Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Phân tích tính cách cô Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội của nhà văn Nguyễn Khải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.64 KB, 4 trang )

Đề bài: Phân tích tính cách cô Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội của nhà  
văn Nguyễn Khải
Bài làm
Nguyễn Khải được coi là cây bút khá nổi tiếng của văn xuôi nước ta từ  sau cách mạng  
tháng Tám. Những sáng tác văn chương của Nguyễn Khải phản ánh sinh động và khát 
chân thật quá trình vận động của cả  nền văn học từ  thời chiến tranh sang thời hòa hình. 
Trong những sáng tác trước năm 1977, Nguyễn Khải chủ yếu quan tâm đến các vấn đề 
mang tính thời sự chính trị. Và những sáng tác của ông từ  năm 1978 về  sau ông lại quan  
tâm nhiều hơn về  cuộc sống đời thường. Ông đi sâu phản ánh và phân tích những diễn  
biến tâm lí khá phức tạp nhưng rất hợp lý của con người trong thời đại sau chiến tranh.  
Một người Hà Nội rút từ tập truyện Hà Nội trong mắt tôi là một tác phẩm tiêu biểu cho  
ngòi bút Nguyễn Khải  ở  giai đoạn sáng tác thứ  hai. Trong truyện Một người Hà Nội 
Nguyễn Khải đã xây dựng khá thành công hình tượng nhân vật bà Hiền – một nhân vật  
khá tiêu biểu cho người Hà Nội.
Một người Hà Nội nói riêng và cả  tập truyện Hà Nội trong mắt tôi nói chung là chứa  
đựng một tình yêu sâu nặng với Hà Nội với những hiểu biết sâu sắc và tinh tế  của 
Nguyễn Khải về nét đẹp của cảnh vật và con người Hà Nội.
Cô Hiền xuất thân từ  một gia đình giàu có, lương thiện, có học thức, yêu thích thơ  văn. 
Cô Hiền đẹp, thông minh, được bố  mẹ  cho phép mở  phòng tiếp khách văn chương, vẻ 
đẹp của cô Hiền là một vẻ  đẹp khá toàn diện được tác giả  thể  hiện qua nhiều góc độ 
khác nhau, từ cách chọn người bạn trăm năm đến việc thu xếp việc nhà, sinh con và răn  
dạy con cái.
Về  hôn nhân, cô Hiền đã vượt qua thói thường tình của con người, cô không ham danh, 
hám lợi, không cơ hội, không tính toán. Cô có một quan điểm rất nghiêm túc đúng đắn về 
hôn nhân. Là một phụ  nữ có nhan sắc, yêu văn chương, thời còn con gái tiếp xúc nhiều  
với những văn nhân nghệ sĩ, nhưng cô lại không sống theo lối sống lãng mạn, viển vông. 


Cô cũng chả hứa hẹn gì với đám nghệ sĩ, văn nhân, đùa vui một thời son trẻ thế là đủ. Cô  
chọn người bạn đời của cô cũng không phải là một ông quan nào mà là một ông giáo cấp 
tiểu học, hiền lành, chăm chỉ, khiến cả  Hà Nội phải kinh ngạc. Cô Hiền luôn đặt trách  


nhiệm làm vợ, làm mẹ lên trên mọi thú vui khác. Cô coi việc phụng dưỡng chồng, chăm 
sóc cho chồng con là một niềm vui, là niềm hạnh phúc của cô. Trong việc quản lý gia 
đình cô Hiền luôn là người chủ động, tự tin và xác định rõ vai trò quan trọng của người vợ 
trong gia đình. Theo cô “Người đàn bà không làm nội tướng thì cái gia đình ấy cũng chả ra 
sao”. Vì vậy mà cô Hiền đã phê phán cái thói “bắt nạt vợ” quá đáng của người cháu. Cô là 
một người sớm có nhận thức về “bình đẳng nam nữ”.
Về việc dạy con, cô Hiền dạy con khi chúng còn nhỏ và dạy từ những chuyện sinh hoạt  
hàng ngày trong gia đình như cách ngồi ăn, cách cầm bát, cầm đũa, múc canh … vì cô cho  
đó là một hình thức văn hóa: văn hóa ẩm thực, văn hóa sống … và hơn nữa, đó là văn hóa 
của người Hà Nội. Theo cô, người Hà Nội phải sống cho thật chuẩn mực: “Chúng mày là 
người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông  
tuồng”.
Về việc sinh con, cô Hiền cũng có quan điểm rất tiến bộ so với những người đương thời.  
Cái thời mà người ta thích đẻ nhiều để sau này có “con đàn, cháu đống” cho vui cửa, vui 
nhà và họ coi đó là niềm hạnh phúc. Họ thích đẻ nhiều mà ít quan tâm đến việc nuôi nấng  
và giáo dục con cái đến nơi đến chôn vì họ cứ theo cái quan niệm cũ: “Trời sinh voi, trời  
sinh cỏ”. Cũng ở vào cái thời đại đó nhưng cô Hiền lại có một nhận thức đúng đắn, tiến  
bộ. Cô không tin vào việc “Trời sinh voi, trời sinh cỏ”, và cô có một quyết định khá dứt  
khoát: chấm dứt việc sinh đẻ  vào năm bốn mươi tuổi, để  có điều kiện nuôi dạy con cái  
một cách chu đáo để  chúng có thể  “sống tự  lập”, không bị  lệ  thuộc, sống có nhân, cách. 
Tình yêu thương con của cô Hiền là một thứ  tình cảm sáng suốt của một người mẹ  có  
nhân cách, giàu lòng tự trọng, có suy nghĩ sâu sắc, đúng đắn, có tầm nhìn sâu rộng.
Một nét đẹp  ở  cô Hiền mà khiến chúng ta phải khâm phục và trân trọng đó là “lòng tự 
trọng“ rất cao cả của cô. Lòng tự  trọng không cho phép con người ta sống ích kỉ  và hèn  
nhát. Chính vì có lòng tự trọng cao nên cô Hiền bằng lòng cho đứa con trai lớn của mình là  


Dũng đi chiến đấu mặc dầu lòng cô đau đớn lắm vì cô “không muốn nó sống bám vào sự 
hy sinh của bạn bè”. Tiếp đến, cô Hiền cho đứa em Dũng tiếp bước anh mình “bảo nó tìm  
đường sống để  các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó”. Lòng tự  trọng  ấy  

cũng chính là lòng yêu nước, ý thức cộng đồng thâm trầm, sâu sắc mà không cần  ồn ào  
của cô Hiền.
Cô Hiền là một người sống chuẩn mực có bản lĩnh, tự tin ở chính mình. Cô Hiền có cách  
sống và vẻ  bề ngoài có vẻ  tư sản nhưng không hề  bị  đi học tập cải tạo vì cô chẳng hề 
bóc lột ai, cô chỉ sống bằng cái nghề làm hoa giấy. Cô Hiền là một con người mang đậm  
chất Hà Nội. Chất Hà Nội của cô Hiền được thể hiện qua cách sống lịch lãm, sang trọng  
của cô. Điều này được thể hiện rất rõ ngay trong phòng khách của cô. Phòng khách của cô 
như lưu giữ cái hồn Hà Nội: cổ  kính, quý phái và tinh tế mà “suốt mấy chục năm không  
hề thay đổi”. Chất Hà Nội của cô Hiền được thể hiện qua thái độ ung dung, tự tại trước  
những biến động của thời cuộc: cô không hề lo sợ trước sự thắng lợi của cách mạng và  
cũng không tỏ ra mừng vui quá mức. Câu trả lời của cô trước câu hỏi hơi nghiệt của đứa  
cháu:
–  “Tại sao cô không phải học tập cải tạo. Cô giấu cũng tài nhỉ ?”
–   “Tao có bộ  mặt rất tư sản, một cách sống rất tư  sản, nhưng lại không bóc lột ai cả  
thì làm sao thành tư sản được. ”
Hoặc:
–  “Nước độc lập vui quá cô nhỉ”
–   “Vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến làm ăn chứ?”  đã thể  hiện khá rõ 
chất ung dung tự tại của cô Hiền.
Hơn thế nữa, chất Hà Nội ở cô Hiền còn được thể hiện qua sự khôn ngoan, sâu sắc của  
trí tuệ như việc cô nói về lẽ tuần hoàn: “Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không 
thể  lường trước được”, hoặc việc cô bộc lộ  niềm tin vào tương lai vào cái đẹp của Hà 
Nội vẫn tồn tại vĩnh viễn, dẫu mỗi thời điểm cái đẹp có khác nhau: “Mỗi thế hệ điều có  


thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho  
một lứa tuổi”.
Nhìn chung lại, ta thấy cô Hiền là một người phụ nữ không những có nhan sắc mà còn có  
một vẻ đẹp tâm hồn rất lớn. Cô Hiền là một người phụ  nữ  mẫu mực rất yêu chồng và  
thương con, có lòng tự trọng cao, có nhiều quan điểm rất tiến bộ như trong việc sinh con,  

giáo dục con, sống chuẩn mực, lịch lãm, điềm đạm, luôn giữ  phong cách của một người 
Hà Nội và rất yêu Hà Nội, tin tưởng vẻ  đẹp của Hà Nội không bao giờ  mất đi. Hay nói 
một cách khác cô Hiền là một người tiêu biểu cho vẻ đẹp của người Hà Nội.



×