TSKT, chúng tôi quan niệm

rằng: KNNN của người lính TSKT là khả năng vận dụng kiến thức, sự hiểu biết hoặc kinh
nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ ngành TSKT để thực hiện thuần thục, hiệu quả công việc
(thu tin, thám mã, giải mã, truyền tin, nhận tin, tổ chức và điều hành các hoạt động của đội,
trạm TSKT,…) tại đơn vị TSKT.
1.2.3.3. Các yêu cầu về KNNN của người lính Trinh sát Kỹ thuật.
Bảng 1.1: Hệ thống các KNNN (cốt lõi) của ngƣời lính TSKT.
Nhóm KN
STT KNNN của người lính TSKT
1
Kỹ năng làm việc độc lập
2
Kỹ năng tự học
KN cá nhân
3
Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, ngoại ngữ
4
Kỹ năng phân tích dữ liệu, đánh giá và ra quyết định
5
Kỹ năng làm việc nhóm
6
Kỹ năng quản lí bộ đội
KN hợp tác
Kỹ năng tổ chức, chỉ huy, điều hành các hoạt động của đội, trạm
7
TSKT
KN GQVĐ
8
Kỹ năng GQVĐ
9
Kỹ năng sử dụng trang thiết bị ngành TSKT

10
Kỹ năng về công nghệ thông tin
11
Kỹ năng tìm kiếm, thu tin
KN
12
Kỹ năng nghiên cứu, xử lý thông tin và báo cáo tin
chuyên môn
13
Kỹ năng về mã hóa thông tin
14
Kỹ năng khám phá, giải mã các bức điện mã hóa
15
Kỹ năng tham mưu, đề xuất các giải pháp mới
1.3. . Một số vấn đề cơ bản về LTTT và vai trò của LTTT trong TSKT
1.3.1. Một số khái niệm
1.3.1.1. Thông tin: Thông tin là hệ thống các thông báo và lệnh làm giảm trạng thái bất
định của chủ thể tiếp nhận thông tin
1.3.1.2. Quan hệ giữa độ bất định với xác suất.
Nếu ta phải chọn một phần tử X trong một tập nào đó. Phép chọn như thế (hoặc “chọn”
hiểu theo nghĩa rộng: thử, tìm hiểu, điều tra, trinh sát, tình báo,…) bao giờ cũng có độ bất định.
 Nếu tập chỉ có một phần tử thì không có sự lựa chọn và như vậy không có độ bất
định trong phép chọn đó.


7
 Nếu tập có hai phần tử thì ta đã phải chọn. Như vậy, trong trường hợp này phép chọn
có độ bất định. Nếu số phần tử của tập tăng thì độ bất định sẽ tăng và xác suất chọn một phần
tử trong tập giảm.
1.3.1.2. Entropy

Entropy thông tin mô tả mức độ hỗn loạn trong một tín hiệu lấy từ một sự kiện ngẫu
nhiên. Nói cách khác, entropy cũng chỉ ra có bao nhiêu thông tin trong tín hiệu, với thông tin
là các phần không hỗn loạn ngẫu nhiên của tín hiệu.
Entropy là một đại lượng toán học dùng để đo lượng tin không chắc chắn (đo độ bất
định, lượng ngẫu nhiên) của một sự kiện hay của phân phối ngẫu nhiên cho trước.
Entropy của một phân phối:
Xét biến ngẫu nhiên X có phân phối xác suất
X
x1
x2

xn
P
p1
p2

pn
thì entropy của X được kí hiệu là H(X). và tính theo công thức sau:
n

H(X) =   pi .log 2 pi .
i 1

Nếu các giá trị có thể của X là xi ,1 ≤ i ≤ n thì ta có:
n

H(X) =  p(X  x i ).log 2 p(X  x i ) .
i 1

Trong lĩnh vực mật mã học, việc ứng dụng entropy vào khảo sát bản mã trong một số

tình huống cụ thể như: Có một ĐLNN X nhận các giá trị trên tập [a,..z] theo một phân bố xác
suất p(X) thì lượng tin của nguồn X có phân bố xác suất là gì? Muốn vậy ta phải khảo sát
entropy H(X). Nguồn tin X qua phép mã hóa thành nguồn tin Y nhận giá trị trên tập [a,..z] có
lượng tin là gì? Muốn vậy ta cũng phải khảo sát entropy H(Y). Trên cơ sở khảo sát H(X),
H(Y) để đánh giá các yếu tố liên quan của hệ mã, như: mã pháp, độ mật,..nhằm phục vụ cho
quá trình khám phá mật mã.
Lý thuyết Entropy của Shannon đưa ra nói lên rằng dãy ngôn ngữ không phải là dãy ngẫu
nhiên mà là nó xuất hiện có quy luật. Ví dụ trong tiếng việt thì sau chữ Q chắc chắn phải là chữ
U, hoặc sau chữ A thì không thể là chữ K mà là những chữ nào đó xuất hiện với một xác suất
không hẳn là ngẫu nhiên,…, .Tương tự trong Anh ngữ, chữ Q luôn kéo theo sau là chữ U.
Ví dụ về Entropy: Giả sử qua nhiều năm quan sát thời tiết tại một thời điểm người ta
thu được kết quả sau:
Thời tiết trong ngày 15 tháng 6 (phép thử A)
Các kết cục của phép thử
có mưa
không mưa
Xác suất
0,4
0,6
Thời tiết trong ngày 15 tháng 11 (phép thử B)
Các kết cục của phép thử
có mưa
có tuyết
không mưa
Xác suất
0,65
0,15
0,2



8
Entropy tương ứng của hai phép thử này là:
H(A) = - 0,4 log20,4 - 0,6 log20,6 = 0,97
H(B) = - 0,66 log20,65 - 0,15 log20,15 - 0,2 log20,2 = 1,28
Vậy H(B) > H(A), do đó tại khu vực đang xét thời tiết ngày 15 tháng 11 khó dự báo
hơn thời tiết ngày 15 tháng 6.
1.3.1.3. Bản rõ, bản mã, khóa.
- Bản rõ: Là văn bản cần mã hóa.
- Bản mã: Là văn bản sau khi mã hóa.
- Khóa: Là công cụ để dịch từ bản rõ sang bản mã và ngược lại.
1.3.1.4. Hệ mật
Theo Shannon[5],[50], một hệ mật là một bộ 5 (P,C,K,E,D) thỏa mãn các điều kiện sau:
1. P là một tập hữu hạn các bản rõ có thể.
2. C là tập hữu hạn các bản mã có thể.
3. K là tập hữu hạn các khóa có thể.
4. Đối với mỗi k  K có một quy tắc mã eK : P  C và một quy tắc giải mã tương
ứng d K  D . Mỗi eK : P  C và d K : C  P là những hàm mà d K (eK ( x))  x với mọi
bản rõ x  P.
1.3.2. Mô hình thông tin liên lạc
Dựa vào đặc điểm NN sau đào tạo của HV CN TSKT và mục tiêu đào tạo tại HVKHQS,
tôi đưa ra mô hình thông tin liên lạc trong TSKT gồm Mã hóa, Truyền tin, Nhận tin và Chặn thu
tin, Thám mã, Ra tin được mô phỏng theo sơ đồ sau đây (so với mô hình thông tin liên lạc theo
quan điểm Shannon thì mô hình này thể hiện rõ quy trình đào tạo và công việc chính của HV):
Nguồn
tin


hóa

Điều

chế tín
hiệu

Chặn thu tin

Thám


Máy
phát

Kênh
tin

Nhiễu
Truyền tin

Thám mã
Ra tin, báo
cáo tin

Máy
thu

Giải
điều
chế

Giải



Nhận
tin

Thu tin
Hình 1.2. Mô hình thông tin liên lạc trong TSKT
1.3.3. Vai trò của LTTT trong TSKT
LTTT có vai trò quan trọng trong chương trình đào tạo tại HVKHQS, các môn học về
LTTT là các môn học CN phục vụ trực tiếp mục tiêu đào tạo HV CN TSKT tại HVKHQS,


9
LTTT hỗ trợ đắc lực cho công việc của người lính TSKT trong thực tế tại đơn vị, cụ thể
như:
- Dựa vào kiến thức mã hóa, người lính TSKT biết cách mã hóa thông tin truyền đi
để thông tin đó được bảo mật an toàn đến người nhận.
- Dựa vào kiến thức về thám mã, người lính TSKT biết cách lựa chọn và tìm ra biện
pháp khám phá mật mã của đối phương một cách nhanh nhất để cung cấp thông tin kịp
thời cho chỉ huy cấp trên…..
1.4. Nội dung, chƣơng trình giảng dạy XSTK ở HVKHQS và vai trò của XSTK
với LTTT
1.4.1. Nghiên cứu nội dung, chương trình giảng dạy XSTK ở một số Học viện đào tạo NN
có LTTT
Qua nghiên cứu nội dung, chương trình giảng dạy XSTK ở một số Học viện đào tạo NN có
LTTT cho thấy số lượng ví dụ và bài tập có liên quan đến LTTT trong giáo trình còn rất hạn
chế, hơn nữa trong quá trình giảng dạy chưa có các chủ đề thảo luận về vai trò, ứng dụng và
mối liên hệ giữa XSTK với LTTT. Điều đó cho thấy kiến thức về XSTK chưa được gắn kết
nhiều với kiến thức về LTTT, làm cho người học chưa thấy được ý nghĩa thực tiễn của việc
học XSTK dẫn đến lơ là trong quá trình học.
1.4.2. Nội dung, chương trình giảng dạy XSTK tại HVKHQS

1.4.2.1. Mục tiêu môn học XSTK tại HVKHQS
Mục tiêu của học phần XSTK tại HVKHQS:
- Về kiến thức: Trang bị cho HV các kiến thức cơ bản về xác suất và thống kê.
- Về kỹ năng: HV thành thạo trong việc giải các bài toán XSTK, có khả năng kết nối
XSTK với môn học CN của HV, biết vận dụng kiến thức XSTK hỗ trợ học tập các môn học CN,
biết cách giải một số bài toán liên quan đến thực tế công việc sau đào tạo và có thể sử dụng được
một phần mềm thống kê để trợ giúp cho công việc.
- Các mục tiêu khác:
1.4.2.2. Nghiên cứu nội dung, chương trình giảng dạy XSTK hỗ trợ đào tạo NN cho
HV CN TSKT
a) Thực trạng nội dung, chương trình giảng dạy XSTK cho HV CN TSKT
Qua nghiên cứu thực trạng quá trình dạy học XSTK tại HVKHQS, nội dung chương
trình môn học XSTK cung cấp cho HV hiện tại bao gồm:
Chương 1: Biến cố và Xác suất của biến cố (nội dung gồm có: Phép thử, Biến cố và mối
quan hệ giữa các biến cố, Xác suất của biến cố, Xác suất có điều kiện và các định lý về xác
suất, Công thức Bernoulli, công thức xác suất đầy đủ và công thức Bayes).
Chương 2: Đại lượng ngẫu nhiên và quy luật phân phối xác suất (nội dung gồm có: Khái
niệm đại lượng ngẫu nhiên, các tính chất của đại lượng ngẫu nhiên, Quy luật phân phối xác suất
của đại lượng ngẫu nhiên, Các tham số đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên).
Chương 3: Một số quy luật phân phối xác suất thường gặp (nội dung gồm có: Quy luật
phân phối nhị thức, Quy luật phân phối đều, Quy luật phân phối Poisson, Quy luật phân phối


10
chuẩn, Quy luật phân phối student, Quy luật phân phối khi bình phương  ( n ))
2

Chương 4: Lý thuyết mẫu (nội dung gồm có: Khái niệm về đám đông và mẫu, Các
phương pháp mô tả mẫu, Các đặc trưng mẫu quan trọng, Quy luật phân phối xác suất của một
số thống kê quan trọng).

Chương 5: Ước lượng các tham số của đại lượng ngẫu nhiên (nội dung gồm có: Ước
lượng điểm, Ước lượng bằng khoảng tin cậy).
Chương 6: Kiểm định giả thiết thống kê (nội dung gồm có: Giả thuyết thống kê và quy tắc kiểm
định, Kiểm định giả thuyết về các tham số của đại lượng ngẫu nhiên).
Thông qua việc nghiên cứu thực tiễn quá trình giảng dạy XSTK cho HV CN TSKT
hiện nay, chúng tôi nhận thấy, nội dung chương trình môn học XSTK như trên về cơ bản đã
đảm bảo kiến thức cung cấp cho HV. Tuy nhiên, những kiến thức cung cấp cho HV chủ yếu
là kiến thức hàn lâm thuần túy về XSTK, thiếu sự gắn kết XSTK với các kiến thức CN học
của HV, nhiều tình huống và các vấn đề thực tiễn trong CN học chưa được đề cập đến. Để
đáp ứng mục tiêu của môn học cũng như mục tiêu hỗ trợ đào tạo NN, rèn luyện các KNNN
cho HV CN TSKT tại HVKHQS thì cần phải có sự cải tiến về nội dung và phương pháp
giảng dạy cho phù hợp với đối tượng đào tạo, cần có sự gắn kết XSTK với các kiến thức CN
học của HV để việc học tập các môn học CN được tốt hơn.
b) Đề xuất nội dung chương trình giảng dạy XSTK nhằm rèn luyện KNNN cho HV CN
TSKT
- Về nội dung chương trình giảng dạy:
+ Phần lý thuyết: Vẫn theo cấu trúc 6 chương như hiện tại, tuy nhiên cần điều chỉnh
nội dung, chương trình giảng dạy XSTK theo hướng TH với LTTT nhằm rèn luyện KNNN
cho HV CN TSKT. Có thể thực hiện bằng cách: Đối chiếu giữa XSTK và LTTT để tìm kiếm
những kiến thức có liên quan với nhau, sau đó tìm cách lồng ghép (dùng LTTT làm tình
huống dẫn đến nhu cầu sử dụng kiến thức của XSTK; hoặc là sau khi học kiến thức XSTK,
tìm cách ứng dụng vào LTTT) vào từng nội dung bài dạy XSTK một vài kiến thức đơn giản
về LTTT. Lược bỏ bớt những chứng minh không cần thiết; chọn lọc và sắp xếp lại một số nội
dung kiến thức để thực hiện dạy học theo chủ đề. Bổ xung một số kiến thức đơn giản về
LTTT có ứng dụng trực tiếp XSTK . Trong bài giảng cần bổ sung tiết thảo luận về mối liên
hệ, vai trò cầu nối và các vấn đề thực tiễn của LTTT có ứng dụng XSTK.
+ Phần thực hành: Ví dụ và bài tập XSTK phải được gắn với LTTT và thực tiễn CN
đào tạo của HV, ngoài các ví dụ và bài tập mang tính hàn lâm môn XSTK, trong mỗi phần
cần thiết phải thiết kế các ví dụ và bài tập liên quan trực tiếp với CN học của HV. Tăng
cường thiết kế các bài tập lớn và chủ đề thảo luận và tăng thời gian luyện tập thực hành

ngoài giờ lên lớp hơn nữa, chẳng hạn như những ví dụ và bài tập tình huống có liên quan
đến vấn đề phân tích và nghiên cứu về tần số của các ngôn ngữ, mã hóa thông tin, thêm
các bài tập lớn về thực hành khám phá mật mã với những bản mã đơn giản… nhằm rèn
luyện KNNN cho HV


11

1.4.3. Vai trò của XSTK trong LTTT và trong việc rèn luyện KNNN cho người
lính TSKT
XSTK là môn học có vai trò quan trọng trong chương trình đào tạo tại HVKHQS,
XSTK là công cụ và là cơ sở đề học các môn học CN nhằm rèn luyện KNNN cho người lính
TSKT. Trong các môn học liên quan đến LTTT, XSTK là công cụ toán học chủ yếu nghiên
cứu các hệ thống truyền tin, thám mã…
Qua nghiên cứu về mô hình LTTT, mục tiêu đào tạo của HVKHQS và đặc điểm NN của
HV, chúng tôi thấy rằng, XSTK có những vai trò cụ thể như sau:
Sử dụng XSTK để tính tần suất xuất hiện các chữ cái trong mỗi ngôn ngữ.
Ứng dụng XSTK vào lập mã nén dữ liệu (mã nguồn thống kê tối ưu của Shannon,
Fano và Huffman) và khảo sát sự phân bố của các ký tự trong một bản.
Tính chỉ số trùng hợp của xâu văn bản, sử dụng XSTK để tính độ bất định của thông tin.
Khảo sát,đánh giá chất lượng của một hệ thống mã hóa.
Ứng dụng XSTK để thám mã và giải mã.
1.5. Vấn đề DHTH trong đào tạo NN cho HV CN TSKT
1.5.1. Tích hợp
Trong phạm vi của luận án này, qua việc nghiên cứu về mối liên hệ giữa XSTK và LTTT,
chúng tôi chỉ nghiên cứu, xem xét khái niệm TH trong sự kết hợp qua lại các nội dung kiến thức,
KN giữa XSTK và LTTT nhằm rèn luyện KNNN cho HV CN TSKT.
1.5.2. Dạy học tích hợp
1.5.2.1. Quan niệm chung về DHTH
Từ những quan niệm về DHTH, ta có thể hiểu: DHTH là định hướng về nội dung và

PPDH, trong đó giảng viên tổ chức, hướng dẫn để người học biết huy động tổng hợp kiến
thức, KN thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó
hình thành những kiến thức, KN mới, phát triển được những NL cần thiết, nhất là NL GQVĐ
trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống, đáp ứng chuẩn đầu ra.
1.5.2.2. Ba cách tiếp cận tích hợp trong dạy học
Tích hợp đa môn, tích hợp liên môn, tích hợp xuyên môn
Trong luận án này, quá trình dạy học được tiếp cận theo hướng TH liên môn giữa
XSTK với LTTT. Cụ thể là:
- Rà soát nội dung, chương trình giảng dạy XSTK và LTTT tìm ra những kiến thức
chung, kiến thức tương đồng để xây dựng thành các chủ đề dạy học TH liên môn.
- Môn học XSTK và các môn học về LTTT được liên hợp với nhau và giữa chúng có
các chủ đề, các ví dụ và bài tập vận dụng kiến thức chung giữa XSTK và LTTT.
- GV tổ chức chương trình học tập xoay quanh các chủ đề, các ví dụ, các bài toán thực
tiễn, các dự án học tập và những vấn đề chung giữa XSTK và LTTT nhưng các khái niệm hoặc
các KN liên môn được nhấn mạnh giữa các môn chứ không phải trong từng môn riêng biệt.
- Phối hợp kiến thức giữa XSTK và LTTT để giải quyết bài toán thực tế NN thông qua
dự án học tập.


12
1.5.3. Căn cứ lựa chọn dạy học XSTK theo hướng tích hợp với LTTT cho HV CN TSKT
Căn cứ vào đặc điểm NN và KNNN của người lính TSKT
Căn cứ vào bản chất và ưu điểm của dạy học tích hợp
Căn cứ vào mối quan hệ kiến thức liên môn XSTK – LTTT
Qua nghiên cứu nội dung, chương trình giảng dạy XSTK và LTTT tại HVKHQS, cùng với
các KNNN cần rèn luyện thông qua dạy học XSTK TH với LTTT, chúng tôi nhận thấy giữa chúng
có những mối liên hệ kiến thức chung, kiến thức tương đồng và những vấn đề TH kiến thức liên môn
XSTK – LTTT như sau:

Bảng 1.10: Mối quan hệ kiến thức liên môn XSTK – LTTT

và những vấn đề TH trong giảng dạy XSTK TH với LTTT.
Kiến thức XSTK
Kiến thức LTTT
Vấn đề TH
Rèn luyện KNNN
Độ bất định (entropy) - TH thông qua các chủ - KN làm việc độc lập.
của thông tin, chỉ số
đề, ví dụ như: Thám mã - KN hợp tác (làm việc
Biến cố, xác suất của trùng lặp của xâu văn các hệ mã thay thế. Xác nhóm).
biến cố, các quy tắc bản, nén dữ liệu, xác
định code mã truyền
- KN GQVĐ.
tính xác suất.
suất xuất hiện các bit tin.
- KN ngôn ngữ, ngoại
trong từ mã, mã hóa
- TH thông qua các dự ngữ.
dữ liệu,..
án, ví dụ như: Thám mã - KN về mã hóa thông
mật mã Uni. Quy luật
tin.
Phân phối xác suất
- KN khám phá, giải
của khóa mã, Xác suất hành văn của các văn
Công thức tính xác
mã các bức điện mã
thu nhận đúng tin khi bản đặc thù.
suất ( Bernoulli, toàn
hóa.
có nhiễu, độ mật hoàn - TH thông qua các ví

phần, Bayes)
dụ, các bài toán thực
- KN tìm kiếm, thu tin.
thiện.
tiễn, ví dụ như: Nén dữ - KN đánh giá và ra
liệu bằng phương pháp quyết định.
Quy luật phân phối
mã hóa thống kê tối ưu - KN sử dụng các phần
xác suất của các đại Bài toán tối ưu trong
(Shannon, Fano,
mềm ứng dụng liên
lượng ngẫu nhiên,
lắp đặt hệ thống thu,
Huffman). Tìm phân
quan đến CN.
kỳ vọng, phương
phát tin.
phối xác suất của khóa - KN tổ chức, chỉ huy,
sai,..
mã. Tính xác suất thu
điều hành các hoạt
Tần số xuất hiện các
nhận đúng tin khi có
động của đội, trạm
Thống kê, thống kê chữ cái trong ngôn
nhiễu. Khảo sát,đánh
TSKT
tần số, tần xuất
ngữ. Thám mã, giải
giá chất lượng của một


hệ thống mã hóa……
Lý thuyết mẫu, ước Đánh giá, ước lượng
lượng tham số, kiểm
định giả thiết

và kiểm định thông tin
thu được.


13

1.5.4. Quan niệm và cách thức dạy học XSTK theo hướng TH với LTTT cho HV CN TSKT
Trong phạm vi luận án này, chúng tôi quan niệm rằng: DH XSTK cho HV CN TSKT theo
hướng TH với LTTT là quá trình dạy học, trong đó GV tổ chức, HV hoạt động nhằm huy động
kiến thức và KN của XSTK có sự kết hợp, lồng ghép với kiến thức LTTT để giải quyết một số
vấn đề trong thực tiễn hoạt động NN nhằm rèn luyện các KNNN cho người lính TSKT.
Ví dụ: GV tổ chức cho HV huy động, tổng hợp kiến thức, KN giữa XSTK và LTTT
để thám mã bản mã:
From SOKOMAND to OPETER uni
0300 13/04/1951
0305 13/04/1951
48
3501 3491
79 3492 06 3493 72 3471 7003 3472 49 3472
70 3472 4234 3542 73092 3470 3481 3473 7 077 3472 49
3472 70
3474 7 097 3472 49 3470.
Từ vai trò hỗ trợ của XSTK đối với LTTT và thực tiến NN của người lính TSKT, từ
mối quan hệ kiến thức chung, kiến thức tương đồng giữa liên môn XSTK – LTTT. Trong luận

án này, chúng tôi lựa chọn dạy học XSTK kết hợp với LTTT theo hướng rèn luyện KNNN
cho HV CN TSKT. Cụ thể như sau:
- Thiết kế một số dạng bài học XSTK có lồng ghép với tình huống thực tiễn NN có
liên quan đến LTTT ở mức độ nhất định nhằm rèn luyện KNNN cho HV: Bài hình thành kiến
thức mới, bài luyện tập, bài ôn tập....
- Thể hiện việc tích hợp trong một số khâu hoặc một phần của bài học, dưới dạng:
+ Lý thuyết TH: Phần kiến thức nào của XSTK có liên hệ với LTTT thì nêu ra lý
thuyết và lấy ví dụ minh họa.
+ Liên hệ thực tiễn: Giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ có nội dung thực tiễn, liên quan
đến kiến thức XSTK và LTTT.
- Tích hợp thể hiện qua một số chủ đề:
- DHTH thông qua việc tăng cường tổ chức cho HV luyện tập, thực hành tại các đơn vị
gắn với CN đào tạo.
1.5.5. Quy trình thiết kế và tổ chức dạy học TH XSTK với LTTT theo chủ đề
Bước 1: Lựa chọn chủ đề:
Bước 2: Xác định mục tiêu dạy học của chủ đề
Bước 3: Nội dung chính của chủ đề và chuẩn bị những vấn đề cần thiết
Bước 4: Thiết kế các hoạt động học tập và lập kế hoạch dạy học chủ đề.
Bước 5: Xác định các công cụ đánh giá
1.5.6. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của quá trình dạy học tích hợp liên môn
Xác suất và thống kê với Lý thuyết thông tin
- Mục đích kiểm tra, đánh giá: Giúp HV nhận biết được những mặt mạnh, cải thiện
được những mặt hạn chế, nhận ra sự tiến bộ trong học tập. ….
- Quan điểm đánh giá: Đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ. Trong đó tập trung đo lường,
đánh giá các KNNN của HV.


14
- Về nội dung đánh giá: Thể hiện TH kiến thức XSTK với LTTT.
- Về hình thức kiểm tra đánh gi: Bài viết, vấn đáp, qua quan sát, nhận xét, kiểm tra, dự

án, đề tài nghiên cứu khoa học, ….
- Tiêu chí đánh giá dựa vào:
+ Tinh thần, thái độ học tập, khả năng tiếp thu bài.
+ Khả năng vận dụng kiến thức XSTK vào trong các môn học về LTTT và trong thực
tế công việc sau đào tạo.
+ Kết quả học tập XSTK và môn học về LTTT có liên hệ nhiều với XSTK của HV.
+ Mức độ phát triển KNNN của HV .
+ Kết quả hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học.
- Công cụ đánh giá:
+ Phiếu đánh giá qua quan sát: Đánh giá từng HV hoặc cả nhóm. Phiếu đánh giá cần được
thiết kế chi tiết, cụ thể cho từng giai đoạn, từng bước của chủ đề hay vấn đề dạy TH.
+ Phiếu thăm dò ý kiến GV, HV.
+ Bài kiểm tra viết hoặc vấn đáp (đo theo thang điểm 10).
1.5.7. Đề xuất các KNNN cần rèn luyện cho HV CN TSKT thông qua dạy học
XSTK theo hướng TH với LTTT
Những căn cứ đề xuất:
a) Căn cứ 1: Từ yêu cầu của chuẩn đầu ra ngành TSKT tại HVKHQS, chúng tôi đã
xác định những KNNN cốt lõi của người lính TSKT (mục 1.2.5), trong đó có những KN
liên quan trực tiếp đến XSTK hỗ trợ đào tạo NN cho người lính TSKT, cụ thể là trong hai
hoạt động chủ yếu:
Hoạt động 1: Thám mã và giải mã
Hoạt động 2: Truyền thông tin
b) Căn cứ 2: Dựa trên các yếu tố cần thiết để phát huy hiệu quả của quá trình DHTH
XSTK với LTTT (mục 1.5.7) sao cho phù hợp với mục tiêu và nội dung của môn XSTK, của
GV và HV ở Học viện KHQS.
c) Căn cứ 3: Những ý kiến của các chuyên gia, GVCN trong ngành TSKT đánh giá về
cơ hội được rèn luyện các KNNN (phụ lục 2) thông qua dạy học XSTK TH với LTTT cho
HV CNTSKT.
Từ những căn cứ nói trên, chúng tôi đề xuất hệ thống 9 KNNN cần thiết và có thể rèn
luyện cho HV CN TSKT thông qua dạy học XSTK theo hướng TH với LTTT như sau:

Bảng 1.11. Các KNNN cần rèn luyện cho HV CN TSKT
thông qua dạy học XSTK theo hƣớng TH với LTTT
KÍ HIỆU

KN1
KN2
KN3

TÊN KỸNĂNG

Kỹ năng làm việc độc lập
Kỹ năng hợp tác (làm việc nhóm)
Kỹ năng giải quyết vấn đề


15
Kỹ năng ngôn ngữ, ngoại ngữ
Kỹ năng về mã hóa thông tin
Kỹ năng khám phá, giải mã các bức điện mã hóa
Kỹ năng tìm kiếm, thu tin
Kỹ năng phân tích dữ liệu, đánh giá và ra quyết định
Kỹ năng về công nghệ thông tin (đặc biệt là khả năng lập trình và sử
KN9
dụng các phần mềm ứng dụng liên quan đến CN)
1.6. Thực trạng dạy học XSTK ở HVKHQS theo hƣớng TH với LTTT
1.6.1. Mục đích, nội dung, đối tượng và phương pháp khảo sát
1.6.1.1. Mục đích khảo sát
1.6.1.2. Nội dung khảo sát
1.6.1.3. Đối tượng khảo sát
1.6.1.4. Phương pháp khảo sát

1.6.2. Kết quả khảo sát và phân tích
1.6.2.1. Thực trạng về việc dạy học XSTK theo hướng TH với LTTT của GV
1.6.2.2. Thực trạng vấn đề lĩnh hội kiến thức XSTK và nhận thức của HV về vai trò của
XSTK đối với các môn học về LTTT và thực tiễn công việc
1.6.2.3. Đánh giá của GV CN về mức độ và hiệu quả sử dụng XSTK trong học tập các
môn học về LTTT của HV
1.6.2.4. Thực trạng việc rèn luyện các KNNN của HV thông qua dạy học XSTK
Nhận xét chung: Hiện nay chương trình và nội dung giảng dạy XSTK chưa đáp ứng đủ
các nhu cầu đó của HV, LTTT chưa được TH ở mức độ cần thiết trong quá trình giảng dạy
XSTK để HV thấy được ý nghĩa cốt lõi của môn học và tạo điều kiện thuận lợi cho HV học tập
các môn học về LTTT.
Từ thực trạng nhận thức của GV, của HV về vấn đề dạy và học XSTK theo hướng TH với
LTTT và đánh giá của các GV giảng dạy các môn CN về việc vận dụng kiến thức XSTK của HV,
chúng tôi nhận thấy một số vấn đề bất cập cần phải giải quyết như: Các GV toán cần phải được
trang bị kiến thức về DHTH và kiến thức về LTTT, tài liệu giảng dạy XSTK cần phải được
cải tiến cho phù hợp với mục tiêu đào tạo của Học viện, cần tăng cường các phần nội dung có
liên hệ với LTTT để HV thấy được ý nghĩa thực tiễn của môn học và rèn luyện KNNN cho
HV, quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập cần tăng cường các câu hỏi và bài tập có liên
hệ với thực tiễn trong CN học.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn dạy học XSTK theo hướng
TH với LTTT cho HV CN TSKT tại HVKHQS. Ngoài việc phân tích, tổng hợp các kết quả đã có
liên quan đến luận án, tác giả đóng góp các kết quả mới sau:
- Đề xuất mô hình LTTT dựa trên nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo và đặc điểm NN của HV
CN TSKT tại HVKHQS.
- Phân tích rõ vai trò của XSTK trong LTTT, mối liên hệ giữa XSTK và LTTT.
KN4
KN5
KN6
KN7

KN8


16
- Đề xuất những nội dung (vấn đề) TH trong giảng dạy XSTK góp phần rèn luyện
KNNN cho HV CN TSKT.
- Đưa ra quan điểm về DHTH trong đào tạo NN cho HV CN TSKT, phân tích rõ
những ưu điểm của việc DHTH XSTK với LTTT cho HV CN TSKT tại HVKHQS.
- Đưa ra cách thức DHTH XSTK với LTTT cho học viên CN TSKT.
- Mô hình DHTH liên môn giữa XSTK với LTTT cho sinh viên CN TSKT.
- Đề xuất khái niệm về NL NN, KNNN của người lính TSKT. Căn cứ đặc điểm NN, tác giả
nếu ra 9 KNNN cốt lõi của người lính TSKT cần được rèn luyện thông qua giảng dạy XSTK theo
hướng TH với LTTT.
Tác giả cũng đã khảo sát và phân tích thực trạng dạy học XSTK cho HV CN TSKT theo
hướng TH với LTTT tại HVKHQS, để từ đó tìm ra những hạn chế, những bất cập, những vấn
đề tồn tại trong quá trình giảng dạy XSTK trong quá khứ cũng như hiện tại cần phải giải quyết
và điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.
Những kết quả nghiên cứu trên đây là cơ sở lý luận và thực tiễn để chúng tôi đề xuất
một số biện pháp dạy học XSTK theo hướng TH với LTTT cho HV CN TSKT tại HVKHQS
trong chương 2.
Chƣơng 2
BIỆN PHÁP DẠY HỌC XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ CHO HỌC VIÊN
CHUYÊN NGÀNH TRINH SÁT KỸ THUẬT TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ
THEO HƢỚNG TÍCH HỢP VỚI LÝ THUYẾT THÔNG TIN
2.1. Định hƣớng xây dựng các biện pháp
Các biện pháp cần bám sát mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo XSTK và
phải phù hợp với HV CN TSKT.
Các biện pháp phải phù hợp với xu thế đổi mới phương pháp giáo dục đại học
hiện nay, nhằm góp phần cải tiến nội dung chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp
giảng dạy theo hướng TH giữa kiến thức XSTK với kiến thức CN, giúp người học có

cơ hội rèn luyện KNNN.
Các biện pháp góp phần giúp HV tăng khả năng thích ứng với thực tế và giải quyết
được một số vấn đề nảy sinh trong thực tiễn công việc tại đơn vị.
Các biện pháp cần thúc đẩy tính tích cực trong hoạt động học tập của HV và phải
có tính khả thi trong điều kiện của HVKHQS.
2.2. Một số biện pháp dạy học XSTK cho HV CN TSKT tại HVKHQS theo
hƣớng tích hợp với LTTT

2.2.1. Biện pháp 1: Trang bị cho HV vốn tri thức cơ bản về XSTK theo hướng
gắn với LTTT
2.2.1.1. Cơ sở khoa học của biện pháp
Căn cứ vào vai trò của lý thuyết XSTK trong LTTT và thực tiễn NN của HV.


17
Căn cứ vào kết quả khảo sát về thực trạng dạy và học của HV CN TSKT theo hướng
TH với LTTT ( mục 1.6).
Căn cứ mô hình thông tin liên lạc trong TSKT (mục 1.3.2): XSTK là công cụ hỗ trợ đắc
lực cho người lính TSKT trong việc mã hóa thông tin truyền đi và khám phá mật mã.
Căn cứ vào mối quan hệ kiến thức liên môn XSTK – LTTT (mục 1.5.3.2).
Căn cứ vào định hướng xây dựng các biện pháp (mục 2.1).
2.2.1.2. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Biện pháp góp phần rèn luyện các KNNN: KN4, KN5, KN6, KN7, KN8, KN9.
2.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp:
a) Kỹ thuật 1: Trang bị cho HV vốn tri thức cơ bản về XSTK theo hướng gắn với LTTT
thông qua hệ thống lý thuyết và các bài tập tình huống, đáp ứng mục tiêu môn học XSTK tại
HVKHQS.
Dạy học phần XSTK, trên cơ sở đảm bảo các nội dung kiến thức và thời gian quy định,
GV cần phải chọn lọc và tìm hiểu xem thực tế NN hoặc các môn về LTTT thường xuyên sử
dụng những nội dung nào mà XSTK có, từ đó lựa chọn các ví dụ hướng tới bản chất và ứng

dụng của XSTK đối với LTTT. Để thực hiện điều đó, các GV cần đối chiếu nội dung, chương
trình giảng dạy giữa XSTK và LTTT để tìm kiếm những kiến thức có liên quan với nhau và
tìm cách lồng ghép (dùng LTTT làm tình huống dẫn đến nhu cầu sử dụng kiến thức XSTK;
hoặc là sau khi học kiến thức XSTK thì tìm cách liên hệ và ứng dụng vào LTTT) vào từng nội
dung bài dạy XSTK những kiến thức đơn giản về LTTT.
Tuy nhiên, trong mỗi bài dạy cần lược bỏ bớt những chứng minh không cần thiết, một
số mục có thể để HV tự đọc; xây dựng một số ví dụ, bài tập tình huống về XSTK thể hiện
hướng tích hợp với LTTT; chọn lọc và sắp xếp lại một số nội dung kiến thức để thực hiện dạy
học theo chủ đề; bổ sung một số kiến thức đơn giản về LTTT có ứng dụng trực tiếp
XSTK...Chẳng hạn:
- Khi nhắc lại kiến thức về đại số tổ hợp, ngoài việc nhắc lại khái niệm về quy tắc
cộng, quy tắc nhân, hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp, đưa ra các ví dụ điển hình về đại số tổ hợp thì
GV nên bổ sung ví dụ mà nội dung có liên quan đến LTTT, như:
Ví dụ. Từ hai bit 0 và 1, có thể lập được bao nhiêu từ mã 7 bit thỏa mãn:
a) Có đúng ba bit 1.
b) Có ít nhất năm bit 0.
Qua ví dụ trên, HV được củng cố kiến thức về tổ hợp, đồng thời HV có sự hiểu biết
thêm về khái niệm bit, từ mã (trước khi đưa ra ví dụ, GV giải thích cho HV khái niệm về bit
và từ mã).
- Khi dạy về phần công thức xác suất đầy đủ và công thức Bayes, để gắn kết XSTK với
LTTT ta bổ sung ví dụ minh họa sau:
Ví dụ. Một trạm chỉ phát hai tín hiệu A và B với xác suất tương ứng là 0,85 và 0,15.
Do có nhiễu trên đường truyền nên 1/7 tín hiệu A bị méo và thu được như tín hiệu B, còn 1/8
tín hiệu B bị méo và thu được như tín hiệu A.


18
Qua ví dụ trên, HV được củng cố kiến thức về công thức xác suất đầy đủ và công thức
Bayes, đồng thời HV có chút hiểu biết về quá trình truyền tin, tính xác suất thu được tin khi có
nhiễu. Bước đầu HV được rèn luyện các KNNN, như KN1, KN7.

…..
b) Kỹ thuật 2: Trang bị cho HV vốn kiến thức cần thiết về LTTT đáp ứng mục tiêu
DHTH liên môn với XSTK
Do học phần XSTK thường được dạy trước hoặc đan xen với các học phần kiến thức
về LTTT, vì vậy để đáp ứng mục tiêu dạy học XSTK theo hướng TH với LTTT thì cần phải
trang bị cho HV những kiến thức cần thiết về LTTT mà có ứng dụng của XSTK để HV hiểu
và vận dụng kiến thức XSTK vào thực tế CN đào tạo.
Chẳng hạn cung cấp kiến thức về: Khái niệm một hệ mật, mã thay thế đơn, tính độ bất
định của thông tin (Entropy), ứng dụng entropy để khảo sát độ mật của một bản mã, lý thuyết
mã hóa nguồn Shannon, Fano và Huffman để nén dữ liệu truyền đi, quy trình giải một bản mã
dựa vào XSTK,….
Ví dụ. Lập mã tối ưu mã hóa nguồn S = {a1, a2, a3, a4, a5, a6} với các xác suất lần
lượt là {0,3; 0,25; 0,2; 0,12; 0,08; 0,05}.
2.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức dạy học XSTK trên cơ sở TH với LTTT theo định
hướng rèn luyện KNNN cho HV CN TSKT
2.2.2.1. Cơ sở khoa học của biện pháp
- Căn cứ vào thực tiễn dạy học môn học và yêu cầu đào tạo NN trong trường học.
- Căn cứ yêu cầu về đổi mới PPDH tại HVKHQS là chuyển từ định hướng nội dung
sang định hướng rèn luyện KNNN.
- Căn cứ vào mối liên hệ giữa XSTK và LTTT (mục 1.5.3.2), vai trò của lý thuyết
XSTK trong LTTT và đặc điểm NN của người lính TSKT.
- Căn cứ mô hình thông tin liên lạc trong TSKT (mục 1.3.2): XSTK là công cụ hỗ trợ đắc lực
cho người lính TSKT trong việc mã hóa thông tin truyền đi và khám phá mật mã.
- Căn cứ vào định hướng xây dựng các biện pháp (mục 2.1).
- Căn cứ vào kết quả khảo sát về thực trạng dạy và học của HV CN TSKT theo hướng
TH với LTTT ( mục 1.6).
2.2.2.2. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp.
Biện pháp góp phần rèn luyện các KNNN: KN1, KN2, KN3, KN4, KN5, KN6, KN7, KN9.
2.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp
a) Kỹ thuật 1: Áp dụng hình thức TH liên môn XSTK với một bộ phận của LTTT thông

qua các ví dụ minh họa
Trong kỹ thuật này, trong quá trình giảng dạy, lấy LTTT để làm ví dụ minh họa trong dạy
học XSTK và lấy XSTK để tìm kiếm dạy những ứng dụng trong LTTT.
Mục đích xây dựng các ví dụ và bài tập TH liên XSTK với LTTT giúp HV tập làm quen
với NN tương lai và thấy được XSTK đóng vai trò là môn học cơ sở cung cấp kiến thức nền tảng
cho các môn học CN, đảm bảo tính liên môn của các môn học. Chẳn hạn, việc tính tần số các chữ


19
cái trong ngôn ngữ, tính chỉ số trùng lặp của các cụm từ,... có ứng dụng nhiều trong khám phá
mật mã; phân phối Nhị thức, công thức Bernoulli ứng dụng nhiều trong lĩnh vực truyền tin; công
thức Bayes ứng dụng tìm phân phối của khóa mã; công thức xác suất cổ điển và kỳ vọng của đại
lượng ngẫu nhiên ứng dụng trong việc khảo sát độ bất định của thông tin hay độ mật của một bức
điện mã hóa
b) Kỹ thuật 2: Giao bài tập lớn cho HV thực hành thể hiện tính TH liên môn trong quá
trình dạy học.
c) Kỹ thuật 3: Xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn XSTK và LTTT
Ví dụ. Chủ đề “THÁM MÃ HỆ MÃ THAY THẾ ĐƠN”
d) Kỹ thuật 4: Xây dựng và tổ chức DHTH liên môn XSTK với LTTT theo các chủ đề
với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.
Trong kỹ thuật này, chúng tôi thiết kế chủ đề TH liên kết kiến thức XSTK và LTTT
với sự hỗ trợ của phầm mềm Mathlab để GQVĐ trong công việc thực tiễn của người lính
TSKT. Cụ thể GQVĐ “xác định chiều dài code của mã truyền tin”
2.2.3. Biện pháp 3 (TH qua thực hành): Tổ chức cho HV các hoạt động luyện tập, thực
hành tại các đơn vị quân đội gắn với CN đào tạo thông qua dự án học tập môn XSTK
2.2.3.1. Cơ sở khoa học của biện pháp
Theo lí luận dạy học trong các nhà trường Quân đội, PPDH đại học quân sự gắn liền với
ngành nghề đào tạo của trường đại học, học viện quân sự; Gắn liền với thực tiễn xây dựng và
chiến đấu của quân đội,…
2.2.3.2. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Biện pháp góp phần rèn luyện các KNNN như KN1, KN2, KN3, KN4, KN6, KN7.
2.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp
a) Kỹ thuật 1: Yêu cầu HV tìm hiểu về ngành TSKT và những ứng dụng của XSTK
trong CN học thông qua việc tổ chức cho HV gặp gỡ GV CN và hướng dẫn HV đọc một số tài
liệu CN có liên quan đến XSTK.
b) Kỹ thuật 2: Cho HV luyện tập, thực hành nghề tại các đơn vị quân đội gắn với CN
đào tạo thông qua dự án học tập môn XSTK.
Ví dụ. Trong luận án này tôi lựa chọn dạy bài “Tần số, tần suất của biến ngẫu nhiên”, cụ
thể: Tổ chức dạy học theo dự án với chủ đề “Quy luật hành văn của một số văn bản đặc thù”.
2.2.4. Biện pháp 4: Điều chỉnh nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập theo hướng rèn luyện KNNN cho HV CN TSKT
2.2.4.1. Cơ sở khoa học của biện pháp
2.2.4.2. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Biện pháp hướng tới mục đích đo lường sự thay đổi về KNNN của HV.
2.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp
a)Về nội dung đánh giá (kết cấu câu hỏi và bài tập): Chúng tôi định hướng xây dựng
hệ thống câu hỏi và bài tập để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trên nhiều mặt, đòi hỏi HV
đáp ứng những yêu cầu sau đây:


20
- Yêu cầu HV nắm vững kiến thức đã học và có kỹ năng vận dụng giải bài tập điển
hình trong nội bộ môn XSTK.
- Yêu cầu HV hiểu và biết cách vận dụng giải các bài toán XSTK có liên quan đến các
môn học về LTTT và thực tiễn NN sau đào tạo.
- Bước đầu vận dụng trong những bài toán thực tế đời sống và thực tế NN ở mức độ
tương đối đơn giản.
- Nội dung bài tiểu luận, dự án học tập hay chủ đề học tập có sự gắn kết kiến thức
XSTK với LTTT và thực tiễn NN để rèn luyện KNNN cho HV.
b) Về hình thức kiểm tra, đánh giá:

- Kiểm tra, đánh giá thường xuyên. Kiểm tra, đánh giá định kỳ. Kiểm tra, đánh giá cuối
kỳ (thi kết thúc học phần). Thảo luận, tiểu luận,…
2.2.5. Biện pháp 5: Đổi mới sinh hoạt chuyên môn để bồi dưỡng cho GV Toán
những hiểu biết và KN cần thiết để dạy học XSTK gắn với LTTT
2.2.5.1. Cơ sở khoa học của biện pháp
2.2.5.2. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Biện pháp giúp các GV dạy XSTK nâng cao trình độ chuyên môn, phát huy hiệu quả
của DHTH, hoàn thiện hơn kỹ năng sư phạm. Các GV biết khai thác triệt để kiến thức XSTK
ứng dụng trong CN đào tạo, đặc biệt là trong các môn học về LTTT và mang những kiến thức
liên ngành đó trang bị cho HV tại HVKHQS một cách đầy đủ và chính xác hơn.
2.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp
a) Seminar trong bộ môn toán:
b) Tổ chức seminar liên môn giữa bộ môn toán với bộ môn giảng dạy về LTTT.
c) GV dạy toán tự nghiên cứu tài liệu về LTTT giảng dạy trong CN đào tạo của HV và
học hỏi, tham khảo ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực LTTT.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn được trình bày ở chương 1, trong
chương 2, luận án đã định hướng và đề xuất xây dựng 5 biện pháp dạy học XSTK cho HV
CN TSKT tại HVKHQS theo hướng TH với LTTT, bao gồm:
Biện pháp 1: Trang bị cho HV vốn tri thức cơ bản về XSTK theo hướng gắn với LTTT.
Biện pháp 2: Tổ chức dạy học XSTK trên cơ sở TH với LTTT theo định hướng rèn
luyện KNNN cho HV CN TSKT.
Biện pháp 3: Tổ chức cho HV các hoạt động luyện tập, thực hành tại các đơn vị quân đội
gắn với CN đào tạo thông qua dự án học tập môn XSTK.
Biện pháp 4: Điều chỉnh nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo
hướng rèn luyện KNNN cho HV CN TSKT.
Biện pháp 5: Đổi mới sinh hoạt chuyên môn để bồi dưỡng cho GV Toán những hiểu
biết và KN cần thiết để dạy học XSTK gắn với LTTT.



21
Cấu trúc trong mỗi biện pháp gồm: Cơ sở khoa học của biện pháp, mục đích, ý nghĩa
của biện pháp, cách thức thực hiện biện pháp và các ví dụ minh họa. Những ví dụ đưa ra
trong luận án đều có liên quan đến LTTT và thực tiễn NN sau đào tạo của HV CN TSKT, từ
đó giúp HV thấy được tính chất công việc và đồng thời hình thành những NL cần thiết trong
công tác sau này. Các biện pháp nêu trên góp phần rèn luyện các KNNN cho HV cũng như
khả năng vận dụng XSTK trong các tình huống mới lạ mà người học gặp phải trong cuộc
sống.
Từ những BPSP trình bày ở trên, các GV có thể vận dụng trong dạy học XSTK cho HV
CN TSKT tại HVKHQS. Ngoài ra, các GV có thể tiếp tục khai thác các ví dụ tương tự đưa vào
giảng dạy cho phù hợp với đối tượng đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, tạo điều kiện cho
HV được rèn luyện các KNNN. Điều này khẳng định tính khả thi của các biện pháp đã đưa ra
và phù hợp với mục tiêu đào tạo tại HVKHQS.
Chƣơng 3
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức thực nghiệm
3.1.1. Mục đích thực nghiệm
- Kiểm nghiệm giả thuyết khoa học của luận án.
- Đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất trong luận án theo
tiêu chí:
3.1.2. Yêu cầu thực nghiệm
3.1.3. Nhiệm vụ thực nghiệm
3.1.4. Các nguyên tắc tổ chức thực nghiệm
3.2. Thời gian, địa điểm và đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm (TNSP)
Do đặc điểm tại HVKHQS, mỗi khóa học chỉ tuyển sinh một lớp HV CN TSKT hệ
chính quy và quân số chưa đủ nhiều để phân thành hai lớp thực nghiệm, vì vậy chúng tôi lựa
chọn dạy TNSP theo phương pháp nghiên cứu trường hợp.
TNSP vòng 1: Được tiến hành trong năm học 2017 - 2018 ,lớp 35TS, quân số 25 HV,
CN TSKT tại HVKHQS. Quá trình thực nghiệm được tiếp tục trong năm học 2018 – 2019
thông qua theo dõi một số trường hợp điển hình.

TNSP vòng 2: Được tiến hành trong năm học 2018 - 2019 , lớp 36TS, quân số 32 HV, CN
TSKT tại HVKHQS.
3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
3.3.1. Phương pháp điều tra
3.3.2. Phương pháp quan sát
3.3.3. Phương pháp thống kê Toán học
3.3.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
3.3.5. Xây dựng phương thức và tiêu chí đánh giá
3.3.5.1. Phương thức và tiêu chí đánh giá về mặt định tính


22
Xử lý các phiếu điều tra thu được từ GV, xử lý kết quả quan sát được từ thực tiễn
thông qua các hoạt động TNSP để đánh giá về khả năng tiếp thu kiến thức mới, khả năng vận
dụng XSTK vào trong các môn học CN và trong các tình huống thực tế; mức độ phát triển
KNNN của HV CN TSKT thông qua dạy học XSTK theo hướng TH với LTTT.
3.3.5.2. Phương thức và tiêu chí đánh giá về mặt định lượng.
Tiêu chí 1: Kết quả học tập XSTK của HV.
- Công cụ đo: Bài kiểm tra học trình, bài thi kết thúc môn. Nội dung kiểm tra được TH
kiến thức XSTK với LTTT. Cấu trúc đề thi như trong biện pháp 4.
- Thang đo: Theo thang điểm 10.
Tiêu chí 2: Mức độ phát triển KNNN của HV thông thực hiện dự án học tập.
Công cụ đo: Bảng chấm theo các tiêu chí về quá trình thực hiện dự án học tập thể hiện
mức độ phát triển KN nghề của HV. Trong TNSP vòng 1, chúng tôi cho HV thực hiện dự án
“Quy luật hành văn của một số văn bản đặc thù”. Ở TNSP lần 2, chúng tôi cho HV thực hiện dự
án “ khám phá mật mã Uni liên quân Mỹ - Hàn Quốc bằng thống kê toán”.
Thang đo: Để đánh giá sự tiến bộ và thành thạo các KNNN, chúng tôi sử dụng thang đo
theo 4 mức: tốt, khá, trung bình, yếu tương ứng với mỗi tiêu chí đánh giá mà chúng tôi đề xuất.
3.4. Nội dung thực nghiệm
3.4.1. Tài liệu thực nghiệm sư phạm

- Các kế hoạch dạy học, giáo án TH XSTK với LTTT .
- Các phiếu thăm dò ý kiến GV (GV Toán và GV CN), HV CN TSKT, phiếu đánh giá
kết quả thực hiện nhiệm vụ của HV.
3.4.2. Tập huấn cho GV Toán tại HVKHQS về dạy học XSTK theo hướng TH với
LTTT (thực nghiệm biện pháp 5)
3.4.3. Cách thức tiến hành thực nghiệm sư phạm
TNSP được tiến hành qua hai vòng độc lập như sau:
+ Vòng 1: Dạy thực nghiệm các biện pháp 1, 2, 3,4 thông qua hoạt động dạy và học
XSTK trên mẫu thực nghiệm là lớp 35TS của HVKHQS, HV năm thứ 2, quân số 25HV.
Thực nghiệm xong vòng 1, chúng tôi chọn 3 HV lớp 35TS để thực nghiệm chuyên sâu bằng
cách giao đề tài nghiên cứu: Đề tài “Ứng dụng Xác suất và thống kê thám một số hệ mã cổ
điển”.
+ Vòng 2: Dạy thực nghiệm các biện pháp 1, 2, 3, 4 thông qua hoạt động dạy và học
XSTK trên mẫu thực nghiệm là lớp 36TS của HVKHQS, HV năm thứ 2, quân số 32HV. TNSP
vòng 2 giúp kiểm nghiệm các nội dung đã được nêu ra trong mục đích TNSP.
3.5. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm
3.5.1. Phân tích kết quả định đính
Các biện pháp đã đề xuất là hợp lý, bám sát mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo
XSTK tại HVKHQS, phù hợp với HV CN TSKT. Các BPSP đã đề xuất có tính khả thi cao,
phù hợp với mục tiêu môn học XSTK và mục tiêu đào tạo HV CN TSKT tại HVKHQS. Quá


23
trình giảng dạy theo các biện pháp đề xuất đã góp phần trang bị đầy đủ các kiến thức, KN, Kỹ
xảo của XSTK và rèn luyện các KNNN cho HV được tốt hơn.
3.5.2. Phân tích kết quả định lượng
Qua số liệu thu được, có thể thấy rằng, các KNNN của HV đã được phát triển tăng lên
theo các mức độ. Trước TNSP, các tiêu chí đánh giá của HV chủ yếu ở mức yếu và trung
bình, nguyên nhân do các HV chưa được làm quen với thực tiễn NN. Tuy nhiên, thông qua
dạy học XSTK theo hướng TH với LTTT, đặc biệt là thông qua các dự án học tập, các HV

được rèn luyện các KNNN, được tiếp cận với các tình huống của công việc thực tế, do đó các
KNNN được nâng lên. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho HV học tập tốt các môn học CN
tiếp theo và nâng cao khả năng vận dụng kiến thức đã học vào công việc thực tế tại đơn vị.

3.5.3. Đánh giá sự tiến bộ về nhận thức, khả năng vận dụng kiến thức XSTK vào trong
CN học và mức độ thành thạo các KNNN của HV thông qua một số trường hợp điển hình.
Qua việc theo dõi sau đợt TNSP, cả 3 HV trong nghiên cứu trường hợp đều có sự tiến
bộ rõ rệt, KNNN của các HV này đều được phát triển lên các mức cao hơn. Đặc biệt là các
KN chuyên môn, từ khi các HV chưa biết gì về các KN má hóa, giải mã, thám mã, nhưng quá
quá trình TNSP đã giúp cho việc rèn luyện các KN ấy được tốt hơn, các HV hiểu về NN và đã
có thể thực hành một số công việc thực tế tại đơn vị.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Kết quả TNSP cho phép chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau:
- Các BPSP đã đề xuất trong luận án thực hiện được trong quá trình dạy học XSTK cho
HV CN TSKT tại HVKHQS và bước đầu có tính hiệu quả; đã góp phần giúp HV nắm vững
kiến thức, thành thạo các KN, Kỹ xảo của môn XSTK. Khả năng vận dụng kiến thức XSTK
vào trong CN học của HV được nâng lên, từ đó chất lượng học tập XSTK được nâng cao.
- Quá trình áp dụng đồng bộ các biện pháp và các kỹ thuật thực hiện biện pháp đã giúp
HV lĩnh hội tốt kiến thức XSTK và LTTT, qua đó tạo điều kiện cho HV được rèn luyện các
KNNN cần thiết. Từ kết quả TN cho thấy, các mức độ KNNN được phát triển theo chiều
hướng tốt dần lên, điều đó khẳng định mục đích nghiên cứu đề ra là đúng đắn và chứng minh
cho giả thuyết khoa học của luận án. Nhiệm vụ nghiên cứu được hoàn thành, các biện pháp đã
đề xuất hoàn toàn khả thi và có thể được triển khai trong dạy học XSTK cho HV CN TSKT
tại HVKHQS trong những năm tiếp theo.


×