Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Tiếp Tục Thử Nghiệm Kích Thích Cá Linh Ống (Cirrhinus Jullieni Sauvage, 1878) Sinh Sản Bằng Hormon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.89 MB, 35 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

TRẦN VĂN TOÀN

TIẾP TỤC THỬ NGHIỆM KÍCH THÍCH CÁ LINH
ỐNG ( Cirrhinus jullieni Sauvage, 1878) SINH SẢN
BẰNG HORMON KHÁC NHAU Ở CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Cần Thơ, 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

TRẦN VĂN TOÀN
MSSV: LT 09317

TIẾP TỤC THỬ NGHIỆM KÍCH THÍCH CÁ LINH
ỐNG (Cirrhinus jullieni Sauvage, 1878 ) SINH SẢN
BẰNG HORMON KHÁC NHAU Ở CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS-TS NGUYỄN VĂN KIỂM


2011
2


LỜI CẢM TẠ
Trước hết tôi chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản
Trường Đại Học Cần Thơ ñã tạo ñiều kiện cho tôi ñược học tập, nghiên cứu trong
thời gian qua.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến thầy Nguyễn Văn Kiểm và thầy Bùi Minh
Tâm ñã tận tình hướng dẫn, kiểm tra, xem xét và tạo mọi ñiều kiện giúp ñỡ trong
suốt thời gian thí nghiệm và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt tôi chân thành biết ơn ñến gia ñình và ñặc biệt là Cha Mẹ của tôi ñã tạo mọi
ñiều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần ñể tôi hoàn thành tốt nghiệp Đại Học như ngày
hôm nay.
Tôi chân thành cảm ơn ñến bạn Nguyễn Hồng Quyết Thắng, bạn Cao Phú Vinh lớp
thủy sản K33, các anh chị ở trung tâm giống cây trồng vật nuôi ĐBSCL, các anh cao
học K17, cùng ñoàn thể các bạn và thầy cô trong Trại Thực Nghiệm Cá Nước Ngọt Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Cần Thơ luôn sẵn lòng giúp ñỡ và hổ trợ tôi trong
lúc tiến hành ñề tài.
Cảm ơn các bạn trong lớp Nuôi Trồng Thủy Sản Liên Thông K35 ñã giúp ñỡ ñộng
viên tôi trong những năm học tập vừa qua.
Một lần nữa tôi xin cám ơn tất cả mọi người ñã giúp ñỡ và chia sẽ ñể tôi ñược thành
công như hôm nay.
Chân Thành Cám Ơn!

3


TÓM TẮT

Đề tài tiếp tục thử nghiệm kích thích cá linh ống sinh sản bằng hormon khác nhau

ñược thực hiện ở cần thơ. Đề tài bao gồm 2 thí nghiệm: Thí nghiệm 1 kích thích cá
linh ống sinh sản bằng LH-RHa + Dom. Thí nghiệm 2: Kích thích cá linh sinh sản
bằng tổ hợp kích thích LH-RHa + HCG + Dom. Mỗi thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức
và ñược lặp lại 3 lần. Đã sử dụng phương pháp tiêm 2 lần, kết quả của ñề tài ñược
ghi nhận: Thời gian hiệu ứng của cá ñối với kích thích tố dao ñộng từ 7 – 8 giờ sau
lần tiêm quyết ñịnh. Tỷ lệ cá ñẻ thấp nhất ở tổ hợp kích thích tố LH-RHa + HCG +
Dom ( 35,71 – 50,00 %). Sức sinh sản tương ñối của cá linh dao ñộng từ 90630 –
242140 trứng/kg cá cái, tỷ lệ thụ tinh dao ñộng từ 70,5 – 88,5% và tỷ lệ nở dao ñộng
từ 18,75 – 43,5 %. Trong 2 tổ hợp kích thích cá linh sinh sản thì tổ hợp LH-RHa +
Dom có hiệu quả cao hơn tổ hợp chất kích thích còn lại và liều lượng 80 µg LH-RHa
+ 5 mg Dom/kg cá cái cho hiệu quả cao nhất.

4


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1. Hình dạng ngoài của cá linh ống. ...................................................................... 1
Hình 3.1. Lọ chứa não thùy cá chép.................................................................................. 6
Hình 3.2. Kích thích tố LH-RHa thường sử dụng............................................................. 7
Hình 3.3. Loại HCG thường sử dụng. ............................................................................... 7
Hình 3.4. Cải tạo ao nuôi vỗ cá linh bố mẹ. ...................................................................... 8
Hình 3.5. Bể bố trí cho cá sinh sản ................................................................................... 9
Hình 3.6. Cá linh cái ....................................................................................................... 10
Hình 3.7. Cá linh ñực ...................................................................................................... 10
Hình 4.1. Quá trình phát triển phôi của cá linh ống ........................................................ 19

5



DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Sự thay ñổi các yếu tố môi trường trong ao nuôi vỗ ........................................ 13
Bảng 4.2. Tác dụng LH-RHa + Dom tới quá trình sinh sản của cá linh ống .................... 14
Bảng 4.3. Tác dụng LH-RHa + HCG + Dom tới quá trình sinh sản của cá linh ống ....... 15
Bảng 4.5. Thời gian phát triển của phôi ............................................................................ 17

6


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL : Đồng Bằng Sông Cửu Long
SSSTT : Sức sinh sản thực tế

7


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ ..................................................................................................................
TÓM TẮT .......................................................................................................................
DANH SÁCH HÌNH.......................................................................................................
DANH SÁCH BẢNG .....................................................................................................
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................
MỤC LỤC .......................................................................................................................
CHƯƠNG 1.GIỚI THIỆU ..............................................................................................
ChƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 11
2.1. Một số ñặc ñiểm sinh học của cá linh ống ............................................................... 11
2.1.1. Đặc ñiểm hình thái: ............................................................................................... 11
2.1.2. Phân loại – phân bố ............................................................................................... 12

2.1.3. Đặc ñiểm dinh dưỡng: ........................................................................................... 12
2.1.4. Đặc ñiểm sinh trưởng: ........................................................................................... 13
2.1.5. Đặc ñiểm sinh sản: ................................................................................................ 14
2.1.6. Một số kết quả sinh sản nhân tạo cá linh ống ....................................................... 15
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 16
3.1. Nội Dung: ................................................................................................................. 16
3.2. Thời gian và ñịa ñiểm: ............................................................................................. 16
3.3. Vật liệu nghiên cứu: ................................................................................................. 16
3.4. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................................ 18
3.4.1. Nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ: ............................................................................... 18
3.5. Kích thích cá sinh sản: ............................................................................................. 19
3.6. Phương pháp ấp trứng: ............................................................................................. 21
3.7. Khảo sát các chỉ tiêu trong quá trình sinh sản: ........................................................ 21
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 23
4.1. Môi trường ao nuôi vỗ: ............................................................................................ 23
4.2. Kết quả sinh sản nhân tạo: ....................................................................................... 24
4.2.1. Tác dụng LH_RHa + DOM tới sinh sản của cá linh ống. ..................................... 24
4.2.2. Tác dụng LH_RHa + HCG + DOM tới quá trình sinh sản của cá linh ống.......... 25
8


4.3. Sự phát triển của phôi: ............................................................................................. 27
4.3.1. Thời gian phát triển của phôi: ............................................................................... 27
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT ......................................................................... 30
5.1. Kết luận: ................................................................................................................... 30
5.2. Đề xuất: .................................................................................................................... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 31
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 33

9



CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Nhiều năm nay vùng ĐBSCL ñược thiên nhiên ưu ñãi cả về khí hậu lẫn thủy văn,
mỗi năm ĐBSCL ngập lũ từ 3 – 4 tháng và có diện tích ngập nước lớn hơn 50% ñã
tạo nên ñặc ñiểm nổi bật của vùng. Theo Lê Xuân Sinh và Nguyễn Tri Khiêm (2008)
sản lượng ñánh bắt cá linh vào mùa lũ của 3 tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ
khoảng 3 tấn/năm/hộ ( ít nhất là 75 kg/năm/hộ, nhiều nhất 18 tấn/năm/hộ) trong ñó
sản lượng cá linh chiếm 70,5% tổng số cá ñánh bắt. Theo Trần Thị Thu Hương và
Trương Thủ Khoa (1993) cá linh có giá trị kinh tế cao nên thu nhập từ cá linh chiếm
tỷ trọng khá cao ñối với ngư dân ĐBSCL ñặc biệt là ngư dân sống dọc theo sông
Tiền và sông Hậu. Thịt cá ngon nên ñược chế biến nhiều món như: Mắm kho cá linh,
nước mắm cá linh, ñặc biệt là 2 món ñược người dân ĐBSCL ñánh giá cao là món
mắm cá linh và nước mắm cá linh.
Nhưng theo tình hình mấy năm gần ñây, hiện tượng lũ về thất thường nên sản lượng
cá nói chung và cá linh nói riêng giảm trầm trọng, một số ngư dân ở ĐBSCL phải
treo lưới hoặc chuyển nghề vì vấn ñề này. Trước tình hình ñó ñòi hỏi các nhà nuôi
trồng thủy sản và các kỹ sư thủy sản phải lao vào tìm biện pháp khắc phục tình trạng
ñó, tránh trường hợp cá linh nước ta ñứng trước nguy cơ báo ñộng ñỏ như một số
loài có giá trị kinh tế ở nước ta ngày nay.
Chính vì thế mà một số tổ chức như Trung Tâm Giống Quốc Gia Thủy Sản Nước
Ngọt Nam Bộ và một số Cán Bộ Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Cần Thơ ñã
nghiên cứu và kích thích cá linh ống rụng trứng bằng các kích thích tố sinh sản. Các
kết quả nghiên cứu ñã ñạt ñược những kết quả rất quan trọng như ñã xác ñịnh ñược
khả năng dùng các chất kích thích ñể ñiều khiển sự ñẻ trứng của cá linh, sơ bộ ñưa ra
ñược mật ñộ ương và biện pháp kỹ thuật ương cá con. Tuy nhiên ñể có quy trình
hoàn chỉnh thì cần có thêm nhiều nghiên cứu. Xuất phát từ thực tế trên nên ñề tài: “
Tiếp Tục Thử Nghiệm Kích Thích Cá Linh Ống (Cirrhinus jullieni Sauvage, 1878)
Sinh Sản Bằng Hormon Khác Nhau Ở Cần Thơ” ñược thực hiện.
Mục Tiêu Đề Tài:

Nhằm tìm ra nồng ñộ kích thích tố phù hợp trong sản xuất giống cá linh và cung cấp
thêm những thông tin ñể xây dựng quy trình sản xuất giống cá linh nhân tạo trong
tương lai.
Để ñạt ñược mục tiêu trên, ñề tài ñã tiến hành với nội dung nghiên cứu:
So sánh tác dụng của việc sử dụng chất kích thích tố ñơn hay kết hợp ñể kích thích
cá linh sinh sản.

10


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Một số ñặc ñiểm sinh học của cá linh ống:
2.1.1. Đặc ñiểm hình thái:
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá linh ống có ñầu nhỏ hơi
dẹp bên, miệng trước ñến cận dưới, nhỏ, co duỗi ñược. Rạch miệng xiên, góc miệng
chưa chạm tới ñường thẳng ñứng kẻ từ bờ trước của mắt. Môi rất mỏng, rãnh sau
môi trên sâu và liên tục, rãnh sau môi dưới gián ñoạn ở giữa. Có một ñôi râu mép rất
nhỏ hoặc thoái hoá hoàn toàn. Mắt lớn hơi lệch về phía ñầu, gần chót mõm hơn gần
ñiểm cuối xương nắp mang, phần tráng giữa hai mắt cong lồi. Lỗ mang rộng, thân
thon dài, phần trước tròn, phần sau dẹp bên. Vảy tròn phủ khắp thân, ñầu không có
vảy. Có một hàng vảy nằm chồng lên góc vi ñuôi. Đường bên hoàn toàn, phần sau
nằm trên trục ngang giữa thân, và chấm dứt tại ñiểm góc vi ñuôi. Tia ñơn và vi hậu
môn không hoá xương, mặt sau các tia ñơn cuối cùng của hai vi này có răng cưa. Vi
ñuôi chẻ hai, rãnh chẻ sâu ½ vi ñuôi.

Hình 2.1. Hình dạng ngoài của cá linh ống.
Mặt lưng của thân và ñầu có màu xanh rêu và lợt dần ñến ñường ngang giữa thân trở
xuống bụng có màu trắng bạc. Ngọn các vi lưng, vi ñuôi có màu xám ñen.

11



2.1.2. Phân loại – phân bố :
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá linh ống có hệ thống
phân loại như sau:
Ngành (Phylum): Chordata
Lớp (Class): Actinopterygii
Bộ (Order): Cypriniformes
Họ (Famili): Cyprinidae
Giống (Genus): Cirrhinus
Loài (Species): Cirrhinus jullieni Sauvage, 1878.
Cá linh ống thuộc bộ cá chép Cypriniformes. Đây là loài cá có thành phần loài phong
phú và có giá trị kinh tế cao, quan trọng trong các loài cá nước ngọt trên thế giới
cũng như ĐBSCL. Cá thuộc họ này có thân ñược phủ bởi vảy tròn, ít khi không có
vảy (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993 ).
Ở ĐBSCL cá linh ống thuộc họ Cyprinidae. Họ này có rất nhiều giống loài, cá thuộc
họ này có bong bóng khí ñược bao phủ bởi một hợp xương, phần sau nhỏ hoặc thoái
hoá.
Ngoài cá linh ống còn có Cá Linh Bắc (Hemibarbus labeo), Cá Linh
(Labiobarbus leptochitus), và Cá Linh Rìa (Labiobarbus spilopleura ), Cá
Chuối (Labeo indramontri) và Cá Linh Bảng (thynnichthys thynnoides) phân
miền nam Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan (theo htt:
dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn) (trích bởi Lê Thị Xuân Mai, 2008).

Rây
Linh
bố ở
/ /

2.1.3. Đặc ñiểm dinh dưỡng:

Các loài cá thuộc họ Cyprinidae có ñặc tính ăn tạp nhưng tuỳ loài sẽ lựa chọn loại
thức ăn riêng như:
Cá Mè Trắng (Hypophthalmichthis molitrix) ăn các loài phytoplankton, ñặc biệt các
giống loài thuộc ngành tảo khuê (Baccillariophyta). Cá Mè Vinh (Puntius
gonionotus) ăn mùn bã hữu cơ, thực vật thượng ñẳng và phiêu sinh thực vật (Lê Như
Xuân và ctv, 2000; Nguyễn Văn Kiểm, 2004). Thức ăn của cá chép (Cyprinus capio)
là các loại ñộng vật ñáy, mùn bã hữu cơ, ấu trùng côn trùng thuỷ sinh và các loại
mầm non thực vật. Ngoài ra chúng cũng có khả năng sử dụng thức ăn tinh rất tốt
(Nguyễn Văn Kiểm, 2004).
Các loài cá trong giống Cirrhinus như cá Mgial (Cirhinus cirhosus, Bloch, 1795) ấu
trùng ăn tạp, khoảng 5cm con giống hầu hết ăn thực vật phù du. Cá Duồng (
Cirhinus microlepis Sauvage, 1878) thức ăn chính cũng là thực vật phù du, vật chất
hữu cơ và côn trùng ( theo http:// www.fish.base.org) (trích bởi Lê Thị Xuân Mai,
2008).
12


Theo Nguyễn Văn Kiểm (2004), trong giai ñoạn nuôi vỗ, cá bố mẹ cần ñược cung
cấp nhiều prôtêin và lipid ñể giúp cho noãn bào phát triển, prôtêin và lipid ñược cơ
thể hấp thu từ thức ăn và ñược cơ thể dự trữ lại trong cơ, gan và buồng trứng. Giai
ñoạn này rất quan trọng và nó quyết ñịnh ñến sự thành thục của cá.
Trong tự nhiên, cá linh ống ăn sinh vật, các loại cây và thực vật ngập trong nước,
phù du thực vật, các loại rong, kết quả phân tích thức ăn trong ruột cá linh như sau:
mùn bã hữu cơ xuất hiện với tần số cao nhất và luôn tìm thấy trong hệ thống tiêu hóa
của cá chiếm 100%, thức ăn cao kế tiếp là thực vật phiêu sinh gồm: Tảo Lục, Tảo
Khuê, Tảo Lam, Tảo Mắt. Trong nhóm này Tảo Khuê chiếm 31,3%, tiếp theo là Tảo
Mắt chiếm 23,8%, Tảo Lục chiếm 11,3%, Tảo Lam chiếm 7,5%. Nhóm ñộng vật
phiêu sinh gồm: Protozoa, Rotifera từ 13,8% - 15%, còn lại là Copepoda, Cladocera
ít xuất hiện chiếm 10% (Lê Thị Mai Xuân, 2008).
Do có chế ñộ ăn như vậy nên cá linh thành thục rất thấp, hệ số thành thục không

cao. Cá linh ống nuôi vỗ trong ao ñược cho ăn thức ăn: Hỗn hợp Bột Cá + Cám, có
thành phần dinh dưỡng cao nên cá phát dục tốt và ñẻ sau 3 tháng nuôi vỗ. Tuy nhiên,
cá mới ñược thuần hóa và nuôi vỗ trong ñiều kiện nuôi nhốt, do ñó mà kết quả sinh
sản của chúng không cao như các loài cá nuôi truyền thống như cá Mè Vinh, cá
Chép… Ngoài ra thức ăn cho cá bố mẹ chưa hoàn toàn ñáp ứng ñược nhu cầu dinh
dưỡng và có thể chưa thích hợp với tập tính của cá (Đặng Văn Trường và ctv, 2005).
2.1.4. Đặc ñiểm sinh trưởng:
Sinh trưởng là quá trình tăng về kích thước và tích lũy thêm về khối lượng.
Quá trình này ñặc trưng cho từng loài cá và thể hiện qua mối tương quan giữa chiều
dài và khối lượng (Nikolsky, 1963 ñược trích dẫn bởi Võ Thành Tiếm, 2004).
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), Walter J. Rainboth (1996)
cá linh ống (Cirrhinus jullieni Sauvage, 1878) lớn nhất có thể tới 18 – 22 cm và nặng
160 g.
Đặng Văn Trường và ctv ( 2005) cho biết sau 60 ngày ương các loài thuộc họ
Cyprinidae như: Cá Chài, Cá Mè Hôi, Cá Ét Mọi ñạt trọng lượng (2,48 – 3,91g) và
chiều dài ( 5,76 – 6,86 cm) bằng phương pháp ương giống hai giai ñoạn ( ương trong
bể xi măng và ương trong ao ñất) ñạt tỷ lệ sống cao và ổn ñịnh. Trong ñó Cá Ét Mọi
tăng trưởng nhanh nhất và Mè Hôi tăng trưởng chậm nhất.

13


2.1.5. Đặc ñiểm sinh sản:
Đa số các loài cá sống ở ĐBSCL ñều sinh sản vào mùa mưa, khoảng tháng 4 – 10
(Lê Như Xuân và ctv, 1994), nhưng cá linh ống chỉ tập trung sinh sản vào khoảng
tháng 5 – 7 hàng năm, sau ñó có thể giảm dần và chấm dứt vào khoảng tháng 9 - 10.
Tùy theo nhu cầu sinh thái của loài ñơn giản hay phức tạp mà cá tự chọn cho mình
chổ ñẻ thích hợp.
Đối với cá linh ống, ñộ béo trung bình cao nhất vào tháng 1 và giảm dần qua các
tháng sau. Điều nay khá hợp lí với ñiều kiện sinh trưởng của cá và hệ số thành thục

của cá, nghĩa là tháng một có sự tăng nhanh về trọng lượng, số cá thể thành thục rất
ít. Sang tháng 2, tháng 3, tháng 4 trọng lượng lại tiếp tục tăng nhưng chậm hơn, số cá
thể có tuyến sinh dục gia tăng nhanh về trọng lượng và kích thước rất nhiều. Như
vậy, các vật chất dinh dưỡng tích lũy ñã có sự chuyển hóa thành các sản phẩm sinh
dục trong cơ thể (Lê Thị Mai Xuân, 2008).
Tóm lại, ñộ béo của cá linh thay ñổi theo kích thước và trọng lượng của cơ thể, cá
lớn dần thì ñộ béo cũng tăng theo nhưng khi cơ thể bắt ñầu bước vào giai ñoạn thành
thục thì chất dinh dưỡng tăng dần sau ñó giảm dần do sự chuyển hóa các chất dinh
dưỡng tích lũy ñể tạo ra sản phẩm sinh dục nên ñộ béo giảm (trích bởi Lê Thị Xuân
Mai, 2008).
Tuổi thành thục của các loài cá thì khác nhau và trong mỗi loài thì tuổi thành thục
cũng thay ñổi tùy thuộc vào khu vực phân bố, ñiều kiện môi trường sống và dinh
dưỡng ( Nguyễn Văn Kiểm, 2004). Cá linh ống thành thục sau 2 năm tuổi, trong ao
nuôi cá thành thục và sinh sản tốt vào tháng 5 - 7. Theo Ounsrisong et al (1990), cá
một năm tuổi không thích hợp làm cá bố mẹ ( trích bởi Đặng Văn Trường và ctv,
2005).
Cá linh khi chưa thành thục thì không xác ñịnh ñược giới tính qua hình thái bên
ngoài. Tuy nhiên khi cá ñã thành thục thì có thể phân biệt ñược giới tính một cách
khá chính xác. Các ñặc ñiểm hình thái bên ngoài của cá linh ñể phân biệt ñực cái như
sau:
Cá linh cái bụng to hơn cá linh ñực.
Trong mùa sinh sản cá linh ñực có thân thon dài, có thể ñánh giá bằng cách vuốt nhẹ
gần lỗ sinh dục, nếu cá thành thục có tinh dịch màu trắng sữa chảy ra ( Lê Thị Mai
Xuân, 2008).
Quan sát hình thái tuyến sinh dục cho thấy, ñặc ñiểm giai ñoạn thành thục sinh dục
của loài cá linh tương tự như các ñặc ñiểm các giai ñoạn thành thục của nhiều loài cá
thuộc họ Cyprinidae mà Nikolsky ñã mô tả: Buồng tinh có hai nhánh, hình ống tròn
dài, bên ngoài ñược bao phủ bởi lớp màng mỏng. Một ñầu dính vào lỗ sinh dục, một
ñầu tự do nằm giữa xoang nội quan. Đoạn cuối của buồng tinh kết hợp với nhau tạo
thành ống dẫn tinh ñỗ ra ngoài qua lỗ niệu sinh dục ( Lê Thị Xuân Mai, 2008).

14


Di cư sinh sản là biểu hiện thích nghi cao ñộ ñể bảo tồn nòi giống của nhều loài cá.
Đặc ñiểm này ñược di truyền qua nhiều thế hệ. Ngoài tự nhiên vào khoảng tháng 7
cá linh non (L = 1,5 – 3cm) theo dòng nước xuống ñịa phận Việt Nam ñể vào ñồng
ruộng sinh sống. Đến tháng 11- 12 cá linh từ ñồng ruộng theo kênh rạch ñổ ra sông
lớn ( sông Tiền, sông Hậu) rồi ngược dòng lên thượng nguồn trở về sông Tonle Sap
(Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Trứng cá linh ống là loại trứng
bán trôi nổi và có thể ấp trứng trong bình Weys hoặc bể composite có sục khí và
dòng nước chảy nhẹ. Trứng thụ tinh sẽ nở trong vòng 14 ñến 16 giờ ở nhiệt ñộ 280 C
(Wataradirokul et al, 1989) ( trích bởi Võ Thị Trường An, 2009).
2.1.6. Một số kết quả sinh sản nhân tạo cá linh ống:
Sức sinh sản của cá phụ thuộc vào kích thước và môi trường sống của cá. Một cá
linh ống cái có chiều dài 12,9 - 20 cm có thể ñạt tới 23500 – 90500 trứng/ kg cá cái.
Trứng nở thành cá bột sau 13 giờ ở nhiệt ñộ nước khoảng 26,80 C Nuanmanee
Pongthana (2005) (trích bởi Võ Thị Trường An, 2009).
Theo Võ Thị Trường An (2009) thì khi dùng LH-RHa với liều lượng 60, 80, 100 µg
LH-RHa + 10 mg Dom/kg cá cái: tỷ lệ ñẻ từ 58,3 – 91,6 %, tỷ lệ thụ tinh từ 36,4 –
67,7 %, tỷ lệ nở 44,2 – 75,2 %, sức sinh sản thực tế 334300 – 419000 trứng/kg. Còn
HCG dùng ở dạng ñơn với nồng ñộ 1500; 2000; 2500 UI/kg cá cái ñều không gây
rụng trứng ở cá linh. Bên cạnh ñó não thùy sử dụng ở dạng ñơn với liều lượng 2; 4; 6
mg/kg cá cái ñều không gây sự rụng trứng ở cá linh. Đối với dạng kết hợp: LH –RHa
+ Não Thùy ñều gây sự rụng trứng ở cá linh với nồng ñộ 40; 60; 80 µg LH-RHa +
2mg Não Thùy/kg cá cái ñạt tỷ lệ ñẻ 58,3 – 91,7 %, tỷ lệ thụ tinh từ 43,8 – 70,8 %, tỷ
lệ nở 55,3 – 72,9 %, sức sinh sản thực tế 391300 - 458500 trứng/kg.
Theo Trần Hữu Phúc (2008): Dùng LH-RHa ở cá linh ống với liều 60, 80, 100 µg
LH-RHa + 20 mg Dom/kg cá cái, ghi nhận như sau: tỷ lệ ñẻ từ 33,33 – 66,66 %, tỷ lệ
thụ tinh từ 50,45 – 85,16 %, tỷ lệ nở 32,9 – 63,03 %, sức sinh sản thực tế 28000 51330 trứng/kg. Đối với dạng kết hợp thì HCG + Não Thùy ñều gây sự rụng trứng ở
cá linh với nồng ñộ 1500; 2000; 2500 UI ( HCG ) + 2mg Não Thùy/kg cá cái không

gây sự rụng trứng ở cá linh. Đối với LH-RHa + Não Thùy với 40; 60; 80 µg LHRHa + 2mg Não Thùy ñạt tỷ lệ ñẻ 33,33 – 66,66 %, tỷ lệ thụ tinh từ 45,75 – 70,4 %,
tỷ lệ nở 34,15 – 57,3 %, sức sinh sản thực tế 65000 - 80500 trứng/kg.

15


CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội Dung:
So sánh một số chỉ tiêu sinh sản của cá linh ống với các chất kích thích khác nhau.
3.2. Thời gian và ñịa ñiểm:
Thời gian thực hiện ñề tài từ tháng 03 ñến tháng 07 năm 2011.
Đề tài ñược thực hiện tại Trại Thực Nghiệm Cá Nước Ngọt – Bộ Môn Kỹ Thuật
Nuôi Cá Nước Ngọt – Khoa Thủy Sản - Trường ĐHCT.
3.3. Vật liệu nghiên cứu:
Cá linh bố mẹ.
Ao nuôi vỗ cá bố mẹ.
Bể composite: Bố trí cá bố mẹ khi thí nghiệm
Thau: Xử lý trứng
Xô: Vận chuyển nước hoặc cá trong quá trình thí nghiệm.
Kính hiển vi: Quan sát sự phát triển của trứng
Nhiệt kế: Đo nhiệt ñộ môi trường nước.
Test ño môi trường (O2, pH, NO2…..)
Một số kích thích tố sử dụng: Nhìn chung khi cá thành thục sinh dục thì có thể dùng
nhiều loại kích thích tố cho cá sinh sản, kích thích tố thường dùng là: não thùy thể,
HCG, LH_RHa.

Hình 3.1. Lọ chứa não thùy cá chép.
LH_RHa (Luteinizing Hormon Releasing Hormon Analog) hay GnRha
(Gonadotropin Releasing Hormon) là hoạt chất tổng hợp, là chất gây tiết chất kích
thích tố. Harper et al (1979) ñã xác ñịnh công thức cấu tạo phân tử GnRha và cho

biết nó không có tính ñặc hiệu của loài, có khả năng kích thích tuyến yên của cá tiết
ra chất kích thích sinh sản.
16


Hình 3.2. Kích thích tố LH-RHa thường sử dụng.
Đối với HCG dùng ñơn ñộc không có hiệu ứng ñối với một số loài cá như: Cá Trắm
Cỏ, Cá Trôi Trắng, Cá Trôi Đen, Chép, Mè Vinh, He Vàng. Để HCG có hiệu ứng
ñối với loài cá này thì phải kết hợp với não thùy hoặc LH_RHa ( theo Nguyễn Văn
Kiểm, 2009).

Hình 3.3. Loại HCG thường sử dụng.

17


3.4. Phương pháp nghiên cứu:
3.4.1. Nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ:
Ao nuôi vỗ:
Cá linh bố mẹ ñược nuôi vỗ tại Trung Tâm Giống Cây Trồng – Vật Nuôi TP Cần
Thơ. Diện tích ao là 1000 m2 , trước khi thả cá vào nuôi vỗ thì ao ñược chuẩn bị kĩ:
tát cạn, vệ sinh sạch cỏ xung quanh bờ ao, nạo quét bùn dưới ñáy ao, diệt tạp, bón
vôi với liều lượng 10 kg/100 m2, phơi nắng ao, phơi ao khoảng 2 – 3 ngày và cho
nước vào qua ống cấp ñã bịt lưới ngăn các thiên ñịch có hại. Mực nước trong ao
khoảng 1,2 – 1,5 m. Nước trong ao ñược thay ñổi theo thủy triều nhưng ñảm bảo
mực nước ở mức 1,2 – 1,5 m ñể tránh sự biến ñổi lớn các yếu tố môi trường sẽ ảnh
hưởng tới sự thành thục của cá bố mẹ.

Hình 3.4. Cải tạo ao nuôi vỗ cá linh bố mẹ.
Chăm sóc – ñánh giá sự thành thục của cá bố mẹ:

Cá bố mẹ ñược nuôi vỗ vào tháng 3/2011, với mật ñộ cá nuôi là 20 kg/100 m2 với tỷ
lệ ñực cái là 2:1.
Cá bố mẹ ñược cho ăn thức ăn viên T502S của công ty UV, có ñộ ñạm 40%, dạng
thức ăn này sau khi rải xuống ao thì nổi. Khẩu phần là 1,5% trọng lượng thân/ngày,
thời gian cho cá ăn sáng 8 giờ 30 và chiều 16 giờ, tổng lượng thức ăn là 3kg/ngày.
18


Khoảng từ tháng thứ 3 trở ñi (sau khi kéo cá kiểm tra) tăng lượng thức ăn cho cá là
6kg/ngày, với khẩu phần là 3% trọng lượng thân/ngày.
Định kì từ 10 – 15 ngày kiểm tra sự thành thục của cá và các yếu tố môi trường.
3.5. Kích thích sinh sản:
Cá ñược lựa chọn thật kỹ trước khi bố trí cho sinh sản như: cá khỏe mạnh, không bị
dị hình, dị tật, ñẻ ñược…cá sau khi chọn xong sẽ bố trí cho sinh sản trong bể
composite, mực nước trong bể dao ñộng trong khoảng 0,8 – 1m, mỗi bể ñược bố trí
từ 3 sục khí trở lên ñể ñảm bảo ñủ oxy cho cá vì cá linh là loài cá có nhu cầu oxy
cao.

Hình 3.5. Bể bố trí cho cá sinh sản.
Cá linh cái: vào mùa sinh sản cá linh cái có bụng to, hơi mềm.
Cá linh ñực: có cơ thể thon dài, khi vuốt nhẹ gần lỗ sinh dục thì có tinh dịch màu
trắng sữa chảy ra.
Tỷ lệ giữa cá ñực và cá cái là 1:1.

19


Hình 3.6. Ảnh cá linh cái.

Hình 3.7. Ảnh cá linh ñực.


Thí nghiệm ñược tiến hành với 3 thí nghiệm, mỗi thí nghiệm có 3 nghiệm thức nhỏ,
mỗi nghiệm thức nhỏ bố trí nồng ñộ kích thích tố khác nhau.
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của liều lượng LH_RHa + DOM tới sinh sản của cá
linh ống.
Nghiệm thức

Sơ bộ ( não thùy)
mg/kg

LH_RHa (µg) + DOM (mg)

NT1

0.5

60 + 5

NT2

0.5

80 + 5

NT3

0.5

100 + 5


Cá cái tiêm liều sơ bộ bằng não thùy khoảng 6 – 8 giờ ta tiêm liều quyết ñịnh LHRHa + Dom. Riêng cá ñực tiêm LH_RHa + DOM cùng lúc với liều quyết ñịnh của
cá cái và liều lượng bằng ½ liều cá cái. Sau ñó bố trí cá vào bể ñẻ ñã chuẩn bị sẵn,
theo dõi sự rụng trứng và ghi nhận các yếu tố liên quan trong quá trình sinh sản của
cá.
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của hỗn hợp LH_RHa + HCG + DOM tới quá trình
rụng trứng của cá linh ống.
Nghiệm
thức

Sơ bộ não thùy
mg/kg

LH_RHa (µg) + HCG (UI ) + DOM(mg)

NT1

2

40 + 1500 + 5

NT2

2

40 + 2000 + 5

NT3

2


40 + 2500 + 5

Cá cái tiêm liều sơ bộ bằng não thùy khoảng 6 – 8 giờ ta tiêm liều quyết ñịnh LHRHa + Dom. Riêng cá ñực tiêm LH_RHa + DOM cùng lúc với liều quyết ñịnh của
20


cá cái và liều lượng bằng ½ liều cá cái. Sau ñó bố trí cá vào bể ñẻ ñã chuẩn bị sẵn,
theo dõi sự rụng trứng và ghi nhận các yếu tố liên quan trong quá trình sinh sản của
cá.
Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của Não thùy + LH-RHa tới quá trình rụng trứng
của cá linh ống.
Nghiệm thức

Não thùy (mg) + LH-RHa (µg)

NT1

5 + 40 + 5

NT2

5 + 60 + 5

NT3

5 + 80 + 5

Trong thí nghiệm này, cá cái và cá ñực chỉ tiêm một liều duy nhất là Não Thùy +
LH-RHa, cá ñực cũng tiêm Não Thùy + LH-RHa với liều lượng bằng ½ liều cá cái.
Khi tiêm xong ta bố trí cá vào bể ñẻ ñã chuẩn bị trước và ghi nhận các chỉ tiêu.

3.6. Phương pháp ấp trứng:
Sau khi cá ñẻ xong ta có thể vớt trứng ra và ấp trứng trong bể composite, mực nước
trong bể luôn ñảm bảo ở mức 0,8 – 1m, bể có hệ thống lưới chắn và ống tràn ñể ñảm
bảo nước trong bể luôn luôn ñược bổ sung thêm nước mới. Bể ñược bố trí ít nhất là 3
sục khí ñể ñảm bảo oxy cho trứng. Trứng sẽ nở sau 8 – 9 giờ (kể từ lúc trứng ñược
thụ tinh) với nhiệt ñộ nước trong bể dao ñộng trong khoảng 28 – 300C.
3.7. Khảo sát các chỉ tiêu trong quá trình sinh sản:
* Thời gian hiệu ứng: Được tính từ lần tiêm cuối cùng cho ñến khi cá ñẻ ñồng loạt.
* Thời gian phát triển của phôi: Ngay khi trứng thụ tinh, sự phát triển của phôi ñược
quan sát dưới kính hiển vi quang học, nhằm xác ñịnh thời gian nở của trứng ( thời
gian giữa 2 lần quan sát từ 10 – 30 phút). Việc quan sát các giai ñoạn phát triển của
trứng dựa trên cơ sở tham khảo tài liệu của Võ Thị Trường An ( 2009).
* Tỷ lệ cá ñẻ :
TLĐ (%) = ( số cá cái ñẻ × 100/ số cá tham gia sinh sản).
* Tỷ lệ thụ tinh: Để ñánh giá tỷ lệ thụ tinh của từng nghiệm thức sẽ lấy ngẫu nhiên
200 trứng chia làm 2 khay ấp, tính tỷ lệ thụ tinh khi trứng phát triển ñến phôi vị, từ
số lượng trứng ñã phát triển ñến giai ñoạn này sẽ tính ñược tỷ lệ thụ tinh theo công
thức:
Tỷ Lệ Thụ Tinh (%) = ( tổng số trứng thụ tinh ) × 100/ tổng số trứng ấp.
* Sức sinh sản tương ñối: Được xác ñịnh trên cơ sở số lượng trứng cá ñẻ ra trên
trọng lượng cá tham gia sinh sản. Ở mỗi nghiệm thức ñong ngẫu nhiên 5ml trứng,
lấy ngẫu nhiên 3 mẫu. Đếm số trứng ở mỗi mẫu và tính trung bình. Biết ñược trung
21


bình 5ml bao nhiêu trứng rồi suy ra ñược trứng của nghiệm thức ñó qua số ml trứng
thu ñược, sức sinh sản thực tế ñược tính theo công thức sau:
SSSTT (trứng/g) = ( số trứng thu ñược/ trọng lượng cá cái cho ñẻ) .
*Tỷ lệ nở : Đánh giá tỷ lệ nở bằng cách ở mỗi nghiệm thức lấy 200 trứng ñã thụ tinh
cho vào 2 thau nhựa mỗi thau 100 trứng cho sục khí vào. Sau khi trứng nở ñếm số

lượng cá con và tính trung bình.
TLN (%) = (số trứng nở × 100/ số trứng thụ tinh).

22


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Môi trường ao nuôi vỗ:
Một số yếu tố môi trường ao nuôi vỗ:
Bảng 4.1. Sự thay ñổi các yếu tố môi trường trong ao nuôi vỗ.

Yếu
tố
quan
sát
pH
Nhiệt
ñộ
DO

Tháng 3

Thời gian ( tháng)
Tháng 4

Tháng 5

Sáng

Chiều


Sáng

Chiều

Sáng

Chiều

7,25±0,4

7,75± 0,35

7,5± 0,71

8,25±0,35

7,5±0,00

8,25±0,35

29±1,41

30,25±0,35

28.75±0,35

30,75±0,35

29±1,41


31,25±0,35

5,5±0,71

5,5±0,00

4,75±0,35

5,75± 0,35

5,75± 0,35

6,25 ±0,35

Qua bảng 4.1. Cho thấy sự thay ñổi các yếu tố môi trường như pH từ 7,25 – 8,25,
nhiệt ñộ nước trong ao có sự thay ñổi giữa buổi sáng và buổi chiều trong 3 tháng từ
28 – 32 0 C, nồng ñộ Oxy cũng có sự biến ñổi từ 4,75 – 6,25 mg/l, với sự thay ñổi ñó
thì sau 3 – 4 tháng cá linh bố mẹ thành thục Boy (1998) trích bởi Trương Quốc Phú
(2006) thì pH thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá nuôi trong ao thủy
sản nước ngọt là 6 – 9. Với ñiều kiện ao nuôi như vừa trình bày thì cá linh ống thành
thục sau 3 tháng nuôi vỗ.
Theo Nguyễn Văn Kiểm (2009) Thì khả năng thích ứng của cá ñối với giá trị pH
khác nhau theo loài. pH có giá trị từ 7 ñến 8 thì thích hợp với các loài cá nuôi, khi
pH nhỏ hơn 7 và càng lớn hơn 8 thì càng bất lợi cho cá nuôi. Từ nhận ñịnh của 2 tác
giả và kết hợp với kết quả thu ñược có thể khẳng ñịnh rằng pH trong ao thuận lợi cho
sự phát triển và thành thục của cá linh bố mẹ.
Còn ñối với nồng ñộ Oxy ao nuôi vỗ thì theo Trương Quốc Phú (2006): Khi DO <
3mg/l nước ao dơ, nhiều khí ñộc, cá nổi ñầu hàng loạt. Khi DO > 3mg/l thì ao dinh
dưỡng trung bình, nếu DO ≥ 5 mg/l thì phù hợp cho sự phát triển của cá nuôi. Qua sự

nhận ñịnh ñó thì DO của ao nuôi vỗ từ 4,75 – 6,25 mg/l nằm trong khoảng phù hợp
cho sự phát triển và thành thục của cá bố mẹ. Theo Trương Quốc Phú (2006) thì:
khoảng chịu ñựng nhiệt ñộ của cá từ 20 – 35 0C. Ở ĐBSCL nhiệt ñộ tối ưu cho sinh
trưởng và phát triển của cá nuôi là 25 – 32 0C, cá sẽ chết khi nhiệt ñộ dưới 150C.
Nhưng theo kết quả ghi nhận thì nhiệt ñộ ao nuôi trong 3 tháng dao ñộng từ 28 – 32
0
C, sự chênh lệch giữa buổi sáng và buổi chiều từ 1,25 – 2 0C, ñây là khoảng thích
23


hợp cho sự phát triển và chuyển hóa các chất trong cơ thể giúp cho quá trình thành
thục của cá tốt hơn.
4.2. Kết quả sinh sản nhân tạo:
4.2.1. Tác dụng của liều lượng LH_RHa + DOM tới sinh sản của cá linh ống.
Kết quả thí nghiệm ñược thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.2. Tác dụng của LH-RHa + Dom tới quá trình sinh sản của cá linh ống.

Liều
lượng

Thời gian
hiệu ứng
(giờ)

Tỷ lệ ñẻ
(%)

Sức SSTT
(trứng/g)


Tỷ lệ thụ
tinh
(%)

Tỷ lệ nở
(%)

60 + 5

7,09±1,29

50±7,86

98,71±37,19

71±28,28

41±14,14

80 + 5

5,33±1,41

72,22±7,86

201,10±16,53

70,5±20,03

43,5±3,54


100 + 5

7,25±1,77

61,11±7,86

114,66±1,98

76,83±4,01

43,5±30,41

Kết quả kích thích cá linh sinh sản bằng LH-RHa + Dom ñã ghi nhận:
Thời gian hiệu ứng của cá ñối với chất kích thích sinh sản ở các nghiệm thức dao
ñộng từ 5,33 – 7,25 giờ. Thời gian hiệu ứng của cá ñối với chất kích thích cũng
tương ñương với thời gian hiệu ứng của cá mè vinh trong nghiên cứu của Phạm Văn
Khánh(1998).
Tỷ lệ cá ñẻ của cá có sự thay ñổi giữa các nghiệm thức. Cá ñẻ của nghiệm thức 1 và
nghiệm thức 3 có thể coi tương ñương. Nếu so sánh kết quả nghiên cứu của Võ Thị
Trường An ( 2009) thì tỷ lệ cá ñẻ ở nghiên cứu này là tương ñương nhau.
Sức sinh sản tương ñối của cá thấp nhất ở nghiệm thức 1 (98710 trứng/kg) và cao
nhất là nghiệm thức 2 là 201100 trứng/kg. Sức sinh sản của cá trong thí nghiệm này
thấp hơn nhiều so với sức sinh sản của cá trong thí nghiệm của Võ Thị Trường An
(2009) là 437800 trứng/kg.
Tỷ lệ thụ tinh của trứng ở các nghiệm thức dao ñộng 70,5 – 76,83% và tỷ lệ nở dao
ñộng 41 – 43,5 %, tỷ lệ nở của cá linh ở thí nghiệm này thấp hơn so với tỷ lệ nở của
trứng Cá Mè Vinh của Phạm Văn Khánh (1998) và tỷ lệ nở cá linh ống của Võ Thị
Trường An (2009). Nguyên nhân của tỷ lệ nở của thí nghiệm này thấp là do: Cá
thành thục không ñều, cá bố mẹ mất sức do phải vận chuyển từ Ô Môn về Cần Thơ,

do tiêm nhiều lần cá bị xây xát.
24


Qua kết quả thí nghiệm có thể khẳng ñịnh rằng khi sử dụng LH-RHa ñể kích thích
cho cá linh sinh sản thì nồng ñộ 80 µg LH-RHa + 5mg Dom tốt hơn.
4.2.2. Tác dụng của hỗn hợp LH_RHa + HCG + DOM tới quá trình rụng trứng
của cá linh ống.
Trong thí nghiệm này dùng 2 mg/kg não thùy tiêm ở liều sơ bộ, liều quyết ñịnh dùng
LH-RHa + HCG + Dom (trong ñó LH-RHa và DOM có nồng ñộ cố ñịnh và HCG
thay ñổi) các chỉ tiêu sinh sản ñược theo dõi và ghi nhận như sau:
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của LH-RHa + HCG + Dom tới quá trình sinh sản của cá linh
ống.

Liều lượng

Thời gian
hiệu ứng
(giờ)

Tỷ lệ ñẻ (%)

40+1500+5

7,17±0,35

50±10,10

242,14±160,95 86,85±13,5


29±19,80

40+2000+5

7,08±1,06

35,71±10,10

196,62±118,96 88,5±10,18

20,75±3,18

40+2500+5

7,17±1,29

35,71±10,10

Sức SSTT
(trứng/g)

90,63±57,45

Tỷ lệ thụ
tinh
(%)

75,85±7,57

Tỷ lệ nở

(%)

18,75±16,6

Qua bảng 4.3. Cho thấy khi sử dụng liều kết hợp giữa LH-RHa + HCG ñể kích thích
cá linh ống sinh sản thì thời gian hiệu ứng giữa các nghiệm thức không có sự chênh
lệch nhiều từ 7,08 – 7,17 giờ với thời gian hiệu ứng như trên so với một số loài cá
bản ñịa thì tương ñương như thời gian hiệu ứng của Cá Mè Vinh của Phạm Văn
Khánh (1998). Theo Phạm Đình Khôi và ctv (2005) khi cho cá Ét Mọi sinh sản thì
thời gian hiệu ứng từ 5 – 6 giờ.
Trong thí nghiệm này, sức sinh sản thực tế từ 90630 – 242140 trứng/kg. Sức sinh sản
cao nhất của thí nghiệm này là sức sinh sản của cá ở nghiệm thức 1 ( 242140
trứng/kg) kết quả này cao hơn so với 1 số loài cá bản ñịa thuộc họ cá chép như: Sức
sinh sản của cá Mè Hôi từ 74000 – 115000 trứng/kg (Đặng Văn Trường và ctv,
2005) và sức sinh sản của cá Chài 84043 – 92907 trứng/kg (Hoàng Quang Bảo và
ctv, 2005).
Qua kết quả ghi nhận thì tỷ lệ thụ tinh của trứng thí nghiệm này cao từ 75,85 – 88,5
% , trong ñó tỷ lệ thụ tinh nghiệm thức 3 thấp nhất ( 75,85%) so với nghiệm thức 2
và 3, tỷ lệ thụ tinh của nghiệm thức 2 và 3 tương ñương nhau. So với 1 số loài cá
thuộc họ cá chép cao hơn nhiều như: Cá Chài 47 – 72,5 % (Hoàng Quang Bảo và
ctv, 2005). Cá Mè Hôi từ 40 – 46 % (Đặng Văn Trường và ctv, 2005).
25


×