Tải bản đầy đủ (.pptx) (59 trang)

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TIÊT NIỆU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.76 KB, 59 trang )

KỸ THUẬT TẬP BÀNG QUANG TRONG
ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIỂU TIỆN


I. ĐẠI CƯƠNG

• Tập luyện bàng quang là phương pháp tập cho người bệnh kiểm soát bàng quang thông qua thay đổi hành vi. Tập luyện

bàng quang có thể đơn thuần hoặc phối hợp với các biện pháp điều trị khác như thuốc, tập luyện cơ đáy chậu. Mục tiêu
của tập luyện bàng quang là hoàn thành hoặc đưa về mức bình thường hoặc gần như bình thường trong khả năng đi tiểu
của người bệnh.


II. CHỈ ĐỊNH
 Rối loạn tăng cảm giác bàng quang hoặc bàng quang tăng hoạt.
 Những triệu chứng được gây ra bởi một vấn đề tâm lý.
 Rối loạn tiểu tiện không đáp ứng điều trị.


III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
 Nhiễm khuẩn tiết niệu.
 Rối loạn nhận thức.
 Không hợp tác được với nhân viên y tế.


IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
 Bác sĩ phục hồi chức năng.
 Điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên phục hồi chức năng được đào tạo kỹ thuật.
2. Phương tiện
Bàn tập, phòng tập.


3. Người bệnh
Giải thích cho người bệnh hiểu và tích cực tham gia tập luyện kiên trì theo chương trình tập.
4. Hồ sơ bệnh án
Bệnh án chẩn đoán, các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán và phiếu chỉ định của bác sĩ.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
Kiểm tra lại hồ sơ bệnh án và các phiếu chỉ định.
2. Kiểm tra ngƣời bệnh
Kiểm tra người bệnh xem đúng chỉ định không.


3. Thực hiện kỹ thuật
Khi cân nhắc sử dụng biện pháp thay đổi hành vi, cần nghiên cứu kỹ, toàn diện
những tương tác có thể có giữa triệu chứng của người bệnh, tình trạng chung và môi
trường sống. Cần cụ thể hóa những mục sau:
Bước 1. Yêu cầu người bệnh đặt thời gian đi tiểu theo lịch thời gian biểu.
Bước 2. Yêu cầu người bệnh nhịn tiểu và giữ khoảng cách giữa hai lần đi tiểu
tăng dần để đạt tới giới hạn đổ đầy bàng quang sinh lý.
 Yêu cầu người bệnh đi tiểu theo thời gian biểu được lập sẵn dựa vào nhật ký
nước tiểu được theo dõi trước.
 Khoảng cách giữa hai lần đi tiểu thường cố định theo khoảng thời gian đổ đầy
bàng quang (2 - 4 giờ).
 Phương pháp này thường áp dụng cho những người bệnh bị bàng quang thần
kinh mà phải sử dụng thông tiểu ngắt quãng sạch để thoát nước tiểu.
Bước 3. Đánh giá quá trình tập luyện.
Đánh giá kết quả tập bàng quang bằng nhật ký đi tiểu (thường áp dụng 3 ngày)
sau mỗi liệu trình điều trị.


Những điểm lưu ý:

Kết quả điều trị nên được ghi vào hồ sơ bệnh án và sử dụng cùng phương pháp khi đánh giá tình trạng tiểu tiện ban đầu.
Thời gian tập từ 15 - 45 phút.


VI. THEO DÕI
Theo dõi và hướng dẫn người bệnh làm đúng động tác, kiểm tra từng giai đoạn để sửa những sai sót của người bệnh tránh
thành thói quen xấu, không có hiệu quả.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
Đau bàng quang và vùng đáy chậu: hướng dẫn tập đúng, thư giãn tránh các động tác thay thế. Nếu không đỡ cần tìm
nguyên nhân khác có thể gây đau bàng quang, đáy chậu như viêm bàng quang...


KỸ THUẬT KÍCH THÍCH ĐIỆN THẦN KINH CÙNG
ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIỂU TIỆN


I. ĐẠI CƯƠNG
Kích thích điện thần kinh cùng (Sacral Neuromodulation Stimulation-SNS) điều trị rối loạn tiểu tiện là ứng dụng dòng điện
để kích thích các dây thần kinh cùng chi phối cho hoạt động của bàng quang. Mục đích của kích thích điện tạo ra phản ứng
hay điều chỉnh lại những rối loạn chức năng đường tiết niệu dưới trong đó có chức năng bang quang. Kích thích điện điều
trị kích thích thần kinh cùng có thể sử dụng điện cực qua da hoặc qua điện cực kim. Trường hợp người bệnh cần điều trị lâu
dài có thể sử dụng phương pháp cấy máy kích thích (ví dụ: máy InterStim) dưới da.


II. CHỈ ĐỊNH
 Điều trị són tiểu gấp.
 Tiểu nhiều lần không có són tiểu.
 Bí tiểu cấp nguyên phát/rối loạn chức năng đi tiểu.
 Bàng quang tăng hoạt.
 Đau bụng kinh ở phụ nữ.



III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
 Người bệnh bị bệnh tim nặng.
 Đang có thai.
 Nhiễm khuẩn tiết niệu.


IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
 Bác sĩ phục hồi chức năng.
 Điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên phục hồi chức năng được đào tạo kỹ thuật.
2. Phương tiện
Bàn tập, phòng tập, máy kích thích điện, điện cực (điện cực bề mặt hoặc điện cực kim).
3. Người bệnh
Giải thích cho người bệnh hiểu và tích cực tham gia tập luyện kiên trì theo chương trình tập.
4. Hồ sơ bệnh án
Bệnh án chẩn đoán, các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán và phiếu chỉ định của bác sĩ.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
Kiểm tra lại hồ sơ bệnh án và các phiếu chỉ định.
2. Kiểm tra ngƣời bệnh
Kiểm tra người bệnh xem đúng chỉ định không.


3. Thực hiện kỹ thuật
Bước 1. Chọn điện cực: sử dụng điện cực bề mặt hoặc điện cực kim. Có thể sử
dụng biện pháp kích thích tạm thời hoặc kích thích cố định bằng cách cấy ghép điện cực dưới da.
Bước 2. Xác định vị trí kích thích
Vị trí hai điện cực được đặt song song ở hai bên xương cùng cụt.

Bước 3. Chọn thông số kích thích
 Tần số: 20 Hz.
 Cường độ dòng điện: 30 - 50 mA.
 Độ rộng của xung 200 - 250μs, hình dạng của xung (ví dụ: chữ nhật, hai pha).
 Thời gian nghỉ giữa hai xung: thường kéo dài bằng thời gian xung kích thích
200 - 250 μs.
 Thời gian điều trị: điều trị trong 6 tuần, 2 lần một tuần, mỗi lần 20 - 30 phút.


VI. THEO DÕI
Theo dõi và ghi kết quả điều trị hàng ngày vào hồ sơ bệnh án.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
 Đau cơ: thuốc giảm đau, nghỉ ngơi, các biện pháp vật lí trị liệu.
 Nếu có nhiễm trùng: trong trường hợp sử dụng điện cực kim có nhiễm trùng tại chỗ, phải điều trị kháng sinh và chăm sóc
vết thương.


KỸ THUẬT KÍCH THÍCH ĐIỆN THẦN KINH CÙNG ĐIỀU TRỊ RỐI
LOẠN ĐẠI TIỆN


I. ĐẠI CƯƠNG
Đại tiện không tự chủ (Fecal incontinence - FI) ảnh hưởng đến một tỷ lệ không
nhỏ 7 - 15% phần trăm số người lớn ở Hoa Kỳ tại cộng đồng, ảnh hưởng đến chất lượng
sống, gây hậu quả về tâm lý, thể chất, xã hội và kinh tế. Tỷ lệ thật sự có thể cao hơn
nhiều, vì tình trạng này hiếm khi được thảo luận hoặc chẩn đoán. Có đến một nửa số
người đại tiện không tự chủ không tới khám các bác sĩ chuyên khoa. Các phương pháp
điều trị truyền thống cho FI bao gồm thay đổi chế độ ăn uống và lối sống, tập luyện cơ
vùng đáy chậu, phản hồi sinh học hoặc thay đổi hành vi và phẫu thuật. Gần đây, các
phương pháp kích thích dây thần kinh cùng được chấp thuận vào năm 2013 để điều

trị cho những người bệnh đại tiện không tự chủ. Kích thích điện thần kinh cùng
(Sacral Neuromodulation Stimulation - SNS) là ứng dụng dòng điện xung kích thích
điều chỉnh hoạt động dây thần kinh chi phối các cơ vùng đáy chậu hay các dây thần
kinh chi phối bàng quang, đại trực tràng, cơ thắt niệu đạo và hậu môn với các thông số
thích hợp. Mục đích của kích thích điện là tạo ra phản ứng hay điều chỉnh lại những rối
loạn chức năng đường tiết niệu dưới, chức năng đường ruột, và chức năng tình dục.


II. CHỈ ĐỊNH
 Són phân do yếu cơ đáy chậu bậc thử cơ Oxford từ bậc 3 trở xuống.
 Són phân do tăng cảm giác hậu môn trực tràng.
 Táo bón chức năng.


III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
 Người bệnh bị bệnh tim nặng.
 Đang có thai.


IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên được đào tạo.
2. Phương tiện
Bàn tập, máy kích thích điện, điện cực (điện cực bề mặt hoặc điện cực kim).
3. Người bệnh
Giải thích cho người bệnh hiểu và tích cực tham gia tập luyện kiên trì theo chương
trình tập.
4. Hồ sơ bệnh án
Bệnh án chẩn đoán, các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán và phiếu chỉ định của bác sĩ.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ
Kiểm tra lại hồ sơ bệnh án và các phiếu chỉ định.
2. Kiểm tra ngƣời bệnh
Kiểm tra người bệnh xem đúng chỉ định không.


3. Thực hiện kỹ thuật
Bước 1. Chọn điện cực
Sử dụng điện cực bề mặt hoặc điện cực kim. Có thể sử dụng biện pháp kích thích
tạm thời hoặc kích thích cố định bằng cách cấy ghép điện cực dưới da.
Bước 2. Chọn vị trí kích thích
Vị trí hai điện cực được đặt song song ở hai bên xương cùng cụt
Bước 3. Chọn thông số kích thích
 Tần số: 20 Hz
 Cường độ dòng điện: 30 - 50 mA.
 Độ rộng của xung 200 - 250 μs, hình dạng của xung (ví dụ: chữ nhật, hai pha).
 Thời gian nghỉ giữa hai xung: thường kéo dài bằng thời gian xung kích thích
200 - 250 μs.
 Thời gian điều trị: điều trị trong 6 tuần, 2 lần một tuần, mỗi lần 20 - 30 phút.


VI. THEO DÕI
Theo dõi và ghi kết quả điều trị hàng ngày vào hồ sơ bệnh án.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
 Đau cơ: thuốc giảm đau, nghỉ ngơi, các biện pháp vật lí trị liệu.
 Nếu có nhiễm trùng: trong trường hợp sử dụng điện cực kim có nhiễm trùng tại chỗ, phải điều trị kháng sinh và chăm sóc
vết thương.


KỸ THUẬT TH ĐỔI HÀNH VI

TRONG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIỂU TIỆN VÀ ĐẠI TIỆN


I. ĐẠI CƯƠNG
Thay đổi hành vi là biện pháp điều trị không sử dụng thuốc và thường là lựa chọn đầu tiên để điều trị người bệnh rối loạn
đại, tiểu tiện. Thay đổi hành vi giúp người bệnh hiểu vấn đề họ gặp phải, điều chỉnh và thay đổi chế độ ăn, lối sống của
mình và môi
trường để kiểm soát một cách chủ động rối loạn tiểu tiện, đại tiện.


II. CHỈ ĐỊNH
 Rối loạn chức năng tiểu tiện không do nguyên nhân tổn thương thực thể như: tiểu nhiều lần, tiểu đêm, rối loạn cảm giác
bàng quang hay rối loạn tiểu tiện do yếu tố tâm lý, ...
 Rối loạn đại tiện: đại tiện nhiều lần, són phân do tăng cảm giác hậu môn trực tràng, rối loạn đại tiện do tâm lý...


×