Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Ảnh hưởng của nitrite lên một số chỉ tiêu sinh lý của cá tra (pangasianodon hypophthalmus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.58 KB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN THÀNH DU

ẢNH HƯỞNG CỦA NITRITE LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH
LÝ CỦA CÁ TRA ( Pangasianodon hypophthalmus )

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

NGUYỄN THÀNH DU

ẢNH HƯỞNG CỦA NITRITE LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH
LÝ CỦA CÁ TRA ( Pangasianodon hypophthalmus )

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs.Ts. ĐỖ THỊ THANH HƯƠNG

2011



LỜI CẢM TẠ

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường, Ban chủ nhiệm khoa Thủy Sản,
quý thầy cô và anh chị trong bộ môn Dinh Dưỡng và Chế Biến Thủy Sản ñã tạo
ñiều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tâp và làm ñề tài.
Cảm ơn cán bộ hướng dẫn PGs.Ts. Đỗ Thị Thanh Hương ñã luôn quan tâm, ñộng
viên và tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình làm ñề tài.
Xin chân thành cảm ơn chị Nguyễn Thị Thúy Liễu, chị Nguyễn Thị Kim Hà, anh
Nguyễn Văn Toàn và các bạn lớp liên thông K35 ñã hết lòng giúp ñỡ tôi trong
quá trình thực hiện ñề tài.
Xin chân thành cám ơn!

i


TÓM TẮT
- Nitrite làm giảm khả năng sử dụng oxy trong nước của cá, nồng ñộ nitrite
trong môi trường càng cao thì tiêu hao oxy của cá càng giảm. Ngựơc lại, ngưỡng
oxy của cá tăng khi hàm lượng nitrite trong môi trường tăng.
- Phân tích các chỉ tiêu huyêt học ta thấy có sư gia tăng số lượng hồng cầu
giũa các nghiệm thức nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p
>0,05) . Riêng số lượng bạnh cầu tăng mạnh ñặc biệt là ở nghiệm thức có nồng
ñộ nitrite cao trong môi trường (nghiệm thức 75,6 mg/l NO2 – N) so với nghiệm
thức ñối chứng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ....................................................................................................... i

TÓM TẮT ............................................................................................................ii
MỤC LỤC ...........................................................................................................iii
DANH SÁCH BẢNG ........................................................................................... v
DANH SÁCH HÌNH ...........................................................................................vi
PHẦN I: GIỚI THIỆU.......................................................................................... 1
1.1 Giới thiệu . ...................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu của ñề tài .......................................................................................... 2
1.3 Nội dung ñề tài................................................................................................ 2
1.4 Thời gian thực hiện ......................................................................................... 2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 3
2.1 Một số ñặc ñiểm về cá ................................................................................... 3
2.1.1. Đặc ñiểm về hình thái phân loại ................................................................. 3
2.1.2 Đặc ñiểm phân bố ........................................................................................ 3
2.1.3 Đặc ñiểm môi trường sống .......................................................................... 3
2.1.4 Đặc ñiểm về dinh dưỡng .............................................................................. 4
2.1.5 Đặc ñiểm về sinh trưởng ............................................................................. 4
2.2 Nguồn gốc biến ñộng nitrite trong ao nuôi thủy sản ...................................... 4
2.3 Ảnh hưởng của nitrite lên một số chỉ tiêu huyết học

8

2.4 Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của ñộc chất lên chỉ tiêu huyết học ñộng vật
thủy sản ................................................................................................................. 9
PHẦN III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 10
3.1 Địa ñiểm và thời gian thực hiện thí nghiệm ................................................. 10
3.2 Vật liệu nghiên cứu ....................................................................................... 10
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 10
iii

3.2.2 Hóa chất, thiết bị và dụng cụ dùng trong thí nghiệm ............................... 10



3.3. phương pháp thí nghiệm .............................................................................. 10
3.3.1 Các chỉ tiêu phân tích ................................................................................ 11
3.3.2 Phương pháp phân tích số liệu................................................................... 12
PHẦN IV KẾT QUẢ THẢO LUẬN ................................................................. 13
4.1 Yếu tố môi trường......................................................................................... 13
4.1.1 Biến ñộng nhiệt ñộ (ºC) ............................................................................. 13
4.1.2 Biến ñộng pH ............................................................................................. 14
4.1.3 Biến ñộng oxy hòa tan (DO mg/L) ............................................................ 14
4.1.4 Biến ñộng ammonia (NH4+/NH3 mg/L) ..................................................... 15
4.1.5 Biến ñộng nitrite (NO2 mg/L) .................................................................... 16
4.2 Ảnh hưởng nitrite lên sự tăng trưởng cá ...................................................... 17
4.2.1 Tăng trưởng khối lượng (g/con) ................................................................ 17
4.2.2 Tốc ñộ tăng trưởng theo ngày (g/ngày) ..................................................... 19
4.2.3 Tốc ñộ tăng trưởng tương ñối (%/ngày) .................................................... 20
4.3 Tỷ lệ sống (%) .............................................................................................. 21
4.4 Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) .................................................................. 22
PHẦN V KẾT LUẬN ĐỀ XUẤT ...................................................................... 24
5.1 Kết luận ......................................................................................................... 24
5.2 Đề xuất .......................................................................................................... 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 24
Phụ lục 1: ............................................................................................................ 1a
Phụ lục 2: ............................................................................................................ 1b
Phụ lục 3: ............................................................................................................ 1c
iv


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1: Biến ñộng yếu tố nhiệt ñộ của các nghiệm thức ................................ 13

Bảng 4.2: Biến ñộng trung bình pH của các nghiệm thức .................................. 14
Bảng 4.2 Biến ñộng hàm lượng oxy hòa tan của các nghiệm thức .................... 15
Bảng 4.4 Tăng trưởng theo khối lượng của cá .................................................. 18
Bảng 4.5 Đặc Tốc ñộ tăng trưởng tuyệt ñối (DWG g/ngày) ............................. 19
Bảng 4.6 Tăng trưởng tương ñối (%/ngày) ........................................................ 21

v


DANH SÁCH HÌNH
Hình 1: Biến ñộng ammonia (NH4+ mg/L) ......................................................... 16
Hình 2 : Biến ñộng nitrite (NO2 mg/L)............................................................... 17
Hình 3: Biểu ñồ biểu diễn tỷ lệ sống của cá sau 23 ngày thí nghiệm ................. 22
Hình 4: Biểu ñồ biểu diễn hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) .............................. 23

vi


PHẦN I: GIỚI THIỆU

1.1 Giới thiệu
Hiện nay, ngành thủy sản thế giới phụ thuộc ngày càng nhiều vào nguồn
thủy sản từ nuôi trồng. Nghề nuôi thủy sản ở nước ta cũng như thế giới ñang phát
triển mạnh mẽ. Ở nước ta, ước tính sản lượng thủy sản nuôi trồng 6 thánh ñầu
năm ñạt 1.207 triệu tấn, tăng 5,2% so với cùng kì năm trước. Trong ñó, sản lượng
cá ñạt 964.600 tấn, tăng 5,5%. Tôm ñạt 143.500 tấn (trong ñó tôm chân trắng ước
26.000 tấn) tăng 6,1% so với năm 2009.
Bên cạnh ñó ñồng bằng Sông Cửu Long là một trong những vùng kinh tế
trọng ñiểm và là vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước. Đến nay, diện tích
nuôi trồng thủy sản toàn vùng lên hơn 824.000 ha. Sản lượng ñạt trên 1,9 triệu

tấn, trong ñó sản lượng cá tra chiếm 756.940 tấn tăng 19,4%.
Với mức ñộ tăng ñó thì ngành nuôi trồng thủy sản ñang phát triển mạnh cả
về diện tích lẫn mô hình nuôi và mức ñộ thâm canh, ñặc biệt là cá tra. Hiện nay,
mật ñộ nuôi cá tra trong ao thâm canh lên rất cao trung bình khoảng 50 con/m2.
Sinh lượng cá vào cuối vụ nuôi có thể ñạt mức 300 – 500 tấn/ha. Vì vậy, một
lượng lớn thức ăn ñược cung cấp vào ao nuôi và ñây chính là nguyên nhân làm
tăng nhanh các yếu tố dinh dưỡng cũng như các chất ñộc trong ao nuôi. Hàm
lượng H2S có trường hợp ñạt ñến 0,64 mg/l ( Huỳnh Trường Giang và ctv.,2008),
vượt xa mức cho phép trong nuôi trồng thủy sản.
Lê Anh Tuấn, (2007) cũng công bố ñể có 1kg cá da trơn thành phẩm cần
3-5kg thức ăn. Thực tế chỉ khoảng 17% thức ăn ñược hấp thu phần còn lại hòa lẫn
trong môi trường trở thành chất hữu cơ phân hủy. Kết quả khảo sát của cục môi
trường Tây Nam Bộ, (2007) cho thấy nguồn chất thải từ nuôi trồng thủy sản ở
ñồng bằng Sông Cửu Long hàng năm thải ra 450 triệu m3 bùn thải và chất thải
chưa xử lý. Riêng chất thải trong nuôi cá tra và cá basa trên 2 triệu tấn/ năm. Các
chất thải này do thức ăn thừa chưa phân hủy, các chất trong nuôi trồng thủy sản
tồn dư trong môi trường nước. Đặc biệt chất thải trong ao nuôi công nghiệp có
chứa trên 45% nitơ, 22% chất hữu cơ ñã vượt mức cho phép gây mất cần bằng
sinh thái trong nuôi trồng thủy sản.

1


Theo Schmittou, (2004) khoảng 80-85% dưỡng chất trong thức ăn viên bị
tan rã trong nước. Thành phần hoặc các hợp chất như Phosphat, amonia, carbon
dioxide, chúng kích thích thực vật phù du phát triển.
Một loại khí ñộc khác cũng ñược tạo thành trong ao nuôi cá tra với hàm
lương cao ñó là NH3. Kết qủa nghiêm cứu của Cao Văn Thích, (2008) và Nguyễn
Hữu Lộc, (2009) thì hàm lượng tổng ñạm amôn (TAN) trong nước ao nuôi cá tra
vào cuối vụ khá cao, khoảng 6-10 mg/l. Mật ñộ tảo trong ao nuôi cá tra thâm canh

cũng khá cao, khoảng 6,2 triệu cá thể/l, mật ñộ cao nhất có thể ñạt 12,6 triệu cá
thể/l ( Dương Thị Hoàng Oanh và ctv., 2008). Trong ao nuôi cá tra do tảo thường
xuyên nở hoa nên hiện tượng pH tăng cao hầu như xảy ra liên tục vào mỗi buổi
trưa, ñiều này ñã làm tăng khả năng gây ñộc cuả NH3.
Nếu các yếu tố môi trường bất lợi tồn tại lâu dài trong ao nuôi sẻ ảnh
hưởng ñến sinh trưởng, tỉ lệ sống và phẩm chất của cá nuôi. Đặc biệt là nitrite
(NO-2), hàm lượng nitrite trong ao nuôi cá tra cũng khá cao, có thể ñạt mức 1,5-2
mg/l, mức này ñã vượt mức giới hạn cho phép trong nuôi trồng thủy sản (0,3
mg/l) (Cao Văn Thích, (2008) và Nguyễn Hữu Lộc, (2009)). NO-2 là một chất ñộc
gây nên “bệnh máu nâu” làm cảng trở quá trình vận chuyển oxy của tế bào máu
làm cá chết ngạt. Đối với cá da trơn nếu hàm lượng nitrite cao sẽ tác ñộng hiệp
ñồng với tính ñộc của NH3 (Chen và Chim, 1988).
Vì vậy việc nghiên cứu về ảnh hưởng của nitrite trong ao nuôi là rất cần
thiết hiện nay. Trên cơ sở ñó, ñề tài “ Ảnh hưởng của nitrite lên một số chỉ tiêu
sinh lý cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ” ñược thực hiện.
1.2 Mục tiêu của ñề tài
Xác ñịnh mức ñộ ảnh hưởng của nitrite ñối với cá tra. Thông qua kết quả
thí nghiệm nhằm khuyến cáo người nuôi quản lý môi trường tốt hơn, nhằm hạn
chế việc tích trữ nitrite trong ao nuôi cá tra.
1.3 Nội dung ñề tài
Xác ñịnh ảnh hưởng của nitrite lên một số chỉ tiêu sinh lý (tiêu hao oxy và
ngưỡng oxy) của cá tra.
Xác ñịnh ảnh hưởng của nitrite lên một số chỉ tiêu huyết học (hồng cầu,
bạch cầu, methemoglobin) của cá tra.
1.4 Thời gian thực hiện
Từ tháng 6/2010 ñến tháng 9/2010.
2


PHẦN II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU


2.1 Đặc ñiểm sinh học cá tra
Bộ: Cá nheo Siluriformes
Họ: Cá tra Pangasiidae
Giống: Cá tra dầu Pangasianodon
Loài: Cá tra Pangasianodon hypophthalmus (Sauvage 1878)
2.1.1 Đặc ñiểm phân bố
Cá tra phân bố ở lưu vực sông Mêkong, cá có mặt ở các nước: Việt Nam,
Lào, Campuchia và Thái Lan.
Cá có khả năng sống tốt trong ñiều kiện ao nước ñọng, nhiều chất hữu cơ,
oxy hòa tan thấp và có thể nuôi với mật ñộ cao.
2.1.2 Đặc ñiểm dinh dưỡng
Cá tra là loài cá ăn tạp thiên về ñộng vật, thức ăn có nguồn gốc từ ñộng vật
giúp cá phát triển tốt hơn và trong lúc nuôi cũng dễ chuyển ñổi các loại thức ăn.
Ở giai ñoạn cá bột hết noãn hoàng, cá thích ăn mồi tươi sống, các loại ñộng vật
phù du có kích thước vừa cỡ miệng như luân trùng, moina, trong ñiều kiện thiếu
thức ăn cá có thể ăn lẫn nhau trong bể ương.
Trong ao nuôi, cá có khả năng thích nghi với nhiều loài thức ăn như mùn
bã hữu cơ, cám, rau, ñộng vật ñáy, thức ăn chế biến, thức ăn công nghiệp…
2.1.3 Đặc ñiểm sinh trưởng
Cá có tốc ñộ sinh trưởng nhanh trong ao, bè nuôi . Cá nuôi sau 6-7 tháng
có thể ñạt 0,7-1 kg/con, trong những năm sau cá lớn nhanh hơn có thể ñạt 25kg ở
10 năm tuổi.
2.1.4 Đặc ñiểm sinh sản
Tuổi thành thục của cá ngoài tự nhiên từ 3-4 năm. Cá tra có tập tính di
chuyển ngược dòng ñể sinh sản. Mùa sinh sản của cá ngoài tự nhiên thường tập
trung từ tháng 5-7 âm lịch hang năm. Cá không có bãi ñẻ ở Việt Nam, cá thường
di chuyển ngược dòng Mêkong về ñến Lào, Campuchia ñể ñẻ.

3



Theo Phạm Minh Thành và Phạm Văn Kiểm (2009) cá tra có khả năng
thích nghi tốt với ñiều kiện nuôi dưỡng trong thủy vực nước tĩnh và nước chảy, là
loài có cơ qua hô hấp phụ, có khả năng chịu ñựng trong ñiều kiện môi trường
nước có hàm lượng oxy hòa tan thấp. Cá tra là loài ñược nuôi nhiều nhất hiện
nay, cũng là loài chiếm sản lượng nhiều nhất trong xuất khẩu.
2.2 Khái niệm và chức năng của máu
Máu là thành phần của môi trường trong, là một chất lỏng luôn vận chuyển
trong hệ thống mau mạch. Các tế bào chỉ có thể hình thành chức năng trong một
ñiều kiện thích hợp. Vì thế bất kì sự thay ñổi nào của môi trường trong ñều ảnh
hưởng ñến hoạt ñộng sống tế bào. Do ñó, môi trường trong phải ở trạng thái cân
bằng ñộng vì ñây là sự duy trì những ñiều kiện không ñổi của nội môi trường
trong cơ thể. Máu lưu thông qua bề mặt rộng lớn của cơ thể với một tốc ñộ tương
ñối nhanh nên phần dịch ngoại bào là quan trong nhất, góp phần lớn nhất vào việc
ñiều tiếc một cách chính xác môi trường giữ cho hoạt ñộng tế bào luôn ñược bình
thường (Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Văn Tư, 2010).
Máu có chức năng giúp vận chuyển chất dinh dưỡng cung cấp cho tế bào
và tổ chức mô và vận chuyển sản phẩm trao ñổi chất từ tế bào, tổ chức về cơ qua
bài tiết. Bên cạnh ñó máu vận chuyển O2, CO2. Oxy vào máu thông qua cơ qua
hô hấp theo máu tỏa ñi khắp nơi trên cơ thể cung cấp hoạt ñộng cho tế bào. CO2
ñược máu vận chuyển ñến mang ñể thải ra ngoài.
Các sản phẩm của tuyến nội tiết như hormon sẽ ñược cá tiết vào trong máu
và ñược má chuyển ñi các bộ phận trong cơ thể.
Máu giúp bảo vệ hoạt dộng của hệ thống tuần hoàn, bạch cầu trong máu có
khả năng thực bào vi khuẩn và các thể lạ trong cơ thể. Máu cá xương có thển sản
xuất ra các kháng thể, các chất ngưng tụ, các chất hòa tan máu có thể làm cho vi
khuẩn và các thể lạ bị phân giải trong máu giúp cho cơ thể tránh bị nhiễm ñộc.
Ngoài ra máu còn có các thành phần ion như: Na+, Cl+, K+, Mg2+,
Ca2+,…và các chất hóa học khác tạo nên áp xuất thẩm thấu ổn ñịnh và pH tương

ñối bền vững ñể duy trì môi trường bên trong thích hợp với hoạt ñộng sống bình
thường của tế bào.
Số lượng máu và tỉ lệ máu của mỗi loài cá tương ñối ổn ñịnh trung bình
khoản 2,7%, có thể biến ñộng từ 1,8-4,1%. Đối với cá biển lượng máu chiếm
4,1% và dao ñộng từ 1,9-7,3%. Ví dụ thể tích máu cá xương từ 30- 40mL/kg hay

4


cá sụn từ 60- 80mL/kg. Thể tích máu có thể bị thay ñổi và phụ thuộc vào hoạt
ñộng của nhịp tim ( Evans, 1997).
Có 4 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp ñến thể tích máu ñó là số lượng tế bào
hồng cầu ñược sản xuất, thể dịch xuyên qua lớp tế bào biểu bì, sự bài tiết của thận
và sự chuyển ñộng của mau mạch (Evans, 1997)
2.3 Quá trình hình thành nitrite trong ao
Công thức hóa học của nitrite là NO2Nitrite là hợp chất của nitrogen, do vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter
oxy hóa amonia thành nitrite. Khi ñược hấp thu vào máu kết hợp với ion H+ sẽ tác
dụng với Hemoglobin (Hb) sản xuất ra Methemoglobin (MHb) ñều này gây ra sự
thiếu oxy ở các mô trong cơ thể ( Shinn et al., 2008).
Nitrite là thành phần tự nhiên của chu trình nitrogen trong hệ sinh thái, nó
hiện diện trong môi trường nước và có khả năng gây ñộc cho ñộng vật (Lewis và
morris, 1968; Jensen, 2003). Theo Colt và Tchobanoglous , (1976) quá trình hình
thành nitrite có thể tóm tắt theo các bước sau:
Nitrosomonas
NH+ + 3/2 O
NO- + 2H+ + H O
4

2


NO-2

+ 1/2 O2

NH+4 + 2 O2

2

∆G = - 65 Kcal/ mol

Nitrobacter

∆G = - 18,5 Kcal/ mol

NO-3
NO-3

∆G = - 65 Kcal/ mol

2

+ 2H+ + H2O

Theo Huey và Beitinger, (1890) nitrite là hợp chất trung gian của quá trình
nitrat hóa của amonia chủ yếu là do ñộng vật thảy ra nitơ. Khi amonia ñược thải
vào trong môi trường nước thì quá trình hóa học ñược sảy ra như sau:
Amonia Nitrosomonas

Nitrobacter


Nitrite

Nitrate

2.4 Cơ chế tác ñộng của nitrite ñối với cá tra
Khi NO-2 ñược cá hấp thu, nó kết hợp với Hb thành methemoglobin:
4HbFe2+O2 + 4NO-2 + 2H2O

4HbFe3+OH + 4NO-3 + O2

Methemoglobin không còn khả năng kết hợp với O2. Máu cá chứa nhiều
methemoglobin có màu nâu hay còn gọi là “bệnh máu nâu”.
Nitrite ñược cá hấp thu nhanh qua tế bào clo ở tơ mang. Tế bào clo lọc
không phân biệt giũa NO-2 và Cl-. Cho nên lượng NO-2 hấp thu ñược ñiều chỉnh
thông qua tỉ số NO-2 : Cl- trong môi trường nước.

5


Độ ñộc của nitrite trong môi trường nước ngọt ñộc gấp 55 lấn môi trường
nước lợ có ñộ mặn 16o/oo. Vì vậy người ta dùng NaCl hòa tan vào môi trường
nước ñể chống lại bệnh máu nâu. Nitrite làm tăng tính mẫn cảm của cá ñối với
bệnh do vi khuẩn ( Nguyễn Đình Chung, 2004)
Ở cá nước ngọt nitrite ñi qua mang, còn ở cá biển ít bị ảnh hưởng bởi ñộc
tố của nitrite hơn mặc dù nitrite ñi qua ruột và mang, tuy nhiên nitrite ảnh hưởng
nhiều lên chức năng sinh lý của cá. Ngoài ra nitrite kích thích hồng cầu tiết ra K+,
ñều này là xáo trộn K + ở dịch nội bào và dịch ngoại bào. Nitrite ñi qua màng
erythrocytic và oxy hóa Hb thành MHb làm ảnh hưởng ñến quá trình vẩn chuyển
oxy trong máu (Jensen, 2003).
Theo Bùi Lai và ctv, (1985) thì Hemoglobin (Hb) còn gọi là huyết cầu tố,

là một Chromoprotein co chưa nhân porphyrin và sắt. Hemoglobin chưa 0,34%
sắt, mỗi phân tử Hb có chứa 4 nguyên tử sắt. Khi bị oxy hóa thì Fe2+ biến thành
Fe3+. Hemoglobin ñóng vai trò vận chuyển hầu hết lượng oxy và phần lớn khín
carbonic trong cơ thể. Hemoglobin trong mau tồn tại dưới dạng HbO2 và Hb nên
máu có màu ñỏ thẩm. Khi Hb kết hợp với nitrite thì sắt hóa trị II sẻ biến thành sắt
hóa trị III, lúc này Hemoglobin biến thành mehemoglobin (MHb) làm máu
chuyển thành màu vàng nâu hoặc nâu ( Dương Tuấn, 1981).
Khi sắt của Hb ở dạng Fe2+ oxy hóa thành Fe3+, lúc này Hb sẻ chuyển
thành MHb và hông còn khả năng liên kết với oxy (Đỗ Thị Thanh Hương và
Nguyễn Văn Tư, 2010).
Schwedler, (1985) ñã xác ñịnh ñược rằng các yếu tố ảnh hưởng ñến ñộc
tính của NO-2 là pH, nồng ñộ ion Cl-, kích thước vật nuôi, tình trạng nuôi dưỡng,
mức ñộ nhiễm bẩn và hàm lượng oxy hòa tan. Bởi vậy, ñó là một cản trở ñể ñưa
ra khuyến cáo về nồng ñộ gây chết hoặc nồng ñộ an toàn của NO-2 trong ao nuôi
thủy sản.
2.5 Một số nghiêm cứu về ảnh hưởng của nitrite trong nuôi trồng thủy
sản
NO-2 là dạng ñạm trung gian của quá trình oxy hóa TAN thành NO-3, khi
có tác ñộng của O3 sẽ thúc ñẩy quá trình oxy hóa NO-2 thành NO-3 làm cho NO-2
giãm trong ao nuôi cá tra ở các cở cá 30gam, 200gam, 500gam ở nước có hàm
lượng COD thấp thì qúa trình nitrite và nitrat càng tăng (Nguyễn Thị Huyền,
2008).

6


Thí nghiệm trên cá Platichthys flesus cho kết quả sau 11 ngày cho cá biển
tiếp xúc với nitrite thì hàm lượng MHb trong máu tăng từ 4% ñến tối ña là 18%
trong tổng số Hb khi cá Platichthys flesus tiếp xúc với nitrite (1mM) trong vòng
11 ngày (Grosell và Jensen, 2000). Thí nghiệm trên cá hồi (Oncorhynchus

mykiss) kết quả cho thấy có 1 mg/L NO2-N trong huyết tương, và 3 mg/L NO2-N
trong mô sau 28 ngày thử nghiệm (Kroupova et al., 2008).
Nghiên cứu ñộc tính của nitrite lên cá trê phi (Clarias gariepinus), thí
nghiệm theo dõi các chỉ tiêu huyết học ở cá khi cho vào môi trường có nồng ñộ
dưới mức gây chết là 0,1g/L (nitrite) và mẫu ñược thu ở các thời ñiễm 0, 6, 24,
48, 72 và 96 giờ. Khi tiếp xúc với nitrite thì costisol trong huyết tương tăng từ 0-8
giờ sau ñó giãm ở 72 giờ và tăng lại ở 96 giờ. Hemoglobin tăng sau 6 giờ khi tiếp
xúc và giãm sau 48 giờ, 72 và 96 giờ sau khi cá tiếp xúc với nitrite (Ajani et al.,
2007).
Theo trích dẫn của tác giả Duangsawasdi và Sripoomun (1981) cho thấy
giá trị LC50-96 giờ của cá hồi (Oncorhynchus tshawatcha) là 0,88 mg/L (Westin,
1974); rainbo trout là 0,19 và 0,23 mg/L (Russo et al., 1974; Brown và Mcleay,
1975) và giá trị LC50-48 giờ ở cá Gambusia affimis là 1,5 mg/L (Wallen et al.,
1975).
Nitrite là chất ñộc cho cá ước ngọt, nhưng chất ñộc này hoạt ñộng như thế
nào thì chưa ñược tìm hiểu nhiều. Ở nhiều loài cá có thể gây ra hiện tượng MHb
(Lewis và Moriss, 1986). Còn nhiều nghiên cứu khác cho thấy sự ảnh hưởng của
nitrite rất lớn lên các loài cá như nghiên cứu trên cá Brycon cephalus ở nồng ñộ
nitrite là 0,2, 0,4 và 0,6 mg/L ở hai thời ñiểm 24 và 96 giờ cho kết quả MHb tăng
từ 1% - 69% tại thời ñiểm 24 giờ và tăng mạnh từ 5% - 90% ở 96 giờ (Avilez et
al., 2004). Ảnh hưởng của nitrite lên tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá Bidyanus
Bidyanus ñược thử nghiệm trong 25 ngày cho kết quả tỷ lệ sống không bị ảnh
hưởng khi nồng ñộ nitrite là 16,2 mg/L còn tăng trưởng bị giảm khi nitrite ở mức
1,43mg/L (Frances et al., 1998) tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu của Colt et al,
1981 cho thấy tỷ lệ chết ñã tăng lên ñáng kể ở nồng ñộ 3,71 mg/L NO2-N và tăng
trưởng ở cá Zctalurus virens giảm ở nồng ñộ 1,6 mg/L NO2-N khi nuôi thử
nghiệm trong 31 ngày.
Hầu hết cá ở vùng nước ấm trong máu chứa nhiều nitrite. Cá da trơn và cá
rô phi thì nhạy cảm với nitrite, cá hồi ở vùng nước lạnh khác thì nhạy cảm với
nitrite dù hàm lượng rất nhỏ. Cá da trơn và cá vượt dể bị máu nâu khi hàm lượng

nitrite cao (Durborowl et al., 1997).
7


Trong quá trình nuôi nếu sục O3 ở nồng ñộ 0,02- 0,18 ppm thì chẳng
những duy trì hàm lượng nitrite ở mức thấp mà còn loại bỏ chúng sang dạng khác
hay giãm chúng xuống ñến 82% sau 8 tuần nuôi cá hồi (Steven & Hankins,
1996). Theo nghiên cứu của 2 tác giả trên cho thấy O3 có tác dụng làm giãm
nitrite nhưng hàm lượng O3 sục vào nước phải duy trì trong thời gian dài. Kết quả
nghiên cứu của Bablon et al.,(1991) và Salvesen et al., (1995) cho thấy phải mất
1,04ppm O3 ñể làm giãi 1ppm NO2-N. Vì vậy, khi hòa tan O3 vào ao sẽ ngăn chặn
sự tích lũy của nitrite.
Tuy nhiên, một số loài cá có khả năng giảm MHb trở thành Hb qua hoạt
ñông men MHb. Khi hàm lượng nitrite trong nước giảm hoặc khi cá ñược chuyển
ñến môi trường có nồng ñộ nitrite thấp chúng sẽ ñược phục hồi khỏi ñộc tính
nitrite nhưng thời gian phục hồi hoàn toàn khỏi sự ngộ ñộc nitrite có thể mất 2
ñến 3 tuần ( Trương Quốc Phú và Vũ Ngọc Út lược dịch).
2.6 Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc và hóa chất lên một số
chỉ tiêu sinh lý máu
Số lượng hồng cầu, tỷ lệ huyết sắc tố, hemoglobine của cá tra giảm khi cá
tiếp xúc với Malachite green nhưng số lượng bạch cầu và thể tích hồng cầu tăng.
Các chỉ tiêu này ñều hồi phục sau 56 ngày kể từ lần gây nhiễm thứ 2 (Lương Thị
Diễm Trang, 2009).
Theo Svoboda et al., 1992 số lượng hồng cầu và hemoglobin của cá chép
tăng có ý nghĩa thống kê so với ñối chứng khi tiếp xúc với thuốc trừ sâu gốc lân
hữu cơ, trong khi ñó tỷ lệ huyết cầu thì ngược lại.
Trong ñiều kiện tự nhiên, Matthiessen (1981) theo dõi sự biến ñộng một số
chỉ tiêu huyết học (hồng cầu, bạch cầu và hemoglobin) của một số loài cá như cá
rô phi (Tilapia sparrmanii, T.Rendalli, Sarotherodon macrochir), cá trê (Clarias
ngamensis, C.garieppinus) trong và sau 6 lần phun thuốc endosulfan nhận thấy

rằng các chỉ tiêu này ñều tăng có ý nghĩa trong lúc phun thuốc, thậm chí gấp 4
lần.
Thuốc Basudin 40EC ở nồng ñộ LC50-96 giờ (3,5 mg/L) sẽ làm tăng hàm
lượng hemoglobin, hàm lượng hồng cầu, tỷ lệ huyết cầu của cá rô phi nhưng làm
giảm thể tích hồng cầu, khối lượng trung bình của huyết sắc tố trong hồng cầu
(Đỗ Thị Thanh Hương, 1997).

8


Khi cá vào môi trường acid thì số lượng hồng cầu, tỷ lệ huyết cầu, hàm
lượng huyết sắc tố sẽ gia tăng (Wood và McDonald, 1982). Thuốc diệt côn trùng
gốc lân hữu cơ làm tăng các chỉ số về máu (Natarajan, 1984).
McKim et al. (1970) nghiên cứu ảnh hưởng của ñồng (Copper) lên cá hồi
thấy rằng tỷ lệ huyết cầu, hàm lượng hemoglobine và số lượng tế bào máu tăng
mạnh sau khi bố trí thuốc 6 ngày với nồng ñộ thấp.

9


PHẦN III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIỆM CỨU

3.1 Địa ñiểm và thời gian thực hiện thí nghiệm
Thí nghiệm ñược tiến hành tại bộ môn Dinh dưỡng và chế biến thủy sản,
Khoa thủy sản, trường Đại học Cần Thơ. Thời gian thực hiện thí nghiệm từ tháng
6/2010 ñến tháng 9/2010.
3.2 Vật liệu nghiêm cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các thí nghiệm ñược thực hiện trên cá tra
(Pangasionodon hypophthalmus)
Bể thí nghiệm: Bể ñược sử dụng ñể bố trí thí nghiệm là bể nhựa có thể

tích là 100 lít/bể.
Cá thí nghiệm: Cá tra ñược mua từ trại giống ở Cần Thơ. Lựa chọn cá
khoẻ, không bị xây xát, không dị hình, màu sắc sáng tự nhiên và không có dấu
hiệu bệnh. Cá giống có trọng lượng từ 15 – 20 g/con.
Hóa chất sử dụng: NaNO2, NaCl, Na2SO4, Na2HPO4.12H2O, KH2PO4
Formalin (37%), Methyl violet và các hóa chất cần thiết khác.
Dụng cụ thử nghiệm: thùng, bể, máy ño Oxy, nhiệt ñộ, pH, máy so màu,
máy ly tâm, bình kín ...
3.3 Phương pháp thí nghiệm
a. Thí nghiệm 1: Xác ñịnh tiêu hao oxy , ngưỡng oxy.
Cá thí nghiệm không cho ăn 2 ngày và nước thí nghiệm ñược sục khí 1
ngày trước khi bố trí cho cá vào bình 2000ml (1 con/bình thí nghiệm tiêu hao
oxy, 2 con/bình thí nghiệm ngưỡng oxy). Thí nghiệm ñược tiến hành với 4 nồng
ñộ nitrite: 59,1mg/l (LC10-96 giờ), 66,4mg/l (LC25-96 giờ), 75,6mg/l (LC50-96
giờ) (số liệu lấy dựa theo kết quả nghiệm cứu giá trị LC50 -96 giờ của Mai Diệu
Quyên (2010)). Mỗi nồng ñộ ñược bố trí trong 6 bình tam giác 2000ml (6 lần lặp
lại).
b. Thí nghiệm 2: Xác ñịnh số lượng hồng cầu và bạch cầu
Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức, lặp lại 3 lần, mỗi nghiệm thức ñược bố trí
ngẫu nhiên, 5 con/bể 100 L ( 24 bể):
Nghiệm thức 1 cá không bị nhiễm nitrite ( ñối chứng).
10


Nghiệm thức 2 cá tiếp xúc với nồng ñộ nitrie là 59,1 mg/L (LC10 ).
Nghiệm thức 3 cá tiếp xúc với nồng ñộ nitrie là 66,4 mg/L (LC25 ).
Nghiệm thức 4 cá tiếp xúc với nồng ñộ nitrie là 75,6mg/L (LC50 ).
Thời gian thu mẫu: Thu mẫu máu lúc 1, 6, 24, 48, 72, 96 giờ sau khi gây
nhiễm nitrite. Mỗi giờ thu hết tất cả 5 con trong bể, cá thu sẽ ñược cân khối lượng
và chiều dài. Thu mẫu máu cá ở ñộng mạch ñuôi bằng ống tiêm 1ml dùng ñể

phân tích các chỉ tiêu huyết học ( hồng cầu, bạch cầu).
3.4 Phương pháp phân tích mẫu
3.4.1 Phương pháp xác ñịnh hồng cầu
Được ñếm theo phương pháp thông thường bằng buồng ñếm. Nhuộm mẫu
máu trong dung dịch Natt-Herrik.
Dung dịch Natt-Herrik:
NaCl

3,88g

NaSO4

2,5g

NaHPO4.12H2O

2,91g

KH2PO4

0,25g

Formalin(37%)

7,5mg

Methyl Violet

0,1g


Hòa tan các phần trên trong 1 L nước, chuẩn pH = 7,3 sau ñố lọc qua
giấy lọc và bảo quản lạnh.
Pha loãng mẫu máu 200 lần: 5µl máu + 995 µl dung dịch Natt-Herrik.
Sau ñó qua buồng ñếm hồng cầu ñếm dưới kính hiển vi. Đếm số lượng hồng cầu
trong 5 ô. Số lượng hồng cầu ñược tinhs theo công thức:
A (TB/mm3) = a * 200/ 0,02
Trong ñó:
a : tổng số hồng cầu trong 5 vùng ñếm.
200: ñộ pha loãng hồng cầu (1/200 )
0,02: Thể tích của 5 vùng ñếm (5* 16* 0,0025mm2 * 0,1mm)
11


3.4.2 Phương pháp xác ñịnh bạch cầu
Cho một giọt máu lên lam kính, trãi ñều, ñể khô ở nhiệt ñộ phòng, sau ñó
ngâm trong methanol 1 -2 phút. Nhuộm màu bằng phương pháp wright’s &
Giemsa.
Các bước nhuộm mẫu như sau:
- Nhuộm với dung dịch Wright trong 3 – 5 phút.
- Ngâm trong dung dịch ñệm có pH = 6,2 – 6,8 trong 5 – 6 phút.
- Nhuộm với dung dịch Giemsa trong 20 – 30 phút.
- Ngâm trong dung dịch ñệm có pH = 6,2 trong 10 – 16 phút.
- Rửa qua nước cất và ñể khô tự nhiên.
- Đếm vật cầu dưới vật kính 100 X.
Công thức tính các tế bào bạch cầu như sau:
W = H* h/(1.500 – h)
Trong ñó:
h: là số hồng cầu ñếm ñược trong tổng số 1.500 tế bào trên lam
nhuôm.
H: Mật ñộ hồng cầu trong mẫu máu tươi.

3.4.3 Phương pháp xác ñịnh hàm lượng oxy
Hàm lượng oxy ñược xác ñịnh theo phương pháp Winler. Tuy nhiên nồng
ñộ nitrite trong nước quá cao nên làm cho kết quả sai lệch cao hơn thực tế. Do ñó
ñể loại trừ nitrite trong mẫu nước có thể dùng sodium azid (NaN3) theo phản ứng
sau :
NaN3 + H+

HN3

HN3 + NO2- + H+

+ Na+
N2 + N2 O + H2 O

a.Thí nghiệm tiêu hao oxy:
Thí nghiệm ñược bố trí trong phòng lạnh nhằm ổn ñịnh nhiệt ñộ trong suốt
thời gian thí nghiệm là 28 ± 0,3oC. Cá thí nghiệm 15-20g (1 con/bình).
Cách bố trí thí nghiệm: dùng bể nhựa 100 lít ñể bố trí thí nghiệm, cho 80
lít nước vào thùng (nước dùng trong thí nghiệm phải ñược sục khí trước 24 giờ

12


nhằm loại bỏ hàm lượng clo trong nước, lượng nước trong bể phải ñược xác ñịnh
ñể thuận lợi cho việc tính toán lượng hóa chất trong quá trình thí nghiệm), cho 6
bình tam giác 2 lít vào bể sau ñó cho cá, cho nước vào ñầy bình, dùng nút dậy
kính. Trước khi thí nghiệm phải cho nước lưu thông qua bình 15 phút bằng bơm
chìm chuyên dụng (1 bơm chìm kết hợp với 2 bình). Sau ñó dùng lọ thủy tinh
110ml ñể thu mẫu nước, cố ñịnh mẫu, phân tích mẫu xác ñịnh hàm lượng oxy
ñầu. Thu mẫu nước xong thì ngưng thông nước, ñậy kín bình, ngăn không cho

nước trong bình tiếp xúc với nước trong bể nhựa, sau 15 phút dùng lọ thủy tinh
110 ml thu mẫu nước, cố ñịnh mẫu, xác ñịnh hàm lượng oxy cuối (các thao tác
phải cẩn thân, nhẹ nhàng tránh làm cá hoạt ñộng mạnh sẽ ảnh hưởng ñến kết quả
thí nghiệm).
Thời gian thí nghiệm là 30 phút, tiêu hao oxy ñược tính theo phương pháp
sau:

mg O2/kg/giờ =

(DOĐ - DOC) x (VB - VC)
P xT

Trong ñó:
DOĐ (mg/l): Hàm lượng oxy tronh nước trước khi thí nghiệm
DOC (mg/l): Hàm lượng oxy trong nước sau khi thí nghiệm
VB ( lít): Thể tích bình kín dùng làm thí nghiệm
VC ( lít): Thể tích cá dùng làm thí nghiệm
P (gam): Trọng lượng cá thí nghiệm
T (giờ): Thời gian thí nghiệm
b. Ngưỡng oxy
Được xác ñịnh bằng phương pháp bình kín, cho hai cá/bình, thể tích
2000ml và ñậy kín.
Cách bố trí thí nghiệm: dùng bể nhựa 100 lít ñể bố trí thí nghiệm, cho 80
lít nước vào thùng, cho 6 bình tam giác 2 lít vào bể sau ñó cho cá, cho nước vào
ñầy bình, dùng nút dậy kính. Trước khi thí nghiệm phải cho nước lưu thông qua
bình 15 phút bằng bơm chìm chuyên dụng (1 bơm chìm kết hợp với 2 bình). Sau
ñó ngưng thông nước, ñậy kín bình, ngăn không cho nước trong bình tiếp xúc với
nước trong bể nhựa. Quan sát khi cá chết 50% thì thu mẫu nước và phân tích hàm
lượng oxy trong nước bằng phương pháp winkler.
13



3.5 Phương pháp phân tích số liệu
Các số liệu ñược tính giá trị trung bình, ñộ lệch chuẩn và phân tích Anova
ñể tìm sự khác biệt giữa trung bình các nghiệm thức. Sử dụng phần mềm
Stastitica 5.5, phần mềm Excel ñể tính toán.

14


PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Các yếu tố môi trường
4.1.1 Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm huyết học (hồng cầu, bạch
cầu).
Nhiệt ñộ
Sáng
27,04±
0,9

pH
Chiều
28,5±
0,85

Oxy hòa tan

Sáng
7,72±
0,17


Chiều
7,74±
0,19

Sáng
5,03±
0,69

Chiều
4,29±
0,66

Bảng 4.1: Nhiệt ñộ, pH, Oxy của thí nghiệm ảnh hưởng nitrite lên một số chỉ
tiêu huyết học cá tra
Các yếu tố môi trường ñược ño vào 2 thời ñiểm sáng, chiều. Đo trước khi
thu mẫu 15 phút.
Kết quả cho thấy các yếu tố môi trường không có sự biến ñộng lớn trung
bình hàm lượng oxy dao ñộng từ 3-5mg/l. Nhiệt ñộ trong ngày không có sự trên
lệch lớn từ 27- 28oC, pH cũng tương ñối ổn ñịnh 7,5- 7,7. Nhìn chung các yếu tố
môi trường trong quá trình thí nghiệm rất thuận lợi cho sự phát triển của cá.
4.1.2 các yếu tố môi trường trong thí nghiệm sinh lý cá tra.
- Nhiệt ñộ:
Sự biến ñộng của các yếu tố nhiệt ñộ chỉ dao ñộng trong khoảng 28±0,3.
Do quá trình thí nhiệm ñược tiến hành trong phòng kính, nhiệt ñộ trong phòng
ñược giữ ổn ñịnh 26oC nhờ máy ñiều hòa kết hợp với hecter nâng nhiệt trong suốt
quá trình thí nghiệm nên nhiệt ñộ không có sự biến ñộng lớn.
Nhiệt ñộ ñược xem là một trong những yếu tố quan trong trong quá trình
trao ñổi chất. Nhiệt ñộ tăng thì quá trình trao ñổi chất tăng, nhiệt ñộ giãm thì quá
trình trao ñổi chất cũng giãm (nhưng phải trong giới hạn cho phép). Do ñó nhiệt

ñộ cũng ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp ñến hoạt ñộng dinh dưỡng hàng ngày
của cá. Theo Niconski (1951, ñược trích dẫn bởi Trương Quốc Phú, 2001) nhiệt
ñộ cơ thể cá chỉ trên lệch với nhiệt ñộ của môi trường khoảng 0,5 – 1oC. Khi nhiệt
ñộ tăng, cá sẽ tăng cường trao ñổi chất, dẫn ñến gia tăng cường ñộ hô hấp.

15


Theo Trương Quốc Phú, (2001) nhiệt ñộ tốt cho sự phát triển của cá là 25
– 30 C và tốc ñộ thay ñổi nhiệt ñộ trong khoảng 0,2oC/ phút sẻ không ảnh hưởng
ñến cá.
o

- pH:
Trong quá trình thí nghiệm pH luôn ñược theo dõi và dao ñộng từ 7,5- 7,8.
Theo Boyd ( 1990), pH phù hợp cho sự phát triển của tôm cá từ 6,5- 9. Nếu pH <
6,5 sẽ ảnh hưởng ñến sự tăng trưởng và phát triển của tôm cá do sự tăng tiết dịch
nhờn trên bề mặt mang làm giãm quá trình trao ñổi khí và ion, gây mất cân bằng
acid- bazơ, là mất khả năng ñiều hòa áp suất thẩm thấu.
pH trong thí nghiệm thì tương ñối ổn ñịnh sẽ không ảnh hưởng ñến hoạt
ñộng trao ñổi khí của cá ñối với môi trường.
- Oxy:
Nguồn nước dùng trong thí nghiệm ñược sục khí trước một ngày và trong
suốt quá trình thí nghiệm nhằm loại bỏ hoàn toàn hàm lượng chlorine trong nước.
Theo Swingle (1969; ñược trích dẫn bởi Trương Quốc Phú, 2001) thì hàm
lượng oxy hòa tan trong nước lý tưởng là 5 ppm. Tuy nhiên, không nên vượt quá
mức bảo hòa vì cá có thể bị bệnh bọt khí trong máu. Cá tra có cơ quan hô hấp phụ
nên có thể chịu ñựng ñược trong môi trường có hàm lượng oxy hòa tan thấp
(<2ppm ) nhưng khi buộc phải sống trong môi trường khắc nghiệt này, cá chậm
lớn và khó thành thục sinh sản( Nguyễn Chung, 2008 ñược trích dẫn bởi Trần Sử

Đạt, 2010).
Tóm lại, các yếu tố môi trường thí nghiệm: nhiệt ñộ, pH, Oxy là thích hợp
cho hoạt ñộng bình thường của cá tra trong quá trình thí nghiệm.
4.2 Ảnh hưởng của nitrite lên chỉ tiêu sinh lý
4.2.1 Ảnh hưởng của nitrite lên tiêu hao oxy cá tra
Tiêu hao oxy là lượng oxy cần thiết cung cấp cho cá ñược tính trên một
ñơn vị thời gian (mgO2/Kg/h). Đây là một chỉ tiêu quan trọng nhằm ñánh giá
cường ñộ trao ñổi chất của cá. Trong ñiều kiện nhiệt ñộ thích hợp và không ở
tranh thái căng thẳng , năng lượng dùng trong quá trình trao ñổi chất giúp cho cá
duy trì hoạt ñộng sống tối thiểu của những cơ quan: hô hấp, nội tạng, thần kinh (
Trần Sử Đạt ,2010)

16


Tiêu hao oxy trong của cá tra trong ñiều kiện không có nitrite trong môi
trường ( nghiệm thức ñối chứng ) trung bình là 74 mgO2/kg/giờ khác biệt không
có ý nghĩa thống kê( p > 0,05) so với nghiệm thức 59,1 mg/l NO2 – N (
67mgO2/kg/giờ) nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) ñối với nghiệm
thức 66,4 mg/l NO2 – N ( 56 mgO2/kg/giờ ) và nghiệm thức 75,6 mg/l NO2 – N (
42 mgO2/kg/giờ). Tóm lại, cường ñộ hô hấp của cá giảm ở tất cả các nghiệm
thức.

80
70
60
50
40

Series1


30
20
10
0
DC

LC10

LC25

LC50

Bảng 4.2 Tiêu hao oxy trung bình của cá tra ở các nghiệm thức.
Kết quả thí nghiệm cho thấy khả năng tiêu hao oxy của cá giãm dần khi
nồng ñộ tiêu hao oxy của cá càng tăng nguyên nhân là do khi tiếp xúc với môi
trường có nồng ñộ nitrite cao (nghiệm thức 66,4 mg/l NO2 – N và nghiệm thức
75,6 mg/l NO2 – N) hemoglobin sẽ chuyển hó thành methemoglobin không còn
khả năng kết hợp với oxy.
Khi hàm lượng oxy trong máu giãm cá sẽ tăng cường hàm lượng hồng cầu
ñến mang ñể vận chuyển oxy nhưng hemoglobin ñến mang lại bị nitrite oxy hóa
sắt (II) trong hemoglobin thành sắt (III) không còn khả năng kết hợp với oxy. Do
ñó trong môi trường có nitrite cao thì cá sẻ phản ứng lại bằng cách tăng tần số hô
hấp ñể tăng cường trao ñổi khí nhưng mức ñộ sử dụng oxy lại giãm nên tiêu hao
oxy giãm khi nồng ñộ nitrite trong môi trường càng tăng. Kết quả nghiêm cứu
này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu trên cá Cyprynus Carpio cho rằng khi
tiếp xúc với nitrite có nồng ñộ càng cao thì tì lệ tiêu thụ oxy giãm dần. ( theo
Tilak et al. (2007) trích dẫn từ Mai Diệu Quyên, 2010).

17



×