Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

KINH tế HÀNG hải BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.01 KB, 19 trang )

PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HẢI TỈNH NAM ĐỊNH
MỤC LỤC
I.

TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HÀNG HẢI
I.1 Kinh tế hàng hải là gì?
I.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế hàng hải

II.

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HẢI
NAM ĐỊNH
2.1. Vận tải biển
2.2. Đóng mới và sửa chữa tàu
2.3. Khai thác cảng biển Nam Định

III.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HẢI NAM
ĐỊNH
III.1
Giải pháp tổng thể
III.2
Giải pháp thành phần

1


I.

TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HÀNG HẢI


1.1. Kinh tế hàng hải
Kinh tế hàng hải là một ngành chủ yếu và quan trọng trong các ngành
kinh tế biển. Kinh tế hàng hải bao gồm vận tải biển, dịch vụ cảng biển và
công nghiệp đóng, sửa chữa tàu biển.
Theo nghị định số 57/2001/NĐ- CP ban hành ngày 24/8/2001 của chính
phủ về điều kiện kinh doanh vận tải biển thì “kinh doanh vận tải biển” là
việc khai thác tàu biển của doanh nghiệp để vận chuyển hàng hoá, hành
khách, hành lý trên các tuyến vận tải biển. Cơ sở vật chất kỹ thuật của
vận tải biển là các tuyến đường biển, cảng biển và các phương tiện vận
chuyển. Các tuyến đường biển là các tuyến đường nối hai hay nhiều cảng
với nhau trên đó tầu biển hoạt động chở khách hoặc hàng hóa. Khác với
đường sông, đường sắt, đường bộ, đường biển là đường thiên nhiên,
tương đối bằng phẳng, khả năng thông thương lớn, nhiều tàu thuyền có
thể qua lại cùng lúc. Cảng biển là nơi ra vào neo đậu của tầu biển, là nơi
phục vụ tàu và hàng hoá trên tàu và là đầu mối giao thông quan trọng của
một quốc gia có biển. Phương tiện vận chuyển của vận tải biển chủ yếu là
tàu biển. Tàu biển có hai loại là tàu buôn và tàu quân sự, trong đó, tầu
buôn là những tầu biển được dùng vào mục đích kinh tế trong hàng hải.
Tầu chở hàng là loại tầu buôn chiếm tỷ lện cao nhất trong đội tàu buôn.
Ngày nay phương thức vận tải biển phổ biển nhất là vận tải container
đường biển. Đây là phương thức vận tải tiên tiến đã phát triển rất nhanh
trên thế giới.
Dịch vụ cảng biển bao gồm các loại dịch vụ như bốc xếp hàng hoá tại
cảng, dịch vụ logistic (dịch vụ giao nhận), dịch vụ phục vụ khách du lịch
tại cảng,…

2


Theo điều 233 Luật Thương mại thì dịch vụ logistics là hoạt động thương

mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc
bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan,
các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã
hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo
thoả thuận khác với khách hàng để hưởng thù lao.
Công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển là ngành công nghiệp quan
trọng, cung cấp phương tiện vận chuyển cho ngành vận tải đường biển.
Hoạt động của ngành công nghiệp này là đóng mới và sửa chữa tàu biển
bị hư hỏng, bảo trì thường xuyên, định kỳ tàu biển để bảo đảm an toàn
cho các phương tiện này trong quá trình sử dụng. Sản phẩm của ngành
là phương tiện vận tải sử dụng trên biển, phục vụ các hoạt động kinh tế.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư phát triển kinh tế
hàng hải
a. Điều kiện tự nhiên, các yếu tố thiên nhiên: Các yếu tố tự nhiên như
có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải,
đặc biệt là hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biển. Cảng biển
và các công trình như cầu cảng, bến bãi,… cần phải đặt ở khu vực gần
biển. Do đó, đặc điểm, vị trí địa lý của vùng biển cũng như của địa
phương giáp biển có ảnh hưởng lớn đến hoạt động đầu tư cảng biển. Tình
hình thuỷ triều có ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác cảng. Do mực nước
lúc lên cao, lúc xuống thấp nên của biển, cửa sông, bến
b. Tình hình phát triển các ngành kinh tế trong nước có ảnh hưởng rất
lớn đến hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải. Ngành hàng hải có
mối quan hệ mật thiết với nhiều ngành kinh tế trong nước. Sự phát triển
của các ngành kinh tế đó sẽ là điều kiện tiền đề để ngành hàng hải có cơ
hội phát triển. Do đó, khi các ngành kinh tế trong nước phát triển thì nhu
3


cầu đầu tư vào ngành hàng hải sẽ tăng lên. Hơn nữa, nhu cầu vốn cho

ngành hàng hải là rất lớn. Sự phát triển của các ngành kinh tế khác sẽ làm
tăng tỷ lệ tiết kiệm cũng như đầu tư của quốc gia. Do đó, ngành hàng hải
cũng có cơ hội nhận được vốn từ nguồn tích luỹ trong nước để đầu tư
phát triển.
c. Quy hoạch hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, đường hàng
không có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cũng như quy hoạch phát
triển ngành hàng hải. Mạng lưới giao thông này có ảnh hưởng rất lớn đến
hiệu quả hoạt động của cảng biển, tàu biển và các dịch vụ cảng biển.
Thông qua hệ thống giao thông này, hàng hoá được vận chuyển từ rất
nhiều vùng trong cả nước đến các cảng. Vì vậy, trong quá trình đầu tư
xây dựng cảng biển, quy hoạch về hệ thống giao thông đường sắt, bộ,
hàng không là nội dung quan trọng cần được nghiên cứu. Nếu hệ thống
giao thông đó được quy hoạch đẩy đủ, đồng bộ, hợp lý sẽ là yếu tố thuận
lợi cho hoạt động khai thác cảng sau này. Ngược lại, nếu hệ thống giao
thông này không được quy hoạch hợp lý thì hiệu quả đầu tư vào cảng
biển ở khu vực đó sẽ giảm đi.
d. Quan hệ quốc tế về kinh tế của nước ta với các nền kinh tế khác trên
thế giới. Đặc thù của ngành là mang tính quốc tế cao, đặc biệt là vận tải
biển. Việc mở rộng quan hệ hợp tác về kinh tế sẽ mở ra nhiều tuyến vận
tải biển đến nhiều quốc gia. Đồng thời làm phong phú, đa dạng về chủng
loại mặt hàng. Trên thế giới có nhiều quốc gia có ngành hàng hải phát
triển như Singapore , Anh, Pháp, Mỹ,…Các mối quan hệ kinh tế sẽ giúp
chúng ta có cơ hội được tiếp xúc với công nghệ hiện đại tiến tiến, đặc
biệt là công nghệ đóng tàu. Đây là điều kiên thuận lợi để chúng ta có thể
đi tắt đón đầu, đưa ngành đóng và sửa chữa tàu theo kịp trình độ của các
nước phát triển trên thế giới. Ngoài ra, việc mở rộng quan hệ kinh tế sẽ
4


giúp chúng ta tìm được những đối tác trong đầu tư. Ngành hàng hải lại có

nhu cầu rất lớn về vốn đầu tư mà Ngân sách nhà nước thì không thể tập
trung cho một lĩnh vực được. Do đó, rất cần thu hút các nhà đầu tư nước
ngoài hoặc chính phủ các nước tài trợ, cho vay để đầu tư vốn vào lĩnh
vực này.
e. Các chính sách của Đảng và Nhà nước có ảnh hưởng không nhỏ tới
hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải. Các chính sách này đóng vai
trò định hướng, thúc đẩy kinh tế hàng hải phát triển. Ví dụ như Nghị
quyết TW về chiến lược bỉên Việt Nam đến năm 2020 vừa là định hướng
phát triển, vừa có tác dụng to lớn, thúc đẩy các hoạt động đầu tư vào khai
thác biển. Các quy định về đầu tư, về thuế, về môi trường tài nguyên, về
đất đai cũng xây dựng có ảnh hưởng trực tiếp. Các chính sách phát triển
ngành hàng hải cũng như các ngành kinh tế khác cũng có mối quan hệ,
ănh hưởng lẫn nhau. Có thể nêu ra ví dụ, chính sách phát triển du lịch của
vùng có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành hàng hải do
chúng ta phải lựa chọn: giữ gìn cảnh quan môi trường biển để phát triển
du lịch hay đầu tư xây dựng các công trình phục vụ các hoạt động kinh tế
hàng hải. Chính sách về xuất nhập khẩu cũng gây ảnh hưởng trực tiếp,
làm tăng hoặc giảm nhu cầu vận tải biển và do đó ảnh hưởng đến quyết
định đầu tư.
1.3. Nội dung phát triển kinh tế hàng hải
a. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm: đầu tư vào hệ thống cảng
biển, hệ thống đội tàu vận tải biển, các trang thiết bị bốc xếp tại cảng. Đối
với hệ thống cảng biển cần đầu tư mới song song với đầu tư nâng cấp cải
tạo hệ thống cảng hiện có. Nạo vét luồng lạch định kỳ, thường xuyển để
đảm bào cỡ tàu ra vào cảng ổn định. Điều này đặc biệt quan trọng đối với
những nơi sa bồi nặng, sóng lớn cần xây đê chắn sóng, chắn cát để kết
5


cấu công trình được bền chắc và đảm bảo độ sâu khai thác cho luồng tàu

ra vào cảng được an toàn. Nâng cấp những bến, cầu cảng đã quá thời gian
sử dụng. Đồng thời xây dựng quy hoạch những bến bãi, kho chứa đúng
tiêu chuẩn với từng loại hàng hoá. Xây dựng hệ thống bảo quản chất
lượng hàng hoá nhất là việc chống rò rỉ những hoá chất độc hại. Đây là
yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả các hoạt động dịch vụ tại cảng,
góp phần làm tăng tính hấp dẫn của cảng. Nâng cấp chất lượng của các
thiết bị quản lý, thiết bị chuyên dùng phục vụ bốc xếp hàng hoá. Đầu tư
những thiết bị được vi tính hoá, tự động hoá, đảm bảo thu gom và giải toả
hàng hoá nhanh, thực hiện phương châm cửa đến cửa, giải phóng tồn
đọng hàng hoá ở kho bãi. Điều này thực sự cần thiết đối với hàng
container để có thể kiểm tra không cần mở nắp, tránh làm hư hỏng hàng
hoá, nhất là hàng đông lạnh.
b. Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường
hàng không đảm bảo lưu thông hàng hóa ra vào cảng. Những con đường
đã được xây dựng và hiện đang sử dụng đáp ứng nhu cầu vận tải cần
được duy tu bảo dưỡng tránh xuống cấp hư hỏng phải làm lại. Cần quy
hoạch đường vận chuyển khối lượng hàng hoá lớn, hàng hoá nặng như
container với cường độ lớn đảm bảo thông suốt và tránh tai nạn. Hạn chế
làm những đường vận tải công suất lớn qua khu vực đông dân cư. Có thể
xem xét đến phương án thiết kế đường song song với khu vực dân cư vừa
không cản trở giao thông, vừa tăng năng lực vận chuyển. Tuy nhiên, cũng
cần xem xét địa hình khu vực để xác định chính xác loại hình giao thông
thuận lợi nhất.
c. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực hàng hải: Nguồn nhân lực là yếu
tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của một nền kinh tế nói chung
và của mỗi ngành kinh tế nói riêng. Ngành hàng hải cũng không phải là
6


ngoại lệ. Hơn nữa, với những tính chất đặc thù của ngành, nhân lực cho

ngành còn cần đáp ứng những yêu cầu khắt khe hơn so với các ngành
kinh tế khác. Trước hết, cần tập trung vào việc đào tạo sự hiểu biết về
luật pháp trong nước và quốc tế về hàng hải. Đồng thời với việc đào tạo
nghiệp vụ chuyên môn là đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ.
d. Đầu tư cho quảng cáo, xây dựng thương hiệu của ngành. Đây thực
chất là công tác Marketting của ngành đối với các các nhà sản xuất trong
nước và quốc tế. Giống như hầu hết các ngành kinh tế khác, ngành hàng
hải cũng cần xây dựng cho mình thương hiệu mạnh để nâng cao khả năng
cạnh tranh. Trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay thì công
tác này càng có vai trò quan trọng. Hiện nay, hầu hết các quốc gia có biển
đều nhận thức rõ vai trò quan trọng của kinh tế hàng hải đối với phát triển
kinh tế. Do đó, hoạt động đầu tư cho ngành đã được chú trọng, thể hiện
rõ nhất qua sự phát triển của hệ thống cảng biển và các dịch vụ cảng biển.
Vì vây, muốn thu hút sự quan tâm của các chủ tàu, chủ hàng thì hoạt
động quảng cáo, xây dựng thương hiệu là công cụ hữu hiệu.
e. Đầu tư cho hệ thống bảo đảm an toàn hàng hải: Đây cũng là một nội
dung quan trọng trong đầu tư phát triển kinh tế hàng hải. Xuất phát từ đặc
điểm của kinh tế hàng hải là độ rủi ro trên biển lớn. Do đó, để đảm bảo
cho các cảng biển có tính hấp dẫn cũng như tránh những tổn thất không
đáng có cho ngành, hệ thống bảo đảm an toàn hàng hải cần được đầu tư
mới, cải tạo và nâng cấp thường xuyên. Hệ thống này gồm hệ thống đèn
biển, hệ thống cứu hộ cứu nạn trên biển, hoạt động thanh kiểm tra an toàn
tàu biển, hệ thống thông tin liên lạc…
1.4. Vai trò kinh tế hàng hải
Kinh tế hàng hải có vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia. Nó đóng góp
thu nhập cho ngân sách quốc gia. Nó thúc đẩy các ngành kinh tế khác
7


cùng phát triển. Nó tạo ra công ăn việc làm cho người lao đông, làm giảm

tỷ lệ thất nghiệp từ đó tạo những hiệu ứng tích cực đối với xã hội… Ở
nước ta, với đặc điểm về vị trí địa lý gần biển, lại trải dài theo chiều từ
Bắc vào Nam thì kinh tế hàng hải càng đóng vai trò quan trọng. Phát triển
nó thể hiện chúng ta đang thực sự tận dụng, khai thác tốt nguồn nội lực
của đất nước. Đặc biệt là vận tải biển. Đây là hình thức vận tải rất phù
hợp với nước ta. Hiện nay, hình thức vận tải đường bộ, đường sắt và
đường hàng không đang được chúng ta khai thác nhưng vẫn là chưa đủ.
Đặc biệt là khi khối lượng vận tải lớn thì hình thức vận tải trên đất liền
không còn phù hợp nữa.
Xuất phát từ tiềm năng phát triển kinh tế hàng hải của nước ta. Nước ta là
quốc gia may mắn giáp biển. Vùng biển nước ta lại có nhiều điều kiện thuận lợi
để phát triển kinh tế hàng hải như nằm án ngữ trên tuyến hàng hải và hàng
không huyết mạch giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Châu Âu,
Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực. Do đó,
phát triển kinh tế hàng hải chính là khai thác hết tiểm năng vốn có của đất nước.
Đặc biệt là khi nước ta đang trong quá trình phát triển, rất cần phát huy nguồn
nội lực trong nước để thực hiện CNH- HĐH thành công.
Xuất phát từ thực trạng kinh tế hàng hải của nước ta hiện nay: Kinh tế
hàng hải nước ta đã có lịch sử phát triển khá lâu đời nhưng mức độ phát triển
thì còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước, chưa thể hiện được
vai trò quan trọng của ngành. Ngành đóng và sửa chữa tàu của nước ta mới chỉ
ở mức độ sơ khai, chưa đạt đến công nghệ cao. Hệ thống cảng biển nước ta còn
lạc hậu, phát triển manh mún. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài cho biết hạ tầng
về cảng biển của Việt nam còn yếu là điều làm họ quan ngại. Việt Nam thiếu
các cảng nước sâu và năng lực của các cảng có hạn ảnh hưởng rất nhiều đến
hoạt động đầu tư của họ tại đây. Với năng lực cảng biển của Việt Nam như hiện
8


nay, nếu không đẩy mạnh phát triển thì thời gian tàu bè sẽ phải xếp hàng chờ

bốc xếp hàng xuất nhập khẩu. Thời gian chờ đợi lâu, sẽ làm cho chi phí của các
doanh nghiệp tăng cao và khả năng cạnh tranh quốc tế giảm, ảnh hưởng tới sự
phát triển chung của kinh tế đất nước. Do đó, chất lượng các dịch vụ tại các
cảng biến của nước ta còn thấp. Ngoài ra, một nguyên nhân nữa là từ nguồn
nhân lực của ngành. Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trong ngành hàng
hải đều thiếu. Tình trang chảy máu chất xám trong ngành còn diễn ra và chưa
khắc phục được, gây không ít trở ngại cho sự phát triển của ngành.
II. THỰC TRẠNG KINH TẾ HÀNG HẢI NAM ĐỊNH:
Bảng 2.1 : Vốn phát triển trên địa bàn thành phố phân theo cấp quản lý
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Tổng vốn
Vốn đầu tư phát triển do địa
phương quản lý
Vốn đầu tư phát triển do Bộ,

2013
12.302,4

2014
14.825,9

2015
17.955,4

2016
18.255

8872,1


9.960,01

12.340

12.705

3430,3
4.865,89
5.615,4
5.550
ngành trung ương quản lý
(Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế xã hội và đầu tư xây
dựng cơ bản - Bộ kế hoạch và đầu tư)
Với nguồn vốn này, tỉnh đã có những hoạt động đầu tư để tạo cơ sơ vật chất
phục vụ hoạt động của các ngành kinh tế, trong đó có ngành hàng hải.
Nhu cầu vốn cho ngành vẫn rất lớn và lượng vốn đã đầu tư là chưa đáp ứng
được nhu cầu đó. So với tổng vốn đầu tư toàn xã hội của thành phố thì tỷ lệ vốn
đầu tư vào các lĩnh vực của ngành còn chiếm tỷ lệ nhỏ.
Bảng 2.2: Vốn đầu tư cho ngành hàng hải tỉnh Nam Định
Đơn vị: Tỷ đồng
9


Năm
Tổng vốn đầu
tư toàn xã hội
Vốn đầu tư cho
ngành hàng hải
% so với tổng
số

Tốc độ tăng
trưởng liên hoàn

2013

2014

2015

2016

12.302,4

14.825,9

17.955,4

18.255

1.172,664

1.505,125

2.219,054

2.244,908

9,53%

10,15%


12,36%

12,29%

-

28,35%

47,43%

1,17%

(Nguồn: Bộ Kế hoạch đầu tư)
Nhận xét:
- Vốn đầu tư cho ngành hàng hải của tỉnh tăng theo từng năm.
- Vốn đầu tư tăng một cách rõ rệt trong giai đoạn 2013 - 2015 (tăng 189,23%),
đến giai đoạn 2015 – 2016 ngành hàng hải đi vào sự ổn định
- Xét về tốc độ tăng trưởng liên hoàn, từ 2014-2015 có sự tăng trưởng vượt
bậc ( tăng 19,08%) . Nhưng đến năm 2016 lại có sự “xuống dốc không
phanh”
Nguyên nhân :
- Giai đoạn 2013 - 2015: tốc độ tăng trưởng tăng rõ rệt
+ Ngành kinh tế hàng hải được ưu tiên thứ hai trong thứ tự phát triển kinh tế
biển (chỉ đứng sau khai thác, chế biến dầu khí)
+ Vận tải biển được coi là một trong những ngành dịch vụ mũi nhọn và
trước mắt cùng với công nghiệp đóng tàu cần được tập trung đầu tư phát
triển.
- Giai đoạn 2015 – 2016: tốc độ tăng trưởng giảm mạnh
+ Làn sóng khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu ảnh hưởng mạnh đến

kinh tế hàng hải
+ Các doanh nghiệp vận tải biển và đóng tàu phát triển quá “nóng”, trong
khi các nhà máy sửa chữa tàu biển lại không được chú trọng đầu tư.

Bảng 2.3: Tỷ trọng GDP của các tỉnh năm 2015:
Thành phố

Tỉ trọng GDP
10


Hà Nội
TP HCM
Hải Phòng
Nam Định
Các tỉnh khác

13,5%
20,6%
4,66%
3,7%
57,74%

Nhận xét:
- Cả nước có 63 tỉnh, thành phố, ta thấy Nam Định chiếm 3.7 % tổng GDP cả
nước. Đó cũng không phải là một con số nhỏ.
- Mặc dù đều là thành phố chú trọng về thương cảng nhưng ta có thể thấy tỷ
trọng GDP của Hải Phòng lớn hơn Nam Định đến gần 1%. Điều này giúp
chúng ta nhận thấy rằng kinh tế hàng hải Nam Định vẫn còn rất nhiều những
hạn chế cần khắc phục

Bảng 2.4: Tỷ trọng GDP của các nghành trong kinh tế biển tỉnh Nam Định năm
2015:
Các nghành
Kinh tế hàng hải
Khai thác và đánh bắt thủy sản
Khai thác dầu khí
Du lịch biển
Làm muối

Tỉ trọng GDP
27,6%
33,7%
5,3%
20,2%
13,2%

Nhận xét:
- Nếu coi tổng số GDP ngành kinh tế biển của NĐ là 100%, trong số 7 ngành
của kt biển thì ngành hàng hải đóng góp GDP là 28% . Đó là một con số lớn
cho thấy ngành hàng hải vô cùng tiềm năng.

11


2.1 Vận tải biển:
Bảng 2.1.1

Nhận xét:
- Trong những năm gần đây, số lượt tàu thông qua khu vực cảng biển của
Nam Định đã tăng lên (cụ thể năm 2015, tổng số lượt tàu tăng 519 lượt

tàu so với năm 2014 (tăng 195,85%)). Nhưng năm 2016 có sự giảm nhẹ
so với năm 2015 (giảm 26,4%).
- Tổng RGT có sự tăng vượt bậc (cụ thể năm 2016, tổng GRT tăng 266,8%
so với năm 2014)
+ Nhận thấy, tàu biển giữa năm 2014 và 2015 có sự tăng rõ rệt (tăng
1276,19%), giai đoạn 2015 – 2016 bắt đầu tăng chậm lại, đi vào ổn định
với tốc độ 11,7% (Trong đó, tàu biển của nội địa có sự tăng vượt bậc so
với tàu xuất nhập cảng
12


+ Phương tiện thủy nội địa năm 2015 tăng 102,87% so với năm 2014.
+ Hàng hóa thông qua cảng năm 2016 tăng 128,49% so với năm 2014,
tăng 3,66% so với cùng kì năm 2015

Nguyên nhân:
- Giai đoạn 2014 – 2015: số lượt tàu và hàng hóa qua cảng tăng rõ rệt
+ Ngay cả khi nền kinh tế thế giới lạm phát, phần lớn đội tàu vận tải biển
cũng không chịu nhiều áp lực, thậm chí còn có điều kiện phát triển hơn.
Vì giá dầu tăng làm giá cước tăng theo, trong khi nhu cầu vận tải còn lớn.
- Giai đoạn 2015 – 2016: số lượt tàu và hàng hóa qua cảng giảm nhẹ và
dần đi vào ổn định
+ Khủng hoảng kinh tế cũng làm trầm trọng thêm nhiều khó khăn cho
nguồn nhân lực vận tải biển: trả lương và chế độ đãi ngộ không tương
xứng cho đội ngũ sĩ quan, thuyền viên; một số doanh nghiệp vận tải biển
giảm hoạt động kinh doanh do nhu cầu vận tải thu hẹp lại; cơ sở vật chất
cho khâu thực hành còn thiếu và lạc hậu sẽ càng chậm được đổi mới và
phát triển;...
+ Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế hàng hải, nhất là vận tải biển đã
và đang tiếp tục đặt ra một số vấn đề: thiếu thuyền trưởng có tay nghề

cao cho nên khi mua tàu lớn, kỹ thuật hiện đại, hầu hết các công ty vận
tải biển Việt Nam phải chấp nhận bỏ ra một khoản tiền lớn để thuê người
nước ngoài điều khiển; non kém về trình độ ngoại ngữ, khi đi làm cho
chủ tàu nước ngoài, sĩ quan, thuyền viên Việt Nam chấp nhận thua thiệt
về tiền công so với lao động nước ngoài mặc dù thời gian và hiệu quả
làm việc như nhau.

13


Bảng 2.1.2: Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển tại Nam Định
bằng đường thủy giai đoạn 2014 – 2016
Vận chuyển hàng hóa
Tổng số
Chỉ số phát
(nghìn tấn)
triển (%)

Luân chuyển hàng hóa
Tổng số
Chỉ số phát
(nghìn tấn/km)
triển (%)

ĐƯỜNG SÔNG
Năm 2014
10006
103,88
2182219
103,23

Năm 2015
11680
116,73
2514480
115,23
Năm 2016
13035
111,6
2840379
112,96
ĐƯỜNG BIỂN
Năm 2014
983
114,71
630865
119,55
Năm 2015
1188
120,83
712291
112,91
Năm 2016
1346
113,32
817426
114,76
Nhận xét :
- Các cảng biển trên địa bàn tỉnh Nam Định không chở khách.
- Ta thấy rằng Nam Định vẫn còn chú trọng về vận chuyển và luân chuyển
ở đường sông, còn về đường biển mặc dù những năm gần đây có phát

triển nhưng con số vẫn còn chưa đáng kể
2.2. Đóng mới và sửa chữa tàu
Bảng 2.2.1: số DN đóng , sửa chữa tàu trên địa bàn tỉnh Nam Định
Năng lực đóng
Số
% so với Năng lực
Số doanh % so với
tàu hàng có

doanh

tổng số

thực tế

nghiệp

tổng số

trọng tải
<3000
3000- 5000
5000- 7000
7000- 10000

nghiệp
15
7
8
1


45,45
21,21
24,24
3,03

<3000
3000-5000
5000-7000
7000-

18
5
6
1

54,54
15,15
18,18
3,03

10000
>10000
Tống số

3
33

9,09
100


> 10000
3
9,09
Tổng số
33
100
Nguồn: Cục đăng kiểm Việt Nam

14


Từ bảng trên cho thấy, trên địa bàn thành phố có rất nhiều nhà máy đóng tàu.
Tuy nhiên, số nhà máy đóng tàu có năng lực đóng tàu cỡ lớn là rất nhỏ, chỉ chiếm
0.61 % trong tổng số các nhà máy đóng tàu trên địa bàn. Năng lực là vậy nhưng
thực tế, số nhà máy đóng tàu hoạt động đóng tàu theo đúng năng lực hiện có lại
chiếm tỷ lệ không cao. Ngành công nghiệp đóng tàu cũng đã thu hút được sự quan
tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.
Bảng 2.2.2: Số lượng và công suất tàu thuyền có động cơ tỉnh Nam Định giai
đoạn 2014 - 2016
2014

2015

2016

SỐ LƯỢNG
1. Theo công suất
Dưới 20CV
1770

1635
1534
Từ 20CV đến dưới 45CV
186
328
301
Từ 45CV đến 90 CV
218
187
233
Từ 90CV trở lên
270
268
280
2. Theo phạm vi khai thác
Khai thác gần bờ
2285
2250
2042
Khai thác xa bờ
159
168
306
CÔNG SUẤT
1. Theo công suất
Dưới 20CV
27224
25711
23060
Từ 20CV đến dưới 45 CV

5692
8980
9113
Từ 45 CV đến 90 CV
14400
11690
15952
Từ 90 CV trở lên
44503
44566
42027
2. Theo phạm vi khai
thác
Khai thác gần bờ
60246
58697
46663
Khai thác xa bờ
31573
32250
43489
Nhận xét:
- Xét về số lượng tàu:
+ Theo công suất, ta thấy các tàu có công suất nhỏ ngày càng ít đi, thay
vào đó những tàu có công suất lớn ngày một tăng lên. Qua đó thể hiện
15


rằng: khoa học kỹ thuật đóng tàu phát triển và chất lượng nhân lực ngày
một tốt hơn.

+ Theo phạm vi khai thác, Nam Định vẫn còn chú trọng nhiều vào khai
thác gần bờ. Tuy nhiên, việc khai thác xa bờ cũng đang dần được chú
trọng.

2.3. Khai thác cảng biển:
Bảng 2.3.1: Doanh thu vận tải kho bãi và dịch vụ đường thủy
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
TỔNG SỐ(TỶ ĐỒNG)
Vận tải đường thủy
1029,6
1250,7
1450
Kho bãi
0,2
40,4
22,9
CƠ CẤU(%)
Vận tải đường thủy
54,33
54,46
55,86
Kho bãi
0,01
0,41
0,39
Nhận xét :
- Vận tải đường thủy những năm gần đây đều có sự tặng nhẹ nhưng cũng
chưa thực sự nổi bật

- Kho bãi thì có sự tăng trưởng mạnh mẽ vào giai đoạn năm 2014-2015 từ
0,2% - 40,4%, điều này cho thấy ở Nam Định đang tấn công rất mạnh
vào thị trường kho bãi. Nhưng giai đoạn 2015-2016 bỗng có sự giảm
mạnh.
III.MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HẢI NAM ĐỊNH
3.1. Giải pháp tổng thể:
- Đầu tư cải tạo, nâng cấp luồng 4 sông lớn gồm: sông Hồng, sông Đào, sông Đáy
và sông Ninh Cơ với tổng chiều dài 251 km đạt cấp kỹ thuật quy định. Chỉnh trị,
nạo vét luồng lạch cửa sông Lạch Giang, cửa sông Đáy để tàu có trọng tải lớn ra
vào thuận tiện, đưa vận tải ven biển vào đến Hà Nội;
- Đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cảng biển, cảng sông, bến bãi
bốc xếp hàng hoá;
- Mở rộng, nâng cấp cảng Hải Thịnh và xây dựng thành khu cập cảng tàu LASH,
khu lắp ráp tàu có trọng tải lớn. Tổ chức vận tải biển với các cảng khu vực Đông
Nam Á và quốc tế;
16


- Di chuyển cảng sông Nam Định ra khỏi trung tâm thành phố, cải tạo, nâng cấp
cảng sông Nam Định cũ thành cảng hành khách, du lịch. Đầu tư xây dựng cảng
mới hiện đại quy mô trên 1 triệu tấn/năm;
- Thường xuyên tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa hệ thống đê biển, đê sông nhất là
những nơi xung yếu. Sớm hoàn thành các dự án tu bổ, nâng cấp đê biển thuộc
Chương trình nâng cấp đê biển Quảng Ninh - Quảng Nam, trong đó đoạn qua Nam
Định dài 91,5 km. Đảm bảo an toàn cho hệ thống đê biển khi có bão cấp 10, tần
suất 5%.
- Xúc tiến đầu tư hình thành Khu kinh tế tổng hợp Ninh Cơ gắn với Trung tâm
đóng tàu biển Thịnh Long, cụm cảng tổng hợp
- Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông - vận tải, xây dựng tuyến đường chiến
lược ven biển; tuyến đường mới từ thành phố Nam Định đến thị trấn Rạng Đông.

- Ưu tiên đầu tư các dự án:
- Dự án đường ven biển (Hải Hậu - Giao Thuỷ), dài 68 km.
+ Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, trên địa phận Ý Yên dài 21 km.
+ Dự án quốc lộ 21 đoạn Nam Định - Thịnh Long (Nam Định), dài 60 km.
+ Dự án xây dựng 3 cầu qua sông Đào (TP Nam Định), H30-XB80.
- Cải tạo thuỷ lợi và đê điều
+ Kè đê biển Xuân Hà (Hải Hậu).
+ Dự án kè đê sông Hồng Hữu Bị (Mỹ Lộc).
+ Dự án nạo vét sông Ninh Cơ (Xuân Trường).
+ Dự án cải tạo hệ thống thuỷ lợi Đông Giao Thuỷ (Giao Thuỷ).
+ Dự án cải tạo hệ thống thuỷ lợi lưu vực sông Sò.
+ Dự án xây dựng trạm bơm Nam Hà (Nam Trực).
+ Nâng cấp hệ thống tiêu huyện Hải Hậu (Hải Hậu).
+ Dự án mở rộng, nâng cấp kênh Cồn Nhất (Giao Thuỷ).
+ Dự án nâng cấp đê biển tỉnh Nam Định kết hợp đường du lịch.
+ Dự án nâng cấp hệ thống đê, kè sông tỉnh Nam Định.
+ Dự án thuỷ lợi Nam Nghĩa Hưng (Nghĩa Hưng).
3.2 Giải pháp từng phần:
3.2.1 Vận tải biển:

17


Nâng cao năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp và toàn ngành bằng cách
chú trọng đào tạo nguồn nhân lực- yếu tố số một trong các nguồn lực của doanh
nghiệp và toàn ngành trong tiến trình hội nhập. Tổ chức các lớp bồi dưỡng thêm về
chuyên môn nghiệp vụ; cử các cán bộ đi học thêm ở các khoá trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, cũng cần phải nâng cao hơn khả năng ngoại ngữ và tin học.
Trẻ hoá đội tàu vận tải biển bằng cách bổ sung thêm những tàu đóng
mới trong nước và nước ngoài. Khi phát triển đội tàu vận tải biển cố gắng theo

hướng chuyên môn hoá đội tàu. Đây là biện pháp cần sớm thực hiện do hiện nay
độ tuổi trung bình của cả nước nói chung và của Nam Định nói riêng đang ở mức
cao.
Bên cạnh đó cần có chính sách phù hợp để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài
tham gia đầu tư , đóng góp về công nghệ để nâng cao trình độ công nghệ . Ngoài
việc chú trọng đầu tư vào đội tàu, đội ngũ thuyền viên cũng cần phải được đầu tư
nhiều hơn nưa. Do tàu càng hiện đại thì yêu cầu đối với thuyền viên càng cao. Do
đó, việc nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ khai thác tàu và trình độ khai thác
vận hành cho các sỹ quan thuyền viên là hết sức cần thiết. Làm được điều này
chúng ta sẽ khắc phục được tình trạng phải đi thuê thuyền viên nước ngoài với chi
phí cao trong khi thuyền viên trong nước đào tạo xong lại không được tuyển dụng.
3.2.2 Đóng mới và sửa chữa tàu:
Dự án đầu tư mới nhà máy đóng tàu Thịnh Long, đóng mới tàu vận tải biển tải
trọng 6.500 -15.000 DWT.
- Dự án xây dựng mới nhà máy đóng tàu của Công ty cổ phần Công nghiệp tàu
thủy Trường Xuân, đóng mới tàu sông biển, tại Xuân Tân, huyện Xuân Trường.
- Dự án nâng cấp và mở rộng giai đoạn I nhà máy đóng tàu Công ty cổ phần Công
nghiệp tàu thủy Hoàng Anh, đóng mới và sửa chữa tàu pha sông biển tải trọng đến
3.000 DWT tại Xuân Hùng, huyện Xuân Trường.
- Dự án xây dựng mới xưởng sản xuất đồ nội thất tàu thủy tại Công ty cổ phần
Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh.
18


- Dự án nâng cấp đầu tư chiều sâu Nhà máy đóng tàu Nam Hà, đóng mới tàu vận
tải pha sông biển chất lượng cao tải trọng từ 3.000 DWT trở xuống, tại thành phố
Nam Định.
- Dự án nâng cấp đầu tư chiều sâu Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thủy đóng tàu
Sông Đào, đóng mới tàu sông biển đến 1.000 DWT, tại thành phố Nam Định.
3.2.3 Khai thác cảng biển

Đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống cảng biển Nam Định , đây là việc làm đóng
một vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn ngành.
Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khủng hoảng tài chính đang diễn ra trên thế
giới gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế nước ta nói chung và ngành hàng
hải nói riêng. Do đó, việc cần thiết bây giờ chính là chú trọng vào đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực.
Nhà nước cần chú ý tới việc tới việc đầu tư và huy động vốn trong nước và nước
ngoài để nâng cấp các cảng biển hiện có và xây dựng những cảng nước sâu để theo
kịp xu hướng hiện nay trên thế giới. Việc đầu tư vào hệ thống cảng biển cần phải
tập trung vào các cảng biển lớn, tránh tình trạng dàn trải, nhằm tạo ra một hệ thống
các cảng có khả năng tiếp nhận các tàu container lớn, xử lý được khối lượng hàng
cao trong thời gian ngắn. Đây là biện pháp quan trọng cần thực hiện trong thời gian
tới do tình trạng cảng biển hiện nay ở Nam Định . Trong thời gian tới, chỉ nên tập
trung đầu tư cải tạo, nâng cấp cảng để cảng có thể tiếp nhận những tàu có trọng tải
lớn. Đặc biệt, cần xây dựng các bến tiếp nhận tàu container là xu hướng chung trên
thế giới hiện nay.

19



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×