Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Báo chí đa phương tiện KHẢO SÁT ĐỐI TƯỢNG PHẢN ÁNH (ĐỀ TÀI) CỦA TÁC PHẨM BÁO CHÍ TRÊN MỘT SỐ TỜ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.14 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................2
CHƯƠNG I. NHỮNG LÍ LUẬN CHUNG VỀ CHI TIẾT TRONG TÁC
PHẨM BÁO CHÍ............................................................................................2
1. Khái niệm chi tiết........................................................................................2
2.1 Xét theo phương pháp thể hiện..................................................................3
2.2 Xét theo các yếu tố nội dung......................................................................6
2.3. Cách chia khác..........................................................................................6
3.Vai trò của chi tiết trong tác phẩm báo chí................................................6
4. Tính chất của chi tiết...................................................................................7
CHƯƠNG II. KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CHI TIẾT TRONG TÁC
PHẨM BÁO CHÍ TRÊN CÁC TRANG BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ..............8
1. Khảo sát trên các trang báo mạng điện tử................................................8
2.Kết luận.......................................................................................................15
PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................19


PHẦN MỞ ĐẦU
Chi tiết nhỏ làm nên tác phẩm lớn. Đề tài hay, sự việc “nóng hổi” đã đủ
làm nên sức nặng của bài báo nếu như cách viết không hay, chi tiết thiếu hợp
lí? Chi tiết là một trong những yếu tố nội dung của tác phẩm báo chí. Có được
chất liệu tốt cho bài báo, cần chi tiết hay để chuyển tải thông tin đến người
đọc cuốn hút nhất. Có nhiều định nghĩa về chi tiết, nhiều loại chi tiết khác
nhau, các cách dùng chi tiết khác nhau. Song làm thế nào để có dùng những
chi tiết hợp lí nhất, có được chi tiết nổi bật, tác giả xin khảo sát việc sử dụng
chi tiết trên một số tờ báo mạng điển tử. Từ đó đưa ra những phân tích, nhận
xét, rút ra những kinh nghiệm về cách viết chi tiết.
Tiểu luận nghiên cứu chi tiết để hiểu rõ khái niệm, vị trí, vai trị của yếu
tố trong bài báo. Biết được thể loại nào đi với chi tiết nào, liên kết các chi tiết


sao cho logic. Tìm hiểu cách nhà báo có được chi tiết “đắt”, cách họ sử dụng
chi tiết trong tác phẩm. Phương pháp nghiên cứu ở đây là đọc tài liệu, khảo
sát, phân tích, kết luận.

1


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. NHỮNG LÍ LUẬN CHUNG VỀ CHI TIẾT
TRONG TÁC PHẨM BÁO CHÍ
1. Khái niệm chi tiết
- Theo từ điển tiếng Việt: “(1) Chi tiết là phần rất nhỏ, điểm nhỏ trong nội
dung sự việc hoặc hiện tượng. (2) Thành phần riêng lẻ hoặc tổ hợp đơn giản nhất
của chúng, có thể tháo lắp được, như đinh ốc, trục, bánh xe”[54, tr.147].
- Trong sách “Từ lí luận đến thực tiễn báo chí”, tác giả Tạ Ngọc Tấn
cho rằng chi tiết là bộ phận nhỏ nhất của sự kiện; có thể là một hành vi, một
lời nói, một cử chỉ của một con người, một sự vật hoặc một trạng thái cụ thể
của hoàn cảnh diễn ra sự kiện. Qua chi tiết nhà báo phản ánh sự kiện. Chi
tiết là đơn vị vật liệu tạo nên sự kiện.
- Theo sách “Tác phẩm báo chí đa phương tiện” của tác giả Nguyễn Thị
Thoa và Nguyễn Thị Hằng Thu, dựa vào ý nghĩa thứ nhất trong “Từ điển
tiếng Việt” và xem xét dưới góc độ báo chí, cho rằng chi tiết là một bộ phận
nhỏ nhất; là một trạng thái cụ thể của diễn biến sự kiện; là hành vi, cử chỉ,
lời nói, trạng thái tâm lí (hỉ, nộ, ái, ố) của con người; là sự tham gia của con
người (nhân chứng, của chính nhà báo) trong sự kiện. Trả lời cho các câu hỏi
Ai?, Cái gì?, Ở đâu?, Khi nào?, Như thế nào?, Tại sao?.
- Rút ra định nghĩa: Theo quan điểm cá nhân, chi tiết là một yêu tố nội
dung của tác phẩm báo chí, là bộ phận nhỏ nhất cấu thành nên tác phẩm.
Thông qua việc sáng tạo và liên kết các chi tiết hợp lí, logic, tác giả làm rõ đối
tượng, trình bày diễn biến sự việc, thể hiện quan điểm. Chi tiết như những

mắt xích trong tác phẩm báo chí.
2. Phân loại chi tiết:
Các chi tiết kết nối với nhau một cách logic tạo nên tác phẩm báo chí.
Có nhiều góc độ tiếp cận về chi tiết trong tác phẩm báo chí. Vì thế mà có các
cách phân loại chi tiết khác nhau.
2.1 Xét theo phương pháp thể hiện:

2


Theo góc độ này, chi tiết gồm: chi tiết tả, chi tiết kể, chi tiết bình – bàn,
chi tiết “cái tôi cảm xúc của nhà báo” trước hiện thực khách quan (hoặc gọi
theo cách gọi của văn chương là chi tiết trữ tình ngoại đề).
* Chi tiết tả
- Từ điển tiếng Việt giải nghĩa: “Tả có nghĩa là diễn đạt bằng ngơn ngữ
cho người khác có thể hình dung ra được một cách rõ nét” [54, tr. 850].
- Trong tác phẩm báo chí, chi tiết tả nhằm làm rõ khơng gian (Where),
thời gian (When), hiện trạng sự việc, hình dáng, nội tâm, tính cách, cử chỉ,…
của con người.
- Một tác phẩm báo chí bất kì đều cần chi tiết tả, để trình bày về một
cảnh, một trạng thái của sự vật, về một nhân vật nào đó trong sự kiện, chỉ
khác nhau về “cấp độ” nông sâu của chi tiết. Trong tin, chi tiết tả được sử
dụng khắt khe, còn ở phóng sự hay thể loại khác, chi tiết tả được dùng khá
nhiều và linh hoạt.
Ví dụ:
“Trở lại Tân Hóa sau năm năm, chúng tơi khơng thể hình dung nổi sự
đổi thay nhanh chóng đến như vậy. Từ một vùng q hẻo lánh, xa xơi, lầy lội,
nghèo khó, nay đường về Tân Hóa được bêtơng thẳng tắp. Ẩn đằng sau cánh
đồng ngô, đậu xanh ngút ngàn là cuộc sống người dân no đủ. Du khách khắp
nơi đổ về tấp nập.”

(Bài báo “Biến rốn lũ thành điểm du lịch” – Báo Tuổi trẻ TPHCM ngày
21/4/2016)
“Riêng xồi lắc có đến ba “gian hàng”, phương tiện hành nghề rất đơn
giản: một thùng đựng xoài cắt sẵn kê trên ghế đẩu, hàng chục ly nhựa chứa
đầy xồi khơng nắp đậy đặt trên mặt thùng; thùng nước rửa xoài đã ngả màu
đặt dưới đất, một cái mâm kê phía sau thùng xồi đặt hũ chứa các gia vị
(muối, ớt, đường, mắm, khơ bị xé sợi, ruốc sấy màu đỏ quạch...). Sau chỗ
ngồi của người bán, vỏ xồi, bao ni lơng, ly nhựa… bỏ thành đống, thu hút vô
số kiến, ruồi.”
(“Thức ăn đường phố trong cơn bão “lắc” – Báo Phụ nữ online ngày
18/4/2016)
*Chi tiết kể

3


- Theo Từ điển tiếng Việt: “Kể: Trình bày có đầu, có đi cho người
khác biết” [54, tr. 467]
- Chi tiết kể nhằm tái hiện rõ nét diễn biến của sự kiện theo lô gic mà
nhà báo muốn công chúng báo chí nhận thức (thời gian, khơng gian, bối cảnh
tự nhiên và xã hội, các mối quan hệ xã hội, diễn biến câu chuyện, nguyên
nhân sâu xa, hành vi, hành động, cử chỉ, trạng thái tâm lí của con người với
đủ hỉ, nộ, ái, ố, với đủ tham, sân, si…)
Mỗi nhà báo có một lối kể riêng của mình (hợp lí, lơ gic, mới mẻ,
khơng đi vào vết mịn đã có) song vẫn phải phụ thuộc vào mục đích mà tác
phẩm báo chí cần đạt được. Mục đích đó do chất liệu hiện thực khách quan
quy định và nhiệm vụ chính trị mà nhà báo hướng tới.
- Cách kể thường dựa vào ngôi thứ của chủ thể phát ngôn: sự việc “tự
kể” (sự kiện được “vỏ ngôn ngữ” chuyển tải nguyên dạng), nhân chứng kể,
nhà báo (nhân chứng khách quan) kể.

Ví dụ:
Trước đó, sáng 16/12/2014, nhóm cơng nhân đang làm việc thì phần
trần mái của đường hầm Đạ Dâng bị sập, lấp kín một đoạn khoảng 35 m. 12
cơng nhân bị mắc kẹt bên trong. Sau gần 80 giờ, nhóm cơng nhân được giải
cứu an tồn.
(Trích tác phẩm “Ký ức giải cứu 12 người trong hầm Đạ Dâng của
chàng binh nhất” Báo VNEpress ngày 16/12/2015)
Qua những chi tiết kể trong tác phẩm, độc giả hình dung được diễn biến
vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng.
*Chi tiết bình – bàn
- Theo Từ điển tiếng Việt: “ Bàn và đánh giá cho rõ một vấn đề”
- Chi tiết bình – bàn chủ yếu thông qua lời nhân chứng trong sự việc
hoặc lời tác giả, phân tích, bày tỏ quan điểm của mình trước hiện thực khách
quan.
Ví dụ
Viết tiếp đổi mới, địi hỏi trong lãnh đạo, điều hành chấp nhận cả
những tư duy “xé rào”, những quyết định mang tính đặc thù, quyết liệt “cởi

4


trói” mọi lực cản trong phát triển. Khơng có đột phá, khơng có sự “xé rào”
nào được chấp nhận thì sẽ khó có nhiều thành quả phát triển như hơm nay.
Quan trọng nhất là những đề xuất ấy phải bắt nguồn từ thực tiễn sinh động,
phải hợp lý, không chứa đựng yếu tố cá nhân, được đánh giá một cách khách
quan, cơng minh.
(Trích bài báo “Tiếp nối cơng cuộc đổi mới” – Báo điện tử An ninh thủ
đô ngày 26/1/2016)
* Chi tiết “cái tôi cảm xúc” của nhà báo trước hiện thực khách quan
- Là trạng thái tâm lí, cảm xúc, lí lẽ phân tích, giải thích, đánh giá, bình

– bàn của nhà báo trước hiện thực khách quan (cái tơi tác giả trong tác phẩm
báo chí), được đan cài khéo léo vào các chi tiết diễn biến của hiện thực khách
quan. Loại chi tiết này thường chỉ xuất hiện ở tác phẩm phóng sự, ghi nhanh,
bài phản ánh, bình luận. Cịn tác phẩm tin, điều tra… thường ít sử dụng loại
chi tiết này.
Ví dụ
Tơi cịn nhớ mãi một bác công nhân ngành than đang lách chiếc xe gắn
máy cũ kỹ giữa dịng đường đơng đúc thì bị tơi chặn lại… xin đi nhờ chiều
16.4. Ơng giục tơi lên xe cho mau, phóng rất nhanh thốt đoạn ách tắc dài 7
km bụi bặm đến tận cổng sân vận động và kiên quyết không lấy tiền công. Tôi
nài nỉ mãi, ông chỉ lấy đúng 12.000 đồng tiền lẻ. Người đàn ông ấy từng nói
lúc xe đang chạy trên đường, rằng ơng yêu bóng đá.
(Thúy Hằng, “Về quê xem bóng đá”, Báo Thanh niên online, ngày
18/04/2016)
2.2 Xét theo các yếu tố nội dung
- Chi tiết bối cảnh
- Chi tiết hoàn cảnh
- Chi tiết tình huống
- Chi tiết về quá trình diễn biến
- Chi tiết về thời gian
- Chi tiết về không gian
- Chi tiết là “hồ sơ” nhân chứng
- Chi tiết về hình dáng, nội tâm, tính cách, hành vi, hành động, lời nói
của con người
2.3. Cách chia khác

5


Theo luận án tiến sĩ báo chí của tác giả Trần Quang Hải năm 2008,

phân chia :
- Hệ chi tiết về con người: về diện mạo, hành vi ngôn ngữ, nội tâm
- Hệ chi tiết về sự kiện: sự kiện lớn - sự kiện nhỏ, sự kiện nóng - sự
kiện lạnh..
- Hệ chi tiết về sự việc
3.Vai trò của chi tiết trong tác phẩm báo chí
- Các chi tiết kết nối với nhau tái hiện lại sự kiện. Việc sắp xếp các chi
tiết hợp lí, lơ gic giúp người đọc hình dung cụ thể đối tượng phản ánh trong
tác phẩm báo chí.
- Chi tiết là bằng chứng, cơ sở khách quan đàu tiên để đánh giá tính xác
thực (có thật) của sự kiện.
- Chi tiết làm rõ diễn biến và bản chất của sự việc.
- Chi tiết bộc lộ quan điểm (biểu dương, phê phán, đồng tình, ủng hộ
hay đấu tranh quyết liệt, chia sẻ buồn vui với người trong cuộc hay căm ghét
kẻ xấu…) của nhà báo trước sự việc và con người cụ thể.
- Tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn, nhớ lâu đối với công chúng (chi tiết nhỏ làm
nên tác phẩm lớn).
4. Tính chất của chi tiết
- Tính trực tiếp, thời sự, thời điểm: chi tiết mang tính thời sự thời điểm
thì tác phẩm mới có tính thời sự. Đặc trưng của báo chí là cung cấp thơng tin
kịp thời chính xác nên chi tiết cũng cần có sự chính xác.
- Tính xác thực, chân thực, cụ thể: chi tiết có xác thực, chân thực, cụ
thể mới hấp dẫn người đọc.
- Tính hệ thống: các chi tiết kết trong một bài báo kết nối với nhau một
cách logic, cùng thống nhất về một chủ đề.
- Tính khách quan: đặc điểm của thơng tin báo chí là khách quan, vì thế
các chi tiết cũng cần khách quan.
- Tính đặc thù, đa dạng: tính đặc thù thể hiện ở việc, chi tiết chỉ xuất
hiện ở bài báo này mà không xuất hiện ở bài báo khác. Chi tiết do mỗi nhà
báo độc lập tạo ra nên không thể trùng lặp. Tính đa dang, có nhiều loại chi tiết

khác nhau, với các cách dùng khác nhau.

6


CHƯƠNG II. KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CHI TIẾT TRONG TÁC
PHẨM BÁO CHÍ TRÊN CÁC TRANG BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
1. Khảo sát trên các trang báo mạng điện tử
ST
T
1.

Chi tiết

Tên bài báo

Nhận xét

- “Tấm bảng ghi danh “Ngán ngẩm

- Chi tiết thứ nhất nói lên

khơng hề có tên đơn vị với bảng ghi

vấn đề được nói đến trong

trao tặng, khơng có chữ danh người có

bài báo: thể hiện được sự


ký của thủ trưởng cơ công giá

thờ ơ, thiếu trách nhiệm,

quan chủ quản, chỉ có 350.000 đồng” - thiếu tơn trọng người có
dịng chữ “Mãi mãi ghi Tuổi trẻ online

cơng. Chi tiết mang nội

danh người có cơng với ngày

dung rõ ràng.
- Chi tiết thứ hai cho góp

cách mạng” cùng với họ 22/04/2016

phần làm nổi bật vấn đề

tên, địa chỉ và một tấm

nhà báo muốn đề cập: đó

ảnh của người nhận.”
- “Một tháng tui chỉ
lãnh

chế

độ


là nghịch lí trong việc

được

buộc người có cơng làm

775.000 đồng. Vậy mà

bảng ghi danh với giá 350

giờ làm cái bằng ghi

ngàn đồng. Đây là lời của

danh cho mình lại lấy

nhân vật được phỏng vấn.

tới 350.000 đồng”

Sự tương phản giữa số
tiền người có cơng được
lĩnh và số tiền phải bỏ ra
để làm bằng ghi công tạo
nên sự ấn tượng.
- Qua hai chi tiết thấy
được vấn đề: người có
cơng xứng đáng được
nhận sự ghi ơn, chứ không


7


phải ghi cơng bằng hình
thức và phải trả tiền. Chi
tiết đã nói lên hiện trạng
quan liêu ở một số địa
phương, làm nổi bật vấn
2.

“Khẩu phần bữa tôi của “Nhà báo Lê

đề.
- Chi tiết ngày là lời của

12 con người, cả đàn Bình: 'Tơi

nhà báo Lê Bình trong

ơng, cả đàn bà và trẻ khơng có ý định cuộc phỏng vấn với nhà
nhỏ. Chị hãy hình dung, phải đi cứu thế

báo Thu Hà của báo điện

3 củ khoa tây nhỏ xíu, giới'” –

tử Vietnamnet.
- Chi tiết sau đó đã được

cho ngần ấy con người Vietnamnet


đăng tải trên nhiều tờ báo

cầm cự với cái giá rét ngày
dưới 0 độ C”

23/02/2016

khác
- Chi tiết gây ấn tượng
trước hết bởi chính nội
dung của nó, nó nói lên
hồn cảnh khốn khó vơ
cùng của những người di
cư. với những sự tương
phản gây xúc động, 12
người 3 củ khoai dưới cái
rét 0 độ, có lẽ mọi độc giả
khơng thể quên chi tiết
này trong bài báo
- Chi tiết này xuất hiện
khi mà nhà báo Lê Bình
cùng đồng nghiệp sang đi
tác nghiệp về dòng người
di cư.

8


- Chi tiết xuất hiện trong

quá trình lao động vất vả,
đầy nguy hiểm của nhà
3.

“8.000 lễ hội là một con “8.000 lễ hội
số khổng lồ, nếu chia mỗi năm khiến
trung bình mỗi ngày người Việt tụt
nước ta có đến hơn 20 lễ hậu” –
hội. Con người nếu chỉ VNExpress
ăn rồi đi chơi hội cũng ngày

báo
- Con số trong chi tiêt gây
ấn tượng.
- Chi tiết thể hiện cách
nhìn nhận vấn đề của tác
giả
- Chi tiết làm người đọc
suy ngẫm về lễ hội ở Việt

khơng đủ thời gian chứ 18/02/2016
đừng nói đến việc đi

Nam, đặt ra vấn đề trong
quản lí hội, phân bổ thời

làm.”

gian vui chơi, làm việc,
việc giữ gìn truyền thống


4.

văn hóa nên ở góc độ nào.
“Viết tiếp đổi mới, địi Trích bài báo - Đây là một chi tiết bình
hỏi trong lãnh đạo, điều “Tiếp nối công bàn với lập luận chặt chẽ- Cách lập luận chặt chẽ,
hành chấp nhận cả cuộc đổi mới” –
mạnh bạo, tạo ấn tượng
những tư duy “xé rào”, Báo điện tử An
cho bài báo.
những quyết định mang ninh thủ đơ
- Chi tiết thể hiện óc phân
tính đặc thù, quyết liệt ngày 26/1/2016
tích của tác giả.
“cởi trói” mọi lực cản
trong phát triển. Khơng
có đột phá, khơng có sự
“xé rào” nào được chấp
nhận thì sẽ khó có nhiều
thành quả phát triển như
hôm nay. Quan trọng
nhất là những đề xuất ấy
9


phải bắt nguồn từ thực
tiễn sinh động, phải hợp
lý, không chứa đựng
yếu tố cá nhân, được
đánh

5.

giá

một

cách

khách quan, công minh”
- “Hiểm họa đang hiện “ Vận nước trên - Chi tiết thứ nhất không
diện trên từng chiếc bàn chiếc bàn ăn” - cho thấy sự dấn thân vào
ăn của người Việt Nam” Tuổi trẻ online thực tế mà cho thấy cách
- “Và rồi gần một tháng
ngày
nhìn nhận của tác giả về
nay cá chết trắng biển 4
28/04/2016
vấn đề của cuộc sống
tỉnh miền Trung dường
Cách sử dụng ngôn từ
như đã dồn người tiêu

của tác giả hấp dẫn
Chi tiết đặt ngay đầu tác

dùng đến bước đường

phẩm gây tạo ấn tượng

cùng.”


cho độc giả
Chi tiết có sức cảnh tỉnh
lớn
- Chi tiết thứ hai nói lên
hiện một hiện tượng đang
“nóng” trên các mặt báo
đó là cá chết đồng loạt ở
miền Trung, khơng chỉ thế
cịn chỉ ra hậu quả của nó
Ngơn từ của chi tiết gây
ấn tượng.
Cả hai chi tiết đều góp
phần làm nổi bật nội dung
6.

của tác
- “Ở đây, các vật dụng “Tinh luyện dầu - Phóng sự sử dụng nhiều
bằng sắt thì gỉ sét, thùng ăn bằng chất tẩy chi tiết tả nơi “tinh chế”

10


phuy, can nhựa đựng rửa: Bí ẩn dầu
dầu bám từng lớp cáu khơng mùi” –
bẩn đen sì, nhơm nhớp Báo Thanh niên
dầu. Nền xưởng bằng xi ngày
măng lúc nào dầu, nước 05/10/2011
cũng ướt nhẹp. Nơi


dầu bẩn
- Những chi tiết làm độc
giả cảm thấy “rợn người,
lạnh sống lưng” ám ảnh
khi đọc.
- Hai chi tiết nói lên sự
thật về dầu bẩn, để công

chứa dầu gần giống một

chúng và xã hội phát hiện

hố ga, dầu đen sì lúc
đến

để xử lí.
- Phóng viên đã phải giả

miệng. Các loại mùi

danh thương lái, công

tổng hợp từ dầu dừa,

nhân, vào tận nhà xưởng

hóa chất... khiến ai vào

chế biến dầu bẩn để có thể


lần đầu đều khơng thể

có được những chi tiết

chịu nổi”
- “Khi thứ bột này được

trên. Sự dấn thân của nhà

nào

cũng

đầy

báo đầy hiểm nguy song

hòa tan với dầu, lập tức

cũng thể hiện được bản

cả lọ thử dầu nóng như

lĩnh và lịng say nghề của

hịn than. Trong khi đó
thì cạnh hố đựng dầu

tác giả.
- Chi tiết thể hiện được sự


nguyên liệu, cơ sở chất

quan sát và óc phân tích

hàng đống bao đựng

của tác giả.

một loại bột màu trắng
(bên ngoài ghi toàn chữ
nước ngoài), mỗi ngày
một vơi dần. Bí mật
chụp hình những bao
này, tơi mang đến một
cơng ty chuyên ngành
hóa chất mới bật ngửa
11


vì họ cho biết: “Đây là
hóa chất NaOH dùng để
tẩy rửa, làm xà bông và
xử lý nước thải trước
7.

khi xả ra mơi trường”
“Trao đổi với phóng “Sự thật về

- Chi tiết ấn tượng bởi con


viên, một chuyên gia về hàng cây mới

số về giá tiền của cây

gỗ và lâm sản tại Bắc trồng trên

xanh. Nói nói lên sự thiếu

Ninh cho rằng, một cây đường Nguyễn

trách nhiệm của các công

gỗ mỡ to bằng những Chí Thanh” –

ty trong việc trồng mới

cây mới được trồng trên Vietnamnet

cây xanh ở Hà Nội
- Nhà báo quan sát cây

đường

Nguyễn

Chí ngày

Thanh - Hà Nội giá chỉ 25/03/2015
khoảng


trồng mới ở Hà Nội, về
tận rừng để hỏi về cây, và

300.000

tìm hiểu ra bản chất sự

đồng/cây; nhưng nếu là

việc. Có

cây vàng tâm "xịn" giá

quan sát mới

thấy đề tài, có dấn thân

sẽ trên dưới 10 triệu

mới thấy tư liệu, từ đó với

đồng/cây”

kĩ năng đê làm nên chi tiết
8.

ấn tượng.
diện - Một chi tiết, một câu nói


“Cũng như việc vùng Đại
đất này lấy làm nhà máy Formosa:

nhưng làm chấn động dư

thì không thể trồng lúa "Muốn bắt cá, luận
- Chi tiết do chính nhân
gì được. Hai cái này bắt tơm hay nhà
vật phỏng vấn nói ra, thể
mình phải lựa chọn một, máy, chọn đi!" hiện sự thiếu trách nhiệm
tôi muốn bắt cá, bắt tôm Tuổi trẻ online
với môi trường, với vụ
hay tôi muốn xây dựng ngày
việc cá chết đang xảy ra
một ngành thép hiện 25/04/2016
hàng loạt ở miền Trung,
đại?”
có nghi vấn liên quan đến
12


nhà máy mà nhân vật
phỏng vấn làm việc.
- Để có được chi tiết, nhà
báo phải biết cách khai
thác và phỏng vấn khéo
9.

léo nhân vật.
- Chi tiết bình bàn mang


Ơi, trí tuệ của dân thật “Cá chết ở
tuyệt vời, họ phát hiện Vũng Áng do
ra ngay, mà các nhà đánh nhau, do

về vụ cá chết hàng loạt ở

quản lý và khoa học tự tử hoặc
chúng ta bằng cấp đầy không biết bơi”
mình lại chẳng phát hiện – Dân Trí ngày
ra, cá biển ở Vũng Áng 24/04/2016

khuynh hướng trào phúng
- Chi tiết khai thác đề tài
biển miền chung nhưng
theo lối viết khác, gây hấp
dẫn mà thâm sâu.

chết hàng loạt đâu phải

-Để viết được chi tiết này

do

cũng

nhà báo cần có kĩ năng,

khơng phải do nguồn


khả năng năng ngơn ngữ

nước bị ơ nhiễm thì chỉ

tốt, cũng như kiến thức về

còn nguyên nhân là

vấn đề.

dịch

bệnh,

chúng chết vì do đánh
nhau hoặc do buồn hay
bức xúc chi đó, bèn rủ
nhau tự tử tập thể, hoặc
do cá khơng biết bơi nên
chúng bị đuối nước mà
10.

chết.
“Báo cáo của Hiệp hội “Người

Việt - Một chi tiết về với con

Bia rượu Nước giải khát uống 3,4 tỷ lít số “khủng” báo động về
Việt Nam (VBA) cho bia năm 2015” tình trạng uống rượu bia ở
biết, năm 2015, sản –


VNExpress Việt Nam.
- Đây là chi tiết điểm nhấn
lượng sản xuất và tiêu ngày
13


thụ bia ở Việt Nam đạt 05/01/2016

của bài báo đã được rút

3,4 tỷ lít, tăng 10% so

thành tít.

với năm trước và gần
41% so với 2010”
2.Kết luận
Như vậy, chi tiết được sử dụng linh hoạt trong các bài báo. Có các cách
tạo chi tiết hay như dùng số liệu gây ấn tượng, dùng cách so sánh tương phản,
dùng các từ ngữ miêu tả độc đáo,… Trong đó chi tiết với các con số ấn tượng
thường nổi bật trong bài báo. Chi tiết có giá trị khi nó thể hiện được đúng,
trúng bản chất của vấn đề mà và cách thể hiện ấn tượng.
Cùng một đề tài, mỗi nhà báo tìm một hướng khai thác riêng. Tương
ứng với mỗi cách khai thác ấy sẽ cho những chi tiết khác nhau về cùng một
vấn đề. Như vậy, một vấn đề có thể được thể bằng nhiều kiểu chi tiết theo
nhiều cách khác nhau.
Vai trị của chi tiết trong tác phẩm báo chí: rõ ràng một chi tiết hay, độc
đã làm nổi bật toàn bài báo. Nó giúp bài báo trở nên thu hút, góp phần làm
tăng sức nặng của bài báo

Để có chi tiết đắt nhà báo cần làm gì? Để có những chi tiết đặc sắc, các
nhà báo trước hêt cần óc quan sát, phân tích, phát hiện đề tài.Sự dấn thân vào
thực tế, tìm hiểu ngọn ngành là điều khơng thể thiếu . Ngoài ra, nhà báo cần
trau dồi kiến thức và kĩ năng để tạo nên những chi tiết hay.

14


PHẦN KẾT LUẬN
Là yếu tố nhỏ song vô cùng quan trọng trong tác phẩm báo chí. Chi tiết
có những tính chất, đòi hỏi riêng. Những yếu tố tác động đến tác phẩm cũng
sẽ ảnh hưởng đến chi tiết. Bản thân chi tiết góp một phần khơng nhỏ trong
việc làm nên một tác phẩm hoàn chỉnh. Chi tiết đúng tác phẩm đúng. Chi tiết
hay tác phẩm hay.
Tạp chí Nghề báo có viết
“Các sự kiện nhiều khi chỉ là “cái cớ” để nhà báo – thông qua các chi
tiết mà “thổi” hồn và tâm huyết của mình vào tác phẩm. Vì thế người đọc
không đơn thuần chỉ tiếp nhận thông tin họ cịn “đọc được” và “nhìn thấy” cả
tài năng tư chất sáng tạo và hình bóng cá nhân của nhà báo qua tác phẩm.
Nếu thiếu đi các chi tiết cần thiết và đắt giá tác phẩm báo chí sẽ trở nên
hời hợt nhạt nhẽo. Ngược lại ôm đồm quá nhiều chi tiết sẽ dẫn đến sự rườm rà
rối rắm làm giảm giá trị thông tin cũng như thẩm mỹ của tác phẩm.Để một tác
phẩm báo chí đạt được các tiêu chí cơ bản về nội dung và hình thức nhà báo
phải hết sức lưu tâm đến các giai đoạn của “một q trình chi tiết”. Q trình
đó theo chúng tơi – gồm có giai đoạn phát hiện tìm kiếm chi tiết; giai đoạn
chọn lựa chi tiết và giai đoạn sắp đặt sử dụng chi tiết. Để phát hiện được chi
tiết nhà báo phải dùng các phương pháp: đọc tài liệu nghe báo cáo; hoặc qua
trò chuyện phỏng vấn các nhân vật; qua quan sát thực tiễn mà tìm kiếm chắt
lọc chi tiết …Có thể gọi đây là q trình “săn lùng” chi tiết.
Cơng việc này muốn đạt hiệu quả địi hỏi nhà báo phải có các phẩm

chất cần thiết như khả năng nắm bất vấn đề khả năng liên tưởng tính “tò mò”
trong gặp gỡ gợi chuyện với người trong cuộc; khả năng xông xáo trong tiếp
cận thực tiễn v.v… Trong công đoạn chọn lựa chi tiết nhà báo phải thực hiện
phương châm “thừa còn hơn thiếu” nghĩa là cố gắng gom nhặt càng nhiều
càng tốt các chi tiết mà bản thân nhìn thấy nghe thấy đọc thấy. Sau đó lại phải
theo tinh thần “Quí hồ tinh bất quí hồ đa”- tức là mạnh dạn loại bỏ những chi
tiết rườm rà chọn lựa những chi tiết “đắt”; thậm chí là bỏ cái tinh ít lấy cái

15


tinh nhiều để đưa vào tác phẩm. Tóm lại sử dụng hay khơng sử dụng một chi
tiết địi hỏi nhà báo phải có sự cân nhắc kỹ càng.
Cũng có những chi tiết phải kỳ công lắm nhà báo mới săn tìm được
nhưng cuối cùng họ khơng thể đưa vào tác phẩm. Ở đây do rất nhiều yếu tố có
thể là do vấn đề dân trí dân chủ; có thể là do phong tục tập quán và pháp luật
qui định mà dù rất tâm đắc với chi tiết đó nhưng một khi nó chưa phù hợp có
thể gây phương hại đến lợi ích của cộng đồng thì quyết khơng sử dụng. Bởi vì
giữa “cái tơi” vốn thường trực khát vọng ngân lên tiếng chng với âm điệu
riêng của mình thì đơi khi nhà báo phải đành lịng qn đi tiếng chng ấy để
hoà âm vào nhịp điệu của cả cộng đồng.
Cũng trong việc sử dụng chi tiết có một nguyên tắc không kém phần
nghiệt ngã đối với các nhà báo. Trong tư cách là một người phản ánh hiện
thực nhà báo phải luôn xuất phát từ bản chất của thông tin báo chí là thơng tin
sự kiện và dựa trên sự thật để phản ánh chứ không được phép thêm thắt chi
tiết hay hư cấu sự kiện theo chủ quan của mình. Và ngay cả thơng tin sự thật
thì mỗi chi tiết mà nhà báo đưa vào tác phẩm đều nhằm tới các ý đồ cụ thể.
Nhà báo giỏi là người ln làm chủ và tạo cho mình tính năng động trong
việc lựa chọn và sử dụng chi tiết để có thể phát huy cao nhất hiệu quả thông
tin tác phẩm của mình.

Mỗi nhà báo do những đặc điểm cá nhân như vốn sống văn hoá lý lịch
đời tư tiểu sử tâm hồn… qui định nên dù có giống nhau về chủ đề hay thể loại
thậm chí “gặp gỡ “ nhau ở nội dung phản ánh thì sự khác nhau về tác phẩm
giữa họ - chính là các chi tiết. Từ một chi tiết bình thường quan sát được nếu
nhà báo có sự khéo léo trong sắp đặt và sử dụng chi tiết đó sẽ trở nên có hồn
dễ dàng đạt đến các mục tiêu: trúng đúng hay; trở thành chi tiết “nằm lịng”
thậm chí làm nên “bão tố” trong lịng người đọc.”
Như vậy, chi tiết đóng vai trị quan trọng trong tác phẩm báo chí. Tìm
hiểu về chi tiết để viết bài tốt hơn, cung cấp cho công chúng những tác phẩm
báo chí có chất lượng.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình “Tác phẩm báo chí đại cương” của tác giả Nguyễn Thị
Thoa và Nguyễn Thị Hằng Thu
- Sách “ Từ lí luận đến thực tiễn báo chí” của tác giả Tạ Ngọc Tấn
- Tạp chí Nghề báo
- Luận án tiến sĩ của Trần Quang Hải năm 2008
- Internet

17



×