Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

KẾ HOẠCH DẠY HỌC NĂM HỌC 2020-2021 MÔN ĐỊA LÍ 10 , 11 , 12 theo hướng giảm tải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.62 KB, 56 trang )

SỞ GD –
TRƯỜNG THP…..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KẾ HOẠCH DẠY HỌC NĂM HỌC 2020-2021
MÔN ĐỊA LÍ 10

HK I: 18 tuần x 2 tiết/tuần = 36 tiết
Stt

Tiết

1

1
2
3

2

4
5

Tên bài học/
Chủ đề
Bản đồ

Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức:


- Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các
đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Hiểu và trình bày được phương pháp sử dụng bản
đồ, Atlat địa lí để tìm hiểu các đặc điểm đối tượng,
hiện tượng, phân tích các mối quan hệ địa lí.
2. Kĩ năng:
Nhận biết về một số phương pháp phổ biến để biểu
hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ và Atlat.
3. Thái độ:
- Tạo thói quen sử dụng bản đồ trong suốt quá trình
học tập.
- Sử dụng và khai thác bản đồ trong suốt quá trình
học tập và đời sống.
4. Định hướng năng lực hình thành:
Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, sử
dụng công cụ địa lí.
Vũ trụ. Hệ quả 1. Kiến thức:
các chuyển động Trình bày và giải thích được các hệ quả chủ yếu của
của Trái Đất.
chuyển động tự quay quanh trục và quay quanh Mặt
Trời của Trái Đất.
2. Kĩ năng:
Sử dụng tranh ảnh, hình ảnh, mô hình để trình bày,
giải thích các chuyển động của Trái Đất

Nội dung điều
chỉnh

Hướng dẫn thực hiện
Thời gian: 3 tiết

- Tiết 1: Một số phương pháp
biểu hiện các đối tượng địa lí
trên bản đồ.
- Tiết 2: Sử dụng bản đồ trong
học tập và đời sống.
- Tiết 3: Thực hành: Xác định
một số phương pháp biểu hiện
các đối tượng địa lí trên bản đồ.

Thời gian: 2 tiết
- Tiết 1: Vũ trụ. Hệ Mặt Trời và
Trái Đất. Hệ quả chuyển động
tự quay quanh trục của Trái
Đất.
- Tiết 2: Hệ quả chuyển động
xung quanh Mặt Trời của Trái


3

6
7
8
9
10

3. Thái độ:
- Nhận thức đúng đắn về quy luật hình thành và phát
triển của các thiên thể.
- Nhận thức đúng về quy luật tự nhiên.

4. Định hướng năng lực hình thành:
Nhận thức thế giới quan theo không gian, giải thích
các hiện tượng địa lí, thực hiện các chủ đề khám phá
thực tiễn, cập nhập thông tin và liên hệ thực tiễn.
Cấu trúc của 1. Kiến thức:
Trái Đất. Thạch - Nêu được sự khác nhau giũa các lớp cấu trúc của
quyển
Trái Đất.
(Dự án)
- Biết được khái niệm thạch quyển, phân niệt được
thạch quyển và vỏ Trái Đất.
- Trình bày được nội dung cơ bản của thuyết kiến tạo
mảng và vận dụng thuyết kiến tạo mảng giải thích sơ
lược về sự hình thành các vùng núi trẻ, các vành đai
động đất, núi lửa.
- Trình bày khái niệm nội lực, ngoại lực, nguyên
nhân. Biết được tác động của nội, ngoại lực đến địa
hình bề mặt Trái Đất.
- Biết một số thiên tai do tác động của nội lực, ngoại
lực gây ra.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết cấu trúc bên trong của Trái Đất qua hình
vẽ.
-Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ để trình bày về thuyết
Kiến tạo mảng.
- Nhận xét tác động của nội lực,ngoại lực qua tranh
ảnh.
- Xác định trên bản đồ các vùng núi trẻ, các vùng có
nhiều động đất, núi lửa và nêu nhận xét.
3. Thái độ:

- Khâm phục lòng say mê nghiên cứu của các nhà
khoa học để tìm hiểu cấu trúc của Trái Đất và giải

Đất.

Thời gian: 5 tiết
- Tiết 1: Cấu trúc của Trái Đât.
Thạch quyển. Thuyết kiến tạo
mảng
- Tiết 2: Tác động của nội lực
đến địa hình bề mặt Trái Đất.
- Tiết 3: Tác động của ngoại
lực đến địa hình bề mặt Trái
Đất.
- Tiết 4: Tác động của ngoại
lực đến địa hình bề mặt Trái
Đất (tiếp theo)
- Tiết 5: Thực hành: Nhận xét
về sự phân bố các vành đai
động đất, núi lửa và các vùng
núi trẻ trên bản đồ


4

11
12
13
14
15


Khí quyển

thích các sự vật, hiện tượng tự nhiên có liên quan.
- Biết được sự tác động của ngoại lực tới địa hình bề
mmặt Trái Đất làm biến đổi môi trường, có thái độ
đúng đắn với việc sử dụng, bảo vệ môi trường.
4. Định hướng năng lực hình thành:
Nhận thức thế giớtheo quan điểm không gian; giải
thích các hiện tượng địa lí; thực hiện chủ đề học tập
khám phá
thực tiễn; cập nhật thông tin và liên hệ thực tế.
1. Kiến thức:
- Biết khái niệm khí quyển.
- Hiểu được nguyên nhân hình thành và tính chất của
các khối khí: cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo.
- Biết khái niệm frông và các frông; hiểu và trình
bày được sự di chuyển của các khối khí, frông và
ảnh hưởng của chúng đến thời tiết, khí hậu.
- Trình bày được nguyên nhân hình thành nhiệt độ
không khí và các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ
không khí.
- Phân tích được mối quan hệ giữa khí áp và gió;
nguyên nhânlàm thay đổi khí áp.
- Biết được nguyên nhân hình thành một số loại gió
thổi thường xuyên trên Trái Đất, gió mùa và một số
loại gió địa phương.
- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến lượng
mưa và sự phân bố mưa trên thế giới.
- Biết được sự hình thành và phân bố của các đới,

các kiểu khí hậu chính trên Trái Đất.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ Khí hậu thế giới để trình bày sự
phân bố các khu áp cao, áp thấp; sự vận động của
các khối khí trong tháng 1 và tháng 7.
- Phân tích bản đồ và đồ thị phân
3. Thái độ:
Nhận biết được sự cần thiết phải chống ô nhiễm

Thời gian: 5 tiết

Mục I. Ngưng
đọng hơi nước
trong khí quyển
- Khuyến khích
HS tự đọc

- Tiết 1: Khí quyển. Sự phân bố
nhiệt độ không khí trên Trái
Đất.
- Tiết 2: Sự phân bố khí áp.
Một số loại gió chính.
- Tiết 3: Sự phân bố khí áp.
Một số loại gió chính (tiếp
theo).
-Tiết 4: Sự ngưng đọng hơi
nước trong khí quyển. Mưa.
- Tiết 5: Thực hành: Đọc bản
đồ sự phân hóa các đới và các
kiểu khí hậu trên Trái Đất. Phân

tích biểu đồ một số kiểu khí
hậu.


không khí do khí thải để bảo vệ lớp ôzôn của tầng
bình lưu.
4. Định hướng năng lực hình thành:
Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian; giải
thích các hiện tượng địa lí; thực hiện chủ đề học tập
khám phát hực tiễn; cập nhật thông tin và liên hệ
thực tiễn.
5

16

Ôn tập

6
7

17
18
19

Kiểm tra 1 tiết
Thuỷ quyển

Thời gian: 1 tiết
1. Kiến thức:
- Biết khái niệm thuỷ quyển.

- Hiểu và trình bày được vòng tuần hoàn nước trên
Trái Đất.
- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ
nước của sông.
- Biết được đặc điểm và sự phân
bốcủa một số sông lớn trên thế giới.
- Mô tả và giải thích được nguyên
nhân sinh ra hiện tượng sóng
biển, thuỷ triều; phân bố và chuyển động của các
dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế giới.
- Phân tích được vai trò của biển và đại dương trong
đời sống.
2. Kĩ năng:
Sử dụng bản đồ các dòng biển trong đại dương thế
giới để trình bày về các dòng biển lớn.
3. Thái độ:
Có ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ các hồ chứa nước.
Nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ các nguồn
nước sạch.
4. Định hướng năng lực hình thành:
Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian; giải
thích các hiện tượng địa lí; thực hiệnchủ đề học tập
khám phá thực tiễn; cập nhật thông tin và liên hệ
thực tế.

Thời gian: 2 tiết
- Tiết 1: Thủy quyển. Một số
nhân tố ảnh hưởng tới chế độ
nước sông. Một số sông lớn
trên Trái Đất.

- Tiết 2: Sóng. Thủy triều.
Dòng biển.


8

9

20
21
22

23
24

Thổ
nhưỡng 1. Kiến thức:
quyển và sinh - Biết khái niệm đất (thổ nhưỡng), thổ nhưỡng
quyển
quyển. Trình bày được vai trò của các nhân tố hình
thành đất.
- Hiểu khái niệm sinh quyển và các nhân tố ảnh
hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật.
- Hiểu được quy luật phân bố của một số loại đất và
thảm thực vật chính trên Trái Đất.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng tranh ảnh để nhận biết các thảm thực vật
chính trên Trái Đất
- Sử dụng bản đồ để trình bày về sự phân bố các
thảm thực vật và các loại đất chính trên Trái Đất.

3. Thái độ:
- Quan tâm đến thực trạng sử dụng đất ở địa phương.
- Quan tâm đến thực trạng suy giảm diện tích rừng ở
Việt Nam và trên thế giới hiện nay; tích cực trồng
rừng, chăm sóc cây xanh và bảo vệ các loài động
vật, thực vật.
4. Định hướng năng lực hình thành:
Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian; giải
thích các hiện tượng địa lí; thực hiện chủ đề học tập
khám phá
thực tiễn; cập nhật thông tin và liên hệ thực tiễn.
Một số quy luật 1. Kiến thức:
chủ yếu của lớp - Hiểu khái niệm lớp vỏ địa lí.
vỏ địa lí
- Hiểu và trình bày được một số biểu hiện của quy
luật thống nhất và hoàn chỉnh, quy luật địa đới và
phi địa đới của lớp vỏ địa lí.
2. Kĩ năng:
Sử dụng hình vẽ, sơ đồ, lát cắt để
trình bày về lớp vỏ địa lí và các
quy luật chủ yếu của lớp vỏ địa lí.
3. Thái độ:
- Nhận thức được sự cần thiết phải nghiên cứu tính

Thời gian: 3 tiết
- Tiết 1: Thổ nhưỡng quyển.
Các nhân tố hìnhthành thổ
nhưỡng.
- Tiết 2: Sinh quyển.Các nhân
tố ảnh hưởng tới sự phát triển

và phân bố của sinh vật.
- Tiết 3: Sự phân bố sinh vật và
đất trên Trái Đất.

Thời gian: 2 tiết
- Tiết 1: Lớp vỏ địa lý. Quy
luật thống nhất và hoàn chỉnh
của lớp vỏ địa lí.
- Tiết 2: Quy luật địa đới và
quy luật phi địa đới.


10

25
26
27
28

Địa lí dân cư

thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ Địa lí trong
việc sử dụng bảo vệ tự nhiên.
- Có ý thức về tự nhiên, quan tâm tới sự thay đổi của
môi trường tự nhiên, cân nhắc đối với các hành động
của mình có liên quan tới môi trường.
4. Định hướng năng lực hình thành:
Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian; giải
thích các hiện tượng địa lí; thực hiện chủ đề học tập
khám phá

thực tiễn; cập nhật thông tin và liên hệ thực tế.
1. Kiến thức:
- Trình bày và giải thích được xu hướng biến đổi quy
mô dân số thế giới và hậu quả của nó.
- Biết đươcc̣ các thành phần taọ nên sựgia tăng dân số
là gia tăng tự nhiên (sinh thô, tử thô ) và gia tăng cơ
hocc̣ (xuất cư, nhâpc̣ cư).
- Hiểu và trình bày được cơ cấu sinh học (tuổi, giới)
và cơ cấu xã hội (lao động, trình độ văn hóa )của dân
số.
- Trình bày được khái niệm phân bố dân cư, giải
thích được đặc điểm phân bố dân cư theo không
gian, thời gian. Phân tích được các nhân tố ảnh
hưởng đến sự phân bố dân cư.
- Trình bày được các đặc điểm của đô thị hóa, những
mặt tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hóa.
2. Kĩ năng:
- Vẽ đồ thị, biểu đồ về dân số.
- Phân tích biểu đồ và bảng số liệu về dân số.
- Phân tích và giải thích bản đồ phân bố dân cư thế
giới.
3. Thái độ:
- Có nhận thức đúng đắn về vấn đề dân số, ủng hộ và
tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện các biện
pháp, chính sách dân số của quốc gia và địa phương.
- Thấy được sức ép dân số tới việc sử dụng tài

- Mục II. 2. Phân
loại và
đặc điểm =>

Không dạy;
- Câu hỏi 2 phần
câu hỏi
và bài tập =>
Không yêu
cầu HS làm.

Thời gian: 4 tiết
- Tiết 1: Dân số và sự gia tăng
dân số.
- Tiết 2: Cơ cấu dân số.
- Tiết 3: Sự phân bố dân cư.
Các loại hình quần cư và đô thị
hóa
- Tiết 4: Thực hành: Phân tích
bản đồ phân bố dân cư thế giới.


11

29

12

30
31
32
33

nguyên thiên nhiên (than, dầu khí, sinh vật...),

điện...
- Học sinh nhận thức được dân số ước ta trẻ, nhu cầu
về giáo dục và việc làm ngày càng lớn. Ý thức được
vai trò của giới trẻ đối với dân số, giáo dục, lao động
và việc làm.
- Thấy được mặt hạn chế của quá trình đô thị hóa.
4. Định hướng năng lực được
hình thành: Nhận thực thế giới theo quan điểm
không gian; sử dụng công cụ địa lí; cập nhật thông
tin và liên hệ thực tế.
Cơ cấu kinh tế
1. Kiến thức:
Trình bày được khái niệm nguồn lực; phân biệt
được các loại nguồn lực và vai trò của chúng.
- Trình bày được khái niệm cơ cấu nền kinh tế, các
bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế
2. Kĩ năng:
- Nhâṇ xét, phân tích sơ đồ nguồn lực và cơ cấu nền
kinh tế.
- Tính toán, vẽ biểu đồ cơ cấu nềnkinh tế theo ngành
của thế giới và
các nhóm nước; nhận xét.
3. Thái độ:
- Nhận thức được các nguồn lực để phát triển kinh tế
và cơ cấu kinh tế của Việt Nam và địa phương, để từ
đó có những cố gắng trong học tập nhằm phục vụ
nền kinh tế của đất nước sau này.
4. Định hướng năng lực hình thành:
Nhận thực thế giới theo quan điểm không gian; sử
dụng công cụ địa lí; cập nhật thông tin và liên hệ

thực tế.
Địa lí nông 1. Kiến thức:
nghiệp
- Trình bày được vai trò và đặc điểm của sản xuất
(Dự án)
nông nghiệp
- Phân tích được các nhân tố tự nhiên và các nhân tố

Thời gian: 1 tiết

- Mục II.2. Thể
tổng hợp lãnh thổ
nông nghiệp =>
Khuyến khích hs

Thời gian: 4 tiết
- Tiết 1: Vai trò, đặc điểm, các
nhân tố ảnh hưởng đến phát
triển và phân bố nông nghiệp.


kinh tế - xã hôi, ảnh hưởng đến sự phát triển và phân
bố nông nghiệp.
- Trình bày được vai trò, đặc điểm sinh thái, sự phân
bố các cây lương thực chính và các cây công nghiệp
chủ yếu.
- Trình bày và giải thích được vai
trò, đặc điểm và sự phân bố của
các ngành chăn nuôi: gia súc, gia cầm.
- Trình bày được vai trò của rừng;

tình hình trồng rừng.
- Trình bày được vai trò của thủy sản; tình hình nuôi
trồng thuỷ sản.
- Biết được một số hình thức tổ
chức lãnh thổ nông nghiệp chủ
yếu.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ để phân tích và giải thích sự phân
bố các cây trồng, vật nuôi.
- Phân tích bảng số liệu; vẽ và phân tích biểu đồ về
một số ngành sản xuất nông nghiệp.
3. Thái độ:
- Tham gia,ủng hộ tích cực vào việc lựa chọn các
chính sách phát triển nông nghiệp cụ thể ở địa
phương.
- Việc phát triển ngành trồng rừng có ý nghĩa to lớn
đối với môi trường và đời sống kinh tế- xã hội.
- Tích cực tham gia các phong trào bảo vệ và trồng
rừng.
- Nhận thức được lý do ngành chăn nuôi ở Việt Nam
và địa phương còn mất cân đối với trồngtrọt.
- Ủng hộ chủ chương, chính sách
phát triển chăn nuôi của Đảng và nhà nước.
4. Định hướng năng lực hình thành:
Nhận thực thế giới theo quan điểm không gian; sử
dụng công cụ địa lí; cập nhật thông tin và liên hệ
thực tế.

tự đọc.
- Câu hỏi 3 phần

câu hỏi và bài tập
=> Điều chỉnh nội
dung câu hỏi
thành: Phân biệt
những đặc điểm
cơ bản của hai
hình thức tổ chức
lãnh thổ nông
nghiệp.
- Mục II. Ngành
chăn nuôi =>
Không dạy vai trò
và đặc điểm của
từng vật nuôi (cột
2 bảng thống kê
SGK)

Một số hình thức TCLTNN.
- Tiết 2: Địa lí ngành trồng trọt
- Tiết 3: Địa lí ngành chăn nuôi
- Tiết 4: Thực hành. Vẽ và phân
tích biểu đồ về sản lượng lương
thực, dân số của thế giới và một
số quốc gia.


13
14

34

35

Ôn tập
Kiểm tra HKI

Thời gian: 1 tiết

HK II: 17 tuần x 1 tiết/tuần = 17 tiết
Stt
15

Tiết
36
37
38
39
40

Tên bài học/
Yêu cầu cần đạt
Chủ đề
Địa

công 1. Kiến thức:
nghiệp
- Trình bày được vai trò và đặc điểm của sản xuất
công nghiệp:
+ Vai trò.
+ Đặc điểm.
- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát

triển và phân bố công nghiệp:
+ Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.
+ Dân cư, kinh tế - xã hội.
- Trình bày và giải thích được vai trò, đặc điểm và sự
phân bố một số ngành công nghiệp chủ yếu trên thế
giới.
- Phân biệt được một số hình thức tổ chức lãnh thổ
công nghiệp: điểm công nghiệp, khu công nghiệp tập
trung, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ để nhận xét sự phân bố một số
ngành công nghiệp.
- Vẽ và phân tích biểu đồ tình hình sản xuất của một
số ngành công nghiệp (biểu đồ cột, biểu đồ)
3. Thái độ:
- Học sinh nhận thức được công nghiệp của nước ta
chưa phát triển mạnh, trình độ khoa học và công
nghệ còn thua kém nhiều các nước trên thế giới và
khu vực, đòi hỏi sự cố gắng của tế hệ trẻ.
- Nhận thức được tầm quan trọng của ngành công
nghiệp năng lượng, có ý thức bảo vệ và sử dụng tiết
kiệm có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng.

Nội dung điều
chỉnh
- Mục II. Công
nghiệp luyện kim
=> Không dạy;
- Câu hỏi 2 phần
câu hỏi và bài tập

=> Không yêu cầu
HS trả
lời.
- Mục V. Công
nghiệp
hóa
chất
=>
Không dạy;
- Câu hỏi 2 phần
câu hỏi và bài tập
=> Không yêu cầu
HS trả lời

Hướng dẫn thực hiện
Thời gian: 5 tiết
- Tiết 1: Vai trò và đặc
điểm của công nghiệp.
Các nhân tố ảnh hưởng
tới phát triển và phân bố
công nghiệp.
- Tiết 2: Địa lí các ngành công
nghiệp.
- Tiết 3: Địa lí cácngành công
nghiệp (tiếp theo).
- Tiết 4: Một số hình thức chủ
yếu của tổ chức lãnh thổ công
nghiệp.
- Tiết 5: Thực hành: Vẽ biểu đồ
tình hình sản xuất một số sản

phẩm công nghiệp trên thế giới


- Nhận thức được tầm quan trọng của ngành công
nghiệp điện tử - tin học cũng như công nghiệp sản
xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm trong
sự nghiệp công nghiêpc̣ hóa - hiện đại hóa ở Việt
Nam.
- Biết được các hình thức TCLTCN ở Việt Nam và
địa
phương.
- Ủng hộ và có những đóng góp tích cực trong các
hình thức cụ thể ở địa phương (điểm công nghiệp,
KCN, KCX...).
4. Định hướng năng lực được hình thành: Nhận
thực thế giới theo quan điểm không
16
17
18

41
42
43
44
45
46
47
48

Ôn tập

Kiểm tra 1 tiết
Địa lí dịch vụ

Thời gian: 1 tiết
1. Kiến thức:
- Trình bày được vai trò, cơ cấu và các nhân tố
ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố các ngành
dịch vụ.
- Trình bày được vai trò, đặc đi
ểm của ngành giao thông vận tải. Phân tích được các
nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố
ngành giao thông vận tải.
- Trình bày được vai trò, đặc điểm phân bố của các
ngành giao thông vận tải cụ thể.
- Trình bày được vai trò của ngành thương mại. Hiểu
và trình bày được một số khái niệm (thị trường, cán
cân xuất nhập khẩu), đặc điểm của thị trường thế
giới.
2. Kĩ năng:
- Phân tích các bảng số liệu về một số ngành dịch vụ
- Vẽ biểu đồ kết hợp giữa biểu đồ cột và biểu đồ
đường.
-Dựa vào bản đồ và tư liệu đã cho, viết báo cáo ngắn
về một ngành dịch vụ

Thời gian: 6 tiết
- Tiết 1: Vai trò, đặc điểm và
các nhân tố ảnh hưởng đến các
ngành dịch vụ.
- Tiết 2: Vai trò, đặc điểm và

các nhân tố ảnh hưởng đến phát
triển và phân bố ngành GTVT.
- Tiết 3: Vai trò, đặc điểm và
các nhân tố ảnh hưởng đến phát
triển và phân bố ngành GTVT.
- Tiết 4: Địa lí các ngành GTVT
(Mục I, II, III).
Mục IV. Các tổ - Tiết 5: Địa lí các ngành GTVT
chức thương mại (Mục IV, V, VI).
thế giới => Không - Tiết 6: Địa lí ngành thương
dạy
mại.


19

49
50

3. Thái độ:
- Nhâṇ thức việc sản xuất ra ra các loại nhiên liệu
mới, sử dụng năng lượng Mặt Trời; sản xuất các
phương tiện giao thông vận tải sử dụng ít nhiên liệu
là điều cần thiết.
- Không đồng tình với việc sử dụng các phương tiện
giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng (vì ngoài việc
không an toàn chúng còn tiêu hao nhiều xăng, dầu,
gây ô nhiễm môi trường ).
4. Định hướng năng lực được hình thành: Nhận
thực thế giới theo quan điểm không gian; sử dụng

công cụ địa lí; cập nhật thông tin và liên hệ thực tế.
Môi trường và 1. Kiến thức:
sự phát triển - Hiểu và trình bày được các khái niệm: môi trường,
bền vững
tài nguyên thiên nhiên, phát triển bền vững.
2. Kĩ năng:
- Phân tích bảng số liệu, tranh ảnh về các vấn đề môi
trường.
- Biết cách tìm hiểu một vấn đề môi trường ở địa
phương.
3. Thái độ: có được thái độ và hành vi tích cực trong
các hoạt động bảo vệ môi trường.
4. Định hướng năng lực hình thành:
Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian; giải
thích các hiện tượng địa lí; thực hiện chủ đề học tập
khám phá thực tiễn; cập nhật thông

- Mục I. Môi
trường;
Mục
III.
Tài
nguyên
thiên
nhiên => Tích hợp
vào bài 42.
- Mục II. Chức
năngcủamôi
trường, vai trò của
môi trường đối

với sựphát triển
xã hội loài người
của bài 41 =>
Khuyến khích HS
tự đọc.
- Mục I. của bài
42 => Tích hợp
với mục I, III của
bài 41 thành chủ
đề và dạy trong 02
tiết
- Mục II . Vấn đề
và môi trường

Thời gian : 2 tiết
(Xây dưṇg thành chủ đề)
- Tiết 1: Môi trường ; Tài
nguyên thiên nhiên.
- Tiết 2: Sử dụng hợp lí tài
nguyên, bảo vệ môi trường là
điều kiện để phát triển.
- Cập nhật tình hình môi trường
của thế giới, các nước phát triển
và đang phát triển.


phát triển ở các
nước phát triển.
Mục III. 02 tiết
- Mục II . Vấn đề

và môi trường
phát triển ở các
nước đang phát
triển cuả bài 42
=> hướng dẫn học
sinh tự học.
20
21

51
52

Ôn tập
Kiểm tra HKII

Ngày.......tháng......năm 2020
TỔ/NHÓM TRƯỞNG
CHUYÊN MÔN

Thời gian : 1 tiết
Ngày.......tháng......năm 2020
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
CHUYÊN MÔN

Ngày.......tháng......năm 2020
HIỆU TRƯỞNG

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn: ĐỊA LÍ – LỚP 11
HKI 18 tuần; HKII 17 tuần

HỌC KỲ I: (18 tuần/18 tiết)
STT Tiết Bài học/chủ đề
1

1

SỰ TƯƠNG PHẢN
VỀ TRÌNH ĐỘ
PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA CÁC NHÓM
NƯỚC. CUỘC
CÁCH MẠNG
KHOA HỌC VÀ

Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức:
- Biết sự tương phản về trình độ phát
triển kinh tế - xã hội của các nhóm
nước: phát triển, đang phát triển,
nước công nghiệp mới (NIC).
- Trình bày được đặc điểm nổi bật của
cách mạng khoa học và công nghệ.
2. Kỹ năng:

Nội dung điều chỉnh

Hướng dẫn thực hiện
-Thời gian: 1 tiết



CÔNG NGHỆ
HIỆN ĐẠI.

2

2
3

- Nhận xét sự phân bố các nhóm nước
trên bản đồ.
- Phân tích bảng số liệu về kinh tế xã hội của từng nhóm nước.
3. Thái độ:
- Xác định trách nhiệm học tập để
thích ứng với cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ hiện đại.
4. Định hướng năng lực được hình
thành: Nhận thức thế giới theo quan
điểm không gian; Sử dụng các công
cụ địa lí học.
XU HƯỚNG TOÀN 1. Kiến thức:
CẦU HÓA, KHU
- Trình bày được các biểu hiện của
VỰC HÓA NỀN
toàn cầu hóa và khu vực hóa.
KINH TẾ.
- Biết lí do hình thành tổ chức liên kết
kinh tế khu vực và một số tổ chức
liên kết kinh tế khu vực.
2. Kỹ năng:

- Sử dụng bản đồ thế giới để nhận
biết lãnh thổ của các liên kết kinh tế
khu vực.
- Phân tích số liệu, tư liệu để nhận
biết quy mô, vai trò đối với thị trường
quốc tế của các liên kết kinh tế khu
vực.
3. Thái độ:
- Nhận thức được tính tất yếu của
toàn cầu hóa, khu vực hóa. Từ đó, xác
định trách nhiệm của bản thân trong
sự đóng góp vào việc thực hiện các
nhiệm vụ kinh tế - xã hội tại địa
phương.
- Ý thức cao trong việc giữ gìn lối
sống, bản sắc văn hóa trong xu hướng

-Thời gian: 2 tiết
+ Tiết 1: Xu hướng toàn
cầu hóa kinh tế.
+ Tiết 2: Xu hướng khu
vực hóa kinh tế.


3

4

MỘT SỐ VẤN ĐỀ
MANG TÍNH

TOÀN CẦU.

toàn cầu hóa.
4. Định hướng năng lực được hình
thành: Nhận thức thế giới theo quan
điểm không gian; Sử dụng các công
cụ địa lí học.
1. Kiến thức:
- Giải thích được bùng nổ dân số ở
các nước đang phát triển và già hóa
dân số ở các nước phát triển.
- Biết và giải thích được đặc điểm
dân số của thế giới, của nhóm nước
phát triển, nhóm nước đang phát triển
và hệ quả của nó.
- Trình bày được một số biểu hiện,
nguyên nhân và phân tích được hậu
quả của ô nhiễm môi trường; nhận
thức được sự cần thiết phải bảo vệ
môi trường.
- Hiểu được nguy cơ chiến tranh và
sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình.
2. Kĩ năng:
- Thu thập và xử lí thông tin, viết báo
cáo ngắn gọn về một số vấn đề mang
tính toàn cầu.
3. Thái độ:
- Nhận thức được: để giải quyết các
vấn đề toàn cầu cần phải có sự đoàn
kết và hợp tác của toàn nhân loại.

- Tích cực, chủ động, vận động người
khác tham gia các hoạt động bảo vệ
thiên nhiên.
4. Định hướng năng lực được hình
thành: Nhận thức thế giới theo quan
điểm không gian; Sử dụng các công
cụ địa lí học.

-Thời gian: 1 tiết


4

5
6
7

DẠY HỌC THEO
DỰ ÁN - MỘT SỐ
VẤN ĐỀ CỦA
CHÂU LỤC VÀ
KHU VỰC.

5
6

8
9
10
11

12

KIỂM TRA 1 TIẾT.
DẠY HỌC THEO
DỰ ÁN - HỢP
CHÚNG QUỐC
HOA KÌ.

1. Kiến thức:
- Biết được tiềm năng phát triển kinh
tế của các nước ở châu Phi, Mĩ Latinh; khu vực Trung Á và Tây Nam
Á.
- Trình bày được một số vấn đề cần
giải quyết để phát triển kinh tế - xã
hội của các quốc gia ở châu Phi, Mĩ
La-tinh; khu vực Trung Á và Tây
Nam Á.
- Ghi nhớ một số địa danh
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ thế giới để phân
tích ý nghĩa vị trí địa lí của các khu
vực Trung Á và Tây Nam Á.
- Phân tích số liệu, tư liệu về một số
vấn đề kinh tế - xã hội của châu Phi,
Mĩ La -tinh; khu vực Trung, Tây Nam
Á.
3. Thái độ:
- Chia sẻ với những khó khăn mà
người dân châu Phi phải trải qua.
- Tán thành những biện pháp mà các

quốc gia Mĩ La Tinh đang cố gắng
thực hiện để vượt qua khó khăn trong
giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội.
- Ý thức cao trong việc giữ gìn hòa
bình của nhân loại.
4. Định hướng năng lực được hình
thành:

- Thời gian: 3 tiết
+ Tiết 1: phân công giao
nhiệm vụ cho nhóm HS.
+ Tiết 2: Hướng dẫn học
sinh làm sản phẩm .
+ Tiết 3: Học sinh báo
cáo sản phẩm đánh giá
của giáo viên, hướng dẫn
thêm của giáo viên..

1. Kiến thức:
- Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
Hoa Kì.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên,

-Thời gian: 4 tiết
+ Tiết 1: phân công giao
nhiệm vụ cho nhóm HS.
+ Tiết 2,3: Hướng dẫn


7


13
14
15

tài nguyên thiên nhiên và phân tích
được thuận lợi, khó khăn của chúng
đối với sự phát triển kinh tế.
- Phân tích được các đặc điểm dân cư
và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế.
- Trình bày và giải thích được đặc
điểm kinh tế - xã hội của Hoa Kì, vai
trò của một số ngành kinh tế chủ
chốt, sự chuyển dịch cơ cấu ngành và
sự phân hóa lãnh thổ của nền kinh tế
Hoa Kì.
- Ghi nhớ một số địa danh
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ Hoa Kì để phân tích
đặc điểm địa hình và sự phân bố
khoáng sản, dân cư, các ngành kinh tế
và các vùng kinh tế.
- Phân tích số liệu, tư liệu về đặc
điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế Hoa
Kì; so sánh sự khác biệt giữa các
vùng.
3. Thái độ:
- Tích cực học tập, rèn luyện để
chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai;
có ý thức học hỏi các nền văn hoá

trên thế giới.
4. Định hướng năng lực được hình
thành: Nhận thức thế giới theo quan
điểm không gian; Sử dụng các công
cụ địa lí học.
LIEN MINH CHAU 1. Kiến thức:
ÂU (EU).
- Trình bày được lí do hình thành, quy
mô, vị trí, mục tiêu, thể chế hoạt động
của EU và biểu hiện của mối liên kết
toàn diện giữa các nước trong EU.

học sinh làm sản phẩm .
+ Tiết 4: Học sinh báo
cáo sản phẩm đánh giá
của Giáo Viên, hướng
dẫn thêm của Giáo Viên.

- Tiết 3, thực hành: Tìm
hiểu về liên minh châu
Âu.
+ Mục I tích hợp vào
mục I của tiết 2 – Thị

-Thời gian: 3 tiết
+ Tiết 1: EU-Liên minh
khu vực lớn trên thế
giới.



8

16

LIÊN BANG NGA.

- Phân tích được vai trò của EU trong
nền kinh tế thế giới: trung tâm kinh tế
và tổ chức thương mại hàng đầu thế
giới.
- Ghi nhớ một số địa danh.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ để nhận biết các
nước thành viên EU, phân tích liên
kết vùng ở châu Âu.
- Phân tích số liệu, tư liệu để thấy
được ý nghĩa của EU thống nhất, vai
trò của EU trong nền kinh tế thế giới.
3. Thái độ: Tích cực học tập, rèn
luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp
tương lai; có ý thức học hỏi các nền
văn hóa trên thế giới.
4. Định hướng năng lực được hình
thành: Nhận thức thế giới theo quan
điểm không gian; Sử dụng các công
cụ địa lí học.
1. Kiến thức:
- Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
LB Nga.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên,

tài nguyên thiên nhiên và phân tích
được thuận lợi, khó khăn của chúng
đối với sự phát triển kinh tế.
- Phân tích được các đặc điểm dân cư
và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ để nhận biết và
phân tích đặc điểm tự nhiên, phân bố
dân cư.
- Phân tích số liệu, tư liệu về biến
động dân cư.

trường chung Châu Âu
(mục tự do lưu thông).

+ Tiết 2: Thị trường
chung Châu Âu.

+ Mục II tích hợp vào
mục II của tiết 1 –Vị thể
của EU trong nền kinh tế
thế giới.

+ Tiết 3: Hợp tác trong
sản xuất và dịch vụ, liên
kết vùng Châu Âu.

- Thời gian: 1 tiết
+ Tiết 1: Liên bang Nga
- Tự nhiên dân cư và xã

hội.


3. Thái độ:
- Tích cực học tập, rèn luyện để
chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai;
có ý thức học hỏi các nền văn hóa
trên thế giới.
- Khâm phục tinh thần hi sinh của dân
tộc Nga để cứu loài người thoát khỏi
ách phát xít Đức trong chiến tranh thế
giới II và tinh thần sáng tạo của nhân
dân Nga, sự đóng góp lớn lao của
người Nga cho kho tàng văn hóa
chung của thế giới.
4. Định hướng năng lực được hình
thành: Nhận thức thế giới theo quan
điểm không gian; Sử dụng các công
cụ địa lí học.
9
10

17
18

ÔN TẬP.
KIỂM TRA HKI.

- Thời gian: 1 tiết


HỌC KỲ II: (17 tuần/17 tiết)
STT Tiết
11

19
20

Bài học/chủ đề

Yêu cầu cần đạt

Hướng dẫn thực hiện

LIÊN BANG NGA.

1. Kiến thức:
- Trình bày và giải thích được tình
hình phát triển kinh tế của LB Nga:
vai trò của LB Nga đối với Liên Xô
trước đây, những khó khăn và những
thành quả của sự chuyển đổi sang nền
kinh tế thị trường; một số ngành kinh
tế chủ chốt và sự phân hóa lãnh thổ
kinh tế LB Nga.
- Hiểu quan hệ đa dạng giữa LB Nga
và Việt Nam.
- So sánh được đặc trưng của một số

- Thời gian: 2 tiết
+ Tiết 2: Liên bang Nga

(Tiếp theo) – Kinh tế.
+ Tiết 3: Liên bang Nga
(Tiếp theo) – Thực hành:
Tìm hiểu sự thay đổi
GDP và phân bố nông
nghiệp của Liên Bang
Nga.


12

21
22
23

DẠY HỌC THEO
DỰ ÁN - NHẬT
BẢN.

vùng kinh tế tập trung của LB Nga:
vùng Trung ương, vùng Trung tâm
đất đen, vùng U-ran, vùng Viễn
Đông.
- Ghi nhớ một số địa danh.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ để nhận biết và
phân tích đặc điểm một số ngành và
vùng kinh tế của LB Nga.
- Phân tích số liệu, tư liệu về tình
hình phát triển kinh tế của LB Nga.

3. Thái độ:
- Khâm phục tinh thần sáng tạo và sự
đóng góp của nhân dân Nga cho nền
kinh tế các nước XHCN trước đây
trong đó có Việt Nam và cho nền hòa
bình của thế giới. Tăng cường tình
đoàn kết, hợp tác với Liên Bang Nga.
4. Định hướng năng lực được hình
thành: Nhận thức thế giới theo quan
điểm không gian; sử dụng công cụ
địa lí.
1. Kiến thức:
- Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
Nhật Bản.
- Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên và phân tích được
những thuận lợi, khó khăn của chúng
đối với sự phát triển kinh tế.
- Phân tích được các đặc điểm dân cư
và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế.
- Trình bày và giải thích được sự phát
triển và phân bố của những ngành
kinh tế chủ chốt.
- Trình bày và giải thích được sự phân

- Lưu ý: Mục II. Bốn
vùng kinh tế gắn với bốn
đảo lớn (Tiết 2. Các
ngành kinh tế và các
vùng kinh tế)  Khuyến

khích HS tự đọc.

-Thời gian: 4 tiết
+ Tiết 1: phân công giao
nhiệm vụ cho nhóm HS.
+ Tiết 2,3: Hướng dẫn
học sinh làm sản phẩm .
+ Tiết 4: Học sinh báo
cáo sản phẩm đánh giá
của Giáo Viên, hướng
dẫn thêm của Giáo Viên.


13

24
25
26

TRUNG QUỐC.

bố một số ngành sản xuất tại vùng
kinh tế phát triển ở đảo Hôn-su và
Kiu-xiu.
- Ghi nhớ một số địa danh.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ để nhận biết và
trình bày một số đặc điểm địa hình,
tài nguyên khoáng sản, sự phân bố
một số ngành công nghiệp, nông

nghiệp của Nhật Bản.
- Nhận xét các số liệu, tư liệu về
thành tựu phát triển kinh tế của Nhật
Bản.
3. Thái độ:
- Có ý thức học tập người Nhật trong
lao động, học tập, thích ứng với tự
nhiên, sáng tạo để phát triển phù hợp
với hoàn cảnh.
- Nhận thức được con đường phát
triển kinh tế thích hợp của Nhật Bản,
từ đó liên hệ để thấy được sự đổi mới,
phát triển kinh tế hợp lí ở nước ta
hiện nay.
4. Định hướng năng lực được hình
thành: Nhận thức thế giới theo quan
điểm không gian; sử dụng công cụ
địa lí.
1. Kiến thức:
- Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh
thổ Trung Quốc.
- Trình bày đặc điểm tự nhiên tài
nguyên thiên nhiên và phân tích được
những thuận lợi, khó khăn của chúng
đối với sự phát triển kinh tế.
- Phân tích được các đặc điểm dân cư

- Thời gian: 3 tiết
+ Tiết 1: Tự nhiên Trung
Hoa.

+ Tiết 2: Dân cư và khái
quát kinh tế Trung Hoa.
+ Tiết 3: Các ngành kinh
tế; Mối quan hệ Trung
Quốc - Việt Nam.


và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế.
- Hiểu và phân tích được đặc điểm
phát triển kinh tế, một số ngành kinh
tế chủ chốt và vị thế của nền kinh tế
Trung Quốc trên thế giới; phân tích
được nguyên nhân phát triển kinh tế.
- Giải thích được sự phân bố của kinh
tế Trung Quốc; sự tập trung các đặc
khu kinh tế tại vùng duyên hải.
- Hiểu được quan hệ đa dạng giữa
Trung Quốc và Việt Nam.
- Ghi nhớ một số địa danh.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ để nhận biết và
trình bày sự khác biệt về tự nhiên, về
sự phân bố dân cư và kinh tế giữa
miền Đông và miền Tây của Trung
Quốc.
- Phân tích các số liệu, tư liệu về
thành tựu phát triển kinh tế của Trung
Quốc.
3. Thái độ:
- Thấy được sự ảnh hưởng của một

nước có dân số đông đối với việc phát
triển kinh tế. Từ đó có ý thức cao
trong việc tuyên truyền chính sách
dân số của nhà nước để kiềm hãm tốc
độ gia tăng dân số.
- Tôn trọng và có ý thức tham gia xây
dựng mối quan hệ bình đẳng, hai bên
cùng có lợi giữa Việt Nam và Trung
Quốc.
4. Định hướng năng lực được hình
thành: Nhận thức thế giới theo quan
điểm không gian; sử dụng công cụ
địa lí.

- Lưu ý: Tiết 3. Thực
hành: Tìm hiểu sự thay
đổi của nền kinh tế
Trung Quốc  Khuyến
khích HS tự làm.


14
15
16

27
28
29
30
31

32

ÔN TẬP
KIỂM TRA 1 TIẾT.
DẠY HỌC THEO
DỰ ÁN - ĐÔNG
NAM Á.

1. Kiến thức:
- Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh
thổ khu vực ĐNA.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên,
tài nguyên thiên nhiên và phân tích
được những thuận lợi, khó khăn của
chúng đối với sự phát triển kinh tế.
- Phân tích được các đặc điểm dân cư
và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế.
- Trình bày và giải thích được một số
đặc điểm kinh tế.
- Hiểu được mục tiêu của Hiệp hội
các nước Đông Nam Á (ASEAN); cơ
chế hoạt động, một số hợp tác cụ thể
trong kinh tế, văn hóa; thành tựu và
thách thức của các nước thành viên.
- Hiểu được sự hợp tác đa dạng của
Việt Nam với các nước trong Hiệp
hội.
- Ghi nhớ một số địa danh
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ để nhận biết và

trình bày được vị trí các nước thành
viên, đặc điểm chung về địa hình,
khoáng sản, phân bố một số ngành
kinh tế của các nước ASEAN.
- Nhận xét các số liệu, tư liệu về kết
quả phát triển kinh tế của các nước
ASEAN.
3. Thái độ: Hình thành thái độ và có
được một số biểu hiện về hành vi
cùng xây dựng ĐNA hoà bình, hữu
nghị và hợp tác.

- Lưu ý: Mục II. Thành
tựu của ASEAN (Tiết 3.
Hiệp hội các nước Đông
Nam Á (ASEAN) 
Khuyến khích HS tự đọc.

- Thời gian: 1 tiết
- Thời gian: 1 tiết
-Thời gian: 4 tiết
+ Tiết 1: phân công giao
nhiệm vụ cho nhóm HS.
+ Tiết 2,3: Hướng dẫn
học sinh làm sản phẩm .
+ Tiết 4: Học sinh báo
cáo sản phẩm đánh giá
của Giáo Viên, hướng
dẫn thêm của Giáo Viên.



17

33

ÔXTRÂY LIA.

18
19

34
35

ÔN TẬP.
KIỂM TRA HKII.

4. Định hướng năng lực được hình
thành: Nhận thức thế giới theo quan
điểm không gian; sử dụng công cụ
địa lí; cập nhật thông tin và liên hệ
thực tế.
1. Kiến thức:
- Lưu ý: Tiết 1. Khái quát - Thời gian: 1 tiết
- Phân tích được các đặc điểm dân cư về Ô-xtrây-li-a 
Thực hành: Tìm hiểu về
và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế.
dân cư Ô-xtrây-li-a.
Hướng dẫn HS tự học.
- Hiểu và chứng minh được sự phát
triển năng động của nền kinh tế ; trình

độ phát triển kinh tế cao, chú ý phát
triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ Ô-xtrây-li-a để trình
bày phân bố dân cư và kinh tế.
- Nhận xét số liệu, tư liệu về vấn đề
dân cư của Ô-xtrây-li-a.
3. Thái độ:
- Tích cực học tập, rèn luyện để
chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai;
có ý thức học hỏi các nền văn hóa
trên thế giới.
4. Định hướng năng lực được hình
thành: Nhận thức thế giới theo quan
điểm không gian; sử dụng công cụ
địa lí.
- Thời gian: 1 tiết

….., ngày…tháng…năm 2020

….., ngày…tháng…năm 2020

….., ngày…tháng…năm 2020

TỔ/NHÓM TRƯỞNG

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

HIỆU TRƯỞNG


CHUYÊN MÔN

CHUYÊN MÔN

(Ký, đóng dấu)

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)


KẾ HOẠCH DẠY HỌC NĂM HỌC 2020-2021
MÔN ĐỊA LÍ 12
HKI 18 tuần; HKII 17 tuần
HỌC KỲ I: (18 tuần/18 tiết)
STT Tiết
Bài học/chủ đề
1

1
2

Yêu cầu cần đạt

Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ. 1. Kiến thức:
- Trình bày được vị trí địa lí, giới hạn,
phạm vi lãnh thổ nước ta (đất liền, vùng
trời, vùng biển)
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa
lý, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, kinh

tế- xã hội và quốc phòng
- Đề xuất giải pháp nhằm khai thác hiệu
quả vị trí địa lí và lãnh thổ trong bối cảnh
toàn cầu hóa.
2. Kĩ năng:
- Xác định được vị trí địa lí Việt Nam
trên bản đồ Đông Nam Á và thế giới.
3. Thái độ:
- Củng cố lòng yêu quê hương đất nước,
tự hào về tiềm năng của nước ta.
4. Định hướng năng lực được hình
thành:
- Năng lực chung: Tự học, giao tiêp, hợp
tác, ngôn ngữ
- Năng lực chuyên môn:
+ Sử dụng khai thác kiến thức từ bản đồ,
tranh ảnh, hình vẽ.
+ Phát triển năng lực tư duy lãnh thổ.

Nôị dung điều chỉnh

Hướng dẫn thực hiện
- Thời gian: 2 tiết
+ Tiết 1: Vị trí địa lí ,
phạm vi lãnh thổ.
+ Tiết 2: Ý nghĩa của vị
trí địa lí.


2


3

Vẽ lược đồ Việt Nam

1. Kiến thức:
- Biết được cách vẽ lược đồ Việt Nam
bằng việc sử dụng hệ thống ô vuông

- Thơì gian: 1 tiết


×