Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

bao cao thuc tap tại đài phát thanh và truyền hình tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.64 KB, 17 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP

I.

LỜI NÓI ĐẦU
Trong suy nghĩ của nhiều người thì nghề báo là một nghề vất vả và
nguy hiểm, bản thân em thì cho rằng, nghề báo không phải người chọn nghề
mà là nghề chọn người, em- những sinh viên khóa 32 học chuyên ngành báo
Phát thanh, cũng như những chuyên ngành khác liên quan đến báo chí nói
chung, thì quãng thời gian 4 năm học tập tại trường sắp kết thúc. Có thể có
bạn sẽ theo đuổi đến cùng với nghề, nhưng cũng có bạn sẽ rẽ sang một con
đường mới. và với bản thân em, thì bản thân em đã nhận được rất nhiều khi
bước chân vào Học viện, và sau một thời gian thực tập kéo dài 3 tháng để em
có cơ hội tiếp cận với nghề nhiều hơn, thì em càng hiểu và muốn tiếp tục cố
gắng hơn nữa với ngành học mà mình đã chọn.
Sau khi nhận được quyết định về thực tập tại đài Phát thanh và Truyền
hình Tuyên Quang, và được sự hướng dẫn nhiệt tình của các cô chú, anh Cô
đang công tác tại đài, đặc biệt là các cô và các anh chị tại phòng Phát thanh và
truyền hình tiếng dân tộc, em đã nhanh chóng nắm bắt kịp thời nề nếp và nội
quy cơ quan đề ra, thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao. Bước đầu tiếp xúc
về công việc tìm hiểu, phát hiện và khai thác vấn đề để viết thành tin bài với
một sinh viên còn bỡ ngỡ, nhưng qua đợt thực tập này bản thân em đã được
học hỏi kinh nghiệm từ các cô chú anh chị đi trước. Thấy được những việc
mình đã làm được và những việc mình chưa làm được, từ đó rút ra những bài
học bổ ích phục vụ tốt hơn cho công việc sau này.
Bản báo cáo này là kết quả của thời gian học tập tại trường và thời gian
thực tập tại đài Phát thanh và Truyền hình Tuyên Quang. Bản báo cáo có thể
còn có những điểm còn thiếu sót, kính mong các thầy cô thông ngảm. Bản
thân em luôn mong được sự giúp đỡ, góp ý chân thành của quý thầy cô ở
trường để cho em có thể rút kinh nghiệm và hoàn thành tốt công việc của
mình


Em xin chân thành cảm ơn!

1


BÁO CÁO THỰC TẬP

II.
GIỚI THIỆU VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP
II.1. Giới thiệu về Đài Phát thanh - Truyền hình Tuyên Quang
II.1.1. Vị Trí chức năng
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Tuyên Quang là cơ quan báo chí,
đơn vị sự nghiệp công lập, chịu sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân
tỉnh và sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang;
chịu trách nhiệm về hoạt động báo chí theo Luật Báo chí; chịu sự quản lý Nhà
nước của cơ quan có thẩm; chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Đài Tiếng nói
Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh chịu sự quản lý nhà nước về báo
chí, về truyền dẫn và phát sóng của Bộ Thông tin và Truyền thông; Sở Thông
tin và truyền thông thực hiện quản lý nhà nước trên địa bàn theo phân cấp của
Ủy ban nhân dân tỉnh.
Đài Phát thanh và Trào truyền hình Tuyên Quang được thành lập vào
ngày 30/10/1976. Trải qua 40 năm, Đài Phát thanh và Truyền hình(PT-TH)
Tuyên Quang đã không ngừng đổi mới, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ
trong công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, biểu dương, cổ vũ những nhân tố mới,
điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương. Đài
đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, xứng đáng là tiếng nói của
Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể xã hội và là diễn đàn của nhân
dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang.

Trong suốt chặng đường 40 năm xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ,
viên chức của Đài đã không ngừng nỗ lực vươn lên xây dựng và phát triển sự
nghiệp phát thanh, truyền thanh và truyền hình, đáp ứng yêu cầu công tác
tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của địa phương. Từ chỗ phát sóng 45 phút/
ngày năm 2008, đến nay Đài PT-TH Tuyên Quang đã nâng thời lượng phát
sóng lên 18 giờ /ngày, phạm vi phát sóng cũng đã được mở rộng, đánh dấu
bằng sự kiện kênh Phát thanh - Truyền hình Tuyên Quang (TTV) đã được
phát sóng trên vệ tinh Vinasat.

2


BÁO CÁO THỰC TẬP

Hiện nay, Đài PT-TH Tuyên Quang đã được đầu tư hệ thống trang thiết
bị kỹ thuật hiện đại, đảm bảo tiếp và phát sóng kênh truyền hình VTV1,
VTV2, VTV3 của Đài Truyền hình Việt Nam, kênh VOV1 của Đài Tiếng nói
Việt Nam và phát kênh riêng TTV. Chương trình phát thanh, truyền hình của
Đài đã được thực hiện bằng 5 thứ tiếng là: Tiếng Việt, tiếng Tày, tiếng Dao,
tiếng Cao Lan và tiếng Mông, góp phần truyền tải thông tin trong và ngoài
tỉnh đến đồng bào các dân tộc trên địa bàn, nhất là đồng bào dân tộc vùng sâu,
vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số… Ngoài ra, Trang Thông tin điện tử
của Đài có nội dung phong phú, cập nhật thông tin một cách thường xuyên,
liên tục.
Hiện nay, đội ngũ cán bộ, viên chức và hợp đồng của Đài có 114 người,
hầu hết có trình độ đại học và sau đại học, cơ bản đáp ứng được yêu cầu,
nhiệm vụ được giao.
2.1.2. Nhiệm vụ quyền hạn
1. Lập kế hoạch hàng năm và dài hạn để thực hiện nhiệm vụ được giao;
tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp phát thanh,

truyền thanh, truyền hình phù hợp với quy hoạch của Đài Tiếng nói Việt Nam,
Đài Truyền hình Việt Nam và chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng thời tổ
chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đã được phê quyệt theo sự phân công của
Ủy ban nhân dân tỉnh và cấp có thẩm quyền.
2. Sản xuất và phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình, nội
dung thông tin trên trang thông tin điện tử bằng tiếng Việt; các tiếng dân tộc
thiểu số và tiếng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
3. Trực tiếp vận hành, quản lý, khai thác hệ thống kỹ thuật chuyên
ngành để sản xuất chương trình, truyền dẫn tín hiệu và phát sóng các chương
trình phát thanh, truyền hình của địa phương và quốc gia theo quy định của
pháp luật; phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác để đảm bảo sự an toàn của
hệ thống kỹ thuật đó.
4. Thực hiện các dự án đầu tư và xây dựng; tham gia thẩm định các dự
án đầu tư thuộc lĩnh vực phát thanh, truyền thanh, truyền hình theo sự phân

3


BÁO CÁO THỰC TẬP

công của Ủy ban nhân dân tỉnh và cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật.
5. Phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam sản
xuất các chương trình phát thanh, truyền hình phát sóng trên sóng đài quốc
gia.
6. Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật đối với các Đài
Truyền thanh- Truyền hình các huyện, thành phố theo quy định của pháp luật.
7. Nghiên cứu khoa học và ứng dụng các thành tựu kỹ thuật, công nghệ
thuộc lĩnh vực phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử. Tổ chức đào tạo, bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên ngành phát thanh, truyền hình

theo quy định của pháp luật.
8. Tổ chức hoạt động sự nghiệp phát thanh, truyền thanh, truyền hình;
thông tin, tuyên truyền trên sóng phát thanh, truyền hình và trang Web của
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh về chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước, của cấp uỷ, chính quyền địa phương theo quy
định của Luật Báo chí; phục vụ công tác tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ
chính trị của cấp uỷ, chính quyền các cấp; phục vụ nhu cầu thông tin, văn hoá,
giải trí v.v… nhằm nâng cao đời sống tinh thần, nâng cao trình độ dân trí của
nhân dân các dân tộc trong tỉnh; cổ vũ tinh thần yêu nước, phong trào hành
động cách mạng của địa phương, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa; phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; phê
phán các hiện tượng tiêu cực trong xã hội.
9. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 6, Chương
III của Luật Báo chí; nắm vững chủ trương đường lối của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương để xây
dựng kế hoạch tuyên truyền; đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình
phát thanh, truyền hình địa phương nhằm tăng cường hiệu quả tuyên truyền
trên sóng phát thanh, truyền hình.
10. Tổ chức các hoạt động quảng cáo, kinh doanh, dịch vụ từng bước tự
trang trải một phần chi phí và nâng cao đời sống cán bộ, viên chức theo Nghị
định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ Quy định quyền tự
4


BÁO CÁO THỰC TẬP

chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và
tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
11. Quản lý, sử dụng lao động, vật tư, tài sản có hiệu quả, tiết kiệm tài
sản, vật tư, trang thiết bị và kinh phí Nhà nước cấp, đồng thời quản lý tốt

nguồn thu từ quảng cáo, dịch vụ, kinh doanh và các nguồn khác theo quy định
của pháp luật.
12. Thực hiện chế độ, chính sách, nâng lương, tuyển dụng, điều động,
thuyên chuyển, chuyển loại, đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, nghỉ hưu trí, đãi
ngộ, khen thưởng, kỷ luật. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ để
nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên, phát
thanh viên và kỹ thuật viên; các chế độ khác đối với viên chức và người lao
động thuộc phạm vị quản lý theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
13. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất với cơ quan chủ quản,
cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan chức năng về các mặt công tác được
giao; tổ chức các hoạt động thi đua, khen thưởng theo phân cấp và quy định
của pháp luật.
14. Thực hiện cải cách các thủ tục hành chính, phòng, chống tham
nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch và các tệ nạn xã hội khác trong đơn vị.
Giải quyết khiếu nại tố cáo theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
15. Phối hợp trong thanh tra, kiểm tra thực hiện chế độ chính sách và
các quy định của pháp luật; đề xuất các hình thức kỷ luật đối với đơn vị, cá
nhân vi phạm các quy định trong hoạt động phát thanh, truyền thanh, truyền
hình theo phân công, phân cấp và theo quy định của pháp luật.
16. Thực hiện công tác thông tin, lưu trữ tư liệu theo quy định của pháp
luật.
17. Thực hiện cơ chế hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày
17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số công việc
trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp.
18. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Tỉnh uỷ và Uỷ
ban nhân dân tỉnh.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
A. KHỐI QUẢN LÝ

5



BÁO CÁO THỰC TẬP

1. Ban Giám đốc
- Giám đốc - Tổng biên tập: Ông Ma Xuân Quang
- Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Ông Bạch Đức Toàn
- Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Ông Nguyễn Ngọc Toàn
- Phó Giám đốc kỹ thuật: Ông Nguyễn Mạnh Đoàn
2. Phòng Tổ chức và Hành chính
3. Phòng Dịch vụ và Quảng cáo
B. KHỐI NỘI DUNG
1. Phòng Biên tập
2. Phòng Thời sự
3. Phòng Chuyên đề
4. Phòng Văn nghệ và Giải trí
5. Phòng Phát thanh - Truyền hình tiếng dân tộc
C. KHỐI KỸ THUẬT
1. Phòng Kỹ thuật và Công nghệ
2. Phòng Kỹ thuật Truyền dẫn - Phát song
3. Phòng Kỹ thuật Sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình
4. Phòng Thông tin điện tử
II.2. Giới thiệu về phòng Phát thanh và Truyền hình tiếng dân tộc
a. Chức năng, nhiệm vụ
- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền và tổ chức thực hiện công tác tuyên
truyền của phòng mình theo kế hoạch tuyên truyền và lịch phát sóng của Đài.
Hàng tháng, chủ động đăng ký ngày giờ phát sóng các chương trình truyền
hình tiếng dân tộc với Phòng Biên tập;
- Tổ chức khai thác các nguồn thông tin, tư liệu một cách nhanh chóng,
kịp thời, chính xác phục vụ cho chương trình. Tổ chức sản xuất các chương

trình phát thanh thời sự tiếng Việt, Tày, Dao, Cao Lan; chương trình ca nhạc
tiếng Tày, Dao; chương trình truyền hình tiếng Tày, Dao, Cao Lan phát sóng
tại Đài tỉnh và sóng VTV5 Đài Truyền hình Việt Nam. Tổ chức phối hợp,
cộng tác với các cộng tác viên để đặt viết tin, bài theo kế hoạch đã được phê
duyệt. Thường xuyên nghiên cứu, đổi mới các hình hiệu, mục hiệu, nhạc cắt,
nhạc cổ động... theo nhiệm vụ chính trị ở địa phương;
- Chủ trì và đảm nhận việc lựa chọn và gửi các tin, bài, phóng sự phát
trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài các địa phương. Đảm nhận việc trao
đổi băng, đĩa chương trình với Ban Truyền hình tiếng dân tộc (VTV5) Đài
6


BÁO CÁO THỰC TẬP

Truyền hình Việt Nam. Hàng tháng, tổ chức, đánh giá kết quả công tác
chuyên môn theo lĩnh vực được phân công, đề xuất các giải pháp để xây dựng
chương trình ngày càng tốt hơn. Phối hợp với các phòng có liên quan tham
gia Liên hoan phát thanh toàn tỉnh và tham gia Liên hoan phát thanh toàn
quốc.
b. Cơ cấu tổ chức
- Trưởng phòng: Bà Trần Thị Ngọc
- Phó Trưởng phòng
- Biên tập viên
- Biên dịch viên
- Phóng viên
III. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG THỜI GIAN
THỰC TẬP
2.1. Thuận lợi
Thời gian thực tập của bản thân em được tính từ ngày 11/1/2016, sau
khi ra mắt các phòng ban, và đến thực tập tại phòng Phát thanh và Truyền

hình tiếng dân tộc, nhận được sự hướng dẫn trực tiếp của cô Trần Thị Ngọc.
Trong suốt 3 tháng thực hiện theo kế hoạch thực tập, bản thân em đã cố
gắng để hoàn thành thời gian thực tập và trong khoảng thời gian đó bản thân
em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các cô chú và anh
chị tại cơ quan. Đặc biệt là các cô và anh chị tại phòng Phát thanh và Truyền
hình tiếng dân tộc. Ví dụ như khi bản thân em có trình bày một số ý kiến về
các vấn đề liên quan đến dân tộc như giữ gìn bản văn hóa, các phong tục tập
quán của dân tộc, hay trò chơi dân gian của dân tộc thiểu số. Thì bản thân em
đã nhận được những chia sẻ về cách khai thác vấn đề sao cho đầy đủ và sâu
sắc nhất, cách lấy phỏng vấn sao cho hay và đủ ý.
Bản thân em cũng là một người dân tộc thiểu số nên khi đến thực tập
tại phòng và theo dõi cũng như trực tiếp viết những phóng sự về dân tộc thiểu
số, nhất là dân tộc mình thì phần nào có cái nhìn sâu sắc hơn, tiếp cận vấn đề
cũng dễ dàng hơn và thuận lợi hơn khi xin phỏng vấn. Thêm nữa là bản thân
em đăng kí thực tập tại Tuyên Quang – là nơi mà em đã sinh ra và lớn lên nên
việc đi lại, tiếp xúc cơ sở để viết bài cũng khá dễ dàng.

7


BÁO CÁO THỰC TẬP

Bản thân em đã được các thầy cô trong trường trang bị những kiến thức
nền, đặc biệt là những kiến thức liên quan đến chuyên ngành phát thanh trong
gần 4 năm theo học tại trường. Việc tham gia vào Ban biên tập của CLB Phát
thanh Sóng trẻ cũng giúp em có cơ hội thực hành nhiều hơn. Nên khi bước
vào thực tế giúp em phần nào không bị bỡ ngỡ và tiếp xúc với công việc một
2.2.

cách dễ dàng hơn.

Khó khăn
Em tự nhận thấy bản thân mình còn chưa tinh tế và nhạy bén khi nắm
bắt nguồn tin, chưa thông minh trong cách giải quyết vấn đề .
Chưa có nhiều mối quan hệ xã hội nên khi cần liên hệ phỏng vấn bản
thân em còn mất thời gian và nhiều lần chưa thực hiện được cuộc phỏng vấn
như yêu cầu.
Vốn từ vựng còn chưa phong phú nên trong nhiều bài viết phần diễn
đạt còn hạn chế.
IV. KẾT QUẢ THỰC TẬP.
Không chỉ có cơ hội được hiểu hơn về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm
vụ của các phòng ban tại đài Phát thanh và Truyền hình Tuyên Quang. Bản
thân em đã có cơ hội được trải nghiệm, cũng như thực hành nhiều hơn nữa
những kiến thức đã được trang bị trong khoảng thời gian trên giảng đường.
Sau khi được giới thiệu về phòng Phát thanh và Truyền hình tiếng dân tộc và
dưới sự chỉ dẫn của cô Ngọc, bản thân em đã nhanh chóng làm quen và tìm
hiểu về các chương trình mà phòng sản xuất. Việc đọc những phóng sự,
những tin bài đã được phát sóng phần nào giúp bản thân em hình dung được
những vấn đề mà các anh chị đã khai thác và cách khai thác chúng như thế
nào.
25/1/2016: Sau tuần đầu tiên đọc các tin bài và lên phòng thu để xem
các anh chị tiến hành thu chương trình, bản thân em bắt đầu viết những bài
đầu tiên sau khi đã có sự hướng dẫn của cô Ngọc. Đó là bài viết về hoàn cảnh
khó khăn của cô bé Hoàng Thúy Nga- dân tộc Mông, dù gia đình vẫn còn
nhiều khó khăn, nhưng gia đình em cũng như gia đình em vẫn cố gắng khắc
8


BÁO CÁO THỰC TẬP

phục khó khăn để đến lớp và học hành có tiến bộ hơn rất nhiều. Với bài viết

đó, bản thân em đã sử dụng kết hợp cả lời phỏng vấn, tiếng động cũng như âm
nhạc, nên đã được đánh giá khá tốt từ ban giám đốc.
6/2/2016: Khi được biết cô Ngọc đang thực hiện một chuyên đề về việc
giữ gìn và phát huy làn điệu then của dân tộc Tày thì bản thân em đã tìm hiểu
và viết về Câu lạc bộ hát then ở trường THPT, bài viết lúc đầu khá dài và em
viết về nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng sau khi được cô Ngọc góp ý thì em
đã khắc phục được lỗi đó. Trong bài viết này, em vẫn duy trì việc sử dụng
tiếng động cùng lời phỏng vấn, và phần kết bài là làn điệu then của Câu lạc bộ
góp phần giúp cho tác phẩm được sinh động hơn.
5/2/2016: Đến gần dịp Tết nguyên đán, em được giao nhiệm vụ viết bài
về không khí đón tết ở gia đình dân tộc Tày tại địa phương vào ngày tất niên.
Với bài viết này em gặp khó khăn nhất là việc chọn nhân vật sao cho tiêu
biểu, mà đáp ứng đủ được yêu cầu là người dân tộc thiểu số. Sau khi liên hệ
với nhiều gia đình khác nhau tại địa phương, em đã chọn được một gia đình
dân tộc Tày ở Hàm Yên ( Tuyên Quang), có 3 thế hệ cùng chung sống, và là
gia đình chính sách và vẫn còn giữ nhiều nét văn hóa của dân tộc Tày tại địa
phương.
11/2/2016: Trong dịp đón Tết nguyên đán ở địa phương, em có cơ hội
được chứng kiến một trò chơi dân gian của dân tộc mình, đó là chơi bàm. Trò
chơi tưởng chừng như đã không còn được ai chơi, nhưng mấy năm gần đây,
tại địa phương ( Minh Hương) thì trò chơi đã được “hồi sinh”, mọi người chơi
nhiều hơn và thực sự thu hút được những người dân sinh sống tại địa phương.
Qua quá trình tìm hiểu trò chơi này, thì bản thân em hiểu được rằng trò chơi
đã góp một phần không nhỏ vào việc lưu giữ những nét văn hóa truyền thống
của dân tộc.
27/2/2016: Tình cơ được làm quen và biết đến những chuyến từ thiện
của một người phụ nữ dành nhiều năm cuộc đời của mình để làm công tác xã
hội, và mấy năm gần đây là hoạt động từ thiện ( quyên góp quần áo cũ cho trẻ
em nghèo). Bản thân em đã tìm cách liên hệ và xin phỏng vấn cô. Tuy nhiên


9


BÁO CÁO THỰC TẬP

trong lần phỏng vấn đó, bản thân em đã mắc phải một lỗi là để nhân vật xưng
“cô” trong phần trả lời phỏng vấn. Chính bởi vậy mà tính khách quan của bài
viết bị giảm đi. Qua lần mắc lỗi đó, bản thân em luôn tự nhắc nhở bản thân
không được mắc lại lỗi nhỏ đó một lần nào nữa.
4/3/2016: Trong khoảng thời gian tháng 3, em có chủ động xin các anh
chị phòng thời sự cho đi cùng để tìm hiểu thêm về cách khai thác thông tin,
cách xây dựng tác phẩm khi đi cơ sở. 4/3/2016, em có được đi để đưa tin về
“Lễ ra quân tháng thanh niên huyện Hàm Yên năm 2016”. Chuyến đi đó đã
giúp em có nhiều kinh nghiệm hơn về việc xin phỏng vấn với đối tượng nào?
Phóng vấn những gì để đáp ứng được bài viết yêu cầu?
14/3/2016: em có cơ hội được tham gia “Lễ khai mạc hội khỏe Phù
Đổng tỉnh Tuyên Quang lần thứ IX”, lần này học được cách viết tin sao cho
phù hợp với chương trình đang diễn ra và đã được các phương tiện truyền
thông đưa tin trước đó về thời gian, địa điểm, nội dung diễn ra…
27/3/2016: Viết về một sản vật nổi tiếng ở Tuyên Quang mà đã có rất
nhiều loại hình báo chí khác nói đến đó là Vịt bầu Minh Hương. Bản thân em
cố gắng khai thác để không bị trùng lặp với các thông tin đã đưa, ví dụ như
sau khi đã có nhiều bài viết giới thiệu về sản phẩm này, thì bản thân em muốn
nói đến cách sao để phát triển hơn nữa và sao để nhận được sự đón nhận từ
những địa phương khác. Hay đặt việc tập trung phát triển đàn vịt, với chủ yếu
là nuôi thả suối, ăn thức ăn tự nhiên trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
đang rất được quan tâm như hiện nay….
Bản thân em cũng chủ động xin đi cùng các anh quay phim và anh chị
biên tập bên truyển hình để có thể hiểu hơn về cách các anh chị chọn và khai
thác vấn đề.

V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua 3 thang thực tập ( từ ngày 11/1/2016 đến 15/4/2016) tại Đài Phát
thanh và Truyền hình Tuyên Quang. Bản thân em đã rút cho mình được nhiều
bài học, với em thì những điều đó thực sự rất ý nghĩa, khi không chỉ tiếp thu
kiến thức trên sách vở. Khi tham gia kiến tập tại Đài, em đã có cơ hội được
tiếp xúc với những kiến thức tiến hành xây dựng tác phẩm thực tế nhiều hơn.

10


BÁO CÁO THỰC TẬP

Dưới đây là một số kinh nghiệm mà bản thân em rút ra được sau kì thực tập 3
tháng vừa qua.
1. Về việc lựa chọn đề tài
Việc đầu tiên mà em được phân đó là việc đọc những kịch bản chương
trình phát thanh tiếng Phổ thông để có thể phần nào hiểu được cách các anh
chị tại đài chọn đề tài, và triển khai đề tài đó như thế nào.
Sau khi đọc những kịch bản đó, em bắt đầu được Cô Trần Ngọc gợi ý
về việc đưa ra đề tài. Mỗi người đề xuất từ 3 đến 4 đề tài khác nhau, và trình
bày với chị về tính khả thi của đề tài đó. Sau một ngày, em bắt đầu đề xuất
những đề tài của mình. Sau khi đưa ra đề tài, và được duyệt, bản thân em hiểu
hơn rằng: Đề tài và những vấn đề mình quan tâm, mình muốn nói liệu có phù
hợp với người nghe hay không? Người nghe có mong muốn nghe những
chương trình đó không? Và những vấn đề đó có phù hợp với tôn chỉ mục đích
của Đài đó hay không? Với thời lượng từ 5 đến 10 phút thì đề tài đó, vấn đề
đó liệu có được phân tích, phản ánh một cách đầy đủ hay không? Hay ngược
lại, liệu có đủ thông tin để trao đổi với thính giả trong khoảng thời gian đó
hay không?
Thêm nữa là, liệu đề tài đó đã được các chương trình khác thể hiện như

thể nào rồi, liệu mình có thể thực hiện được tiếp được đề tài đó ở một góc
cạnh khác không. Ví dụ như khi em đưa ra ý kiến về việc muốn thực hiện một
chương trình về tục cấp sắc của dân tộc Tày, thì có nhận được phản hồi từ chị
hướng dẫn rằng, tục lệ đó các anh chị trong phòng đã khai thác khá là nhiều
lần rồi. Hay là khi đưa ra ý tưởng về các trò chơi dân gian của dân tộc ở
Tuyên Quang, thì em có nhận được gợi ý của cô hướng dẫn ở thêm một khía
cạnh khác là tìm hiểu và thực hiện thêm câu chuyện về sân chơi cho trẻ em
miền núi trong dịp nghỉ hè sắp tới……
Từ đó em hiểu rằng, không có một đề tài nào gọi là cũ cả, nó chỉ cũ khi
bản thân mình không biết khai thác vấn đề ở một khía cạnh khác, tất cả mọi
vấn đề cần đặt nó ở nhiều khía cạnh khác nhau, thì mới mang đến cho thính
giả được những thông tin hữu ích.
2. Thu thập thông tin
11


BÁO CÁO THỰC TẬP

Sau khi đã được duyệt đề tài, và bắt đầu vào việc tiến hành thu thập
thông tin để xây dựng tác phẩm, bản thân em cho rằng đây là khâu quan trọng
nhất để khẳng định được hiệu quả của tác phẩm. Khi có thể thu thập được
những thông tin mình cần thì việc xây dựng tác phẩm sẽ không còn quá khó
khăn, mà ngược lại, nó sẽ dễ dàng hơn. Vơi bản thân em trong qua trình thu
thập thông tin cho tác phẩm của mình, thì em có rút ra được một số bài học
như sau:
• Chọn nhân vật:
Chọn nhân vật như thế nào để họ có thể thay mình cung cấp những
thông tin cần thiết cho quý thính giả là một điều cần có sự cân nhắc trước.
Với kiểu bài viết về vấn đề này thì cần liên hệ với nhân vật nào, với vấn đề
kia thì cần chọn ai là nhân vật để có thể phỏng vấn và có cuộc phỏng vấn hiệu

quả nhất.
• Liên hệ với nhân vật:
Việc liên hệ lúc đầu khá khó khăn vì mình không có số điện thoại riêng
hay bất cứ một địa chỉ nào có thể liên hệ được với nhân vật cả. Tất cả chỉ
bằng những mối quan hệ của bản thân mình. Xin từ người này, rồi xin đến
người kia. Khi đã liên hệ được với nhân vật mình muốn thì em gặp thêm vấn
đề nữa là thời gian phỏng vấn. Không phải là liên hệ với nhân vật nào, em
cũng nhận được những lịch hẹn trong thời gian sớm, mặc dù đã có giấy giới
thiệu của Đài. Thời gian để hoàn thành các tác phẩm không quá nhiều, nên em
phải tranh thủ tất cả thời gian rảnh của nhân vật để có thể đảm bảo tiến độ
công việc. Có nhân vật, em đã phải chờ 3 ngày mới xin được phỏng vấn,
nhưng cũng có nhân vật thì cũng dễ dàng đồng ý phỏng vấn ngay trong lần
liên hệ đầu tiên.
Từ đó, bản thân em có được cho mình một bài học là cần củng cố các mối
quan hệ khác nhau, đặc biệt là cần có trong danh bạ điện thoại mình những nhân
vật khác nhau. Có thể lúc đó mình không cần ngay, nhưng một lúc nào đó thì nó
lại đóng một vai trò khá quan trọng trong công việc của mình.
• Phỏng vấn nhân vật.

12


BÁO CÁO THỰC TẬP

Đưa câu hỏi như thế nào để có thể thu thập được những thông tin mình
cần trong một khoảng thời gian nhất định, vì có những nhân vật chỉ cho mình
một lượng thời gian trong quỹ thời gian của họ mà thôi.
Trong khoảng thời gian về xã để xin phỏng vấn Phó Chủ tịch UBND
xã về việc tạo sân chơi cho trẻ em miền núi trong dịp nghỉ hè, thì em đã liên
tiếp nhận được những lời từ chối trả lời. Các bác ấy rất bận vì đang chuẩn bị

cho bầu cử, thêm nữa là ở địa phương đó chưa có sân chơi cho trẻ em mỗi khi
đến dịp nghỉ hè, nên các bác đã không đồng ý cung cấp thông tin cho em. Hay
liên hệ với cô hiệu trưởng trường mầm non để xin phỏng vấn về Phổ cập giáo
dục cho trẻ 5 tuổi, thì cô cũng từ chối và không đồng ý tham gia phỏng vấn..
Sau lần từ chối đó, em hiểu rằng, khi nói về những vấn đề tích cực, nói
câu chuyện về thành tích, những điều tốt đẹp thì mọi người dễ dàng chia sẻ
hơn. Và ngược lại, những câu chuyện chưa có thành tích tốt, thì nhiều người
lại không muốn nhắc đến. Và dù câu chuyện đó là tích cực, hay chưa tốt thì
mỗi người làm báo vẫn cần phải khéo léo để có thể thu thập được những
thông tin mình cần.
Còn với những người dân bình thường, đặc biệt là những người dân tộc
thiểu số mà em gặp thì họ rất chân thành. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, có nhiều
người không trả lời được phỏng vấn, vì mình hỏi một đằng, họ trả lời theo
một cách khác. Nhiều lúc, em cảm nhận được rằng, trong mắt họ, người làm
báo là một điều gì đó rất “ghê gớm”, nên nhiều khi họ cảm thấy ngại ngùng,
thậm chí là sợ khi tiếp xúc, đặc biệt là với những nhân vật là dân tộc thiểu số.
Cũng có trường hợp là nhân vật mà em muốn phỏng vấn lại quá nhỏ, nên khi
được hỏi em chỉ có trả lời là “có” hoặc “không”, còn hỏi câu hỏi mở thì em lại
chưa hiểu được.
Như vậy, có thể thấy, việc xác định được mình sẽ khai thác thông tin gì,
mình cần thông tin gì từ nhân vật, và khéo léo hỏi họ như thế nào để họ nói ra,
họ chia sẻ với mình những thông tin đó là một điều rất là quan trọng. Đó là
những kĩ năng sẽ được tích lũy dần dần qua những lần đi thực tế viết bài,
những lần tiếp xúc với nguồn tin… của mỗi người làm báo. Em cho rằng, chỉ

13


BÁO CÁO THỰC TẬP


có đi nhiều, viết nhiều mới có thể hiểu và nói được rằng mình cần làm gì
trong trường hợp này, mình cần làm gì trong trường hợp khác.
• Chất lượng âm thanh
Đó cũng là một điều khá quan trọng khi thực hiện tác phẩm phát thanh.
Việc có một thiết bị thu âm tốt, sẽ là một trong những yếu tố giúp chất lượng
tác phẩm được nâng lên rõ rệt. Trong khi thu âm thanh, còn chú ý đến cả
những tiếng động nền, và tránh những tạp âm không đáng có. Với em, có một
sự cố khi phỏng vấn đó là quên việc xin tắt quạt, nên khi xong việc và về đến
nhà nghe lại thì mới phát hiện ra tạp âm quá lớn, không thể dùng file âm
thanh đó được, và đã phải xin phỏng vấn lại. điều may mắn với em đó là còn
kiểm tra lại file âm thanh.
• Lựa chọn câu trả lời khi phỏng vấn.
Đó là điều mà Cô Trần Ngọc đã chia sẻ với em trước khi em đi thu thập
thông tin để xây dựng tác phẩm. Cùng một câu hỏi, nhưng hãy hỏi nhiều
người (nếu như câu hỏi ấy không giới hạn ở một hai người có thể trả lời), như
vậy, có thể thu về được những câu trả lời khác nhau, và sẽ có được câu trả lời
hay nhất trong những câu trả lời khác nhau đó. Và khi vận dụng nó thì bản
thân đã nhận được lời phỏng vấn hay mà mình cần.
3. Xử lý thông tin.
Là viết không dài dòng, nhưng vẫn cung cấp đầy đủ thông tin và phù
hợp với loại hình báo phát thanh, trình bày các phần sao cho hợp với logic của
câu chuyện và không khiến người nghe không cảm thấy nhàm chán là điều
mà em đã học được từ những lần viết bài và gửi cho Cô Trần Ngọc biên tập.
Viết đi, viết lại rồi gửi cho biên tập, sau khi được xem lại bài biên tập hoàn
chỉnh từ cô, em đã nhận ra rằng cách viết của mình quá dài dòng, không khơi
được sự tưởng tưởng của người nghe về câu chuyện mình muốn nói. Và một
điều quan trọng hơn, là bản thân em đã bỏ qua nhiều chi tiết đắt trong câu
chuyện của mình. Mà đến khi được biên tập và nghe lại chương trình, em mới
nhận ra được điều đó.
Không chỉ có cách viết, mà còn cả âm thanh, lựa chọn những đoạn

phỏng vấn hay nữa, nhiều khi nhân vật chia sẻ, trả lời bản thân em thấy như

14


BÁO CÁO THỰC TẬP

vậy là hay, là hợp lý, nhưng nếu đặt trong toàn bộ tác phẩm thì nó lại quá dài
dòng và thực sự không cần thiết.
Trên đây là một số bài học mà bản thân em rút ra sau thời gian kiến tập
tại Đài và được trực tiếp đi thực hiện tác phẩm. Và không chỉ có những bài
học kinh nghiệm được rút ra, mà điều quan trọng khác nữa là em có thể xác
định được rằng, mình có thực sự hợp và có thể làm tốt với chuyên ngành báo
phát thanh hay không?
Bản thân em sau khi kết thúc 3 tháng thực tập đã có thêm nhiều kiến
thức mới trong quá trình học nghề. Nếu như 1 tháng kiến tập năm trước giúp
em hiểu được điều mà bản thân thực sự muốn thì đợt thực tập này đã giúp em
hiểu nhiều hơn thế. Đó là những khó khăn, vất vả nhưng cũng đầy niềm vui,
niềm tự hào về nghề mà mình đang theo đuổi.
VI. KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH
Với 22 dân tộc anh em cùng chung sống trên địa bàn tỉnh Tuyên
Quang, nên phần lớn các chương trình, các mục của phòng Phát thanh và
Truyền hình tiếng dân tộc tập trung chủ yếu vào phản ánh những khía cạnh
khác nhau của đời sống các dân tộc. Phòng sản xuất các chương trình thời sự
theo 4 thứ tiếng, đó là: tiếng Tày, tiếng Mông, tiếng Dao và tiếng Cao Lan.
Với các thời điểm phát sóng khác nhau, buổi sang từ 9h30 đến 12h, buổi
chiều từ 17h30 đến 18h và buổi tối từ 19h đến 21h, từ 22h 30 đến 23h là phát
lại các chương trình thời sự tiếng dân tộc.
Trong các chương trình và các mục mà phòng Phát thanh và Truyền
hình tiếng dân tộc thì bản thân em chọn mục “Nông thôn hôm nay” để tiến

hành khảo sát trong thời gian thực tập tại đài.
6.1. Giới thiệu về mục “Nông thôn hôm nay”
- Nội dung chính của chương trình: Phản ánh những hướng đi mới trong việc phát
triển nông nghiệp tại địa phương, những mô hình chăn nuôi tiêu biểu, những
điển hình trong việc phát triển kinh tế gia đình từ nông nghiệp, những đổi mới ở
các địa phương trong việc xây dựng nông thôn mới…
- Thời lượng phát sóng: 5phút/1 chương trình
- Thời gian phát sóng: 17h30p, thứ 3 hàng tuần.
6.2. Nhận xét, đánh giá về mục “Nông thôn hôm nay”

15


BÁO CÁO THỰC TẬP

Qua một thời gian nghe những bài viết khác nhau được phát trong mục
“Nông thôn hôm nay” thì bản thân em có rút ra một số nhận xét như sau:
- Về nội dung chương trình: đáp ứng được nhu cầu của người nghe, đặc biệt là
người nông dân, khi Tuyên Quang là một tỉnh ở vùng sâu vùng xa, hoạt động
nông nghiệp là chủ yếu. Nên những vấn đề được phản ánh trong chương trình
rất phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của người nghe. Thêm nữa, nội dung
được phản ánh khá phong phú, liên quan đến tất cả các vấn đề liên quan đến
nông thôn nên người nghe không thấy bị nhàm chán.
- Thời lượng phát sóng: với thời lượng là 5 phút/1 chương trình, thì theo bản
thân em thấy nó vừa hợp lý vừa không hợp lý. Bởi khi người nghe tiếp nhận
thông tin bằng thính giác, và vừa nghe vừa làm việc thì sẽ khá là mệt mỏi nếu
nghe trong thời gian dài. Tuy nhiên, với những vấn đề cần được phân tích sâu
thì khoảng thời gian đó lại không đủ để giải quyết sâu sắc vấn đề và có thể sẽ
lại chuyển đến chương trình ở tuần sau, khi đó tâm lý của người nghe đã có
thay đổi.

- Thời gian phát sóng: Với khoảng thời gian phát sóng là 17h30p. thứ ba hàng
tuần thì em cho rằng, khoảng thời gian phát sóng này không hơp lý, bởi
chương trình được sản xuất ra chủ yếu phục vụ người nông dân, nhưng nếu
phát vào lúc 17h30 phút chiều, vào mùa đông thì thời điểm đó mọi người đã
không còn làm việc ở cánh đồng nữa, mà đã về nhà để chuần bị cơm nước và
làm những công việc khác rồi. thêm một lý do nữa là khi về đến nhà thì mọi
người đều có thói quen bật và xem các chương trình truyền hình, nên sẽ
không để ý đến chương trình phát thanh đang phát có gì hấp dẫn hay không.
- Qua nghe các bài viết được phát trong mục, bản thân em thấy thì mục có phần
hơi khô khan, bởi trong 5 phút phát sóng thì những yếu tố phụ trợ khác cho
tác phẩm phát thanh như âm nhạc và tiếng động đã không được chú ý và sử
dụng trong tác phẩm. Việc chỉ sử dụng lời phát thanh viên với lời phỏng vấn
nhân vật nhiều khi khiến bài viết không sinh động và không hấp dẫn người
nghe.
VII. KẾT LUẬN

16


BÁO CÁO THỰC TẬP

Để có thể tiếp tục lựa chọn của mình với báo chí, bản thân em hiểu
rằng, bản thân mình cần phải trau dồi nhiều hơn nữa, không chỉ về kiến thức
chuyên môn mà còn cả những kiến thức xã hội khác nữa. Bản thân phải luôn
chủ động, luôn đổi mới bản thân để có thể bắt nhịp được với sự đổi mới từng
ngày từng giờ của xã hội hiện đại, đồng thời chủ động nắm bắt những thông
tin thời sự, không đặt bản thân ngoài sự kiện. 3 tháng thực tập tại đài Phát
thanh và Truyền hình Tuyên Quang, bản thân em đã nhận được nhiều bài học
quý báu, và em trân trọng khoảng thời gian đó, bởi nó đã bước đầu cho em
những kinh nghiêm mới cho quá trình tác nghiệp của bản thân.

Bên cạnh những thành công đạt được trong đợt thực tập này, em thấy
nguồn kiến thức và kinh nghiệm công việc trang bị cho bản thân vẫn còn
nhiều hạn chế, trải qua quá trình thực tập, nhận được sự hướng dẫn chỉ bảo
tận tình của các cô các chú, các anh Cô trong cơ quan em đã phần nào nhận ra
được nhược điểm của bản thân, bước đầu khắc phục những yếu điểm và làm
phong phú hơn vốn kiến thức của mình.
Trên đây là bản báo cáo về kết quả của quá trình thực tập tại đài Phát
thanh và truyền hình Tuyên Quang. Bản báo cáo còn nhiều thiếu sót nên em
rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18/4/2016
Người viết báo cáo
Sằm Thị Nga

MỤC LỤC

17



×