Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Quan niệm về tình yêu thể hiện qua 2 bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu và Sóng của Xuân Quỳnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.75 KB, 9 trang )

Đề bài: Quan niêm vê tinh yêu thê hiên qua 2 bai th
̣
̀ ̀
̉
̣
̀ ơ Vôi vang cua Xuân Diêu va Song
̣
̀
̉
̣
̀ ́  
cua Xuân Quynh
̉
̀
Bài làm
“Sống và khát vọng” là lí tưởng cao đẹp của thanh niên thời hiện đại. Tuổi trẻ  nên biết  
tận hưởng và cống hiến sức mình cho đời. Đó có lẽ  là biểu hiện niềm ham sống mãnh  
liệt, hay là nỗi khao khát hòa mình vào tình yêu chung của nhân loại. Xuân Diệu và Xuân  
Quỳnh – những nhà thơ  của tuổi trẻ  – đã thể  hiện quan niệm sống mới mẻ này qua hai 
tác phẩm tiêu biểu là “Sóng” và “Vội vàng” mà tiêu biểu là hai đoạn thơ sau:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
(Sóng – Xuân Quỳnh)
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất,
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
 (Vội vàng – Xuân Diệu)
Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ thời chống 


Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng người phụ nữ khi yêu, nhiều trắc ẩn – vừa hồn nhiên,  
tươi tắn lại vừa đằm thắm, chân thành. Nhân vật trữ  tình trong thơ  Xuân Quỳnh đều là  
những người phụ  nữ  mạnh mẽ, luôn da diết khát vọng hạnh phúc đời thường. Bài thơ 


“Sóng” ra đời trong chuyến đi thực tế ở biển Diêm Điền (Thái Bình). Đây là thi phẩm đặc 
sắc, đậm chất phong cách thơ  Xuân Quỳnh. Bài thơ  được in trong tập “Hoa dọc chiến  
hào”.
Xuân Diệu là “nhà thơ  mới nhất trong các nhà thơ  mới” (Hoài Thanh). Ông đã đem đến  
cho thi ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới cùng những cách tân  
nghệ  thuật đầy sáng tạo. Cũng như  Xuân Quỳnh, Xuân Diệu là nhà thơ  của tình yêu và  
tuổi trẻ với giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết. Từ sau cách mạng, thơ  Xuân  
Diệu gắn liền với đất nước và rất giàu tính thời sự. Bài thơ  “Vội vàng” là một trong số 
những thi phẩm về lòng yêu cuộc sống của người trẻ, được in trong tập “Thơ Thơ”.
“Tuổi trẻ  chẳng hai lần thắm lại” (Xuân Diệu). Vì thế, sống và để  yêu thương và khát  
vọng luôn song hành cùng tuổi trẻ. Đó là tính quy luật muôn đời.
Trước hết, ta sẽ  tìm hiểu khát vọng mà nữ  sĩ Xuân Quỳnh đã đề  cập đến trong “Sóng”.  
Tuổi trẻ sinh ra là để được yêu và tình yêu đóng vai trò đặc biệt đối với tuổi thanh xuân  
của mỗi người. Bởi lẽ:
Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào.
(Xuân Diệu)
Tình yêu trong “Sóng” của Xuân Quỳnh không chỉ có những cung bậc cảm xúc đời thường 
của người phụ nữ khi yêu mà nó còn ẩn chứa lí tưởng cao đẹp của tình yêu hiện đại:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.



Người trẻ yêu rất say đắm, rất mãnh liệt, họ luôn khát vọng tình yêu, luôn “bồi hồi trong  
ngực trẻ”. Chính vì vậy, mà họ sẵn sàng hi sinh, hiến dâng cho hạnh phúc của mình. Chỉ 
với bốn câu thơ, nữ tác giả  đã bộc lộ  cái tôi bản thân cũng như  suy nghĩ của thế  hệ  trẻ. 
Hai chữ  “làm sao” thật giàu cảm xúc. Là nỗi băn khoăn, trăn trở  của Xuân Quỳnh. Đó  
chính là nỗi khát khao được “tan thành trăm con sóng nhỏ”. Vì sao vậy, vì nhà thơ  bằng 
trực cảm của mình đã nhận ra tình yêu không thuộc về vĩnh viễn. Nó giống như:
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Cuộc đời tuy dài nhưng không ngăn nổi tháng năm của tuổi trẻ  sẽ  đi qua. Biển dẫu đến 
vô cùng vẫn không thể nào giữ nổi một đám mây bay về cuối chân trời. Vì vậy mới sinh  
ra khát vọng của thi nhân. Khát vọng được hóa thân thành sóng là khát vọng được cho đi, 
được dâng hiến. Bởi vì, có một nghịch lí trong tình yêu là “hạnh phúc thật sự chỉ đến khi 
bạn biết mạnh dạn cho đi chứ  không phải nắm giữ  thật chặt” (Christopher Hoare). Con  
sóng lớn là tổng hòa của “Trăm con sóng nhỏ” để  hòa vào đại dương mênh mông sâu 
thẳm. Trong bao la vô tận  ấy, sóng sẽ  mãi mãi vỗ  muôn điệu yêu thương mà không bao  
giờ lo âu vì tình yêu trong biển rộng trời cao  ấy chẳng bao giờ vơi cạn. Bên cạnh đó, có 
thể  thấy rằng, Xuân Quỳnh đang ngầm so sánh cuộc đời tựa hồ  như  biển lớn tình yêu 
được tạo nên từ  những con sóng nhỏ. Sóng chẳng thể  tồn tại nếu nó không còn là một 
phần của biển khơi. Cũng như tình yêu của muôn người, nếu tách khỏi cộng đồng thì chỉ 
mãi là một tình yêu lẻ  loi, vị kỉ. Từ  đó, người đọc cảm nhận được khao khát bất tử  hóa  
tình yêu của nhà thơ:
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.


Những con sóng đó quyện mình vào đại dương bao la, cùng vỗ nhịp yêu thương đến ngàn 
đời sau tượng trưng cho tình yêu vĩnh hằng. Tình yêu cá nhân cần phải hòa mình vào tình 
yêu chung của nhân loại thì mới trường tồn, vĩnh cửu. Bởi một lẽ “giọt nước chỉ không  

thể  cạn khi nó hòa vào biển cả”. Hơn nữa, bài thơ  được ra đời vào năm 1968, trong bối 
cảnh đất nước đang bước vào giai đoạn ác liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ xâm lược. 
Thanh niên nam nữ  đều xông pha mặt trận, chiến trường khói lửa bom đạn. Biết bao 
nhiêu cuộc chia ly màu đỏ  giữa các cặp gái trai diễn ra vào thời điểm đó. Nghĩ đến điều 
này, ta lại càng thấm thía hơn về  lý tưởng tình yêu của con người thời đại  ấy. Nói tóm 
lại, thông qua khổ  cuối của bài thơ  “Sóng”, Xuân Quỳnh đã gửi đến độc giả  thông điệp  
nhân văn về tình yêu: yêu là hiến dâng và tình yêu cá nhân không thể và cũng không thể 
tách rời bể lớn tình yêu nhân loại.
Xuân Quỳnh đã rất khéo léo khi chọn viết “Sóng” bằng thể thơ ngũ ngôn, giàu nhịp điệu.  
Nhịp điệu của sóng, nhịp điệu của tâm hồn giúp cho nhà thơ  phần nào truyền tải ý nghĩa  
nhân văn của mình đến người đọc một cách sâu sắc và xúc động nhất. Cách so sánh “em” 
với “sóng” độc đáo, cùng những hình  ảnh nhân hóa,  ẩn dụ  những con sóng tựa như  tâm 
hồn trắc ẩn của người phụ nữ đang yêu đã tạo nên thành công cho bài thơ.
Chẳng những yêu hết mình, yêu chân thành mà tuổi trẻ còn có một niềm ham sống mãnh 
liệt. Không ai khác ngoài Xuân Diệu có thể bộc lộ cái tôi sôi nổi, giàu khát vọng ấy của 
đời thanh niên:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Bốn câu thơ  trên là lời mở  đầu cho thi phẩm “Vội vàng”. Đặc biệt thay, chỉ  những câu  
thơ  này được viết bằng thể  ngũ ngôn. Với nhịp ngắn, nhanh, giàu nhạc điệu, thì đây là 
thể thơ thích hợp nhất để bộc lộ cái tôi đầy khát vọng mãnh liệt và táo bạo của nhà thơ.  


Nhân vật trữ tình trong “Vội vàng” có một khao khát được “tắt nắng” cho màu hoa đừng  
phai, được “buộc gió” cho “hương đừng bay đi”. Nắng và gió, hương và hoa ở đây là mùa 
xuân của đất trời. Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm với bạt ngàn hoa thơm, cỏ lạ, với 
không khí  ấm áp, muôn chim hội tụ. Đó là “đồng nội xa rì”, là “lá cành tơ  phơ  phất” và  
còn là “của yến anh này đây khúc tình si”. Mùa xuân qua “cặp mắt xanh non biếc rờn” của  

nhà thơ càng trở nên thanh tân, quyến rũ đến lạ lùng: “Tháng giêng ngon như một cặp môi 
gần”.
Nhưng ẩn sâu trong vẻ đẹp diệu kỳ ấy của mùa xuân là vòng quay không ngừng của thời  
gian. Thời gian có sức mạnh ghê gớm, nó bào mòn mọi thứ, kể cả tuổi thanh xuân của con 
người. Vì vậy mà Xuân Diệu luôn lo sợ về tình yêu, về tuổi già trước mắt: Xuân đương 
tới nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già.
Nỗi sợ  vô hình  ấy cứ  ám  ảnh nhà thơ  mãi không thôi. Chính vì lẽ  đó mà Xuân Diệu đã  
khát vọng chiếm đoạt quyền năng của tạo hóa, buộc vũ trụ  ngừng quay, thời gian dừng  
lại. Từ đó, thi nhân được hưởng trọn vẹn những phút giây đẹp nhất của đời người. Khát 
khao ấy nghe có vẻ ngông cuồng, điên rồ nhưng lại rất hợp lý. Có người từng bảo rằng:  
“Tuổi trẻ  như  một cơn mưa rào, cho dù bị  cảm, vẫn muốn quay lại để  được  ướt thêm  
một lần nữa”. Tuổi thanh xuân, là quãng thời gian mà con người cảm thấy mình đẹp nhất,  
sung sức nhất. Nhà thơ muốn được níu giữ, được tận hưởng thời trẻ, điều đó cũng không  
quá khó hiểu. Đây chính là khát vọng đầy chất nhân văn của tác giả. Xuân Diệu, qua đó,  
cũng nhắc nhở  người đọc: “Mau đi thôi, mùa chưa ngả  chiều hôm”. Nghĩa là ta phải 
nhanh lên để tình non chẳng chóng già, để một mai ngẫm lại ta không hối tiếc vì đã “chờ 
nắng hạ mới hoài xuân”.
Tác giả  sử  dụng thể  thơ  ngũ ngôn giàu nhịp điệu, lột tả  chân thực khát vọng mãnh liệt 
của bản thân cũng như  làm tăng sức truyền cảm đối với độc giả. Chỉ  vỏn vẹn bốn câu 
thơ mở đầu, mà các động từ mạnh “tắt”, “buộc”,… cùng với điệp ngữ “Tôi muốn” đồng 
loạt xuất hiện, góp phần nhấn mạnh nội dung của thi phẩm, đồng thời tạo nên cái hay  
cho đoạn thơ, mang đậm phong cách thơ Xuân Diệu.


Dễ dàng nhận thấy, cả Xuân Quỳnh lẫn Xuân Diệu đều sử dụng thể  thơ ngũ ngôn, giàu 
nhịp điệu nhằm tăng tính biểu cảm khi truyền tải ý nghĩa nhân văn đến người đọc. Ngoài 
ra, hai khổ thơ trên đều bộc lộ cái tôi khát vọng với đời vô cùng cháy bỏng của thế hệ trẻ 
thời hiện đại. Tuy nhiên, khát vọng trong “Sóng” là khát vọng tình yêu lứa đôi, là khao 
khát được tận hiến, được hi sinh cho một tình yêu đẹp, giữa “biển lớn ngàn năm sóng  
vỗ”. Còn trong “Vội vàng”, ấy lại là một quan niệm nhân sinh về lẽ sống: sống vội vàng , 

giục giã để tận hưởng những giá trị của cuộc sống.
Người ta nói: “Tuổi trẻ  là tuổi không ngại ngùng gì và không nghi ngờ  gì”. Tuổi thanh 
xuân của đời người trôi qua nhanh lắm. Vậy nên, đừng ngại ngùng, hãy yêu hết mình, 
sống vội vàng với cả nhiệt huyết của người trẻ như Xuân Diệu và Xuân Quỳnh. Chỉ  có  
thế, ta mới vươn tới được hạnh phúc vĩnh hằng và hưởng thụ lấy những tinh hoa, những  
khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời này.
Bài làm 2
Tình yêu và khát vọng luôn là những "nguyên tố" cần thiết trong cuộc đời mỗi con người. 
Bởi chỉ khi khao khát yêu và được yêu, khát khao khát sống và trân quý cuộc sống thì đó 
mới chính làm nên giá trị của cuộc sống. Và có lẽ vì vậy, hơn ai hết, mỗi nhà thơ, những  
con người thiết tha với cuộc đời và nhạy cảm trước thời cuộc lại càng hiểu rõ hơn điều  
đó. Bởi vậy, mà có những vần thơ  được viết ra như  thay lời muốn nói cho bao kiếp  
người, bao tình cảm thiết tha và mãnh liệt của con người muốn được thể hiện. "Sóng" và  
"Vội vàng" là những bài thơ  như  thế, những bài thơ  của khát vọng tình yêu, khát vọng 
sống và cống hiến.
Cả Xuân Quỳnh và Xuân Diệu đều ý thức rất lớn về sự chảy trôi của thời gian, dù muốn  
nhưng vẫn không thể ngừng lại sự chảy trôi ấy.
"Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi quá"
Cuộc đời có dài thật, nhưng thời gian nào có chậm, vẫn lặng lẽ vụt qua rút ngắn cái hữu 


hạn của đời người. Đó là nỗi lo âu trước thời gian, nỗi ngậm ngùi trước năm tháng cuộc 
đời, vừa lo sợ, lại vừa luyến tiếc.
"Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa"
Biển kia có rộng và bao la vô tận cũng không thể  ngăn cản được mây bay, cả  hai vẫn 
chẳng thể nào gặp gỡ.
Và Xuân Diệu cũng thế, cũng lo sợ trước thời gian, cũng vội vàng, cuống quýt:
"Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,"
Ông lo sợ trước tuổi trẻ rồi sẽ dần qua đi, sau tất thảy còn lại sự luyến tiếc, ngậm ngùi 
mà thôi. Thời gian vốn vẫn vậy, cứ chảy dài, mùa xuân vẫn vậy, cứ tuần hoàn, tới rồi đi, 
để  rồi người chợt nhận ra thanh xuân không còn mãi, tuổi tác ngày một lớn thêm và khi  
xuân hết nghĩa là tôi cũng mất. Càng nhận ra thời gian không chờ đợi ai, càng nhận ra sự 
ngắn ngủi của cuộc đời của tuổi trẻ. Tác giả  lại càng ý thức được việc sống của mình  
hơn, lại càng khát khao yêu và khát khao sống để không phải hối tiếc cuộc đời, hối tiếc  
về những năm tháng đã qua. Xuân Quỳnh mang mối tình đằm thắm, chân thành, một mối 
tình mãnh liệt của một người con gái vốn e dè, ngại ngùng, nhưng vẫn thể hiện được sự 
dũng cảm trong tình yêu:
"Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ


Cửa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm vẫn vỗ"
Một con sóng thôi làm sao có thể làm nên đại dương bao la, mà con sóng ấy phải hòa cùng 
nhịp điệu của biển sóng, của muôn ngàn con sóng mãnh liệt, vỗ  bờ  đến biển lớn. Sóng  
được hoà mình du ngoạn giữa đại dương để  mãi mãi trường tồn, bất tử, ngàn năm sóng 
vẫn vỗ, vẫn đến bên bờ. Cũng như tình yêu của em dành cho anh, không thể giữ cho riêng  
mình được, phải là tình yêu lớn như biển cả kia, mênh mông như  đại dương kia, phải là 
tình yêu của hai ta, của nhân loại, của người người trên thế  gian. Đó không chỉ  là biển 
của thiên nhiên mà còn là biển của tình yêu, là đại dương của tình yêu và tình yêu ấy mãi 
mãi trường tồn, bất tử, không hữu hạn như  đời người, kiếp người. Một khát khao yêu 
thật cao đẹp và đầy phi thường. Tình yêu dường như là một khát vọng vĩnh hằng, rất đỗi 
mãnh liệt, thổn thức trong trái tim mỗi con người, trong trái tim tuổi trẻ.
Và Xuân Diệu cũng như thế, ông càng lo sợ thời gian, càng nhận ra đời người ngắn ngủi,  

hữu hạn lại càng cuống quýt, hối hả, thúc giục con người sống vội hơn để  chạy đua với 
thời gian, để tận hưởng những tinh túy, tươi đẹp của đất trời. Để  tận hưởng hương sắc  
tuyệt mỹ  của cuộc đời. Đó là khát khao được thực hiện những điều kỳ  lạ, những  ước  
muốn lạ lùng để giữ trọn vẹn nhất vẻ đẹp của tạo hóa để nắng không thể  tàn và hương  
hoa chẳng vội mất đi:
"Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi"
Và đây nữa, những khao khát được đã đầy tận hưởng, khát khao chiếm hữu tất cả dư vị 
thân yêu:
"Ta muốn ôm


Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn chiều
............................................
Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi"
Nỗi cuồng nhiệt cháy bỏng, thiết tha trỗi dậy trong lòng tác giả, muốn được sống, được  
yêu, được "thâu", được "ôm", được "riết" lấy tất thảy để  giữ  trọn cho riêng mình một 
mùa xuân căng tràn sức sống, mùa xuân ấy là mùa xuân của đất nước, mùa xuân của tuổi  
trẻ, mùa xuân của tình yêu.
Nếu trong "Sóng" khát vọng tình yêu đôi lứa trở nên lý tưởng và đẹp đẽ, khát khao dâng  
hiến mãnh liệt nhưng cũng đầy dịu dàng thiết tha, thì trong "Vội vàng" của Xuân Diệu là 
khát khao sống và tận hưởng vì thời gian không chờ đợi ai bao giờ. Và cả hai bài thơ đều 
đã bộc lộ, thể hiện một cái tôi cá nhân muốn được giải thoát, được tận hưởng những dư 
vị yêu và sống của cuộc đời. Đó là một cái tôi lớn hòa chung trong cái ta của cộng đồng, 
của thời đại, nói lên niềm khát khao của muôn người.

Ngoài bài làm văn So sánh Vội vàng và Sóng để thấy được khát vọng tình yêu, khát vọng 
sống của các nhà thơ còn rất nhiều những bài văn mẫu nghị luận văn học các bạn có thể 
tham khảo như So sánh chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai tác phẩm Rừng xà nu và 
Những đứa con trong gia đình, Hình tượng sóng và em trong bài thơ  Sóng, Hình ảnh mùa  
xuân tuổi trẻ tình yêu trong Vội Vàng­ Mùa Xuân Chín, Tâm trạng đắm say bồng bột của  
một lòng ham sống mãnh liệt đã được thể  hiện như  thế  nào trong bài thơ  Vội vàng rất  
nhiều những bài làm văn hay khác, hãy cùng tìm hiểu và ứng dụng cho quá trình làm văn,  
trau dồi kiến thức văn học tốt nhất cho bản thân.



×