Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN:ỨNG DỤNG PHẦN MỀM VIOLET VÀO GIẢNG DẠY MÔN TIN HỌC Ở TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (679.57 KB, 15 trang )

Sáng Kiến Kinh Nghiệm
ĐỀ TÀI: ỨNG

DỤNG PHẦN MỀM VIOLET VÀO

GIẢNG DẠY MÔN TIN HỌC Ở TIỂU HỌC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Thực hiện Chỉ thị số 47/2008/CT–BGDĐT ngày 13 tháng 8 năm 2008
của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2008 – 2009
với chủ đề: “năm học ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài
chính và xây dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích cực”.
Các trường học trong cả nước tăng cường ứng dụng công nghệ thông
tin để thúc đẩy sự phát triển và đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện và chất lượng công tác quản lý nhà trường. Thực hiện đồng bộ
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động, trọng tâm vào công
tác giảng dạy và quản lý.
Công nghệ thông tin có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của
đất nước trong thời kì đổi mới nói chung và đối với tiến bộ của ngành giáo
dục nói riêng. Vì vậy, việc học bộ môn tin học từ bậc tiểu học là rất cần
thiết.
Thứ nhất, trang bị cho học sinh vốn kiến thức cơ bản như: các khái
niệm cơ bản về tin học vừa sức với học sinh, các ứng dụng của máy tính vào
thực tế cuộc sống, …
Thứ hai, bước đầu có khả năng sử dụng máy tính để học tập (học
toán, học vẽ, học đàn, học tiếng anh, soạn thảo văn bản), giải trí (chơi trò
chơi, nghe nhạc), liên lạc với bạn bè (email, chat), …
Đó là cơ sở, nền tảng để các em học tốt môn tin học ở các lớp trên và
tiếp cận dễ dàng với nền công nghệ thông tin đang phát triển hiện nay.
Tuy nhiên, kết quả học tập môn tin học ở lớp 4, lớp 5 năm học 2007 –
2008 chưa cao.


1


Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Lớp 4:
Loại

Số lượng

Chiếm Tỉ lệ

Giỏi

26

15,3%

Khá

75

44,1%

TB

69

40.6%

Loại


Số lượng

Chiếm Tỉ lệ

Giỏi

50

26,2%

Khá

96

50,3%

TB

45

23.5%

Lớp 5:

Nguyên nhân:
1. Học sinh chưa thấy tầm quan trọng của môn học. vì các em nghĩ
Tin học là môn phụ, điểm số không quan trọng nên chưa có ý thức trong học
tập.
2. Phương tiện giảng dạy còn hạn chế: Không đủ số máy cho học

sinh thực hành 2 học sinh/ máy; chưa có hệ thống mạng nội bộ hay máy
chiếu đa năng, … nên quá trình giảng dạy gặp nhiều khó khăn.
3. Đa số học sinh chưa có máy tính ở nhà nên các em chưa được
thực hành nhiều.
Việc tiếp thu các kiến thức tin học thường gặp nhiều khó khăn. Thực
tế cho thấy các em chưa gắn được mối liên hệ giữa lý thuyết với thực hành,
các em chưa thực hành tốt.
Bản thân là giáo viên – giảng dạy môn Tin học – Tôi trăn trở, tìm
tòi, nghiên cứu các giải pháp khắc phục các khó khăn để kích thích hứng thú
học tập của học sinh, nâng cao kết quả học tập của các em.

2


Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Năm học 2008 – 2009, được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà
trường, Phòng giáo dục Tân Uyên. Phòng máy được trang bị thêm máy tính
đảm bảo học sinh thực hành 2 học sinh/ máy tính; lắp đặt mạng nội bộ; máy
chiếu đa năng, …Giúp quá trình dạy – học thuận lợi hơn.
Tôi đã nghiên cứu các tính năng của phần mềm Violet và ứng dụng
phần mềm Violet vào quá trình giảng dạy từ đầu năm học 2008 - 2009. Cụ
thể là: Tôi sử dụng chức năng tạo bài tập trắc nghiệm của phần mềm Violet
để tạo một số bài tập trắc nghiệm với nhiều dạng khác nhau theo từng bài
học. Từ đó, vừa giúp học sinh nắm được kiến thức trọng tâm, vừa giúp các
em tiếp cận máy tính nhiều hơn.
Đó là lý do tôi chọn đề tài “ỨNG DỤNG PHẦN MỀM VIOLET
VÀO GIẢNG DẠY MÔN TIN HỌC Ở TIỂU HỌC”.

II. NỘI DUNG:
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:


3


Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Đứng trước thực trạng học tập môn tin học năm học 2008 – 2009 đòi
hỏi giáo viên phụ trách cần đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích
cực, tự giác trong học tập, kích thích sự say mê học tập của học sinh, góp
phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
Năm học 2008 – 2009, tôi đã nhận dạy 11 lớp: khối 4( 6 lớp học),
khối 5 (5 lớp học). Tổng số học sinh là 378 em. Với tình hình như vậy, tôi
đã đổi mới phương pháp giảng dạy bằng cách tạo ra nhiều bài tập trên
máy tính đa dạng, có hình ảnh minh họa sinh động khi củng cố bài học
hay kiểm tra bài cũ hoặc tiết ôn tập thay cho những câu hỏi suông, thiếu
hình ảnh minh họa . Các dạng bài tập như:
1. Bài tập Đúng/Sai .
2. Bài tập một đáp án đúng .
3. Bài tập câu hỏi ghép đôi .
4. Bài tập kéo thả chữ.
2. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN:
a.

THUẬN LỢI:
- Được sự quan tâm của Ban lãnh đạo ngành giáo dục, Ban giám

hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện trang bị tốt phòng vi tính đảm bảo hai
học sinh thực hành 1 máy.
- Đa số học sinh thích học môn tin học.
- Học sinh tiểu học rất năng động, hăng háy phát biểu ý kiến, thích
được khích lệ, tiết học sinh động.

- Tổ chuyên môn hổ trợ tận tình, đồng nghiệp động viên, khuyến
khích thường xuyên.

4


Sáng Kiến Kinh Nghiệm
- Bản thân giáo viên ý thức tự học, tự nghiên cứu, bồi dưỡng
chuyên môn, đầu tư bài giảng và đổi mới phương pháp dạy học.
b.

KHÓ KHĂN:
- Khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh không đồng bộ, một số

em tiếp thu còn chậm .
- Học sinh tiểu học chưa có ý thức tốt trong việc học. Chẳng hạn,
học sinh về nhà chưa học bài tốt nên mau quên kiến thức và chưa có ý thức
tự xem bài mới trước ở nhà.
- Đa số nhà học sinh chưa có máy tính nên việc thực hành chủ yếu
là ở trên lớp học.
3. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT:
Sáng kiến kinh nghiệm có kèm theo đĩa CD chứa tất cả các bài tập mà
tôi đã áp dụng dạy học từ đầu năm học đến nay. Bên cạnh đó, đĩa CD còn
chứa chương trình phần mềm Violet, các đoạn phim ghi nhận lại quá trình
cài đặt phần mềm, hướng dẫn sử dụng chương trình Violet, …
Hình thức ôn tập:
- Cho học sinh làm nhiều dạng bài tập trắc nghiệm khác nhau ở
từng bài học khi củng cố bài học hay kiểm tra bài cũ bằng cách giáo viên sử
dụng máy chiếu đa năng trình chiếu bài tập và học sinh quan sát, trả lời câu
hỏi. Chương trình Violet có hổ trợ đánh giá kết quả làm bài của học sinh.

Chẳng hạn, có âm thanh vỗ tay khen ngợi khi các em làm bài đúng hoặc dấu
hiệu buồn, đáng tiếc khi các em làm bài sai, …
- Giáo viên chép các bài tập xuống các máy cho học sinh thông
qua mạng nội bộ để học sinh làm trong các tiết ôn tập giúp các em tổng kết
kiến thức theo từng chương học.

5


Sáng Kiến Kinh Nghiệm
- Chép bài tập cho học sinh về nhà làm nếu có điều kiện.
Sau đây, tôi xin hướng dẫn cách cài đặt và sử dụng phần mềm Violet
để tạo các dạng bài tập.
a.

CÀI ĐẶT PHẦN MỀM: Phần mềm Violet được download
theo địa chỉ website của công ty Bạch Kim:

b.

CÁCH TẠO CÁC DẠNG BÀI TẬP:
Dạng 1: Bài tập Đúng/Sai

6


Sáng Kiến Kinh Nghiệm

Nhập liệu cho bài tập trên như sau:


- Để thêm phương án, ta nhấn vào nút “+” ở góc dưới bên trái.
- Để bớt phương án thì nhấn vào nút “−” ở góc dưới bên trái.
Sau khi nhập xong, ta nhấn nút "Đồng ý" sẽ được màn hình bài tập
trắc nghiệm như sau:

Dạng 2: Bài tập một đáp án đúng

7


Sáng Kiến Kinh Nghiệm

Đây là kiểu bài trắc nghiệm “Một đáp án đúng”, chỉ có đáp án thứ 2
là đúng. Ta nhập liệu cho bài tập trên như sau:

Cách
làm tương
tự
dạng

như
bài

tập
đúng/sai.
Sau

khi

nhập xong, ta chọn nút "Đồng ý" sẽ được màn hình bài tập “một đáp án

đúng” như sau:

8


Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Dạng 3: Bài tập câu hỏi ghép đôi
Hãy kéo mỗi ý ở cột phải đặt vào một dòng tương ứng ở cột trái để có
kết quả đúng.

Ta chọn kiểu bài tập là “Ghép đôi”, khi soạn thảo phải luôn đưa ra kết
quả đúng đằng sau mỗi phương án. Sau đó, Violet sẽ trộn ngẫu nhiên các kết
quả để người làm bài tập sắp xếp lại.

Để chèn ảnh ta chọn hộp nhập liệu “Ảnh”, ta nhập tên file ảnh JPEG như
hình trên, hoặc nhần nút ba chấm “...” để chọn file ảnh đó. Nhấn nút “Đồng
ý”, ta được màn hình bài tập sau:

9


Sáng Kiến Kinh Nghiệm

Lưu ý: Khi làm bài tập loại này, học sinh phải kéo thả chuột giá trị ở cột
phải đặt vào cột trả lời, rồi nhấn vào nút kết quả để được xem kết quả là đúng
hay sai. Học sinh có thể làm từng câu một rồi xem kết quả ngay, hoặc có thể
làm hết các câu rồi mới xem kết quả.
Dạng 4: Bài tập kéo thả chữ
Nhiệm vụ của học sinh là kéo các từ tương ứng thả vào những
chỗ trống. Ngoài các từ phương án đúng của đoạn văn bản còn có thêm

những phương án nhiễu khác.
Ví dụ : Tạo bài tập kéo thả chữ vào đoạn văn như sau:

10


Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Nhập liệu cho bài tập trên như sau:

Khi nhập liệu, ta sẽ gõ câu hỏi và toàn bộ nội dung văn bản (có cả các
từ mà sau này sẽ được ẩn đi) vào ô nhập liệu. Sau đó, chọn các từ ẩn này (bôi
đen từ) rồi nhấn nút "Chọn chữ". Hoặc đơn giản hơn, để chọn một từ ta gõ 2
cặp ký hiệu xổ dọc cạnh nhau ở 2 đầu của từ đó: ||<từ được chọn>||.
Sau khi chọn từ bằng bất kỳ cách nào, trên ô nhập liệu từ đó sẽ có màu
đỏ nên rất dễ nhận ra. Nếu thôi không chọn từ đó nữa, ta chỉ việc xóa các cặp
ký hiệu || đi là được.
Trong các dạng bài tập này, ta cũng có thể chèn thêm hình ảnh vào phía
dưới câu hỏi giống như trong phần tạo bài tập trắc nghiệm.
Riêng đối với bài tập kéo thả chữ, ta có thể nhập thêm các phương án
nhiễu bằng cách nhấn nút “Tiếp tục”. Nếu không cần phương án nhiễu thì ta
có thể chọn luôn nút “Đồng ý” để kết thúc quá trình nhập liệu. Dưới đây là
màn hình nhập phương án nhiễu cho loại bài tập kéo thả chữ.

11


Sáng Kiến Kinh Nghiệm

Trong đó:
- Nút "Thêm chữ" dùng để thêm một phương án nhiễu, sau khi chọn nút

này ta sẽ gõ trực tiếp nội dung phương án lên danh sách đối tượng.
- Nút "Quay lại" để trở về màn hình nhập liệu trước.
- Nút "Đồng ý" để kết thúc quá trình nhập liệu và tạo bài tập.
Với cách nhập liệu như trên Violet sẽ sinh ra một bài tập kéo thả chữ
giống như hình dưới đây:

12


Sáng Kiến Kinh Nghiệm
4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
- Tiết học sinh động hơn, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Giúp học
sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn.
- Học sinh thích học môn tin học hơn. Hình thành cho học sinh thói
quen tự kiểm tra , tự đánh giá kết quả học tập của bản thân.
- Chất lượng môn tin học học kỳ I năm học 2008 -2009 khá cao:
+ Lớp 4: Tổng số học sinh là 215
Loại

Số lượng

Chiếm Tỉ lệ

Giỏi

89

41,4%

Khá


84

39,1%

TB

42

19,5%

+ Lớp 5: Tổng số học sinh là 163
Loại

Số lượng

Chiếm Tỉ lệ

Giỏi

52

31,9%

Khá

77

47,2%


TB

34

20,9%

- Học sinh nhớ kiến thức cơ bản lâu hơn. Tạo nền tảng kiến thức về
tin học, dễ tiếp cận với nền công nghệ thông tin đang phát triển.
- Học sinh sử dụng máy tính tốt hơn, thành thạo hơn. Rèn luyện kỹ
năng sử dụng máy tính để áp dụng vào thực tế cuộc sống như: học tập, làm
việc, giải trí, …

III. KẾT LUẬN:
1. Bài học kinh nghiệm:

13


Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Đối với giáo viên:
- Giáo viên phải có sự hiểu biết nhất định về chuyên môn, nghiệp vụ,
say mê với nghề và có kinh nghiệm giảng dạy.
- Nắm bắt được tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học: năng động, hăng hái
phát biểu ý kiến, thích được khích lệ, …
- Cần xác định rõ mục đích, yêu cầu cụ thể của bài học giúp học sinh
nắm được kiến thức trọng tâm của bài học.
- Xây dựng kế hoạch ôn tập theo từng chương. Giúp học sinh tổng kết
được kiến thức cơ bản.
- Rèn luyện cho học sinh thói quen tự học, tự kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập của các em.

- Bản thân không ngừng tự học, tự bồi dưỡng, trau dồi tri thức, năng
lực chuyên môn.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học không chỉ ở bộ môn Tin Học, mà có thể thực hiện ở
các môn học khác. Chẳng hạn, giáo viên sử dụng các phần mềm Violet,
Power Point để soạn giáo án điện tử; phần mềm AB, Learning Math, Encore
làm phương tiện dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Đối với học sinh:
- Cần nắm bắt nội dung bài học.
- Hình thành thói quen tự học, tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của bản thân.

Đối với phụ huynh học sinh:

14


Sáng Kiến Kinh Nghiệm
- Mua sắm đầy đủ sách vở, tạo điều kiện về thời gian và cơ sở vật
chất cho con em học tập.
- Cha mẹ có nhu cầu cao về chất lượng học tập của con em, có sự
phối hợp chặt chẽ với nhà trường, với giáo viên chủ nhiệm. Hình thành cho
con em thói quen học tập một cách khoa học.
2. Kết luận chung:
Qua những kết quả đạt được từ khi tôi áp dụng phương pháp sử dụng
các dạng bài tập trắc nghiệm bằng phần mềm Violet để củng cố bài học hay
kiểm tra bài cũ. Tôi rất phấn khởi và tâm đắc. Vì vậy, tôi muốn chia sẽ kinh
nghiệm này với tất cả đồng nghiệp. Các anh (chị) đồng nghiệp có thể tham
khảo, xem xét, ứng dụng chúng vào các môn mình phụ trách.
Tôi rất mong các anh(chị) đồng nghiệp xem xét, góp ý, bổ sung để

sáng kiến kinh nghiệm này ngày càng hoàn chỉnh hơn và có tác dụng tích
cực đối với tất cả các môn học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và
đào tạo nước nhà.
Bản thân thấy mình cần cố gắng nhiều hơn nữa, không ngừng học tập
nâng cao trình độ, học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè, đồng nghiệp. Đồng thời,
tự hoàn thiện phương pháp dạy học của mình nhằm đem lại niềm vui, sự say
mê học tập cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng “Dạy và Học” của
nhà trường.
Người viết

Nguyễn Thị Hồng Nhiên

15



×