Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Một Số Vấn Đề Pháp Lý Về Cơ Chế Giải Quyết Tranh Chấp Của WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (935.79 KB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
  

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Cử Nhân Luật
(Khoá 2007 – 2011)
Đề tài:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ CƠ CHẾ GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO

Giảng viên hướng dẫn:
Ths. Thạch Huôn
Bộ môn Luật Thương mại

Sinh viên thực hiện:
Hồ Giúp Đở
MSSV: 5075100
Lớp: Thương mại 1 Khóa 33

Cần Thơ, 4/2011


Luận văn tốt nghiệp

Một số vấn đề pháp lý về Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................


................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
GVHD: Ths. Thạch Huôn

SVTH: Hồ Giúp Đở


Luận văn tốt nghiệp

Một số vấn đề pháp lý về Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DSB

: Dispute Settlement Body - Cơ quan giải quyết tranh chấp

DSU : Dispute Settlement Understanding - Thỏa thuận về các Qui tắc và thủ tục về
giải quyết tranh chấp.
GATS : General Agreement on Trade in Services - Hiệp định chung về thương mại
và dịch vụ .
GATT : General Agreement on Tariffs and Trade - Hiệp định chung về thuế quan và
thương mại năm 1947.
GDP
IMF
ITO


: Gross Domestic product - Tổng thu nhập quốc dân .
: International Monetery Fund - Quỹ tiền tệ Quốc tế.
: International Trade Organization - Tổ chức thương mại Quốc tế.

MFN : Most Favored Nation - Đối xử tối huệ quốc.
NGOs : Non-Governmental Organization - Tổ chức phi chính phủ.
TRIMS : Trade - Related Investment Measures - Các biện pháp đầu tư liên quan đến
thương mại .
TRIPS : Trade - Related Intellectual Propecty rights - Khía cạnh về quyền sở hữu trí
tuệ liên quan đến thương mại .
WB
WTO

: World Bank - Ngân hàng Thế giới.
: World Trade Organization - Tổ chức thương mại Thế giới.

GVHD: Ths. Thạch Huôn

SVTH: Hồ Giúp Đở


Luận văn tốt nghiệp

Một số vấn đề pháp lý về Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài: .......................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu: ................................................................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu:......................................................................................... 2
5. Cơ cấu đề tài:........................................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO .............. 4
1.1 Sự ra đời của WTO: ............................................................................................... 4
1.1.1 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT - Tổ chức tiền thân của
WTO: .......................................................................................................................... 4
1.1.2 Vòng đàm phán Uruguay và sự ra đời của WTO: ........................................... 8
1.2 Mục tiêu,chức năng và các nguyên tắc của WTO: ................................................ 12
1.2.1 Mục tiêu:...................................................................................................... 12
1.2.2 Chức năng:................................................................................................... 12
1.2.3 Nguyên tắc:.................................................................................................. 13
1.3 Sự hoàn chỉnh của WTO từ tổ chức tiền thân GATT:........................................... 14
1.3.1 WTO là một khuôn khổ để đàm phán: .......................................................... 14
1.3.2 WTO và các hiệp định mang tính thường trực lâu dài:.................................. 15
1.3.3 Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO mang tính tự động và nhanh chóng: 16
Chương 2: CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO ............................... 18
2.1 Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 1947:..................................................... 18
2.2 Cơ chế giải quyết tranh chấp WTO: ..................................................................... 21
2.2.1 Phạm vi điều chỉnh của Cơ chế giải quyết tranh chấp:.................................. 21
2.2.2 Các nguyên tắc, đối tượng giải quyết tranh chấp: ......................................... 22
2.2.3 Các phương thức giải quyết tranh chấp: ....................................................... 24
2.2.4 Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB): .......................................................... 25
2.2.5 Quy chế Nhóm chuyên gia: .......................................................................... 28
2.2.6 Cơ quan phúc thẩm thường trực (Appellate Body): ...................................... 30
2.2.7 Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp:......................................................... 32
2.2.8 Thủ tục đặc biệt dành cho các nước đang phát triển:..................................... 43
Chương 3: THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP WTO VÀ BÀI HỌC
KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM...................................................................................... 51


3.1 Đánh giá thực tiễn:............................................................................................... 51
3.2 Những vấn đề còn tồn tại và một số hướng cải cách cơ chế:................................. 67
3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: .................................................................... 69
GVHD: Ths. Thạch Huôn

SVTH: Hồ Giúp Đở


Luận văn tốt nghiệp

Một số vấn đề pháp lý về Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

3.3.1 Đối với Chinh phủ và cơ quan quản lý Nhà nước: ........................................ 69
3.3.2 Đối với Hiệp hội các Doanh nghiệp:............................................................. 70
3.3.3 Đối với sinh viên hiện nay:............................................................................ 71
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 72

GVHD: Ths. Thạch Huôn

SVTH: Hồ Giúp Đở


Luận văn tốt nghiệp

Một số vấn đề pháp lý về Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Tổ chức thương mại Thế giới (viết tắt tiếng Anh là WTO), ra đời ngày 01 tháng

01 năm 1995, là tổ chức có quy mô lớn nhất trên thế giới trong lĩnh vực thương mại.
Với số lượng thành viên hiện nay là 153 và chiếm trên 95% tổng giá trị trao đổi
thương mại toàn cầu, WTO thực sự đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh
các hoạt động thương mại quốc tế. Quá trình hình thành WTO là một quá trình lâu dài,
với những cuộc thương lượng khó khăn giữa các quốc gia, đặc biệt là trong vòng đàm
phán Uruguay, kéo dài từ năm 1986 tới năm 1994. Trước khi WTO ra đời, thương mại
thế giới được điều chỉnh bởi các quy định của Hiệp định chung về thương mại và thuế
quan (GATT). GATT chỉ là một cơ chế tạm thời, có nhiều lỗ hổng, và phạm vi điều
chỉnh chỉ giới hạn ở thương mại hàng hoá. Ngày nay, WTO là một tổ chức thường
trực, có đầy đủ các cơ quan và phương tiện cần thiết, cũng như các quy định chi tiết,
tạo một khung pháp lý hoàn chỉnh cho các quan hệ thương mại giữa các quốc gia.
Phạm vi điều chỉnh của WTO không chỉ giới hạn ở thương mại hàng hoá, mà còn mở
rộng ra cả thương mại dịch vụ, các khía cạnh đầu tư và sở hữu trí tuệ liên quan tới
thương mại.
Khi nhắc đến những thành tựu của vòng đàm phán Uruguay, người ta hay nhắc
tới sự phát triển của cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT/WTO. Từ chỗ chỉ là một
cơ chế mang tính lỏng lẻo, thiếu độ tin cậy, đã hình thành một cơ chế giải quyết tranh
chấp nhanh chóng, hiệu quả và có tính chuyên nghiệp cao. Cơ chế giải quyết tranh
chấp của WTO đã thực sự góp phần vào quá trình điều chỉnh pháp lý các hoạt động
thương mại thế giới, tạo niềm tin cho các nước khi tham gia vào tự do hoá thương mại.
Mặc dù vậy, cơ chế này chưa thể nói là hoàn thiện. Hoạt động thực tiễn trong những
năm qua đã làm bộc lộ một số tồn tại cần phải được khắc phục trong thời gian tới.
Với tư cách là một nước đang phát triển đã gia nhập WTO, Việt Nam đã bước
vào một cuộc chơi lớn với những đối thủ cạnh tranh lớn. Do đó, chúng ta không chỉ
cần nắm vững các luật lệ của WTO để tránh dẫn đến vi phạm các luật này, mà còn
phải hiểu rõ hoạt động của cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức này, bởi đó chính
là một công cụ hữu hiệu giúp chúng ta bảo vệ lợi ích của mình chống lại hành vi bất
hợp pháp của các nước khác. Từ khi gia nhập đến nay Việt Nam đã có 28 lần bị các
quốc gia khác kiện.
Vì tính cấp thiết trên nên người viết chọn đề tài “Một số vấn đề pháp lý về Cơ

chế giải quyết tranh chấp của WTO” để thấy rõ được những quy định của “luật chơi
chung” và thực tiễn của vấn đề giải quyết tranh chấp có những mặt tích cực, hạn chế

GVHD: Ths. Thạch Huôn

1

SVTH: Hồ Giúp Đở


Luận văn tốt nghiệp

Một số vấn đề pháp lý về Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

cần khắc phục và thông qua những vụ kiện sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm
quý báu cho Việt Nam chúng ta.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Là một đề tài nghiên cứu khoa học ở một gốc độ tương đối nhỏ, do đó mục tiêu
nghiên cứu của đề tài này cũng nhằm vào những yếu tố nói trên. Qua quá trình theo sát
học tập, nghiên cứu người viết mang công sức và tâm quyết của mình muốn đem lại
tác dụng trong quá trình xây dựng, nghiên cứu cũng như là điều kiện quan trọng để
Sinh Viên nói lên suy nghĩ, ý kiến mình. Mặt khác, qua đề tài để hiểu rỏ được tính cần
thiết khi chúng ta đi nghiên cứu sâu về cơ chế này, nhằm đem lại sự hiểu biết cần thiết
cho người đọc. Qua đó, góp phần vào việc hoàn thiện cũng như nâng cao kiến thức,
trình độ pháp lý cho mọi tầng lớp nhân dân, từ đó thấy được những hạn chế để rút ra
những phương pháp đúng đắn, thiết yếu trong quá trình hoạt động. Đồng thời cho ta
thấy được Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đã thực sự góp phần vào quá trình
điều chỉnh pháp lý các hoạt động thương mại thế giới, tạo niềm tin cho các nước khi
tham gia vào tự do hóa thương mại. Tuy nhiên, thưc tiễn hoạt động của cơ chế này
trong thời gian qua cũng bộc lộ một số nhược điểm cần khắc phục.

3. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài luận văn là vấn đề có nội dung khá phong phú và tương đối phức tạp, đòi
hỏi phải được nghiên cứu sâu và đi vào từng lĩnh vực pháp lý riêng lẻ.
Dưới góc độ của một luận văn, việc tập trung xem xét phân tích những vấn đề
mang tính chất cơ bản về nội dung của những qui định của luật pháp Quốc tế. Để đảm
bảo việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các qui định trong Hiệp định, ngăn chặn các
biện pháp thương mại vi phạm các Hiệp định, góp phần vào việc thực hiện các mục
tiêu to lớn của WTO, một Cơ chế giải quyết các tranh chấp trong khuôn khổ tổ chức
này đã được thiết lập. Cơ chế này là sự hiện thực hoá xu thế pháp lý hoá quá trình giải
quyết tranh chấp thương mại quốc tế ngày nay, dần dần thay thế các phương thức giải
quyết tranh chấp mang tính chính trị, ngoại giao trong lĩnh vực này.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Nhằm hoàn thiện đề tài của mình một cách tốt nhất, người viết vận dụng một vài
phương pháp nghiên cứu để làm công cụ phục vụ cho việc nghiên cứu của mình.
Ở đây chúng ta vận dụng các biện pháp để đi nghiên cứu và mổ xẻ nó, cụ thể
bằng các phương pháp nghiên cứu phân tích luật viết, chứng minh, tổng hợp, so sánh,
đối chiếu, liệt kê… với những kiến thức đã học kết hợp với sách báo, tài liệu có liên
quan nhằm phân tích những điều kiện cụ thể, đi sâu nghiên cứu quá trình hình thành và
thực tiễn hoạt động của cơ chế này.
Một là, phương pháp phân tích luật viết dùng để tìm hiểu các qui định của của Cơ
chế giải quyết tranh chấp WTO.
GVHD: Ths. Thạch Huôn

2

SVTH: Hồ Giúp Đở


Luận văn tốt nghiệp


Một số vấn đề pháp lý về Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

Hai là, phương pháp chứng minh, so sánh, đối chiếu vận dụng các Hiệp định liên
quan vấn đề giải quyết tranh chấp đồng thời kế thừa các phương pháp nghiên cứu duy
vật biện chứng.
Ba là, phương pháp tổng hợp, thống kê và sử dụng các trang web để tìm kiếm tài
liệu đồng thời vận dụng các tài liệu của các nhà luật học, bài báo và ý kiến chủ quan
của người viết.Qua đó rút ra được những hạn chế cần hoàn thiện để cơ chế hoạt động
sao cho có hiệu quả nhất, đồng thời cũng rút ra được những bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam. Do kiến thức trong lĩnh vực quốc tế còn hạn chế nên đề tài không thể tránh
khỏi thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến quý báu của thầy cô và các bạn.
5. Cơ cấu đề tài
Đề tài được chia làm ba chương cụ thể trong phần nội dung như sau:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO

CHƯƠNG 2: CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP WTO
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP WTO VÀ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Mặc dù người thực hiện đề tài đã có rất nhiều cố gắng trong việc tìm và nghiên
cứu tài liệu, cũng như tìm hiểu thực tiễn nhưng do đề tài thuộc lĩnh vực Quốc tế, song
kiến thức còn hạn chế nên vẫn còn gặp nhiều khó khăn, sai sót.
Xin ghi nhận những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn
chỉnh hơn.
Chân thành cảm ơn Thầy – Thạch Huôn - đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em
hoàn thành đề tài luận văn này.

GVHD: Ths. Thạch Huôn

3


SVTH: Hồ Giúp Đở


Luận văn tốt nghiệp

Một số vấn đề pháp lý về Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI WTO
1.1 Sự ra đời của WTO
1.1.1 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT - Tổ chức tiền thân của
WTO:
Thương mại quốc tế có lịch sử lâu đời. Từ thời trung cổ đã có hoạt động giao lưu
buôn bán giữa các quốc gia trong phạm vi từng khu vực cũng như giữa Đông và Tây.
Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến sự bùng nổ của thương mại
quốc tế, gắn liền với chủ nghĩa thực dân cũ cướp bóc và nô dịch thuộc địa. Trong suốt
các thế kỷ 16, 17 và 18, lý thuyết trọng thương có vai trò thống trị trong việc giải thích
về thương mại quốc tế. Thế kỷ 19 với sự ra đời của lý thuyết lợi thế tuyệt đối của
Adam Smith, nhất là lý thuyết lợi thế so sánh của D. Ricardo, thương mại thế giới đã
được dẫn dắt theo một chiều hướng khác: chuyên môn hóa và trao đổi, điều đó sẽ
mang lại lợi ích cho các quốc gia tham gia thương mại quốc tế và cho nền kinh tế thế
giới1.
Hệ thống thương mại đa phương đã được thiết lập cùng với việc ký kết Hiệp định
Chung về Thuế quan và Thương mại vào năm 1947 (GATT 1947). Hiệp định chung về
thuế quan và thương mại GATT (General agreements on Tariff & Trade) là Tổ chức
tiền thân của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.
Sau chiến tranh Thế giới thứ 2, nhằm khôi phục sự phát triển kinh tế và thương
mại, hơn 50 nước trên thế giới đã cùng nhau nỗ lực kiến tạo một tổ chức mới điều
chỉnh hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế, đồng thời với sự ra đời của các định chế tài
chính quốc tế lớn như Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và gắn

bó chặt chẽ với các định chế này. Ban đầu, các nước dự kiến thành lập Tổ chức
Thương mại Quốc tế (ITO) với tư cách là một tổ chức chuyên môn thuộc Liên hiệp
quốc. Tháng 2/1946, Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên hợp quốc triệu tập một "Hội nghị
Liên hợp quốc về Thương mại và Việc làm" với mục tiêu dự thảo Hiến chương cho Tổ
chức Thương mại Quốc tế. Dự thảo Hiến chương thành lập ITO không những chỉ điều
chỉnh các quy tắc thương mại thế giới mà còn mở rộng ra cả các quy định về công ăn
việc làm, các hành vi hạn chế thương mại, đầu tư quốc tế và dịch vụ.
Ngay trước khi kết thúc thảo luận vào năm 1946, hai mươi ba trong số hơn 50
nước tham dự đã tiến hành đàm phán để giảm và thực hiện ràng buộc thuế quan. Cuộc
chiến thế giới thứ hai vừa kết thúc và các nước này mong muốn thúc đẩy ngay lập tức
1

PGS.TS.Nguyễn Như Bình – Khoa Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. [Cập
nhật web thongtinphapluatdansu.wordpress 20/2/2011]

GVHD: Ths. Thạch Huôn

4

SVTH: Hồ Giúp Đở


Luận văn tốt nghiệp

Một số vấn đề pháp lý về Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

tiến trình tự do hóa thương mại, đồng thời bắt tay vào việc loại bỏ nhiều biện pháp bảo
hộ vẫn được áp dụng từ đầu những năm 1930.
Hiến chương thành lập Tổ chức thương mại thế giới cuối cùng cũng được thông
qua tại Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và việc làm tổ chức tại La Havana năm

1948, song nó lại không được nghị viện một số nước phê chuẩn, đặc biệt là Hạ viện
Hoa Kỳ phản đối mạnh mẽ nhất, bất chấp nỗ lực đấu tranh thành lập ITO của chính
quyền nước này. Năm 1950, chính phủ Hoa kỳ tuyên bố rằng Hạ viện nước này đã
quyết định không phê chuẩn Hiến chương La Havana, điều này đồng nghĩa với việc
ITO không thể trở thành hiện thực. Tuy nhiên kết quả của cuộc đàm phán cũng đem lại
sự thành công nhất định; đã có 45.000 nhượng bộ về thuế quan, ảnh hưởng đến khối
lượng thương mại trị giá 10 tỉ đô la Mỹ tức là gần 1/5 tổng thương mại trên thế giới.
Hai mươi ba nước này đều cùng nhất trí chấp nhận ủng hộ một số quy định trong hiến
chương của ITO. Các quy định này sẽ được thực hiện hết sức nhanh chóng một cách
tạm thời để có thể bảo vệ được thành quả của những cam kết thuế quan đã được đàm
phán. Kết hợp của những qui định thương mại và cam kết thuế quan được biết đến
dưới tên gọi Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT). Hiệp định này bắt
đầu có hiệu lực kể từ ngày 11/1/1948. Các nước tham gia trở thành những thành viên
sáng lập GATT (với tên gọi chính thức là “các bên ký kết”). Mặc dù GATT chỉ mang
tính tạm thời nhưng đây vẫn là công cụ duy nhất mang tính đa biên điều tiết thương
mại thế giới kể từ năm 1948 cho đến khi WTO được thành lập vào năm 1995 và trong
suốt thời gian gần 1/2 thế kỷ, phần lớn các văn bản pháp lý cơ bản của GATT đều là
những văn bản được quy định từ năm 1948. Có thêm một số văn bản mới được đưa
vào dưới dạng hiệp định "đa biên"2 và các nỗ lực cắt giảm thế quan vẫn được tiếp tục.
Tất cả những bước tiến lớn của thương mại quốc tế đã diễn ra thông qua các cuộc đàm
phán thương mại đa biên được biết đến dưới cái tên "vòng đàm phán thương mại".
Bảng 1: Các vòng đàm phán của GATT3
Năm

Địa điểm

Chủ đề đàm phán

Số nước


1947

Geneva

Thuế quan

23

1949

Annecy

Thuế quan

13

1951

Torquay

Thuế quan

38

1956

Geneva

Thuế quan


26

1960 - 1961

Geneva (vòng Dillon)

Thuế quan

26

2

Thuật ngữ đa biên được sử dụng nhằm phân biệt với “đa phương” trong những lĩnh vực quan hệ quốc tế khác,
theo đó, một cơ chế an nhinh “đa phương” có thể mang tính chất toàn khu vực.
3
Nguồn: WTO, 1995, World Trade Organization, Minich: Information and Media Relations Division [truy cập
ngày 29/12/2010].

GVHD: Ths. Thạch Huôn

5

SVTH: Hồ Giúp Đở


Luận văn tốt nghiệp

1964 - 1967

Một số vấn đề pháp lý về Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO


Thuế quan và các biện
pháp chống bán phá giá

Geneva (vòng Kenedy)

62

Thuế quan và các biện
1973 - 1979

Geneva ( Vòng Tokyo)

pháp phi thuế, các hiệp
định khung.

102

Thuế quan và các biện
pháp Phi thuế, dịch vụ,
1986 - 1994

Geneva (vòng Uruguay)

sở hữu trí tuệ, giải quyết

123

tranh chấp, Nông
nghiệp,WTO...

Trong các vòng đàm phán thương mại đầu tiên của GATT chủ yếu tập trung vào
việc cắt giảm thuế quan hơn nữa. Đến vòng Kenedy, nội dung của các vòng đàm phán
đã được mở rộng: đưa ra đàm phán về hiệp định chống bán phá giá, số nước tham gia
là 62 nước. Tiếp theo là vòng đàm phán Tokyo, kéo dài từ năm 1973 đến năm 1979
với sự tham gia của 102 nước. Kết quả vòng đàm phán này bao gồm 9 thị trường công
nghiệp hàng đầu trên thế giới cắt giảm trung bình 1/3 mức thuế quan và do đó mức
thuế bình quân áp dụng đối với hàng công nghiệp giảm xuống ở mức 4,7%. Việc cắt
giảm thuế quan sẽ được thực hiện trong vòng 8 năm bao gồm cả vấn đề điều hoà thuế thuế càng cao thì cắt giảm càng lớn theo tỷ lệ.
Ngoài những kết quả trên thì vòng đàm phán Tokyo đã không thu được kết quả
nào: không giải quyết được vấn đề cơ bản liên quan đến thương mại hàng nông sản,
cũng không đi tới ký kết một hiệp định sửa đổi liên quan đến các biện pháp bảo hộ.
Tuy nhiên, đã có nhiều hiệp định về hàng rào phi thuế quan đã xuất hiện tại vòng đàm
phán này (một vài hiệp định mới hoàn toàn, một vài hiệp định tiếp tục bổ sung thêm từ
các quy định của GATT). Trong phần lớn các trường hợp thì chỉ có một số nước rất
nhỏ, chủ yếu là các nước công nghiệp phát triển chấp nhận tham gia vào các hiêp định
mới này vì họ là những người được lợi ích nhiều nhất. Do đó, các hiệp định này chỉ
được gọi là "hệ thống qui tắc". Những qui tắc này không mang tính chất “đa biên”,
nhưng đây là một bước khởi đầu mới.
Các "hệ thống qui tắc" của vòng Tokyo bao gồm:
 Trợ cấp và các biện pháp đổi kháng - diễn giải điều 6.16 và điều 23 của hiệp
định GATT.
 Các hàng rào kỹ thuật đổi với thương mại - còn được gọi là: Hiệp định về tiêu
chuẩn.
 Các thủ tục cấp phép nhập khẩu.
 Mua sắm chính phủ.
GVHD: Ths. Thạch Huôn

6

SVTH: Hồ Giúp Đở



Luận văn tốt nghiệp

Một số vấn đề pháp lý về Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

 Định giá hải quan - diễn giải điều 7.
 Chống phá giá - diễn giải điều 6, thay cho qui định vòng Kenedy.
 Thoả thuận về sữa quốc tế.
 Thương mại máy bay dân dụng.
Một số hệ thống qui tắc sau vòng đàm phán Uuguay đã được điều chỉnh lại và
được cam kết mang tính chất đa biên buộc các nước thành viên phải cùng nhau thực
hiện. Chỉ có 4 hiệp định: mua sắm chính phủ, máy bay dân dụng cho đến hiện nay vẫn
mang tính nhiều bên. Vào năm 1997, hai Hiệp định về thịt bò và sữa đã được huỷ bỏ.
Cho đến hết vòng đàm phán Tokyo, GATT chỉ là một hiệp định mang tính chất
tạm thời và phạm vi hoạt động hạn chế, song không thể phủ nhận rằng trong suốt 47
năm tồn tại GATT đã GATT đã đem lại những thành công rất lớn trong việc thúc đẩy
và đảm bảo tự do hoá phần lớn thương mại quốc tế. Chỉ riêng việc cắt giảm liên tục
thuế nhập khẩu cũng đã góp phần duy trì mức tăng trưởng rất sôi động của mậu dịch
thế giới, trung bình khoảng 8%/năm trong những năm 50 và 604. Chính tốc độ tự do
hoá mậu dịch đã giúp cho tốc độ tăng trưởng của thương mại luôn luôn vượt qua tốc
độ tăng trưởng kinh tế trong suốt thời kỳ GATT tồn tại, điều này chứng tỏ rằng số các
nước tham gia trao đổi thương mại với nhau và thu được lợi nhuận ngày càng gia tăng.
Từ đó, ngày càng nhiều nước đệ đơn tham gia xin gia nhập đã cho thấy hệ thống
thương mại đa biên đã được công nhận như một công cụ để phục vụ công cuộc phát
triển kinh tế, thương mại của cả Thế giới nói chung và của từng quốc gia nói riêng.
Nhưng không có cái gì là hoàn hảo cả. Cùng với thời gian này, một số vấn đề
mới cũng nảy sinh vào những năm 70. Vòng đàm phán Tokyo đã cố gắng giải quyết
một số vấn đề đó nhưng kết quả mang lại còn khá hạn chế, song cũng là một dự báo
cho thấy sẽ còn có nhiều khó khăn. Những khó khăn rất lớn mà GATT phải đối mặt:

Thứ nhất, thành công của GATT trong việc cắt giảm thuế quan xuống mức thấp
cộng với tác động của suy thoái kinh tế trong suốt thập niên 70 và 80 đã dẫn đến việc
chính phủ các nước đã tiến hành điều chỉnh các hình thức bảo hộ đối với các lĩnh vực
đang phải cạnh tranh với nước ngoài nhằm có thể giữ được ổn định cho nền kinh tế
của họ.
Tỷ lệ thất nghiệp cao cùng với việc phải đóng cửa liên tục nhiều nhà máy đã buộc
chính phủ các nước Tây Âu và Bắc Mỹ phải đi đến thoả thuận song phương về chia sẻ
thị trường với các nhà cạnh tranh và ngày càng tăng dần mức độ trợ cấp nhằm duy trì
được vị trí của mình, nhất là trong thương mại hàng nông sản. Những thay đổi này có
nguy cơ làm giảm và mất đi những giá trị của việc giảm thuế quan đã mang lại cho
thương mại quốc tế, vì vậy hiệu quả và độ tin cậy của GATT bị suy giảm.
4

Về nguyên tắc, mức thuế quan được cắt giảm có gí trị cho đến khi nào các Bên ký kết đạt được mức cắt giảm
thuế quan mới trong vòng đám phán đa phương.

GVHD: Ths. Thạch Huôn

7

SVTH: Hồ Giúp Đở


Luận văn tốt nghiệp

Một số vấn đề pháp lý về Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

Thứ hai, đến thập niên 80 thì Hiệp định chung không còn đáp ứng được những yêu
cầu thực tiễn của thương mại quốc tế như ở thập niên 40 nữa. Ít nhất thì hệ thống
thương mại thế giới đã trở nên phức tạp, đa dạng và quan trọng hơn rất nhiều so với 40

năm trước. Phần lớn GATT chỉ điều tiết thương mại hàng hoá hữu hình nhưng ngày
nay nền kinh tế thế giới đang trong quá trình toàn cầu hoá mạnh mẽ, thương mại quốc
tế đã phát triển nhanh chóng, thương mại dịch vụ - lĩnh vực không được hiệp định
GATT điều chỉnh đã trở thành lợi ích cơ bản của các nước ngày càng nhiều. Từ ngân
hàng, bảo hiểm, vận tải biển, tư vấn... đã phát triển không ngừng; đầu tư quốc tế cũng
được mở rộng. Thương mại dịch vụ phát triển cũng kéo theo sự gia tăng hơn nữa của
thương mại hàng hoá.
Thứ ba, trong một số lĩnh vực của thương mại hàng hoá GATT cũng còn nhiều bất
cập, ví dụ đối với lĩnh vực nông nghiệp, những lỗ hổng của hệ thống thương mại đa
biên đã bị lợi dụng triệt để và mọi nỗ lực nhằm tự do hoá hàng nông sản đã không đạt
được thành công. Trong lĩnh vực hàng dệt may cũng vậy, một điều khoản ngoại lệ của
GATT đã được đàm phán trong những năm 60 và đầu 70, dẫn tới sự ra đời của Hiệp
định đa sợi.
Thứ tư, cơ cấu tổ chức và cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT cũng gây ra
nhiều lo ngại. GATT chỉ là một hiệp định, việc tham gia không mang tính chất bắt
buộc do vậy các nước có thể tuân theo và cũng có thể không. Bên cạnh đó, thương mại
quốc tế trong những năm 80 trở đi đòi hỏi phải có một tổ chức cố định, có nền tảng
pháp lý vững chắc để có thể đảm bảo thực thi các quy định, các nguyên tắc chung của
thương mại quốc tế. Về hệ thống các quy chế giải quyết tranh chấp, GATT cũng chưa
có cơ chế chặt chẽ, chưa có thời gian biểu nhất định do vậy các cuộc tranh chấp
thường bị kéo dài, dễ đi vào ách tắc.
Tất cả những nhân tố này cùng một số yếu tố khác đã khiến cho các thành viên của
GATT tin rằng phải có những nỗ lực mới nhằm củng cố và mở rộng hệ thống thương
mại đa biên. Những nỗ lực đó đã thể hiện ở vòng đàm phán Uruguay, tuyên bố
Marrakesh và sự ra đời của Tổ chức Thương mại thế giới WTO.
1.1.2 Vòng đàm phán Uruguay và sự ra đời của WTO:
Vòng đàm phán Uruguay là vòng đàm phán lớn nhất cả về thời gian và các lĩnh
vực thương mại. Vòng này kéo dài 7 năm rưỡi, gần bằng 2 lần thời gian dự định ban
đầu. Đến cuối vòng đàm phán số nước tham dự đã lên tới 123 nước; đây thực sự là
vòng đàm phán thương mại lớn nhất từ trước tới nay và có lẽ đây cũng là cuộc đàm

phán thuộc loại lớn nhất trong lịch sử.
Một số thời điểm chủ chốt của vòng Uruguay:
 Tháng 9/86 Punta del Este: bắt đầu.
 Tháng 12/88 Montreal: rà soát giữa kỳ của các bộ trưởng.
GVHD: Ths. Thạch Huôn

8

SVTH: Hồ Giúp Đở


Luận văn tốt nghiệp

Một số vấn đề pháp lý về Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

 Tháng 4/89 Geneva: Rà soát giữa kỳ hoàn thành.
 Tháng 12/90 Brussels: bế mạc hội nghị bộ trưởng trong bế tắc.
 Tháng 12/91 Geneva: Dự thảo đầu tiên của "Hiệp định cuối cùng" được hoàn
thành.
 Tháng 11/92 Washington: Mỹ và EU đạt được mức đột phá mang tên "Blair
House" trong lĩnh vực nông nghiệp5.
 Tháng 7/93 Tokyo: Nhóm Quad đạt được bước đột phá về mở cửa thị trường tại
hội nghị thượng đỉnh G7
 Tháng 12/93 Geneva: Phần lớn các cuộc đàm phán kết thúc (một số cuộc thương
thảo về mở cửa thị trường được tiếp tục).
 Tháng 4/94 Marrakesh: Các hiệp định được ký.
 Tháng 1/95 Geneva: WTO được thành lập và các hiệp định bắt đầu có hiệu lực.
Các cuộc thảo luận đề cập hầu hết các lĩnh vực của trao đổi quốc tế, có những lúc
vòng đàm phán này tưởng như cầm chắc một thất bại, song tổng kết lại thì nó đã đem
lại sự cải tổ lớn nhất từ trước tới nay đối với hệ thống thương mại quốc tế.

Cơ sở cho chương trình nghị sự của vòng đàm phán Uruguay đã được khởi đầu
ngay từ tháng 11 năm 1982 tại Geneva, tuy nhiên phải mất đến 4 năm để thăm dò làm
rõ các vấn đề và xây dựng sự nhất trí thì các Bộ trưởng mới đi đến thống nhất trong
việc đưa ra 1 vòng đàm phán mới. Cuộc đàm phán được bắt đầu tại Punta del Este
Uruguay (1986). Chương trình đàm phán bao gồm hầu hết các vấn đề chính sách
thương mại còn chưa được điều chỉnh, nhằm mở rộng hệ thống thương mại đa biên
sang một số lĩnh vực mới. Trong đó, quan trọng nhất là: dịch vụ, sở hữu trí tuệ và cải
tổ hệ thống thương mại trong một số lĩnh vực có tính nhạy cảm cao như hàng nông sản
và hàng dệt may, mọi nguyên tắc về điều khoản ban đầu của GATT đều được rà soát
lại.
Hai năm sau đó, vào tháng 12 năm 1988, các vị Bộ trưởng lại một làn nữa nhóm
họp tại Montreal (Canada) nhằm đánh giá lại những tiến bộ đã đạt được sau nữa chặn
đường thực hiện vòng đàn phán và đề ra nhiệm vụ cho hai năm còn lại của lịch trình
đàm phán là xây dựng kế hoạch hành động. Tuy nhiên các cuộc thương thảo đã đi vào
ngõ cụt và mãi tới tháng 4 năm 1989, các quan chức cấp cao mới gặp nhau tại Geneva
để trạnh luận một cách bình tĩnh hơn. Tại hội nghị Montreal, bất chấp những khó khăn
tồn tại, các vị bộ trưởng đều thống nhất thông qua hầu hết các kết quả ban đầu gồm:
các nhượng bộ mở cửa thị trường cho hàng nhiệt đới nhằm mục đích giúp đỡ các nước
đang phát triển; Cơ chế giải quyết tranh chấp được đơn giản hóa và một cơ chế rà soát
5

Đây là thỏa thuận có tính đột phá quan trọng trong đàm phán thương mại giữa EU và Mỹ về trợ cấp nông
nghiệp, đồng thời nó phá vỡ thế bế tắc của Vòng đàm đàm phán Uruguay trong Hiệp định chung về Thuế quan
và Thương mại (GATT).

GVHD: Ths. Thạch Huôn

9

SVTH: Hồ Giúp Đở



Luận văn tốt nghiệp

Một số vấn đề pháp lý về Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

chính sách thương mại. Đây là lần đầu tiên đưa ra được một cơ chế thường xuyên,
mang tính hệ thống và toàn diện để rà soát chính sách và thực hành thương mại đối với
các nước thành viên của GATT. Vòng đàm phán này đã dự định kết thúc tại Brussels
vào tháng 12 năm 1990, nhưng do bất đồng quan điểm giữa các bên về cách thức tiến
hành cải cách hệ thống thương mại hàng nông phẩm nên đã quyết định kéo dài thời
gian tranh luận. Vòng đàm phán Uruguay lúc này bước vào giai đoạn tồi tệ nhất. Cho
dù viễn cảnh chính trị không mấy lạc quan, công tác chuẩn bị vẫn được tiếp tục khẩn
trương để cho ra đời bản dự thảo công cụ có hiệu lực pháp lý cuối cùng. Dự thảo đã
hoàn tất được tất cả các mục tiêu đề ra tại Punta del Este, ngoại trừ danh mục cam kết
cắt giảm thuế quan và mở cửa thị trường dịch vụ của các nước. Bản dự thảo này được
trình bày trước các bên tham gia đàm phán tại Geneva tháng 12 năm 1991 có tên gọi là
“Văn kiện cuối cùng” do Arthur Dunkel Tổng giám đốc GATT soạn thảo 6.
Trong vòng hai năm tiếp theo, các cuộc đàm phán đã đứng giữa hai ngả giữa
thành công và thất bại đều hết sức mong manh. Tiến trình đàm phán thường chậm hơn
so vói tiến độ. Tại vòng đàm phán đã nảy sinh những bất đồng quan điểm bên cạnh
vấn đề nông nghiệp còn có dịch vụ, mở cửa thị trường, các qui tắc chống bán phá giá
và đề xuất về việc thành lập một tổ chức thương mại mới. Trong đó, bất đồng quan
điểm của Mỹ và EU chính là nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho vòng đàm phán
chưa thể kết thúc thành công được.
Tháng 11 năm 1992, Mỹ và EU đã thống nhất được phần lớn sự khác biệt trong
lĩnh vực nông nghiệp, cả hai đã đưa ra được một thỏa thuận mang tên “Thỏa thuận
Blair House”. Đến tháng 7 năm 1993, các nước trong bộ tứ ( Mỹ, EU, Nhật, Canada )
tuyên bố đã đạt được những thỏa thuận đáng kể trong đàm phán thuế quan và các vấn
đề liên quan đến mở cửa thị trường. Đến ngày 15 tháng 12 năm 1993 thì tất cả mọi vấn

đề đều được giải quyết và đàm phán về mở cửa thị trường cho hàng hóa và dịch vụ
được kết thúc. Ngày 15/4/1994, thỏa thuận đã được đại diện của gần 123 nước tham
gia hội nghị ký kết tại Marrakesh (Marốc). Sự chậm trễ liên tiếp trong các cuộc đàm
phán cũng có mặt tích cực của nó. Đối với một số vấn đề về dịch vụ, sở hữu trí tuệ hay
thậm chí việc hình thành tổ chức thương mại thế giới sẽ không thể tiến xa đến thế nếu
vòng đàm phán được tiến hành vào năm 1990. Tuy nhiên việc phải làm còn quá nhiều
và những nhân vật chịu trách nhiệm về các vấn đề thương mại của các quốc gia bắt
đầu mỏi gối chùn chân. Việc đi đến một hiệp định chung cho hầu hết các vấn đề
thương mại tỏ ra hết sức khó khăn khiến cho một số người cho rằng tổ chức một vòng
đàm phán ở quy mô lớn đến thế là điều không tưởng. Mặc dù, khó khăn rất lớn ở các
6

Văn kiện cuối cùng của vòng đàm phán Uruguay gồm 500 trang và hơn 20.000 trang các cam kết của các nước
thành viên về mở cửa thị trường cho hàng hóa, dịch vụ. Văn kiên này bao gồm những quyết định, Tuyên bố của
Hội nghị Bộ trưởng, Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại thế giới và một loạt các hiệp định đa biên, đa
phương.

GVHD: Ths. Thạch Huôn

10

SVTH: Hồ Giúp Đở


Luận văn tốt nghiệp

Một số vấn đề pháp lý về Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

vòng đàm phán nhưng với ý chí và quyết tâm thì cuối cùng Tổ chức Thương mại thế
giới - World Trade Organization - viết tắt là WTO chính thức được thành lập tháng 1

năm 1995; các hiệp định được kí kết tại vòng đàm phàn Uruguay bắt đầu có hiệu lực.
Nhìn chung tại một số thời điểm, vòng Uruguay có vẻ như đã thất bại, tuy nhiên
cuối cùng thì vòng Uruguay đã đem lại sự cải tổ lớn nhất, là bước tiến quan trọng nhất
đối với hệ thống thương mại thế giới kể từ ngày GATT được thành lập sau Đại chiến
thế giới lần thứ hai. Phải gặp nhiều vấn đề khó khăn nhưng vòng Uruguay đã đem lại
một số kết quả ngay từ những ngày đầu: Trong vòng 2 năm các nước tham dự đã nhất
trí cắt giảm thuế nhập khẩu với hàng nhiệt đới - những sản phẩm chủ yếu do các nước
đang phát triển xuất khẩu. Các nước cũng đã nhất trí điều chỉnh các qui định về giải
quyết tranh chấp, trong đó một số biện pháp đã được thực hiện ngay lập tức. Các nước
cũng yêu cầu cần có báo cáo thường xuyên về hệ thống chính sách thương mại của các
nước thành viên, đây là một bước tiến hết sức quan trọng nhằm làm minh bạch hóa hệ
thống chính sách của các nước trên thế giới.
Với kết quả của vòng đàm phán Uruguay người ta ước tính thuế quan nói chung
sẽ giảm đi trung bình khoảng 40%. Dự kiến Mỹ sẽ giảm 35%, Canada 45%, ấn Độ
55%, Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) 41%, Đài Loan giảm khoảng 30 - 50% cho hàng
công nghiệp và nông sản. Với mức thuế hàng nông sản nói riêng, trong vòng 6 năm tới
tính từ năm 1995 sẽ giảm 36% và mức trợ cấp gây phương hại cho thương mại bình
đẳng cũng sẽ giảm 20%. Do đó, người ta dự đoán rằng từ năm 1995 đến năm 2002,
buôn bán quốc tế sẽ tăng thêm từ 213 - 272 tỷ đô la mỗi năm, xuất khẩu thế giới mỗi
năm tăng 5% nhập khẩu tăng 3,5%.
* Chương trình nghị sự năm 1986: 15 chủ đề tại vòng đàm phán Uruguay7
 Thuế quan
 Hàng rào phi thuế quan
 Sản phẩm tài nguyên thiên nhiên
 Hàng dệt may
 Nông nghiệp
 Sản phẩm nhiệt đới
 Các điều khoản của GATT
 Các hệ thống qui định của vòng đàm phán Tokyo
 Chống phá giá

 Trợ cấp
 Tài sản trí tuệ

7

Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế “Tìm hiểu về tổ chức Thương mại thế giới (WTO)”, XB năm 2006,
trang 42.

GVHD: Ths. Thạch Huôn

11

SVTH: Hồ Giúp Đở


Luận văn tốt nghiệp

Một số vấn đề pháp lý về Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

 Các biện pháp đầu tư
 Giải quyết tranh chấp
 Hệ thống GATT
 Dịch vụ.
1.2 Mục tiêu,chức năng và các nguyên tắc của WTO
1.2.1 Mục tiêu:
WTO với tư cách là một Tổ chức Thương mại thế giới, thực hiện những mục tiêu
đã được nêu trong Lời nói đầu của Hiệp định GATT 1947 là nâng cao mức sống của
nhân dân các nước thành viên, đảm bảo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và
thương mại, sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực của thế giới. Cụ thể WTO có 3
mục tiêu sau:

Thứ nhất, thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ trên thế giới
phục vụ cho sự phát triển, ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường;
Thứ hai, thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và
tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương
mại đa phương, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế, bảo đảm
cho các nước đang phát triển và đặc biệt là các nước kém phát triển nhất được thụ
hưởng những lợi ích thực sự từ sự tăng trưởng của thương mại quốc tế, phù hợp với
nhu cầu phát triển kinh tế của các nước này và khuyến khích các nước này ngày càng
hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới;
Thứ ba, nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân các nước thành
viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng.
1.2.2 Chức năng:
Theo ghi nhận tại Ðiều III, Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại thế giới, có
năm chức năng.
Thứ nhất: Là tổ chức các cuộc đàm phán mậu dịch đa biên mà nội dung của nó
rất đa dạng đề cập lớn tới nhiều lĩnh vực khác nhau. Thông qua các cuộc đàm phán
như vậy, việc tự do hoá mậu dịch của các nước trên thế giới được phát triển, đồng thời
những qui tắc quốc tế mới cũng được xây dựng và sửa đổi theo yêu cầu của thời đại.
Thứ hai: Là một luật lệ quốc tế chung được các nước thành viên cùng nhau ký
kết. WTO đề ra những qui tắc quốc tế về thương mại và đảm bảo các nước thành viên
của WTO phải thực hiện các nguyên tắc đó. Đặc trưng của các quyết định và qui tắc
của WTO là nó có hiệu lực bắt buộc tất cả các thành viên và có khả năng làm cho mọi
thành viên có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện. Bất cứ một nước thành viên nào một
khi đã thừa nhận "Hiệp định WTO" và những hiệp định phụ khác của WTO thì nước
đó cần phải điều chỉnh hay chuyển các quy định pháp luật và các thủ tục hành chính
của mình theo các quy định của WTO.
GVHD: Ths. Thạch Huôn

12


SVTH: Hồ Giúp Đở


Luận văn tốt nghiệp

Một số vấn đề pháp lý về Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

Thứ ba: Là khả năng giải quyết các mâu thuẫn và tranh chấp mậu dịch quốc tế.
WTO có chức năng như là một toà án giải quyết các tranh chấp nảy sinh giữa các
thành viên trong các lĩnh vực liên quan. Bất cứ một thành viên nào của WTO khi thấy
lợi ích của nước mình đang bị xâm hại trong hoạt động kinh tế ở một thị trường nào đó
vì có thành viên khác đang thực hiện chính sách trái với các qui tắc của WTO thì có
quyền khởi tố lên cơ quan giải quyết mâu thuẫn mậu dịch của WTO và yêu cầu nước
đó ngừng các hoạt động kinh tế xâm hại đến lợi ích của mình. Bất cứ thành viên nào
cũng phải chấp nhận khi bị các thành viên khác khởi tố lên WTO vì đây là một trong
những nghĩa vụ của mọi thành viên, không nước nào có thể tránh khỏi.
Thứ tư: Là phát triển nền kinh tế thị trường. Để nền kinh tế thị trường hoạt động
và nâng cao được hiệu quả, WTO xúc tiến việc giảm nhẹ qui chế. Phần lớn các nước
trước kia theo cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung hiện nay đều đang chuyển
sang nền kinh tế thị trường đã và đang làm thủ tục để xin gia nhập WTO. Qua các
cuộc đàm phán cần thiết để gia nhập WTO, các nước này có thể tìm hiểu được về hệ
thống kinh tế thị trường và đồng thời xắp xếp lại những chế độ và qui tắc để có thể
quản lý nền kinh tế theo cơ chế thị trường.
Thứ năm, Ðể đạt tới sự thống nhất cao hơn về quan điểm trong việc tạo lập các
chính sách kinh tế toàn cầu, khi cần thiết, WTO sẽ hợp tác với Quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF), Ngân hàng thế giới và các cơ quan trực thuộc của nó.
1.2.3 Nguyên tắc:
Các hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) rất nhiều và phức tạp
bao gồm cả nông nghiệp, dệt may, ngân hàng, viễn thông, nông nghiệp và cả thực
phẩm... Tuy nhiên, xuyên suốt các hiệp định này là những nguyên tắc, và chúng được

coi là nền tảng của hệ thống thương mại đa phương. WTO hoạt động dựa trên năm
nguyên tắc chính là:
Thứ nhất, thương mại không phân biệt đối xử. Mỗi thành viên sẽ dành cho sản
phẩm của một thành viên khác đối xử không kém ưu đãi hơn đối xử mà thành viên đó
dành cho sản phẩm của một nước thứ 3 (Đãi ngộ Tối huệ quốc - MFN) 8. Tuy nhiên,
vẫn có một số ngoại lệ trong nguyên tắc này. Chẳng hạn, các nước có thể thiết lập một
hiệp định thương mại tự do áp dụng đối với những hàng hoá giao dịch trong một nhóm
quốc gia, phân biệt với hàng từ bên ngoài nhóm.
Thứ hai, tạo dựng nền tản ổn định cho thương mại. Đôi khi cam kết không tăng
một cách tuỳ tiện các hàng rào thương mại (thuế quan và phi thuế quan khác) đem lại
sự an tâm rất lớn cho các nhà đầu tư. Với sự ổn định, dễ dự đoán, thì việc đầu tư sẽ

8

. Nếu như ngày nay quy chế tối huệ quốc MFN đồng nghĩa với nguyên tắc bình đẳng thì trong lịch sử chỉ có
một nhóm nhỏ các cường quốc phương Tây được hưởng quy chế “Tối huệ quốc”, thực sự có tính ưu đãi hơn các
nước khác được đưa vào trong các hiệp định thương mại và hàng hải ký với các nước Á-phi_Mỹ latinh.

GVHD: Ths. Thạch Huôn

13

SVTH: Hồ Giúp Đở


Luận văn tốt nghiệp

Một số vấn đề pháp lý về Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

được khuyến khích, việc làm sẽ được tạo ra nhiều hơn và khách hàng sẽ được hưởng

lợi từ sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Hệ thống thương mại đa phương là một
nỗ lực lớn của các chính phủ để tạo ra một môi trường thương mại ổn định và có thể
dự đoán. Hệ thống thương mại này cũng cố gắng cải thiện khả năng dễ dự đoán và sự
ổn định theo những cách khác. Một trong những cách làm phổ biến là ngăn chặn việc
sử dụng hạn ngạch và các biện pháp khác của các nước hạn chế số lượng hàng nhập
khẩu. Bên cạnh đó, WTO cũng giúp các nguyên tắc thương mại của các nước trở nên
rõ ràng và minh bạch hơn. Rất nhiều hiệp định của WTO yêu cầu chính phủ các nước
thành viên phải công khai chính sách.
Thứ ba, bảo đảm thương mại ngày càng được tự do hơn thông qua đàm phán.Các
hàng rào cản trở thương mại dần dần được loại bỏ, cho phép các nhà sản xuất hoạch
định chiến lược kinh doanh dài hạn có thời gian điều chỉnh, nâng cao sức cạnh tranh
hoặc chuyển đổi cơ cấu. Mức độ cắt giảm các hàng rào bảo hộ được thoả thuận thông
qua các cuộc đàm phán song phương và đa phương.
Thứ tư, tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng. WTO đôi khi được
miêu tả như là một hệ thống "thương mại tự do"9, tuy nhiên điều đó không hoàn toàn
chính xác. Hệ thống này vẫn cho phép có sự tồn tại của thuế quan và, trong một số
trường hợp nhất định, vẫn cho phép có các biện pháp bảo hộ. Như vậy, nói một cách
chính xác hơn thì WTO đem lại một sự cạnh tranh lành mạnh và công bằng hơn. WTO
cũng có thể hạn chế tác động tiêu cực của các biện pháp cạnh tranh không bình đẳng
như bán phá giá, trợ cấp hay dành các đặc quyền cho một số doanh nghiệp nhất định.
Thứ năm, điều kiện đặc biệt dành cho các thành viên đang phát triển. Các ưu đãi
này được thể hiện thông qua việc cho phép các thành viên đang phát triển một số
quyền và không phải thực hiện một số quyền và không phải thực hiện một số nghĩa vụ
hay thời gian quá độ dài hơn để điều chỉnh chính sách.
1.3 Sự hoàn chỉnh của WTO từ tổ chức tiền thân GATT
1.3.1 WTO là một khuôn khổ để đàm phán:
Người ta thường nói, bản thân sự ra đời của WTO là kết quả của các cuộc đàm
phán. Sau khi ra đời, WTO đang tiếp tục tổ chức các cuộc đàm phán mới. “Tất cả
những gì tổ chức này làm được đều thông qua con đường đàm phán”. Có thể nói,
WTO chính là một diễn đàn để các quốc gia, các thành viên tiến hành thoả thuận,

thương lượng, nhân nhượng nhau về các vấn đề thương mại, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí
tuệ…, để giải quyết tranh chấp phát sinh trong quan hệ thương mại giữa các bên. Các
9

Thương mại tự do là một kiểu thị trường lý tưởng, thường được xem như là một mục tiêu chính trị, mà sự trao
đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nước được thực hiện không có sự kiểm soát bằng những chính sách nhập khẩu.
Về học thuật, thương mại tự do được ủng hộ bởi những người theo trường phái kinh tế học tân cổ điển và kinh
học tế vi mô. Họ cho rằng lợi ích của thương mại chính là giá trị thực có được của cả hai phía. Tuy nhiên,
thương mại tự do bị phong trào chống toàn cầu hóa và tầng lớp công nhân tại nhiều nước phản đối do xu hướng
bị lạm dụng bởi các nước giàu có.

GVHD: Ths. Thạch Huôn

14

SVTH: Hồ Giúp Đở


Luận văn tốt nghiệp

Một số vấn đề pháp lý về Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

hoạt động mà WTO đang xúc tiến hiện nay chủ yếu xuất phát từ những cuộc đàm phán
diễn ra năm 1986 đến 1994 mang tên Vòng đàm phán Uruguay, và từ những cuộc
trước đó trong khuôn khổ Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT).
Hiện nay, WTO đang tổ chức rất nhiều cuộc đàm phán mới trong khuôn khổ
“Chương trình phát triển Doha” được khởi xướng từ năm 200110.
Đối với nước gặp phải những rào cản trong thương mại và muốn vượt qua chúng,
thì đàm phán góp phần thúc đẩy tự do hóa thương mại. Tuy nhiên, WTO không chỉ tập
trung vào mục tiêu tự do hóa thương mại, trong một số trường hợp,WTO còn đề ra

những quy định ủng hộ việc duy trì rào cản thương mại, ví vụ như trong trường hợp
bảo vệ người tiêu dùng hay ngăn chặn sự lan tràn của một dịch bệnh nào đó.
1.3.2 WTO và các hiệp định mang tính thường trực lâu dài:
Nếu như GATT chỉ mang tính chất tạm thời. Hiệp định chung về thương mại và
thuế quan chưa bao giờ được quốc hội các nước phê chuẩn; nó không có qui định nào
về việc thành lập một tổ chức nhất định thì WTO là một tổ chức quốc tế được thành
lập bởi sự nhất trí của các quốc gia cường quốc thương mại. WTO có nền tảng pháp lý
vững chắc, chủ yếu là những hợp đồng theo đó chính phủ các nước cam kết chính sách
thương mại trong khuôn khổ nhưng vấn đề đã thỏa thuận. Mặc dù do các chính phủ
đàm phán và ký kết, song những bản hiệp định này là để giúp đỡ các nhà sản xuất
hàng hóa, dịch vụ cũng như các nhà sản xuất, nhập khẩu triển khai các hoạt động của
mình, đồng thời vẫn cho phép chính phủ các nước đáp ứng được mục tiêu xã hội và
tiêu chuẩn môi trường.
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT chỉ giải quyết các vấn đề
liên quan đến thương mại hàng hoá do “các bên tham gia ký kết”. Trong khi đó WTO
là tổ chức kế thừa và phát triển GATT, hiệp định GATT tồn tại cùng với các hiệp định
khác của WTO như hiệp định chung về thương mại và dịch vụ (GATS); hiệp định về
quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS). WTO đã đưa 3 hiệp định này
vào chung một tổ chức.
Hệ thống các hiệp định thương mại đa biên đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi
cho tự do thương mại mà vẫn tránh được những tác hại không mong muốn. Đó là xóa
bỏ những rào cản, thông báo những quy định thương mại hiện hành trên thế giới cho
các cá nhân , doanh nghiệp và cơ quan nhà nước đồng thời đảm bảo với họ rằng sẽ
không có thay đổi đột ngột nào trong các chính sách đang được áp dụng.

10

Chương trình nghị sự của Vòng đàm phán Doha đề cập bảy nhóm vấn đề: nông nghiệp; dịch vụ; sản phẩm phi
nông nghiệp; chống bán phá giá; thương mại môi trường; và các vấn đề mới đặt ra tại Hội nghị Bộ trưởng WTO
đầu tiên họp tại Singapo như đầu tư, chính sách cạnh tranh. Vòng đàm phán Doha sẽ là bước đi tích cực nhằm tự

do hóa thương mại toàn cầu một cách toàn diên và sâu sắc hơn.

GVHD: Ths. Thạch Huôn

15

SVTH: Hồ Giúp Đở


Luận văn tốt nghiệp

Một số vấn đề pháp lý về Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

1.3.3 Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO mang tính tự động và nhanh chóng:
Quan hệ thương mại thường làm nảy sinh những lợi ích mâu thuẫn nhau. Tất cả
các hiệp định kể cả các hiệp định được các nước thành viên đàm phán một cách kỹ
lưỡng cũng cần phải được giải thích. Cách tốt nhất để giải quyết tranh chấp là đưa ra
một thủ tục trung gian dựa trên cơ sở pháp lý đã thỏa thuận. Đây chính là mục tiêu của
quá trình giải quyết tranh chấp nêu trong các Hiệp định của WTO.
Trước đây việc giải quyết tranh chấp giữa các nước ký kết GATT được dựa vào
hai cơ chế chủ yếu :
 Theo điều khoản tham vấn và điều khoản Bảo vệ các ưu đãi và lợi ích.
 Cơ chế giải quyết tranh chấp của mỗi hiệp định đa phương.
Tuy nhiên, cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT còn bị những hạn chế:
 Các nghị quyết đạt được không giải quyết được những tranh chấp phát sinh,
thường dẫn đến việc các bên thương lượng hoà giải là chính.
 Cơ chế giải quyết tranh chấp không mang tính tự động do vậy bên bị kiện có
thể dễ dàng gây khó khăn để ngăn cản một nhóm chuyên trách (Nhóm chuyên gia) tiến
hành hoạt động của mình.
 Thời hạn tiến hành qui trình giải quyết tranh chấp quá dài.

 Hệ thống không có cơ chế bảo đảm cho các nghị quyết được thực hiện.
Những khiếm khuyết trên làm giảm bớt những giá trị của tự do hoá thương mại mà
hệ thống thương maị đa phương đem lại các nước đã vấp phải nhiều khó khăn trong
việc giải quyết tranh chấp với các đối tác mạnh hơn mình.
Đối với WTO, Tổ chức Thương mại Thế giới đã đưa ra được một Cơ chế giải
quyết tranh chấp hoàn chỉnh hơn, cho phép các mối quan hệ trong thương mại quốc tế
được giải quyết một cách công bằng hơn, hạn chế được những hành động đơn phương,
độc đoán của các cường quốc thương mại, cho phép nhanh chóng tháo gỡ những ách
tắc thường xảy ra và khó giải quyết trước đây. Các thủ tục của WTO dựa trên qui định
luật pháp và giúp cho hệ thống thương mại an toàn và dễ dự báo hơn. Hệ thống này
dựa trên các qui tắc được xác định rõ ràng với cả biểu thời gian để hoàn thành một vụ
tranh chấp. Một nhóm chuyên gia sẽ được thành lập cho mỗi tranh chấp. Nhóm này sẽ
đưa ra các qui định đầu tiên và các thành viên WTO có thể ủng hộ hay phản đối, các
kháng cáo dựa trên luật là có thể chấp nhận được. Các thành viên WTO đều nhất trí
rằng khi mà một nước thành viên khác đang vi phạm qui tắc thương mại, họ sẽ sử
dụng hệ thống thương mại đa biên để giải quyết tranh chấp thay cho việc thực hiện các
hành động đơn phương.
Trước đây GATT có thủ tục để giải quyết tranh chấp nhưng nó chưa đưa ra được
thời gian biểu cụ thể, các qui định dễ bị cản trở và nhiều vụ vẫn không giải quyết được
sau một thời gian dài. WTO đã đưa ra một quy trình giải quyết tranh chấp với thời gian
GVHD: Ths. Thạch Huôn

16

SVTH: Hồ Giúp Đở


Luận văn tốt nghiệp

Một số vấn đề pháp lý về Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO


và thủ tục được xác định rõ ràng hơn. Khoảng thời gian để giải quyết một vụ tranh
chấp dài hơn trước kia. Thời hạn cuối cùng cho mỗi giai đoạn giải quyết tranh chấp rất
linh hoạt. Hiệp định nhấn mạnh việc giải quyết nhanh chóng là cần thiết. Các thủ tục
và thời gian biểu phải được tuân theo trong quá trình giải quyết.
Vòng đàm phán Uruguay cũng cho phép các nước bị thua trong các tranh chấp
không thông qua quyết định. Theo thủ tục của GATT các quyết định chỉ có thể được
thông qua theo các thoả hiệp. Điều đó có nghĩa là chỉ cần một sự phản đối nào đó cũng
có thể ngăn việc thi hành quyết nghị. Nhưng hiện nay các quyết nghị được thông qua
một cách tự động, trừ khi có một thoả hiệp để từ chối một quyết nghị. Bất kỳ một nước
nào muốn ngăn cản một quyết nghị cũng cần phải thuyết phục các thành viên khác (kể
cả đối thủ) đồng ý với quan điểm của mình.
Có thể nói, Cơ chế giải quyết tranh chấp được coi là một trong những thành tựu
lớn nhất của WTO.

GVHD: Ths. Thạch Huôn

17

SVTH: Hồ Giúp Đở


Luận văn tốt nghiệp

Một số vấn đề pháp lý về Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

CHƯƠNG 2
CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP WTO
Là một tổ chức quốc tế dựa trên các nghĩa vụ pháp lý (rule-based), GATT trước
kia cũng như WTO hiện nay đều cần có một cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả và

công bằng, nhằm bảo đảm tất cả các nước thành viên, dù lớn hay nhỏ dù là nước phát
triển hay đang phát triển cũng phải tuân thủ “luật chơi chung” của thương mại quốc tế.
Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 1947 đã được hầu hết các chuyên gia về
thương mại quốc tế đánh giá rất cao và được công nhận như là một thành công quan
trong nhất của GATT sau gần 50 năm tồn tại. Giáo sư luật kinh tế quốc tế ErnstUlrich petersmann, một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về GATT/WTO đã
có nhận xét như sau “cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT có tầm quan trọng sống
còn đối với việc duy trì một hệ thống thương mại quốc tế mở cửa, bởi vì cơ chế đó
không đơn thuần giải quyết êm thấm các tranh chấp mà nó còn là công cụ bảo đảm sự
tin cậy về mặt pháp lý đối các cam kết đối với chính phủ và quan trọng hơn cả đó là
một vũ khí dùng để răng đe những nước chủ trương chính sách thương mại dựa trên
sức mạnh”11. Những nguyên tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp của GATT đã được
WTO kế thừa và phát triển. Từ khi được thành lập 1/1995 đến nay, Cơ quan giải quyết
tranh chấp thật sự đã trở thành một trong những chế định có quyền nhất trên thế giới.
Ngay cả các siêu cương như EU, Mỹ cũng phải đưa các tranh chấp của họ ra giải quyết
trước WTO và chấp nhận thực hiện các quyết định của Cơ quan giải quyêt tranh chấp,
mặc dù đôi lúc các siêu cường này công khai phản đối lại các quyết định này, một điều
khó có thể tưởng tượng tại một tổ chức quốc tế khác như Liên hợp quốc12.
2.1 Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 1947
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được coi là một đổi mới quan trọng trong
thương mại quốc tế. Cơ chế này là một sự kế thừa của cơ chế giải quyết tranh chấp
thương mại đa biên trong Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan GATT.
Thực vậy, cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 1947 tồn tại và phát triển
dựa trên các Điều XXII và Điều XXIII Hiệp định GATT. Một số nguyên tắc và thực
tiễn của cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT đã được pháp chế hóa trong các quyết
định và hiệp định của các Bên ký kết Hiệp định GATT 194713. Cơ chế giải quyết tranh
chấp hiện nay của WTO về cơ bản vẫn dựa trên và tuân thủ những nguyên tắc giải

11

Ernst-Ulchich petersmann: “tăng cường các thủ tục của GATT để giải quyết những tranh chấp thương mại”,

Tạp chí Kinh tế Thế giới, tháng 11 năm 1988.
12
Ví dụ như phản ứng gay gắt của EU về một số quyết định gần đây của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO
về vụ tranh chấp về chuối và thịt bò với Mỹ.
13
Sổ tay về Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO, Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, NXB chính
trị Quốc gia 2005, trang 2.

GVHD: Ths. Thạch Huôn

18

SVTH: Hồ Giúp Đở


Luận văn tốt nghiệp

Một số vấn đề pháp lý về Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

quyết tranh chấp đã được áp dụng theo các Điều XXII và XIII của GATT 1947. Tuy
nhiên, Vòng đàm phán Uruguay đã có những sửa đổi và chi tiết hóa hệ thống giải
quyết tranh chấp của GATT trước đó. Điều XXII quy định về thủ tục tư vấn
(consultation) giữa các bên ký kết liên quan đến việc áp dụng và thực hiện GATT.
Điều XXIII quy định về thủ tục hòa giải giữa các bên có tranh chấp trong trường hợp
quyền lợi thương mại của một nước bị vô hiệu hóa (nullification) hoặc bị suy giảm
(impairment) do hành vi của một bên ký kết khác. Hiệp định GATT 1947 quy định cơ
quan thẩm quyền giải quyết tranh chấp là Đại hội đồng GATT. Trên thực tế phần lớn
công việc giải quyết tranh chấp được Đại hội đồng GATT giao phó vào thời gian đầu
cho các nhóm công tác bao gồm đại diện của tất cả các Bên ký kết có liên quan, bao
gồm cả các bên tranh chấp để giải quyết. Các nhóm công tác này thông qua báo cáo

trên cơ sở quyết định đồng thuận. Không lâu sau đó nhóm công tác đã bị thay thế bởi
nhóm chuyên gia gồm từ ba tới năm chuyên gia độc lập không liên quan tới các bên
tranh chấp. Các nhóm chuyên gia này viết những báo cáo độc lập kèm theo khuyến
nghị và phán quyết nhằm giải quyết tranh chấp và chuyển tới Hội đồng GATT. Những
báo cáo này có tính ràng buộc về mặt pháp lý đối với các bên tranh chấp một khi được
sự chấp nhận của Hội đồng GATT. Vì vậy các Bên ký kết GATT đã tạo ra một hệ
thống án lệ và áp dụng cách tiếp cận ngày càng phụ thuộc vào các quy tắc pháp luật
được thông qua trước đó và phương thức lập luận như của toà án trong các báo cáo của
họ.
Các Bên ký kết GATT 1947 đã dần dần pháp chế hóa và đôi khi cũng sửa đổi
những thực tiễn giải quyết tranh chấp khi có thủ tục phát sinh. Những quyết định và
thỏa thuận quan trọng nhất về giải quyết tranh chấp trước Vòng đàm phán Uruguay
bao gồm:
 Quyết định về các thủ tục theo Điều XXIII (5/4/1966);
 Thỏa thuận về thông báo, tham vấn, giải quyết tranh chấp và giám sát
(28/11/1979);
 Quyết định về giải quyết tranh chấp trong Tuyên bố cấp Bộ trưởng (29/11/1982);
 Quyết định về giải quyết tranh chấp (30/11/1984).
Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT mang tính chất “hòa giải” nhiều hơn là
“tranh tụng”, có mục đích làm cho các bên tranh chấp hiểu nhau hơn nhằm đi đến một
giải pháp mà hai bên điều chấp nhận được.

GVHD: Ths. Thạch Huôn

19

SVTH: Hồ Giúp Đở


Luận văn tốt nghiệp


Một số vấn đề pháp lý về Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

Nhiệm vụ hòa giải được giao cho nhóm chuyên gia (Panel)14, bao gồm 3 hoặc 5
thành viên thường được chọn trong số những nhà ngoại giao làm việc tại phái đoàn
đại diện ở Geneva hoặc quan chức chính phủ của những nước thứ ba, có kinh nghiệm
nhiều năm về những vấn đề của GATT. Nhóm chuyên gia có nhiệm vụ xem xét một
cách khách quan thực chất nội dung tranh chấp,việc vi phạm Hiệp định nếu có và
những thiệt hại có thể có đối với một bên tranh chấp và sẽ soạn thảo một báo cáo để
trình lên Đại hội đồng GATT xem xét. Việc thông qua báo cáo được thực hiện theo
nguyên tắc đồng thuận. Đó là nguyên tắc quan trọng nhất trong GATT 1947, kể cả khi
chuyển một tranh chấp tới nhóm chyên gia cũng cần có sự đồng thuận. Sự đồng thuận
có nghĩa là không có sự phản đối từ bất kỳ Bên ký kết nào đối với quyết định đó.
Đây chính là một điểm yếu trong hệ thống này nếu bên bị khiếu kiện có thể cản
trở việc thành lập Nhóm chuyên gia. Hơn nữa, việc thông qua báo cáo của Nhóm
chuyên gia và việc cho phép thực hiện biện pháp trả đũa đối với việc không thực hiện
của bên bị khiếu kiện cũng cần phải có sự đồng thuận. Những quyết định như vậy
cũng có thể bị bên bị khiếu kiện cản trở.
Từ đây nhiều vấn đề có thể phát sinh khi bên bị khiếu kiện dùng quyền của mình
để ngăn cản việc thành lập Nhóm chuyên gia, nếu họ nghĩ rằng họ có thể thua kiện.
Ngoài ra, cũng có thể dùng quyền phủ quyết của mình chống lại việc cho phép sử dụng
biện pháp trả đũa kinh tế nhằm vào họ. Những hành động này cần phải được loại bỏ,
chúng ta có thể đặt vào phạm vi là một quốc gia, nếu các hệ thống xét xử trong một
nước phải hoạt động trên cơ sở nguyên tắc đồng thuận như vậy thì có lẽ hầu hết các vụ
xét xử theo hệ thống này sẽ thất bại. Để loại bỏ được hành động này là một nhiệm vụ
hết sức nhiều khó khăn vì, về lý thuyết bất kỳ bên ký kết nào cũng có thể phản đối
hoặc trì hoãn việc thành lập Nhóm chuyên gia và phong toả việc thông qua báo cáo.
Lý thuyết là vậy, thực tế thì cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 1947 không
đến mức quá bi quan. Các bên ký kết là bị đơn thường không ngăn cản các quyết định
đồng thuận và cho phép tiến hành giải quyết các tranh chấp với sự tham gia của họ,

ngay cả khi quyết định đó của họ trước mắt sẽ có hại cho họ. Họ làm như vậy vì những
lợi ích lâu dài của mình vì biết rằng việc sử dụng thái quá quyền phủ quyết thì sẽ bị
các bên khác trả đũa lại tương tự. Vì vậy, các Nhóm chuyên gia cũng đã được thành
lập và các báo cáo của họ thường được thông qua mặc dù cũng bị trì hoãn (dù chỉ áp
dụng biện pháp trả đũa một lần).

14

Thuật ngữ Panel (trong tiếng pháp gọi là groupe special) không có nghĩa là bồi thẩm đoàn (Jury) như trong
một số tài liệu đã dịch, vì về mặt pháp lý thì Panel của GATT/WTO không có chức năng xét xử, chức năng này
thuộc về DSB (Dispute Settlement Body – Cơ quan quan giải quyết tranh chấp). Panel chỉ có nghĩa vụ xem xét
mọi khía cạnh của vụ tranh chấp trên cơ sở quy định có liên quan dự thảo một báo cáo để trình lên DSB quyết
định.

GVHD: Ths. Thạch Huôn

20

SVTH: Hồ Giúp Đở


×