Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Tính phản biện xã hội của tác phẩm báo chí Việt Nam (Khảo sát qua hai báo Tuổi trẻ TP.HCM và Thanh niên các năm 2006-2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.89 MB, 136 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







HOÀNG THỦY CHUNG






TÍNH PHẢN BIỆN XÃ HỘI
CỦA TÁC PHẨM BÁO CHÍ VIỆT NAM
(Khảo sát qua hai báo Tuổi trẻ TP.HCM và Thanh niên các năm 2006-2008)









LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học











Hà Nội – 2010

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







HOÀNG THỦY CHUNG






TÍNH PHẢN BIỆN XÃ HỘI
CỦA TÁC PHẨM BÁO CHÍ VIỆT NAM
(Khảo sát qua hai báo Tuổi trẻ TP.HCM và Thanh niên các năm 2006-2008)






Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01







Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Thái









Hà Nội, 2010

MỤC LỤC


Trang




MỞ ĐẦU

1
1. Tính thời sự và lý do chọn đề tài

1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

8
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

8
6. Phương pháp luận nghiên cứu

8
7. Kết cấu của luận văn

9




Chương 1: TÍNH PHẢN BIỆN XÃ HỘI TRONG BÁO CHÍ
VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XXI


10
1.1 Bối cảnh hội nhập văn hóa thông tin đầu thế kỷ XXI

10
1.2 Bước đầu tìm hiểu về tính phản biện xã hội của báo chí

13
1.3 Tính phản biện xã hội ở các loại hình báo chí, đặc biệt ở
báo in

20
1.4 Báo Tuổi trẻ và báo Thanh niên là hai ví dụ tiêu biểu về
tính phản biện xã hội

23
1.5 Yêu cầu nội tại của từng tờ báo đối với tính phản biện xã
hội

24
Tiểu kết chương

27



Chương 2: TÍNH PHẢN BIỆN XÃ HỘI TRONG CUỘC

CẠNH TRANH VỀ THƯƠNG HIỆU GIỮA HAI BÁO TUỔI
TRẺ VÀ THANH NIÊN


28
2.1 Vẻ đẹp phản biện xã hội trong việc thông tin về các sự
kiện lớn

28
2.1.1 Phân tích 10 sự kiện lớn mà hai báo cùng thông tin

28
2.1.2 Phân tích ở mỗi báo 2 chủ đề riêng

65
2.1.2.1 Các chủ đề riêng của báo Tuổi trẻ

65
2.1.2.2 Các chủ đề riêng của báo Thanh niên

73
2.2 Cạnh tranh về thương hiệu giữa hai báo bằng tính phản
biện xã hội

80
Tiểu kết chương

83




Chương 3: NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC TÁC PHẨM MANG
TÍNH PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO IN VIỆT NAM QUA
HAI TRƯỜNG HỢP BÁO TUỔI TRẺ VÀ THANH NIÊN


84
3.1 Cách triển khai tác phẩm mang tính phản biện xã hội ở
hai tờ báo

84
3.2 Nghệ thuật trình bày tác phẩm mang tính phản biện xã
hội ở hai tờ báo

92
Tiểu kết chương

95



KẾT LUẬN

97
TÀI LIỆU THAM KHẢO

99
PHỤ LỤC

104


1

MỞ ĐẦU

1. Tính thời sự và lý do chọn đề tài
Trong mười năm đầu của thế kỷ XXI, đất nước Việt Nam chứng kiến những thay
đổi chuyển biến lớn lao trong đời sống kinh tế - chính trị, với việc kinh tế liên tục
tăng trưởng cao trong nhiều năm, thu hút vốn đầu tư nước ngoài kỷ lục và đàm phán
thành công việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO năm 2007. Những
chuyển biến mạnh mẽ đó tác động không nhỏ đến bộ mặt của xã hội Việt Nam,
thêm vào bức tranh cuộc sống đó những nét mới đáng khích lệ, đồng thời cũng làm
lộ ra nhiều mảng xám không thể xem nhẹ.
Xã hội Việt Nam đang đối mặt với những câu hỏi và lựa chọn ngày càng phức tạp
và gây tranh cãi, cho thấy sự đòi hỏi nội tại của một cơ thể đang cần những giải
pháp quyết liệt và triệt để để giải phóng nguồn động lực tiềm ẩn vô cùng mạnh mẽ
của mình. Đây cũng là thời điểm đất nước đứng trước những quyết định sống còn
mang tính thời đại, thời điểm mà bất cứ ai quan tâm đến vận mệnh quốc gia đều
không khỏi sốt ruột trước sức nóng và tốc độ của cả những cơ hội hiển hiện và
những nguy cơ nhãn tiền.
Trong bối cảnh đất nước đang phát triển mạnh mẽ về mọi mặt chính trị, kinh tế, xã
hội, văn hoá, cũng như đang tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng như vậy, một trong
những yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với báo chí Việt Nam là phải không ngừng vận
động đổi mới để đáp ứng nhu cầu thông tin ngày một lớn về khối lượng và cao về
chất lượng của xã hội. Nhưng chính sự vận động sôi nổi đó của cuộc sống cũng tạo
ra không những nguồn chất liệu phong phú mà còn cả nguồn năng lượng dồi dào
cho báo chí tận dụng.
Dù gặp phải không ít khó khăn thách thức, báo chí Việt Nam vẫn đã và đang giữ
vững vai trò tiên phong trong việc xây dựng nền móng cho một xã hội mới công
bằng, dân chủ và văn minh. Vai trò này đã được báo chí chủ động đảm nhận với đầy

2

đủ niềm tự hào kiêu hãnh và ý thức trách nhiệm nghiêm túc. Đây vừa là sự thúc đẩy
khách quan của thời đại và xã hội, vừa là sự thúc đẩy nội tại của một nền báo chí
đang vận động để tìm ra hướng đi bền vững cho chính mình.
Những thông tin mà báo chí đem lại từ lâu đã là một món ăn tinh thần không thể
thiếu đối với phần lớn công chúng. Truyền hình phủ sóng hầu hết các địa phương,
phát thanh giúp đem thông tin đến cả những vùng sâu vùng xa nhất, báo in tăng
đáng kể về số đầu báo và lượng phát hành, báo trực tuyến có những bước phát triển
mới lạ chưa từng thấy. Diện mạo báo chí Việt Nam hiện nay có thể nói không thua
kém bất cứ nền báo chí nào trên thế giới xét về loại hình và số lượng.
Dù chưa thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu thông tin của tất cả dân số, báo chí Việt Nam
cũng đã thành công bước đầu trong việc tạo ra thói quen đọc báo, xem đài để tiếp
nhận thông tin và cập nhật tri thức cho công chúng. Không những thế, báo chí Việt
Nam còn đang tích cực thực hiện nhiệm vụ quan trọng là hình thành một phương
pháp tư duy khoa học cho công chúng.
Công chúng hiện đại không thể chỉ đọc báo, xem đài và tiếp nhận thông tin một
cách thụ động và đơn chiều, họ cần phải đọc báo, xem đài với một tinh thần chọn
lọc và tiếp nhận thông tin với một tư duy phản biện xã hội. Đó là khi công chúng có
thể phân tích và đánh giá thông tin mà mình tiếp nhận theo nhiều cách, nhiều mặt và
nhiều khía cạnh, cũng như đưa ra nhận định của riêng mình một cách chắc chắn và
khoa học sau khi đã lật đi lật lại vấn đề một cách nghiêm túc và chủ động. Đó là khi
công chúng mỗi khi đứng trước một thông tin hay tri thức mới, không thể không đặt
ra những câu hỏi, không thể dễ dàng chấp nhận mức độ sẵn có mà không muốn đào
sâu tìm hiểu tận ngọn ngành vấn đề. Đó là khi công chúng sẵn sàng đảm nhiệm
không chỉ vai trò hưởng thụ thông tin, tri thức mà còn cả vai trò sản xuất và phổ
biến thông tin, tri thức. Đó là khi với những thông tin, tri thức do báo chí trang bị,
công chúng có thể tự tin phát biểu quan điểm của mình và tranh luận một cách khoa
học những vấn đề còn tồn tại nhiều ý kiến trái chiều trong cuộc sống. Đó là khi các
quyết sách có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống xã hội là kết quả của sự đồng thuận

3

về mặt tư duy sau khi đã có những tranh biện thấu đáo và xây dựng.
Đó thực sự là một yêu cầu lớn, nếu không muốn nói là quá lý tưởng, nhưng đó
chính là phương pháp tư duy mà xã hội Việt Nam cần có trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế, đặc biệt sau khi nước ta gia nhập WTO - một phương pháp tư duy
hiện đại cởi mở khác hẳn với cách tư duy truyền thống của một xã hội nông nghiệp
khép kín. Đó chính là “tinh thần phản biện xã hội” mà báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ
Chí Minh đã mạnh dạn nhân hoá để bầu chọn là “Nhân vật của năm 2006”.
Muốn làm được như vậy, bản thân báo chí phải trang bị cho mình tư duy phản biện
xã hội. Trước cuộc sống muôn màu muôn vẻ đang vận động không ngừng, công
chúng đang đòi hỏi các tờ báo phải tìm ra những góc nhìn riêng, đưa ra những kết
luận đúng bản chất và có những đánh giá có tầm, để định hướng cho độc giả một
cách nhìn không chỉ đúng đắn, khoa học, mà còn chủ động và khách quan.
Đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ thông tin và kỹ thuật số hiện
nay, báo chí đã không còn là nguồn độc quyền thông tin ban đầu. Công chúng ngày
nay có cả ngàn nguồn thông tin để thu nhận, đối chiếu, so sánh mà họ đôi lúc chính
là một nguồn trong đó. Với lợi thế đó, họ đòi hỏi ở báo chí một điều lớn hơn chỉ là
một nguồn tin thông thường. Trước yêu cầu đó, tờ báo nào thể hiện được tư duy
phản biện xã hội trong việc đưa tin viết bài, tờ báo đó sẽ chiếm được lòng tin và sự
trung thành của công chúng.
Quan sát mặt bằng báo chí Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI, giữa khoảng 800
tờ báo và tạp chí, có thể thấy nổi bật lên hai gương mặt nhật báo với lượng phát
hành được cho là cao nhất nước, báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi
tắt là báo Tuổi trẻ) và báo Thanh niên. Hai tờ báo này cùng được công chúng và
giới trong nghề đánh giá cao về tốc độ, tính độc đáo và mới mẻ của thông tin cũng
như chiều sâu của những phân tích bình luận.
Đặc biệt, vì cùng là báo ngày và có đối tượng độc giả tương đối tương đồng, nên
giữa hai tờ báo này đã diễn ra một cuộc cạnh tranh quyết liệt về mọi mặt, trong đó
nổi bật là sự cạnh tranh về những thông tin mang tính phản biện xã hội. Cuộc cạnh

4

tranh này diễn ra hàng ngày, trong từng số báo và trong từng sự kiện, vấn đề được
đưa lên mặt báo. Khoảng thời gian khảo sát của luận văn, ba năm 2006 - 2008, cũng
là khoảng thời gian cuộc cạnh tranh này diễn ra sôi nổi và quyết liệt nhất.
Chính cuộc cạnh tranh này đã tạo nên một diện mạo báo chí Việt Nam giai đoạn
2006-2008 khá rực rỡ và sống động, phản ánh tương đối toàn diện bức tranh xã hội
với nhiều biến chuyển và thay đổi, bằng chứng cho thấy đất nước cũng đang tiến
bước đi lên với những bước đi mạnh mẽ.
Cuộc cạnh tranh thông tin phản biện xã hội trên mặt giữa hai tờ báo phần nào phản
ánh sự nóng bỏng và bức thiết của các vấn đề tương ứng trong xã hội, nói một cách
hình tượng là “sức nóng của các vấn đề xã hội đã được thổi thành lửa trên mặt báo”.
Cuộc cạnh tranh này không những “giữ nhiệt” cho những vấn đề sôi sục cần được
giải quyết rốt ráo, mà còn lôi kéo các tờ báo khác và cả công chúng vào những cuộc
tranh luận nhằm tìm ra câu trả lời tối ưu cho những câu hỏi không thể chờ đợi của
cuộc sống.
Với mỗi trang báo tương ứng của hai tờ báo, công chúng quan sát thấy những vấn
đề mà họ quan tâm được mổ xẻ, lật đi lật lại, thậm chí “nội soi” để tìm ra bản chất
vấn đề và quan trọng hơn là tìm ra giải pháp thay đổi hiện trạng. Cuộc cạnh tranh là
cuộc đua ngầm giữa hai tờ báo, nhưng là một lợi ích rõ ràng cho công chúng khi họ
nhận được những thông tin không hời hợt và những tri thức không chung chung.
Vì vậy, nếu để có một phác thảo tương đối sát về tính phản biện xã hội được thể
hiện ra sao qua các tác phẩm báo chí Việt Nam, tác giả lựa chọn khảo sát và phân
tích một số tác phẩm tiêu biểu nổi bật của hai tờ báo Tuổi trẻ và Thanh niên trong
giai đoạn 2006 – 2008.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về phản biện xã hội và vai trò của phản biện xã hội đối với sự phát triển
của đất nước, Tiến sĩ Trần Đăng Tuấn đã có cuốn sách Phản biện xã hội xuất bản
năm 2007. 31 tác phẩm báo chí được tập hợp trong cuốn sách bám sát thực tiễn sinh
động nhưng không dừng ở việc bình luận sự kiện mà đã để lại ấn tượng mạnh mẽ

5

trong lòng người đọc như những tiểu luận có giá trị triết học.
Tác giả tìm kiếm tinh thần phản biện xã hội trong rất nhiều sự việc, sự kiện nổi bật,
bức xúc trên mặt báo để khẳng định vai trò của phản biện xã hội trong cuộc đấu
tranh của báo chí vì lợi ích của cộng đồng như cơn bão Chanchu, cuốn nhật ký của
liệt sỹ, bác sỹ Đặng Thùy Trâm, vụ bê bối ở PMU18, bóng đá, game online…
Nhiều việc lớn liên quan đến việc xây dựng Đảng, quản lý Nhà nước, quản lý xã hội
cũng được tác giả đề cập, góp ý thẳng thắn trên tinh thần xây dựng. Cuối tập sách là
ba bài nghiên cứu không dài nhưng kỹ lưỡng, chín chắn, có chiều rộng và có chiều
sâu về phản biện xã hội: Những vấn đề chung và các vấn đề thuộc về phương cách.
Cuốn sách được nhà báo lão thành Hữu Thọ đánh giá: "Lý luận sắc sảo, có ý tưởng
mới và phong cách riêng. Tập sách tập hợp nhiều bài, có bài viết theo phong cách
chính luận chững chạc, có bài viết theo kiểu tùy bút ngắn, nhưng tất cả đều rõ chất
luận, khi là vấn đề rất rộng như chuyện đảng viên làm kinh tế tư nhân, vấn đề phản
biện xã hội khi là những việc cụ thể liên quan tới tệ quan liêu, tham nhũng, lãng
phí. Phản biện xã hội chỉ là một bài trong tập sách mà tác giả lấy làm tên cuốn sách,
nhưng ngẫm lại thì các bài khác dù viết theo thể gì, dù ngắn, dù không ngắn, cũng
mang tính phản biện hiểu theo cách hiểu của tác giả ”
Phản biện xã hội cũng là đề tài được đề cập và bàn luận tương đối sâu sắc trên tạp
chí Tia sáng và nhiều tờ báo in với bài viết, bài nghiên cứu của những tác giả như
Nguyễn Trần Bạt, Đào Công Tiến, Tương Lai, Nguyễn Chính Tâm, Hoàng Hải,
Nguyễn Xuyến…
Đã có nhiều khoá luận và luận văn của sinh viên và học viên khoa Báo chí và
Truyền thông, trường Đại học KHXH&NV nghiên cứu về các khía cạnh liên quan
đến đề tài mà tác giả chọn lựa. Đặc biệt trong đó có khóa luận "Tính phản biện xã
hội của tác phẩm báo chí thông qua loạt bài "Đêm trước đổi mới" trên báo Tuổi trẻ
năm 2005" của tác giả Phạm Văn Kiền, K49 lấy tính phản biện xã hội làm đề tài
nghiên cứu, khảo sát qua một loạt bài.
Đề tài “Ý nghĩa phản biện xã hội của bài bình luận ngắn trên trang nhất báo Thanh

6

niên, Tuổi trẻ” của tác giả Hà Lệ Giang, hệ đào tạo liên thông (VL-VH) lại khảo sát
hai chuyện mục Chào buổi sáng của báo Thanh niên và Thời sự & Suy nghĩ của báo
Tuổi trẻ để phân tích tính phản biện xã hội của thể loại bài bình luận ngắn.
Bên cạnh đó có hai đề tài “Cuộc cạnh tranh về chất lượng thông tin giữa hai tờ báo
Thanh niên và Tuổi trẻ” của tác giả Nguyễn Thị Hải, K46HN và “So sánh phong
cách hai tờ báo in Thanh niên và Tuổi trẻ” của tác giả Phạm Thị Mai, K48.
Trong công trình của mình, tác giả Nguyễn Thị Hải tập trung phân tích tính cạnh
tranh của hai tờ báo kể trên thông qua khảo sát và phân tích trang nhất của hai tờ
báo, việc thu hút các cây bút có tiếng, những chuyên mục có cá tính, các đề tài lớn
và nghệ thuật làm makét của hai tờ báo.
Trong khi đó, tác giả Phạm Thị Mai so sánh phong cách của hai tờ báo nói trên
thông qua khảo sát và phân tích cách tiếp cận đề tài của hai tờ báo trên các lĩnh vực
chính như kinh tế, chính trị - xã hội, văn hoá và quốc tế, phong cách ngôn ngữ cũng
như hình thức trình bày của hai tờ báo.
Hai tác giả trên đã khảo sát và phân tích kỹ lưỡng các yếu tố tạo nên sức hấp dẫn
của hai tờ báo, cũng là cơ sở để xác định tính cạnh tranh giữa hai tờ báo. Tuy nhiên,
tính phản biện xã hội - đặc trưng ngày càng nổi bật và ngày càng tạo nên cá tính của
hai tờ báo – mới chỉ được hai tác giả trên đề cập một cách hạn chế và chưa tiến
hành phân tích sâu sắc.
Cùng nghiên cứu về mối tương quan giữa báo Tuổi trẻ và báo Thanh niên còn có đề
tài “Khảo sát trang nhất hai tờ Thanh niên và Tuổi trẻ” của tác giả Nguyễn Hoàng,
K47 và đề tài “Tìm hiểu cách thức tổ chức thông tin trên báo Thanh niên và Tuổi
trẻ”của tác giả Phạm Thị Thu Hà, K47.
Nghiên cứu về tính phản biện xã hội, đã có các đề tài “Tính phản biện xã hội trong
chuyên mục “nóng” trên báo Lao động, Tuổi trẻ và Người Hà Nội” của tác giả
Phạm Bá Ngọc, K46HN và “Tham nhũng - vấn đề nóng trên báo Tuổi trẻ” của tác
giả Nguyễn Xuân Long, K45HN. Hai công trình trên đã phân tích tính phản biện xã
hội thể hiện trên một số tờ báo in, trong đó có báo Tuổi trẻ và đưa ra một số nhận

7

định đáng chú ý.
Ngoài ra có thể kể đến các đề tài “Tìm hiểu chuyên mục Chào buổi sáng trên báo
Thanh niên” của tác giả Đào Thị Minh Tú, K47HN; “Tìm hiểu phong cách thông
tin của báo Tuổi trẻ” của tác giả Hoàng Lệ Quyên, K45; “Thể loại câu chuyện báo
chí trên báo Tuổi trẻ” của tác giả Đinh Thị Nguyệt, K48; “Tìm hiểu diễn đàn trên
báo Tuổi trẻ” của tác giả Khương Thị Xuân, K48; “Ý kiến nhà chính luận qua
chuyên mục Thời sự và suy nghĩ trên báo Tuổi trẻ” của tác giả Phạm Phương
Nhung, K47… như những đề tài nghiên cứu chuyên biệt về hai tờ báo kể trên.
Như vậy, có thể nói đã có nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều cấp về tính phản
biện xã hội của các tác phẩm báo chí cũng như cuộc cạnh tranh về thông tin giữa
hai tờ báo Tuổi trẻ và Thanh niên. Luận văn này sẽ cố gắng đào sâu vấn đề, mở
rộng phạm vi khảo sát để chỉ ra diện mạo của tính phản biện xã hội thể hiện qua các
tác phẩm báo chí trên hai tờ báo được khảo sát trong giai đoạn 2006-2008.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trong phạm vi đề luận văn thạc sĩ này, tác giả hy vọng có thể phác thảo tương đối
toàn diện về tính phản biện xã hội của các tác phẩm báo chí thông qua khảo sát hai
tờ báo Tuổi trẻ và Thanh niên trong giai đoạn 2006-2008, cụ thể là qua các tác
phẩm báo chí nổi bật của hai tờ báo trong mỗi sự kiện lớn, các chủ đề tương đồng
mà hai tờ báo cùng theo đuổi, các loạt bài độc quyền cũng như các chuyên mục
chính luận hàng ngày và hàng tuần. Mỗi tác phẩm báo chí là một tổng thể thống
nhất về nội dung và hình thức với thông điệp cốt lõi và cách thể hiện phù hợp với
thông điệp đó.
Tác giả cũng cố gắng đưa ra nhận định về nghệ thuật phản biện xã hội toát lên từ
các tác phẩm báo chí Việt Nam, trong đó, phản biện xã hội được coi là phẩm chất
hàng đầu của báo chí hiện đại, đòi hỏi người làm báo phải quy tụ được bản lĩnh
chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng và kỹ năng nghề nghiệp sắc sảo.
Luận văn cũng hy vọng có thể đưa ra một vài kiến nghị đối với việc định hình và
phát triển tính phản biện xã hội của các tác phẩm báo chí Việt Nam.

8

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các tác phẩm báo chí được chọn lọc trong số tất cả các tác
phẩm báo chí được đăng tải trên hai tờ báo Tuổi trẻ và Thanh niên trong ba năm
2006 – 2008. Đây là các tác phẩm báo chí theo đánh giá của tác giả là chứa đựng
thông điệp phản biện xã hội.
Phạm vi nghiên cứu: tập trung vào các số báo ra hàng ngày của hai tờ báo Tuổi trẻ
và Thanh niên trong ba năm 2006 – 2008.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Về lý luận, luận văn mong muốn làm rõ vai trò của tính phản biện xã hội trên báo
chí đối với đời sống xã hội cũng như những nền tảng để báo chí Việt Nam phát huy
hiệu quả vai trò phản biện xã hội của mình.
Về thực tiễn, luận văn mong muốn chỉ ra tính tất yếu và sự cần thiết phải có tính
phản biện xã hội trong báo chí, và đặc biệt là có một cuộc cạnh tranh về tính phản
biện xã hội trong báo chí.
Luận văn còn có ý nghĩa đối với bản thân học viên, góp phần giúp tác giả tự nâng
cao trình độ và biết cách tổ chức một công trình khoa học.
6. Phương pháp luận nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử để xây dựng phương pháp luận tư duy.
Luận văn sử dụng thao tác sưu tầm, thống kê, phân loại các tác phẩm báo chí (bài
viết là chủ yếu) theo sự kiện, vấn đề hoặc chuyên mục để phân tích.
Luận văn áp dụng phương pháp phân tích tác phẩm báo chí đối với mỗi tác phẩm
được lựa chọn phân tích để chỉ ra tính phản biện xã hội thể hiện trong tác phẩm,
trong mối liên hệ với các tác phẩm khác và dấu ấn của sự chỉ đạo của tòa soạn trong
mỗi tác phẩm và tập hợp các tác phẩm.
Luận văn còn sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh để làm rõ tính chất, đặc điểm
9


và kết quả của cuộc cạnh tranh về tính phản biện xã hội giữa hai tờ báo.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Tính phản biện xã hội trong báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XXI
Chương 2: Tính phản biện xã hội trong cuộc cạnh tranh về thương hiệu giữa
hai báo Tuổi trẻ và Thanh niên
Chương 3: Nghệ thuật tổ chức tác phẩm mang tính phản biện xã hội của báo in
Việt Nam qua hai trường hợp báo Tuổi trẻ và Thanh niên
Ngoài ra luận văn còn có phần phụ lục là một số bài viết tiêu biểu về tính phản biện
xã hội trong các sự kiện và chủ đề được phân tích tại chương 2.













10

Chương 1: TÍNH PHẢN BIỆN XÃ HỘI TRONG BÁO CHÍ VIỆT NAM ĐẦU
THẾ KỶ XXI

1.1 Bối cảnh hội nhập văn hóa thông tin đầu thế kỷ XXI

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) của Đảng đã khai mở công cuộc
đổi mới, đến nay đã hơn 20 năm. Trong quãng thời gian ấy, đất nước ta đã ra khỏi
khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo được những bước chuyển cơ bản và toàn diện.
Kinh tế tăng trưởng khá, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thu được những thắng lợi quan trọng. Đời
sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết
toàn dân tộc được củng cố, tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng - an
ninh được giữ vững. Thế và lực của nước ta trên trường quốc tế không ngừng được
nâng cao. Công cuộc đổi mới của chúng ta thu được những thành tựu to lớn và có ý
nghĩa lịch sử.
Trong thành tích chung ấy, có phần đóng góp xứng đáng của đội ngũ báo chí. Với
khẩu hiệu "Đổi mới báo chí vì sự nghiệp đổi mới đất nước", báo chí nước ta những
năm vừa qua tiếp tục phát triển mạnh mẽ về số lượng, loại hình, ấn phẩm, công
nghệ, phạm vi tác động đến công chúng.
Với bốn loại hình báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử), báo chí nước ta
đã trở thành hệ thống thông tin đa loại hình, đa phương tiện, làm tốt chức năng,
nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước đến với nhân dân, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân đến với
Đảng, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội hoặc xã hội - nghề
nghiệp.
Do những tác động qua lại với các yếu tố kinh tế, xã hội trong và ngoài nước, cũng
như những ảnh hưởng mạnh mẽ từ sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền
thông trong môi trường toàn cầu hóa mà báo chí Việt Nam hiện nay đã có những
biến đổi cả về lượng và chất.
11

Trước hết, chính sách đối ngoại cởi mở, hội nhập quốc tế theo phương châm "làm
bạn với tất cả" tạo ra các điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ, hợp tác
quốc tế của hệ thống báo chí. Mặt khác, công nghệ thông tin và mạng Internet đã
mang đến cho báo chí Việt Nam phương tiện tuyệt vời để mở ra các hình thức quan

hệ, hội nhập với hệ thống báo chí toàn cầu, trực tiếp tham dự vào quá trình toàn cầu
hóa truyền thông. Bản thân việc hiện diện ngày càng nhiều các đại diện của những
cơ quan thông tấn báo chí nước ngoài và hoạt động tác nghiệp của họ cũng có ý
nghĩa như chất xúc tác thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế của báo chí Việt Nam.
Việc mở rộng quan hệ và hợp tác quốc tế của báo chí thể hiện trước hết ở sự nhộn
nhịp trong trao đổi thông tin và các sản phẩm báo chí truyền thông. Hoạt động này
nổi bật nhất ở khu vực truyền hình và truyền hình cáp với việc mua và sử dụng các
chương trình phim, truyền hình của nước ngoài. Gần đây, một số công ty truyền
thông nước ngoài đã thiết lập các cơ quan đại diện có nhiệm vụ quảng bá và tiêu thụ
các sản phẩm truyền thông tại thị trường Việt Nam. Hoạt động này càng có điều
kiện mở rộng, bởi vì hiện nay ở Việt Nam không có những điều luật quy định về tỷ
lệ thời lượng các chương trình truyền hình nước ngoài sử dụng ở các đài truyền
hình trong nước.
Thể hiện thứ hai là việc tăng cường trao đổi và giao lưu quốc tế của các nhà báo
dưới nhiều hình thức như: gửi nhà báo đi công tác nước ngoài nhằm đưa tin về
những sự kiện lớn; trao đổi với nước ngoài các đoàn nhà báo đi tham quan, nghiên
cứu, học hỏi kinh nghiệm nghề nghiệp; trao đổi các sản phẩm định kỳ, các thông
tin, tư liệu
Không thể bỏ qua việc báo chí mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ cho các nhà báo. Trong khuôn khổ những dự án này và phần
truyền thông của một số dự án kinh tế - xã hội khác, mỗi năm đều có một số nhà
báo được cử đi học tập, bồi dưỡng ở nước ngoài. Hàng trăm khóa học ngắn hạn có
giảng viên nước ngoài đã được tổ chức, tạo ra cơ hội cho hàng ngàn nhà báo Việt
Nam được tiếp cận với những kinh nghiệm, phương pháp hoạt động nghề nghiệp
12

báo chí ở những quốc gia có nền báo chí phát triển.
Luật Báo chí được Quốc hội khoá VIII thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 12-1989)
và được Chủ tịch nước công bố vào ngày 2/1/1990. 8 năm sau, tại kỳ họp thứ 5 của
Quốc hội khoá X, Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Báo chí đã được

thông qua.
Trong 10 năm qua, hệ thống cơ quan báo chí, đội ngũ phóng viên có sự phát triển
nhanh chóng về lượng và chất. Theo số liệu đến giữa tháng 12/2007) của Hội Nhà
báo Việt Nam, chỉ tính riêng số hội viên của Hội đã tới con số gần 16 nghìn. Theo
Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông), nếu như năm 1999 mới có khoảng
8000 phóng viên được cấp thẻ nhà báo thì năm nay, con số đã là 15000. Cả nước
hiện có 702 cơ quan báo chí, trong đó có 634 cơ quan báo in với 813 ấn phẩm. Hệ
thống phát thanh và truyền hình phát triển mạnh, chỉ tính riêng Đài Tiếng nói Việt
Nam đã có 6 hệ phát thanh, phủ sóng 97,5% lãnh thổ. Đài Truyền hình Việt Nam
phát chương trình trên 7 kênh, chưa kể số chương trình phát trên mạng truyền hình
cáp. Sự xuất hiện của VTC, sự phát triển của hệ thống phát thanh - truyền hình 63
tỉnh, thành phố, trong đó có những đài rất mạnh như Đài Truyền hình TP Hồ Chớ
Minh, Bình Dương, sự vươn lên nhanh chóng của báo điện tử đã tạo sự cạnh tranh
trong lĩnh vực thông tin bằng hình ảnh - âm thanh ở Việt Nam.
Tính đến tháng 12-2009, cả nước có: 706 cơ quan báo in (178 báo in và 528 tạp
chí); 1 hãng thông tấn quốc gia; 2 đài phát thanh, truyền hình quốc gia, 1 đài truyền
hình ngành, 64 đài truyền hình, phát thanh tỉnh thành,trên 600 đài cấp huyện; 37
báo điện tử, 160 trang điện tử của các cơ quan báo chí và hàng ngàn trang thông tin
điện tử (Nguồn: báo cáo của ban chấp hành Hội Nhà báo VN ngày 12-8-2010)
Theo đánh giá chung, trong 8 năm qua, Luật Báo chí đã tạo thuận lợi cơ bản cho các
cơ quan báo chí và nhà báo hoạt động hiệu quả hơn, góp phần đắc lực vào sự nghiệp
đổi mới đất nước. Cũng nhờ có luật, nhờ công tác tuyên truyền về luật mà nhân dân
hiểu hơn về quyền được thông tin của mình, từ đó chủ động phát huy quyền và vai
trò của mình trong hệ thống truyền thông.
13

1.2 Bước đầu tìm hiểu về tính phản biện xã hội của báo chí
Sách Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X của Đảng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2006, trang 182 và 183 giải
thích: Phản biện là nhận xét, đánh giá, bình luận, thẩm định công trình khoa học, dự

án, đề án trong các lĩnh vực khác nhau. Phản biện xã hội là sự phản biện nói chung,
nhưng có qui mô và lực lượng rộng rãi hơn của xã hội, của nhân dân và các nhà
khoa học về nội dung, phương hướng, chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển
kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ, giáo dục, y tế, môi trường, trật tự an ninh
chung toàn xã hội của Đảng, Nhà nước và các tổ chức liên quan.
Phản biện xã hội là phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân
dân, ý thức trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia quản lý Nhà nước, góp ý
kiến với cán cán bộ, công chức và các cơ quan Nhà nước. Mọi chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đều phục vụ lợi ích của đại đa
số nhân dân. Nhân dân không chỉ có quyền mà còn có trách nhiệm tham gia hoạch
định và thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Phản biện xã
hội là nhu cầu cần thiết và đòi hỏi bắt buộc của quá trình lãnh đạo và điều hành đất
nước, khắc phục tệ quan liêu
Tác giả Nguyễn Trần Bạt trong bài viết Phản biện xã hội [45] viết: Phản biện là một
hành vi xác định tính khoa học của hành động của con người, xuất hiện khi con
người chuẩn bị hành động. Phản biện làm cho mỗi một hành vi được tiến hành trên
cơ sở có một sự xác nhận có chất lượng khoa học đối với nó. Nếu không có phản
biện có nghĩa là con người mặc nhiên hành động mà không thèm đếm xỉa đến sự
xác nhận của xã hội về tính phù hợp, tính đúng đắn của hành động đó. Phản biện xã
hội là một khái niệm chính trị, là biểu hiện đặc trưng chuyên nghiệp nhất của cái gọi
là đời sống dân chủ.
Nói một cách khái quát, phản biện xuất hiện một cách tự nhiên trong một xã hội mà
ở đó mỗi con người đều tự do bày tỏ các nguyện vọng của mình. Phản biện góp
phần điều chỉnh các khuynh hướng kinh tế, văn hoá, chính trị, làm cho các khuynh
14

hướng đó trở nên khoa học hơn, đúng đắn hơn và gần với đời sống con người hơn.
Theo ông Nguyễn Trần Bạt, phản biện không phải là hỏi dân, phản biện không phải
là nhân dân trả lời mà là nhân dân nói tiếng nói của mình. Và tiếng nói ấy được
chuẩn bị một cách chuyên nghiệp bằng trí tuệ, bằng sự thông hiểu lẫn cả dự đoán về

sự xung đột lợi ích khi tiến hành một hành động xã hội. Về bản chất chính trị, phản
biện là một quyền tự do được xây dựng trên cơ sở quyền tự do ngôn luận.
Ông cho rằng điều kiện thứ nhất cho phản biện xã hội là cần phải thực thi tự do
ngôn luận. Phản biện là biểu hiện chuyên nghiệp của việc người ta thực thi quyền tự
do ngôn luận nên phải khẳng định quyền tự do nói trước. Tự do ngôn luận là quyền
đầu ra của mọi ý kiến phản biện. Nếu không có tự do ngôn luận thì không có cách
gì để phản biện. Nếu hạn chế quyền tự do phổ biến các quan điểm thì có nghĩa là
dành toàn bộ các quyền tự do cho một loại quan điểm và nếu xã hội chỉ được hướng
dẫn bằng một loại quan điểm thì vô cùng nguy hiểm vì nó tất yếu sẽ dẫn đến sự đơn
điệu và lệch lạc của đời sống.
Cho nên, tự do ngôn luận chính là một trong những chìa khoá cực kỳ quan trọng để
làm cân bằng tất cả các khuynh hướng, để mỗi một điểm trong đời sống xã hội nhận
được nhiều thông tin khác nhau giúp cho các thành viên trong xã hội có năng lực
lựa chọn. Bản chất của tự do là quyền được lựa chọn và sự phong phú để lựa chọn.
Muốn có sự phong phú để lựa chọn thì con người phải có quyền phổ biến quan
điểm, tức là quyền tự do ngôn luận. Quyền tự do ngôn luận là tiền đề, là điều kiện
cơ bản để con người thực thi các quyền tự do lựa chọn.
Thứ hai, phản biện xã hội là trạng thái chuyên nghiệp của quá trình thảo luận cho
nên nó cần có sự tham gia của hai lực lượng, lực lượng thứ nhất là để nói một cách
chuyên nghiệp và lực lượng thứ hai là để nghĩ một cách chuyên nghiệp. Trước khi
nói phải nghĩ, nghĩ chuyên nghiệp là giới trí thức và nói chuyên nghiệp là giới báo
chí. Phản biện xã hội là sự tranh luận một cách chuyên nghiệp giữa các lực lượng xã
hội với nhau hoặc là với nhà cầm quyền để tạo sự chính xác chính trị của mỗi một
hành động có chất lượng chính sách hoặc định hướng, cho nên, nếu không có sự
15

tham gia của hai lực lượng này thì quá trình còn lại là quá trình phản ứng xã hội chứ
không phải là phản biện xã hội. Báo chí cần phải góp những tiếng nói có hệ thống
để xã hội thức tỉnh về câu chuyện tổ chức và rèn luyện nền dân chủ.
TS. Trần Đăng Tuấn trong cuốn sách Phản biện xã hội [41] thì định nghĩa phản

biện xã hội là đưa ra các lập luận, phân tích nhằm phát hiện, chứng minh, khẳng
định bổ xung hoặc bác bổ một vấn đề (phương án, dự án) xã hội đã được hình thành
và công bố trước đó.
Nội dung của phản biện xã hội là rất rộng. Lực lượng lãnh đạo trong xã hội có
những đường lối, hệ thống các quan điểm lãnh đạo khinh tế – chính trị – xã hội cho
từng giai đoạn, thể chế và pháp chế hóa các chủ trương, quan điểm đó, đồng thời
thường xuyên phải thể chế hóa đường lối của mình bằng các chính sách. Đó là đối
tượng của phản biện xã hội.
Tiếp nữa, vì ở vị thế cầm quền, lực lượng này phải đưa ra những chính sách cụ thể.
Không phải tất cả các quyết định có tính chất điều hành này đều là đối tượng của
phản biện. Nhưng nhiều quyết định có ảnh hưởng lớn đến đời sống và tâm trạng của
toàn xã hội hoặc của một bộ phận, tầng lớp dân cư, một khu vùng miền … cũng cần
có phản biện xã hội.
Phản biện xã hội thực hiện chủ yếu với các dự thảo chủ trương, chính sách. Chính
khả năng căn cứ và kết quả phản biện xã hội để hoàn chỉnh dự thảo, chủ trương,
chính sách, đường lối là lý do khiến thời điểm chưa đưa vào thực hiện là thời điểm
cần có phản biện xã hội… Nhưng phản biện xã hội cũng có thể phát hiện nhằm mục
đích phát hiện các điểm còn chưa hoàn thiện, thậm chí những sai sót và không phù
hợp trong đường lối, chính sách, quy định pháp lý… đang được thực hiện trong
thưch tế, để lực lượng cầm quyền có những điều chỉnh, sửa đổi hoặc thay đổi chính
sách.
Đi sâu hơn nữa, còn có thể giới hạn phạm vi khái niệm phản biện xã hội: phản biện
không hoàn toàn giống với việc đề xuất, phát biểu, kiến nghị nói chung. Phản biện
là hoạt động sau khi đã có những công bố (diện hẹp hoặc rộng) các quan điểm, chủ
16

trương chính sách nhằm vào các chủ trương, chính sách… Còn việc biểu lộ quan
điểm, chính kiến, đề xuất có thể không gắn với một chủ trương chính sách đã đưa ra
thì không thuộc phạm vi khái niệm phản biện xã hội.
Trước mắt, theo ông Trần Đăng Tuấn, phản biện xã hội cần tập trung vào những nội

dung sau: Một là, chống tham nhũng, lãng phí; hai là giải quyết vấn đề đất đai và
xây dựng cơ bản; ba là, vấn đề quy hoạch và phát triển nông thôn; bốn là, vấn đề cải
cách hành chính; năm là, tính cạnh tranh của hàng hóa; sáu là, giá điện, nước, xăng
dầu; bảy là, cước phí lưu thông, bảo đảm dan toàn giao thông; tám là, thanh lọc các
định chế tài; chín là, vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc (với những định chế xã hội dân
sự trong một nhà nước pháp quyền xã hội dân sự và mở rộng giao lưu, hợp tác quốc
tế).
PGS Đào Công Tiến trong bài viết Vùng cấm của phản biện xã hội? [52] đăng trên
“Tuổi trẻ cuối tuần” cũng nhận định còn nhiều việc phải làm để đưa phản biện xã
hội vốn từ cuộc sống trở lại được với cuộc sống. Những việc phải làm là tiếp tục
loại bỏ độc thoại theo kiểu “độc quyền chân lý, áp đặt tư duy” của những giáo điều
đã bị chối bỏ trên thực tế cuộc sống, để tiếp tục gỡ bỏ những rào cản đối với sự
phản biện xã hội. Tư vấn và phản biện xã hội cần phải được nâng chất, nâng tính
thuyết phục hơn nữa bằng việc nâng cao sự hiểu biết, tính trung thực của phản biện.
Phản biện từ hiện thực xã hội cần có cách tiếp cận khoa học, cần có cách thu thập
thông tin tư liệu, phân tích, đánh giá và đề xuất hợp lý - tức là khoa học cũng phải
vào cuộc. Phải mở rộng và làm thông thoáng các kênh thông tin, truyền những tác
động phản biện đến những đối tượng của nó, tạo điều kiện và khuyến khích báo chí
vào cuộc.
Ông Nguyễn Vi Khải - nguyên Viện trưởng Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học –
trong bài viết “Phản biện xã hội” trên báo Lao động ngày 13/7/2008 cũng phân tích:
Nhiều người nói phản biện khoa học khác phản biện xã hội. Phản biện khoa học
khách quan, phản biện xã hội luôn gắn với "lập trường" và rất dễ bị "lợi dụng". Phải
nói ngay, không có phản biện nào là khách quan cả. Chẳng phải các bài báo mang
17

tính cách mạng của nhiều nhà khoa học nổi tiếng lúc đầu đã bị các "phản biện" bác
bỏ đó sao?
Phản biện là ý kiến độc lập (không nhất thiết là phản bác mà rất có thể là khen và
chê) của một người hay một tổ chức nào đó. Nó luôn mang tính chủ quan. Cái hay

của phản biện là tạo điều kiện cho ý kiến khác có thể được cất lên. Nếu hiểu như
vậy, tức là ý kiến phản biện là ý kiến độc lập, luôn mang tính chủ quan của nhà
phản biện, nhằm tạo ra cho những người có quyền quyết định nhiều khả năng tham
khảo và lựa chọn hơn.
Ý kiến phản biện chưa chắc đã đúng, nó là ý kiến khác, độc lập. Khoa học không
thể phát triển nếu không có môi trường khuyến khích phản biện. Xã hội không thể
phát triển, không thể có dân chủ nếu sự phản biện xã hội bị cản trở. Có ý kiến cho
rằng, nên khuyến khích phản biện trước khi ra quyết định, còn khi quyết định đã
được đưa ra thì phản biện có nghĩa là chống đối. Không có cái "chống đối" hay
"phản biện" sau khi quyết định đã được đưa ra, thì làm sao có thể phát hiện ra sai
lầm?
Tác giả Kiên Định trong bài viết Phản biện xã hội – nhân tố quan trọng để phát
triển [47] đăng trên Hà Nội ngàn năm ngày 31/3/2007, cũng phân tích: Trước mỗi
hành vi chính trị đều có những ý kiến khác nhau. Những ý kiến này thường tồn tại ở
các cấp độ khác nhau. Từ tán thành đến chưa tán thành, từ chỉ trích đến phê phán, từ
phản biện đến phản đối, thậm chí là sự kịch liệt phản đối đến nổi loạn. Trong các
trạng thái đó, phản biện được coi là hành vi có chất lượng khoa học của sự phê phán
khiến xã hội có thể chấp nhận một cách "tâm phục khẩu phục".
Không có "phản biện" sẽ không có phát triển. Bởi lẽ, khoa học là một chuỗi sai lầm
được sửa chữa. Mà sửa chữa được, là nhờ có phản biện. Tức là sự tranh luận có chất
lượng khoa học chứ không phải là sự cãi vã nhằm phê phán cái sai. Từ đó có thể
chấp nhận cái đúng, loại bỏ cái sai để cho cái đúng được tiếp tục đúng. Nhưng, cũng
không chỉ với khoa học. Những "sai lầm được sửa chữa" ấy không kiêng dè, loại trừ
bất cứ một lĩnh vực nào trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của một đất
18

nước. Quá trình dẫn đến “đổi mới" là kết quả của một quá trình phản biện xã hội lâu
dài đối với mô hình kế hoạch hóa tập trung bao cấp quan liêu đã từng đưa nền kinh
tế đất nước đến bên bờ vực của khủng hoảng.
Sự sống không bao giờ đứng yên một chỗ, trái lại, luôn luôn vận động và phát triển.

Nhân tố mới xuất hiện với sự hợp lý hơn sẽ thay thế cho hiện thực cũ đang tiêu
vong. Đối với triết học biện chứng thì không có gì là tuyệt đối cả. Vì thế sẽ là phản
biện chứng với những ai tự dành cho mình cái quyền luôn luôn đúng tuyệt đối đúng,
thậm chí chỉ "đúng trở lên"!
Nếu chúng ta tạo môi trường cho phản biện xã hội phát triển như một hoạt động phê
phán có chất lượng khoa học, sẽ tạo ra được động lực thường xuyên cho sự phát
triển. Muốn vậy, điều đầu tiên là chúng ta phải tạo ra một môi trường xã hội, trong
đó quyền được nói cần phải được coi trọng. Có như thế, chúng ta mới có những
hoạt động phản biện một cách có chất lượng.
Để đạt được điều đó trước hết chúng ta phải có một xã hội dân sự. Thêm vào đó là,
Việt Nam phải xây dựng một Nhà nước pháp quyền hoàn thiện, đúng nghĩa của từ
này. Bởi lẽ, chỉ cô một Nhà nước pháp quyền với những yếu tố đầy đủ của nó, mới
có thể tạo ra sự độc lập của các cơ quan quyền lực. Sự độc lập của các cơ quan
quyền lực là điều kiện cần để sự phản biện xã hội tồn tại và phát triển.
Xã hội dân chủ cũng là điều kiện cần cho việc mở rộng dân chủ. Khi người dân
được quyền bày tỏ, sẽ giúp cho các nhà chính trị có thể lắng nghe một cách chân
thành và nghiêm tức tiếng nói từ bên dưới, từ đó mới có thể nhận được những thông
tin phản hồi trung thực để điều chỉnh và sửa sai nhằm hoàn thiện chủ trương, đường
lối chính sách. Quá trình dân chủ hóa xã hội ta đã có những khởi sắc nhưng đây đó
thói quen chỉ muốn độc thoại chứ không thích đối thoại vẫn chưa hẳn đã hết.
Sự hạn chế của năng lực tư duy khiến người ta không muốn thay đổi, từ đó họ cho
mình cái quyền độc thoại để chỉ ban phát ý kiến dẫn dắt, mà không quen lắng nghe
và tiếp nhận thông tin từ cuộc sống, từ dòng chảy cuồn cuộn của cuộc cách mạng
khoa học công nghệ. Thói quen độc thoại tự cho mình đã biết tất cả, chân lý là đã có
19

sẵn, chỉ cần lấy ra rao giảng, chính là biểu hiện tha hóa của quyền lực. Ngược lại tác
phong đối thoại được xác lập từ nhận thức rằng chân lý đến từ quá trình tìm tòi, suy
ngẫm phân tích và tiếp nhận trong dòng chảy miệt mài liên tục của cuộc sống.
Sự mở cửa giao lưu với thế giới bên ngoài, sự hội nhập ngày càng sâu của nền kinh

tế không cho phép chúng ta bảo thủ. Việc hạn chế phản biện xã hội hay duy trì sự
phản biện chất lượng kém sẽ dễ đẩy một đất nước đi vào vòng xoáy của chuyên chế,
độc tài sẽ kìm hãm sự phát triển của chính xã hội ấy.
Tác giả Lê Minh Tiến trong bài viết Những điều kiện cần cho phản biện xã hội [53]
đăng trên tạp chí Tia sáng ngày 17/04/2009 thì phân tích vấn đề mấu chốt của phản
biện xã hội không hệ tại ở việc có hay không có những hành lang pháp lý cho vấn
đề này, mà vấn đề cơ bản hơn đó là vì trong xã hội chưa hình thành được một nền
văn hóa tranh luận, tức là xã hội hiện nay chưa tạo ra được những cá nhân - tức các
thành viên cơ bản của xã hội - những nền tảng cần thiết để thực hiện các cuộc tranh
luận, cũng như chưa có một cấu trúc xã hội tạo cơ hội cho sự tranh luận và phản
biện được diễn ra.
Để phản biện xã hội có thể xảy ra thì phải có mô hình xã hội phù hợp, tức là mô
hình xã hội mà ở đó quyền lực xã hội được phân tán cho nhiều thực thể khác biệt
nhau chứ không chỉ tập trung duy nhất vào trong tay một thực thể nào. Trong mô
hình xã hội có quyền lực phân tán, sẽ có nhiều thực thể cùng nắm quyền lực vừa
độc lập nhưng cũng vừa chế định lẫn nhau để không một thực thể nào có thể tự
mình quyết định mọi chuyện trong xã hội. Đồng thời các thực thể này đều phải chịu
sự chi phối của thiết chế cao nhất đó là thiết chế pháp luật. Như vậy mô hình xã hội
với quyền lực phân tán chỉ có thể có trong một Nhà nước pháp quyền thực sự, và vì
vậy, chỉ trong Nhà nước pháp quyền thì sự phản biện mới có thể diễn ra. Ở đây
cũng cần lưu ý là với mô hình Nhà nước pháp quyền "danh nghĩa" thì sẽ không thể
có phản biện xã hội bởi trong mô hình Nhà nước pháp quyền danh nghĩa, quyền lực
tối thượng, xét cho cùng, cũng chỉ tập trung trong tay một thực thể "ưu tuyển"
(elite) nào đó mà thôi và do đó, sự phản biện xã hội nếu có diễn ra thì cũng hết sức
20

hạn chế bởi điều này phụ thuộc vào mức độ "cởi mở" của thực thể ưu tuyển trong
xã hội.
Chính vì vai trò đã được các nghiên cứu chuyên sâu khẳng định của phản biện xã
hội trên báo chí, Tuổi trẻ đã chọn phản biện xã hội làm nhân vật của năm 2006, với

nhận định “nếu sự phản biện là một đặc tính của xã hội dân sự thì chúng ta đang
chứng kiến một xã hội dân sự mới mẻ đang hình thành dần trong xã hội chúng ta, và
xã hội ấy sẽ còn can dự nhiều hơn vào công việc điều hành đất nước và làm công
cuộc phát triển bền vững”.
1.3 Tính phản biện xã hội ở các loại hình báo chí, đặc biệt ở báo in
Bắt đầu bước sang thế ký XXI, báo chí Việt Nam thực sự đã có một bước chuyển
mình mạnh mẽ với sự vươn lên của những tờ báo với phong cách làm báo mởi mẻ
và không đi theo lối mòn. Đó là cách làm báo có tính phản biện.
Rất nhiều tờ báo đã không còn chỉ là người tuyên truyền một chiều mà đã tìm cách
đưa thông tin đa chiều hơn, lật đi lật lại vấn đề, đặt những câu hỏi hóc búa để tìm ra
bản chất hiện tượng, không hài lòng với những góc nhìn phiến diện, cố gắng đem
đến cho độc giả cái nhìn toàn diện về các sự kiện hiện tượng, khơi gợi những tư duy
mở và lôi kéo độc giả tham gia vào công tác thông tin.
Đó thực sự là một dấu hiệu tốt đối với sự phát triển tất yếu của báo chí Việt Nam.
Tính phản biện xã hội đã nhanh chóng trở thành mục tiêu phấn đấu của nhiều tờ báo
và đã góp phần xây dựng uý tín và chỗ đứng cho nhiều tờ báo.
Trong những năm gần đây, báo chí có ảnh hưởng ngày càng to lớn trong việc thúc
đẩy tiến trình các sự kiện. Nói cách khác, báo chí không chỉ đơn thuần là người đưa
tin, phản ánh thụ động các sự kiện. Hơn thế nữa, nó còn đóng vai trò ngày càng tích
cực, tham gia trực tiếp vào các sự kiện như một trong những yếu tố, những điều
kiện thúc đẩy và quy định chiều hướng vận động của các sự kiện. Bản chất của vai
trò đó chính là áp lực của dư luận xã hội do báo chí tạo ra.
TS. Nguyễn Quang A trong bài viết “Báo chí và phản biện” [44] đăng trên báo Tiền
21

Phong ngày 22/06/2010 cũng phân tích: Báo chí là một trong những kênh phản biện
xã hội hữu hiệu nhất. Từ phản biện có lẽ có xuất xứ từ các ý kiến nhận xét (khen,
chê hoặc góp ý) của những người được yêu cầu (họ được gọi là các nhà phản biện)
để đọc và cho ý kiến nhận xét về một luận văn nào đó.
Rồi người ta dùng từ phản biện xã hội theo ý nghĩa tương tự đối với các chủ trương,

chính sách kinh tế-xã hội của nhà nước hay các cơ quan nhà nước (trung ương hay
địa phương).
Hiểu như vậy thì quá trình phản biện xã hội là rất cần thiết cho việc hình thành, thực
hiện, sửa đổi hay hiệu chỉnh chính sách, một phần cốt yếu của cải cách liên tục.
Bất cứ ai dẫu thông minh uyên bác đến đâu đều có thể mắc sai lầm, đều có thể có
định kiến hay bị những giá trị hay lợi ích cục bộ ảnh hưởng. Để tránh những tác
động tiêu cực, tăng tính khách quan, vô tư hay không thiên vị của các quyết định
ảnh hưởng đến nhiều người, thì thủ tục bàn luận công khai, lấy ý kiến của các
chuyên gia, của những người có thể bị ảnh hưởng, tính đến và đánh giá các tác động
nhiều mặt của các quyết định sẽ được thông qua là một đòi hỏi chính đáng.
Đấy là cách làm được hầu hết các nước phát triển tiến hành và các tổ chức quốc tế
ủng hộ. Nhà nước Việt Nam cũng đã có các quy định pháp lý để thúc đẩy quá trình
này trong hình thành các chính sách, các quy định pháp lý.
Đấy là một bước tiến quan trọng của Việt Nam trong lĩnh vực này. Vấn đề là làm
sao để thực hiện các quy định và thủ tục đó một cách hữu hiệu cũng như sửa đổi và
điều chỉnh chúng một cách thích hợp.
Hiểu theo nghĩa đó phản biện xã hội có thể được tiến hành theo nhiều kênh khác
nhau. Những người có ý kiến có thể gửi thẳng cho các cơ quan hữu quan, có thể
tham gia các hội thảo, thảo luận về vấn đề này, cũng có thể nêu ý kiến của mình
trên báo chí.
Sở dĩ báo chí là một kênh quan trọng bởi vì tính công khai của nó. Ý kiến trên báo
chí có thể được nhiều người thảo luận, bàn cãi từ nhiều góc độ khác nhau. Một ý

×